Phương pháp thu, phân tích và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii de man, 1879) xen canh trong ruộng lúa ở huyện vũng liêm tỉnh vĩnh long (Trang 25)

3.5.1 Các chỉ tiêu thủy lý - hóa

Các yếu tố về môi trường được thu mẫu 1 tháng/lần. Thời gian thu mẫu bắt đầu vào buổi sáng từ 7 giờ đến 10 giờ.

 Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế  Độ trong đo bằng đĩa Secchi

 DO, pH, N-NH4+, P-PO43- được kiểm tra nhanh tại địa điểm thu bằng bộ Test Sera và kết quả quan sát dựa theo bảng so màu.

3.5.2 Các chỉ tiêu tăng trưởng

Thu tôm để kiểm tra 1tháng/lần bằng cách thu ngẫu nhiên 30 con/lần thu, thu nhiều địa điểm trong ao. Tháng đầu sử dụng lưới kéo để thu mẫu tôm, những tháng kế tiếp thì sử dụng chài. Dùng lưới kéo hoặc chày ít nhất ở 4 địa điểm trong mô hình nuôi để lấy số liệu trung bình. Mẫu tôm thu về dùng để kiểm tra trọng lượng, chiều dài, tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ sống và năng suất thu được từ mô hình nuôi.

Tốc độ tăng trưởng:

DWG (g/ ngày) = (Wc - Wđ)/t Trong đó:

Wc: khối lượng cuối (g) Wđ: khối lượng đầu (g)

t: thời gian nuôi (ngày)

Tỉ lệ sống :

16

Tăng trọng:

Tăng trọng (g) = Khối lượng cuối (Wc) – Khối lượng đầu (Wđ)

Hiệu quả kinh tế

 Tổng chi = chi phí cải tạo + chi phí con giống + chi phí thức ăn + chi phí khác

 Tổng thu = giá tôm * khối lượng tôm thu hoạch  Lợi nhuận = tổng thu – tổng chi

 Tỷ suất lợi nhuận= lợi nhuận/ tổng chi

3.6 Phương pháp xử ký số liệu

Các số liệu về tỷ lệ sống, khối lượng, tốc độ tăng trưởng, năng suất và các chỉ tiêu về môi trường được tính giá trị trung bình, sai số chuẩn bằng chương trình Excell.

17

CHƯƠNG IV

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Kết quả khảo sát hiện trạng nuôi thủy sản ở huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long. Long.

4.1.1 Hiện trạng nuôi thủy sản tại huyện Vũng Liêm.

Hình 4.1 Bản đồ huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long

Vũng Liêm là một huyện ở phía Đông tỉnh Vĩnh Long có diện tích 294 km², phía Bắc giáp sông Mang Thít ngăn cách với huyện Mang Thít và huyện Tam Bình, Nam giáp huyện Càng Long của tỉnh Trà Vinh, phía Tây giáp huyện Trà Ôn cùng tỉnh, Đông giáp sông Cổ Chiên, ngăn cách với tỉnh Bến Tre. Vũng Liêm thuộc đồng bằng duyên hải nên đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng. Trong 8 tháng đầu năm 2013, toàn huyện có diện tích nuôi thủy sản (cá, tôm các loại) trên 1.932 ha, so kế hoạch năm đạt 96,6%. Nhiều nhất là diện tích nuôi cá theo mô hình VAC trên 1.764 ha, nuôi cá kết hợp trồng lúa có 41,3 ha. Các loại thủy sản được nông dân chọn nuôi chủ yếu là cá điêu hồng, cá rô đầu vuông, cá tai tượng và một số loại cá trắng nước ngọt. Diện tích nuôi cá tra công nghiệp chiếm 94,5 ha (www.hvl.vinhlong.gov.vn).

18

Qua điều tra, phỏng vấn 30 hộ nuôi thủy sản trong huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long với những kết quả đạt được được ghi nhận như sau:

Bảng 4.1 Những thông tin cơ bản về mô hình nuôi thủy sản

Diễn giải Đvt Trung bình

1.Hình thức sản xuất

- Nông hộ % 100

- DNTN % 0

2. Kinh nghiệm nuôi Năm 3,53±1,98

3. Nguồn cung cấp kỹ thuật

- Kinh nghiệm tự có % 87

- Truyền thông % 13

4. Đối tượng nuôi

- Cá các loại % 100

- Tôm % 0

Ghi chú: Giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn

Kết quả khảo sát thực trạng nuôi thủy sản ở huyện Vũng Liêm cho thấy 100% hộ nuôi theo quy mô gia đình. Nguyên nhân do đây là địa điểm có hướng canh tác nông nghiệp truyền thống chủ yếu là cây lúa và hoa màu. Nhiều gia đình đã tận dụng một phần đất nhỏ đào mương cung cấp nước cho việc tưới tiêu đã kết hợp với nuôi cá (chủ yếu để ăn hoặc một số ít đem bán phụ thêm cho những chi phí khác). Nhưng vấn đề quan trọng là do người dân chưa có điều kiện thuận lợi về vốn và những kiến thức chuyên môn nên chưa mạnh dạng đầu tư, mở rộng diện tích nuôi thủy sản.

Tuy chỉ nuôi với quy mô nhỏ nhưng đa số các hộ nuôi đều có kinh nghiệm và hiểu biết, trung bình đạt 3,53±1,98 năm (cao nhất là 8 năm ở hộ ông Nguyễn Văn Sơn với mô hình nuôi cá Tra trong ao đất truyền thống được ghi nhận ở bảng phụ lục A2). Bên cạnh đó cũng có nhiều hộ mới nuôi được 1-2 năm do việc tận dụng và cải tạo vùng đất bãi bồi ven sông. Những thông tin về kỹ thuật, bệnh và cách phòng bệnh có được chủ yếu từ kinh nghiệm của bản thân người nuôi chiếm 87% và 13% còn lại học hỏi từ các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài và các lớp tập huấn

19

tại địa phương. Các đối tượng được nuôi chủ yếu trong đợt khảo sát là cá các loại chiếm 100% (chủ yếu cá Tra, cá Trê, cá Lóc, Sặc Rằn và một số loài được nuôi ghép) vì đây là những loài cá dễ nuôi không cần kinh nghiệm lâu năm hay tay nghề kỹ thuật cao, có thể tận dụng diện tích mặt nước và nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên. Mô hình nuôi tôm không được thực hiện trong 1 đến 2 năm gần đây. Nguyên nhân do người dân nuôi với quy mô nhỏ, nguồn tôm giống ở địa phương không có nên phải mua từ các công ty sản xuất giống ở một số tỉnh lân cận, chi phí vận chuyển cao.

4.1.3 Đặc điểm về mô hình nuôi thủy sản

Bảng 4.2 Mô hình và diện tích nuôi thủy sản trong huyện

Diễn giải Đvt Trung bình

1. Mô hình nuôi - Ao % 80 - Bể lót bạt % 13,3 - Mương vườn % 6,7 2. Diện tích nuôi - Ao m2 1.169,2±905,9 - Bể lót bạt m2 24,3±26,7 - Mương vườn m2 225±106,1

Ghi chú: Giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn

Qua bảng 4.2 cho thấy mô hình nuôi thủy sản chủ yếu ở huyện Vũng Liêm là nuôi trong ao đất chiếm 80% trong tổng số 100% số hộ được khảo sát, kế đến là hình thức nuôi trong bể lót bạt với các đối tượng chủ yếu: cá Trê, cá Lóc đạt 13,3% và cuối cùng là nuôi trong mương vườn chỉ ở mức 3,3%. So với những điều tra trước đây, diện tích nuôi cá trong mương vườn có xu hướng giảm đi thay vào đó là bể lót bạt vì đây là mô hình có thể tận dụng một khoảng diện tích đất nhỏ tại sân nhà hoặc sau vườn để nuôi thủy sản, vừa tiện lợi cho việc chăm sóc, vừa tăng thêm lợi nhuận cho gia đình.

Theo kết quả điều tra diện tích nuôi có sự dao đông lớn giữa các hộ nuôi nằm trong khoảng 15-4.000 m2. Diện tích nuôi trong ao đạt 1.169,2±905,9 m2, đây là

20

mô hình nuôi có sự đầu tư lớn về vốn, chi phí cho thức ăn, trang thiết bị và các yếu tố kỹ thuật khác. Tiếp đến là mương vườn trung bình 24,3±26,7 m2. Với hình thức nuôi trong bể lót bạt diện tích 225±106,1 m2

.

4.1.4 Quản lý chất lượng nước

Bảng 4.3 Quản lý chất lượng nước trong nuôi thủy sản

Diễn giải Đvt Trung bình

1. Thuốc, hóa chất - Vôi % 86,7 - Không sử dụng % 13,3 2. Thay nước - Có % 100 - Không % 0

3. Chu kỳ thay nước Ngày/lần 8,77 ± 6,18

4. Tỷ lệ thay nước % 46±13,29

Ghi chú: Giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn

Trong quá trình cải tạo vôi được người nuôi sử dụng chủ yếu để xử lý ao trước khi thả giống cho đến sau khi thu hoạch. Qua kết quả khảo sát có 86,7% hộ nuôi sử dụng vôi, 13,3% thì không sử dụng. Nguyên nhân do 4 hộ này đều nuôi cá trong bể lót bạt chỉ cần tẩy rữa thật kỹ bằng nước sạch nên không cần xử lý vôi. Liều lượng vôi được người nuôi sử dụng nhiều nhất trong quá trình cải tạo là 10 kg/100m2.

Theo kết quả khảo sát có 100% hộ tiến hành thay nước để cung cấp cho hệ thống nuôi trong suốt vụ để đảm bảo nguồn nước sạch và an toàn giúp cá phát triển tốt. Chu kỳ thay nước giữa các ao trong đợt khảo sát dao động từ 1-15 ngày/lần và trung bình 8,77±6,18 ngày/lần với lựơng nước cần thay đạt 46,0±13,29%. Đa số người nuôi thay nước định kỳ và theo thủy triều. Do nuôi gần sông lớn nên một số hộ đã cho nước ra vào ao nuôi hằng ngày.

4.1.5 Thức ăn dùng trong nuôi thủy sản

Thức ăn là thành phần quan trọng nhất trong quá trình nuôi thủy sản nên được các hộ dân đặc biệt chú trọng:

21

Bảng 4.4 Nguồn thức ăn và loại thức ăn chính trong nuôi thủy sản qua đợt khảo sát

Diễn giải Đvt Trung bình

1. Nguồn thức ăn - Tự có % 6,67 - Mua % 10 - Cả hai % 83,33 2. Loại thức ăn - Tự chế % 16,7 - Công nghiệp % 33,3 - Công nghiệp+ tự chế % 50

Theo kết quả điều tra cho thấy có 6,67% hộ nuôi sử dụng nguồn thức ăn tự có và các phụ phẩm từ quá trình sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra 10% nguồn thức ăn còn được thu mua từ các chợ hoặc người dân tại địa phương khi có nhu cầu. Kết hợp sử dụng cả mua và thức ăn sẵn có chiếm tỉ lệ cao nhất 83,33%.

22

Loại thức ăn chủ yếu được người dân sử dụng trong quá trình nuôi là thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn tự chế chiếm 50% tổng số hộ khi khảo sát. Có 33,3% hộ nuôi cho cá ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp bán trên thị trường và 16,7% còn lại sử dụng nguồn thức ăn tự chế.

Do phần lớn người dân trong huyện nuôi theo quy mô công nghiệp nên việc giảm chi phí và thu được lợi nhuận cao là điều rất quan trọng. Việc cho ăn kết hợp giữa 2 loại thức ăn vừa giúp cá lớn nhanh, vừa giảm một phần chi phí cho mua thức ăn công nghiệp. Khi cho ăn 100% thức ăn công nghiệp thì cá tăng trưởng nhanh, rút ngắn được thời gian nuôi nhưng chi phí cho thức ăn rất lớn. Đối với một số mô hình nuôi ghép trong mương vườn sử dụng hoàn toàn là thức ăn tự chế nên cá tăng trưởng chậm dẫn đến thời gian nuôi kéo dài. Vì vậy việc kết hợp 2 loại thức ăn được nguồi nuôi lựa chọn nhiều nhất.

4.1.6 Tổng thu nhập và các chỉ tiêu tài chính cơ bản

Bảng 4.5 Các khoảng thu – chi, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận đạt được qua đợt khảo sát

Diễn giải Đvt Trung bình

1. Tổng thu nhập Triệu đồng/vụ 177,9±155,5

2. Tổng chi phí Triệu đồng/vụ 165,4±154,0

3. Lợi nhuận Triệu đồng/vụ 12,5±30,0

4. Tỷ lệ hộ có lời % 83,3

5. Tỷ lệ hộ bị lỗ % 16,7

6. TSLN % 15,5

Ghi chú: Giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn

Từ kết quả khảo sát cho thấy tổng thu nhập đạt được của người dân tùy theo hình thức nuôi và trung bình 177,9±155,5 triệu đồng/vụ. Nguồn thu nhập mang lại rất cao do một số hộ nuôi với diện tích lớn, theo hướng công nghiệp và tập trung đầu tư về mọi mặt. Tuy nhiên, chi phí cho một vụ nuôi cũng không nhỏ trung bình đến 165,4±154,0 triệu đồng/vụ chỉ mang lại lợi nhuận 12,5±30,0 triệu đồng/vụ.

Trong 30 hộ được phỏng vấn có 83,3% hộ có lời . Còn lại 16,7% hộ nuôi bị thua lỗ nhưng không nhiều có thể thu lại được trong vụ nuôi sau. Lỗ ít nhất là hình thức nuôi cá trê lai trong bể lót bạt (-5,45 triệu đồng/vụ) do người dân không quản lý tốt môi trường nên cá nuôi bị tuột nhớt, treo râu và chết làm cho tỷ lệ sống giảm

23

đáng kể. Thua lỗ nặng nhất cũng là mô hình nuôi cá Trê lai nhưng trong ao đất, do đầu tư quá nhiều vào khâu cung cấp thức ăn làm cho chi phí nuôi tăng cao, bên cạnh đó cá lại mắc bệnh gan thận mủ nên chết rất nhiều. Số cá còn lại được thương lái thu mua nhưng ở mức giá thấp, trong vụ nuôi đó người nuôi bị thua lỗ 60 triệu đồng, tỷ suất lợi nhuận phải ở mức -14,3%. Tỷ suất lợi nhuận mang lại từ các mô hình nuôi thủy sản qua đợt điều tra đạt trung bình 15,5%.

4.1.7 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất của người nuôi trong các mô hình nuôi thủy sản ở huyện Vũng Liêm. mô hình nuôi thủy sản ở huyện Vũng Liêm.

4.1.7.1 Thuận lợi

Trong xây dựng công trình nuôi: một số hộ cho rằng ao nuôi có diện tích rộng, gần nhà sẽ thuận tiện hơn cho người nuôi trong việc chăm sóc, quản lý. Ao được thiết kế tiện cho việc trao đổi nước giúp tiết kiệm được chi phí bơm nước.

Kỹ thuật nuôi cá của đa số hộ dân chủ yếu đều dựa vào kinh nghiệm của bản thân, học hỏi thêm kinh nghiệm của một số hộ nuôi khác, một số tiếp thu kiến thức mới thông qua các phương tiện truyền thông.

Nguồn con giống được đánh giá chất lượng là tương đối tốt, các hộ nuôi chủ yếu mua con giống tại địa phương có uy tín nên giúp giảm một phần chi phí và hao hụt trong quá trình vận chuyển.

Nguồn thức ăn do được nuôi ở mức độ hộ gia đình nên đã tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương giúp giảm được chi phí khi mua thức ăn công nghiệp.

Đối với bệnh và địch hại, do trong quá trình nuôi các hộ nuôi tiến hành thay nước thường xuyên, cá nuôi với mật độ vừa phải và lượng thức ăn cho cá ăn không nhiều nên ít thấy cá có dấu hiệu bệnh.

Chất lượng nước trong quá trình nuôi được đánh giá là tương đối tốt do đa số hộ nuôi ở gần sông, kênh rạch lớn.

Về mặt kinh tế - xã hội, một số hộ nuôi có sự đầu tư nhiều về vốn cũng như kỹ thuật nên đã thu được lợi nhuận cao, số khác thì biết tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có nên cũng mang lại lợi nhuận nhưng không cao, một phần bán lẻ để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.

4.1.7.2 Khó khăn

Về mặt xây dựng công trình nuôi: Một vài hộ cho rằng ao của mình hơi nhỏ, cách xa nhà nên không tiện cho việc chăm sóc và quản lý. Một số ao thì gặp khó khăn trong quá trình cải tạo, vị trí của ao rất khó trong việc trao đổi nước. Một số hộ nuôi trong thời gian dài không tiến hành cải tạo ao nên có rất nhiều lỗ mọi gây

24

thất thoát cá trong quá trình nuôi cũng như làm nơi trú ẩn của nhiều địch hại. Những vùng đất bị nhiễm phèn hay ao có lượng bùn quá lớn sẽ gây khó khăn trong việc cải tạo và làm tăng thêm chi phí.

Trình độ và kinh nghiệm của các hộ nuôi còn bị hạn chế, thêm vào đó có một số hộ nuôi chưa nhận biết được cách đánh giá chất lượng con giống nên làm ảnh hưởng đến năng suất cũng như lợi nhuận.

Khó khăn lớn nhất của người nuôi chính là vấn đề thức ăn, do giá thức ăn công nghiệp khá cao nên một số hộ nuôi không đủ tiền mua dẫn đến thiếu thức ăn cho cá, chỉ sử dụng nguồn thức ăn sẵn có tại nhà nên thiếu dưỡng chất làm cá tăng trọng kém ảnh hưởng đến năng suất, tỉ lệ sống.

Trong quá trình nuôi do nguồn nước bị nhiễm bẩn cũng như vấn đề quản lý việc cho ăn không tốt dẫn đến cá bị bệnh. Khi nuôi trong ao có quá nhiều địch hại cũng là một khó khăn lớn.

Khó khăn về chất lượng nước ở các hộ nuôi là nguồn nước bị dơ, có những ao bị nhiễm phèn hoặc gặp khó khăn trong vấn đề trao đổi nước sẽ gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất thủy sản.

Về mặt kinh tế - xã hội, mặc dù người nuôi đã tốn khá nhiều chi phí nhưng do một số nguyên nhân như kỹ thuật nuôi chưa đúng, thiếu thức ăn làm cá kém tăng trọng, nguồn nước dơ. Đôi khi sản phẩm làm ra nhiều, năng suất cao nhưng giá cả

Một phần của tài liệu thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii de man, 1879) xen canh trong ruộng lúa ở huyện vũng liêm tỉnh vĩnh long (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)