1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sở thích ca khúc dành cho lứa tuổi học đường của học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Tất Thành, Cầu Giấy, Hà Nội

54 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 3,48 MB

Nội dung

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứu: Sở thích ca khúc dành cho lứa tuổi học đường của học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Tất Thành, Cầu Giấy, Hà Nội.3.2. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh 4 lớp thuộc khối 9 trường THCS Nguyễn Tất Thành, Cầu Giấy, Hà Nội.4.Phương pháp nghiên cứu4.1. Phương pháp khảo sát: Khảo sát thực tế để tìm hiểu sở thích ca khúc của học sinh lớp 9.4.2. Phương pháp phân tích tổng hợp: Kế thừa và phân tích tài liệu liên quan.5.Đóng góp của khóa luậnVới những kết quả thu được từ việc tìm hiểu, nghiên cứu và khảo sát thực tế, khóa luận góp phần chỉ ra sở thích của các em học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Tất Thành hiện nay đối với ca khúc dành cho lứa tuổi học đường từ đó có những ý kiến đề xuất đổi mới giảng dạy và thu hút học sinh lớp 9 đối với ca khúc học đường.6. Bố cục của khóa luậnNgoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 2 chương:Chương 1: Trường THCS Nguyễn Tất Thành và những hoạt động gắn với ca hát.Chương 2: Những khảo sát thực tế về sở thích ca khúc học đường.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang bước vào thời kì đổi mới, hộinhập và phát triển dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ về kinh tế, xã hội Songsong với nó sự thay đổi mạnh mẽ về văn hóa, trong đó có lĩnh vực âm nhạc.Thói quen nghe nhạc của các em học sinh THCS hiện nay đang có xu hướngtheo trào lưu, theo mốt và thiếu sự chọn lọc

Những ca khúc dành cho học sinh lứa tuổi học đường đã một thời đượcnhiều thế hệ học sinh yêu thích và ca hát Tên tuổi của những nhạc sĩ nổi tiếngnhư: Hoàng Long, Hoàng Lân, Phạm Tuyên, Hoàng Vân gắn với những cakhúc như “Đi học”, “Cánh én tuổi thơ”, “Em yêu trường em” vv… đã trở nênquen thuộc đối với các em học sinh trong cả nước Tuy nhiên, hiện nay trongbối cảnh xã hội hiện đại, dường như những bài hát đó đang dần dần mất đi vịtrí trong lòng các em học sinh THCS, đặc biệt là học sinh lớp 9

Một bộ phận học sinh phổ thông hiện nay thường thích nghe những cakhúc nước ngoài với tiết tấu sôi động như Rock, Rap Đã có hiện tượng trẻ emhát ca khúc của người lớn nhiều hơn là những ca khúc dành cho lứa tuổi củamình và học sinh trường THCS Nguyễn Tất Thành cũng không nằm ngoàiquy luật đó Hiện nay nhiều em học sinh, đặc biệt là các em học sinh lớp 9không thích hát những ca khúc trong chương trình học giáo dục âm nhạc ởtrường THCS mà lại thích những ca khúc có tính chất âm nhạc và nội dungkhông phù hợp với lứa tuổi các em

Qua quá trình thực tập và giảng dạy phân môn Học hát, được giao lưutrực tiếp với các em học sinh, tôi nhận phát hiện ra hiện tượng này từ đó tôichọn đề tài “Sở thích ca khúc dành cho lứa tuổi học đường của học sinh lớp 9

trường THCS Nguyễn Tất Thành, Cầu Giấy, Hà Nội’’ với mục đích tìm hiểu

kỹ vấn đề này cụ thể là như thế nào

Trang 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Sở thích ca khúc dành cho lứa tuổi họcđường của học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Tất Thành, CầuGiấy, Hà Nội

3.2 Phạm vi nghiên cứu: Học sinh 4 lớp thuộc khối 9 trường THCSNguyễn Tất Thành, Cầu Giấy, Hà Nội

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp khảo sát: Khảo sát thực tế để tìm hiểu sở thích cakhúc của học sinh lớp 9

4.2 Phương pháp phân tích tổng hợp: Kế thừa và phân tích tài liệu liênquan

5 Đóng góp của khóa luận

Với những kết quả thu được từ việc tìm hiểu, nghiên cứu và khảo sátthực tế, khóa luận góp phần chỉ ra sở thích của các em học sinh lớp 9 trườngTHCS Nguyễn Tất Thành hiện nay đối với ca khúc dành cho lứa tuổi họcđường từ đó có những ý kiến đề xuất đổi mới giảng dạy và thu hút học sinhlớp 9 đối với ca khúc học đường

6 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 2 chương:Chương 1: Trường THCS Nguyễn Tất Thành và những hoạt động gắnvới ca hát

Chương 2: Những khảo sát thực tế về sở thích ca khúc học đường

Trang 3

CHƯƠNG 1 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TẤT THÀNH VÀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG

nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

1.1.2 Công tác giảng dạy âm nhạc

Xuất phát từ mục tiêu chung của bộ môn âm nhạc ở trường Trung học

cơ sở Môn âm nhạc phải thực hiện những mục tiêu sau đây:

- Xây dựng và phát triển năng lực âm nhạc của học sinh thông qua việchọc hát, tập đọc nhạc, âm nhạc thường thức được thực hiện trong sách giáokhoa

- Qua việc hướng dẫn học hát, học nhạc, giáo dục cho các em có tìnhcảm đạo đức trong sáng, lành mạnh, hướng tới những điều thiện và cái đẹptrong cuộc sống

- Xây dựng khả năng tham gia hoạt động âm nhạc, giúp cho việc pháttriển toàn diện cân bằng và hài hòa

- Phát hiện những học sinh có năng khiếu về âm nhạc, động viên vàgiúp các em phát triển năng khiếu của mình

Trang 4

- Giúp học sinh hát đúng, tập hát diễn cảm và bước đầu tập luyện một

số kỹ năng đọc nhạc, giúp các em hiểu biết về một số tác giả, tác phẩm tiêubiểu và một vài sinh hoạt âm nhạc trong đời sống xã hội, cung cấp cho các emthêm một số kiến thức mang tính chất văn hóa âm nhạc

Căn cứ vào đặc trưng của nghệ thuật âm nhạc, căn cứ vào mục tiêu vàthời lượng của môn học và đặc điểm tiếp thu âm nhạc của học sinh đại trà,chương trình môn Âm nhạc THCS được cấu trúc dựa trên những nguyên tắcsau đây: Lấy học hát làm trọng tâm, học Nhạc lý – Tập đọc nhạc để nâng cao,coi trọng nghe nhạc và dạy những kiến thức âm nhạc sơ giản, tất cả nhằm xâydựng và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc để hình thành một trình độ họcvấn âm nhạc phổ thông

Chương trình giáo dục âm nhạc của trường THCS Nguyễn Tất Thànhcũng được sắp xếp theo quy định chung của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Cụ thểnhư sau:

Môn Âm nhạc dạy một tiết trên một tuần, mỗi kì học 35 tiết Ngoài racòn có thêm một tiết học tự chọn vào buổi chiều Riêng lớp 9 chỉ học 1 kỳ-18tiết và không có thêm giờ học tự chọn Cấu trúc chương trình âm nhạc baogồm ba phân môn: Học hát, Nhạc lý - Tập đọc nhạc và Âm nhạc thường thức

Về phân môn Học hát chủ yếu học một số kỹ năng ca hát phổ thông đểhát các bài hát quy định trong chương trình SGK và biết các hình thức gõđệm, vận động theo nhạc, nhảy múa khi hát Nghe các bài hát có tính lịch sử,

có tính nghệ thuật và thẩm mỹ Bồi dưỡng cho học sinh có tình cảm trongsáng, lành mạnh, tình yêu ca hát và nghệ thuật âm nhạc.

1.2 Về ca khúc học đường

Ca khúc học đường là những ca khúc đã được phổ biến và đưa vào nhàtrường phổ thông với hơn 150 bài hát từ lớp 1 đến lớp 9 Mỗi ca khúc đềumang nội dung riêng, được diễn tả bằng âm nhạc và ngôn ngữ văn học Mỗi

Trang 5

bài đều mang lại những cảm xúc riêng cho các em học sinh Các ca khúc

mái trường, tình yêu thiên nhiên…Với cấu trúc ngắn gọn, dễ hiểu và dễ thuộc.Những ca khúc học đường thường được biểu diễn trong trường học, cung vănhóa thiếu nhi, trong những cuộc thi dành cho học sinh như: Giai điệu tuổihồng, Nhớ ơn thầy cô vv…

Riêng về ca khúc học đường, xin điểm ra đây một số ca khúc đã được

phổ biến và đưa vào nhà trường như: Chiều thu nhớ trường - Cao Minh Khanh, Tạm biệt mái trường - Bùi Anh Tú, Khi tóc thầy bạc trắng- Trần Đức,

Mùa thu ngày khai trường - Vũ Trọng Tường, Con đường đến trường - Phạm

Đăng Khương, Bóng dáng một ngôi trường - Hoàng Lân, Tuổi đời mênh

mông - Trịnh Công Sơn, Ơi cuộc sống mến thương - Nguyễn Ngọc Thiện

vv…Những bài hát phổ biến rộng rãi trong nhà trường và được đông đảo họcsinh đón nhận, biểu diễn và ca hát say sưa

Ca khúc học đường giúp phần định hướng suy nghĩ, tư duy, giúp các

em bày tỏ quan tâm và chia sẻ với thế giới xung quanh, với gia đình, bạn bè,thầy cô vv…Chương trình giáo dục âm nhạc hiện hành đã sử dụng ca khúccủa những nhạc sĩ hàng đầu trong lĩnh vực sáng tác ca khúc thiếu nhi, có thể

kể tên các nhạc sĩ như: Lưu Hữu Phước, Hoàng Vân, Phan Huỳnh Điểu,Phạm Tuyên, Phong Nhã, Mộng Lân, Hoàng Long, Hoàng Lân, Hàn NgọcBích, Trịnh Công Sơn, Bùi Đình Thảo,…Những bài hát nổi tiếng đi cùng năm

tháng như: Tiếng chuông và ngọn cờ, Niềm vui của em, Ngày đầu tiên đi học,

Tia nắng hạt mưa, Khúc hát chim sơn ca, Tuổi hồng, Nối vòng tay lớn… luôn

là những bài hát được yêu thích trong thế giới âm nhạc tuổi thơ, được truyềnqua nhiều thế hệ, đi sâu vào lòng người bằng những cung bậc, ca từ đẹp nhất,hay nhất

Ngoài ra ca khúc còn kích thích điều hòa trạng thái tâm sinh lý, cânbằng các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày của các em Những bài hát hay

Trang 6

viết cho các em THCS đã có tác dụng giáo dục các em biết yêu quê hương,đất nước, yêu ông bà, cha mẹ, thầy cô, mái trường và bạn bè, hướng các emtới những tình cảm trong sáng và lành mạnh…Đấy là những nội dung mà cakhúc có thể chuyển tải và nội dung của âm nhạc có tính bất định Tùy theokhả năng và đặc điểm tâm lý, quan điểm, sở thích, trình độ văn hóa… của mỗingười mà ở họ có sự cảm nhận khác nhau về nội dung của cùng một bài hát.Với sự phối hợp nhuần nhuyễn, hài hoà giữa ca từ, nhịp điệu, tiết tấu bảnnhạc, ca khúc đã tác động lớn đến người nghe bằng những cung bậc cảm xúckhác nhau.

Đối với học sinh THCS, ca khúc là một trong những phương tiện hiệuquả để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ nhằm góp phần giáodục toàn diện cho học sinh, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người Cakhúc dành cho lứa tuổi học đường phổ biến trong nhà trường nhằm mục đíchgiáo dục văn hoá âm nhạc cho học sinh, trang bị cho các em những kiến thức

cơ bản, bước đầu hình thành khả năng cảm thụ, hiểu và thể hiện nghệ thuật

âm nhạc, khơi dậy ở các em những khả năng sáng tạo trong hoạt động âmnhạc, củng cố thêm về tình cảm đạo đức, về niềm tin thị hiếu nghệ thuật vànhu cầu âm nhạc

1.3 Chương trình dạy hát chính khóa

Dạy hát ở trường phổ thông là không phân biệt học sinh có năng khiếu

âm nhạc hay không Việc dạy hát nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng cahát phổ thông cho học sinh

Hiện nay phân môn Học hát của khối lớp 9 chỉ học 1 kì gồm 18 tiết và

trong đó chỉ có 4 tiết học hát với 4 ca khúc: Bóng dáng một ngôi trường (Hồng Lân), Nụ cười (Nhạc Nga), Nối vòng tay lớn (Trịnh Công Sơn), Lý kéo

chài (Dân ca Nam Bộ) Ngoài ra còn có 5 bài hát trong chương trình bổ sung

dành cho hoạt động ngoại khóa và giờ tự chọn: Ôi cuộc sống mến thương (Nguyễn Ngọc Thiện), Tháng ba học trò (Hàn Ngọc Bích), Tuổi trẻ niềm tin

Trang 7

và mơ ước (An Chung),Ước mơ hồng (Phạm Trọng Cầu), Cánh diều đỏ thắm

(Duy Quang)

Nhìn chung, ca khúc dành cho học sinh lớp 9 phù hợp với lứa tuổi củacác em Những bài hát trong chương trình bổ sung cũng rất hay, có nội dungphù hợp với tâm tư tình cảm lứa tuổi của các em Ví dụ: Bài hát ‘‘Ước mơhồng’’ của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu với lời ca trong sáng, giai điệu nhẹnhàng Cuộc sống của chúng ta với muôn vàn ước mơ tươi đẹp và những ước

mơ đó được vun đắp ở tuổi thơ, tuổi học trò hồn nhiên trong sáng với baokhát vọng và tình yêu mênh mông Với tuổi thơ với tuổi học trò được ví nhưtiếng chim ca hát trên cành, như hương hoa ngát thơm trong vườn đời, như láhoa đón mùa xuân sang Tất cả, tất cả để cho chúng ta thêm yêu cuộc sống,yêu thiên nhiên, biết xây đắp ước mơ cho tương lai của mình

Khảo sát thực tế chúng tôi thấy, trong giờ học hát, đa số các em họcsinh đều chú ý lắng nghe bài giảng nhưng lớp còn trầm và không thấy được

sự hào hứng của các em đối với bài hát mà giáo viên đang dạy Sự hứng thúcủa học sinh đối với bài hát như thế nào cũng tùy thuộc vào phương pháp dạycủa giáo viên, có gây được sự chú ý và say mê cho học sinh hay không Trongthực tế tôi nhận thấy giáo viên trong quá trình giảng dạy, khi vào bài giáoviên thường cho học sinh nghe giai điệu bài hát qua băng đĩa chứ không trựctiếp thể hiện bài hát, nhưng đa số tâm lý họ sinh lại rất thích nghe thầy cô tựthể hiện bài hát trước lớp

Giáo viên chỉ chú trọng hát đúng cao độ và tiết tấu của bài, nội dung củabài hát được hiểu chủ yếu dựa vào lời ca mà chưa có sự cảm thụ sâu sắc Chưachú trọng đến kỹ thuật hát, các em chỉ cảm nhận tình cảm, sắc thái do chính giaiđiệu và tiết tấu bài hát mang lại Nhưng ở đây giáo viên cần nắm rõ được là ở lứatuổi các em mức độ cảm thụ âm nhạc với mỗi thể loại đã mang màu sắc rõ ràng

Vì thế giáo viên cần rèn luyện cho học sinh những kĩ năng ca hát thông thườngnhư tư thế hát, ngắt câu, hát rõ lời và hướng các em thể hiện sắc thái, tình cảmmột cách ý thức

Trang 8

Qua quan sát tôi nhận thấy phần lớn các em chỉ thích hát to mà khôngchú ý đến sắc thái biểu cảm, thậm chí có em còn cố tình hát sai lời, hát xuyêntạc để gây cười ảnh hưởng xấu đến các em khác Có bài hát với tính chất vuitươi, nhí nhảnh nhưng giáo viên cũng chỉ dạy với tinh thần thuộc giai điệu,không có thêm động tác phụ họa cho học sinh để tăng thêm sự sinh động chobài hát, vì vậy làm cho tiết học giảm bớt sự sôi nổi và hiệu quả giờ học khôngcao Không cuốn hút được học sinh yêu thích và hứng thú với môn học màtrên thị trường hiện nay lại có rất nhiều thể loại âm nhạc phong phú, đa dạngđang rất được giới trẻ yêu thích Vì thế các em đa phần chỉ thích nghe, thưởngthức những bài hát đó mà thờ ơ với những ca khúc học đường mà các emđang được học trên lớp.

Qua quá trình thực tập, trực tiếp giảng dạy và giao lưu với các emchúng tôi nhận thấy rằng các em thuộc rất nhiều bài hát nhạc trẻ và nhạc nướcngoài, thậm chí còn hát rất đúng rất chính xác giai điệu, nhưng khi giáo viênyêu cầu kiểm tra bài cũ về những bài hát trong chương trình học hát trên lớpthì các em không thuộc và thậm chí nhìn sách còn hát sai giai điệu Trongnhững chương trình văn nghệ hay ngoại khóa của trường mà học sinh thamgia văn nghệ thì đa số các em chỉ hát những ca khúc người lớn, những cakhúc nước ngoài hay nhảy những ca khúc trên nên nhạc sôi động đang đượccác bạn trẻ yêu thích hiện nay, những bài hát truyền thống về thầy cô, trườnglớp rất ít được các em quan tâm tới

1.4 Những chương trình ca hát gắn với hoạt động ngoại khóa

Hoạt động âm nhạc ngoại khóa trong trường Nguyễn Tất Thành hiệnnay tồn tại dưới hai dạng đó là hoạt động ngoại khóa bắt buộc và các hoạtđộng ngoại khóa không bắt buộc

Các hoạt động ngoại khóa bắt buộc là những chương trình được tổ chứcvào các ngày lễ lớn trong năm như: Lễ khai giảng năm học mới, Chào mừngngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Ngày Quốc tế Phụ nữ, Thành lập Đoàn Thanh

Trang 9

niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3 (Xem PL 7 trang 41) Thực tế học sinh lớp 9hiện nay không thực sự hứng thú với các chương trình văn nghệ của nhàtrường, chỉ có các em khối lớp 6, lớp 7 và lớp 8 tham gia nhiều và có phần hàohứng, sôi nổi, đăng kí tham gia nhiều tiết mục văn nghệ phong phú Các em tựtìm tiết mục biểu diễn mà mình yêu thích, tự lên lịch và địa điểm tập luyện vớinhau, không có sự giám sát và hướng dẫn của các thầy cô chuyên môn về âmnhạc Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của các hoạt độngngoại khóa âm nhạc của nhà trường Các tiết mục văn nghệ được biểu diễntrong chương trình ngoại khóa bắt buộc rất ít các bài hát truyền thống, không

có sự đầu tư và dàn dựng công phu, đa phần các em chỉ hát ca khúc tiếng Anh

và các bài hát dành cho người lớn như: Nồng nàn Hà Nội, Xinh tươi Việt Nam,

Tìm lại, …Nhất là các bạn gái rất thích nhạc Hàn Quốc, các em sẽ tự thành lập

nhóm nhạc trong lớp và nhảy những ca khúc có tiết tấu sôi động, bắt chướcnhững động tác của các nhóm nhảy Hàn Quốc Điều đặc biệt là các em rấthứng thú và say sưa tập luyện (Xem PL 6, trang 41)

Các hoạt động ngoại khóa không bắt buộc thường được biểu diễn vàocác giờ chào cờ, giờ sinh hoạt lớp, tiết học tự chọn Các hoạt động này phầnlớn là do học sinh tự tập luyện và đăng ký biểu diễn với giáo viên tổng phụtrách, giáo viên chủ nhiệm lớp Nội dung phong phú và đa dạng, không bóbuộc trong một chủ đề nhất định nên được các em hưởng ứng tham gia rất nhiệttình và hào hứng Nhà trường tổ chức cho các em những cuộc thi văn nghệgiữa các lớp, các khối với nhau nhằm tạo không khí vui chơi, giao lưu và giảitrí Trong giờ sinh hoạt lớp, các em hát cho nhau nghe những ca khúc mà các

em yêu thích như: Không cảm xúc, Thu cuối…đều là những bài hát rất quen

thuộc với tất cả các em, thậm chí cả tập thể lớp đều thuộc

Ngoài ra được sự quan tâm của ban lãnh đạo nhà trường, một số mô hìnhnhững câu lạc bộ ca hát đã được thành lập ra giúp các em học sinh có những

Trang 10

sân chơi bổ ích, phát triển được khả năng ca hát của các em và được học sinhtham gia hưởng ứng nhiệt tình như: Câu lạc bộ Rock, CLB Hợp xướng, CLBguitar vv Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, còn một số hạn chế Chẳnghạn, tôi đã được tham dự nhiều chương trình văn nghệ ngoại khóa của các emhọc sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Tất Thành và nhận thấy sự lúng túngcủa các em khi chọn bài hát phù hợp với lúa tuổi để biểu diễn Trong nhữngchương trình văn nghệ hay ngoại khóa của trường mà học sinh tham gia vănnghệ thì đa số các em chỉ hát những ca khúc người lớn, những ca khúc nướcngoài hay nhảy những ca khúc trên nên nhạc sôi động đang được các bạn trẻyêu thích hiện nay, những bài hát truyền thống về thầy cô, trường lớp rất ítđược các em quan tâm tới Các CLB vẫn sinh hoạt nhỏ lẻ chưa tập trungthống nhất về thời gian, địa điểm tập luyện, chưa hoạt động thường xuyên vàhiệu quả Giáo viên chuyên môn chưa thực sự quan tâm dìu dắt và hướng dẫncác em nên nhiều học sinh vẫn chưa phát huy được hết khả năng của mình,các em còn rụt rè, chưa mạnh dạn để thể hiện năng khiếu vốn có của bản thân.

Tôi đã được tham dự chương trình văn nghệ của các em học sinh THCSNguyễn Tất Thành và nhận thấy sự lúng túng của các em khi chọn bài hátbiểu diễn Ðó là do hiện nay, những ca khúc có thể sử dụng được với lứa tuổinày số lượng không nhiều, chưa thật sự thuyết phục các em, chưa được các

em yêu thích Thực trạng đó dẫn đến việc khi chọn bài hát để biểu diễn thìphần đa các em tìm đến những sáng tác mang tính chất nhạc người lớn, mànội dung những bài hát đó lại không phù hợp với lứa tuổi học trò Chẳng hạnnhư trong giờ chào cờ đầu tuần thì lớp trực tuần sẽ có một chương trình vănnghệ biểu diễn trong 15 phút Các em thường hát ca khúc tiếng Anh, diễn mộttiểu phẩm mà lớp tự dàn dựng, trong đó chèn những đoạn nhạc được trích từcác ca khúc đang được giới trẻ yêu thích và thịnh hành trên các phương tiện

Trang 11

truyền thông hiện nay, nhảy nhóm trên nền nhạc sôi động của ca khúc HànQuốc hay Âu Mỹ

Tiểu kết chương 1

Ca khúc học đường chính là phương tiện hiệu quả để thực hiện nhiệm

vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho họcsinh, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người, trang bị cho các em nhữngkiến thức cơ bản, bước đầu hình thành khả năng cảm thụ, hiểu và thể hiệnnghệ thuật âm nhạc, khơi dậy ở các em những khả năng sáng tạo trong hoạtđộng âm nhạc, củng cố thêm về tình cảm đạo đức, về niềm tin thị hiếu nghệthuật và nhu cầu âm nhạc

Những ca khúc dành cho lứa tuổi học đường đều được sáng tác bởinhững nhạc sĩ hàng đầu trong lĩnh vực sáng tác cho tuổi hồng Hầu hết các cakhúc đều phù hợp với lứa tuổi của các em và đều là những ca khúc hay

Chương trình SGK của môn Âm nhạc lớp 9 học 4 bài hát trong 1 học

kì, đều là những ca khúc hay, một thời đã gắn liền với nhiều thế hệ các emhọc sinh, đều là những bài ca đi cùng năm tháng rất quen thuộc

Các hoạt động ngoại khóa gắn với ca hát trong nhà trường đã được xâydựng và mang lại những kết quả đáng kể Tuy nhiên một số hạn chế còn tồntại như: Chất lượng chương trình, thời gian hạn hẹp, thầy cô chuyên mônchưa có nhiều thời gian quan tâm tới chương trình…Vậy để biết cụ thể vềmức độ yếu thích ca khúc dành cho lứa tuổi học đường của các em học sinhlớp 9 trường THCS Nguyễn Tất Thành như thế nào, chúng tôi xin đượcchuyển sang chương 2 đó là đi vào khảo sát thực tế để tìm ra những số liệu vàbằng chứng cụ thể

Trang 12

CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT THỰC TẾ VỀ SỞ THÍCH CA KHÚC HỌC ĐƯỜNG

TRONG HỌC SINH LỚP 9 2.1 Tiêu chí chọn mẫu

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 181 học sinh các lớp khối 9, tôi chọn 4lớp 9A1, 9A2, 9A3, 9A4 để điều tra xã hội học, mỗi lớp phát 50 phiếu, trong đó:

- Số phiếu phát ra: 200 phiếu

- Số phiếu thu về: 188 phiếu

A Ca khúc nhạc trẻ trong nước B Ca khúc học đường C Ca khúc Nướcngoài

Ý kiến khác:………

2.2 Kết quả khảo sát

Trang 13

Từ những số liệu thu được từ quá trình khảo sát đã cho kết quả về sởthích đối với ca khúc của học sinh lớp 9 như sau:

Trang 14

Ca khúcnhạc trẻ

Cakhúchọcđường

Ca khúcnướcngoài

Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta thấy: Mức độ yêu thích các dòng

ca khúc giữa 4 lớp 9 với nhau không đồng đều nhưng nhìn chung cũng chothấy sự suy giảm về yêu thích ca khúc học đường rất rõ ràng Ca khúc họcđường có mức độ yêu thích thấp nhất so với các dòng ca khúc khác Đa số các

em học sinh lớp 9 đều nghiêng về ca khúc nhạc trẻ và nhạc nước ngoài : Ởlớp 9A1 phần trăm yêu thích ca khúc học đường chỉ có 14%, trong khi sự yêuthích đối với ca khúc nhạc trẻ và nước Ngoài rất nhiều, chiếm 46% nhạc trẻ

và 40% nhạc nước ngoài Ca khúc học đường được các em yêu thích ở mức

độ rất rất ít như: 9A1 chỉ có 14%, 9A2 là 11,3%, 9A3 là 8%, 9A4 là 13,7%Vậy tại sao lại có hiện tượng này? Chúng tôi xin đưa ra một số nhận định và

lý giải như sau:

Trang 15

2.3 Một số nhận định

2.3.1 Mức độ yêu thích ca khúc học đường của học sinh lớp 9

Có thể nói, khi tuổi của các em học sinh càng lớn thì độ yêu thích các

ca khúc của các em càng giảm và thay vào đó là sở thích đối với âm nhạcngoài luồng, những ca khúc người lớn, ca khúc nước ngoài Đó cũng mộtphần do sự thay đổi cơ bản về mặt tâm sinh lý, các em đã có nhiều sự thay đổi

cơ bản về cơ thể và nhận thức, điều này làm cho các em có suy nghĩ rằngmình không còn trẻ con nữa, mình đã là người lớn một cách có căn cứ, vì vậy

mà các em không muốn người khác coi mình là trẻ con, những bài hát THCSlúc này không phù hợp với các em nữa mà là những ca khúc nhạc trẻ hiện đại,những ca khúc về tình yêu đang được giới trẻ quan tâm hiện nay Một phầnnữa là do các em sống trong môi trường THCS và THPT nên nhiều hoạt động

âm nhạc các em được tham gia với anh chị lớp trên nên tư tưởng cũng bị ảnhhưởng theo phong trào, thích bắt chước, thích được coi là người trưởng thành

Lớp 9A1, 9A2, 9A4 có sự chênh lệch không lớn giữa các mức độ yêuthích, trong giờ học các em vẫn tham gia nhưng chưa thực sự sôi nổi, hào hứng.Khi giáo viên yêu cầu làm động tác phụ họa bài hát đang học thì đa số các emkhông có ý ủng hộ và tham gia nhiệt tình, các em cảm thấy ngại ngùng và có vẻ

ấp úng, gượng ép, thậm chí GV phải nhắc nhở đến 2, 3 lần thì học sinh mới đứngdậy Điều đó khiến cho tiết học trở nên trầm và kém phần hiệu quả

Riêng lớp 9A3 có mức độ yêu thích rất ít và không thích lên tới 47,3%,

độ chênh lệch khá lớn so với 3 lớp trên, lớp 9A3 là lớp chọn, toàn những họcsinh giỏi, xuất sắc, mỗi em có thế mạnh về một môn học riêng và mỗi tínhcách, sở thích khác nhau Có thể nói lớp này khá đặc biệt so với các lớp cònlại Trong lớp có nhiều em xuất sắc được ra nước ngoài tham gia các cuộc thihọc sinh giỏi, đa số các em rất giỏi ngoại ngữ, vì vậy khi ra nước ngoài các

Trang 16

em lại được tiếp cận với một nền văn hóa âm nhạc mới của các nước khác nêncũng bị ảnh hưởng.

Tôi nhận thất rằng hiện tượng lười phát biểu trong giờ học là do một sốcâu hỏi nhàm chán, do áp lực khối lượng kiến thức các môn học quá nhiều,một số học sinh lại chưa đủ tự tin về năng lực của bản thân nên ngại phátbiểu, do các em càng học lên cao nên chỉ tập trung vào một số môn nhất định

Và trong giờ dạy, giáo viên chưa thu hút được học sinh Từ kết quả khảo sáttrên đã cho thấy sở thích và mức độ yêu thích của học sinh lớp 9 hiện nay đốivới ca khúc học đường đã suy giảm

2.3.2 Vị trí của ca khúc dành học đường trong học sinh lớp 9 hiện nay

Những bài hát dành cho thiếu niên, nhi đồng và các bạn thanh niên hiệnnay khá nhiều, nhưng có lẽ còn ít những bài hát dành cho lứa tuổi trung họcphổ thông Ðây là đối tượng rất đáng được quan tâm của các nhà giáo dụcnghệ thuật Không khó để nhận thấy âm nhạc quốc tế, nhạc trẻ luôn thu hút sựquan tâm chú ý của giới trẻ hơn những ca khúc thiếu nhi và âm nhạc truyềnthống Trên thông tin đại chúng đa số là những chương trình ca nhạc của HànQuốc, Mỹ, hàng loạt những ca khúc mới ra đời nhưng nội dung không phùhợp với lứa tuổi THCS mà các em vẫn rất thích nghe Dần dần âm nhạctruyền thống mất dần vị trí trong lòng thế hệ trẻ, người nghe trong toàn xãhội Nhiều chương trình văn nghệ trong nhà trường các em cũng thể hiệnnhững bài hát nước ngoài bằng tiếng anh, các bước nhảy trên nền nhạc sôiđộng của Hàn Quốc mà không rõ nội dung các em định thể hiện là cái gì,hiếm khi thấy những ca khúc về quê hương, mái trường, những điệu múamềm mại, duyên dáng trên nền nhạc đậm chất Việt

Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta không cho các em tiếp cậnvới cái mới, cái hiện đại nhưng phải định hướng cho các em nhận thức rõ

Trang 17

những cái hay, cái đẹp trong âm nhạc, kiểm soát các em trong vấn đề thưởngthức âm nhạc.

Một số học sinh cho rằng âm nhạc THCS hiện nay đã không còn hấpdẫn, lời quá cũ và nhàm chán, không mới mẻ và không thích hợp với nhịpsống hiện đại ngày nay Có nhiều bài hát mới ở ngoài luồng rất sôi động, hấpdẫn hơn rất nhiều, các em có thể giải trí, trao đổi, rất dễ thuộc và nhiều phongcách biểu diễn hơn, phù hợp với tâm tư mới lớn của các em hơn Ý kiến củamột số học sinh chia sẻ: Em Đức Trung (15 tuổi) kể: ‘‘Em thích nghe nhất lànhạc chế trên mạng Internet Nhạc chế bây giờ phong phú đủ loại, từ chế nhạcViệt đến nhạc Thái Lan Ưu điểm của thể loại này là lời lẽ vui nhộn, đả kích,thậm chí có khi vô nghĩa, nhảm nhí nhưng quan trọng là cả lớp 46 người thìquá nửa ai cũng biết những bài nhạc chế đó Nó tràn lan trên mạng và em thấy

nó vui, giải trí thoải mái"…Em Thùy Trang, 15 tuổi, học sinh lớp 9 còn chobiết: "Với nhạc Hàn, mặc dù không hiểu khi họ hát nhưng sau đó chúng em cóthể lên mạng nghe lại những bản có phụ đề Việt ngữ do nhóm fan hâm mộ Việtdịch lại ngôn ngữ Cái chính là chúng em thích vũ đạo điêu luyện của họ,

phong cách thời trang quá bắt mắt, ca sĩ rất xinh đẹp và cá tính’’.

Âm nhạc thịnh hành của giới trẻ bây giờ mang tính tiết tấu, phá phách,

có nội lực, đặc biệt giới trẻ thành phố rất ưa chuộng Các em tìm đến những

ca khúc như: Giấc mơ trưa của Giáng Son Ôi quê tôi của Lê Minh Sơn, Con

cò của Lưu Hà An vv Cả lối hát và diễn theo kiểu “gào thét” thường gặp trên

các sân khấu ca nhạc hiện nay có ảnh hưởng không nhỏ tới nhà trường

Qua những kết quả mà chúng tôi khảo sát và điều tra đã cho thấy vị trícủa ca khúc học đường trong học sinh lớp 9 hiện nay đã bị mai một, sở thíchcủa các em bây giờ có xu hướng hướng tới những ca khúc đang thịnh hànhtrên thị trường, sôi động và hấp dẫn Các em đang dần quên đi những ca khúc

Trang 18

dành cho lứa tuổi của mình Vậy tại sao lại có hiện tượng này? Có thể nêumột số nguyên nhân chủ yếu như sau:

2.3.3 Ảnh hưởng của các dòng âm nhạc nước ngoài

Do dòng âm nhạc đã và đang chạy theo sự hối hả của cuộc sống, củakinh tế thị trường, dẫn đến tình trạng rối ren, xô bồ… Điều đó ảnh hưởng rấtlớn đến thị hiếu thưởng thức âm nhạc của giới trẻ Hiện nay, dòng nhạc trẻđang thịnh hành ở nước ta chịu sự chi phối và ảnh hưởng của phong cách âmnhạc các nước trên thế giới với nhiều thể loại như: Rock, Pop, Hiphop, Rap…sôi nổi, trẻ trung phù hợp với cuộc sống nhộn nhịp, nên được nhiều bạn trẻđón nhận Trong thời đại công nghệ thông tin toàn cầu vô cùng rộng mở,thông tin, kiến thức, kho tàng âm thanh để thưởng thức là vô tận QuaInternet, thế hệ trẻ có thể trao đổi âm thanh, video - clip để cùng nhau bànluận, cùng nhau thưởng thức những ca khúc đang rất ‘‘hot’’ trên thị trườnghiện nay Điều đáng lo ngại nhất là hiện nay các em lựa chọn biểu diễn những

ca khúc nước ngoài đặt lời Việt, chương trình ca nhạc thiếu nhi mà các em lạihát những bài của người lớn

Ví dụ: Hiện nay trên truyền hình có những chương trình dành cho lứatuổi từ 9-15 tuổi như ‘‘The Voice kids’’,Vietnam's Got Talent Dù là sân chơidành cho thiếu nhi nhưng ngay từ vòng sơ tuyển và trong toàn bộ đêm thi,khán giả không thể tìm thấy một bài hát thiếu nhi nào đúng nghĩa Theo dõiphần trình diễn của các thí sinh, nhiều khán giả giật mình khi xem các phầnbiểu diễn của các thí sinh ‘‘nhí’’ trong các ca khúc tiếng Anh không phù hợpvới lứa tuổi như: A moment like this, Stronger, That should be me… Nhữngbài hát Rock chỉ dành cho người lớn như: Đám cưới chuột, Tìm lại, Hồ trênnúi…Hiếm khi thấy các em xuất hiện với hình ảnh chiếc ái dài thướt tha, nónquai thao, áo tứ thân…Thay vào đó là những bộ trang phục lộng lẫy, rất bụi

và phong cách người lớn, trông các em già hơn rất nhiều so với lứa tuổi

Trang 19

Nhạc trẻ hấp dẫn người nghe bởi tính sôi động, phù hợp với xã hội hiệnđại và phát triển ở nhiều thể loại, Tuy nhiên, vì mải chạy theo “thị trường” mànhiều ca khúc mất đi tính nghệ thuật và gây ảnh hưởng xấu tới thị hiếu âmnhạc của giới trẻ Các em học sinh bị ảnh hưởng khá lớn, thậm chí phongcách ăn mặc của các em cũng thay đổi khi nghe những thể loại nhạc ngoàiluồng đó, khả năng bắt chước để giống với ca sĩ mà mình thần tượng, cắt tóc,nhuộm tóc giống theo các ca sĩ Hàn Quốc, quần áo thì trông rất “dị” nhưngcác bạn trẻ lại cho đó là “gu” thẩm mỹ và cho là rất đẹp, rất “phong cách”.(Xem PL 6, trang 41).

Mặt khác, nhu cầu thưởng thức âm nhạc của các em hiện nay khác vớitrẻ em của những năm trước Các em có những nhu cầu thưởng thức, cáchnhìn nhận, cách tiếp cận với âm nhạc khác với các thế hệ trước kia rất nhiều.Một điều quan trọng hơn cả là trên các phương tiện thông tin đại chúng,những chương trình ca nhạc dành cho thiếu nhi không nhiều, một số chươngtrình dành cho thiếu nhi chưa tốt, chưa phù hợp với thiếu nhi nên đã ảnhhưởng việc truyền bá âm nhạc trong sáng lành mạnh cho các em

Trong những năm qua, văn hóa Hàn Quốc đã du nhập vào Việt nam,được hầu hết giới trẻ Việt Nam quan tâm, phong cách Hàn Quốc ngày càngtrở thành làn sóng ngầm có nguy cơ ảnh hưởng lớn tới thị hiếu, thẩm mỹ âmnhạc của giới trẻ Trong trường học đa số các em học sinh rất thích âm nhạcHàn Quốc, các em có thể bắt chước các nhóm nhạc Hàn để nhảy và hát, các

em thuộc lời nhưng không hề hiểu nghĩa của ca khúc đó như thế nào nhưngvẫn rất yêu thích

2.3.4 Phương pháp giảng dạy của đội ngũ giáo viên âm nhạc

Trong quá trình dạy hát GV vẫn dạy theo lối dạy cũ, gõ đàn rồi họcsinh hát theo, chưa ứng dụng dụng nghệ thông tin hiện đại vào trong tiếtgiảng nên làm giảm bớt sự hứng thú của học sinh, chưa tìm tòi, nghiên cứuthêm tài liệu bên ngoài để giới thiệu thêm cho học sinh Một giáo án giáo

Trang 20

viên có thể sử dụng lại của mấy năm cũ và không hề đổi mới, gây nên sựnhàm chán, không có sự sáng tạo, tìm tòi những cái mới Năng lực của mỗigiáo viên không đồng đều về chuyên môn, khả năng sử dụng đàn còn hạnchế, không phát huy được hết hiệu quả khi dạy một bài hát, có giáo viên sửdụng nhạc beat có sẵn Như vậy khi học sinh hát sai rất khó điều chỉnh, lạiphải hát lại từ đầu gây mất nhiều thời gian và không đạt hiệu quả cao,không chủ động được trong quá trình dạy học Thái độ và cách diễn đạt củagiáo viên cũng góp phần quan trọng trong việc thu hút học sinh học tập,giọng nói giáo viên cứ trầm trầm từ đầu giờ đến cuối giờ tạo cảm giác chohọc sinh thấy giờ học không có không khí, không sôi nổi, thậm chí gâybuồn ngủ.

Ngoài ra có một số giáo viên cho rằng môn Âm nhạc chỉ là môn học phụcho vui để lấp chỗ trống, nhiều khi cần thời gian ôn luyện cho các môn họckhác như: Toán, Tiếng anh, Hóa thì giờ âm nhạc lại bị thay thế bởi những mônhọc đó

Khó khăn nhất khi dạy phân môn Học hát là dạy những bài dân ca đa

số các em học sinh không thích dân ca và tiết học dân ca cũng khiến các emthấy chán và không hứng thú, giai điệu không hay Thực tế cho thấy ngaynhững giáo viên học chuyên ngành ra, không phải ai cũng có khả năng hát

dân ca hay, dạy dân ca hấp dẫn, lôi cuốn được học sinh Một bất cập nữa là

trường hiện có 3 giáo viên nhạc, nhưng do thời lượng môn học rất hạn hẹpnên việc giáo dục dân ca cho học sinh khó có thể đi vào chiều sâu Bên cạnh

đó, trình độ chuyên môn của giáo viên âm nhạc tại trường cũng là một vấn đềđáng quan tâm Hiểu biết về dân ca của giáo viên còn hạn chế, tư liệu thamkhảo ít ỏi, khó tìm"

Giáo viên âm nhạc ở trường THCS Nguyễn Tất Thành chia sẻ: “Có lẽhọc sinh trường chúng tôi đều lớn lên ở thành phố từ nhỏ, không có điều kiệntiếp cận với Dân ca Trong khi đó, các em bị tác động rất lớn bởi âm nhạchiện đại qua các phương tiện thông tin đại chúng, băng đĩa nhạc tràn lan âm

Trang 21

nhạc nước ngoài Nhiều em cảm thấy dân ca Việt Nam xa lạ với thị hiếu âmnhạc hàng ngày các em vẫn được tiếp cận Không ít em còn nêu ý kiến:

‘‘không thích học Dân ca’’

Muốn việc dạy và học dân ca trong trường phổ thông phát huy hiệuquả, cần phải đặt vấn đề diễn xướng như một phương pháp dạy Tuy nhiên,hiện nay, việc dạy chay vẫn rất phổ biến, lên lớp tập thể, học thuộc lời, hátđúng giai điệu là xong Giáo viên rất ít sử dụng phương pháp diễn xướng.Phần lớn giáo viên dạy theo sách giáo khoa, kết quả dừng lại ở việc thuộclòng bài hát, làn điệu Tiết học nhạc khô cứng, muốn học sinh yêu thích vàhứng thú đối với các bài hát dân ca thì đòi hỏi giáo viên phải có một sựhiểu biết sâu sắc về thể loại, kiểu hát, lối hát

2.3.5 Về phía học sinh

Xuất phát từ sự thay đổi về mặt tâm sinh lý lứa tuổi, lứa tuổi từ 14, 15

là thời kì chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành từ những suy nghĩngây thơ, trong sáng của tuổi thiếu nhi sang những suy tư sâu sắc và được gọivới những tên khác nhau như: ‘‘tuổi khó bảo’’, ‘‘tuổi quá độ’’, ‘‘tuổi bất trị’’.Các em đã biết quan tâm đến vẻ đẹp bên ngoài, chăm chút sắc đẹp, thích gây

sự chú ý Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các emđang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang một bước phát triển cao hơn, vừatính trẻ con, vừa tính người lớn nhưng cũng thể hiện sự bồng bột của tuổi trẻ

Một số học sinh còn coi môn học này là một môn học phụ, các em chỉquan tâm đến môn học mà các em đã định hướng cho nghề nghiệp tương laisau này nên một số học sinh chưa thực sự hứng thú học Lớp 9 là lớp cuốicấp, chuẩn bị bước sang THPT nên có suy nghĩ, sở thích khác hẳn với các emhọc sinh lớp dưới Khi đó các em không còn nhí nhảnh như các em lớp 6, 7, 8nữa, là lớp cuối cấp nên các em có tính trầm tư và các em đã bắt đầu thấy ngạikhi thể hiện một bài hát trước tập thể lớp Thậm chí trong giờ học âm nhạc có

em còn mang bài tập của môn học khác ra làm, đó một phần cũng là do áp lực

Trang 22

cuối cấp, các em muốn thi vào một trường cấp 3 mà các em thích, mà môn âmnhạc lại không phục vụ cho thi tốt nghiệp lên lớp 10 nên các em có phần lơ là

và không muốn hợp tác như các em lớp dưới nữa

Khi chúng tôi phỏng vấn về mức độ yêu thích của các em học sinhđối với ca khúc học đường thì em Hoàng Mạnh, học sinh lớp 9A3 chia

sẻ: ‘‘Năm nay chúng em sắp thi tốt nghiệp cấp 2, em muốn thi vào

trường chuyên sư phạm lớp chuyên Toán Em chỉ tập trung học nhữngmôn em sẽ thi, môn Âm nhạc lớp em không thích lắm vì nó không phục

vụ thi tốt nghiệp và không ảnh hưởng tới bảng điểm nên chúng em khôngquan tâm, với lại các bài hát không hay, nghe không phù hợp với chúngem’’

Tâm lý và thị hiếu nhạc lứa tuổi này rất phức tạp Các em thích nghenhạc theo phong trào của nhóm, lớp, không có nhu cầu nghe nhạc theo lứatuổi của mình như học sinh cấp 1, các em thích những cái mới mẻ Ở giaiđoạn này, các em đã có những định hình hơn về sở thích và điều quan trọnghơn nữa, đó là ảnh hưởng của bạn bè, các em bắt đầu tìm kiếm để gắn bó vớinhững người bạn hay nhóm bạn cùng sở thích, và chịu tác động “hiệu ứngđám đông” nên khi thấy có nhiều bạn của mình thích một ca khúc nào đó thìcũng dễ có khuynh hướng hưởng ứng theo

2.3.6 Về phía gia đình

Xã hội càng hiện đại thì dường như người ta càng ít có thời gian đểchăm lo cho đời sống tinh thần, đặc biệt là nghệ thuật Các ông bố bà mẹnhiều khi cũng mải kiếm tiền mà không chăm lo được chu đáo cho con cái.Tôi thấy mảng văn hóa tinh thần dành cho thiếu nhi ngày nay còn yếu Phảicông nhận học sinh THCS bây giờ rất thông minh, chín chắn, nhưng chúngcũng mất dần đi sự hồn nhiên, ngây thơ của lứa tuổi thiếu nhi Chúng bị ảnhhưởng bởi môi trường, bởi lối sống ích kỷ, toan tính của người lớn Trong

Trang 23

thực tế, phần lớn bậc cha mẹ hiện nay dường như ít quan tâm đến chuyện các

em hát gì và thể loại nào, người lớn đã không ý thức lựa chọn âm nhạc giúpcác em Có em còn say mê một thần tượng âm nhạc nào đó của Hàn Quốc hơn

cả bố mẹ mình

Ở nông thôn, các em phải giúp đỡ gia đình nên ít có thời gian, điều kiện

để nảy sinh hiện tượng lệch lạc thần tượng Còn ở thành phố, các em có điềukiện, được giao lưu với văn hóa bên ngoài nhiều hơn, có cơ hội tìm hiểu, theođuổi đam mê thần tượng Hơn nữa, các bậc phụ huynh ở thành phố có tâm lýchiều chuộng con hơn, có điều kiện kinh tế hơn và đó lại chính là yếu tố chínhkhiến con trở nên mê muội thần tượng

Bố mẹ quá nuông chiều nhưng lại ít dành thời gian tìm hiểu, quan tâmđến con, đồng thời không đủ làm thần tượng của con, không khiến con cảmthấy tin tưởng và có thể chia sẻ Trong khi đó, các ngôi sao âm nhạc, điện ảnhthường được đánh bóng hình ảnh, xuất hiện với vẻ đẹp hào nhoáng, cuốnhút khiến trẻ yêu thích, rồi say mê Ngoài ra sức ép học tập từ phía gia đình,nhà trường lên các em rất lớn Nhiều em thấy học là vì cha mẹ ép chứ khôngphải cho chính mình nên không hứng thú Trong khi đó, thế giới giải trí lại cónhiều hấp dẫn, trẻ mong muốn được như thần tượng, theo đuổi sở thích cánhân, thoải mái vui chơi Ngoài xã hội lại ít có những hình tượng mẫu mựctrong các lĩnh vực để giới trẻ ngưỡng mộ, trong khi nhiều phương tiện truyềnthông tập trung tung hô những ca sĩ, diễn viên nổi tiếng nên càng khiến giớitrẻ bị lệch lạc Ở gia đình, người lớn chưa thật sự có ý thức xây dựng hìnhtượng của mình trong mắt con cái, chưa thực sự quan tâm chia sẻ và lắngnghe tâm tư tình cảm của các em Cha mẹ ngoài nghĩa vụ là người sinh thành,đồng thời hãy là người bạn tốt nhất và đáng tin cậy nhất của con

2.3.7 Về phía các nhạc sĩ sáng tác

Trang 24

Có thể nói, cho đến nay, hầu hết những ca khúc học đường phần lớn lànhững bài hát đã có mấy chục tuổi đời Hầu như không có thêm nhiều các bàihát thể hiện tâm tư của lứa tuổi các em vốn đang trong giai đoạn chuyển tiếpnhận thức của một người bắt đầu biết suy nghĩ và trưởng thành Trong tuyểntập “50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỷ 20” do báo Thiếu niên tiền phong,hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức bình chọn vào năm 2000 vẫn là các ca khúc màtrẻ em cách đây khoảng 30 năm thường hát như ‘‘Tuổi hồng’’ (Trương QuangLục), ‘‘Bụi phấn’’ (Võ Hoàng), ‘‘Cánh én tuổi thơ’’ (Phạm Tuyên) Theochúng tôi, gần như không có bài hát mới nào lọt vào tuyển tập các ca khúcthiếu nhi được xuất bản gần đây nhất Trong khi những sáng tác cho ngườilớn xuất hiện nhiều đến mức “khủng hoảng thừa” thì suốt một thời gian dài,mảng ca khúc dành cho lứa tuổi THCS lại trong tình trạng “khủng hoảngthiếu” Nhu cầu thì cao mà không được đáp ứng nên các em quay sang nghe

và hát nhạc người lớn, đặc biệt là nhạc nước ngoài, nhạc trẻ, nhạc Hàn Quốc,nhạc Trung Quốc, nhạc Nhật Bản, nhạc Anh, nhạc Mỹ Lứa tuổi của các em

là cần những bài hát phù hợp để các em có thể cảm nhận và diễn đạt theođúng khả năng của mình

Hiện nay xu thế thưởng thức âm nhạc của xã hội đang thay đổi đồnghành với nhịp sống sôi động và hiện đại Họ say mê âm nhạc hiện đại, thíchnhững loại hình âm nhạc sôi động, trẻ trung và những nhạc sĩ trẻ luôn mongmuốn những tác phẩm của họ nhanh chóng đến với công chúng mà côngchúng hiện nay là lớp trẻ, thích những gì mạnh mẽ, sôi động, về những vấn đềcủa xã hội đặc biệt là viết về tình yêu, mà những ca khúc thiếu nhi khó để đápứng được yêu cầu như thế

Điểm qua danh sách những bài hát thiếu nhi hay nhất hiện nay vẫn lànhững cái tên khá cũ như: ‘‘Chúng em cần bầu trời hòa bình’’, ‘‘Mái trường

Trang 25

mến yêu’’, ‘‘Nối vòng tay lớn’’, ‘‘Nụ cười’’ Phần đa số những bài hát đóđều có ‘‘tuổi thọ’’ nhiều gấp nhiều lần tuổi đời hiện tại của các em.

Số nhạc sĩ sáng tác cho lứa tuổi học đường hình như càng ngày càng ítdần Những ca khúc mới, hay, hợp với lứa tuổi của các em không nhiều Các

em đang rất thiếu bài hát cho lứa tuổi của mình, luôn khao khát có những bàihát mới và hay Những gì đang diễn ra trong trường học hiện nay thực sự làvấn đề đáng lo ngại thực sự

2.4 Một số ý kiến đề xuất

2.4.1 Đổi mới phương pháp giảng dạy phân môn Học hát

Khi dạy một bài hát mới, ngoài việc giới thiệu bài, tên tác giả, tácphẩm, xuất sứ và nội dung bài hát, giáo viên cần sưu tầm và tìm hiểu thêm vàithông tin về tác giả, những tác phẩm cùng tác giả Giáo viên không chỉ nêutên bài mà còn phải hát cho học sinh nghe qua giai điệu trích đoạn hoặc nghe

cả bài

Trong quá trình học cần kết hợp nhiều hình thức như trò chơi, đố vui,tập đặt lời mới…để giờ học hát thêm vui tươi, sôi động Một số kiến thứcmang tính liên môn hoặc tích hợp các nội dung của môn Văn học, Lịch sử,Địa lý, Mỹ thuật…cũng có thể sử dụng vào phân môn học hát ở mức độ chophép với liều lượng vừa phải

Giáo viên không nên ép buộc học sinh phải hát theo những cách màmình quy định, thay vào đó là sự gợi ý để các em tự chon cách hát theo cảmnhận của mình Kết hợp nhiều hình thức hát như: hát đối đáp, hát nối tiếp…

Ví dụ: Trong tiết ôn tập bài hát giáo viên yêu cầu học sinh tự chọn

nhóm từ 3-5 bạn trình bày bài hát trước lớp, các em chọn cách hát thích hợp

và tự vận động động tác phụ họa, biểu diễn phù hợp với nội dung, nhịp điệubài hát

Trang 26

Giáo viên dạy nhạc cần không ngừng trau dồi vốn kiến thức về văn hóadân gian, để giờ học tránh nhàm chán, giáo viên phải hiểu cội nguồn dân camột cách sâu sắc, phải có trình độ để giảng cho học sinh thì giờ học mới trởnên cuốn hút, sinh động, hiệu quả Lưu ý khi giảng dạy nội dung này, đi kèmvới việc hát dân ca cần giới thiệu cả nhạc cụ dân tộc Cần sử dụng một sốnhạc cụ dân tộc thích hợp trong quá trình dạy hát dân ca.

Giáo viên nên ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy Trìnhchiếu powpoint để cho học sinh cảm giác thích thú hơn trong quá trình học.Ứng dụng công nghệ giúp việc giảng dạy dễ dàng hơn, tránh mất thời gianvào những việc như: Treo tranh, kẻ khuông nhạc, chép bài TĐN, ghi tiếttấu…Mà thay vào đó chỉ cần một động tác nhấp chuột đơn giản chúng ta cóthể cho học sinh quan sát được những hình ảnh sinh động, rõ nét Việc chiacâu, chia đoạn, ngắt hơi, kí hiệu trong bài …Cũng được thể hiện rõ ràng hơnkhi giáo viên sử dụng công nghệ thông tin, học sinh được quan sát trực tiếp vàgiúp cho tiết học thêm sinh động, phong phú, tạo được không khí sôi nổitrong giờ học

Việc áp dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy âm nhạc là vôcùng cần thiết, giúp cho giờ học thêm sinh động, hiệu quả

2 4 2 Tổ chức trò chơi trong giờ học ngoại khóa

Trò chơi âm nhạc là một hoạt động giúp học sinh phát triển năng khiếu

âm nhạc cho học sinh Đồng thời ôn luyện những kiến thức, kĩ năng thựchành và hoạt động nghệ thuật, trò chơi giúp phát triển tai nghe về âm nhạc.(Xem PL 10, trang 42)

Trò chơi ‘‘Nghe nhạc đoán bài’’:Giáo viên chuẩn bị những bài hát

trong SKG âm nhạc THCS, những bài hát dân ca quen thuộc mà các em đãđược học, một số bài nước ngoài lời Việt Bật nhạc cho HS nghe một đoạn bất

kì để học sinh có thể đoán được bài hát đó tên gì? Của nhạc sĩ nào? Nếu bài

Trang 27

Dân ca thì thuộc vùng miền nào? Thông qua trò chơi này giáo viên có thểnắm được sự hiểu biết của học sinh về âm nhạc THCS ở mức độ nào và tìm raphương pháp dạy phù hợp.

Trò chơi ‘‘Ô chữ’’: Cũng giống như chương trình ‘‘Chiếc nón kì diệu’’,

GV sẽ gợi ý về tên bài hát mà cả lớp cần tìm ở trong ô chữ trên bảng, sau khitìm được kết quả thì một bạn sẽ đứng dậy trình bày bài hát đó

Có rất nhiều trò chơi có thể áp dụng trong giờ giảng để tăng thêmphần sôi nổi và hấp dẫn cho tiết học, tạo sự thích thú cho học sinh Vì vậygiáo viên cần kết hợp giữa ‘‘học- chơi, chơi-học’’ với nhau để tăng thêmhiệu quả cho bài học

2.4.3 Thúc đẩy sáng tác và làm mới ca khúc học đường

Theo chúng tôi, hiện nay các nhạc sĩ nên quan tâm và sáng tác thêmnhiều hơn nữa những ca khúc học đường mới Sáng tác ca khúc tuổi nàykhông chỉ đơn thuần là viết để các em hát lên, mà quan trọng phải gắn vớichức năng giáo dục, hình thành lối sống lành mạnh, trong sáng Điều quantrọng là ca khúc phải mang hơi thở đương đại, giai điệu trong sáng, lời ca giàutính văn học, có hình ảnh gần gũi với đời sống tình cảm tâm lý các em Bàihát viết cho lứa tuổi này không nhất thiết phải đóng khung trong đề tài trườnghọc, đề tài thầy cô giáo mà cả những đề tài khác nhưng phù hợp với nhữngước mơ khát vọng của tuổi trẻ một cách lành mạnh, cũng có thể xem đó là bài

ca phù hợp với lứa tuổi

Với ca khúc dành cho tuổi hồng, nên quan tâm đến việc lựa chọn nhữngtiết tấu, nhịp điệu mang hơi thở thời đại nhưng phải gần gũi với lứa tuổi họcđường

Các nhạc sĩ nên “làm mới” những ca khúc học đường bằng hình thứcdàn dựng, phối khí theo phong cách mới nhằm làm thay đổi diện mạo của các

ca khúc này nhưng không “bóp méo” và làm cho chúng trở nên xa lạ với tuổihọc đường

Ngày đăng: 14/04/2016, 16:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w