1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KL hiệu quả SD vốn cty TNHH chiến thái

79 293 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 203,59 KB

Nội dung

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương 1: Một số lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn. Chương 2: Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Chiến Thái. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Chiến Thái. Tác giả đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Trình bày, phân tích được thực trạng quy mô vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Chiến Thái. Trên cơ sở so sánh với các chỉ tiêu chung của ngành và với một số công ty khác, tác giả đã đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn tại công ty. Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho công ty TNHH Chiến Thái.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN - 1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT - 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU - 6

TÓM TẮT KHÓA LUẬN - 8

LỜI NÓI ĐẦU - 9

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu -9

2 Mục đích nghiên cứu - 10

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu -10

3.1 Đối tượng nghiên cứu - 10

3.2 Phạm vi nghiên cứu - 10

4 Tổng quan tình hình nghiên cứu -10

5 Phương pháp nghiên cứu - 11

6 Kết cấu của khóa luận - 11

Chương 1.Một số lý luận cơ bản vê fhieeuj quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Chiến Thái -12

1.1 Một số khái niệm cơ bản về vốn, hiệu quả sử dụng vốn -12

1.1.1 Khái niệm về vốn - 12

1.1.2 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn -14

1.2 Phân loại vốn - 14

1.2.1 Căn cứ theo tính chất luân chuyển của vốn -14

1.2.2 Căn cứ vào tính chất sở hữu của vốn -17

1.2.3 Căn cứ vào hình thái biểu hiện -18

1.2.4 Căn cứ vào thời hạn luân chuyển -18

1.3 Hiệu quả sử dụng vốn và một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn -19

1.3.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn -19

1.3.2 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn -27

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp -28

1.4.1 Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp -28

1.4.2 Nhóm các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp -30

1.5 Kết luận chương 1 - 31

Chương 2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Chiến Thái -33

2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Chiến Thái -33

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Chiến Thái -33

Trang 2

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Chiến Thái -34

2.1.3 Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Chiến Thái trong 3 năm 2010, 2011, 2012 - 35

2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty qua phân tích một số chỉ tiêu tài chính -35

2.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn của công ty -35

2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động -41

2.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định -48

2.2.4 So sánh về một số chỉ tiêu tài chính với một số công ty trong ngành -51

2.3 Kết luận chương 2 - 57

Chương 3 Một số giải pháp nằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại CÔng ty TNHH Chiến Thái -58

3.1 Các kết luận về tình hình sử dụng Vốn tại Công ty TNHH Chiến Thái -58

3.1.1 Những kết quả đạt được về tình hình sử dụng vốn tại Công ty TNHH Chiến Thái -58

3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân - 59

3.1.3 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong những năm tới -61

3.2 Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Chiến Thái - 62

3.2.1 Giải pháp chung đối với doanh nghiệp -62

3.2.2 Một số kiến nghị để triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Chiến Thái - 73

3.3 Kết luận chương 3 - 75

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ - 76

1 Kết luận - 76

2 Kiến nghị - 77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO -78

Trang 3

11 ROA Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh

12 ROE Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu

1 Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty 33

2 Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

3 Biểu 2.1 Doanh thu thuần và lợi nhuấn sau thuế của Công ty 3 năm 37

Trang 4

6 Biểu 2.2 Sự thay đổi cơ cấu vốn 3 năm 2010 - 2012 41

7 Biểu 2.3 Giá trị cơ cấu vốn 3 năm 2010 – 2012 41

8 Bảng 2.4 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh bình quân 3

9 Bảng 2.5 Bảng kết cấu vốn lưu động của Công ty TNHH Chiến

10 Bảng 2.6 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động 3 năm 2010 –

Trang 6

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Với đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Chiến Thái”, em

tập trung vào phân tích thực trạng sử dụng nguồn vốn tại Công ty và đề xuất giải pháp.Trên cơ sở lý luận chung về hiệu quả sử dụng vốn, em đánh giá thực trạng sử dụngnguồn vốn tại công ty, từ đó rút ra các ưu, nhược điểm trong công tác đánh giá về hiệuquả sử dụng vốn tại Công ty và đưa ra một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện nhữngnhược điểm còn tồn tại

Trang 7

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để thành lập một doanh nghiệp và tiến hànhcác hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu, nhưdòng máu tuần hoàn để nuôi sống doanh nghiệp Nó phản ánh nguồn lực tài chính đượcđầu tư vào sản xuất kinh doanh Nó tác động trực tiếp hàng ngày, hàng giờ có mặt ởkhắp mọi nơi trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là điềukiện để doanh nghiệp tiến hành thực hiện mở rộng quy mô kinh doanh, cải tiến kỹ thuật,nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, đồng thời nâng cao vị thế củadoanh nghiệp trên thị trường Vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có ý nghĩa quantrọng đối với mỗi doanh nghiệp Việc chỉ ra sự cần thiết trong tìm kiếm các giải phápnâng cao hiệu quả sử dụng vốn luôn là vấn đề cần thiết thu hút được sự quan tâm củanhà nước và doanh nghiệp Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp bách của việcnâng cao hiệu quả sử dụng vốn đối với các doanh nghiệp, trong thời gian thực tập vàkhảo sát thực tế tạị Công ty TNHH Chiến Thái em nhận thấy rằng hiệu quả sử dụng vốnluôn là vấn đề được doanh nghiệp quan tâm và doanh nghiệp luôn cố gắng đưa ra nhữnggiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các kỳ kinh doanh tiếp theo Cụ thể, một

số hạn chế của công ty trong quá trình quản lý và sử dụng vốn như:

- Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp chưa khai thác hết công suất sử dụngTSCĐ và chưa được bảo dưỡng định kỳ nhằm tránh hao mòn hỏng hóc, nâng cao thờigian sử dụng của TSCĐ

- Việc quản lý các công nợ phải thu, phải trả của doanh nghiệp chưa tốt

- Kế hoạch mua vật tư, hàng hóa của doanh nghiệp còn chưa phù hợp với thực tếdẫn tới tình trạng hàng tồn kho còn nhiều

Trang 8

- Trình độ các nhân viên phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp cònchưa đáp ứng được các kiến thức về tài chính nói chung Chưa có hình thức đào tạo toàndiện cho các nhân viên tài chính tại doanh nghiệp.

2 Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài khóa luận là nhằm hệ thống hóa những vấn đề lýluận cơ bản, phương pháp nghiên cứu, phân tích về hiệu quả sử dụng vốn Phân tích vàđánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Chiến Thái trong nhữngnăm vừa qua nhằm tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu và những thành công, hạn chếtrong quá trình quản lý và sử dụng vốn, từ đó đề xuất kiến nghị một số giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Chiến Thái

- Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Chiến Thái

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn về nội dung: Nghiên cứu về vốn và hiệu quả sử dụng vốn

- Giới hạn về không gian: tại Công ty TNHH Chiến Thái

- Giới hạn về thời gian: Nghiên cứu số liệu về tình hình sử dụng vốn của 3 năm:

2010, 2011, 2012 được thu thập tại doanh nghiệp

4 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề mang tính cấpbách, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị Hiệnnay, Công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn đã được nhiều doanh nghiệp quan tâm và

đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau Việc nghiên cứu này đãđạt được những thành quả nhất định và đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệuquả sử dụng vốn và sử dụng nguồn nhân lực phù hợp trong các doanh nghiệp.Tuy nhiên

Trang 9

nền kinh tế thế giới và trong nước luôn luôn biến đổi, tại các thời điểm khác nhau luônxảy ra những khó khăn khác nhau như: chính sách vĩ mô của Nhà nước thay đổi, khủnghoảng kinh tế, lạm phát… Những yếu tố này đều ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn,đến công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiêp làm cho nhữngcông trình nghiên cứu trước đây không còn phù hợp với các doanh nghiệp, buộc cácdoanh nghiệp phải thay đổi nội dung và phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốncủa mình.

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp sau:

+ Phương pháp chuyên gia+ Phương pháp thay thế liên hoàn+ Phương pháp số chênh lệch+ Phương pháp chuyên gia+ Phương pháp so sánh+ Phương pháp thống kê+ Phương pháp phân tích

6 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương:

Chương 1: Một số lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn.

Chương 2: Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Chiến Thái Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty

TNHH Chiến Thái

Trang 10

Chương 1 Một số lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp 1.1 Một số khái niệm cơ bản về vốn, hiệu quả sử dụng vốn

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là biểu hiện bằng tiền của giá trị toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp thương mại (Chủ biên: PGS.TS Phạm Công

Đoàn, TS.Nguyễn Cảnh Lịch Giáo trình Kinh tế doanh nghiệp thương mại dịch vụ Trường Đại học thương mại - NXB Thống Kê - Năm 2004 - Trang 170)

Vốn cố định là bộ phận vốn được sử dụng để hình thành nên tài sản dài hạn của doanh nghiệp Nói cách khác, vốn cố định là biểu hiện giá trị tính bằng tiền của toàn bộ TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn của doanh nghiệp (Chủ biên: PGS.TS Phạm Công

Đoàn, TS.Nguyễn Cảnh Lịch Giáo trình Kinh tế doanh nghiệp thương mại dịch vụ Trường Đại học thương mại - NXB Thống Kê - Năm 2004 - Trang 171)

-Có thể hiểu một cách khái quát TSCĐ là những tài sản có giá trị lớn, có thời gian

sử dụng dài, tham gia nhiều vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cácTSCĐ của doanh nghiệp bao gồm: nhà xưởng, văn phòng, phương tiện vận tải, máymóc, thiết bị,…

Trang 11

Một tài sản được coi là TSCĐ khi chúng thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện sau:

- Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp với tư cách là tư liệu lao động

- Có giá trị đủ lớn: mức giá trị tối thiểu được coi là TSCĐ sẽ do Nhà nước quyđịnh phù hợp với tình hình kinh tế của từng thời kỳ

- Có thời gian sử dụng dài, thường từ 1 năm trở lên

TSCĐ có thể tồn tại dưới hình thái vật chất hoặc không có hình thái vật chất cụthể Trong quá trình sử dụng, hình thái vật chất của TSCĐ hầu như không thay đổi, songgiá trị và giá trị sử dụng của chúng bị giảm đi do có hao mòn

- Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của giá trị các tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp có thời gian sử dụng, luân chuyển giá trị trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh (Chủ biên: PGS.TS Phạm Công Đoàn, TS.Nguyễn Cảnh Lịch -

Giáo trình Kinh tế doanh nghiệp thương mại dịch vụ Trường Đại học thương mại NXB Thống Kê - Năm 2004 - Trang 174)

-Vốn lưu động của doanh nghiệp bao gồm: đối tượng lao động (như vật tư, hànghóa, tiền tệ,…) và các tư liệu lao động không đủ điều kiện làm TSCĐ (như công cụ,dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng văn phòng…)

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, khác với vốn cố định, VLĐ có thể thay đổihình thái biểu hiện, giá trị của nó được dịch chuyển toàn bộ một lần vào chi phí kinhdoanh hay giá trị sản phẩm, dịch vụ được tạo ra trong kỳ Toàn bộ phần giá trị chuyểndịch này sẽ được thu hồi lại dưới dạng hình thái tiền tệ khi hàng hóa, sản phẩm, dịch vụđược tiêu thụ

+ Vốn bằng tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể dễdàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ Tiền bao gồm tiền mặt tạiquỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển

+ Khoản phải thu ngắn hạn là các khoản phải thu từ khách hàng thể hiện ở số tiền

mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng, cung ứng dịch vụdưới hình thức bán trả trước hoặc trả sau, hay khách hàng ứng trước, doanh nghiệp trảtrước cho nhà cung cấp - tạm ứng

Trang 12

+Hàng tồn kho là những tài sản được giữ để bán trong kỳ sản xuất kinh doanh bìnhthường; đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang; những nguyên liệu, vật liệu,công cụ, dụng cụ sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh

1.1.2 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn

Để đánh giá trình độ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của một doanh

nghiệp, người ta sử dụng thước đo là hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đánh giá trên hai giác độ: hiệu quả kinh tế và hiệuquả xã hội Trong phạm vi quản lý doanh nghiệp, người ta chủ yếu quan tâm đến hiệuquả kinh tế Đây là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực củadoanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất với chi phí hợp lý nhất Do vậy các nguồnlực kinh tế đặc biệt là nguồn vốn của doanh nghiệp có tác động rất lớn tới hiệu quả sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì thế, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là yêucầu mang tính thường xuyên và bắt buộc đối với doanh nghiệp Đánh giá hiệu quả sửdụng vốn sẽ giúp ta thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và quản lý sửdụng vốn nói riêng

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là những chỉ tiêu kinh tế phản ánh mối quan hệ

so sánh giữa kết quả hoạt động kinh doanh với các chỉ tiêu vốn kinh doanh mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ kinh doanh (Chủ biên: PGS.TS Nguyến Đình kiệm, TS Bạch

Đức Hiển - Giáo trình tài chính doanh nghiệp - Trường Học viện tài chính - NXB TàiChính - Năm 2008 - Trang 124)

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh được xác định bằng công thức:

1.2 Phân loại vốn

Để thuận tiện cho việc theo dõi, quản lý và đánh giá hiệu quả của vốn,cần phải tiếnhành phân loại doanh nghiệp Vốn kinh doanh có thể được phân loại theo nhiều tiêuthức khác nhau như:

1.2.1 Căn cứ theo tính chất luân chuyển của vốn

Dựa trên tiêu thức này vốn được chia thành hai loại: vốn cố định và vốn lưu động.

HQ sử dụng VKD =

Kết quả từ hoạt động kinh doanhVốn kinh doanh bình quân

Trang 13

- Vốn cố định

Vốn cố định là bộ phận vốn được sử dụng để hình thành nên tài sản dài hạn của doanh nghiệp Nói cách khác, vốn cố định là biểu hiện giá trị tính bằng tiền của toàn bộ TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn của doanh nghiệp (Chủ biên: PGS.TS Phạm Công

Đoàn, TS.Nguyễn Cảnh Lịch Giáo trình Kinh tế doanh nghiệp thương mại dịch vụ Trường Đại học thương mại - NXB Thống Kê - Năm 2004 - Trang 171)

-VCĐ là lượng vốn đầu tư ứng trước để hình thành nên TSCĐ của doanh nghiệp.Quy mô của VCĐ sẽ quyết định đến lượng TSCĐ được hình thành và ngược lại, đặcđiểm hoạt động của TSCĐ sẽ chi phối đặc điểm luân chuyển của VCĐ Từ mối liên hệnày, ta có thể khái quát những đặc điểm của VCĐ như sau:

+ VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh mà vẫn giữ nguyên hìnhthái hiện vật Đặc điểm này là do TSCĐ tham gia vào phát huy tác dụng trong nhiều chu

kỳ sản xuất Vì vậy VCĐ là hình thái biểu hiện bằng tiền của TSCĐ và cũng tham giavào các chu kỳ sản xuất tương ứng

+ VCĐ được luân chuyển giá trị dần dần, từng phần trong các chu kỳ sản xuất Khitham gia vào quá trình sản xuất, TSCĐ không bị thay đổi hình thái hiện vật ban đầunhưng tính năng và công suất của nó bị giảm dần, tức là nó bị hao mòn và cùng với sựgiảm dần về giá trị sử dụng, thì giá trị của nó cũng bị giảm đi Sau mỗi chu kỳ sản xuất,phần vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm và được thu hồi dần dần tăng lên, songphần vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ lại dần dần giảm xuống Kết thúc quá trình vậnđộng đó cũng là lúc TSCĐ hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được chuyển dịch vàogiá trị sản phẩm đã sản xuất và khi đó VCĐ mới hoàn thành một vòng luân chuyển.+ VCĐ thường có chu kỳ vận động dài, sau nhiều năm mới có thể thu hồi đủ sốvốn đầu tư đã ứng ra ban đầu Trong thời gian dài như vậy, đồng vốn luôn bị đe doạ bởinhững rủi ro, những nguyên nhân chủ quan và khách quan làm thất thoát vốn như:doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, lạm phát…+ VCĐ hoàn thành một vòng luân chuyển sau nhiều chu kỳ kinh doanh

Trang 14

Trong các doanh nghiệp, VCĐ là một bộ phận quan trọng và chiếm tỷ trọng tươngđối lớn trong toàn bộ vốn đầu tư nói riêng, vốn nói chung Quy mô của VCĐ và trình độquản lý sử dụng nó là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến trình độ trang bị kỹ thuật củasản xuất kinh doanh Do ở một vị trí then chốt và đặc điểm luân chuyển của nó lại tuântheo tính quy luật riêng, nên việc quản lý VCĐ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sửdụng vốn của doanh nghiệp.

- Vốn lưu động

Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của giá trị các tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp có thời gian sử dụng, luân chuyển giá trị trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh (Chủ biên: PGS.TS Phạm Công Đoàn, TS.Nguyễn Cảnh Lịch - Giáo

trình Kinh tế doanh nghiệp thương mại dịch vụ - Trường Đại học thương mại - NXBThống Kê - Năm 2004 - Trang 174)

Tài sản lưu động sản xuất bao gồm ở khâu dự trữ sản xuất như: Nguyên liệu, vậtliệu, công cụ, dụng cụ… Tài sản lưu động ở khâu sản xuất như sản phẩm đang chế tạo,bán thành phẩm Các tài sản lưu động ở khâu lưu thông bao gồm các sản phẩm, thànhphẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, các khoản vốn trong thanh toán, các khoảnchi phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước… Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các tàisản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn vận động thay thế và đổi chỗcho nhau đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục vàthuận lợi

Khác với tài sản cố định, trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động củadoanh nghiệp luôn luôn thay đổi hình thái biểu hiện để tạo ra sản phẩm, hàng hoá Do

đó, phù hợp với các đặc điểm của tài sản lưu động, VLĐ của doanh nghiệp cũng khôngngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: Dự trữ sản xuất, sản xuất vàlưu thông Quá trình này được diễn ra liên tục và thường xuyên lặp lại theo chu kỳ vàđược gọi là quá trình tuần hoàn chu chuyển của vốn lưu động

Trang 15

Trong quá trình vận động, VLĐ luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần,qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, VLĐ lại thay đổi hình thái biểu hiện, từ hìnhthái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sang hình thái vốn vật tư hàng hoá dự trữ Qua giai đoạnsản xuất, vật tư được đưa vào chế tạo thành các bán thành phẩm và thành phẩm, sau khisản phẩm được tiêu thụ, VLĐ lại trở về hình thái tiền tệ như điểm xuất phát ban đầu của

nó Sau mỗi chu kỳ tái sản xuất, VLĐ mới hoàn thành một vòng chu chuyển

Trong các doanh nghiệp, quá trình sản xuất kinh doanh luôn diễn ra một cáchthường xuyên, liên tục cho nên có thể thấy trong cùng một lúc, VLĐ của doanh nghiệpđược phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và tồn tại dưới nhiều hình thức khácnhau Muốn cho quá trình sản xuất được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ VLĐ đầu tưvào các hình thái khác nhau, đảm bảo cho việc chuyển hoá hình thái của vốn trong quátrình luân chuyển được thuận lợi

1.2.2 Căn cứ vào tính chất sở hữu của vốn

Về cơ bản, vốn kinh doanh được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phảitrả

Trang 16

+ Phần lợi nhuận để lại tái đầu tư sau các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp.

- Nợ phải trả

Bao gồm các khoản đi vay của các cá nhân hay các tổ chức tín dụng dưới mọi hình thức hoặc do phát hành trái phiếu, các khoản phải trả người bán, trả cho Nhà nước, khoản người mua ứng trước, phải trả cho lao động trong doanh nghiệp.

Nợ phải trả thường bao gồm:

+ Nguồn vốn đi vay: Số vốn này có thể là các khoản vay nợ có kỳ hạn của cácngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính khác hoặc là các khoản vay thông qua pháthành trái phiếu trên thị trường vốn

+ Nguồn vốn chiếm dụng: là các khoản vốn phát sinh trong quan hệ thanh toángiữa DN và các đối tượng khác như người bán, người lao động, cán bộ công nhân viênNhà nước… Đây là nguồn vốn mà DN có thể tạm thời sử dụng mà không phải trả chiphí sử dụng vốn Do đó DN nên tận dụng tối đa nguồn này

+ Nguồn vốn phát hành chứng khoán: đối với DN được quyền phát hành chứngkhoán thì đây là một nguồn vốn khá hữu ích, nó giúp DN có thể huy động được vốn từcông chúng với chi phí sử dụng không cao lắm so với nguốn vốn vay

Thông thường, một DN phải phối hợp cả hai nguồn: vốn chủ sở hữu và nợ phảitrả để đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN Sự kết hợp giữa

2 nguồn vốn này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành mà DN đang hoạt động, cũng nhưquyết định của người quản lý DN trên cơ sở xem xét tình hình chung của nền kinh tếcũng như tình hình thực tế tại DN

1.2.3 Căn cứ vào hình thái biểu hiện

Vốn được chia thành vốn hữu hình và vốn vô hình

- Vốn hữu hình: gồm tiền, các giấy tờ có giá trị và những tài sản biểu hiện

bằng hiện vật khác như: nhà cửa, vật kiến trúc…

Trang 17

- Vốn vô hình: gồm những giá trị tài sản vô hình như uy tín kinh doanh, nhãn

hiệu hàng hóa, bản quyền, sáng chế phát minh, quyền phát hành…

Việc nhận thức đúng đắn đầy đủ về những hình thức tồn tại của vốn sẽ giúp ích choviệc quản lý, khai thác triệt để vốn cũng như giúp cho việc phát triển những tiềm năng

về vốn đặc biệt là phát triển vốn vô hình vì đây là lợi thế riêng có, vốn vô hình được sửdụng tốt sẽ là một lợi thế cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh, đồng thời giúp choviệc đánh giá chính xác giá trị của vốn, làm cơ sở góp vốn kinh doanh, kêu gọi hợptác đầu tư

1.2.4 Căn cứ vào thời hạn luân chuyển

Vốn được chia thành, vốn ngắn hạn, vốn trung hạn và vốn dài hạn

- Vốn ngắn hạn: là vốn có thời hạn luân chuyển dưới 1năm.

- Vốn trung hạn: là vốn có thời hạn luân chuyển từ 1đến 5năm.

- Vốn dài hạn: là vốn có thời hạn luân chuyển lớn hơn 5 năm.

1.3 Hiệu quả sử dụng vốn và một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

1.3.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn

Vốn là điều kiện cần cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanhnghiệp, nhưng chưa đủ để đạt được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp, bởi lẽ trongnền kinh tế trị trường mục đích cao nhất của mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanhchính là lợi nhuận Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải khai thác và sử dụngtriệt để mọi nguồn lực sẵn có của mình, trong đó sử dụng có hiệu quả nguồn vốn là yêucầu cấp thiết đối với mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Để làm rõ khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn, trước hết ta đi tìm hiểu các kháiniệm liên quan như hiệu quả, hiệu quả kinh doanh

Theo cách hiểu thông thường, hiệu quả là mối tương quan giữa đầu vào và đầu racủa một quá trình kinh tế - kỹ thuật nhằm đạt được những mục đích xác định

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế khách quan phản ánh các lợi ích kinh

tế - xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh Hiệu quả kinh doanh bao gồmhiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội trong đó hiệu quả kinh tế có vai trò và ý nghĩa quyếtđịnh

Trang 18

Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực của doanhnghiệp để đạt được kết quả kinh tế cao nhất với chi phí thấp nhất Hiệu quả kinh tế phảnánh mối quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế đạt được với các chi phí mà doanh nghiệp

sử dụng trong đó có hiệu quả sử dụng vốn Vốn là biểu hiện giá trị của những tài sảndoanh nghiệp sử dụng trong hoạt động kinh doanh

Mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh đều hướng tới hiệu quả kinh tế trên

cơ sở khai thác và sử dụng một cách triệt để mọi nguồn lực sẵn có Chính vì vậy cácnguồn lực kinh tế đặc biệt là nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp có tác động mạnh

mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh Tạo lập, khai thác và sử dụng các tiềm lực vềvốn hợp lý hoặc không hợp lý sẽ có tác động tích cực hoặc tiêu cực tới hiệu quả sử dụngvốn nói riêng, hiệu quả kinh doanh nói chung của doanh nghiệp

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là những chỉ tiêu kinh tế phản ánh mối quan hệ

so sánh giữa kết quả hoạt động kinh doanh với các chỉ tiêu vốn kinh doanh mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ kinh doanh (Chủ biên: PGS.TS Nguyến Đình kiệm, TS Bạch

Đức Hiển - Giáo trình tài chính doanh nghiệp - Trường Học viện tài chính - NXB TàiChính - Năm 2008 - Trang 124)

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh được xác định bằng công thức sau:

Kết quả từ hoạt động kinh doanh

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh =

Vốn kinh doanh bình quân

Qua công thức trên ta thấy được hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tỷ lệ thuận vớikết quả từ hoạt động kinh doanh đạt được Kết quả sử dụng vốn càng lớn thì hiệu quảđạt được càng cao với một vốn kinh doanh nhỏ

Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn là những lợi ích đem lại từ việc bỏ vốn vào hoạt động kinhdoanh Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp thương mại, dịch vụ có thể được phântích, đánh giá trên nhiều góc độ khác nhau, được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu sau:

Trang 19

Doanh thu thuần trong kỳ

- Phân tích tổng hợp hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp có ý nghĩa then chốt và quyết định đối với sựtồn tại và phát triển của doanh nghiệp Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệpphản ánh kết quả tổng hợp quá trình sử dụng toàn bộ vốn, tài sản Các chỉ tiêu này phản ánhchất lượng và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm:

a Vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh

Vòng quay toàn bộ VKD phản ánh VKD trong kỳ chu chuyển được bao nhiêuvồng hay mấy lần Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao

b Tỷ suất lợi nhuận trước thuế vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế được tạo rakhi bỏ ra một đồng vốn Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ việc sử dụng vốn càng hiệuquả

- Trong đó: Vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ được tính theo các côngthức sau:

Trong đó: K1, K2, …, Kn: lần lượt là tổng vốn có ở ngày đầu tháng thứ nhất, ngày đầutháng thứ hai, …, ngày đầu tháng thứ n trong kỳ nghiên cứu;

Trang 20

n: Số tháng tham gia tính toán

c Tỷ suất LNST trên VKD (ROA)

Lợi nhuận sau thuế của DN

ROA =

VKD bình quân sử dụng trong kỳ

Chỉ tiêu ROA thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Kết quả chỉ tiêu cho biết bình quân cứ một đồng vốn kinhdoanh bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

d Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Lợi nhuận sau thuế của DN

ROE =

VCSH bình quân sử dụng trong kỳ

Chỉ tiêu ROE cho biết số lợi nhuận được thu về cho các chủ sở hữu doanh nghiệpsau khi họ đầu tư một đồng vốn vào sản xuất kinh doanh

- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta sử dụng một số chỉ tiêu sau: (tríchdẫn nguồn: Đồng chủ biên: GS.TS Phạm Ngọc Kiểm, PGS.TS Nguyễn Công Nhự -Giáo trình Thống Kê Kinh Doanh - NXB Thống Kê - Năm 2004 - Trang 269)

Trang 21

Số vòng quay vốn lưu động Doanh thu thuần trong kỳ

Vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ

Số vòng quay vốn hàng tồn kho trong kỳ Giá vốn hàng bán trong kỳ

Hàng tồn kho bình quân trong kỳ

=

Mức đảm nhiệm VLĐ (H’VLĐ) =

c Tỷ suất lợi nhuận (hay mức doanh lợi) VLĐ

Tỷ suất lợi nhuận (RVLĐ) =

Doanh thu bán hàng trong kỳ

Lợi nhuận trước thuế

VLĐ bình quân sử dụng trong

kỳ

Trang 22

Kỳ nhập hàng bình quân Số ngày trong kỳ

Số vòng quay hàng tồn kho trong kỳ

=

Số vòng quay các khoản phải thu trong kỳ Doanh thu bán chịu trong kỳ

Các khoản phải thu bình quân trong kỳ

=

Kỳ thu tiền bình quân Số ngày trong kỳ

Số vòng quay các khoản phải thu

=

Số vòng quay HTK thể hiện số lần HTK bình quân (hay thời gian hàng hóa nằmtrong kho trước khi mang ra bán) được bán ra trong kỳ Hệ số này càng lớn càng thểhiện tình hình hàng hóa bán ra tốt và ngược lại

- Kỳ nhập hàng bình quân

Số ngày trong kỳ phân tích thường được quy định là 360 ngày Chỉ tiêu kỳ nhập hàngbình quan hay số ngày chu chuyển HTK cho biết số ngày cần thiết để HTK quay được mộtvòng Chỉ tiêu này và chỉ tiêu hệ số vòng quay vốn HTK có quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau,vòng quay tăng thì số ngày chu chuyển giảm và ngược lại Như vậy hệ số này nhỏ thì đượcđánh giá tốt

g Hệ số vòng quay các khoản phải thu

Hệ số vòng quay các khoản phải thu cho ta biết tốc độ chuyển đổi thành tiền củacác khoản phải thu nhanh hay chậm của doanh nghiệp Vòng quay càng lớn,chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản thu là tốt

- Kỳ thu tiền bình quân:

Kỳ thu tiền bình quân phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu(số ngày của một vòng quay các khoản phải thu) Vòng quay các khoản phải thu cànglớn thì kỳ thu tiền càng nhỏ

- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

Trang 23

Hiệu suất sử dụng VCĐ Doanh thu thuần trong kỳ

Số VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ

=

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Doanh thu thuần trong kỳ

Nguyên giá TSCĐ bq sử dụng trong kỳ

=

Hiệu quả sử dụng vốn cố định được xác định bằng các chỉ tiêu( Đồng chủ biên:GS.TS Phạm Ngọc Kiểm, PGS.TS Nguyễn Công Nhự - Giáo trình Thống Kê KinhDoanh - NXB Thống Kê - Năm 2004 - Trang 269)

a Hiệu suất sử dụng của VCĐ

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ có thể đảm bảo tạo ra được bao nhiêu đồngdoanh thu thuần bán hàng trong kỳ Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụngVCĐ ngày càng cao

ở đầu kỳ

+

Số tiền khấuhao tăngtrong kỳ

-Số tiền khấuhao giảmtrong kỳ

Để đánh giá đúng mức kết quả quản lý và sử dụng vốn cố định của từng thời kỳ,chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định cần phải được xem xét trong mối liên hệ với chỉtiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định Có thể được xác định theo công thức sau:

Trang 24

Hàm lượng VCĐ Số VCĐ bình quân trong kỳ

Doanh thu thuần trong kỳ

Là hệ số nghịch đảo của hệ số hiệu suất sử dụng vốn cố định

Chỉ tiêu này phản ánh số VCĐ cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong

kỳ Hàm lượng VCĐ càng thấp, hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao

c Tỷ suất lợi nhuận (hay mức doanh lợi) VCĐ

e Hệ số hao mòn tài sản cố định

Hệ số huy động

VCĐ trong kỳ

Số VCĐ đang dùng trong hoạt động kinh doanh

Số VCĐ hiện có của doanh nghiệp

=

Trang 25

Chỉ tiêu này một mặt phản ánh mức độ hao mòn của tài sản cố định trong doanhnghiệp, mặt khác nó phản ánh tổng quát tình trạng về năng lực còn lại của tài sản cốđịnh cũng như VCĐ ở thời điểm đánh giá.

f Hệ số trang bị TSCĐ cho một công nhân trực tiếp sản xuất

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ trang bị giá trị tài sản cố định trực tiếp sản xuấtcho một công nhân trực tiếp sản xuất cao hay thấp

Hệ số này càng lớn phản ánh mức độ trang bị tài sản cố định cho người côngnhân trực tiếp sản xuất càng cao, điều kiện lao động càng thuận lợi

1.3.2 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là tất yếu khách quan và cần thiết phải nângcao hiệu quả sử dụng vốn xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Một là: xuất phát từ mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp

Mọi doanh nghiệp khi tham gia vào sản xuất kinh doanh đều kỳ vọng vào việc tối

đa hóa lợi nhuận, lợi nhuận là kết quả, là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ là một trong số các biệnpháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và là một hướng để nâng cao lợi nhuậncho doanh nghiệp

- Hai là: xuất phát từ vai trò và vị trí của vốn trong hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp

Nguyên giá tài sản cố định trực tiếp sản xuất

Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất

=

Trang 26

Như đã trình bày ở trên, một doanh nghiệp không thể hoạt động nếu thiếu vốn,Hiệu quả sử dụng vốn sẽ quyết định kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp Do

đó, trong quá trình hoạt động và sản xuất kinh doanh, việc bảo toàn và nâng cao hiệuquả sử dụng vốn đã trở thành một trong số các mục tiêu đặt ra cho mỗi doanh nghiệp

- Ba là: xuất phát từ yêu cầu bảo toàn vốn của doanh nghiệp.

Lợi nhuận là mục tiêu hoạt động của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thịtrường Tuy nhiên, việc bảo toàn vốn cũng là vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lýdoanh nghiệp Vì vậy, yêu cầu bảo toàn vốn để từ đó không chỉ dừng lại ở bảo toàn vốn

mà còn mở rộng và phát triển quy mô vốn

- Bốn là: xuất phát từ yêu cầu hạch toán kinh doanh đầy đủ của doanh nghiệp

trong nền kinh tế thị trường

Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạtđộng sản xuất kinh doanh cũng phải tuân theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh là: kinhdoanh phải lấy thu bù chi và phải có lợi nhuận Nếu không đạt được yêu cầu này cácdoanh nghiệp sẽ có nguy cơ phá sản Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải luôn cónhững biện pháp để bảo toàn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, từ đó nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh để khẳng định vị trí của mình trên thị trường

- Năm là: xuất phát từ yêu cầu cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh

mẽ thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là vô cùng gay gắt Doanh nghiệp nào tậndụng tối đa năng lực sản xuất và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì sẽ có điều kiện tốt

để đứng vững trên thị trường Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp cho doanhnghiệp tạo khả năng cạnh tranh và tạo những lợi thế nhất định cho doanh nghiệp trongquá trình sản xuất kinh doanh

Tóm lại, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn có vai trò quan trọng trongquá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, là điều kiện cấp thiết và

là tiền đề để doanh nghiệp tồn tại và phát triển

Trang 27

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp

1.4.1 Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp

 Cơ cấu vốn Công ty

Cơ cấu vốn là một nhân tố vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệuquả sử dụng vốn của doanh nghiệp Cơ cấu vốn bất hợp lý sẽ làm cho vốn không pháthuy được tác dụng, thậm chí còn gây ra hiện tượng hao hụt, mất mát vốn, hiệu quả sửdụng vốn thấp Các khoản phải thu có tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn của công ty, đây

là nguy cơ tiềm tàng có thể dẫn đến khả năng mất vốn Công ty cần phải lưu ý đến vấn

đề này

 Nguồn nhân lực Công ty

- Trình độ chuyên môn của người lao động: Con người luôn là yếu tố quantrọng hàng đầu và góp phần giúp cho Công ty pháp triển lớn mạnh Nhận thức được điềunày, Công ty TNHH Chiến Thái đã thường xuyên chăm lo bồi dưỡng, đào tạo trình độchuyên môn nghiệp vụ, phân công công việc cụ thể theo đúng trình độ của người laođộng, góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng tính hiệu quả trong công việc, từ đónâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty

- Ý thức trách nhiệm của người lao động: Ý thức trách nhiệm của người laođộng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Công ty cũng

đã xây dựng các nội quy, quy định trong lao động nhằm tăng cường ý thức trách nhiệmcủa mỗi cá nhân trong công ty Tuy nhiên, do có sự lỏng lẻo trong quản lý nên một sốnhân viên vẫn chưa có ý thức thái độ nghiêm túc trong công việc, hiệu quả làm việcchưa tốt

- Trình độ khoa học kỹ thuật: Một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả chắc chắnkhông dựa trên nền tảng kỹ thuật công nghệ lạc hậu Trong quá trình sản xuất kinhdoanh của mình, công ty luôn sử dụng các trang thiết bị hiện đại, các phần mềm quản lýcao cấp và hiệu quả, lưu trữ và xử lý số liệu một cách chính xác Qua đó, góp phần nângcao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty

 Quy chế tài chính Công ty

Trang 28

Quy chế tài chính của Công ty bao gồm các quy định về quy trình thanh toán,chuyển tiền, các khoản phải thu của khách hàng…trong hoạt động kinh doanh của Công

ty Các quy chế tài chính nội bộ giúp cho các nhân viên trong Công ty thực hiện tốt, cácquy chế lương, thưởng, phạt rõ ràng Một chế độ tốt kịp thời, công bằng sẽ khuyếnkhích nhân viên làm việc tốt hơn, tăng khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh củaCông ty

 Trình độ quản lý của Công ty

Trình độ quản lý là yếu tố quan trọng vào bậc nhất, quyết định đến hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và tới hiệu quả sử dụng vốn của doanhnghiệp nói riêng Để có hiệu quả cao cần phải đề ra những quyết định đúng đắn, hợp lý.Nhờ vậy, đã vượt qua thời kỳ khó khăn và đạt được những thành công nhất định

1.4.2 Nhóm các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

 Chính sách kinh tế vĩ mô

Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và trongcông ty nói riêng đều chịu chung sự quản lý của Nhà nước Nhà nước tạo hành langpháp lý, môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp hoạt động, do đó doanh nghiệp phảichấp hành những chế độ, quy định của nhà nước Bất kỳ sự thay đổi nào trong cơ chếquản lý của nhà nước đều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp

- Lãi suất: Mặc dù nguồn vốn chủ yếu của công ty là vốn chủ sở hữu và sự gópvốn của các thành viên, nhưng để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, công ty thườnghuy động vốn từ các tổ chức tín dụng bên ngoài để đảm bảo nguồn vốn cho kinh doanh

Vì vậy, chính sách lãi suất tín dụng cũng là một nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đếnhiệu quả sử dụng vốn của Công ty Nếu lãi suất tín dụng tăng lên sẽ làm tăng chi phí sửdụng vốn, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty và ngược lại

- Lạm phát: Trong giai đoạn này, lạm phát luôn duy trì ở mức cao, điều đóđồng nghĩa với việc lãi suất tăng, công ty gặp khó khăn trong vấn đề vay vốn, dẫn đếnviệc thiếu vốn đầu tư và sự tăng trưởng bị chậm lại do không có vốn để mở rộng sảnxuất, đầu tư kinh doanh; huy động vốn bị thu hẹp, chi phí vốn tăng, lợi nhuận giảm Và

để khắc phục tình trạng trên, công ty đã phải thực hiện các chính sách nhằm giữ giá hoặc

Trang 29

có tăng nhưng tăng ít để có thể cạnh tranh với các công ty khác cùng loại trên thị trường.Tình hình lạm phát dẫn tới sự mất giá của đồng tiền làm cho vốn của doanh nghiệp bịmất dần theo tốc độ trượt giá của tiền tệ hay các nhân tố tác động đến cung cấu đối vớihàng hóa của doanh nghiệp, nếu nhu cầu của người tiêu dùng giảm, hàng hóa khó tiêuthụ gây ứ đọng vốn và tác động đến các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp

- Thuế: Năm 2012 là năm Chính phủ và Bộ Tài chính ban hành chính sách thuếTNDN mới để sửa đổi, bổ sung các chính sách thuế cũ nhằm quản lý ngày càng chặt chẽ

hơn về thuế tại các DN như: Nghị định 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của CP sửa

đổi, bổ sung Nghị định 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 (hiệu lực từ 01/01/2012) của

CP về thi hành luật thuế TNDN và rất nhiều các văn bản dưới luật khác

- Thị trường tài chính: là nơi diễn ra các giao dịch mua bán quyền sử dụngnhững khoản vốn thông qua các phương thức giao dịch và những công cụ tài chính nhấtđịnh.Do đó, Công ty muốn làm ăn kinh doanh có lãi phải có một thị trường tài chính ổnđịnh, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp

- Các tổ chức tài chính trung gian: là các tổ chức tài chính thực hiện chức năngdẫn vốn từ người có vốn tới người cần vốn Tuy nhiên không như dạng tài chính trựctiếp người cần vốn và người có vốn trao đổi trực tiếp với nhau ở thị trường tài chính, cáctrung gian tài chính thực hiện sự dẫn vốn thông qua một cầu nối nghĩa là người ngườicần vốn muốn có được vốn phải thông qua người thứ ba, đó chính là các tổ chức tàichính gián tiếp hay các tổ chức tài chính trung gian Các tổ chức tài chính trung gian cóthể là các ngân hàng, các hiệp hội cho vay, các liên hiệp tín dụng, các công ty bảo hiểm,các công ty tài chính Nhờ có các tổ chức tài chính trung gian mà doanh nghiệp huyđộng vốn được kịp thời góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp

 Sự biến động về tình hình kinh tế

Trong ba năm là 2010, 2011, 2012 kinh tế Việt Nam đang đứng trước những tácđộng tiêu cực từ xu hướng trên của kinh tế thế giới, đồng thời đứng trước những thời cơlớn, khi quan hệ đối ngoại với các nước lớn như: Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ… được nângcấp, khi ASEAN đang hướng tới cộng đồng Việt Nam đang được đánh giá cao về địakinh tế và ổn định về chính trị xã hội, thích hợp cho đầu tư, đảm bảo sản xuất, kinhdoanh lâu dài Các dòng vốn đầu tư rút khỏi những nền kinh tế hỗn loạn, tìm môi trường

Trang 30

đầu tư bền vững “Nếu kinh tế vĩ mô sớm ổn định, Việt Nam sẽ có sức hút đầu tư nướcngoài rất lớn” Những tác động tiêu cực trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn đầu

tư từ các nước bạn, ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

1.5 Kết luận chương 1

Trong chương 1, bài khóa luận đã trình bày những lý luận chung nhất về việcnâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty gồm:

- Khái niệm, đặc điểm, phân loại về vốn trong Công ty

- Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn và một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụngvốn tại Công ty

- Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn trong Công ty Từ các vấn

đề trên làm cơ sở để đi vào thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH ChiếnThái

Chương 2 Thực trạng hiệu qủa sử dụng vốn tại Công ty TNHH Chiến Thái

2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Chiến Thái

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Chiến Thái

Giới thiệu về công ty

- Tên gọi: Công ty TNHH Chiến Thái

- Quy mô:

+Vốn điều lệ: 1 600 000 000 đồng ( Một tỷ sáu trăm triệu đồng)

- Loại hình công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên

- Địa chỉ: Số 5, ngõ 75, phố Thành Bắc, phường Ninh xá, thành Phố Bắc Ninh,tỉnh Bắc Ninh

Trang 31

- Thành lập theo giấy phép số 2300368285 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh BắcNinh.

- Đại diện pháp nhân: Ông NGUYỄN VĂN THUẬT Chức vụ: Giám đốc

Công ty kinh doanh, chế biến các loại mặt hàng về thực phẩm như: thủy sản, thịt,các sản phẩm từ tinh bột… Công ty TNHH Chiến Thái kinh doanh, chế biến thành lậptrên cơ sở mở rộng “ xưởng chế biến thực phẩm” trước kia sản phẩm chính của doanhnghiệp chủ yếu là thủy sản

Công ty chú trọng về các khâu mua và dự trữ hàng hóa sao cho phù hợp với mứctiêu thụ của thị trường, tránh tồn đọng lãng phí vốn Công ty thiết lập được mối quan hệtốt với nhà cung cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình mua hàng

Chức năng, nhiệm vụ

- Chức năng: Sản xuất chế biến các loại thực phẩm đông lạnh như: Chế biến bảoquản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, đóng hộp thủy sản, bảo quản thủy sản đônglạnh, thủy sản khô… Đáp ứng nhu cầu, cung cấp nguồn thực phẩm tốt nhất cho ngườitiêu dùng

- Nhiệm vụ: Với nhiệm vụ tự chủ trong kinh doanh và nghiêm chỉnh thực hiệnkinh doanh theo đúng pháp luật, mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty cũng như thựchiện tốt nhiệm vụ đối với nhân viên của Công ty, đối tác kinh doanh Ngoài ra mộtnhiệm vụ rất quan trọng được Công ty đặt kế hoạch hàng năm là quản lý và sử dụnghiệu quả các nguồn vốn nhằm thực hiện tốt các chiến lược kinh doanh, giảm chi phí,tăng hiệu quả, mở rộng thị trường

Trang 32

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Chiến Thái

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

đặc điểm của quá trình kinh doanh, bộ máy quản lý của Công ty TNHH Chiến Tháiđược tổ chức theo cơ cấu trực tuyến - chức năng Người lãnh đạo được sự giúp đỡ củacác lạnh đạo chức năng để chuẩn bị ra quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiệncác quyết định Bộ máy quản lý của Công ty được kiện toàn và hoàn thiện để đạt đượcmột cơ cấu khoa học, ổn định

- Giám Đốc: là người đại diện pháp nhân của Công ty và điều hành các hoạt

động của Công ty, Giám đốc là người có năng lực kinh doanh và tổ chức quản trị, cótrình độ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm tham gia quản trị kinh doanh trongkinh doanh các mặt hàng về thực phẩm Giám đốc có quyền ủy quyền cho cấp dưới thaymình điều hành các hoạt động của Công ty trong thời gian Giám đốc vắng mặt

- Các phòng:

+ Phòng tổ chức hành chính: Giúp Giám đốc tổ chức công tác hành chính, quản

trị, xây dựng, duy trì nề nếp tác phong làm việc của nhân viên trong Công ty, tham mưucho Giám đốc Công ty về công tác quản trị nhân lực, lao động tiền lương, chế độ chínhsách, đời sống hành chính và công tác bảo vệ và thông tin liên lạc

Giám đốc

Phòngtàichínhkếtoán

Phòngkinhdoanh

Phòngkỹthuật

Phòng

tổ chức

hành

chính

Trang 33

+ Phòng Tài chính kế toán: Chấp hành mọi quy định, chế độ kế toán, tiến hành

thực hiện và phản ánh mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuấtkinh doanh, ghi chép sổ sách, lập báo cáo tài chính, đảm bảo đủ vốn cho hoạt động kinhdoanh, đánh giá hiệu quả và đề xuất các giải pháp nhằm tăng hiệu quả sử dụng của đồngvốn, đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước về các khoản phải nộp

+ Phòng Kinh doanh: Có nhiệm vụ nắm bắt những biến động trên thị trường tiêu

thụ, tìm kiếm khách hàng có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của Công ty, giúp doanh nghiệptăng lợi nhuận và ngày càng phát triển

+ Phòng kỹ thuật: Xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật tiêu chuẩn chất

Nhìn vào bảng 2.1 báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm tathấy doanh thu thuần năm 2012 đạt cao nhất Năm 2011, 2012 có lợi nhận sau thuếnhưng năm 2010 lại bị thua lỗ Năm 2010 Công ty không có lợi nhuận sau thuế, doanhnghiệp không có lãi và còn lỗ 96.362.604 đồng trong năm 2010 Với kết quả này đòi hỏiCông ty phải có phương án kinh doanh tối ưu, có kế hoạch cụ thể để đưa Công ty thoátkhỏi tình trạng thua lỗ Đây là tín hiệu xấu ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinhdoanh của Công ty Nhưng sang năm 2011 với sự cố gắng mở rộng quy mô, thị trườngtiêu thụ sản phẩm mà lợi nhuận sau thuế của Công ty đã tăng vọt đáng kể là 6.612.095đồng, giúp Công ty thoát khỏi tình trạng thua lỗ so với năm trước Doanh thu thuần năm

2012 đạt cao nhất 7.667.082.161 đồng tăng 51.07% so với năm 2011 nhưng giá vốnhàng bán và chi phí lại tăng nhiều hơn Lợi nhuận năm 2012 so với năm 2011 tăng5.456.955 đồng, thoát khỏi tình trạng thua lỗ và có lãi Qua đây ta thấy hiệu quả sử dụng

Trang 34

vốn của Công ty chưa cao Tuy năm 2011, 2012 đã có lợi nhuận nhưng lợi nhuận chưacao, do Công ty chưa tiết kiệm được chi phí, giá vốn hàng bán và chi phí bỏ ra quá cao,

tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán còn tăng nhanh hơn tỷ lệ tăng của doanh thu thuần.Nhưng năm 2012 Công ty đã có những chính sách phù hợp, đem lại lợi nhuận cao hơnnhững năm trước

Trong 3 năm hoạt động doanh thu và lợi nhuận của Công ty chưa cao, vì là Công

ty mới thành lập nên trong những năm đầu thì hoạt động kinh doanh chưa hiệu quả, khảnăng quản lý và sử dụng vốn không hợp lý, dẫn đến chưa có lợi nhuận trong những nămđầu và năm 2011, 2012 đã có lợi nhuận nhưng tương đối thấp

Trang 35

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Chiến Thái 3 năm 2010 – 2012

9 LN thuần từ hoạt động kinh doanh (96.362.604) 4.449.138 8.354.546 100.811.742 (104,61) 3.905.408 87,77

14 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

15 LN sau thuế thu nhập doanh nghiệp (96.362.604) 6.612.095 12.069.050 102.974.699 (106,86) 5.456.955 82,52

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán năm 2010-2012)

Trang 36

Biểu 2.1: Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của công ty 3 năm 2010 – 2012

-1,000,000,000.00

0.00 1,000,000,000.00 2,000,000,000.00 3,000,000,000.00 4,000,000,000.00 5,000,000,000.00 6,000,000,000.00 7,000,000,000.00 8,000,000,000.00 9,000,000,000.00

Doanh thu Lợi nhuận

2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty qua phân tích một số chỉ tiêu tài chính

2.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn của công ty

Cơ cấu vốn của công ty

Nhằm đánh giá tính hợp lý trong việc sử dụng vốn, trước hết ta cần phân tích kếtcấu vốn tại công ty Đây là cơ sở đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thôngqua việc điều hành, quản lý cơ cấu vốn

Trang 38

Nhận xét:

Qua bảng tính ta thấy vốn của công ty tăng giảm không đồng đều qua cácnăm, vốn năm 2011 so với năm 2010 tăng 3.384.359.045 đồng, tương ứng với tỷ lệtăng 195,94 %; năm 2012 so với năm 2011 thì vốn lại giảm 1.053.410.554 đồng,tương ứng với tỷ lệ giảm 20,60% Sự tăng giảm của vốn như vậy là do sự thay đổicủa kết cấu vốn Cụ thể như sau:

VLĐ năm 2010 có tỷ trọng là 89,93% trên tổng vốn, đến năm 2011 thì tăng tỷtrọng lên 90,0%, nhưng đến năm 2012 lại giảm xuống còn 76,77% Tổng giá trị VLĐnăm 2011 so với năm 2010 tăng 3.047.735.904 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng196,21%, năm 2012 so với năm 2011 giảm 1.485.511.330 đồng, tương ứng với tỷ lệgiảm 32,28% Như vậy đánh giá chung việc quản lý và sử dụng VLĐ của công ty làtương đối tốt Phân tích tỷ trọng và sự tăng giảm của các khoản mục ta thấy:

+ Do đặc điểm kinh doanh của công ty nên HTK chiếm tỷ trọng tương đối lớntrong tổng vốn của công ty trong các năm HTK năm 2011 so với năm 2010 tăng1.047.162.876 đồn g, tương ứng với tỷ lệ tăng 230,68% Năm 2012 so với năm 2011giảm 963.092.930 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 64,15% Như vậy, đến năm 2012thì công ty đã có dấu hiệu tốt trong chính sách bán hàng , lượng hàng năm trướcđược giải phóng

+ Tỷ trọng của tiền trên tổng vốn tăng giảm qua các năm, năm 2010 chiếm5,18%, năm 2011 chiếm 6,85%, năm 2012 chiếm 4,0% Tiền năm 2011 so với năm

2010 tăng 261.177.192 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 292,07%; năm 2012 so vớinăm 2011 giảm 188.578.995 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 53,78%

+ Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2010 chiếm 53,87% trên tổng vốn, đếnnăm 2011 giảm xuống còn 50,68%, nhưng đến năm 2012 lại tăng lên 58,48% Tổnggiá trị các khoản phải thu ngắn hạn năm 2011 so với năm 2010 tăng 1.660.521.082đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 178,44%; năm 2012 so với năm 2011 giảm217.690.026 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 8,40% Qua đó ta thấy tình hình quản lýcác khoản phải thu ngắn hạn của công ty tương đối tốt

+ Tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng vốn qua các năm Tổnggiá trị tài sản ngắn hạn khác năm 2011 so với năm 2010 tăng 78.874.753 đồng, tươngứng với tỷ lệ tăng 99,40%; năm 2012 so với năm 2011 giảm 116.149.379 đồng,tương ứng với tỷ lệ giảm 73,40%

Trang 39

Như vậy ta thấy VLĐ của doanh nghiệp đến năm 2012 giảm đi tương đối nhiều sovới năm 2011, VLĐ giảm đi cho thấy việc sử dụng VLĐ tại công ty chưa đạt hiệu quả,cần có biện pháp để nguồn VLĐ được sử dụng hiệu quả, giúp hoạt động kinh doanh công

ty tăng cao

- Tổng giá trị VCĐ của doanh nghiệp năm 2011 so với năm 2010 tăng336.623.141 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 193,56%; năm 2012 so với năm 2011 tăng432.100.776 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 84,63% Trong đó:

+ Giá trị TSCĐ chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng vốn, năm 2010 chiếm10,07%, năm 2011 chiếm 10%, năm 2012 chiếm 23,23% Giá trị TSCĐ năm 2011 so vớinăm 2010 tăng 336.623.141 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 193,56%; năm 2012 so vớinăm 2011 tăng 432.100.776 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 84,63%

+ TSDH khác không phát sinh trong hoạt động kinh doanh của công ty, khôngchiếm tỷ trọng trong tổng vốn

Nhìn chung VCĐ của công ty tăng tương đối nhanh , tăng do giá trị tài sản cố địnhtăng Qua phân tích tỷ trọng và phân tích chi tiết các khoản mục trong tổng vốn thấy VLĐchiếm tỷ trọng lớn tuy nhiên đang có xu hướng giảm dần và VCĐ chiếm tỷ trọng tươngđối nhỏ trong tổng vốn và đang có xu hướng tăng dần tỷ trọng VCĐ Doanh nghiệp cần cónhững phương hướng, biện pháp nhằm nâng cao quản lý và hiệu quả sử dụng vốn nhằmđưa công ty ngày càng phát triển hơn nữa

Bảng 2.3: Bảng cơ cấu vốn của công ty TNHH Chiến Thái 3 năm 2010 – 2012 ĐVT: Việt nam đồng

Tổng nguồn vốn 1.727.188.966 100 5.111.548.011 100 4.058.137.457 100

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2010-2012)

Ngày đăng: 15/04/2016, 10:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm - TS. Bạch Đức Hiển - Giáo trình Tài Chính Doanh Nghiệp - NXB Tài Chính 2008 Khác
[2]Đồng chủ biên: GS.TS. Phạm Ngọc Kiểm - PGS.TS. Nguyễn Công Như - Giáo trình Thống Kê Kinh Doanh - NXB Thống Kê 2004 Khác
[3]PGS.TS. Phạm Công Đoàn – TS. Nguyễn Cảnh Lịch – Giáo trình kinh tế thương mại dịch vụ - NXB Thống Kê Khác
[4] PGS.TS. Phạm Long – Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp – NXB Tài Chính 2006 Khác
[5]PGS.TS Phạm Thị Gái – Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh – Trường Kinh tế Quốc Dân 2004[6]www.bsc.com.vn Khác
[7] Các tài liệu, chứng từ, sổ sách kế toán tại Công ty Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w