1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo dục kĩ năng sống về sức khoẻ sinh sản vị thành niên qua tiết học ngoại khoá của môn GDCD cho các em học sinh lớp 9 trường THCS xuân thọ

19 347 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,91 MB

Nội dung

Khi đã trải qua rồi tôi và bạn đều hiểu rằng sẽ giúp ích rất nhiều cho vị thành niên khi các em được biết đầy đủ các thông tin, kiến thức về sức khỏe sinh sản, để các em dễ dàng ứng phó

Trang 1

MỤC LỤC

1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Lí do chọn đề tài: 1

1.2.Mục đích nghiên cứu: 1

1.3.Đối tượng nghiên cứu: 1

1.4 Phương pháp nghiên cứu: 1

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 1

2.2 Thực trạng của vấn đề 2

2.3 Các giải pháp thực hiện để giáo dục kĩ năng sống về sức khỏe sinh sản cho học sinh lớp 9 qua tiết học ngoại khóa môn giáo dục công dân 3

2.4 Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục: 14

3 KẾT LUẬN 14

3.1 Kết luận: 14

3.2 Kiến nghị: 15

Trang 2

1 MỞ ĐẦU

1.1.Lí do chọn đề tài:

Tuổi vị thành niên là giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi con người, với bao điều kì diệu, nhiều ước mơ và niềm vui trong học tập, trong cuộc sống, cũng lắm rắc rối, lại nhiều băn khoăn Ở giai đoạn này con người có rất nhiều thay đổi về tâm sinh lí, là giai đoạn đánh dấu bước phát triển lớn từ phạm

vi gia đình để bắt đầu ra nhập xã hội và cộng đồng Tôi và bạn cũng đã trải qua giai đoạn này và cũng đã gặp những khó khăn trước sự biến đổi của thể chất, tâm sinh lí, tình cảm ở tuổi vị thành niên Khi đã trải qua rồi tôi và bạn đều hiểu rằng sẽ giúp ích rất nhiều cho vị thành niên khi các em được biết đầy đủ các thông tin, kiến thức về sức khỏe sinh sản, để các em dễ dàng ứng phó với những khó khăn, thử thách đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày mà các em đang phải đối mặt Vì vậy giáo dục kỹ năng sống về sức khỏe sinh sản cho vị thành niên là vấn đề vô cùng quan trọng, cần thiết mang tính “chiến lược quốc gia” cần phải làm ngay

1.2.Mục đích nghiên cứu:

Giáo dục kĩ năng sống về sức khỏe sinh sản cho học sinh lớp 9 nhằm nâng cao hiệu quả của công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình trong nhà trường cũng như ở xã Xuân Thọ

1.3.Đối tượng nghiên cứu:

Đưa ra một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống về sức khỏe sinh sản cho học sinh lớp 9 trường TH&THCS Xuân Thọ qua tiết học ngoại khóa môn GDCD

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

- Điều tra, khảo sát, quan sát tìm hiểu

- Tìm hiểu thực tế

- Nêu vấn đề

- Thảo luận nhóm

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

Theo qui định của tổ chức Y tế thế giới vị thành niên là những người có

độ tuổi từ 10-19 tuổi Đây là độ tuổi thiếu niên và trước tuổi trưởng thành [1] Những người trong độ tuổi này đều muốn tự khẳng định mình nên dễ thay đổi về tính cách, hành vi, cách ứng xử, các em đã có những biểu hiện về cảm xúc có sự nhạy cảm về giới tính, điều này được biểu hiện qua các hành vi: Thích quan tâm tới bạn khác giới, mong các bạn khác giới quan tâm tới mình, thích làm đẹp, thường đứng trước gương để ngắm mình hoặc có những hành vi gán ghép các bạn trong lớp với nhau, trêu chọc bạn khác giới, và vô tình các em đã tạo nên rung cảm yêu đương, đôi lúc suy tư, mơ màng, nhiều em đã sao nhãng việc học tập, học tập giảm sút Nếu các em được cha mẹ, thầy cô quan tâm, giúp đỡ hỗ

Trang 3

trợ kiến thức, kĩ năng về sức khỏe sinh sản thì các em sẽ bắt đầu một cuộc sống tốt đẹp và ngược lại nếu để các em thiếu hiểu biết về kĩ năng sức khỏe sinh sản thì các em dễ mắc sai lầm và sẽ tổn thương cả về thể xác lẫn tinh thần thì khó có thể hồi phục được Hiện nay ở tuổi các em luôn phải đối mặt với các nguy cơ:

+ Quan hệ tình dục sớm

+ Dễ bị xâm hại tình dục

+ Mang thai ngoài ý muốn

+ Dễ bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nguyên nhân dẫn đến nguy cơ trên là do các em thiếu kiến thức về giới tính, về tình dục, thiếu kĩ năng sống cần thiết để bảo vệ mình trong các tình huống xảy ra với các em ở bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi nào

Vậy để hạn chế và ngăn chặn nguy cơ trên thì việc giáo dục kĩ năng sống

về sức khỏe sinh sản cho các em học sinh bậc trung học cơ sở là một vấn đề quan trọng của các nhà trường hiện nay

2.2 Thực trạng của vấn đề

Theo giáo sư Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương- Phó chủ tịch Hội phụ sản Việt Nam: thống kê cho thấyViệt Nam là một trong ba nước có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới Ở Việt Nam có đến 20% người nạo phá thai trong độ tuổi vị thành niên Theo thống kê của Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em, năm 2010 cả nước có:470.000 ca phá thai trong đó có hơn 9.000 ca là vị thành niên Đến năm 2015 trong tổng số gần 280.000 ca phá thai có khoáng 5.500 ca phá thai ở tuổi vị thành niên thực hiện ở hệ thống y tế công chưa kể các cơ sở y tế tư nhân Cũng trong năm 2015 trong tổng số ca đẻ thì có 42.000 ca là vị thành niên chiếm

3,5% Từ thực trạng trên cho thấy tình trạng sức khỏe sinh sản vị thành niên ở

nước ta hiện nay đang trong mức báo động Đây không chỉ là gánh nặng thách

thức cho công tác dân số mà còn để lại hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ trẻ về tình trạng sức khỏe và tâm lí của các em mà qua đó cũng cho thấy trẻ vị thành niên Việt Nam hiện nay chưa có hiểu biết đầy đủ về sức khỏe sinh sản và giới tính.[2]

Cùng với thông tin trên, hiện nay trong học đường đã và đang xảy ra hiện tượng khá phổ biến đó là: nhiều em đã yêu, có em có quan hệ tình dục Trong khi đó các em lại không có kiến thức để tự bảo vệ nên dẫn đến có thai ngoài ý muốn, phải đi nạo phá thai, có em phải nghỉ học để kêt hôn, điều đó đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các em, đưa đến hậu quả không tốt cho cả cuộc đời Cũng không nằm ngoài thực trạng chung của xã hội, vấn đề sức khỏe sinh sản ở nơi tôi công tác cũng đang là vấn đề mà bản thân và các bậc phụ huynh rất quan tâm, cần sự chung tay của gia đình – nhà trường và xã hội Sau nhiều năm công tác tôi đã chứng kiến một số trường hợp: Có em bỏ học để đi chơi với bạn trai,

có em đang học dở lớp 9 hoặc học xong lớp 9 là kết hôn Qua tìm hiểu tôi được biết các em tảo hôn là do các nguyên nhân sau:

Do vị thành niên có quan hệ tình dục sớm

Do phong tục tập quán của địa phương, do quan niệm lạc hậu của các bậc cha mẹ cho rằng: con gái không cần học nhiều mà ở nhà lo lấy chồng

Trang 4

Do sống buông thả thiếu sự quan tâm, chia sẻ của gia đình.

Trước thực trạng báo động của vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên, nhận thức được tầm quan trọng của vị thành niên đối với tương lai đất nước, dân tộc, bản thân muốn được đóng góp một phần nhỏ trách nhiệm của mình vào nhiện vụ chung của xã hội cũng như nhiệm vụ của chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình Vì thế tôi đã đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống về sức khỏe sinh sản vị thành niên vào bộ môn GDCD giảng dạy cho các em học sinh lớp 9 làm sáng kiến kinh nghiệm Để biết được kiến thức về sức khỏe sinh sản của các em như thế nào trước khi thực hiện tôi đã tiến hành khảo sát kiến thức

về sức khỏe sinh sản cho các em học sinh lớp 9 theo hình thức trắc nghiệm

Câu hỏi: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây (hãy khoanh tròn vào chữ cái

đầu câu mà em chọn)

1 Vị thành niên có quyền được yêu hay không?

2 Khi nào thì vị thành niên nên yêu?

A Đang đi học

B Khi đã học xong phổ thông

C Khi biết tự lập cuộc sống

Đáp án: Câu 1 khoanh A, Câu 2 khoanh C

Kết quả trả lời của các em như sau:

Số

HS

Chọn A Chọn B Không chọn Chọn A Chọn B Chọn C Không chọn

29 15 51,7 11 37,9 3 10,4 10 34,5 12 41,4 5 17,2 2 6,9

Qua kết quả trên cho thấy kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên của các em còn rất hạn chế, có em còn chưa biết để các em được trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng về sức khỏe sinh sản cũng như hiểu rõ điều các em cần sự

giúp đỡ, chia sẽ, hỗ trợ nên tôi đã chọn: “Giáo dục kĩ năng sống về sức khỏe sinh sản vị thành niên cho các em học sinh lớp 9 qua tiết học ngoại khóa môn giáo dục công dân” làm sáng kiến kinh nghiệm với hi vọng sau tiết học ngoại

khóa các em sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức về sức khỏe sinh sản, về kĩ năng sống từ đó các em có thể chủ động đối phó một cách tốt nhất với những tình huống có thể xảy ra hàng ngày trong cuộc sống mà các em đang phải đối mặt

2.3 Các giải pháp thực hiện để giáo dục kĩ năng sống về sức khỏe sinh sản cho học sinh lớp 9 qua tiết học ngoại khóa môn giáo dục công dân.

2.3.1.Mục đích của việc giáo dục kĩ năng sống về sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh lớp 9.

Trang 5

Giáo dục kĩ năng sống về sức khỏe sinh sản vị thành niên nhằm trang bị cho các em đầy đủ các kiến thức về sức khỏe sinh sản để các em có khả năng chủ động ứng phó với những khó khăn thử thách xảy ra trong cuộc sống hằng ngày

Vậy giáo dục kĩ năng sống về sức khỏe sinh sản vị thành niên cho các em học sinh là nhiệm vụ được nhà nước ta rất coi trọng đồng thời cũng là thực hiện mục tiêu của chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình trong việc: “Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em”, phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ

2.3.2 Những nội dung cần giáo dục kĩ năng sống về sức khỏe sinh sản

vị thành niên:

Khi đưa vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên vào giảng dạy

có rất nhiều nội dung cần cung cấp cho các em Song để truyền tải thông điệp thiết thực có hiệu quả và sát với tình hình địa phương nơi các em đang sinh sống cũng như để phù hợp với nhận thức của các em tôi đã chọn một số nội dung như sau:

- Tình bạn và tình bạn khác giới

- Tình yêu và tình dục

- Phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục

- Kết hôn sớm

Căn cứ vào nội dung đã chọn để việc giáo dục đạt hiệu quả khi thực hiện giáo viên cần chú ý những nguyên tắc sau:

Một là: Khi tiến hành giáo dục giáo viên cần phải chú ý đến nội dung và

những vấn đề cần phải nhấn mạnh, khắc sâu kiến thức cho các em

Ví dụ: Khi nói về tình bạn và tình bạn khác giới Giáo viên cho học sinh

trao đổi câu hỏi: Em hiểu gì về tình bạn và tình bạn khác giới?[3]

Học sinh trả lời:

- Tình bạn là tình cảm gắn bó của hai hay nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tình tình, sở thích

- Tình bạn khác giới là tình bạn giữa các bạn nam và các bạn nữ

Có thể câu trả lời của học sinh chưa đầy đủ, chưa hết ý, giáo viên yêu cầu học sinh khác bổ sung thêm sau đó giáo viên nhận xét, mở rộng vấn đề như sau: Tình bạn còn có chung quan điểm sống, lý tưởng, ước mơ, trong thực tế cuộc sống có nhiều loại tình bạn như: bạn cùng học, bạn đồng nghiệp, bạn trong sáng lành mạnh và bạn không trong sáng lành mạnh Sau đó giáo viên có thể đặt câu hỏi khai thác ở học sinh: Em hãy nêu biểu hiện của tình bạn trong sáng lành mạnh và những hành vi không phù hợp với tình bạn trong sáng lành mạnh?

Hai là: Khi chuyển tải các thông điệp đến với học sinh thì thông điệp

phải phù hợp, xác thực với tình hình ở địa phương nơi các em đang sinh sống, từ

đó định hướng thái độ, hành vi cho các em, cụ thể: Khi học sinh trao đổi câu hỏi: Em hiểu gì về tảo hôn (kết hôn sớm)? Học sinh trả lời xong giáo viên đưa thông tin về tình trạng kết hôn sớm như sau:

Theo thông tin từ Gia đình nét: Số liệu của Qũy dân số Liên Hợp quốc (Năm 2015) cho thấy: Mỗi năm có 16.000.000 nữ vị thành niên sinh con trong

Trang 6

đó khoảng 2.000.000 vị thành niên mang thai ở tuổi 15 Khoảng 90% trường hợp sinh con liên quan đến việc kết hôn sớm Mức sinh của vị thành niên tại khu vực nghèo trên thế giới cao gấp 4 lần so với khu vực kinh tế khá giả.[4]

Sau khi học sinh nắm bắt được thông tin giáo viên đưa ra câu hỏi liên hệ thực tế ở địa phương để học sinh trao đổi

Câu hỏi như sau: Ở địa phương em có còn xảy ra trường hợp kết hôn trước tuổi quy định của pháp luật không?

Học sinh thảo luận đưa ra ý kiến, giáo viên phân tích cho học sinh thấy được tác hại của việc lấy vợ hoặc lấy chồng sớm như sau: kết hôn sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con, mất cơ hội học hành, không phát huy được khả năng của bản thân, con cái nheo nhóc, chưa biết cách quản lí gia đình, kinh tế thiếu thốn, vợ chồng bất hòa, hạnh phúc dễ tan vỡ

Ba là: Khi giáo dục kĩ năng sống cho vị thành niên cần dựa vào chính

những nhu cầu của các em Những nhu cầu đó phải phù hợp với nền tảng xã hội, môi trường sống cụ thể Giáo viên nên đưa ra những vấn đề mà vị thành niên đang phải đối mặt

Cụ thể:

- Những khó khăn bỡ ngỡ của sự phát triển tâm sinh lí tuổi vị thành niên

- Những bối rối trong tình bạn khác giới

- Tình yêu – Tình dục nên hay không?

- Nguy cơ xâm hại tình dục và cách xử lí khi bị xâm hại tình dục

- Nguy cơ có thai và cách phòng tránh thai ngoài ý muốn

- Thái độ trước các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS

- Thái độ với kết hôn sớm

2.3.3 Vận dụng giáo dục kĩ năng sống về sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh lớp 9 qua tiết học ngoại khóa môn GDCD.

Tiết 16: Ngoại khóa: GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG VỀ

SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN.

Chủ đề: HỌC SINH VỚI SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN

A MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Giúp học sinh có hiểu biết đầy đủ về sức khỏe sinh sản vị thành niên

2.Kĩ năng:

- Học sinh biết cách ứng xử tự tin, chủ động hoàn thiện hành vi của bản thân trong giao tiếp, trong giải quyết vấn đề với mọi người và cộng đồng

3 Thái độ:

- Có nhận thức đúng trong các mối quan hệ với bạn khác giới

- Biết chia sẻ với mọi người, bạn bè về những băn khoăn của bản thân về một vấn đề xảy ra với bản thân cần giải quyết như là bị ép lấy vợ hoặc lấy chồng sớm

Trang 7

- Phê phán hành vi xâm phạm sức khỏe sinh sản vị thành niên.

B CHUẨN BỊ:

* Giáo viên:

+ Soạn giáo án

+ Đọc tham khảo tài liệu

+ Xây dựng hệ thống câu hỏi cho tiết dạy ngoại khóa

+ Giao nhiệm vụ cho học sinh sưu tầm tài liệu có liên quan đến bài học

*Học sinh:

- Trang trí lớp học

- Chuẩn bị giấy A0, bút dạ

- Đọc, tìm hiểu tài liệu viết về sức khỏe sinh sản vị thanh niên

C TỔ CHỨC TIẾT NGOẠI KHÓA.

* Giáo viên giới thiệu chủ đề tiết học: Hiện nay các em được tiếp xúc rất

sớm với các luồng thông tin có lợi và bất lợi từ nhiều nguồn đem đến như: xem truyền hình, internet, mạng xã hội chính điều đó đã có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của các em và cũng là nguyên nhân của một số vấn đề sau: Tình yêu ở tuổi học trò, tình dục trước hôn nhân, mang thai ngoài ý muốn, các căn bệnh lây truyền qua đường tình dục để rồi nhiều học sinh nữ phải bỏ học để kết hôn hoặc nạo phá thai đã ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hoặc gây hậu quả không tốt cho cả cuộc đời

Một trong những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề trên là do các em thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản, thiếu kĩ năng sống cần thiết để bảo vệ mình Để các em có biện pháp đối phó với các nguy cơ trên thì tiết học ngoại khóa hôm nay sẽ giúp các em tránh được những vấn đề đó

*Giáo viên giới thiệu nội dung tiết học:

( Giáo viên giới thiệu nội dung tiết ngoại khóa)

Trang 8

Tiết ngoại khóa về sức khỏe sinh sản hôm nay các em sẽ tìm hiểu qua 2 phần:

- Phần 1: Học sinh với sức khỏe sinh sản

- Phần 2: Xử lí tình huống

* Cách thức tổ chức như sau:

Phần 1: - Học sinh với sức khỏe sinh sản.

- Hình thức tổ chức: Trò chơi : “Chọn ô số mở câu hỏi”

A Mục tiêu:

- Nâng cao hiểu biết cho học sinh về sức khỏe sinh sản vị thanh niên

B Nội dung:

- Hiểu biết về tình bạn, tình bạn khác giới, vai trò của tình bạn trong cuộc sống

- Những kiến thức về tình dục từ đó không quan hệ tình dục trước hôn nhân

- Các biện pháp tránh thai phù hợp với vị thành niên

- Biết phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục

- Trách nhiệm của vị thành niên trong việc bảo vệ sức khỏe sinh sản

C Các bước tiến hành:

- Giáo viên giới thiệu giám khảo: Giáo viên dạy bộ môn GDCD

- Giới thiệu thư kí: Chọn một em học sinh trong lớp làm thư ký

- Tổ chức tiết học: Giáo viên giới thiệu cho các em cách chơi phần 1 như sau: Trên bảng có 15 ô số trong mỗi ô số là một câu hỏi Phần một gồm có 15 câu hỏi

- Sau đó phổ biến cách chơi phần 1 như sau: Cô chia lớp thành 3 đội (mỗi đội gồm 9 em) Phần mở ô số gồm có 15 câu hỏi, trả lời theo hình thức trắc nghiệm và tự luận Mỗi đội phải mở năm ô số (tức là mỗi đội phải trả lời năm câu hỏi), thời gian suy nghĩ và trả lời cho mỗi câu hỏi là 10 giây, hết thời gian trao đổi đại diện của tổ lên trả lời (Khi lên trả lời các em chú ý khi trả lời phải quay măt về phía các bạn, nói to, rõ ràng) Trả lời đúng mỗi câu hỏi được tính

20 điểm, trả lời sai không có điểm, đội bạn xin trả lời đúng được cộng 10 điểm, nếu sai bị trừ 5 điểm Sau mỗi câu trả lời giám khảo đánh giá và cho điểm ngay Thư ký ghi điểm của từng đội để sau khi kết thúc phần 1, thư ký thông báo điểm của từng đội trước lớp Giám khảo đánh giá chung chuyển sang phần 2

8 7

6 5

4 3

2 1

0

1 1

1 2

1 3

1 4

1 5

Trang 9

Hệ thống câu hỏi phần chọn ô số như sau:

Câu 1: Độ tuổi có sức khỏe sinh sản tốt nhất là:[5]

A Từ 18- 35 B Từ 22-29 C Từ 18-30.

Câu 2: Vị thành niên nằm trong độ tuổi nào?[6]

A Từ đủ 10 tuổi đến 19 tuổi

B Nhỏ hơn 18 tuổi

C Từ 15 tuổi- 19 tuổi

Câu 3: Phụ nữ mang thai ở tuổi vị thành niên có nguy cơ:[6]

A Gây tác hại sâu đến trẻ sơ sinh

B Đẻ non cao hoặc sinh ra đứa trẻ quá nhẹ cân

C Sinh con non và dễ tử vong.

Câu 4: Cách tránh thai hiệu quả nhất ở tuổi vị thành niên là:[6]

A Uống thuốc tránh thai

B Dùng bao cao su

C Không quan hệ tình dục.

Câu 5: Để có điều kiện nuôi dạy con tốt mỗi cặp vợ chồng nên có mấy con:

A Một đến hai con B Ba con C Bốn con

Câu 6: Bồng bồng cõng chồng đi chơi

Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng

Chị em ơi cho tôi mượn cái gàu sòng

Để tôi tát nước múc chồng tôi lên [7]

Bài ca dao trên nói về hủ tục nào của nước ta?

A Tảo hôn B Trọng nam khinh nữ C Kết hôn.

Câu 7: HIV/AIDS lây truyền qua các con đường nào?

Đáp án: Đường máu; Quan hệ tình dục bừa bãi; Từ mẹ sang con

Câu 8: Bình đẳng giới là:

A Là bình đẳng riêng cho phụ nữ

B Là bình đẳng riêng cho nam giới

C Là việc nam, nữ có vai trò ngang nhau được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình và thụ hưởng như nhau về thành quả của

sự phát triển đó.

Câu 9: Trai anh hùng năm thê, bảy thiếp

Gái chính chuyên chỉ có một chồng.[7]

Em có đồng tình với câu ca dao trên không? Vì sao?

Đáp án: - Em không đồng tình với câu ca dao trên

Vì: Câu ca dao trên là quan điểm lạc hậu, lỗi thời của chế độ phong kiến

trước kia còn xã hội ngay nay, nhà nước ta đã thực hiện bình đẳng giới (nam nữ bình quyền), nam nữ có quyền như nhau dù là nam hay nữ kết hôn cũng chỉ có một (Một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng) Pháp luật đã quy định rõ: Cấm kết hôn với người đang có vợ hoặc đang có chồng Vậy những người đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn là vi phạm pháp luật.

Câu 10: Lấy chồng từ thuở mười ba

Trang 10

Đến nay mười tám thiếp đà ba con.[7]

Bài ca dao trên nói về những vi phạm gì?

Đáp án: - Kết hôn trước tuổi quy định (Tảo hôn).

- Vi phạm kế hoạch hóa gia đình.

Câu 11: Em hiểu gì về tình bạn? Tình bạn có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?

Đáp án: - Tình bạn là sự gắn bó giữa hai hay nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình sở thích cùng chung lí tưởng Tình bạn có thể cùng giới và khác giới.

- Tình bạn giúp ta cảm thấy ám áp, tin yêu cuộc sống hơn, biết hoàn thiện mình để sống tốt hơn.

Câu 12: Để phòng tránh HIV/AIDS Học sinh chúng ta cần phải làm gì?

Đáp án: - Học sinh phải sống lành mạnh, biết giữ mình, không sa vào tệ

nạn xã hội

Câu 13: Đâu là lí do không nên quan hệ tình dục ở lứa tuổi vị thành niên? [6]

A Tuổi học đường là mùa xuân đầu tiên của cuộc đời Vì vậy chúng ta cần tập trung vào học tập và phấn đấu cho một tương lai tươi sáng

B Không quan hệ tình dục sớm là cách tốt nhất để chúng ta tự tránh mình và bạn mình khỏi những nguy cơ rắc rối về sức khỏe và tâm lí

C Cả hai ý kiến trên.

Câu 14: Vì sao không nên kết hôn ở tuổi vị thành niên?[6]

A Vì còn ít tuổi

B Vì chưa chuẩn bị về tâm lí và các điều kiện

C Cả hai lí do trên.

Câu 15: Những nguy cơ nào là lớn nhất đe dọa tính mạng của vị thành niên?[6]

Đáp án: Ngoài những nguy cơ về bệnh tật, tai nạn có thể xảy ra với vị

thành niên thì nguy cơ lớn nhất phải nói đến là tình trạng mang thai ngoài ý muốn và nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Giáo khảm thông báo số điểm của từng đội trong phần I, sơ kết chuyển sang phần xử lí tình huống

Phần thứ hai: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

Hình thức tổ chức trò chơi: Chọn tình huống để giải quyết

A Mục tiêu:

Giúp các em vận dụng kiến thức sinh sản vị thành niên và kỹ năng được

hỗ trợ để ứng phó một cách tích cực vượt qua thử thách trong cuộc sống, chủ động đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra với các em bất cứ lúc nào, nơi nào

B Nội dung:

Ngày đăng: 28/10/2019, 08:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[3]. Kiến thức trong bài: "Xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh" – GDCD lớp 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh
[1]. Theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới Khác
[2]. Phát biểu của Giáo sư - Bác sĩ: Nguyễn Thị Ngọc Phương- Phó Chủ tịch Hội phụ sản Việt Nam Khác
[4]. Thông tin từ Gia đình nét- Số liệu của Qũy dân số LHQ (Năm 2015) Khác
[6]. Những câu hỏi thường gặp về chăm sóc sức khỏe SSVTN của TTTTNTW do tác giả Thanh Hải biên soạn Khác
[8].Cẩm nang giáo dục kĩ năng sống về SKSSVTN của TƯ Đoàn Thanh niên CS Hồ Chí Minh- Nhà xuất bản Thanh Niên Khác
[9]. Câu chuyện và tình huống pháp luật lớp 8 của BGD&ĐT năm 2004. Trong chủ đề 3: Phòng chống nhiễm HIV/AIDS Khác
[10]. Câu chuyện và tình huống pháp luật lớp 9 của BGD&ĐT. Trong chủ đề 1:Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w