1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sáng kiến kinh nghiệm: Đề tài Phát triển năng lực học tập phần “Sự nở vì nhiệt của các chất” cho học sinh lớp 6A Trường THCS Nguyễn Tất Thành huyện Sa Thầy bằng cách vận dụng hình thức “Tổ chức hoạt đông nhận thức sáng tạo theo con đường phát minh”

36 105 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 11,6 MB

Nội dung

Để phát triển năng lực học tập đặc biệt là phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập phần “Sự nở vì nhiệt của các chất” Vật lí 6, tôi chọn hình thức “Tổ chức hoạt động nhận

Trang 1

MỤC LỤC ****

Phụ lục 2: Đề kiểm tra và đáp án sau tác động 26

Phụ lục 3: Bản điểm kiểm tra trước và sau tác động 28

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 2

Viết tắt Viết đầy đủ

Trang 3

một cách sâu sắc, đặc biệt là vận dụng kiến thức để giải quyết được những nhiệm vụ họctập và những vấn đề liên quan trong thực tiễn Nghĩa là phải chú trọng đến việc hìnhthành phẩm chất, năng lực cho các em, trong đó có năng lực sáng tạo

Đến nay có nhiều phương pháp, hình thức dạy học tích cực trong dạy học vật líTHCS nhằm đạt được mục tiêu nêu trên, trong đó tiêu biểu là: Dạy học nêu và giảiquyết cấn đề, Phương pháp bàn tay nặn bột, Phương pháp thực nghiệm trong dạy họcVật lí, Hình thức dạy học theo nhóm Tuy nhiên, thực tiễn dạy học Vật lí ở bậc THCScho thấy, mặt dù giáo viên đã vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học đã nêunhưng chất lượng học tập của học sinh còn thấp, chưa phát huy được phẩm chất và nănglực của học sinh, nhất là năng lực sáng tạo Thực trạng này có nhiều nguyên nhân, nhưnguyên nhân cơ bản là giáo viên chưa vận dụng hợp lý các phương pháp và hình thứcdạy học Để phát triển năng lực học tập đặc biệt là phát triển năng lực sáng tạo của học

sinh trong học tập phần “Sự nở vì nhiệt của các chất” Vật lí 6, tôi chọn hình thức “Tổ

chức hoạt động nhận thức sáng tạo theo con đường phát minh”

Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Hai lớp 6A là nhóm thựcnghiệm và lớp 6B là nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay

thế bằng hình thức “Tổ chức hoạt động nhận thức sáng tạo theo con đường phát minh ”.

Kết quả cho thấy sự tác động đã có ảnh hưởng rất rõ rệt đến kết quả học tập của họcsinh Nhóm thực nghiệm đã đạt kết quả cao hơn nhóm đối chứng Điểm kiểm tra sau tácđộng của nhóm thực nghiệm có giá trị trung bình là 7,8 còn của lớp đối chứng là 6,6.Kết quả kiểm chứng T-test độc lập cho thấy p=0.000008<0,05 có nghĩa là sự chênh lệchgiá trị trung bình của bài kiểm tra sau tác động của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đốichứng không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên Chênh lệch nghiêng về nhóm thực nghiệm.Điều này cho thấy tác động đã mang lại kết quả bài kiểm tra sau tác động có kết quả caohơn bài kiểm tra trước tác động Theo tiêu chí Cohen giá trị SMD=1,3 mức độ ảnhhưởng rất lớn Nghĩa là tác động mang lại ảnh hưởng rất lớn Điều đó chứng minh rằng

hình thức “Tổ chức hoạt động nhận thức sáng tạo theo con đường phát minh” đã làmphát triển năng lực học tập môn vật lý lớp 6A Trường THCS Nguyễn Tất Thành

II GIỚI THIỆU

Trong học tập vật lí ở trường phổ thông, năng lực sáng tạo của học sinh là năng lựcphát hiện tìm ra những vấn đề, nhiệm vụ mới, đề xuất phương án, ý tưởng mới về cáchgiải quyết vấn đề nhiệm vụ mới đó, vận dụng kiến thức kinh nghiệm mới để thực hiệnphương án ý tưởng nhằm phát minh lại những kiến thức mà nhân loại đã có vào trong

Trang 4

thực tiễn mà không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã biết Giúp HS ham muốn khám phá

và say mê học tập, nhờ đó học sinh nắm vững, hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức hơn

1 Hiện trạng:

Một trong những nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiệnnay mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng mục tiêu chương trình giáo dục phổ thôngsau năm 2018 là chú trọng hình thành phẩm chất, năng lực người học, trong đó có nănglực sáng tạo Nghiên cứu thực trạng dạy môn Vật lí ở trường THCS Nguyễn Tất Thànhnói chung và dạy học môn Vật lí lớp 6 nói riêng cho thấy:

- Học sinh ít hứng thú với nội dung bài học Các em hiểu bài nhưng chưa hiểu sâusắc vấn đề, kiến thức còn rời rạc, khó tái hiện, ghi nhớ máy móc, nên khi vận dụng kiếnthức vật lý vào giải quyết một số hiên tượng thực tiễn không đầy đủ, logic Chưa pháthuy được năng lực sáng tạo cho học sinh Kết quả học tập còn thấp

- Phương pháp giảng dạy của giáo viên đã có nhiều đổi mới nhưng chưa phát huyđược năng lực sáng tạo của học sinh Chất lượng và hiệu quả dạy học chưa cao chưa đáphứng được mục tiêu mới giáo dục đã đề ra

- Trang thiết bị và đồ dùng dạy học còn thiếu, chưa đồng bộ Việc UDCNTT củagiáo viên còn hạn chế, chưa khai thác hợp lý các phần mềm hỗ trợ dạy học

2 Nguyên nhân:

Nguyên nhân dẫn đến năng lực học tập môn vật lý còn thấp là do:

Thứ nhất, học sinh chưa ý thức việc học, chỉ học cho qua

Thứ hai, học sinh thiếu sự quan tâm và động cơ học tập từ phía gia đình

Thứ ba, phụ huynh cũng như học sinh chưa thực sự quan tâm đến môn vật lý nên

có thái độ học lệch, các em chỉ đầu tư học các môn Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh để thivào lớp 10

Thứ tư, phương pháp dạy học bộ môn chưa phát huy được tích cực, chủ động đặcbiệt là năng lực sáng tạo của học sinh

Thứ năm: Thiết bị dạy học chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng Trường chưa

được trang bị đầy đủ ti vi hoặc máy chiếu tại tất cả các lớp học, mỗi lần học cần sự hỗtrợ của CNTT HS lại phải di chuyển mất nhiều thời gian

3 Giải pháp thay thế:

Làm sao để học sinh hứng thú, ham thích học môn Vật lý? Làm thế nào để đổi mớiphương pháp dạy học một cách hiệu quả? Trăn trở này đã làm tôi suy nghĩ và tìm kiếmgiải pháp

Trang 5

Muốn học sinh học tích cực thì giáo viên cũng phải có phương pháp dạy tích cực.

Cho nên, ngoài các phương pháp cần thiết thì hình thức “ Tổ chức hoạt động nhận thức

sáng tạo cho học sinh theo con đường phát minh” được tôi chọn làm điểm trong dạy

học một số bài vật lý 6 phần “ sự nở vì nhiệt của các chất” ở trường THCS Nguyễn TấtThành

4 Một số đề tài gần đây:

Vấn đề đổi mới phương phương pháp dạy học vật lý theo định hướng hình thànhphẩm chất, năng lực người học, trong đó có năng lực sáng tạo của học sinh có nhiều đềtài đề cập đến như:

Đề tài NCKHSPUD (năm 2017) nâng cao kết quả học tập môn vật lý thông qua phương pháp bàn tay nặn bột ở lớp 7A Trường THCS Nguyễn Tất Thành huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum– của cô Lê Thị Kim Chi.

- Đề tài NCKHSPUD (năm 2016) nâng cao kết quả học tập môn vật lý thông qua việc hướng dẫn học sinh giải bài tập vật lý 8 bằng phương pháp phân tích tổng hợp ở lớp 8A Trường THCS Nguyễn Tất Thành huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum– của côTr.ần Thị Hải Yến.

- Đề tài NCKHSPUD (năm 2017) Nâng cao kết quả học tập môn ngữ văn thông sử

dụng bản đồ tư duy trong các tiết dạy phần Tổng kết Từ vựng ở lớp 9A, trường THCS

Nguyễn Tất Thành, huyện Sa Thầy.của cô Phạm Thị Hồng Loan.

Hầu hết các đề tài đã làm nâng cao kết quả học tập của học sinh tuy nhiên khi gặpmột số câu hỏi hoặc bài tập phát triển năng lực thì học sinh thường hay trả lời khôngđược đầy đủ rõ ràng Chính vì vậy để phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh khi dạy

môn vật lý lớp 6 tôi đi sâu nghiên cứu hình thức “Tổ chức các hoạt động nhận thức

sáng tạo của học sinh theo con đường phát minh”.

5 Vấn đề nghiên cứu:

Vận dụng hình thức “Tổ chức các hoạt động nhận thức sáng tạo của học sinh theo

con đường phát minh” vào dạy học phần “Sự nở vì nhiệt của các chất” có phát triển

được năng lực học tập môn vật lý cho học sinh lớp 6A Trường THCS Nguyễn TấtThành không?

6 Giả thuyết nghiên cứu:

Việc vận dụng hình thức “Tổ chức hoạt động nhận thức sáng tạo của học sinh theo

con đường phát minh” vào dạy học phần “Sự nở vì nhiệt của các chất” sẽ phát triển

được năng lực học tập môn vật lý cho học sinh lớp 6A Trường THCS Nguyễn TấtThành

Trang 6

III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

* Giáo viên: Cô Trần Thị Hải Yến dạy trên hai lớp 6 có tuổi nghề hơn 10 năm kinhnghiệm và là giáo viên giỏi tỉnh Bản thân tôi nhận thấy có đủ lòng nhiệt tình, tráchnhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh

2 Thiết kế nghiên cứu:

Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương(mô tả ở bảng 3)

Chọn lớp 6A là nhóm thực nghiệm, lớp 6B là nhóm đối chứng

Lấy kết quả bài kiểm tra định kì ở học kì I do tổ bộ môn ra đề chung cho hai lớplàm bài kiểm tra trước tác động Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của cả hainhóm còn có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-test độc lập để kiểmchứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm trước khi tác động

Bảng 2: Kiểm chứng xác định các nhóm tương đương

Trang 7

Ở bài kiểm tra trước tác động p = 0,21 > 0,05 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm

số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhómđược coi là tương đương

Giáo viên lấy bài kiểm tra định kì học kì II sau khi học song bài” Nhiệt kế- Thang

đo nhiệt” làm bài kiểm tra sau tác động Cụ thể:

- Bài kiểm tra sau tác động, giáo viên trong tổ vật lý ra một đề kiểm tra theo địnhhướng phát triển năng lực của học sinh sau khi học sinh học song phần sự nở vì nhiệtcủa các chất

- Tiến hành kiểm tra và chấm bài kết quả (phụ lục 3)

Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu

Nhóm

Kiểm tra trước tác động

Tác động

Kiểm tra sau tác động

Lớp 6A(TN) 6,2

Sử dụng hình thức “Tổ chức hoạt động nhận thức sáng tạo theo con đường phát minh”

7,8

Lớp 6B (ĐC) 6,3

Không sử dụng hình thức “Tổ chức hoạt động nhận thức sáng tạo theo con đường phát minh”

6,6

Ở thiết kế này, tôi đã sử dụng các phép kiểm chứng T-test độc lập và T-test theocặp

3 Quy trình nghiên cứu:

* Chuẩn bị bài của giáo viên:

Đối với nhóm đối chứng (lớp 6B): Thiết kế kế hoạch bài học sử dụng phươngpháp truyền thống, các tiến trình lên lớp thực hiện bình thường

Đối với nhóm thực nghiệm: (lớp 6A) Thiết kế kế hoạch bài học có sử dụng hình

thức “Tổ chức các hoạt động nhận thức sáng tạo của học sinh theo con đường phát

minh” Các hoạt động khác vẫn diễn ra bình thường (thiết kế bài học xem phụ lục 1).

* Quy trình tổ chức hoạt động nhận thức sáng tạo theo con đường phát minh:

Dựa trên cơ sở lí luận về việc tổ chức hoạt động nhận thức sáng tạo của học sinh,đặc biệt là dựa vào đặc điểm của dạy học nêu và giải quyết vấn đề và phương pháp thựcnghiệm trong dạy học vật lí Quy trình tổ chức hoạt động nhận thức sáng tạo theo conđường phát minh trong dạy học vật lí ở trường THCS gồm 8 giai đoạn:

Trang 8

Sơ đồ: Quy trình tổ chức hoạt động nhận thức sáng tạo theo con đường phát minh.

Khi vận dụng quy trình này trong dạy học, giáo viên phải linh hoạt trong tổ chứccác hoạt động (theo các bước) Điều quan trọng là giáo viên phải tạo mọi điều kiện đểhọc sinh tham gia tích cực các hoạt động nhận thức, nhất là hoạt động đề xuất dự đoán,phương án thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm và vận dụng kiến thức giải quyết vấn đềthực tiễn

Trang 9

+ Tiến hành dạy thực nghiệm

Thời gian tiến hành từ ngày 21 tháng 1 năm 2019 đến ngày 15 tháng 3 năm 2019với 5 tiết học thực nghiệm và được thực hiện trên lớp 6A tại trường THCS Nguyễn TấtThành Vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và thời khóa biểu để đảm bảotính khách quan Cụ thể:

26 26 22 Nhiệt kế - thang do nhiệt.

4 Đo lường và thu nhập dữ liệu.

4.1 Sử dụng công cụ thang đo:

- Lấy kết quả bài kiểm tra định kì ở học kì 1 do tổ bộ môn ra đề chung cho hai lớplàm kết quả bài kiểm tra trước tác động (xem phần phụ lục 3)

- Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra định kì sau khi kết học song phần sự nở

vì nhiệt của các chất do tổ bộ môn ra đề chung cho hai lớp (Xem phần phụ lục 3) Bàikiểm tra sau tác động gồm hệ thống các câu hỏi kiểm tra năng lực gồm 6 câu trắcnghiệm khách quan nhiều lựa chọn và 3 câu trắc nghiệm tự luận

- Tiến hành kiểm tra và chấm bài kiểm tra:

+ Ra đề kiểm tra: Ra đề kiểm tra và đáp án có sự phê duyệt của giáo viên có kinhnghiệm và tổ trưởng tổ tự nhiên sau đó kiểm chứng độ giá trị nội dung

+ Tổ chức kiểm tra hai lớp cùng một thời điểm, cùng đề Sau đó tổ chức chấmđiểm theo đáp án đã xây dựng

4.2 Kiểm chứng độ giá trị nội dung:

Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương:

- Bài kiểm tra trước tác động: Từ kết quả bài kiểm tra, kiểm chứng độ tin cậy của

dữ liệu theo phương pháp chia đôi dữ liệu tính được hệ số tương quan chẵn - lẻ là

rhh=0,73 và tính độ tin cậy Spearman Brown rSB = 0,85> 0,7 cho thấy dữ liệu đáng tin

Trang 10

cậy (xem phần phụ lục 3) Sử dụng phương pháp kiểm chứng T-test độc lập, điểm trungbình của nhóm thực nghiệm trước tác động là 6,2 và của nhóm đối chứng là 6,3 tínhđược p = 0,21 > 0,05 cho thấy sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm thực nghiệm

và đối chứng trước tác động là không có ý nghĩa Kết luận được kết quả học tập của hainhóm trước tác động là gần tương đương nhau

- Bài kiểm tra sau tác động: Từ kết quả điểm kiểm tra, kiểm chứng độ tin cậy của

dữ liệu theo phương pháp chia đôi dữ liệu tính hệ số tương quan chẵn - lẻ là rhh và tính

độ tin cậy Spearman Brown rSB Sau đó sử dụng phương pháp kiểm chứng Ttest độc lập

để suy ra sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng sau tácđộng là có ý nghĩa hay không có ý nghĩa Sử dụng phéo kiểm chứng Ttest theo cặp đềkiểm chứng ý nghĩa của sự chênh lệch giá trị trung bình của cùng một nhóm (phụ lục 3)

IV PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ

1 Trình bày kết quả:

Bảng 4: Tổng hợp kết quả chấm bài kiểm tra trước và sau tác động

Nhóm thực nghiệm (6A) Nhóm đối chứng (6B)

Trước tácđộng

Sau tácđộng

Trước tácđộng

Sau tácđộng

Giá trị p của T-test độc lập 0.21 0.000008

Giá trị p của T-test theo cặp 0.000000000009 0.0704

Trang 11

Độ tin cậy r sb 0.85 0.85

Bảng 6: Tổng hợp phần trăm của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng

Nhóm thực nghiệm (6A) Nhóm đối chứng (6B)

độ tin cậy Spearman Brown rSB = 0,85>0,7 cho thấy dữ liệu đáng tin cậy

- Từ kết quả nghiên cứu (bảng 4) cho ta thấy hai nhóm đối tượng nghiên cứu (cột

1 và 3) trước tác động là hoàn toàn tương đương Sau khi có sự tác động bằng phươngpháp giảng dạy mới cho kết quả hoàn toàn khả quan Bằng phép kiểm chứng T- test độclập để kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình, kết quả p = 0,000008< 0,05 cho thấy độchênh lệch điểm trung bình giữa hai nhóm là có ý nghĩa Điều này minh chứng là điểmtrung bình nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng không phải do ngẫu nhiên mà là

do kết quả của sự tác động Sử dụng phép kiểm chứng Ttest theo cặp đề kiểm chứng ýnghĩa của sự chênh lệch giá trị trung bình của bài kiểm tra trước tác động và sau tácđộng của cùng một nhóm Kết quả cho thấy đối với nhóm đối chứng giá trị p=0,07>0,05

Trang 12

cho thấy chênh lệch giá trị trung bình 0,3 điểm là không có ý nghĩa chênh lệch có thểxảy ra ngẫu nhiên.đối với nhóm thực nghiệm giá trị p=0,000000000009<0,05 cho thấychênh lệch giá trị trung bình là 1,6 điểm là có ý nghĩa và kết quả không có khả năng xảy

ra ngẫu nhiên mà do tác động mà có

- Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn: SMD = 1,3 >1,0 nên theo bảng tiêu chíCohen kết luận mức độ ảnh hưởng của tác động khi áp dụng giải pháp là rất lớn trongquá trình tác động vào lớp 6A

- Việc sử dụng hình thức “Tổ chức hoạt động nhận thức sáng tạo theo con đường

phát minh” khi dạy phần “sự nở vì nhiệt của các chất” ở môn vật lý 6 không những giúp

các em nắm kiến thức một cách sâu sắc, đặc biệt là vận dụng kiến thức để giải quyếtđược những nhiệm vụ học tập và những vấn đề liên quan trong thực tiễn Quan trọnghơn là đã từng bước hình thành phẩm chất, năng lực cho các em, trong đó có năng lựcsáng tạo

- Năng lực học tập đã có sự thay đổi rõ rệt thông qua bài kiểm tra sau tác động Kếtquả học tập của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng Tỉ lệ học sinh khá giỏicũng cao hơn so với lớp đối chứng và được biểu biễn qua biểu đồ dưới đây:

Trang 13

Biểu đồ 1: so sánh kết quả điểm trung bình giữa hai lớp trước và sau tác động.

Biểu đồ 2: So sánh kết quả xếp loại trước và sau tác động của nhóm thực nghiệm 6A.

Trang 14

Biểu đồ 3: So sánh kết quả xếp loại sau tác động của hai nhóm

- Giả thuyết của đề tài đưa ra: sử dụng hình thức “Tổ chức hoạt động nhận thức sáng tạo theo con đường phát minh” làm phát triển năng lực học tập môn Vật lý lớp6A Trường THCS Nguyễn Tất Thành đã được kiểm chứng

3 Bàn luận kết quả:

Cơ sở để lựa chọn các đối tượng học sinh để nghiên cứu cho đề tài là:

- Cùng học chương trình THCS

- Cùng giáo viên giảng dạy

- Điều kiện học tập như nhau

- Độ chênh lệch điểm trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 1,3 > 1chứng tỏ mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn

Trang 15

- Phép kiểm chứng T-test độc lập điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động củahai lớp là p = 0.000008< 0,05 chứng tỏ điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơnlớp đối chứng không phải ngẫu nhiên mà do tác động mà có, nghiêng về lớp thựcnghiệm.

- Phép kiểm chứng Ttest theo cặp sự chênh lệch giá trị trung bình 1,6 điểm của haibài kiểm tra trước và sau tác động của nhóm thực nghiệm có giá trịp=0.000000000009<0,05 Chứng tỏ sự chênh lệch là có nghĩa kết quả không có khảnăng xảy ra ngẫu nhiên mà do tác động mà có

- Tác động đã có ý nghĩa đối với tất cả các đối tượng học sinh: kém, yếu, trungbình, khá, giỏi Số học sinh yếu kém giảm nhiều, số học sinh khá, giỏi tăng đáng kể

Việc sử dụng hình thức “Tổ chức hoạt động nhận thức sáng tạo theo con đường

phát minh” làm phát triển năng lực học tập môn Vật lý lớp 6A Trường THCS Nguyễn

Tất Thành Đồng thời giúp các em phát huy được năng lực sáng tạo và vận dụng cáckiến thức đã được học để giải quyết một số vấn đề thực tiễn một cách khoa học, logic,

có chiều sâu

Với kết quả của đề tài cho thấy giải pháp thực hiện là có ý nghĩa, mức độ ảnhhưởng rất lớn Như vậy, đề tài không chỉ áp dụng ở phần “Sự nở vì nhiệt của các chất”

Trang 16

mà còn có thể áp dụng được ở các chương khác của các khối lớp 7,8,9 Có thể nói đề tàinày có thể áp dụng rộng rãi trong toàn huyện.

Tóm lại, Việc sử dụng hình thức “Tổ chức hoạt động nhận thức sáng tạo theo con

đường phát minh” làm phát triển năng lực học tập môn Vật lý lớp 6A Trường THCS

- Đối với các cấp lãnh đạo: Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đềnhằm nâng cao chất lượng dạy và học, khuyến khích động viên giáo viên vận dụng cácphương pháp dạy học tích cực vào giờ học

VI TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Bộ GD&ĐT,Vụ Giáo dục Trung học Dự án phát triển giáo dục phổ thông giaiđoạn 2 Tài liệu tập huấn tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo khoa học kĩ thuật vàcuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học Tháng 8 năm 2015

- Bộ GD&ĐT, Tài liệu tập huấn cán bộ, quản lý giáo viên THCS về kĩ thuật xâydựng ma trận đề kiểm tra và biên soạn, chuẩn hóa câu hỏi đánh giá kết quả dạy học giáodục môn vật lý (lưu hanh nội bộ) Hà Nội, năm 2018

- Đoàn Duy Hinh – Nguyễn Phương Hồng- Vũ Trọng Vỹ - Lương Việt Thái.Tài liệu Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn vật lý ở trường THCS NhàXBGD Việt Nam

- Nguyễn Văn Giang(2015), Nâng cao năng lực vận dụng kiến thức giải quyếtvấn đề thực tiễn trong dạy học môn vật lý THCS (lưu hành nội bộ) TrườngCĐSP KonTum

Trang 17

- Nguyễn Văn Giang(2016), Nâng cao năng sáng tạo cho học sinh qua hoạtđộng dạy học và nghiên cứu môn vật lý THCS (lưu hành nội bộ) TrườngCĐSP KonTum.

- Sách giáo khoa và sách bài tập vật lí 6-Nhà XBGD Việt Nam

- Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ, năng môn Vật lí cấp THCS Nhiều tác giả Nhà XBGDViệt Nam

- Vũ Thanh Khiết (chủ biên) – Lê Minh Châu Sách phương pháp giải bài tậpvật lí THCS – tập 1 Nhà XBGD Việt Nam

Thông tin trên các website:

- Bài giảng dạy học tích cực – violet.vn

- Một số phương pháp dạy học tích cực – www thainguyen.edu.vn

- Một số kĩ thuật dạy học tích cực – tailieu.vn

Một số đề tài:

- Đề tài NCKHSPUD (năm 2016) nâng cao kết quả học tập môn vật lý thông quaviệc hướng dẫn học sinh giải bài tập vật lý 8 bằng phương pháp phân tích tổng hợp ở lớp8A Trường THCS Nguyễn Tất Thành huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum– của côTrần ThịHải Yến

- Đề tài NCKHSPUD (năm 2017) nâng cao kết quả học tập môn vật lý thông quaphương pháp bàn tay nặn bột ở lớp 7A Trường THCS Nguyễn Tất Thành huyện Sa Thầytỉnh Kon Tum– của cô Lê Thị Kim Chi

- Đề tài NCKHSPUD (năm 2017) Nâng cao kết quả học tập môn ngữ văn thông sửdụng bản đồ tư duy trong các tiết dạy phần Tổng kết Từ vựng ở lớp 9A, trường THCSNguyễn Tất Thành, huyện Sa Thầy.của cô Phạm Thị Hồng Loan

Trang 18

VII PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: KẾ HOẠCH BÀI HỌC

Bài 18: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN I.Mục tiêu:

1.Kiến thức :

Rút ra được quy luật: Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi

2 Năng lực sáng tạo của học sinh:

Hình thành và phát triển năng lực sáng tạo: phát hiện vấn đề, đề xuất dự đoán, đềxuất phương án thí nghiệm kiểm tra, chọn phương án thí nghiệm khả thi; vận dụng kiếnthức giải thích được một số hiện tượng có phần mới mẻ trong đời sống

2.Kiểm tra bài cũ :

GV gọi 1 HS trả lời câu hỏi: Nêu các loại máy cơ đơn giản mà em đã học? Dùngmặt phẳng nghiêng có lợi gì?

Epphen và tìm hiểu thông tin trong sách

giáo khoa và nêu câu hỏi

? So sánh chiều cao của thép ở mùa đông

HS: Quan sát và tìm hiểu thông tin SGK

và trả lời câu hỏi:

- Chiều dài của tháp về mùa hè cao hơnmùa đông

- Về mùa hè tháp nở ra

Ngày đăng: 13/07/2020, 09:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 6: Tổng hợp phần trăm của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm (6A)Nhóm đối chứng (6B) - Sáng kiến kinh nghiệm: Đề tài Phát triển năng lực học tập phần “Sự nở vì nhiệt của các chất” cho học sinh lớp 6A Trường THCS Nguyễn Tất Thành huyện Sa Thầy bằng cách vận dụng hình thức “Tổ chức hoạt đông nhận thức sáng tạo theo con đường phát minh”
Bảng 6 Tổng hợp phần trăm của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm (6A)Nhóm đối chứng (6B) (Trang 11)
- Giả thuyết của đề tài đưa ra: sử dụng hình thức “Tổ chức hoạt động nhận thức sáng tạo theo con đường phát minh” làm phát triển năng lực học tập môn Vật lý lớp 6A Trường THCS  Nguyễn Tất Thành đã được kiểm chứng. - Sáng kiến kinh nghiệm: Đề tài Phát triển năng lực học tập phần “Sự nở vì nhiệt của các chất” cho học sinh lớp 6A Trường THCS Nguyễn Tất Thành huyện Sa Thầy bằng cách vận dụng hình thức “Tổ chức hoạt đông nhận thức sáng tạo theo con đường phát minh”
i ả thuyết của đề tài đưa ra: sử dụng hình thức “Tổ chức hoạt động nhận thức sáng tạo theo con đường phát minh” làm phát triển năng lực học tập môn Vật lý lớp 6A Trường THCS Nguyễn Tất Thành đã được kiểm chứng (Trang 14)
có hình lượn sóng? - Sáng kiến kinh nghiệm: Đề tài Phát triển năng lực học tập phần “Sự nở vì nhiệt của các chất” cho học sinh lớp 6A Trường THCS Nguyễn Tất Thành huyện Sa Thầy bằng cách vận dụng hình thức “Tổ chức hoạt đông nhận thức sáng tạo theo con đường phát minh”
c ó hình lượn sóng? (Trang 27)
1. HÌNH ẢNH TỔ CHỨC LỚP HỌC - Sáng kiến kinh nghiệm: Đề tài Phát triển năng lực học tập phần “Sự nở vì nhiệt của các chất” cho học sinh lớp 6A Trường THCS Nguyễn Tất Thành huyện Sa Thầy bằng cách vận dụng hình thức “Tổ chức hoạt đông nhận thức sáng tạo theo con đường phát minh”
1. HÌNH ẢNH TỔ CHỨC LỚP HỌC (Trang 34)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w