Thức ăn dùng trong nuôi thủy sản

Một phần của tài liệu thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii de man, 1879) xen canh trong ruộng lúa ở huyện vũng liêm tỉnh vĩnh long (Trang 30)

Thức ăn là thành phần quan trọng nhất trong quá trình nuôi thủy sản nên được các hộ dân đặc biệt chú trọng:

21

Bảng 4.4 Nguồn thức ăn và loại thức ăn chính trong nuôi thủy sản qua đợt khảo sát

Diễn giải Đvt Trung bình

1. Nguồn thức ăn - Tự có % 6,67 - Mua % 10 - Cả hai % 83,33 2. Loại thức ăn - Tự chế % 16,7 - Công nghiệp % 33,3 - Công nghiệp+ tự chế % 50

Theo kết quả điều tra cho thấy có 6,67% hộ nuôi sử dụng nguồn thức ăn tự có và các phụ phẩm từ quá trình sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra 10% nguồn thức ăn còn được thu mua từ các chợ hoặc người dân tại địa phương khi có nhu cầu. Kết hợp sử dụng cả mua và thức ăn sẵn có chiếm tỉ lệ cao nhất 83,33%.

22

Loại thức ăn chủ yếu được người dân sử dụng trong quá trình nuôi là thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn tự chế chiếm 50% tổng số hộ khi khảo sát. Có 33,3% hộ nuôi cho cá ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp bán trên thị trường và 16,7% còn lại sử dụng nguồn thức ăn tự chế.

Do phần lớn người dân trong huyện nuôi theo quy mô công nghiệp nên việc giảm chi phí và thu được lợi nhuận cao là điều rất quan trọng. Việc cho ăn kết hợp giữa 2 loại thức ăn vừa giúp cá lớn nhanh, vừa giảm một phần chi phí cho mua thức ăn công nghiệp. Khi cho ăn 100% thức ăn công nghiệp thì cá tăng trưởng nhanh, rút ngắn được thời gian nuôi nhưng chi phí cho thức ăn rất lớn. Đối với một số mô hình nuôi ghép trong mương vườn sử dụng hoàn toàn là thức ăn tự chế nên cá tăng trưởng chậm dẫn đến thời gian nuôi kéo dài. Vì vậy việc kết hợp 2 loại thức ăn được nguồi nuôi lựa chọn nhiều nhất.

Một phần của tài liệu thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii de man, 1879) xen canh trong ruộng lúa ở huyện vũng liêm tỉnh vĩnh long (Trang 30)