Mở rộng quy mô và diện tích sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
Thành lập và xây dựng hoặc giới thiệu những trại giống có uy tính để đảm bảo chất lượng con giống.
Tìm thêm hướng để mở rộng đầu ra cho sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước tránh hiện tượng người dân bị thương lái ép giá.
Mở các lớp tập huấn về kỹ thuật và Nhà nước nên hỗ trợ thêm về kinh phí cho người nuôi.
25
4.1.8 Kết quả từ quá trình điều tra tình hình nuôi thủy sản ở huyện Vũng Liêm
Nhìn chung tình hình nuôi thủy sản ở huyện Vũng Liêm có những phát triển cơ bản. Theo thống kê của Phòng Nông Nghiệp huyện Vũng Liêm thì diện tích nuôi thủy sản ngày càng tăng tập trung chủ yếu trên các đối tượng cá da trơn, đặc biệt là cá tra. Tuy nhiên trong những năm gần đây do giá cá tra có xu hướng giảm nhưng chi phí đầu tư cao. Chất lượng con giống không được đảm bảo. Một số bệnh thường gặp trên cá tra như: gan thận mủ, xuất huyết,...xuất hiện ngày càng nhiều và trên diện tích rộng, khó điều trị nên người dân đã chuyển dần qua một số hình thức nuôi mới. Nhưng điều gặp khó khăn về chi phí thức ăn do một số đối tượng chỉ cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp và thời gian nuôi kéo dài.
Bên cạnh việc nuôi thủy sản, huyện Vũng Liêm có diện tích canh tác lúa khá lớn. Với hình thức độc canh cây lúa theo hướng truyền thống (1 năm – 3 vụ) đã mang lại nguồn thu nhập cho người dân nhưng không ổn định, phải tùy thuộc vào thời vụ và giá lúa xuất bán trên thị trường. Nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa là mô hình nuôi mới giúp người dân tận dụng diện tích mặt nước sẵn có ngoài việc trồng lúa, kết hợp với nguồn thức ăn tự nhiên phong phú, chi phí đầu tư cho con giống thấp và lợi nhuận thu được sẽ ổn định và hiệu quả hơn.