1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý giáo dục kỷ luật quân đội cho sinh viên ở trung tâm giáo dục quốc phòng hà nội 2

130 628 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 1,93 MB

Nội dung

Sơ đồ 1.1 Quy trình của hoạt động sản xuất vật chất 10Sơ đồ 1.2 Quy trình của hoạt động quản lý 10Bảng 2.1 Đánh giá của cán bộ, giảng viên, nhân viên trong Trung tâm về thực trạng giáo d

Trang 1

C8 C3 80

VÜMANHHÀ

QUÀN LŸ GIÂO DyC KY LUÂT QUÂN DQI

QUÔC PHÔNG HÀ NÔI 2

Chuyên ngành: Quân lÿ giâo duc

Ma so: 60 14 01 14

LUÂN VAN THAC SÏ QUÂN LŸ GIÂO DUC

Ngu i f i hirôtig dan khoa hoc: TS VITHÂILANG

HÀ NÔI, 2015

Trang 2

Với tình cảm trân trọng và chân thành tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, Phòng Sau đại học, các cơ quan liên quan đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Xin được bày tỏ lòng cảm ơn, biết ơn sâu sắc tới các thày cô, các nhà khoa học đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong nghiên cứu khoa học Đặc biệt xin được trân trọng cảm ơn Tiến sĩ

Vi Thái Lang đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý giáo dục

Xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám đốc, các cán bộ, giảng viên, nhân viên, sinh viên ở Trung tâm GDQP Hà Nội 2; bạn bè, đồng nghiệp, gia đình

và người thân đã tận tình giúp đỡ, động viên khích lệ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu

Mặc dù trong quá trình học tập, tìm tòi, nghiên cứu bản thân rất nỗ lực

và cố gắng, song chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Vì vậy, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà giáo

và đồng nghiệp để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn

Tác giả

Vũ Mạnh Hà

Trang 3

Tôi xin cam đoan rằng đề tài : “Quản lý giáo dục kỷ luật quân đội cho

sinh viên ở Trung tâm GDQP Hà Nội 2 ” đến thời điểm hiện tại cũng chưa có

công trình nghiên cứu nào về vấn đề này, nên không có sự trùng lặp với các

đề tài khác Mọi kết quả, số liệu khảo sát điều tra thu thập được là hoàn toàn chính xác, khách quan

Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc Việc hoàn thành luận văn là sự nỗ lực rất lớn của bản thân

Tác giả

Vũ Mạnh Hà

Trang 4

MỞ ĐÀU 1 NỘI DUNG

Chương 1: c ơ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỶ LUẬT

QUÂN ĐỘI CHO SINH VIÊN HỌC GDQP VÀ AN 6

1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 61.2 Một số khái niệm cơ bản 91.3 Đặc điểm tâm lý của sinh viên học GDQP và AN ở Trung tâm

1.4 Quan điểm, mục tiêu giáo dục kỷ luật quân đội cho sinh viên 211.5 Nội dung quản lý giáo dục kỷ luật quân đội cho sinh viên 31

Chương 2: THựC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỶ LUẬT QUÂN ĐỘI

CHO SINH VIÊN Ở TRUNG TÂM GDQP HÀ NỘI 2 37

2.1 Khái quát quá trình xây dựng, phát triển Trung tâm GDQP Hà 37

Nội 2

2.2 Thực trạng quản lý giáo dục kỷ luật quân đội cho sinh viên ở

2.3 Những yếu tố tác động ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỷ luật

quân đội cho sinh viên ở Trung tâm GDQP Hà Nội 2 582.4 Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục kỷ luật quân đội

cho sinh viên ở Trung tâm GDQP Hà Nội 2 64

Chương 3: YÊU CÀU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỶ LUẬT

QUÂN ĐỘI CHO SINH VIÊN Ở TRUNG TÂM GDQP HÀ NỘI 2 71

3.1 Những yêu càu mang tính nguyên tắc trong đề xuất các biện 71

pháp

3.2 Một số biện pháp quản lý giáo dục kỷ luật quân đội cho sinh viên

ở Trung tâm GDQP Hà Nội 2 hiện nay 743.3 Khảo nghiệm tính càn thiết và tính khả thi của các biện pháp 96

Trang 5

STT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ

Trang 6

Sơ đồ 1.1 Quy trình của hoạt động sản xuất vật chất 10

Sơ đồ 1.2 Quy trình của hoạt động quản lý 10Bảng 2.1 Đánh giá của cán bộ, giảng viên, nhân viên trong Trung tâm

về thực trạng giáo dục kỷ luật quân đội trong học tập, rèn luyện 46Bảng 2.2 Đánh giá của sinh viên về thực trạng giáo dục kỷ luật quân đội

trong học tập, rèn luyện 47Bảng 2.3

Đánh giá của cán bộ, giảng viên, nhân viên trong Trung tâm

về thực trạng giáo dục kỷ luật quân đội ừong hoạt động tập thể,

cá nhân và lao động

53

Bảng 2.4 Đánh giá của sinh viên về thực trạng giáo dục kỷ luật quân đội

trong hoạt động tập thể, cá nhân và lao động (số lượng =300) 54

Bảng 2.5

Đánh giá của cán bộ, giảng viên, nhân viên trong Trung tâm

về thực trạng giáo dục kỷ luật quân đội trong quan hệ và ứng

xử (số lượng =36)

56

Bảng 2.6 Đánh giá của sinh viên vê thực trạng giáo dục kỷ luật quân đội

trong quan hệ và ứng xử (số lượng =300) 57Bảng 2.7 Thống kê sinh viên vi phạm các quy định từ 2011 - 2014 66Bảng 3.1

Đánh giá của cán bộ, giảng viên, nhân viên trong Trung tâm

về sự cần thiết của các biện pháp quản lý giáo dục kỷ luật quân

đội cho sinh viên

96

Bảng 3.2 Đánh giá của sinh viên về sự cần thiết của các biện pháp quản

lý giáo dục kỷ luật quân đội cho sinh viên 98Bảng 3.3

Đánh giá của cán bộ, giảng viên, nhân viên trong Trung tâm

về tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục kỷ luật quân

đội cho sinh viên

100

Bảng 3.4 Đánh giá của sinh viên trong Trung tâm về tính khả thi của các

biện pháp quản lý giáo dục kỷ luật quân đội cho sinh viên 102

Trang 7

MỞ ĐẦU

l Lý do chọn đề tài

Như chứng ta đã biết GDQP và AN cho học sinh, sinh viên là một trong những nội dung của chiến lược đào tạo con người, nhằm đào tạo ra những con người mới có đủ trình độ năng lực để thực hiện tốt hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN Chính vì vậy, ngay sau khi nước nhà thống nhất, ngày 28/4/1981 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ

thị 107-CT/TW về “Tăng cường công tác giáo dục quốc phòng nhân dân,

chuẩn bị cho thể hệ trẻ sẵn sàng làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc” [1] Nghị

quyết 02-NQ/TW ngày 30/7/1987 của Bộ Chính trị đã quy định đưa nội dung đường lối quân sự của Đảng và nhiệm vụ quốc phòng vào chương trình học tập chính thức của các trường đào tạo, bổ túc cán bộ của Đảng và Nhà nước; đưa nội dung giáo dục quốc phòng vào chương trình chính khoá trong các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.Nhiệm vụ GDQP và AN với mục tiêu tổng quát của chiến lược quốc phòng nước ta, là xây dựng nền quốc phòng toàn dân có lực lượng ngày càng vững mạnh, thế trận ngày càng vững chắc, đủ sức ngăn chặn, đẩy lùi, đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của của kẻ thù, do vậy cần thiết phải đổi mới công tác quản lý giáo dục quốc phòng và an ninh nói chung và quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật quân đội cho sinh viên học GDQP và AN nói riêng trong tình hình hiện nay

Trung tâm GDQP Hà Nội 2 hiện nay đang đảm nhiệm giảng dạy môn học GDQP và AN cho sinh viên 16 trường đại học và cao đẳng (có năm tham gia giảng dạy cho cả học sinh trung học phổ thông) trên địa bàn thành phố Hà Nội, tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ Nhận thức đứng tầm quan ừọng của việc tổ chức, quản lý, giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn

Trang 8

GDQP và AN nói chung, nâng cao chất lượng quản lý giáo dục kỷ luật quân đội cho sinh viên học GDQP và AN nói riêng, những năm qua Trung tâm GDQP Hà Nội 2 đã có nhiều biện pháp phù hợp nhằm quản lý chặt chẽ việc dạy học cũng như duy trì kỷ luật quân đội, tác phong quân nhân đối với sinh viên khi đến học tập trung Nhờ đó mà chất lượng dạy học ở Trung tâm đã có nhiều tiến bộ trên một số mặt, phong trào học tập sôi nổi, từng bước được nâng lên, việc duy trì các chế độ nền nếp, quản lý giáo dục kỷ luật quân đội cho sinh viên đã có nhiều chuyển biến tích cực Tuy nhiên chất lượng giáo dục nói chung và quản lý giáo dục kỷ luật quân đội cho sinh viên học GDQP

và AN nói riêng có những nội dung còn hạn chế, bất cập Đáng quan tâm là chất lượng, hiệu quả công tác quản lý giáo dục kỷ luật quân đội cho sinh viên học GDQP và AN còn chưa thực sự được chú trọng, chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức tự giác, kỹ năng vốn sống của sinh viên còn hạn chế, tỷ lệ sinh viên vi phạm kỷ luật ngày càng có chiều hướng gia tăng

Trong những năm qua, công tác quản lý giáo dục kỷ luật quân đội cho sinh viên của các trường đại học, cao đẳng được Bộ giáo dục và đào tạo phân luồng học tập trung môn Giáo dục quốc phòng và an ninh ở Trung tâm GDQP

Hà Nội 2 đã đem lại những hiệu quả nhất định Tuy nhiên, trong quá trình quản lý tổ chức và thực hiện còn bộc lộ một số hạn chế bất cập như: Nhận thức của cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên trong Trung tâm về giáo dục kỷ luật chưa sâu sắc, đội ngũ cán bộ quản lý sinh viên không chuyên trách, thường phải kiêm nhiệm làm nhiều công việc khác nhau, sự phối hợp giữa các phòng, khoa, và các bộ phận chức năng trong Trung tâm có lúc còn chưa chủ động, hệ thống các văn bản, quy định về quản lý sinh viên chưa đồng bộ Các hoạt động tổ chức đoàn thể có lúc còn đơn điệu, chưa thu hút được đông đảo sinh viên tham gia, vai trò của cán bộ, giảng viên trong công

Trang 9

tác quản lý giáo dục chưa thực sự quan tâm và sâu sát trong việc rèn luyện nền nếp, tác phong trong học tập và sinh hoạt của sinh viên Trước những yêu càu của thực trạng đó, đòi hỏi công tác quản lý giáo dục kỷ luật quân đội cho sinh viên càn được quan tâm đứng mức Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo dục kỷ luật quân đội cho sinh viên nhằm giáo dục cho sinh viên tính tự giác, tích cực trong học tập, tự tu dưỡng rèn luyện, nâng cao

ý thức cảnh giác cách mạng, phẩm chất đạo đức; tác phong nghề nghiệp để phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Đây là những vấn đề càn thiết mà các Trung tâm GDQP và AN đang tìm kiếm biện pháp, giải pháp thực hiện.Thực trạng trên đặt ra cho những người làm công tác quản lý ở Trung tâm GDQP Hà Nội 2 và các nhà nghiên cứu cần phải tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, nghiên cứu tìm ra những biện pháp quản lý phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung, công tác quản lý giáo dục kỷ luật quân đội cho

sinh viên nói riêng Do vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Quản lý giáo dục kỷ luật

quân đội cho sinh viên ở Trung tâm GDQP Hà Nội 2 ” làm đề tài luận văn

cao học, chuyên ngành Quản lý giáo dục

2 Mục đích nghiên cứu

Xác định cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục kỷ luật quân đội cho sinh viên nhằm góp phàn nâng cao chất lượng trong công tác quản lý và đào tạo đáp ứng yêu càu nhiệm vụ của Trung tâm GDQP Hà Nội 2 trong giai đoạn hiện nay

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ cơ sở lý luận quản lý giáo dục kỷ luật quân đội cho sinh viên

- Đánh giá thực trạng, tìm nguyên nhân ưu điểm, khuyết điểm quản lý giáo dục kỷ luật quân đội cho sinh viên ở Trung tâm GDQP Hà Nội 2

- Đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục kỷ luật quân đội cho sinh viên ở Trung tâm GDQP Hà Nội 2 hiện nay nhằm góp phần nâng cao chất

Trang 10

lượng dạy học môn GDQP và AN nói chung, nâng cao chất lượng quản lý giáo dục kỷ luật quân đội nói riêng.

- Khảo nghiệm tính càn thiết và khả thi của các biện pháp

4 Đổi tượng và phạm vỉ nghiên cứu

4.1 Đổi tượng nghiên cứu

Thực trạng công tác giáo dục kỷ luật quân đội cho cho sinh viên ở Trung tâm GDQP Hà Nội 2; từ đó đề xuất 1 số biện pháp quản lý giáo dục kỷ luật quân đội cho cho sinh viên ở Trung tâm GDQP Hà Nội 2

4.2 Phạm vỉ nghiên cứu

Nghiên cứu công tác quản lý giáo dục kỷ luật quân đội cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng học tập trung chương trình giáo dục quốc phòng

và an ninh ở Trung tâm GDQP Hà Nội 2

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Nhỏm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; để nghiên cứu tác giả đã thu thập, tổng hợp phân tích các tài liệu liên quan

Phương pháp khái quát hóa nhận định khách quan: dựa trên những nhận định, đánh giá, góp ý kiến của các chuyên gia, các nhà giáo

Thực hiện việc đọc tài liệu, thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, mô hình hóa, khái quát hóa

Các tài liệu liên quan phục vụ cho mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu gồm: Một số tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các văn kiện, nghị quyết của Đảng; chỉ thị, nghị định, nghị quyết của Chính phủ; thông tư, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng

về GDQP và AN; Luật Giáo dục, Luật GDQP và AN, Chiến lược phát triển giáo dục; Điều lệnh quản lý bộ đội QĐNDVN, Điều lệnh đội ngũ QĐNDVN

Trang 11

Các giáo trình, sách tham khảo, tài liệu về khoa học quản lý và quản lý giáo dục; các công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học có liên quan đến đề tài

đã được công bố và đăng tải ừên các tạp chí, kỷ yếu khoa học, hội thảo

5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra: điều tra bằng phiếu câu hỏi với cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên học GDQP và AN tại Trung tâm

Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát các sinh hoạt, hoạt động của sinh viên ở Trung tâm GDQP Hà Nội 2 cũng như công tác quản lý giáo dục

kỷ luật quân đội của các cán bộ quản lý sinh viên nhằm thu thập các tư liệu.Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành trao đổi trực tiếp với các sinh viên

ở Trung tâm GDQP Hà Nội 2, các cán bộ quản lý sinh viên và các phòng, khoa, các bộ phận có liên quan

5.3 Phương pháp thống kê

Xử lý số liệu, kết quả nghiên cứu

Nhận định đánh giá chính xác, khách quan kết quả nghiên cứu

6 Giả thuyết khoa học

Để nâng cao chất lượng dạy học môn GDQP và AN cho sinh viên ở Trung tâm GDQP Hà Nội 2 hiện nay phụ thuộc vào sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó công tác quản lý sinh viên nói chung và quản lý giáo dục kỷ luật quân đội cho sinh viên có vai trò hết sức quan trọng Nếu nội dung này được coi trọng đứng mức, thực hiện đồng bộ; phân tích đánh giá đứng thực trạng công tác quản lý giáo dục kỷ luật quân đội cho sinh viên hiện nay, tìm ra được nguyên nhân tồn tại; đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục

kỷ luật quân đội cho sinh viên ở Trung tâm GDQP Hà Nội 2 phù họp, hiệu quả thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo môn học GDQP và

AN, góp phàn giáo dục con người phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục đào tạo trong tình hình hiện nay

Trang 12

Chương 1

C ơ SỞ LÝ LUẬN VÈ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỶ LUẬT QUÂN ĐỘI CHO SINH VIÊN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Vấn đề kỷ luật nói chung đã được đề cập từ rất lâu cùng với sự tồn tại phát triển của xã hội loài người Trong bất cứ một cộng đồng nào, một xã hội nào, dù lớn hay nhỏ, cũng càn phải có kỷ luật hay qui luật để bảo đảm lợi ích cho cộng đồng và từng cá nhân

Kỷ luật là những quy định cho một tập thể nào đó để tập thể làm việc

có hiệu quả Tính chất của kỷ luật là bắt buộc, nếu có ai đó không tuân theo thì sẽ bị phạt Kỷ luật là những quy định, quy ước của một cộng đồng (tập thể) về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp, hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người

Kỷ luật là sự rèn luyện đặc biệt về tinh thần và tính cách nhằm tạo ra sự

tự chủ, phục từng Kỷ luật giúp đào tạo con người, nhờ có kỷ luật năng lực con người được tập trung để hướng đến một mục tiêu, nhờ đó để đi tới chỗ thành công

Kỷ luật hay qui luật là những phép tắc đặt ra để ngăn ngừa sự phóng túng, có thể làm hại cho bản thân hay cho người khác Kỷ luật đem lại cho chứng ta nhiều lợi ích cả tinh thần lẫn vật chất ích lợi tinh thần là giúp ta hoàn thiện con người mình Kỷ luật là khuôn mẫu và thước đo để rèn luyện con người Một đời sống có kỷ luật ví như một tòa nhà có họa đồ kích thước

Trang 13

Ở Việt Nam kỷ luật cũng đã có từ rất lâu, kỷ luật luôn gắn liền với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn tác giả chỉ đi sâu vào lược sử kỷ luật trong quân đội nhân dân Việt Nam Như chứng ta đã biết Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội cách mạng, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ; trung thành với Tổ quốc; gắn

bó máu thịt với nhân dân lao động các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam; đoàn kết với bạn bè quốc tế; tuyệt đối phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước; sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề kỷ luật trong quân đội, một quân đội mà không có kỷ luật thì không thể lớn mạnh và trưởng thành được Hơn 70 năm xây dựng quân đội cho thấy, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ

và kỷ luật trong quân đội đã trở thành di sản tư tưởng, lý luận quý báu, là một trong những nguyên tắc căn bản xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ huy tập trung, thống nhất của Đảng, của cấp trên; phát huy tinh thần dân chủ sáng tạo của cán bộ, chiến sĩ ừong quân đội, đồng thời giúp cho toàn quân nâng cao ý chí chiến đấu, đề cao tinh thần làm chủ tập thể

xã hội chủ nghĩa, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, xây dựng đất nước, xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại

Một nét đặc trưng tiêu biểu của kỷ luật quân đội đó là tinh thần kỷ luật

tự giác cao Tinh thần “quân lệnh như sơn” ở đây đã được thực hiện bằng tình đồng đội, tình “huynh đệ”, và nhiều hơn, chính là lòng tự trọng, danh dự.Tinh thần kỷ luật cao đồng thời chính là cội nguồn tạo thành sức mạnh bách chiến, bách thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trang 14

Và để duy trì kỷ luật trong quân đội, Bộ quốc phòng đã ban hành hệ thống văn bản để nhằm duy trì kỷ luật thống nhất trong toàn quân đối với mọi quân nhân, công nhân viên quốc phòng, lao động hợp đồng Trong đó phải kể đến đó chính là Điều lệnh quản lý bộ đội QĐNDVN; Điều lệnh đội ngũ QĐNDVN; các văn bản, chỉ thị, nghị quyết, thông tư

Tuy nhiên các công trình nghiên cứu để đưa vấn đề kỷ luật quân đội vận dụng, áp dụng đối với sinh viên học GDQP và AN hiện nay cũng còn rất

ít, chưa được phổ biến rộng rãi Dưới đây là một số công trình, kỷ yếu khoa học, bài viết có liên quan ít nhiều đến công tác quản lý giáo dục kỷ luật quân đội cho sinh viên học môn GDQP và AN đó là:

Trung tâm GDQP Hà Nội 2: “Nâng cao chất lượng cồng tác quản lý,

rèn luyện sinh viên ở Trung tâm GDQP Hà Nội 2 ”, Kỷ yếu hội thảo khoa học,

tháng 4/2013

Tác giả Nguyễn Thành Công: “Thực trạng, giải pháp nâng cao chất

lượng môn học giáo dục quốc phòng, an ninh cho học sinh, sinh viên tại Trung tâm GDQP - AN Đà Nằng”, Tạp chí Dân quân tự vệ - Giáo dục quốc

phòng, quý II, năm 2012, trong các nội dung giải pháp nâng cao chất lượng môn học giáo dục quốc phóng và an ninh tác giả đã đi sâu luận giải biện pháp quan trọng là phải tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, rèn luyện đội ngũ giảng viên ở trung tâm này để đáp ứng yêu càu nhiệm vụ được giao, từ đó nâng cao chất lượng công tác quản lý, rèn luyện sinh viên

Tác giả Bùi Văn Ga, Bộ giáo dục và đào tạo: “Ket quả, kinh nghiệm đào tạo

giảo viên giảo dục quốc phòng, an ninh (2002-2012), giải pháp phát triển giảo dục quốc phòng, an ninh những năm tiếp theo của Bộ Giảo dục và Đào tạo”, Tạp

chí Dân quân tự vệ - Giáo dục quốc phòng, số 58, tháng 7/2012 Trong các giải pháp những năm tiếp theo để nâng cao chất lượng công tác này tác giả rất quan tâm đến giải pháp phải giáo dục, rèn luyện đào tạo đội ngũ giáo viên làm công tác

Trang 15

giáo dục quốc phòng, an ninh nhất là về phương pháp tác phong sư phạm, phẩm chất đạo đức, lối sống là tấm gương để sinh viên noi theo.

Tác giả Nguyễn Thiện Minh, Vụ giáo dục quốc phòng: “Những vẩn đề cơ

bản cần tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy, học giảo dục quốc phòng và

an ninh cho học sinh, sinh viên năm học 2012-2013 và những năm tiếp theo”, Tạp

chí Dân quân tự vệ - Giáo dục quốc phòng, tháng 8, năm 2012, số 59, tác giả cũng chỉ rõ vấn đề cơ bản là phải giáo dục, rèn luyện nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên gáo dục quốc phòng và an ninh

Nhìn tổng thể, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu cơ bản nào đề cập toàn diện đến cơ sở lý luận, thực tiễn công tác quản lý giáo dục kỷ luật quân đội cho sinh viên ở Trung tâm GDQP Hà Nội 2 Vì vậy, việc nghiên cứu làm rõ về lý luận, thực tiễn, đánh giá đứng thực trạng, đề xuất các giải pháp để quản lý giáo dục kỷ luật quân đội cho sinh viên ở Trung tâm GDQP Hà Nội 2 là càn thiết, nó góp phàn nâng cao chất lượng giảng dạy và rèn luyện xây dựng bản lĩnh, tác phong và ý thức tổ chức, kỷ luật cho sinh viên khi học tập ở Trung tâm GDQP Hà Nội 2 hiện nay

1.2 Môt số khái niêm cơ bản• •

1.2.1 Quản lý

Để tồn tại và phát triển, con người không thể hành động riêng lẻ mà càn phối hợp những nỗ lực cá nhân hướng tới những mục tiêu chung Quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần, ngày càng được thực hiện trên quy mô lớn với tính chất và độ phức tạp ngày càng cao, càng đòi hỏi sự phân công và hợp tác để liên kết mọi người ừong tổ chức Chính từ sự phân công, chuyên môn hóa lao động đã xuất hiện một dạng lao động đặc biệt - lao động quản lý Hoạt động quản lý cần thiết vói mọi lĩnh vực hoạt động trong xã hội, trong mỗi quốc gia và trên toàn cầu Vì vậy quản lý vừa có những đặc điểm chung, có quan hệ hữu cơ với các hoạt động cụ thể khác, vừa có tính độc lập tương đối

Trang 16

và mang những đặc trưng riêng của nó Chúng ta biết rằng, con người chỉ có thể tồn tại và phát triển thông qua hoạt động để thỏa mãn những nhu cầu nhất định Bất kỳ hoạt động nào cũng được tiến hành theo quy trình: Chủ thể (con người có ý thức) sử dụng những công cụ, phương tiện và các cách thức nhất định để tác động vào đối tượng (con người, tự nhiên, xã hội, tư duy) nhằm đạt tới mục tiêu (Sơ đồ 1.1).

Ngoài việc tuân theo quy trình hoạt động nói chung và hoạt động sản xuất nói riêng, hoạt động quản lý còn có những đặc trưng riêng của nó Tính đặc thù của hoạt động quản lý so với hoạt động sản xuất vật chất biểu hiện trên tất cả các phương diện: chủ thể, đối tượng, công cụ, phương tiện, cách thức tác động và mục tiêu Sự phân biệt giữa hoạt động sản xuất vật chất và hoạt động quản lý được minh họa bằng sơ đồ sau đây (Sơ đồ 1.2)

Sơ đồ 1.2 Quy trình của hoạt động quản lý

Trang 17

Tuy nhiên sự phân biệt giữa hoạt động quản lý và hoạt động sản xuất vật chất có ý nghĩa tương đối và chỉ tồn tại trong lĩnh vực nhận thức Trong thực tế (về mặt bản thể luận), hoạt động quản lý có quan hệ hữu cơ với hoạt động sản xuất và các hoạt động cụ thể khác của con người, bởi vì như chứng

ta đã biết: Quản lý là hoạt động tất yếu nảy sinh khi có sự tham gia hoạt động chung của con người và vì vậy, nó là hoạt động mang tính phổ quát

Từ xuất phát điểm như đã trình bày ở trên, kế thừa những nhân tố hợp

lý của cách tiếp cận và quan niệm về quản lý trong lịch sử tư tưởng quản lý,

có thể tổng hợp và rút ra một số cách hiểu về quản lý như sau:

- Quản lý là hoạt động được thực hiện nhằm bảo đảm sự hoàn thành

công việc qua những nỗ lực của người khác.

- Quản lý là phổi hợp có hiệu quả các hoạt động của những người cộng

sự khác trong cùng một tổ chức.

- Quản lý là hoạt động thiết yểu đảm bảo phổi hợp những nỗ lực cá

nhân nhằm đạt mục đích chung của cả nhóm.

- Quản lý là điều khiển con người và sự vật nhằm đạt mục tiêu đã định trước.

- Hay đơn giản, quản lý là sự có trách nhiệm về một cái gì đó.

- Quản lý là tác động có ỷ thức, bằng quyền lực, theo quy trình của chủ thể quản ỉý tới đổi tượng quản lý để phổi hợp các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức trong điều kiện môi trường biển đổi.

- Mary Parker Follett cho rằng: “quản lý là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua no lực của người khác” [39, tr.12].

Định nghĩa này nói lên rằng, những nhà quản lý đạt được các mục tiêu của tổ chức bằng cách sắp xếp, giao việc cho những người khác thực hiện chứ không phải hoàn thành công việc bằng chính mình

Trang 18

- Koontz và O’Donnell định nghĩa: “Có lẽ không cỏ lĩnh vực hoạt động

nào của con người quan trọng hơn là công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản

lý ở mọi cấp độ và trong mọi cơ sở đều có một nhiệm vụ cơ bản là thiết kể và duy trì một môi trường mà trong đó các cả nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ, các mục tiêu đã định [39, tr.12].

- Một định nghĩa giải thích tương đối rõ nét về quản lý được James

Stonner và Stephen Robbins trình bày như sau: “Quản lý là tiến trình hoạch

định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tố chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra [39, tr.12]

- Hiện nay đa số các nhà nghiên cứu đều thống nhất khái niệm về quản

lý như sau: Quản lý là quả trình tác động có chủ định, hướng đích của chủ

thể quản ỉý lên đổi tượng quản lý nhằm tạo ra các hoạt động hướng tới đạt mục đích chung của tổ chức dưới sự tác động của môi trường [39, tr.12].

Như vậy, quản lý là một hệ thống bao gồm những nhân tố cơ bản: chủ thể quản lý; đối tượng quản lý; mục tiêu quản lý; công cụ, phương tiện quản lý; cách thức quản lý và môi trường quản lý Những nhân tố đó có quan hệ và tác động lẫn nhau để hình thành nên quy luật và tính quy luật quản lý Do vậy quản lý có những đặc trưng cơ bản sau:

- Quản lý là hoạt động mang tính tất yếu và phổ biến

- Hoạt động quản lý biểu hiện mối quan hệ giữa con người với conngười

- Quản lý là tác động có ý thức

- Quản lý là tác động bằng quyền lực

- Quản lý là tác động theo quy trình

- Quản lý là hoạt động để phối hợp các nguồn lực

- Quản lý nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu chung

Trang 19

- Quản lý là hoạt động vừa có tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật.

- Mối quan hệ giữa quản lý và tự quản

Và quản lý có 4 chức năng cơ bản đó là:

Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức, có mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của

hệ thống, nhằm đảm bảo việc giáo dục cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện, hài hòa của họ trên cơ sở nhận thức và sử dụng các quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật khách quan của quá trình dạy học và giáo dục của sự phát triển thể chất, tâm trí của ừẻ em Quản lý giáo dục theo định hướng tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh mẽ công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản ỉý giáo dục là hệ thống

những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà

Trang 20

tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giảo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giảo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [34, tr.12].

Tác giả Nguyễn Thành Vinh đã định nghĩa khái niệm quản lý giáo dục

như sau: “Quản lỷ giảo dục là một dạng quản lý của xã hội trong đỏ diễn ra

quả trình tiến hành những hoạt động khai thác, lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các tác động của chủ thể quản lý theo kế hoạch chủ động để gây ảnh hưởng đến đổi tượng quản lý được thực hiện trong lĩnh vực giảo dục, nhằm thay đổi hay tạo ra hiệu quả cần thiết vì sự ổn định và phát triển của giảo dục trong việc đáp ứng các yêu cầu mà xã hội đặt ra đổi với giáo dục ”

[39, tr 181-182]

Như vậy bản chất của Quản lý giáo dục, là một khoa học và một nghệ thuật trong việc điều khiển, phối kết hợp các bộ phận, phân hệ và các cá nhân trong phàn tử của hệ thống giáo dục nhằm đưa hệ thống đạt đến những trạng thái phát triển mới về chất đáp ứng các yêu càu mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục

1.2.3 Kỷ luật quân đội

Như chúng ta đã biết Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội cách mạng, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ; trung thành với Tổ quốc; gắn

bó máu thịt với nhân dân lao động các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam; đoàn kết với bạn bè quốc tế; tuyệt đối phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước; sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội

Ngay từ những ngày đầu thành lập quân đội, cũng như khi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định tầm quan trọng của kỷ luật quân đội là nền tảng thắng lợi trong cuộc kháng chiến kiến quốc Kỷ luật là sức mạnh của quân đội

Hồ Chí Minh quan niệm kỷ luật đó là mọi việc đều phải theo mệnh

Trang 21

lệnh cấp trên; mệnh lệnh cấp trên ban xuống thì phải tuyệt đối phục tùng và triệt để thi hành; mệnh lệnh từ trên xuống dưới, phải thấm xuống mỗi đội viên; báo cáo từ dưới lên trên phải cho thật thà, nhanh chóng và thiết thực; thưởng phạt phải công minh, chớ vì ưa ai mà thưởng, ghét ai mà phạt, ai thân với mình thì dùng, ai trực tính nói ngay thì bỏ; là cá nhân phải tuyệt đối phục tùng tổ chức, số ít phải phục tùng số nhiều, cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phục tùng Trung ương Nói tóm lại, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, kỷ luật trong quân đội là từ việc lớn đến việc nhỏ, từ đánh trận đến luyện quân,

từ giúp dân đến xây dựng đất nước, mọi việc cán bộ, chiến sĩ đều phải tuân theo và triệt để thi hành mệnh lệnh của cấp trên, kỷ luật được thi hành bình đẳng, nhất quán, triệt để từ ừên xuống dưới, không phân biệt đối xử

Lịch sử hơn 70 năm xây dựng quân đội cho thấy, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và kỷ luật trong quân đội đã trở thành di sản tư tưởng, lý luận quý báu, là một ừong những nguyên tắc căn bản xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ huy tập trung, thống nhất của Đảng, của cấp trên; phát huy tinh thần dân chủ sáng tạo của cán bộ, chiến sĩ trong quân đội, đồng thời giúp cho toàn quân nâng cao ý chí chiến đấu, đề cao tinh thần làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, xây dựng đất nước, xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ

và từng bước hiện đại

Hiện nay, các thế lực thù địch đang ra sức lợi dụng các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “pháp quyền” để chống phá sự nghiệp xây dựng đất nước, xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; đòi “phi chính trị hoá quân đội”, kêu gọi “quân đội đứng ngoài chính trị”, hay đề cao chủ nghĩa cá nhân, lối sống tự do chủ nghĩa, ăn chơi hưởng lạc, chạy theo danh lợi, vật chất tàm thường là những mũi nhọn của chiến

Trang 22

lược “diễn biến hòa bình” mà các thế lực thù địch sử dụng hòng phá hoại về

chính trị, tư tưởng, dân chủ và kỷ luật của quân đội ta Đe thực hiện tốt hơn nữa vấn đề dân chủ và kỷ luật trong toàn quân, góp phàn xây dựng quân đội vững mạnh toàn diện, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn trong chiến lược

“diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, đòi hỏi cấp ủy, chỉ huy các đơn

vị trong toàn quân phải không ngừng đẩy mạnh việc tuyên truyền, quán triệt sâu sắc điều lệnh quân đội, các quy chế, quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính ừị về giáo dục, rèn luyện, quản lý kỷ luật, xây dựng chính quy; về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam Tích cực tuyên truyền, quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo hơn nữa tư tưởng Hồ Chí Minh về kỷ luật trong quân đội tạo cơ sở nền tảng, thống nhất cao về tư tưởng, nhận thức và hành động trong toàn quân

Do vậy ta có thể hiểu như sau: Kỷ luật của quân đội nhân dân Việt

Nam (gọi tẳt là kỷ luật quân đội) là kỷ luật của quân đội cách mạng, là kỷ luật tự giác, nghiêm minh Thông thường, kỷ luật mang tính bắt buộc, nhưng

kỷ luật của quân đội, bản chất là sự thống nhất giữa hai mặt “tự giác ” và

“nghiêm minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về kỷ luật trong quân đội luôn là một trong những vấn đề quan trọng định hướng, bảo đảm cho việc xây dựng quân đội nhân dân thực sự cách mạng, trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội Dân chủ tốt, kỷ luật nghiêm vừa là một nguyên tắc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, vừa là truyền thống tốt đẹp của quân đội ta, là sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trang 23

1.2.4 Quản lý giáo dục kỷ luật quân đội

Quản lý giáo dục kỷ luật quân đội là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm giúp hoạt động giáo dục kỷ luật quân đội đạt được kết quả mong muốn, làm cho tất cả mọi người có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, tính cấp thiết của công tác giáo dục kỷ luật quân đội đối vói sinh viên học GDQP và AN

Kỷ luật quân đội là yếu tố quan trọng để sinh viên có ý thức hơn, có trách nhiệm hơn và thật sự tự giác trong học tập, rèn luyện cũng như khi tham gia các hoạt động khác

Giáo dục kỷ luật quân đội là quá trình hình thành và phát triển ý thức tự giác, nghiêm minh đồng thời đây cũng là một phẩm chất, nhân cách của sinh viên biểu hiện trong việc tự giác điều khiển hành vi của bản thân tuân theo những đòi hỏi của luật pháp nhà nước, điều lệnh, điều lệ, 12 điều kỷ luật và các quy định của quân đội

Mỗi sinh viên là một nhân cách hoạt động, để đáp ứng với yêu cầu hoạt động, phải hình thành ở họ những phẩm chất nhân cách tương ứng, ừong đó

có tính kỷ luật Tính kỷ luật có vai trò rất to lớn tạo ra cho sinh viên khả năng làm chủ được mọi suy nghĩ, hành vi, hành động của bản thân, luôn luôn hành động dựa trên cơ sở hiểu biết sâu sắc chức trách, nhiệm vụ, những yêu càu của pháp luật, quy định của quân đội, của Trung tâm với ý thức tự giác cao chứ không phải dựa trên cơ sở của sự cưỡng bức và bắt buộc

Như vậy, giáo dục kỷ luật quân đội cho sinh viên ở các Trung tâm GDQP nói chung, và ở Trung tâm GDQP Hà Nội 2 nói riêng là hết sức quan trọng, do vậy các nhà quản lý cần chú trọng vấn đề này để hoạt động quản lý giáo dục kỷ luật quân đội ngày càng đạt hiệu quả cao hơn

Trang 24

1.3 Đặc điểm tâm lý của sinh viên học GDQP và AN ử Trung tâm GDQP

Hà Nội 2

Trước hết chúng ta nhận thấy rằng, sinh viên là một tàng lớp xã hội, một tổ chức xã hội quan trọng đối với mọi thể chế chính trị Họ là nhóm người có vị trí chuyển tiếp, chuẩn bị cho một đội ngũ tri thức có trình độ và nghề nghiệp tương đối cao trong xã hội Là nguồn cung cấp chủ yếu cho đội ngũ những chuyên gia theo các nghề nghiệp khác nhau trong cấu trúc tầng lớp tri thức xã hội Các tổ chức chính trị, xã hội, gia đình đều đặt nhiều kỳ vọng vào sinh viên Điều này làm cho sinh viên có vai trò rõ rệt Sinh viên là công dân thực thụ của một đất nước với đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ trước pháp luật Họ có quyền bầu cử, ứng cử, phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi và việc làm trước Bộ luật Hình sự, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Hôn nhân và gia đình

Với ý nghĩa trên thì xã hội coi sinh viên là một thành viên chính thức, một người trưởng thành Tuy nhiên, do đang ngồi trên ghế nhà trường, chưa tham gia trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất nên các em chưa hoàn toàn là người tự lập về mọi mặt so với những thanh niên cùng độ tuổi không học đại học, phải tham gia lao động sớm Vì vậy, tính chất trưởng thảnh của thanh niên sinh viên có những nét đặc trưng riêng Nhà tâm lý học người Pháp Bianka Zazzo đã nghiên cứu tuổi trưởng thành của thanh niên sinh viên và đi đến kết luận: Trình độ học vấn và vị trí xã hội của con người có ảnh hưởng đến sự trưởng thành của họ Những nghiên cứu của ông cho thấy, thanh niên nông thôn trưởng thành về mặt xã hội sớm hơn thanh niên công nhân; thanh niên sinh viên trưởng thành về mặt xã hội muộn nhất Điều này là do càng tham gia lao động sản xuất sớm thì tình cảm trách nhiệm, tình cảm nghĩa vụ càng hình thành sớm, họ nhanh chóng sống độc lập và tách khỏi sự phụ thuộc vào cha mẹ

Trang 25

Mặt khác theo các nhà tâm lý học tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất của những loại tình cảm cao cấp như tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ Những tình cảm này biểu hiện rất phong phú trong hoạt động và trong đời sống sinh viên Đặc điểm của nó là tính

hệ thống và bền vững so với thời kỳ trước đó

Đối với sinh viên học tập môn GDQP và AN tại Trung tâm GDQP

Hà Nội 2 rất đa dạng, phong phú, đến từ nhiều trường khác nhau, họ mang theo những nét đặc trưng của từng trường, văn hoá vùng miền, truyền thống gia đình, phong tục tập quán, và đang theo học ở nhiều ngành nghề khác nhau

Sinh viên học môn GDQP và AN đến từ các trường Đại học, cao đẳng chủ yếu là sinh viên năm thứ nhất và đàu năm thứ hai nên tuổi đời còn rất trẻ, đại đa số sinh viên đã sống xa nhà, còn lại số ít là sinh viên đang ở cùng nhà với bố mẹ với điều kiện là trường học gàn gia đình Sinh viên đang ở môi trường bên ngoài rất thoải mái trong sinh hoạt, học tập, tự

do đi lại ngoài giờ học Khi vào môi trường quân đội được rèn luyện theo các chế độ trong ngày, trong tuần hết sức gò bó, với tính kỷ luật cao Ban đầu nhiều sinh viên đã nản chí, tự ý bỏ ra ngoài đi chơi, chấp hành thời gian ra vào cổng còn sai quy định, mang mặc sai tác phong, có trường hợp còn có ý định xin về vì sợ không vượt qua được khóa học, tuy nhiên sau đó được sự động viên kịp thời của các cán bộ quản lý sinh viên cũng như các

em đã nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của bản thân với môn học nên 100% sinh viên lên Trung tâm đều xác định quyết tâm khắc phục khó khăn, vất vả để học tập và rèn luyện

Đa số sinh viên học tập tại Trung tâm có trách nhiệm, ham hiểu biết, có chí tiến thủ, thích cái mới, năng động nhưng đôi khi còn bồng bột Đối với môn GDQP và AN bên cạnh nhiều sinh viên có nhận thức đứng, có nhiều cố

Trang 26

gắng và đạt kết quả cao trong học tập thì cũng có một bộ phận sinh viên coi môn này là môn học 3K (khó, khô, khổ) Chính vì vậy, thời gian dành cho hoạt động tự học môn GDQP và AN của sinh viên chưa đáp ứng yêu càu chung hiện nay Một số sinh viên không làm đầy đủ bài tập, không thường xuyên chuẩn bị bài trước, không đặt câu hỏi cho giảng viên, không đến thư viện để tham khảo và không ghi lại bài giảng theo cách học riêng Người học vẫn mang nguyên phương pháp học ở bậc phổ thông là thụ động và ỷ lại vào giảng viên khi đã lên bậc học cao hơn Hơn nữa, phàn lớn sinh viên các trường lớn và chuyên ngành khỏ nên xem thời gian học môn GDQP và AN là thời gian xả hơi nên học tập có lúc chưa nghiêm túc, còn cầm chừng.

Đây là yếu tố tác động, ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy học môn GDQP và AN cho sinh viên ở Trung tâm GDQP Hà Nội 2 nói chung và chất lượng quản lý giáo dục kỷ luật quân đội nói riêng Do vậy các nhà quản lý trong quá trình quản lý dạy học môn học này ở Trung tâm GDQP cần tính đến

để tìm ra biện pháp khắc phục

Dạy học môn GDQP và AN cho sinh viên là một nhiệm vụ quan trọng

to n g thực hiện chiến lược xây dựng nền Quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân Sinh viên ở các cơ sở giáo dục đại học là một lực lượng hùng hậu, nguồn nhân lực chất lượng cao trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Bên cạnh việc được trang bị kiến thức văn hóa, khoa học, công nghệ thiết thực phục vụ cho xây dựng

và phát triển đất nước còn phải được học tập môn GDQP và AN Có như vậy, sinh viên mới có đủ khả năng đáp ứng yêu càu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Dạy học môn GDQP và AN cho sinh viên ở Trung tâm GDQP Hà Nội

2 mang tính đặc thù về cả nội dung chương trình, hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy lẫn đội ngũ cán bộ, giảng viên và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học Để nâng cao chất lượng dạy học môn học này đòi hỏi phải được quản lý

Trang 27

chặt chẽ, khoa học, có tính kỷ luật cao Tuy nhiên, công tác quản lý giáo dục

kỷ luật quân đội cho sinh viên còn bị chi phối bởi cơ chế, chính sách; trách nhiệm và năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, giảng viên; đặc điểm, ý thức của sinh viên và các mặt bảo đảm Kết quả nghiên cứu những vấn đề cơ bản trên là những cơ sở sát thực để đánh giá đúng thực trạng, đồng thời đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kỷ luật quân đội cho sinh viên ở Trung tâm GDQP Hà Nội 2

1.4 Quan điểm, mục tiêu giáo dục kỷ luật quân đội cho sinh viên

1.4.1 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên

Giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, có tàm quan trọng đặc biệt trọng trong xây dựng nền Quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN giai đoạn hiện nay Như đã nêu ở phàn đàu, ngày 28/4/1981 Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ

thị số 107-CT/TW về “Tăng cường công tác giáo dục quốc phòng toàn dân,

chuẩn bị cho thể hệ trẻ sẵn sàng nhận nhiệm vụ bảo vệ Tổ q u ố c [1] Ngày

30/7/1987, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết 02/NQ-TW quy định giáo dục quốc phòng thuộc chương trình chính khóa trong các Trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học Thực hiện chỉ thị 12- CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ chính trị và nghị định 116/2007/NĐ-CT của thủ tướng chính phủ về giáo dục quốc phòng

và an ninh, sự cần thiết của giáo dục quốc phòng và an ninh phải toàn diện, coi trọng giáo dục tình yêu quê hương đất nước, yêu chế độ XHCN, nghĩa vụ công dân đối với xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, đường lối quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh Từ vị ừí vai trò

Trang 28

và yêu càu càn thiết công tác giáo dục quốc phòng và an ninh, ngày 19/6/2013, tại kỳ họp thứ V của Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật giáo dục quốc phòng và an ninh số 30/2013 QH13, ngày 28/8/2013, Chủ tịch nước

ký lệnh số 04/2013/L-CTN công bố Luật giáo dục quốc phòng và an ninh Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014

Trung tâm GDQP Hà Nội 2 luôn coi trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục kiến thức quốc phòng và an ninh cho sinh viên, đây là nhiệm vụ quan trọng hành đầu Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục, rèn luyện đội ngũ giảng viên; nâng cao ý thức học môn GDQP và AN, ý thức chấp hành kỷ luật của sinh viên có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến chất lượng giáo dục đào tạo và sự phát triển của Trung tâm, đáp ứng yêu càu nhiệm vụ cách mạng nước ta, nhất là nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới

1.4.2 Quan điểm, mục tiêu giáo dục kỷ luật quân đội cho sinh viên ở Trung tâm GDQP Hà Nội 2

1.4.2.1 Dạy học môn Giảo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên ở Trung tâm GDQP Hà Nội 2

Giáo dục quốc phòng và an ninh là môn học bao gồm kiến thức khoa học

xã hội, nhân văn, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật quân sự và thuộc nhóm các môn học chung Nội dung bao gồm kiến thức cơ bản về đường lối quốc phòng, quân sự của Đảng, công tác quản lý Nhà nước về quốc phòng và an ninh; về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, về nghệ thuật quân sự Việt Nam và kỹ năng quân sự, an ninh càn thiết đáp ứng yêu càu xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, đồng thời góp phần xây dựng, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong khoa học ngay khi sinh viên đang học tập trong nhà trường và khi ra công tác ngoài xã hội

Trang 29

Dạy học môn GDQP và AN là hoạt động nhằm tác động có hệ thống đến

sự phát triển ý thức của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; trang bị kiến thức về quốc phòng và an ninh; kỹ năng quân sự cho học sinh, sinh viên tò trung học phổ thông đến đại học và học viên các trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính tr ị- x ã hội thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.Dạy học môn giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên ở các Trung tâm GDQP chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, trong đó có hai yếu tố mang tính quyết định ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động này chính là người dạy (đội ngũ giảng viên) và người học (học viên/sinh viên)

* về người dạy

Theo Luật Giáo dục, nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục trong các trường học và các cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân.Nhà giáo có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, trước hết họ là những người được xã hội giao trọng trách giáo dục nhân cách toàn diện cho thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội Nhà giáo là nhân vật trung tâm và trung gian giữa các thế hệ.Phẩm chất nhà giáo, đặc biệt là nhà giáo quân đội rất càn thiết cho sự thành công của hoạt động sư phạm quân sự, phẩm chất nhà giáo quân đội cần phải có đó là:

- Phải là công dân mẫu mực, có lập trường chính trị, tư tưởng vững vàng, có thế giới quan khoa học và có ý thức pháp luật tốt

- Có tư tưởng đạo đức, có lối sống lành mạnh, gương mẫu, trung thực, công bằng, nhân ái với mọi người để sinh viên noi theo

- Cán bộ giảng dạy phải tốt nghiệp trường sĩ quan, là giảng viên giảng dạy giáo dục quốc phòng và an ninh, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm

Trang 30

- Là cán bộ giảng dạy, tốt nhất là được trải qua thực tế các chức vụ chỉ huy ở các đơn vị bộ đội, có kinh nghiệm trong quân đội.

Đội ngũ cán bộ, giảng viên dạy môn GDQP và AN cho sinh viên tại

Trung tâm là người trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn và thực hiện hoạt động dạy học - giáo dục Một số ít cán bộ giảng dạy là sĩ quan biệt phái, chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ sư phạm, chưa được quan tâm đào tạo theo

chuẩn quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng như mặt bằng chung ở các

nhà trường đại học Công tác GDQP và AN có liên quan và chịu sự chỉ đạo,

quản lý của nhiều cấp, nhiều bộ, ngành, cơ quan và các tổ chức, các lực

lượng khác nhau Mặt khác GDQP và AN có tính đặc thù cả về tổ chức,

nhân lực, quản lý và phát triển đội ngũ giảng viên đến nội dung, chương trình, phương pháp tổ chức thực hiện

Dạy học môn GDQP và AN là nội dung chính, chủ yếu nằm trong

chương trình GDQP và AN và có những đòi hỏi rất riêng (như sự đảm bảo về

cơ sở vật chất, vũ khí, trang bị và các phương tiện, thiết bị dạy học khác)

Trong dạy học môn học này thời gian qua, mặc dù có nhiều cố gắng song hiện nay việc vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học - giáo dục còn nhiều hạn chế do lưu lượng sinh viên đông, phân bổ lưu lượng các khoá học không đều nhau do vậy cường độ lao động của đội ngũ cán bộ, giảng viên có thời điểm còn rất cao

* về người học

Đối tượng học môn GDQP và AN tại Trung tâm rất phong phú và đa dạng (dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, vùng miền, sức khoẻ, ), bao gồm những học sinh, sinh viên đang theo học ở các trường trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng và đại học trên địa bàn, với các ngành học và bậc học khác nhau (hệ đại học và hệ cao đẳng, chủ yếu là sinh viên các trường trên địa bàn Hà Nội) Ý thức, thái độ và phương pháp học tập và thuộc tính tâm lý của học

Trang 31

sinh, sinh viên hoàn toàn khác nhau Điều này đòi hỏi nhà quản lý phải biết thiết kế chương trình, kế hoạch giáo dục phù hợp từng đối tượng.

1.4.2.2 Quan điểm giảo dục kỷ luật quân đội cho sinh viên ở Trung tâm GDQP Hà Nội 2

Xuất phát từ cơ sở lý luận công tác quản lý, rèn luyện sinh viên là một vấn đề hết sức phức tạp vì nó liên quan đến công tác quản lý con người, đặc biệt khi quản lý với số lượng sinh viên đông, trong khi hiện nay chúng ta đang

ở vào thời kỳ hội nhập quốc tế thì sinh viên luôn là người bắt nhịp cùng với

sự phát triển của đất nước, nhiều sinh viên có ý chí vươn lên trong học tập, có hoài bão khát vọng rất lớn Tuy nhiên do tác động của nền kinh tế thị trường, môi trường xã hội và do nhiều nguyên nhân khác nên hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu niên nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng có xu hướng ngày càng gia tăng Một số hành động vi phạm pháp luật của học sinh, sinh viên khiến gia đình và xã hội lo lắng như: vi phạm luật giao thông, đua xe trái phép, bạo lực gia đình, bạo lực trường học, các tệ nạn xã hội như cờ bạc, trộm cắp, mại dâm, ma túy, cướp của, giết người Một số hành vi lệch chuẩn khác

về mặt đạo đức như: lối sống hưởng thụ, chạy theo đồng tiền, xa hoa, lãng phí, lười lao động, thiếu ý thức rèn luyện, không dám đấu tranh với cái sai, thờ ơ, vô cảm, vị k ỷ cũng ngày càng nhiều hơn trong giới trẻ nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng

Những phẩm chất xấu đó là kết quả của sự giáo dục không đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội Trong đó tình trạng tổ ấm gia đình bị tan nát, cách nuôi dạy con cái phản khoa học và thiếu sự gương mẫu của các bậc cha mẹ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thanh thiếu niên phạm tội, bên cạnh đó ở một số ít các trường hình ảnh người thầy ít nhiều bị lu mờ trong nền kinh tế thị trường đày biến động hết sức phức tạp, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến học sinh, sinh viên không biết lấy đâu làm

Trang 32

“điểm tựa” để phấn đấu Một khi vai trò người thày không được đề cao như trước thì việc giáo dục kỷ luật, đạo đức, lối sống trong một bộ phận học sinh, sinh viên hiện nay cũng là vấn đề đáng quan tâm, do đó trong công tác giáo dục ở các nhà trường hiện nay cần tăng cường bồi đắp về đạo đức, kỷ luật, tính trung thực, lòng tự trọng, nếp nghĩ và lối sống lành mạnh, trọng đạo lý Thực tiễn trong những năm qua đã khẳng định công tác quản lý và rèn luyện nói chung, giáo dục kỷ luật quân đội nói riêng đối với sinh viên học tập môn GDQP và AN tại Trung tâm là vấn đề hết sức quan ừọng, có ý nghĩa to lớn góp phần quyết định đến chất lượng môn học.

Do vậy, sinh viên đến học tập và rèn luyện tại Trung tâm GDQP Hà Nội 2, sinh viên được sống trong môi trường gần sát với môi trường quân đội, sinh viên được bố trí ăn ở tập trung, thống nhất, được biên chế thành các tiểu đội, trung đội, đại đội Khung quản lý sinh viên là các sỹ quan biệt phái được Trung tâm ra quyết định thành lập đại đội, phân công các chức danh quản lý (đại đội trưởng, phó đại đội trưởng) Đội ngũ cán bộ kiêm chức tiểu đội, trung đội do sinh viên kiêm nhiệm Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đội ngũ cán

bộ kiêm chức (tiểu đội, trung đội) luôn được bồi dưỡng về công tác quản lý, chỉ huy đơn vị theo chức trách, nhiệm vụ được giao và dựa vào các quy định,

kỷ luật của quân đội đã được Trung tâm cụ thể hóa bằng mười nội dung cam kết của sinh viên Đây là công việc có tác dụng rất tốt, rèn luyện tính thích nghi với môi trường mới, đặc biệt là sống trong môi trường tập thể, khi vào đây thói quen sinh hoạt của mỗi sinh viên khi sống ở gia đình, ở KTX và ở nhà trọ sinh viên bị xáo trộn mà tất cả tập thể sinh viên phải tuân theo theo một chế độ sinh hoạt, học tập, ăn uống, ngủ nghỉ theo điều lệnh, điều lệ của quân đội được thực hiện nghiêm túc và vận dụng phù họp với tính chất, đặc điểm của đại đội quản lý sinh viên Ngay từ buổi đầu tiên sinh viên được quán triệt mục đích, ý nghĩa, yêu càu của môn học, các nội quy, quy định của

Trang 33

Trung tâm Cán bộ đại đội quản lý sinh viên hướng dẫn rất cụ thể, tỉ mỉ từ cách gấp chăn màn, phoi quàn áo, xắp xếp nội vụ cho từng sinh viên, thống nhất ừong từng phòng ở, từng dãy nhà KTX của sinh viên Điều khác biệt giữa học tập GDQP và AN với học tập các môn học khác ở trường của sinh viên, đó là khi đến các Trung tâm GDQP sinh viên được ăn, ở, sinh hoạt, học tập trong môi trường quân sự chính quy, thống nhất, công tác quản lý rèn luyện sinh viên được thực hiện thông qua việc duy trì nghiêm túc các chế độ trong ngày, ừong tuần, bắt đầu từ khi báo thức cho đến lúc tắt đèn đi ngủ Hàng ngày đội ngũ cán bộ các cấp tổ chức duy trì thực hiện theo một hệ thống

từ trên xuống dưới nhằm mục đích xây dựng cho sinh viên nếp sống khoa học, ý thức sống ừong môi trường tập thể và có tính kỷ luật cao

Do vậy quan điểm của cấp uỷ, chỉ huy Ban Giám đốc Trung tâm xác định rất rõ ràng đó là sinh viên về Trung tâm học tập không chỉ đơn thuần là học về kiến thức GDQP và AN mà bên cạnh đó sinh viên còn phải được rèn luyện ý thức tổ chức, chấp hành kỷ luật, nếp sinh hoạt khoa học và được trải nghiệm bản thân trong cuộc sống tập thể, có tính tự lập cao Vì thế muốn thực hiện được nội dung rèn luyện đó phải coi trọng công tác quản lý giáo dục kỷ luật quân đội cho sinh viên vì kỷ luật quân đội mang tính tự giác và nghiêm minh, kỷ luật luôn là sức mạnh của một tập thể, phải lấy tập thể để rèn cá nhân và ngược lại mọi cá nhân phải có trách nhiệm xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh Chính vì vậy để đánh giá một sinh viên đã hoàn thành môn học phải dựa ừên hai tiêu chí cần đạt được đó là:

Thử nhất, phải hoàn thành nội dung học tập của 3 học phàn quy định

bắt buộc

Thứ hai, phải được đánh giá đã hoàn thành nội dung rèn luyện, trong

thời gian học không có vi phạm kỷ luật đến mức phải xử lí cảnh cáo hoặc đình chỉ học tập ừở lên

Trang 34

1.4.2.3 Mục tiêu giáo dục kỷ luật quân đội cho sinh viên ở Trung tâm GDQP

Hà Nội 2

Mục tiêu giáo dục kỷ luật quân đội cho sinh viên học GDQP và AN ở Trung tâm GDQP Hà Nội 2 là hướng sinh viên vào các hoạt động học tập, rèn luyện để sinh viên thực hiện mục tiêu đào tạo của trường mình đang theo học Trong công tác quản lý sinh viên, các cán bộ đại đội cần nắm bắt kịp thời thực trạng ý thức chấp hành kỷ luật, chấp hành nội quy của sinh viên Các hoạt động của sinh viên, diễn biến tư tưởng của sinh viên, đời sống ăn ở sinh hoạt của sinh viên có những khó khăn, thuận lợi gì, đặc biệt phải lưu ý những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, những sinh viên cá biệt Công tác quản lý giáo dục kỷ luật quân đội sinh viên muốn đạt kết quả tốt phải nắm bắt được thực trạng để từ đó có những biện pháp điều chỉnh kịp thời, hướng các em vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ của sinh viên học GDQP và AN

Với môi trường xã hội phức tạp, thường xuyên chịu ảnh hưởng của những mặt trái của nền kinh tế thị trường, do vậy nguy cơ bị nhiễm các tệ nạn

xã hội, những tiêu cực không lành mạnh trong sinh viên là không thể tránh khỏi Vì vậy công tác quản lý giáo dục kỷ luật quân đội cho sinh viên phải nhằm mục đích ngăn chặn, đẩy lùi, xóa bỏ cơ bản những biểu hiện tiêu cực, không lành mạnh trong sinh viên, đặc biệt là các tệ nạn xã hội

Cần giáo dục cho sinh viên: càn kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ luật, nội quy, bảo vệ môi trường; có ý thức trong cuộc sống, lịch sự trong giao tiếp quan hệ; tôn ừọng người khác, giúp đỡ và khiêm tốn học hỏi; giữ đứng lời hứa, làm việc, học tập, vui chơi đứng kế hoạch; tích cực tham gia các hoạt động Đoàn, Hội; nghiêm khắc với các hành vi sai trái, các vi phạm chuẩn mực đạo đức, các quy định về nếp sống văn hóa

Từ góc độ lý luận, nhận thấy việc duy trì nghiêm túc các quy định của Trung tâm, kỷ luật của quân đội giúp sinh viên có định hướng đứng đắn về

Trang 35

bản thân Nói cách khác khi giáo dục kỷ luật quân đội cho sinh viên, vừa mang tính bắt buộc, vừa phải tuyên truyền giáo dục, động viên để sinh viên chấp hành một cách tự giác, nghiêm minh, từ đó sinh viên phải tự nhận được những hành vi chuẩn theo các giá trị giáo dục như:

- Chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân, xây dựng tính tự lập; giúp đỡ lẫn nhau trong học tập; tự giác trong kiểm tra, thi, không quay cóp, không mở tài liệu; tìm tòi vận dụng các phương pháp học tập tốt; xây dựng nền nếp học tập, thói quen đọc tài liệu và nghiên cứu tài liệu

- Ngăn nắp, gọn gàng, ăn ở vệ sinh, tiết kiệm, bảo vệ của chung; chấp hành tốt quy định phòng ở; tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; chống lại các hành vi như: Cờ bạc, bia rượu, lưu trữ văn hóa phẩm đồi trụy, tuyên truyền mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội khác; sử dụng thời gian hợp lý hơn vào các hoạt động học tập; xây dựng hành vi thói quen tự quản, tự rèn luyện

- Thể hiện tình cảm với thày cô, cán bộ công nhân viên bằng lòng kính trọng; với bạn bè bằng tình cảm thân thiện, đứng mực; quan tâm giúp đỡ mọi người; xây dựng mối quan hệ tình bạn, tình yêu trong sáng; sống hồn nhiên, vui tươi, yêu đời

Để cụ thể hoá các điều lệnh, điều lệ, kỷ luật quân đội cũng như các chế

độ trong ngày, trong tuần Trung tâm đã soạn thảo ban hành 10 điều quy định

mà sinh viên khi tham gia học GDQP và AN tại Trung tâm phải ký cam kết thực hiện, nếu sinh viên nào vi phạm thì sẽ bị xử lý tuỳ theo mức độ vi phạm,

đó là:

Điều 1: Thực hiện tốt và đày đủ các chế độ trong ngày, trong tuần theo

quy định của Trung tâm

Điều 2: Luôn tích cực học tập, rèn luyện để đạt kết quả cao nhất, chấp

hành tốt quy định trong học tập Sử dụng tài liệu giáo dục quốc phòng bảo

Trang 36

đảm bí mật quân sự, giữ gìn cẩn thận, không viết vẽ, làm hỏng, làm mất Nếu làm hỏng, làm mất, viết vẽ lên tài liệu phải chịu kỷ luật và bồi thường theo quy định của Trung tâm Đi học đứng giờ, đứng tác phong, không trốn học, không nói chuyện, làm việc riêng, sử dụng điện thoại trong giờ học, không vi phạm quy chế thi.

Điều 3: Mang mặc đúng quy định của Trung tâm Giữ gìn bảo quản

quân tư trang, không làm mất, làm hỏng, không viết, vẽ, sửa chữa quần áo,

mũ Nếu vi phạm phải bồi thường theo quy định của Trung tâm và chịu mọi hình thức kỷ luật

Điều 4: Thực hiện tốt nếp sống văn minh, lịch sự Không uống rượu,

bia, không kích động chia rẽ, gây gổ, đánh nhau, mất đoàn kết, mất trật tự trị

an, không trộm cắp, cờ bạc, ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác

Điều 5: Chấp hành tốt nội quy, quy định phòng ở của sinh viên, sắp

xếp phòng ở gọn gàng, sạch sẽ, thống nhất theo quy định của Trung tâm Không mất trật tự, không thức quá giờ quy định Không đứng, ngồi, đùa nghịch ở lan can, cửa sổ gây mất an toàn Có ý thức tiết kiệm điện, nước; không sử dụng điện để đun nấu, là ủi, sử dụng điện tuyệt đối an toàn Nộp kinh phí sử dụng điện, nước sau khi kết thúc khóa học theo quy định của Trung tâm

Điều 6: Đi ăn cơm đứng giờ quy định, mặc quàn dài, áo có tay tập

trung xếp hàng đến nhà ăn Khi ăn ngồi đứng vị trí quy định, không đi lại lộn xộn, không nói chuyện riêng, cười đùa trong khi ăn

Điều 7: Khi được phân công làm nhiệm vụ trực ban, trực nhật, tuần tra

canh gác, phục vụ nhà ăn, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực, tự giác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Bản thân có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tài sản của tập thể, không để hư hỏng, mất mát Nếu làm hỏng, làm mất bồi thường theo quy định

Trang 37

Điều 8: Chấp hành nghiêm nội quy, quy định ra, vào Trung tâm, không

tự ý ra ngoài Trung tâm Khi có nhu cầu ra ngoài giải quyết việc riêng phải đăng ký và làm đày đủ thủ tục, được phép của cán bộ khung đại đội mới được

ra ngoài và bảo đảm đứng thời gian, địa điểm đã đăng ký, tự chịu trách nhiệm

an toàn cho bản thân, không làm ảnh hưởng trật tự xã hội, không vi phạm pháp luật nhà nước Không thuê, mượn xe máy để đi, không đi xe ôm Bảo đảm an toàn giao thông cho bản thân Không tự ý vào khu vực hồ Đại Lải khi chưa được phép của Trung tâm

Điều 9: Chấp hành đúng quy định thu, nộp kinh phí, không tự ý lập quỹ

và thu nộp bất cứ loại kinh phí nào ngoài kinh phí Trung tâm đã thống nhất với nhà trường, không vi phạm các tiêu cực trong hoạt động sinh hoạt, học tập GDQP và AN

Điều 10: Tích cực tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục

thể thao, nâng cao sức khỏe, giữ gùi cảnh quan môi trường Đoàn kết tốt, kỷ luật nghiêm, đóng góp ý kiến trên tinh thần xây dựng, đúng quy định Không phát ngôn, đưa tin sai sự thật, vượt cấp, trái quy định

1.5 Nội dung quản lý giáo dục kỷ luật quân đội cho sinh viên

1.5.1 Quản lý giáo dục kỷ luật quân đội cho sinh viêrt trong hoạt động học tập, rèn luyện

Theo quy định của Trung tâm khi sinh viên đến học GDQP và AN được tổ chức biên chế thành các tiểu đội, trung đội, đại đội, mỗi trung đội là một lớp học số lượng sinh viên trong mỗi lớp học dao động tò 90 đến 110 sinh viên, tuỳ theo số lượng sinh viên đến từ các trường khác nhau để biên chế cho phù hợp

Hàng ngày sinh viên phải tham gia học tập buổi sáng 5tiết, buổi chiều 4tiết, thời gian bắt đàu và kết thúc theo quy định từng mùa khác nhau (theo quy định trong Điều lệnh quản lý bộ đội) Vị trí học tập các nội dung lý thuyết

Trang 38

được tổ chức ở giảng đường, các nội dung thực hành được tổ chức học tập ở ngoài sân bãi, thao trường Trong quá trình học tập được giảng viên tổ chức duy trì kỷ luật trong lớp học hết sức nghiêm túc và chặt chẽ, cụ thể:

Khi học tập trong hội trường (phòng học), người phụ trách hoặc trực ban lớp học phải kiểm tra quân số, trang phục, chỉ huy sinh viên vào vị trí, hô

“Nghiêm” và báo cáo giảng viên Nếu có mang theo vũ khí giảng viên phải tổ chức cho khám súng trước và quy định nơi giá (đặt) súng Sinh viên ngồi trong lớp học phải đứng vị trí quy định, tập trung tư tưởng theo dõi nội dung học tập Khi ra hoặc vào lớp phải đứng nghiêm báo cáo xin phép giảng viên Được phép mới ra hoặc vào lớp

Sau mỗi tiết hoặc giờ học tập được nghỉ 5 đến 10 phút Hết giờ nhanh chóng vào lớp, tiếp tục nghe giảng Giảng viên phải chấp hành đứng thời gian Nếu giảng quá giờ quy định phải báo cho người phụ trách lóp học và người học biết Hết giờ học, người phụ trách hoặc trực ban lớp hô “Đứng dậy” và hô

“Nghiêm”, báo cáo giảng viên cho xuống lớp, sau đó chỉ huy sinh viên ra về.Khi học tập ngoài thao trường, người phụ trách hoặc trực ban lớp phải

tổ chức cho sinh viên đi và về thành hàng lối, thời gian đi và về không tính vào thời gian học tập Nếu một làn đi (về) trên một giờ được tính một nửa vào thời gian học tập Trước khi học tập, người phụ trách hoặc trực ban lớp học phải tập hợp sinh viên, kiểm tra sĩ số, trang phục, vũ khí, học cụ, khám súng, sau đó báo cáo với giảng viên Sinh viên phải chấp hành nghiêm kỷ luật thao trường Súng, đạn (nếu có), trang bị chưa dùng trong luyện tập phải có người canh gác Het giờ luyện tập người phụ trách hoặc trực ban lóp học phải tập hợp sinh viên, khám súng, kiểm tra sĩ số, vũ khí, học cụ và các trang bị khác, chỉnh đốn hàng ngũ, báo cáo giảng viên cho sinh viên nghỉ, sau đó chỉ huy sinh viên về đơn vị, hoặc nghỉ tại thao trường Trường hợp có cấp trên của giảng viên ở đó thì giảng viên phải báo cáo cấp ừên trước khi lên, xuống lớp

Trang 39

Thời gian ngoài giờ lên lóp là khoảng thời gian khá dài trong quỹ thời gian của sinh viên Để sử dụng thời gian cho việc học tập, trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức tự giác của sinh viên Tuy nhiên vai trò kiểm tra giám sát của cán bộ quản lý sinh viên, của cán bộ trung đội kiêm chức, tiểu đội kiêm chức, ban cán sự lớp, cán bộ Đoàn, Hội cũng không thể bỏ qua Đặc biệt là quá trình tự học của sinh viên, các em phải

tự nhận thức được việc học tập của mình, việc học tập đòi hỏi sinh viên không chỉ tiếp thu tri thức ở trên lớp qua bài giảng của thầy mà còn phải tự tìm kiếm tri thức thông qua các tài liệu tham khảo trên cơ sở những kiến thức đã lĩnh hội trước đó Để chiếm lĩnh vốn tri thức sâu và rộng, hoàn thành tốt mục đích

và nhiệm vụ học tập, sinh viên phải coi trọng việc tự học

Ngoài giờ lên lớp, thời gian tự học sinh viên sử dụng thời gian vào các hoạt động lao động, sinh hoạt giải trí văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao Đây

là những hoạt động không thể thiếu và có tác dụng tích cực trong việc giúp sinh viên bổ sung, ứng dụng kiến thức học được qua sách vở vào thực tiễn cuộc sống nếu như những hoạt động đó nằm trong kế hoạch và có tổ chức, có định hướng giáo dục rõ ràng của các cơ quan, đơn vị Đối với những hoạt động này cần tạo điều kiện tốt để sinh viên thể hiện năng lực của mình trong hoạt động thực tiễn, đồng thời phát hiện những thiếu sót, yếu điểm để kịp thời

bổ xung, sửa chữa nhằm hoàn thiện các nội dung đào tạo Kịp thời ngăn chặn

và nghiêm khắc xử lí đối với các hoạt động dưới hình thức tổ chức nhóm, cục

bộ, vùng miền, địa phương, mang tính tự phát mà nội dung không lành mạnh ảnh hưởng tới môi trường đào tạo của Trung tâm Đó là những hoạt động vừa mất thời gian và ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, rèn luyện của các em

Trang 40

1.5.2 Quản lý giáo dục kỷ luật quân đội cho sinh viên trong hoạt động tập thể cá nhân và lao động

Thời gian ngoài giờ vào các giờ nghỉ, ngày nghỉ sinh viên sử dụng vào các hoạt động ngoại khoả như: giao lưu văn hóa văn nghệ, thi đấu thể dục thể thao, tổ chức các chương trình, sự kiện và tham gia lao động làm sạch đẹp môi trường Đây là những hoạt động không thể thiếu trong khoá học GDQP

và AN, nó có tác dụng rất tích cực trong việc giúp sinh viên bổ sung, ứng dụng kiến thức học được qua sách vở vào thực tiễn cuộc sống, các em được trải nghiệm cuộc sống Đặc biệt những hoạt động đó nằm trong kế hoạch và

có tổ chức, có định hướng giáo dục rõ ràng, tổ chức phân công cụ thể, có người phụ trách Những thời gian ngoài giờ là thời điểm rất dễ để sinh viên vi phạm các quy định, vi phạm kỷ luật, do vậy việc duy ừì nghiêm túc kỷ luật quân đội trong các hoạt động này là hết sức quan trọng với quan điểm là phòng bệnh hơn chữa bệnh Đồng thời ngăn chặn và nghiêm khắc xử lý các sinh viên, đối vói các hành động sai trái vi phạm kỷ luật, vi phạm nội quy của Trung tâm

Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội Lao động là vinh quang, mọi người cần phải có thái độ tôn trọng, yêu quí lao động; lao động phải có tính mục đích, tính kỷ luật, có kiến thức, kỹ năng, chất lượng và hiệu quả

Lao động sáng tạo ra con người Bằng lao động con người ngày càng tiến hóa và phát triển, hoàn thiện (cả về vóc dáng và nhân cách) Lao động là thuộc tính của con người, đã là con người thì phải lao động Lao động sáng tạo ra của cải vật chất; nhờ có lao động làm cho đời sống vật chất và đời sống tinh thần ngày càng phong phú

Ngày đăng: 14/04/2016, 10:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w