Thông tin tổng quát về mô hình nuôi thủy sản

Một phần của tài liệu thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii de man, 1879) xen canh trong ruộng lúa ở huyện vũng liêm tỉnh vĩnh long (Trang 27)

18

Qua điều tra, phỏng vấn 30 hộ nuôi thủy sản trong huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long với những kết quả đạt được được ghi nhận như sau:

Bảng 4.1 Những thông tin cơ bản về mô hình nuôi thủy sản

Diễn giải Đvt Trung bình

1.Hình thức sản xuất

- Nông hộ % 100

- DNTN % 0

2. Kinh nghiệm nuôi Năm 3,53±1,98

3. Nguồn cung cấp kỹ thuật

- Kinh nghiệm tự có % 87

- Truyền thông % 13

4. Đối tượng nuôi

- Cá các loại % 100

- Tôm % 0

Ghi chú: Giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn

Kết quả khảo sát thực trạng nuôi thủy sản ở huyện Vũng Liêm cho thấy 100% hộ nuôi theo quy mô gia đình. Nguyên nhân do đây là địa điểm có hướng canh tác nông nghiệp truyền thống chủ yếu là cây lúa và hoa màu. Nhiều gia đình đã tận dụng một phần đất nhỏ đào mương cung cấp nước cho việc tưới tiêu đã kết hợp với nuôi cá (chủ yếu để ăn hoặc một số ít đem bán phụ thêm cho những chi phí khác). Nhưng vấn đề quan trọng là do người dân chưa có điều kiện thuận lợi về vốn và những kiến thức chuyên môn nên chưa mạnh dạng đầu tư, mở rộng diện tích nuôi thủy sản.

Tuy chỉ nuôi với quy mô nhỏ nhưng đa số các hộ nuôi đều có kinh nghiệm và hiểu biết, trung bình đạt 3,53±1,98 năm (cao nhất là 8 năm ở hộ ông Nguyễn Văn Sơn với mô hình nuôi cá Tra trong ao đất truyền thống được ghi nhận ở bảng phụ lục A2). Bên cạnh đó cũng có nhiều hộ mới nuôi được 1-2 năm do việc tận dụng và cải tạo vùng đất bãi bồi ven sông. Những thông tin về kỹ thuật, bệnh và cách phòng bệnh có được chủ yếu từ kinh nghiệm của bản thân người nuôi chiếm 87% và 13% còn lại học hỏi từ các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài và các lớp tập huấn

19

tại địa phương. Các đối tượng được nuôi chủ yếu trong đợt khảo sát là cá các loại chiếm 100% (chủ yếu cá Tra, cá Trê, cá Lóc, Sặc Rằn và một số loài được nuôi ghép) vì đây là những loài cá dễ nuôi không cần kinh nghiệm lâu năm hay tay nghề kỹ thuật cao, có thể tận dụng diện tích mặt nước và nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên. Mô hình nuôi tôm không được thực hiện trong 1 đến 2 năm gần đây. Nguyên nhân do người dân nuôi với quy mô nhỏ, nguồn tôm giống ở địa phương không có nên phải mua từ các công ty sản xuất giống ở một số tỉnh lân cận, chi phí vận chuyển cao.

Một phần của tài liệu thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii de man, 1879) xen canh trong ruộng lúa ở huyện vũng liêm tỉnh vĩnh long (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)