Tăng trưởng của tôm càng xanh

Một phần của tài liệu thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii de man, 1879) xen canh trong ruộng lúa ở huyện vũng liêm tỉnh vĩnh long (Trang 40)

Kết quả theo dõi quá trình tăng trưởng của tôm càng xanh trong 6 tháng nuôi cho thấy tốc độ tăng trưởng của tôm diễn ra nhanh và liên tục trong 90 ngày đầu. Nhưng do một số yếu tố môi trường: nhiệt độ, pH, DO, vật chất hữu cơ có sự thay đổi khi chuyển tôm lên ruộng nên đã ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Bên cạnh đó việc tác động của con người trong quá trình canh tác cũng là nguyên nhân làm cho tốc độ tăng trưởng của tôm vào những tháng nuôi cuối chậm lại. Cụ thể hơn trong đợt thu, tôm nuôi ở ruộng 1 có khối lượng trung bình khi thu hoạch 31,8 ± 2,16 g/con thấp hơn so với ruộng 2 (42,2±24,2 g/con). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này, cụ thể là từ quá trình chăm sóc, quản lý môi trường nuôi thông qua các hoạt động cung cấp thức ăn cùng với sự điều tiết nguồn nước, đây là những yếu tố mang tính chất quyết định đến sự tăng trưởng của tôm qua các giai đoạn (nhất là trong quá trình lột xác). Thực tế, thời gian đầu ruộng 1 được cải tạo và sên vét rất cẩn thận nên tôm có tỷ lệ sống cao hơn. Nhưng do người dân có sử dụng nguồn nước trong ao ương tôm cho sinh hoạt nên một lượng nhỏ các chất hữu cơ, cặn bẩn sẽ tích tụ lại trong nền đáy gây ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của tôm. Bên cạnh đó vì lý do tập trung cho việc canh tác và phòng trị bệnh trên lúa nên tôm sẽ dễ bị sốc khi bị tập trung lại 1 chỗ. Ngoài ra, nguồn thức ăn không được cung cấp đầy đủ (chủ yếu chỉ cho ăn thức ăn công nghiệp trong giai đoạn

31

ương, ít bổ sung thức ăn tự nhiên); lượng thức ăn không thay đổi nhiều trong suốt vụ nuôi cũng làm cho tốc độ tăng trưởng của tôm không ổn định và có xu hướng giảm, khối lượng đạt được của tôm không lớn. Ruộng 2 được chăm sóc kĩ và chu đáo hơn, chế độ cho ăn hợp lý kết hợp thay nước thường xuyên nên tôm lớn nhanh (thông tin được thể hiện cụ thể trong bảng 4.11).

Bảng 4.6 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của tôm càng xanh qua các tháng nuôi Ruộng

Ngày nuôi

Tăng trưởng Ruộng 1 Ruộng 2

Ban đầu W đầu (g) 0,01 0,01

Sau 30 ngày W (g) 1,30±0,48 1,21±0,60 DWG (g/ngày) 0,04 0,04 Sau 60 ngày W (g) 4,20±0,63 5,39±2,45 DWG (g/ngày) 0,1 0,14 Sau 90 ngày W (g) 13,5±0,95 14,6±6,94 DWG (g/ngày) 0,31 0,31 Sau 120 ngày W (g) 20,4±1,68 21,4±12,1 DWG (g/ngày) 0,23 0,22 Sau 150 ngày W (g) 29,3±1,99 33,3±15,8 DWG (g/ngày) 0,30 0,40 Sau 180 ngày W (g) 38,1±2,16 42,2±24,2 DWG (g/ngày) 0,29 0,30

Ghi chú: Giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn

Khi so sánh kết quả thu được với mô hình thực nghiêm nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa tại huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre của Lê Minh Hùng (2013), khối lượng tôm dao động 35,8-37,2 g/con, mô hình tôm - lúa kết hợp của Lê Quốc Việt (2005) ở tỉnh Vĩnh Long đạt 32-38 g/con hay mô hình nuôi tôm – lúa xen canh của Nguyễn Thị Hậu Phương (2012) khối lượng tôm trung bình khi thu hoạch từ 25,9-37,3 g/con thì mô hình nuôi đạt khối lượng cao hơn. Đây là nền tản

32

thúc đẩy người dân huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long đầu tư và phát triển mô hình nhằm tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình ngoài việc canh tác lúa.

Hình 4.9 Phân cỡ tôm khi thu hoạch

Tôm nuôi khi thu hoạch ở 2 ruộng tập trung chủ yếu là loại 2 và loại 3. Ở ruộng 1 tỷ lệ tôm loại 2 chiếm 18,5% và loại 3 đạt 81,5%. Ruộng 2 có tôm lọai 2 ở mức thấp hơn 12,7%, còn lại 87,3% là loại 3. Do đây là mô hình canh tác lúa kết hợp với nuôi tôm xen canh, việc quản lý môi trường và thức ăn cho tôm cũng chưa được chặt chẽ nên tôm không đạt khối lượng ở loại 1 như trong các mô hình nuôi công nghiệp. Ruộng 2 có tỉ lệ tôm loại 2 thấp nên làm cho giá sản phẩm khi bán cũng giảm theo và thấp hơn ruộng 1.

4.3.2 Năng suất và tỉ lệ sống của tôm trong mô hình nuôi

Bảng 4.7 Năng suất và tỉ lệ sống của mô hình nuôi tôm xen canh ruộng lúa

(Đơn vị tính: 1.000đ) Ruộng nuôi Tỉ lệ sống (%) Năng suất/ruộng (kg/ruộng) Năng suất/ha (kg/ha) Ruộng 1 19,5 108 216 Ruộng 2 14,8 83 166 TB 17,2±3,32 95,5±17,7 191±35,4

33

Tỉ lệ sống của tôm nuôi trong 2 ruộng dao động trong khoảng 14,8-19,5% và đạt mức trung bình 17,2±3,32%. Cả 2 ruộng đều có tỷ lệ sống chưa cao nhưng do ruộng 1 có chế độ thay nước kết hợp với cho ăn đúng cử trong quá trình ương nên tỷ lệ sống cao hơn. Khi đối chứng mô hình nuôi tôm càng xanh luân canh trong ruộng lúa (Dương Nhựt Long, 2005) với mật độ 10 con/m2 đạt tỉ lệ sống 6-32,3% so với kết quả đạt được của Lam Mỹ Lan (2006) khi nuôi với mật độ 4-6 con/m2 cho tỉ lệ sống cao 48,6-61,5%. Theo Lam Mỹ Lan (2006), nuôi tôm mật độ càng cao thì tỷ lệ sống có khuynh hướng giảm dần. Kết quả đạt được cũng tương đương với kết quả báo cáo của Lê Minh Hùng (2013) nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa mật độ 3 con/m2 tỉ lệ sống 18,1±2,22%.

Khi phân tích năng suất của tôm trên từng ruộng nuôi cho thấy ruộng 1 với năng suất 108 kg/ruộng cao hơn so với ruộng 2 đạt 83 kg/ruộng. Nguyên nhân của sự chênh lệch do ruộng 1 tôm có tỉ lệ sống và tính phân cỡ ở loại 2 chiếm phần trăm cao làm cho tổng khối lượng tôm khi thu hoạch tăng theo. Bên cạnh đó chế độ thay nước thường xuyên đã cung cấp đủ lượng Oxy cho quá trình hô hấp cũng như kích thích tôm lột xác đồng loạt nên tôm phát triển đồng cỡ, kết hợp chất thêm chà để tránh hiện tượng ăn nhau làm tăng tỉ lệ sống. Khi so sánh kết quả thực nghiệm với các mô hình nuôi tôm xen canh trong ruộng lúa ở một số địa phương vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và điển hình là mô hình nuôi tôm ở huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre (2004) năng suất đạt 150-300 kg/ha (Trần Thanh Hải và ctv., 2004) thì năng suất đạt được trung bình của 2 ruộng nuôi 202±19,8 kg/ha ở mức chấp nhận.

4.3.3 Hiệu quả kinh tế và lợi nhuận đạt được từ mô hình nuôi

Hiệu quả kinh tế trong mô hình nuôi tôm - lúa kết hợp tại huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long được thể hiện cụ thể như sau:

Bảng 4.8 Hiệu quả kinh tế và lợi nhuận từ tôm càng xanh

(Đơn vị tính: 1.000đ)

Hộ nuôi Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận/ruộn g Lợi nhuận/ha Tỷ suất lợi nhuận (%) Ruộng 1 18.360 7.955 10.365 20.730 130,3 Ruộng 2 13.160 6.930 6.230 12.460 89,9

Kết quả phân tích cho thấy ruộng 1 do tôm nuôi có tỷ lệ sống cao nên năng suất đạt được lớn với tổng thu nhập là 18,4 triệu đồng, có sự chênh lệch rất lớn so với ruộng 2 (13,2 triệu đồng). Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận từ 2 ruộng lần lượt là

34

10,4 triệu đồng/ruộng, 130,3% ở ruộng 1và ruộng 2 với 12,5 triệu đồng/ruộng và 89,9%.

Do hai ruộng nuôi với cùng diện tích 5.000 m2 nên chi phí đầu tư cho tôm dao động không nhiều trung bình 7,44 triệu đồng/ruộng.

Hình 4.10 Các khoảng chi phí cho nuôi tôm càng xanh

Chi phí cho con giống có tỉ lệ cao nhất chiếm 36,4% tổng vốn đầu tư. Do nuôi tôm chủ yếu bằng thức ăn tự nhiên và chỉ kết hợp với thức ăn công nghiệp trong 2 tháng ương nên chi phí cho thức ăn thấp ở mức 35,5%. Kế đến là các khoảng chi cho công thu hoạch (10,4%), xăng dầu (7,1%), vôi (5%) và có phát sinh thêm khoảng chi khác chiếm 5,6%.

Bảng 4.9 Hiệu quả kinh tế và lợi nhuận từ mô hình tôm – lúa xen canh

(Đơn vị tính: 1.000đ)

Ruộng 1 Ruộng 2 Trung bình

Tổng thu 32.110 29.990 31.050± 1.499

Tổng chi 18.195 16.000 17.097,5± 1.552

Lợi nhuận/ruộng 13.915 13.990 13.952,5± 53,03

Lợi nhuận/ha 27.830 27.980 27.905± 106,07

Tỷ suất lợi nhuận (%) 76,48 87,44 81,96±4,95

35

Hiệu quả lợi nhuận trong mô hình nuôi tôm - lúa kết hợp tại huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long được thể hiện ở bảng 4.13 và phụ lục B3 cho thấy mức độ đầu tư chi phí trung bình 17,1±1,55 triệu đồng/ruộng dao động trong khoảng 16- 18,2 triệu đồng/ruộng. Sau 6 tháng nuôi và canh tác lúa nguồn thu nhập đạt được bình quân 31,1±1,5 triệu đồng/ruộng mang lại mức lợi nhuận trung bình 14,0±0,05 triệu đồng/ruộng (tương đương 27,9±0,11 triệu đồng/ha). Từ kết quả thu được ta xác định tỷ suất lợi nhuận biến động từ 76,48% ở ruộng 1 và 87,44% ở ruộng 2. Khi đối chứng với kết quả của Hồ Thanh Thái (2011) nuôi với mật độ nuôi 2 con/m2 mang lại lợi nhuận trung bình 14,07±3,36 triệu đồng/ha, lợi nhuận từ thực nghiệm nuôi tôm - lúa xen canh của Sơn Hồng Hoa (2013) tại huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu dao động từ 21,17-46,4 triệu đồng/ha (ở 4 ruộng) tuy có sự chênh lệch nhưng không cao. Tỷ suất lợi nhuận đạt được ở 2 ruộng trung bình đạt 81,96±4,95%.

Qua kết quả thực nghiệm cho thấy với mô hình nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể. Do người dân biết tận dụng chủ yếu nguồn thức ăn tươi sống sẵn có trong tự nhiên (cá rô phi, ốc bươu vàng) và các phụ phẩm nông nghiệp nên chi phí đầu tư thấp nhưng lợi nhuận đạt được tương đối cao. Ngoài ra việc tân dụng diện tích đất canh tác để nuôi tôm kết hợp áp dụng các biện pháp kỹ thuật đơn giản đã giúp tăng hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích sản xuất.

36

CHƯƠNG V

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận

5.1.1 Hiện trạng nuôi thủy sản ở huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long

Nguồn thông tin kỹ thuật có được nhờ người dân học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình nuôi trước, kết hợp với việc tận dụng các phương tiện truyền thông như Tivi, báo đài và trao đổi nguồn kiến thức thông qua các lớp tập huấn của các cán bộ kỹ thuật tại địa phương.

Mô hình nuôi với nhiều hình thức như nuôi trong ao chiếm 80% trong tổng số 30 hộ được khảo sát, bể lót bạt (13,3%) và 6,7% nuôi trong mương vườn. Diện tích nuôi thủy sản trong ao đất cao nhất trung bình 1.169,2±905,9 m2

đến nuôi trong mương vườn đạt 225±106,1 m2

, thấp nhất là nuôi trong bể lót bạt chỉ có 24,3±26,6 m2.

Có 90% hộ dân sử dụng trực tiếp nguồn nước từ sông để cung cấp cho các hoạt động nuôi, 10% còn lại sử dụng kết hợp thêm ao lắng.

Nguồn con giống được mua 100% tại các trại sản xuất giống. Tỷ lệ sống trung bình trên các đối tượng là 78,4±13,2%.

Trong quá trình nuôi người dân có sử dụng kết hợp giữa thức ăn công nghiệp và thức ăn tự chế (chiếm 50%); 33,3% cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp; 16,7% chỉ sử dụng thức ăn tự chế.

Có 83,3% hộ nuôi có lời và 16,7% phải chịu thua lỗ nhưng không nhiều. Tỷ suất lợi nhận chung cho các mô hình là 15,5%.

5.1.2 Thực nghiệm mô hình nuôi tôm – lúa kết hợp

Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ trong, pH, DO, N-NH4 +

, P-PO43- đều nằm trong khoảng thích hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm càng xanh.

Tỉ lệ sống của tôm ở ruộng 1 đạt 19,5% cao hơn nhiều so với ruộng 2 chỉ có 14,8% và khối lượng thu được sau 180 ngày nuôi đạt trung bình 38,1±2,16 g/con ở ruộng 1 và 42,2±24,2 g/con (ruộng 2).

Năng suất và lợi nhuận đạt được từ mô hình nuôi tôm xen canh trong ruộng lúa ở 2 ruộng lần lượt là 216 kg/ha/vụ và 27,83 triệu đồng/ha/vụ đối với ruộng 1; 188 kg/ha/vụ và 27,98 triệu đồng/ha/vụ ở ruộng 2.

37

5.2 Đề xuất

Mở rộng diện tích canh tác tôm - lúa kết hợp trong huyện Vũng Liêm để người dân tăng thêm nguồn thu nhập.

Triển khai các lớp tập huấn hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào vụ nuôi.

Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và bình ổn giá cả để tránh tình trạng người nuôi bị thương lái ép giá khi bán với số lượng nhỏ.

38

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Dương Nhựt Long và Lam Mỹ Lan, 2003. Giáo trình Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt.Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ.

Dương Nhựt Long, Đặng Hữu Tâm và Trần Văn Hận, 2005. Nuôi tôm càng xanh luân canh trên ruộng lúa ở huyện Mộc Hóa, Vĩnh Hưng và Tân Hưng, tỉnh Long An. 77p.

Dương Nhựt Long, Đặng Hữu Tâm và Trần Văn Hận, 2006. Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong ao đất tại tỉnh Long An. Báo cáo khoa học 134-143pp.

Đoàn Quốc Khanh, 2008. Điều tra hiện trạng nuôi tôm cang xanh

(Macrobrachium rosenbergii) ở huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp. Luận Văn tốt

nghiệp đại học. Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ. 42 trang.

Hồ Thành Thái, 2011. Khảo sát hiện trạng và thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong ruộng lúa kết hợp tại huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu. Luận Văn Thạc sĩ. Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ. 54 trang.

Lam Mỹ Lan, Dương Nhựt Long và J.C Micha, 2008. So sánh biện pháp kỹ thuật và hiệu quả kinh tế mô hình nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) xen canh và luân canh với trồng lúa. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ (2): 82-88.

Lê Minh Hùng, 2013.Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium

rosenbergii de Man) xen canh trong ruộng lúa tại Huyện Thạnh Phú Bến Tre. Luận

văn đại học. Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ.

Lê Quốc Việt, 2005. Điều tra hiện trạng và thực nghiệm nuôi tôm càng xanh

(Macrobrachium rosenbergii) trong ao đất với mật độ khác nhau ở tỉnh Vĩnh Long.

Luận văn Thạc sĩ. Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ. 64 trang.

Lê Quốc Việt và Nguyễn Anh Tuấn, 2006. Khảo sát hiện trạng nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong ao đất ở tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí khoa học. 280-290pp. 38 trang.

Lê Văn Khoa, 2013. Khảo sát hiện trạng nuôi tôm càng xanh

(Macrobrachium rosenbergii) luân canh trong ruộng lúa tại huyện Thoại Sơn tỉnh

An Giang. Luận văn đại học. Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ.

Nguyễn Anh Tuấn, 2003. Nghiên cứu cải tiến mô hình nuôi Tôm càng xanh (Macrobrachiuu rosenbergii) trong ruộng lúa và trong ao đất. Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ.

39

Nguyễn Bá Quốc, 2007. Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa với mật độ khác nhau ở Tam Nông – Đồng Tháp. Luận văn đại học. Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ. 38 trang.

Nguyễn Quang Trung và Phạm Trường Yên, 2008. Ảnh hưởng kích cỡ giống lên năng suất và hiệu quả kinh tế mô hình nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium

rosenbergii) và lúa luân canh ở Cần Thơ.

Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2009. Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác. Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ.

Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, Trần Thị Thanh Hiền và Marcy N Wilder, 2003. Nguyên lý và kỹ thuật sản xuất giống tôm càng xanh. Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ. 126 trang.

Nguyễn Thế Diễn, 2010. Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium

rosenbergii) trong mương vườn dừa ở huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Luận văn tốt

nghiệp đại học. Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ.

Nguyễn Thị Hậu Phương, 2012. Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh

(Macrobrachium rosenbergii) xen canh trong ruộng lúa tại xá Vĩnh Lộc huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu. Luận văn đại học. Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ. 52 trang.

Nguyễn Văn Thường và Trương Quốc Phú. 2009. Giáo trình Ngư Loại II (Giáp xác và Nhuyễn thể). Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ.

Nguyễn Việt Thắng. 1995. Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium

rosenbergii). NXB Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

Phạm Trường Yên và Trần Ngọc Nguyên, 2003. Nuôi tôm càng xanh trong mùa lũ trên ruộng lúa tại huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ. Hội thảo Khoa học “Phát triển kinh tế Nông - Lâm - Ngư vùng ngập lũ ĐBSCL”, Cần Thơ 05/2003.

Sơn Hồng Hoa, 2013. Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium

rosenbergii) xen canh trong ruộng lúa tại huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu. Luận văn

Một phần của tài liệu thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii de man, 1879) xen canh trong ruộng lúa ở huyện vũng liêm tỉnh vĩnh long (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)