Tổng thu nhập và các chỉ tiêu tài chính cơ bản

Một phần của tài liệu thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii de man, 1879) xen canh trong ruộng lúa ở huyện vũng liêm tỉnh vĩnh long (Trang 32)

Bảng 4.5 Các khoảng thu – chi, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận đạt được qua đợt khảo sát

Diễn giải Đvt Trung bình

1. Tổng thu nhập Triệu đồng/vụ 177,9±155,5

2. Tổng chi phí Triệu đồng/vụ 165,4±154,0

3. Lợi nhuận Triệu đồng/vụ 12,5±30,0

4. Tỷ lệ hộ có lời % 83,3

5. Tỷ lệ hộ bị lỗ % 16,7

6. TSLN % 15,5

Ghi chú: Giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn

Từ kết quả khảo sát cho thấy tổng thu nhập đạt được của người dân tùy theo hình thức nuôi và trung bình 177,9±155,5 triệu đồng/vụ. Nguồn thu nhập mang lại rất cao do một số hộ nuôi với diện tích lớn, theo hướng công nghiệp và tập trung đầu tư về mọi mặt. Tuy nhiên, chi phí cho một vụ nuôi cũng không nhỏ trung bình đến 165,4±154,0 triệu đồng/vụ chỉ mang lại lợi nhuận 12,5±30,0 triệu đồng/vụ.

Trong 30 hộ được phỏng vấn có 83,3% hộ có lời . Còn lại 16,7% hộ nuôi bị thua lỗ nhưng không nhiều có thể thu lại được trong vụ nuôi sau. Lỗ ít nhất là hình thức nuôi cá trê lai trong bể lót bạt (-5,45 triệu đồng/vụ) do người dân không quản lý tốt môi trường nên cá nuôi bị tuột nhớt, treo râu và chết làm cho tỷ lệ sống giảm

23

đáng kể. Thua lỗ nặng nhất cũng là mô hình nuôi cá Trê lai nhưng trong ao đất, do đầu tư quá nhiều vào khâu cung cấp thức ăn làm cho chi phí nuôi tăng cao, bên cạnh đó cá lại mắc bệnh gan thận mủ nên chết rất nhiều. Số cá còn lại được thương lái thu mua nhưng ở mức giá thấp, trong vụ nuôi đó người nuôi bị thua lỗ 60 triệu đồng, tỷ suất lợi nhuận phải ở mức -14,3%. Tỷ suất lợi nhuận mang lại từ các mô hình nuôi thủy sản qua đợt điều tra đạt trung bình 15,5%.

Một phần của tài liệu thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii de man, 1879) xen canh trong ruộng lúa ở huyện vũng liêm tỉnh vĩnh long (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)