1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Slide: Chương 3 KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNGTHU TIỀN

26 723 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 363,5 KB

Nội dung

3.1. Mục tiêu và căn cứ kiểm toán… 3.2 Quá trình KSNB và khảo sát về KSNB 3.3 Thực hiện các thử nghiệm cơ bản 3.4 Tổng hợp kết quả kiểm toán Các thông tin tài chính có liên quan đến chu kỳ BHTT: DTBH. GVHB, PTKH, CKTM, GGHB, HBBTL, TGTGTphải nộp, … Mục tiêu kiểm toán Mục tiêu kiểm toán chu kỳ BH và TT là thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp từ đó đưa ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của các thông tin tài chính chủ yếu của chu kỳ (…). Đồng thời cũng cung cấp những thông tin, tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các chu kỳ có liên quan khác Căn cứ kiểm toán Các chính sách, các quy chế hay quy định về kiểm soát nội bộ đối với hoạt động bán hàng – thu tiền Các báo cáo tài chính chủ yếu có liên quan Các sổ hạch toán liên quan đến hoạt động bán hàng – thu tiền, bao gồm Các chứng từ kế toán ghi nhận các nghiệp vụ bán hàng, thu tiền Các hồ sơ, tài liệu khác liên quan đến hoạt động bán hàng – thu tiền

Trang 1

MÔN HỌC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Chương 3 KIỂM TOÁN CHU KỲ

BÁN HÀNG-THU TIỀN

Trang 2

Chương 3: Kiểm toán chu kỳ

bán hàng và thu tiền

3.1 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán…

3.2 Quá trình KSNB và khảo sát về KSNB

3.3 Thực hiện các thử nghiệm cơ bản

3.4 Tổng hợp kết quả kiểm toán

Trang 3

3.1 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán…

Các thông tin tài chính có liên quan đến chu kỳ BH-TT:

- DTBH GVHB, PTKH, CKTM, GGHB, HBBTL, TGTGTphải nộp, …

Mục tiêu kiểm toán

 Mục tiêu kiểm toán chu kỳ BH và TT là thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp từ đó đưa ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của các thông tin tài chính chủ yếu của chu kỳ (…)

 Đồng thời cũng cung cấp những thông tin, tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các chu kỳ có liên quan khác

Căn cứ kiểm toán

 Các chính sách, các quy chế hay quy định về kiểm soát nội bộ đối với hoạt động bán hàng – thu tiền

 Các báo cáo tài chính chủ yếu có liên quan

 Các sổ hạch toán liên quan đến hoạt động bán hàng – thu tiền, bao gồm

 Các chứng từ kế toán ghi nhận các nghiệp vụ bán hàng, thu tiền

 Các hồ sơ, tài liệu khác liên quan đến hoạt động bán hàng – thu tiền

Trang 4

3.2 Quá trình KSNB và khảo sát về KSNB

Các bước công việc của chu kỳ BH-TT:

 Xử lý ĐĐH, kiểm soát tín dụng và phê chuẩn bán chịu

 Chuyển giao HH, cung cấp DV

 Chuyển giao HĐBH và theo dõi thương vụ

 Theo dõi xử lý và ghi sổ nghiệp vụ thu tiền

 Xử lý và ghi sổ các nghiệp vụ giảm DTBH

(Nội dung cụ thể trong từng bước: …)

Hoạt động (các chức năng) KSNB:

 Xây dựng và ban hành các quy chế về QL nói chung, KSNB nói riêng: QĐ về trách nhiệm, quyền hạn về QL và KSNB; QĐ về trình tự, thủ tục thực hiện việc QL và KSNB

 Tổ chức triển khai thực hiện các quy chế về QL và KSNB: Phân công, hướng dẫn thực hiện, kiểm tra,

Khảo sát về KSNB:

 Nội dung và thủ tục khảo sát

Trang 5

Nội dung và thủ tục khảo sát

về KSNB đối với chu kỳ BH-TT

Tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá về các chính sách, các quy định về QL nói chung, KSNB nói riêng : Yêu cầu đơn vị cung cấp các văn bản,

=> KTV nghiên cứu, đánh giá: tính đầy đủ; phù hợp; chặt chẽ của các qui định để kết luận về tính thích hợp

Khảo sát về sự vận hành các quy chế KSNB: Quan sát,

phỏng vấn, kiểm tra các dấu hiệu KS trên các hồ sơ, tài liệu;

=> đánh giá về sự hiện hữu, tính thường xuyên liên tục.

Xem xét việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức hoạt động KSNB

Dựa trên các bằng chứng đã thu tập nói trên, KTV xác định lại hiệu lực KSNB và mức độ RRKS => Quyết định về phạm

vi triển khai và phương pháp kiểm toán cơ bản phải áp

dụng.

Trang 6

3.3.1 Thủ tục phân tích tổng quát số liệu hạch

toán liên quan đến chu kỳ BH-TT

Phân tích ngang

-So sánh giữa doanh thu bán hàng của kỳ này với kỳ trước hay với cùng kỳ của niên độ trước;

-So sánh giữa Phải thu khách hàng cuối kỳ với đầu năm;

Trong khi thực hiện các so sánh, cần làm rõ những tác động của các yếu tố gây sự biến động đương nhiên đối với Doanh thu bán hàng, Phải thu khách hàng,… (được coi là tác động gây biến động hợp lý) và chỉ ra các nghi ngờ về sai phạm có thể có.

Trang 7

3.3.2 KIỂM TRA CHI TIẾT NGHIỆP VỤ VÀ SỐ DƯ TK

KIỂM TRA CHI TIẾT NGHIỆP BÁN HÀNG

KIỂM TRA CHI TIẾT NGHIỆP VỤ GIẢM TRỪ DT BÁN HÀNG

KIỂM TRA CHI TIẾT NGHIỆP VỤ THU TIỀN BÁN HÀNG

KIỂM TRA CHI TIẾT SỐ DƯ TK PHẢI THU KHÁCH HÀNG

Thủ tục kiểm toán ? Liên hệ mục 5.1.3 phần lý thuyết

Trang 8

KIỂM TRA CHI TIẾT NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG

Mục tiêu kiểm toán

 Tính “Có thật” (“PS-PC”): Doanh thu bán hàng đã ghi sổ là có thật –Thực tế đã xảy ra; Được phê chuẩn đầy đủ.

 Sự “Tính toán, đánh giá”: Các khoản DTBH ghi sổ đều đã được tính toán, đánh giá hợp lý, đúng đắn.

 Sự “Phân loại và hạch toán đầy đủ”: Các khoản DTBH phát

sinh đều được ghi sổ đầy đủ

 Sự “Phân loại và hạch toán đúng đắn/chính xác”: Các khoản DTBH đều được ghi sổ đúng đắn (số liệu, quan hệ đối ứng TK)

 Sự “Phân loại và hạch toán đúng kỳ”: Các khoản DTBH đều được ghi sổ đúng kỳ

 Sự “Cộng dồn và công bố”: DTBH trong kỳ đã được tính toán tổng hợp đầy đủ, chính xác và trình bày lên BCTC phù hợp với quy định và nhất quán với số liệu trên sổ kế toán.

Thủ tục kiểm toán ? Liên hệ mục 5.1.3 phần lý thuyết

Trang 9

3.3.2.1 Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ bán hàng

Thủ tục kiểm toán

* CSDL “Phát sinh” ( Căn cứ hợp lý, phê chuẩn )

-Kiểm tra các bút toán ghi sổ kế toán tổng hợp, chi tiết doanh thu bán hàng xem có đủ chứng từ tương ứng :Đối chiếu nghiệp vụ DTBH đã ghi sổ chi tiết DTBH với các hóa đơn bán hàng,phiếu xuất kho, chứng từ vận

chuyển tương ứng xem có đầy đủ không

- Kiểm tra hồ sơ phê chuẩn của nghiệp vụ BH đã ghi sổ bằng cách kiểm tra: ĐĐH, hợp đồng thương mại, lệnh bán hàng…

- Kiểm tra, đối chiếu chứng từ XK, chứng từ vận chuyển tương ứng (nếu có.)

- Gửi thư xác nhận cho người mua;

- Kiểm tra các nghiệp vụ ghi bên có TK131- Phải thu khách hàng trong kỳ

và ở kỳ tiếp theo …

- Kiểm tra thẻ kho; kiểm tra Sổ NK của bảo vệ, NK vận chuyển;

-Kiểm tra cân đối luân chuyển HTK;

-Kiểm tra kế hoạch bán hàng và ghi chép nghiệp vụ của bộ phận bán hàng.

Trang 10

3.3.2.1 Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ bán hàng

CSDL “Tính toán, đánh giá”

+ Kiểm tra tính hợp lý và đúng đắn của căn cứ tính DTBH trên hoá đơn: - So sánh số lượng hàng bán trên hóa đơn BH với ĐĐH, HĐTM đã phê duyệt; với SL trên PXK, chứng từ vận

chuyển, xem có phù hợp không;

- So sánh đơn giá ghi trên hóa đơn BH với đơn giá trên HĐTM , bảng giá của đơn vị (Chú ý tham khảo giá cả tương ứng trên thị trường Nếu thấy bất hợp lý , KTV yêu cầu đơn vị giải trình ) + Kiểm tra kết quả tính toán (thành tiền); Nếu xét thấy cần

thiết, KTV tự tính toán lại và đối chiếu với số liệu của đơn vị

(Chú ý các trường hợp có áp dụng chiết khấu thương mại…)

+ Các nghiệp vụ bán hàng thu ngoại tệ : So sánh tỷ giá mà đơn

vị đã áp dụng với tỷ giá của Ngân hàng công bố cùng thời điểm ghi nhận nghiệp vụ DTBH xem có phù hợp không

Trang 11

3.3.2.1 KIỂM TRA CHI TIẾT NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG

-Kết hợp số liệu kiểm tra các tài khoản doanh thu, thu nhập khác…

Trang 12

3.3.2.1 KIỂM TRA CHI TIẾT NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG (TIẾP)

CSDL “ đúng kỳ”

-Xem xét tính hợp lý trong việc chia cắt niên độ (cut off) của đơn vị khách hàng

-So sánh ngày phát sinh nghiệp vụ BH trên bộ chứng từ

về nghiệp vụ bán hàng đó với ngày ghi nhận nghiệp vụ bán hàng đó vào sổ kế toán (phân biệt điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng thu tiền ngay ; doanh thu trả chậm; doanh thu nhận trước; chú ý nghiệp vụ bán hàng CK, ĐK)

CSDL “Cộng dồn và báo cáo”

- Kiểm tra việc cộng dồn trên các sổ chi tiết và số liệu tổng hợp

- So sánh số liệu trên BCTC (DTBH) với số liệu tổng hợp trên

sổ kế toán của đ/vị (Luỹ kế của DTBH).

- Kiểm tra sự trình bày trên BCTC có phù hợp với qui định hiện hành?

Trang 13

3.3.2.2 KIỂM TRA CHI TIẾT NGHIỆP VỤ GIẢM TRỪ DOANH THU BÁN HÀNG

Mục tiêu kiểm toán

 Tính “Có thật”-PS; PC”): Các nghiệp vụ giảm trừ doanh thu bán hàng đã ghi sổ là thực tế đã xảy ra và được phê chuẩn

 “Tính toán, đánh giá”: Các khoản giảm trừ DTBH ghi sổ đều đã được tính toán, đánh giá hợp lý, đúng đắn

 “đầy đủ”: Các khoản giảm trừ DTBH phát sinh đều được ghi sổ đầy đủ

 “Phân loại đúng”: Các khoản giảm trừ DTBH đều được ghi sổ đúng đắn (số liệu, quan hệ đối ứng TK)

 “Hạch toán đúng kỳ”: Các khoản giảm trừ DTBH đều được ghi

Trang 14

3.3.2.3 KIỂM TRA CHI TIẾT NGHIỆP VỤ THU TIỀN BÁN HÀNG

Mục tiêu kiểm toán

 “Có thật” (PS-PC):Các nghiệp vụ thu tiền bán hàng đã ghi sổ là

có có căn cứ hợp lý (thực tế đã xảy ra) và được phê chuẩn

 “Tính toán, đánh giá”: Các nghiệp vụ thu tiền bán hàng đã ghi

sổ đều đã được tính toán, đánh giá hợp lý, đúng đắn

 “Đầy đủ”: Các phát sinh đều được ghi sổ đầy đủ

 “Phân loại đúng”: Các nghiệp vụ thu tiền bán hàng đều được ghi sổ đúng đắn (số liệu, quan hệ đối ứng TK)

 “Hạch toán đúng kỳ”: Các nghiệp vụ thu tiền bán hàng đều

được ghi sổ đúng kỳ

 “Cộng dồn và công bố”: Các nghiệp vụ thu tiền bán hàng trong

kỳ đã được tính toán tổng hợp đầy đủ, chính xác

Thủ tục kiểm toán ? Liên hệ mục 5.1.3 phần lý thuyết

Trang 15

3.3.2.3.Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ thu tiền bán hàng (tiếp theo)

CSDL “Có thật”

- Đối chiếu các nghiệp vụ thu tiền bán hàng đã ghi sổ kế toán tiên mặt , tiền gửi ngân hàng, phải thu khách hàng với các chứng từ thu nợ tiền hàng (phiếu thu, giấy báo Có của ngân hàng, ) tương ứng xem có đầy đủ không.

-So sánh, đối chiếu bút toán ghi sổ tài khoản 131 – Phải thu khách hàng với bút toán ghi sổ các tài khoản đối ứng (TK 111, TK 112, ) -Kiểm tra sự phê chuẩn của nghiệp vụ thu tiền bán hàng

-Kiểm tra các ghi chép trên sổ nghiệp vụ theo dõi khoản tiền đã về đơn vị (sổ quỹ, sổ theo dõi ngoại tệ) để đảm bảo thực tế tiền đã thực nhận; Kiểm tra biên bản bù trừ công nợ, biên bản đối chiếu công nợ của đơn vị để xác nhận các trường hợp thu tiền và đã sử dụng tiền bán hàng để thanh toán bù trừ,

Trang 16

3.3.2.3.Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ thu tiền bán hàng

(tiếp theo)

CSDL “Tính toán, đánh giá”

-Chủ yếu xem xét đối với các khoản thu tiền hàng bằng

ngoại tệ hay vàng bạc, đá quý

Đối với khoản thu bàng ngoại tệ cần lưu ý về tỷ giá quy đổi

và kết quả tính toán cũng như việc ghi nhận vào các tài

khoản đối ứng phù hợp với quy định về kế toán ngoại tệ.

Đối với vàng bạc, đá quý cần lưu ý đến số lượng, quy cách, phẩm cấp và đơn giá áp dụng tính toán.

Trang 17

3.3.2.1 KIỂM TRA CHI TIẾT NGHIỆP VỤ THU TIỀN BÁN HÀNG

(TIẾP)

CSDL “đầy đủ”

- So sánh số lượng nghiệp vụ thu tiền bán hàng đã ghi sổ chi tiết TM, TGNH, PTKH với tổng chứng từ thu tiền bán hàng đã ghi sổ xem có phù hợp không

- Kiểm tra tính liên tục của số thứ tự của các chứng từ thu tiền bán hàng

đã ghi sổ kế toán TKTM, TGNH, PTKH

-(Chọn mẫu )-Kiểm tra, đối chiếu số hiệu, số tiền trên phiếu thu TM, giấy báo có của ngân hàng …với số hiệu, số tiền của các nghiệp vụ thu tiền bán hàng đã ghi sổ chi tiết TM, TGNH, PTKH xem có phù hợp không

-Kết hợp số liệu kiểm tra các khoản thu tiền khác khi kiểm toán tiền…

- Các nghiệp vụ thu tiền nhưng sử dụng ngay (trả nợ, mua, …)

- kết hợp kiểm tra các tài khoản thu khác

Trang 18

3.3.2.1 KIỂM TRA CHI TIẾT NGHIỆP VỤ THU TIỀN BÁN HÀNG

- Kiểm tra việc cộng dồn trên các sổ chi tiết và số liệu tổng hợp

- So sánh số liệu trên sổ kế toán tổng hợp trên bảng cân đối số

phát sinh của đ/vị (Luỹ kế của các nghiệp vụ thu tiền BH).

Trang 19

3.3.2.3Kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản phải thu khách

hàng và dự phòng phải thu khó đòi

Mục tiêu kiểm toán

 Các khoản nợ còn phải thu khách hàng trên sổ kế toán là thực

Trang 20

3.3.2.3Kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản phải thu

khách hàng và dự phòng phải thu khó đòi

thủ tục kiểm toán

“hiện hữu” (Có thật)

 Yêu cầu đơn vị cung cấp Bảng liệt kê chi tiết về công nợ cho từng

khách hàng (Ddk, PStk, Dck và có phân loại theo tuổi nợ)

 Tốt nhất là kiểm tra sự tồn tại của người mua và gửi thư xin xác nhận

từ các người mua còn nơ (nếu có thể được) = đơn vị kê nợ từng người; KTV gửi đi và nhận phúc đáp

- Trường hợp không có được xác nhận từ khách hàng về nợ còn phải thu, kiểm toán viên cần tiến hành kiểm tra các căn cứ ghi sổ của các khoản nợ này, như hóa đơn bán hàng, chứng từ xuất kho, vận chuyển,

hồ sơ tài liệu giao hàng, và các chứng từ thu tiền (phiếu thu, giấy báo Có của ngân hàng, ) Xác định những HĐ chưa thu tiền hoặc thu chưa hết.- Đối chiếu tất cả các trường hợp trên với Bảng liệt kê chi tiết

về công nợ của đơn vị

Trang 21

3.3.2.3Kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản phải thu

khách hàng và dự phòng phải thu khó đòi

CSDL “Tính toán, đánh giá

* Kiểm tra các cơ sở dùng để tính nợ còn phải thu:

+ TH1: Cả HĐBH chưa thu tiền => kiểm tra các nhân tố: SL, ĐG,( thuế) tương

(Lưu ý các nghiệpp vụ bán hàng thu ngoại tệ.- Các trường hợp áp dụng chính sách bán hàng GG, khuyến mại, …)

* Kiểm tra các khoản dự phòng : Đối với khoản dự phòng phải thu khó đòi, cần kiểm tra chi tiết căn cứ để tính lập dự phòng, kết quả tính toán trích lập dự phòng ( trang sau)

Trang 22

3.3.2.3 Kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản phải thu

khách hàng và dự phòng phải thu khó đòi

CSDL “Tính toán, đánh giá

*Đối với khoản dự phòng phải thu khó đòi :

Cần kiểm tra chi tiết căn cứ để tính lập dự phòng, kết quả tính toán

trích lập dự phòng :

- Dựa trên số liệu đã liệt kê trên bảng cân đối thử

- Tham khảo, thảo luận với các nhà quản lý đơn vị.

- Kiểm tra việc áp dụng chính sách dự phòng đơn vị áp dụng có phù hợp với quy định của nhà nước hay của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hay không

KTV cũng cần kiểm tra số liệu do đơn vị tính toán trích lập có đảm bảo chính xác hay không Nếu xét thấy cần thiết, kiểm toán viên có thể tự tính toán lại và đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị

Trang 23

3.3.2.3 Kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản phải thu

khách hàng và dự phòng phải thu khó đòi

CSDL tổng hợp - cộng dồn đầy đủ, chính xác

KTV cần lập một bảng cân đối thử các khoản công nợ phải thu theo thời gian Việc lập bảng cân đối thử nói trên cũng bao gồm cả công việc tính toán lại số liệu của đơn vị.

Dựa vào bảng cân đối thử để tiến hành so sánh, đối chiếu kiểm tra việc tính toán cộng dồn đối với từng khách hàng và tổng số dư nợ còn phải thu Cụ thể:

-Kiểm tra đối chiếu từng khách hàng với các chứng từ gốc tương ứng

để xem xét về tính đầy đủ, chính xác của số dư.

-So sánh đối chiếu tổng số dư trên bảng cân đối thử với số liệu trình bày trên báo cáo tài chính và với số tổng hợp từ các bảng kê nợ của đơn vị.

-Ngoài ra, còn có thể đối chiếu, so sánh với số liệu của những khách hàng đã có phúc đáp xác nhận nợ.

Trang 24

3.3.2.3Kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản phải thu

khách hàng và dự phòng phải thu khó đòi

CSDL “Trình bày và công bố”

(Các khoản nợ còn phải thu khách hàng được trình bày trên BCTC phù hợp với quy

định của chế độ kế toán và nhất quán với số liệu trên sổ kế toán của ĐV) Kiểm tra thông tin trình bày trên báo cáo tài chính về khoản còn phải thu khách

hàng có phù hợp với quy định của chế độ kế toán hay không Cần lưu ý về

sự phân biệt và trình bày riêng biệt số dư các khoản nợ còn phải thu khách hàng với số dư các khoản khách hàng đã trả trước; phân biệt số dư phải thu theo thời gian (ngắn hạn, dài hạn).

Kiểm tra tính nhất quán số liệu trên báo cáo tài chính với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị (đã tổng hợp) và với số liệu trên bảng cân đối thử theo

thời gian của các khoản phải thu do kiểm toán viên đã lập

Kiểm tra việc trình bày thuyết minh trên BCTC có đúng theo yêu cầu kế

toán hiện hành không

Trang 25

3.4 Tổng hợp kết quả kiểm toán

chu kỳ Bán hàng-Thu tiền

Sau khi đã thực hiện các khảo sát đối với kiểm soát và khảo sát liên quan đến

số liệu kế toán thuộc chu kỳ bán hàng và thu tiền, KTV phải tổng hợp kết quả kiểm toán của chu kỳ này dựa trên những bằng chứng đã thu thập được Tổng hợp kết quả kiểm toán chu kỳ bán hàng và thu tiền thường được thể hiện dưới hình thức một “bản tổng hợp kết quả kiểm toán” hay “biên bản kiểm toán”

Các nội dung chủ yếu được thể hiện trong tổng hợp kết quả kiểm toán thường gồm:

Các sai phạm đã phát hiện khi kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản và đánh giá về mức độ của sai phạm.

- Nguyên nhân của sai lệch (nếu có) và các bút toán điều chỉnh sai

phạm.

- Kết luận về mục tiêu kiểm toán (đã đạt được hay chưa)

- Ý kiến của kiểm toán viên về sai phạm và hạn chế của kiểm soát nội bộ đối với chu kỳ bán hàng và thu tiền.

- Vấn đề cần theo dõi trong đợt kiểm toán sau (nếu có).

Tổng hợp kết quả kiểm toán chu kỳ bán hàng và thu tiền là một căn

cứ quan trọng cho kiểm toán viên tổng hợp lập báo cáo kiểm toán.

Ngày đăng: 15/04/2016, 13:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w