1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬT LÝ 6 THCS HAY

5 1,9K 57

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 59 KB

Nội dung

Vật lý là môn khoa học thực nghiệm thế nhưng tình trạng phổ biến hiện nay vẫn là: - Hầu hết các bài dạy chưa có đủ dụng cụ thí nghiệm cần thiết cho học sinh.. Đa số các bài ở môn Vật lý

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP HUYỆN

Kính gửi: Ban thi đua – Khen thưởng huyện

I SƠ LƯỢC BẢN THÂN

- Họ và tên: Đỗ Thái Ngọc Phượng Năm sinh: 1989

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học lý

- Chức năng nhiệm vụ được phân công: Dạy Lý 6, 7 - CN8 Chủ nhiệm: 6A2

- Đơn vị công tác: Trường THCS Thạnh Lợi

II NỘI DUNG.

1 Thực trạng

Trước đây trong khi giảng dạy các môn học giáo viên chỉ chú trọng đến khối lượng kiến thức cần truyền đạt mà coi nhẹ phương pháp học tập và nghiên cứu mang tính đặc thù của từng môn Vật lý là môn khoa học thực nghiệm thế nhưng tình trạng phổ biến hiện nay vẫn là:

- Hầu hết các bài dạy chưa có đủ dụng cụ thí nghiệm cần thiết cho học sinh

- Kĩ năng làm thí nghiệm của học sinh vẫn còn hạn chế

- Dụng cụ thí nghiệm còn thiếu hoặc không đồng bộ, chất lượng kém

Về cơ bản việc sử dụng thí nghiệm Vật lý ở trường trung học cơ sở vẫn còn hạn chế, chưa phát huy hết được tính độc lập sáng tạo của học sinh Trong khi đó lượng kiến thức trong sách giáo khoa luôn được bổ sung chỉnh lí cho kịp với sự phát triển của thời đại

Trong quá trình giảng dạy và công tác tôi nhận thấy môn Vật lý có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ qua lại với các môn học khác Nhiều kiến thức và kĩ năng đạt được qua Vật lý là cơ sở đối với việc học tập các môn học khác Mặt khác vì Vật lý học là một môn khoa học thực nghiệm đã được toán học hóa ở mức độ cao, nên nhiều kiến thức và kĩ năng toán học được sử dụng rộng rãi trong việc học tập Vật lý Đa số các bài ở môn Vật lý đều có thí nghiệm, do đó khi bắt tay vào làm thí nghiệm các em không nắm được các bước tiến hành thí nghiệm, chỉ chú ý đến các dụng cụ thí nghiệm

vì cảm thấy lạ mắt mà không chú ý đến mục đích thí nghiệm Cách đo đạc, đọc kết quả trong làm thí nghiệm thì học sinh còn yếu dẫn đến chênh lệch kếtt quả, khó khăn trong xử lí số liệu

Với những vị trí vai trò quan trọng như trên ngay từ đầu năm học tôi đã xác định việc rèn khả năng làm thí nghiệm thực hành cho học sinh là nhiệm vụ hết sức quan trọng, đặc biệt là học sinh lớp 6 đầu cấp

Trang 2

Trong chuyên đề này tôi muốn đề cập đến “Phương pháp rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm thực hành vật lý cho học sinh lớp 6A2 ở trường THCS Thạnh Lợi”

2 Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng.

2.1 Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Phương pháp rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm

thực hành vật lý cho học sinh lớp 6A2 ở trường THCS Thạnh Lợi”

2.2 Lĩnh vực áp dụng: Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm thực hành vật lý cho học

sinh lớp 6A2 ở trường THCS Thạnh Lợi

3 Mô tả nội dung, bản chất của sáng kiến

Trong mỗi bài dạy giáo viên cần phải nắm vững mục tiêu của từng bài, phân biệt được các loại thí nghiệm có trong bài học thuộc loại thí nghiệm nào (thí nghiệm chứng minh hay thí nghiệm khảo sát) để tổ chức lớp học tập sao cho có hiệu quả nhất Việc tổ chức lớp học phụ thuộc vào từng lớp, từng đối tượng học sinh và từng thí nghiệm

Đối với lớp học trầm, tập trung nhiều học sinh yếu kém giáo viên cần phải tổ chức tình huống học tập bằng cách giới thiệu các sự vật hiện tượng liên quan đến bài học, giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm cần thiết, hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm, tạo tình huống để học sinh dự đoán kết quả thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, nhận xét kết quả thí nghiệm Từ đó rút ra nhận xét và phát hiện kiến thức

Đối với lớp học sôi nổi, có nhiều học sinh khá giỏi thì giáo viên và học sinh cùng nêu vấn đề, nêu phương án khảo sát vấn đề Từ đó học sinh có thể tự tổ chức phương án thí nghiệm kiểm tra và rút ra kết luận về kiến thức Giáo viên chỉ cần quan sát, hướng dẫn, đánh giá và kết luận

Để thực hiện tốt phương pháp rèn luyện khả năng làm thí nghiệm thực hành vật

lý cho học sinh cần có những biện pháp như sau:

Trong quá trình lên lớp giáo viên cần chú ý những điều sau:

Phải soạn bài trước khi lên lớp để từ đó biết được thí nghiệm cần những dụng

cụ gì, trong phòng thí nghiệm đã có những loại nào, cần phải sưu tầm thêm dụng cụ thí nghiệm hay không Với những thí nghiệm khó cần phải làm trước để kiểm tra mức

độ chính xác và thành công Ngoài ra giáo viên còn phải chuẩn bị các bảng tổng hợp của thí nghiệm, bảng kết quả thí nghiệm cho nhóm, cho lớp, phải luôn chú trọng đến

hệ thống câu hỏi

Cần phải chia nhóm học sinh một cách hợp lí Trong mỗi nhóm cần hội tụ đầy

đủ các đối tượng học sinh để học sinh được hổ trợ và giúp đỡ nhau trong quá trình học tập Ngay từ tiết học đầu tiên giáo viên cần phải hướng dẫn cách thảo luận nhóm, phương pháp học cho học sinh bởi vì đây là đối tượng học sinh đầu cấp

Với học sinh cần phải chuẩn bị nghiên cứu và chuẩn bị bài trước khi đến lớp, từ

đó biết được bài học có cần bổ sung dụng cụ thí nghiệm hay không

Đảm bảo an toàn thí nghiệm trong quá trình làm thí nghiệm: Là học sinh đầu cấp, lần đầu được tiếp súc với các dụng cụ thí nghiệm và các thí nghiệm trong giờ học Do đó các em chưa biết cách sử dụng các thiết bị thí nghiệm và có sự lúng túng trong quá trình làm thí nghiệm Vì thế ngay từ buổi học đầu tiên giáo viên cần chú ý

Trang 3

đến việc hướng dẫn cách sử dụng các thiết bị, các thao tác thí nghiệm sao cho an toàn

và có hiệu quả Ví dụ như các dụng cụ đo thể tích chất lỏng, nhiệt kế (Bằng thủy tinh) cần sử dụng nhẹ nhàng , tránh va đập, vệ sinh sạch sẽ sau khi làm xong thí nghiệm Với lực kế không được sử dụng quá giới hạn đo Các thí nghiệm trong chương II cần chú ý đến an toàn trong quá trình làm thí nghiệm vì có liên quan đến đèn cồn, các chất như rượu, dầu

Khi tiến hành thí nghiệm có thể thực hiện theo các thao tác sau:

* Chuẩn bị:

Yêu cầu học sinh phải nắm được mục đích của thí nghiệm là gì

Tổ chức học sinh làm thí nghiệm chủ yếu trong hoạt động nhóm nên GV có thể chia lớp thành 46 nhóm nhỏ (tùy tình hình cơ sở vật chất trường, lớp) có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm như phân công nhận và thu dọn lại dụng cụ thí nghiệm của nhóm Phân công thư ký để ghi kết quả thí nghiệm, phân công chịu trách nhiệm trình bày kết quả thí nghiệm Trong nhóm, mỗi thành viên thực hiện một công việc cụ thể

GV phải chuẩn bị sẵn đầy đủ các đồ dùng, dụng cụ cần thiết cho từng thí nghiệm ở các nhóm Vẽ hình sẵn nếu cần thiết

* Giới thiệu đồ dùng:

Nhìn vào hình vẽ nêu được các dụng cụ cần thiết (Đối với các dụng cụ mà các

em đã được làm quen) Còn đối với dụng cụ mới thì giáo viên cần giới thiệu tên và công dụng của từng dụng cụ

* Tiến hành thí nghiệm:

Cho học sinh đọc các bước tiến hành hoặc mô tả các bước thí nghiệm, sau đó giáo viên hướng dẫn lại các bước tiến hành trên bảng phụ

Tổ chức cho học sinh dự đoán kết quả thí nghiệm, đề ra phương án kiểm tra dự đoán

Chia nhóm học sinh, phát dụng cụ và giao thời gian thực hành thí nghiệm

Các nhóm lắp ráp thí nghiệm (Với thí nghiệm dễ) còn đối với thí nghiệm khó thì giáo viên có thể lắp sẵn cho học sinh

Từng thành viên trong nhóm thực hiện nhiệm vụ của mình như được phân công trong nhóm, xem lại các bước tiến hành và làm thí nghiệm

Các nhóm ghi kết quả sau mỗi bước vào bảng kết quả

Giáo viên cần bao quát lớp trong quá trình thực hành thí nghiệm Phát hiện và hướng dẫn kịp thời các nhóm còn lúng túng khi làm thí nghiệm cũng như quan sát kết quả và ghi kết quả

* Các nhóm thảo luận, xử lý, trình bày kết quả:

Khi hết thời gian thảo luận nhóm giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả của nhóm mình sau đó trình bày kết quả trên bảng phụ của nhóm hoặc phiếu học tập mà giáo viên đã hướng dẫn trước đó

* Lớp thảo luận thống nhất:

Sau khi các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm dựa vào kết quả giáo viên phân tích để học sinh rút ra kết luận cần thiết cho bài học

Trang 4

Ví dụ: Bài 3: Đo thể tích chất lỏng

- Mục đích của thí nghiệm: Đo thể tích nước chứa trong bình

- Chuẩn bị:

+ Dụng cụ: 1 bình chia độ có GHĐ 250ml, 1 chai nước đầy, 1 chai chứa khoảng 1/3 nước

+ Giáo viên chuẩn bị sẵn cho mỗi nhóm một bảng kết quả đo thể tích chất lỏng (bảng 3.1 SGK trang 14)

- Tiến hành thí nghiệm:

+ Gọi 2 em đọc các bước tiến hành thí nghiệm

+ Giáo viên nêu lại và treo bảng phụ có ghi 2 bước rõ ràng (ước lượng thể tích cần đo, kiểm tra ước lượng bằng cách đo thể tích)

+ Các nhóm phân công vai trò của từng bạn, cử người lên lấy dụng cụ thí nghiệm sau đó tiến hành làm

+ Giáo viên yêu cầu học sinh sau mỗi bước ghi kết quả vào bảng Nhắc nhở các

em cần xác định GHĐ và ĐCNN của bình chia độ, ước lượng trước khi đo Trong khi các nhóm làm thí nghiệm giáo viên quan sát, phát hiện những nhóm còn lúng túng

Từ đó giúp đỡ các em kịp thời

+ Sau 7 phút yêu cầu các nhóm dừng thí nghiệm và lần lượt báo cáo kết quả thí nghiệm của nhóm mình

+ Các nhóm báo cáo xong giáo viên thu kết quả của các nhóm Động viên các nhóm ước lượng và đo có kết quả tương đối bằng nhau

Qua thí nghiệm, giáo viên cần cho học sinh trả lời các câu hỏi sau:

? Mục đích của thí nghiệm là gì? (Đo thể tích nước ở hai bình)

? Người ta đo thể tích chất lỏng bằng dụng cụ gì? (Bình chia độ, ca đong)

4 Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến

4.1 Khả năng áp dụng sáng kiến:

Nếu sáng kiến kinh nghiệm thực hiện thành công sẽ hình thành cho học sinh kĩ năng làm thí nghiệm Vật lý, phát huy tính tự lực học tập, góp phần rèn luyện khả năng

tư duy cho học sinh Đồng thời giúp học sinh hứng thú trong việc làm thí nghiệm trong chương trình SGK Vật lý 6 Bên cạnh giúp giáo viên có thêm phương pháp hướng dẫn và làm thí nghiệm Vật lý theo chương trình SGK mới

4.2 Phạm vi áp dụng: Đề tài được áp dụng đối với tất cả học sinh lớp 6 của trường

THCS Thạnh Lợi – Tháp Mười – Đồng Tháp nhưng được triển khai và thực hiện cụ thể hơn ở lớp 6A2

5 Nêu những lợi ích và hiệu quả mang lại khi nhân rộng sáng kiến

a Những lợi ích của sáng kiến.

Qua việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh sử dụng thí nghiệm trên lớp, tôi thấy đa

số học sinh có kĩ năng sắp xếp, bố trí các thí nghiệm có hệ thống tiến bộ hơn trước, kĩ năng làm các thí nghiệm thực hành của học sinh nhanh nhẹn, không còn lúng túng trong khi làm thí nghiệm, phần lớn các thành viên trong nhóm đều hoạt động Có tính năng động và khả năng tự lập của các em thể hiện khá rõ rệt, quan hệ thầy trò trở nên gần gũi hơn Trong giờ học khoảng cách giữa thầy và trò không còn được thu hẹp

Trang 5

Học sinh mạnh dạn hỏi thầy, trình bày quan điểm và lập trường của mình, mở rộng giao tiếp và tư duy của các em

b Hiệu quả khi nhân rộng sáng kiến.

Trên đây tôi vừa trình bày phương pháp rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm thực

hành vật lý cho học sinh lớp 6A2 ở trường THCS Thạnh Lợi Tuy nhiên việc rèn kĩ

năng làm thí nghiệm Vật lý cho học sinh còn phụ thuộc vào việc nhận thức, việc lắng nghe và việc thích được học của từng học sinh Tôi rất mong các đồng chí, đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến để giải pháp của tôi thực sự có hiệu quả và có thể áp dụng rộng rãi cho các khối, các môn học giúp HS học tập ngày một tốt hơn Trên đây là những sáng kiến, giải pháp mới của bản thân tôi trong năm 2016 Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận đề tài sáng kiến cấp huyện

Trưởng đơn vị Thạnh Lợi, ngày 10 tháng 03 năm 2016

Người báo cáo

Đỗ Thái Ngọc Phượng

Ngày đăng: 15/04/2016, 13:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w