1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI tại LẠNG sơn từ NAY đến năm 2020

103 748 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 255,4 KB

Nội dung

khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn và ban hành quy chế hoạt động của Khu kinh tếvới các chính sách đầu tư rộng mở, cơ chế quản lý năng động đã mở ra chotỉnh Lạng Sơn thời cơ, vận hội mới để phát

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của em!

Các số liệu kết quả trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập

Sinh viên

Đào Thuỳ Linh

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT 5

DANH MỤC CÁC BẢNG ĐƯỢC SỬ DỤNG: 6

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ĐƯỢC SỬ DỤNG: 6

LỜI MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ HOẠT ĐỘNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 10

1.1 Một số vấn đề về đầu tư trực tiếp nước ngoài 10

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm 10

1.1.2 Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 12

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn FDI 14

a, Nhóm nhân tố thuộc về nước tiếp nhận đầu tư 14

b, Nhân tố quốc tế 15

1.1.4 Vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 16

1.2 Hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 19

1.2.1 Khái niệm về thu hút FDI 19

1.2.2 Đặc điểm của việc thu hút FDI 19

1.2.3 Nội dung của việc thu hút FDI 19

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

20 1.3 Kinh nghiệm thu hút và sử dụng FDI tại một số địa phương 23

1.3.1 Các tỉnh có cùng trình độ phát triển với Lạng Sơn 23

1.3.2 Một số tỉnh lân cận: 25

CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI TẠI LẠNG SƠN 27

2.1 Tổng quan về Lạng Sơn 27

2.1.1 Lợi thế và bất lợi của Lạng Sơn trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 27

2.1.2 Hạn chế, yếu kém và nguyên nhân 31

Trang 4

2.2 Tình hình FDI tại Việt Nam 35

2.2.1 Tình hình hoạt động: 35

2.2.2 Tình hình cấp Giấy chứng nhận đầu tư: 37

2.2.3 Một số dự án lớn được cấp phép trong năm 2014: 41

2.3 Thực trạng thu hút FDI tại Lạng Sơn 42

2.3.1 Tình hình thu hút FDI tại Lạng Sơn 42

2.3.2 Cơ cấu vốn FDI 44

2.3.3 Đánh giá hoạt động thu hút FDI tại Lạng Sơn 49

2.3.3 Tình hình triển khai một số dự án tiêu biểu 56

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI LẠNG SƠN 59

3.1 Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nói chung và Lạng Sơn nói riêng 59

3.1.1 Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 59

3.1.2 Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Lạng Sơn 61

3.2 Giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Lạng Sơn .68

3.2.1 Giải pháp từ tỉnh Lạng Sơn 68

3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng FDI 78

Trang 5

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG ĐƯỢC SỬ DỤNG:

Bảng 1: Lực lượng lao động Lạng Sơn thời kỳ 2006 – 2014

Bảng 2: 10 lĩnh vực đứng đầu về thu hút FDI của Việt Nam trong năm 2014Bảng 3: 10 đối tác FDI hàng đầu của Việt Nam trong năm 2014

Bảng 4: 10 địa phương đứng đầu về thu hút FDI tại Việt Nam trong năm 2014Bảng 5: Cơ cấu vốn FDI theo ngành kinh tế năm 2014

Bảng 6: Cơ cấu vốn FDI theo đối tác đầu tư năm 2014

Bảng 7: Cơ cấu vốn FDI theo hình thức đầu tư năm 2014

Bảng8 : Mục tiêu hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam từ 2014-2020

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ĐƯỢC SỬ DỤNG:

Biểu 1: Tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong năm 2013 và năm2014

Biểu 2 : Tình hình xuất nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài trong năm

2013 và năm 2014

Biểu 3 : Số dự án FDI trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn từ năm 1987 đến nay

Biểu 4 : Tỷ lệ số dự án theo ngành kinh tế tại Lạng Sơn năm 2014

Biểu 5: Tỷ trọng số dự án theo địa bàn tại tình Lạng Sơn năm 2014

Biểu 6: Tỷ trọng vốn FDI của các ngành tại Lạng Sơn năm 2014

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới, chúng ta

đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn trên tất cả các mặt như kinh tế,chính trị, ngoại giao v.v… Đặc biệt về kinh tế, quá trình hội nhập đã tạo ranhững cơ hội hợp tác, liên doanh liên kết giữa các nước ta với các nước trongkhu vực và trên thế giới Trong bối cảnh đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

là một hình thức đầu tư phổ biến và thu hút được nhiều sự quan tâm của cácnhà hoạch định cũng như các doanh nghiệp

Cùng với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế – xã hội, đầu tư trực tiếpnước ngoài là một trong những nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển,

có tác dụng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa– hiện đại hóa, tạo điều kiện khai thác các lợi thế so sánh, mở ra nhiều ngànhnghề, sản phẩm mới, nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ, mởrộng thị trường xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm

Lạng Sơn là một tỉnh có nhiều tiềm năng và hội tụ nhiều điều kiệnthuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội Lạng Sơn là miền đất có truyền thốngvăn hoá, lịch sử lâu đời, nằm ở phía Đông Bắc của nước Việt Nam; đượcthiên nhiên ưu đãi, khí hậu đặc trưng là á nhiệt đới rất thuận lợi cho phát triểnnền nông nghiệp đa dạng Có những danh lam thắng cảnh nổi tiếng đã đi vàothi ca, lịch sử như Động Tam Thanh, Thành Nhà Mạc, Núi Nàng Tô Thị, NúiMẫu Sơn Tỉnh Lạng Sơn có chiều dài biên giới trên 220 km tiếp giáp vớiKhu tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây – Trung Quốc), có 2 cửa khẩu Quốc tế

là cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị, hai cửa khẩu quốc gia là Bình Nghi và Chi

Ma, các điểm chợ biên giới Lạng Sơn nằm trong quy hoạch phát triển tuyếnhành lang kinh tế: Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng và tháng4/2008, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định thành lập Khu kinh tế cửa

Trang 8

khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn và ban hành quy chế hoạt động của Khu kinh tếvới các chính sách đầu tư rộng mở, cơ chế quản lý năng động đã mở ra chotỉnh Lạng Sơn thời cơ, vận hội mới để phát triển; để cho các nhà đầu tư tìmhiểu, lựa chọn cơ hội đầu tư tại Lạng Sơn.

Mặc dù trong thời gian qua thu hút vốn đầu tư nước ngoài của tỉnhLạng Sơn vẫn còn còn hết sức hạn chế cả về số lượng, quy mô cơ cấu dự án,chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh Nhu cầu phát triển kinh tếcủa tỉnh từ nay đến năm 2020 đang đặt ra những vấn đề cấp bách Vì vậy việcnghiên cứu thực trạng sử dụng để tìm ra những giải pháp nhằm tăng cườngthu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với tỉnh Lạng Sơn trở thành vấn

đề cấp bách Xuất phát từ thực tế trên và qua thời gian thưc tập tại Phòng Hợp

tác đầu tư – Sở Kế hoạch và đầu tư Lạng Sơn, tôi đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Lạng Sơn từ nay đến năm 2020“ làm nội dung tìm hiểu và nghiên cứu của mình.

2 Đối tượng nghiên cứu

Một số vấn đề liên quan đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại ViệtNam nói chung và Lạng Sơn nói riêng; định hướng thu hút và giải pháp thúcđẩy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Lạng Sơn, trong đó tập trungnghiên cứu kĩ thực trạng hoạt động thu hút và sử dụng vốn FDI tại Lạng Sơn

3.Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Các vấn đề về lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp

nước ngoài được nghiên cứu trong phạm vi quốc tế, quốc gia Việc đánh giáthực trạng và đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài được nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Lạng Sơn

Về thời gian: Các tài liệu, số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài được

thu thập trong giai đoạn từ năm 1990-2014 Định hướng, giải pháp và các chỉtiêu dự báo được xây dựng cho đến năm 2020

Trang 9

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn đã phối hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếutrong lĩnh vực kinh tế như: thu thập tài liệu, thống kê mô tả, so sánh, đốichiếu, phân tích và tổng hợp, diễn giải và quy nạp…

5 Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:

Chương I: Một số vấn đề về đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Chương II: Thực trạng hoạt động thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Lạng Sơn.

Chương III: Định hướng thu hút và giải pháp thúc đầy hoạt động đầu

tư trực tiếp nước ngoài tại Lạng Sơn.

Trang 10

CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ HOẠT

ĐỘNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1.1 Một số vấn đề về đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm

a, Khái niệm

Theo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một công cuộc đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp đạt được một phần hay toàn bộ quyền sỡ hữu lâu dài mộưt doanh nghiệp đầu

tư trực tiếp trong một quốc gia khác Quyền sở hữu này tối thiểu phải là 10% tổng số cổ phiếu mới được công nhận là FDI”.

Bên cạnh đó đầu tư trực tiếp nước ngoài còn được nhìn nhận theo nhiềucách khác nhau Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về

FDI: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó” Phương diện quản lý là thứ để phân

biệt FDI với các công cụ tài chính khác.Trong phần lớn trường hợp, cả nhàđầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh.Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ”

và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”

Theo luật FDI tại Việt Nam ban hành năm 1987 và được hoàn thiện bổ

sung sau 4 lần sửa đổi (1989, 1992, 1996, 2000): “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các tổ chức và cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp nhận

để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hay xí nghiệp 100% vốn nước ngoài”

Trang 11

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm: “Một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp là một doanh nghệp có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân trong đó nhà đầu tư sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thường hoặc có quyền biểu quyết Điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty”.

Như vậy qua những cách tiếp cận khác nhau có thể rút ra bản chất củađầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển một khối lượng nguồn vốn kinhdoanh dài hạn giữa các quốc gia nhằm thu lợi nhuận cao hơn Đi kèm với đầu

tư vốn là đầu tư công nghệ và tri thức kinh doanh nên hình thức này thúc đẩymạnh mẽ quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước nhận đầu tư

b, Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc điểm chính sau:

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu được thực hiện bằng nguồn vốn

tư nhân, chủ đầu tư chịu trách nhiệm về quản lý kinh doanh, lỗ, lãi.Đây làhình thức có tính khả thi và tính hiệu quả cao, không để lại gánh nặng nợ nầncho nền kinh tế

- Các chủ đầu tư phải đóng góp một số vốn tối thiểu, tùy theo quy địnhcủa từng quốc gia để có quyền trực tiếp quản lýđiều hành dự án đầu tư

-Đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ có sự lưu chuyển vốn mà cònthường đi kèm theo công nghệ, kiến thức kinh doanh và gắn với mạng lướiphân phối rộng lớn trên phạm vi toàn cầu Vì thế, đối với các nước nhận đầu

tư, nhất là các nước đang phát triển thì hình thức đầu tư này tỏ ra có nhiều ưuthế hơn

-Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện thông qua việcxây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hay từng phần doanh nghiệpđang hoạt động ở các nước nhận đầu tư hoặc sáp nhập các doanh nghiệp vớinhau

Trang 12

- Các chủ đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư phải tuân theo quy địnhpháp luật của nước nhận đầu tư.

-Sau khi hoàn thành nghĩa vụ với nước nhận đầu tư chủ đầu tư cóquyền chuyển số lợi nhuận hợp pháp thu được về nước hoặc tiếp tục tái đầu

tư Tỷ lệ góp vốn là cơ sở để phân chia quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên

-Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài phần lớn vì mục đích lợi nhuậnnên chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực, các vùng miền có điều kiện thuận lợimang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư

1.1.2 Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu được thực hiện dưới 3 hình thứcsau:

* Hợp đồng hợp tác kinh doanh:đây là hình thức đầu tư được ký giữa cácnhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm

Hình thức này có các đặc trưng:

Trang 13

- Doanh nghiệp 100% vốn FDI được thành lập theo hình thức Công tytrách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo luật Việt Nam, được thànhlập và hoạt động kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư.

- Vốn pháp định của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ít nhất phảibằng 30% vốn đầu tư Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng,

dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án có quy

mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được

cơ quan này cấp giấy phép đầu tư chấp nhận

* Doanh nghiệp liên doanh liên kết:là doanh nghiệp được thành lập tạinước chủ nhà trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa bên hoặc các bên chủnhà với bên hoặc các bên nước ngoài để đầu tư, kinh doanh tại nước chủ nhà

Bên cạnh 3 hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài nói trên còn có cáchình thức khác như: hợp đồng xây dựng – vận hành – chuyển giao (BOT),hợp đồng xây dựng – chuyển giao – vận hành (BTO), hợp đồng xây dựng –chuyển giao (BT)

Trang 14

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn FDI

a, Nhóm nhân tố thuộc về nước tiếp nhận đầu tư

* Môi trường chính trị - xã hội

Sự ổn định của môi trường chính trị - xã hội của nước tiếp nhận đầu tư

có ý nghĩa quyết định đến việc huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư,đặc biệt là đầu tư nước ngoài, nếu môi trường chính trị không ổn định đặc biệt

là thể chế chính trị sẽ khiến lòng tin của các nhà đầu tư giảm sút do họ phảigánh chịu những thiệt hại Ngoài ra khi tình hình chính trị - xã hội không ổnđịnh, nhà nước không đủ khả năng kiểm soát hoạt động của các nhà đầu tưnước ngoài, hậu quả là các nhà đầu tư hoạt động không theo định hướng pháttriển kinh tế - xã hội mà nước tiếp nhận đề ra, do đó hiệu quả sử dụng vốnFDI rất thấp

* Môi trường kinh tế vĩ mô

Đây là điều kiện tiên quyết của mọi ý định và hành vi đầu tư và là điềuđặc biệt quan trọng đối với việc huy động và sử dụng vốn nước ngoài Để thuhút được FDI, nền kinh tế của nước tiếp nhận phải là nơi an toàn cho sự vậnđộng của vốn đầu tư, là nơi có khả năng sinh lời cao hơn các nơi khác Hơnnữa môi trường kinh tế vĩ mô có ổn định thì mới có điều kiện sử dụng tốt FDI

* Hệ thống luật pháp

Môi trường luật pháp là một yếu tố không thể không xem xét đối vớihoạt động FDI Một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện và vận hành hữuhiệu là một trong những yếu tố tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi, địnhhướng và hỗ trợ, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài

* Hệ thống cơ sở hạ tầng

Kết cấu hạ tầng của nước tiếp nhận đầu tư là cơ sở để thu hút FDI vàcũng là nhân tố thúc đẩy hoạt động FDI diễn ra nhanh chóng, có ảnh hưởnglớn đến hiệu quả của hoạt động FDI, do đó hệ thống cơ sở hạ tầng là một

Trang 15

trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài trước khi

ra quyết định đầu tư

* Trình độ của nước tiếp nhận đầu tư

Trình độ lao động vừa là nhân tố để thu hút vừa là nhân tố sử dụng có hiệuquả FDI bởi trình độ của con người quyết định khả năng hợp tác kinh doanh,năng suất lao động Nếu trình độ lao động và quản lý của nước tiếp nhận cao nhàđầu tư nước ngoài sẽ giảm bớt chi phí đào tạo cũng như thời gian đào tạo, hiệuquả của các dự án đầu tư sẽ cao Do đó những nước này sẽ thu hút lượng vốnFDI nhiều hơn so với những nước có trình độ thấp

* Chính sách của nước tiếp nhận đầu tư đối với FDI

Chính sách của nước tiếp nhận đầu tư đối với FDI có tác động trực tiếpđến số lượng, quy mô, cũng như đối tác của nguồn vốn FDI, nếu chính sáchcởi mở, thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài thì sẽ thu hút được một sốlượng lớn các nhà đầu tư và ngược lại chính sách không cởi mở sẽ là yếu tốngăn cản các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động FDI

b, Nhân tố quốc tế

Trong nhóm nhân tố quốc tế thì nhân tố có ảnh hưởng rõ nét nhất đếnthu hút FDI là tình hình kinh tế - chính trị trong khu vực và trên thế giới.Tình hình kinh tế - chính trị trong khu vực và trên thế giới tác động đếnkhông chỉ các nhà đầu tư đang tìm kiếm đối tác mà còn tới cả các dự án đangtriển khai Khi môi trường kinh tế chính trị trong khu vực và thế giới ổn định,không có sự biến động khủng hoảng thì các nhà đầu tư sẽ tập trung nguồn lực

để đầu tư ra bên ngoài và các nước tiếp nhận đầu tư có thể thu hút được nhiềuvốn FDI Ngược lại, khi có biến động thì các nguồn đầu vào và đầu ra của các

dự án thường thay đổi, các nhà đầu tư gặp khó khăn rất nhiều về kinh tế nênảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả FDI, ngoài ra nước chủ nhà phải thay đổichính sách để phù hợp tình hình thực tế, các nhà đầu tư nước ngoài mất thời

Trang 16

gian tìm hiểu và thích nghi với sự thay đổi đó, đồng thời tình hình của chínhnước đầu tư cũng có thể bị ảnh hưởng nên họ phải tìm hướng đầu tư mới dẫnđến có sự thay đổi chiến lược đầu tư nước ngoài của họ.

1.1.4 Vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

a, Đối với nước đầu tư

Thứ nhất, nước đầu tư có thể tận dụng được lợi thế so sánh của nước

nhận đầu tư Đối với các nước đi đầu tư, họ nhận thấy tỷ suất lợi nhuận đầu tư

ở trong nước có xu hướng ngày càng giảm, kèm theo hiện tượng thừa tươngđối tư bản Bằng đầu tư ra nước ngoài, họ tận dụng được lợi thế về chi phí sảnxuất thấp của nước nhận đầu tư (do giá lao động rẻ, chi phí khai thác nguyênvật liệu tại chỗ thấp bởi các nước nhận đầu tư là các nước đang phát triển,thường có nguồn tài nguyên phong phú, nhưng do có hạn chế về vốn và côngnghệ nên chưa được khai thác, tiềm năng còn rất lớn) để hạ giá thành sảnphẩm, giảm chi phí vận chuyển đối với việc sản xuất hàng thay thế nhập khẩucủa nước nhận đầu tư, nhờ đó mà nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư

Thứ hai, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm thông qua chuyển giao công

nghệ Thông qua đầu tư trực tiếp, các công ty của các nước phát triển chuyểnđược một phần các sản phẩm công nghiệp (phần lớn là các máy móc thiết bị)

ở giai đoạn cuối của chu kỳ sống của chúng sang nước nhận đầu tư để tiếp tục

sử dụng chúng như là sản phẩm mới ở các nước này hoậc ít ra cũng như cácsản phẩm đang có nhu cầu trên thị trường nước nhận đầu tư, nhờ đó mà tiếptục duy trì được việc sử dụng các sản phẩm này, tạo thêm lợi nhuận cho cácnhà đầu tư Với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật như ngày naythì bất cứ một trung tâm kỹ thuật tiên tiến nào cũng cần phải luôn luôn có thịtrường tiêu thụ công nghệ loại hai, có như vậy mới đảm bảo thường xuyênthay đổi công nghệ, kỹ thuật mới

Trang 17

Thứ ba, thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nhà đầu tư có thể mở

rộng thị trường, tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của nước nhận đầu tưkhi xuất khẩu sản phẩm là máy móc thiết bị sang đây (để góp vốn) và xuấtkhẩu sản phẩm tại đây sang các nước khác (do chính sách ưu đãi của các nướcnhận đầu tư nhằm khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài, chuyển giaocông nghệ và sản xuất hàng xuất khẩu của các cơ sở có vốn đầu tư nướcngoài), nhờ đó mà giảm được giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh vớihàng nhập từ các nước

Thứ tư , đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ khuyến khích xuất khẩu của nước

đi đầu tư Cùng với việc đem vốn đi đầu tư sản xuất ở các nước khác và nhậpkhẩu sản phẩm đó về nước với một số lượng lớn sẽ làm cho đồng nội tệtăng.Điều này sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ so với đồngngoại tệ có xu hướng giảm dần Sự giảm tỷ giá hối đoái này sẽ có tác dụngkhuyến khích các nhà sản xuất trong nước tăng cường xuất khẩu, nhờ đó tăngthu ngoại tệ cho đất nước

b, Đối với nước nhận đầu tư

Thứ nhất , FDI là một trong những nguồn vốn quan trọng để bù đắp sự

thiếu hụt vốn đầu tư góp phần tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và pháttriển.Đối với các nước đang phát triển, việc tiếp nhận số lượng lớn vốn đầu tư

từ nước ngoài sẽ vừa tác động đến tổng cầu, vừa tác động đến tổng cung củanền kinh tế Về mặt cầu, vì đầu tư là một bộ phận lớn và hay thay đổi chủ chitiêu nên những thay đổi bất thường về đầu tư có ảnh hưởng lớn đến sản lượng

và thu nhập về mặt ngắn hạn Về mặt cung, khi thành quả của đầu tư phát huytác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung đặc biệt là tổngcung dài hạn tăng lên, kéo theo sản lượng tiềm năng tăng theo, do đó giá cảsản phẩm giảm xuống Sản lượng tăng, giá cả giảm cho phép tăng tiêu dùng.Tăng tiêu dùng đến lượt mình lại kích thích sản xuất hơn nữa Sản xuất phát

Trang 18

triển là nguồn gốc cơ bản để tăng tích lũy, phát triển kinh tế - xã hội, tăng thunhập cho người lao động, nâng cao đời sống cho mọi thành viên trong xã hội.

Thứ hai , đầu tư sẽ tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế.Theo mô hình

của NUSKSE, đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ góp phần phá vỡ cái “vòng luẩnquẩn” của các nước đang phát triển.Bởi chính cái vòng luẩn quẩn đó đã làmhạn chế quy mô đầu tư và đổi mới kỹ thuật trong điều kiện nền khoa học kỹthuật cũng như lực lượng sản xuất trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ.Đồng thời qua đó cho chúng ta thấy chỉ có “mở cửa” ra bên ngoài mới tậndụng được tối đa lợi thế so sánh của nước mình để từ đó phát huy và tăngcường nội lực của mình Các nước công nghiệp mới (NICs) trong gần 30 nămqua nhờ nhận được trên 50 tỷ USD đầu tư nước ngoài cho phát triển kinh tếcùng với một chính sách kinh tế năng động và có hiệu quả đã trở thành nhữngcon rồng Châu Á

Thứ ba , đầu tư sẽ làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế Kinh nghiệm của các

nước trên thế giới cho thấy, con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh vớitốc độ mong muốn (9-10%) là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triểnnhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ Đầu tư sẽ góp phần giải quyếtnhững mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kémphát triển thoát khỏi tình trạng nghèo đói Phát huy tối đa những lợi thế sosánh về tài nguyên, địa lý, kinh tế, chính trị, … Cơ cấu ngành, cơ cấu côngnghệ, cơ cấu sản phẩm và lao động, cơ cấu lãnh thổ sẽ được thay đổi theochiều hướng ngày càng đáp ứng tốt hớn các nhu cầu phát triển kinh tế – xãhội của đất nước

Thứ tư , đầu tư sẽ làm tăng cường khả năng khoa học công nghệ của

quốc gia Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, các công ty (chủ yếu là cáccông ty đa quốc gia) đã chuyển giao công nghệ từ nước mình hoặc từ nướckhác sang nước nhận đầu tư Mặc dù còn nhiều hạn chế do những yếu tố

Trang 19

khách quan và chủ quan chi phối, song điều không thể phủ nhận được làchính nhờ sự chuyển giao này mà các nước chủ nhà nhận được những kỹthuật tiên tiến (trong đó có những công nghệ không thể mua được bằng quan

hệ thương mại đơn thuần) cùng với nó là kinh nghiệm quản lý, đội ngũ laođộng được đào tạo, rèn luyện về nhiều mặt (trình độ kỹ thuật, phương pháplàm việc, kỷ luật lao động … )

1.2 Hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.2.1 Khái niệm về thu hút FDI

Thu hút FDI là hoạt động nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoàivào một quốc gia Như vậy, bản chất của hoạt động thu hút FDI là hoạt độngthu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn và trực tiếp quản lý điều hànhhoạt động sản xuất kinh doanh tại quốc gia nước sở tại

1.2.2 Đặc điểm của việc thu hút FDI

- Là hoạt động có định hướng dựa trên chiến lược phát triển và mục tiêuthu hút FDI

- Hoạt động này được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng phong phú

và được thực hiện bởi nhiều cấp, ngành của nước sở tại

- “Cùng có lợi” đươc coi là nguyên tắc cơ bản để giải quyết các quan hệgiữa các bên trong quá trình thu hút FDI

- Có sự gặp gỡ, cọ xát giữa các nền văn hoá khác nhau trong quá trìnhthực hiện hoạt động

1.2.3 Nội dung của việc thu hút FDI

Để đưa ra quyết định đầu tư ở nước ngoài, bất kì nhà đầu tư nào cũngquan tâm đến những ưu đãi, lợi ích mà họ được hưởng trong quá trình đầu tư,các vấn đề liên quan đến việc thành lập, triển khai và vận hành dự án Trongviệc triển khai dự án, nhà đầu tư sẽ quan tâm đến các vấn đề như: các thủ tụctrong quá trình tiến hành xây dựng nhà xưởng, nhập khẩu thiết bị máy móc,

Trang 20

chính sách lao động trong việc tuyển dụng công nhân cũng như chuyên gianước ngoài… Các vấn đề liên quan đến khuyến khích đầu tư, nội dung củahoạt động thu hút FDI bao gồm các nội dung sau:

 Xác định mục tiêu thu hút FDI của địa phương

 Xác định các nhà đầu tư mục tiêu cho các lĩnh vực/sản phẩm của địaphương

 Xây dựng và hoàn thiện môi trường đầu tư của địa phương

 Xây dựng các chính sách khuyến khích đầu tư của địa phương

- Xây dựng hệ thống biện pháp ưu đãi về kinh tế

- Xây dựng chính sách pháp luật

 Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư vào địaphương

 Xét duyệt và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu tư

Trong các nội dung trên, nội dung xây dựng hoàn thiện môi trường đầu

tư và nội dung xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư lànhững nội dung quan trọng nhất

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

a, Các nhân tố liên quan đến điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lí

Lợi thế về vị trí địa lý giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận chuyển, dễdàng mở rộng ra các thị trường xung quanh, khai thác có hiệu quả nguồn nhânlực và thúc đẩy các doanh nghiệp tập trung hoá

*Tài nguyên thiên nhiên

Sự dồi dào về nguyên vật liệu với giá rẻ cũng như có các nguồn tàinguyên thiên nhiên phong phú đã từng là nhân tố tích cực thúc đẩy thu hútđầu tư nước ngoài của các nước Các nước chủ đầu tư, vốn phụ thuộc nhiềuvào nguồn nguyên liệu thô trên thị trường thế giới, muốn giảm bớt sự phụ

Trang 21

thuộc này để đảm bảo tính ổn định cho nền kinh tế Họ tìm cách đầu tư trựctiếp sang các nước có nhiều tài nguyên để có được quyền khai thác lâu dài cácnguồn tài nguyên đó Trong khi phần lớn các nước đang phát triển đều thiếuvốn, đặc biệt là thiếu thiết bị, công nghệ khai thác, kỹ thuật bán hàng, cơ sở

hạ tầng,… để khai thác các nguồn lực của mình

* Nguồn nhân lực

Khi quyết định đầu tư một cơ sở sản xuất mới ở một nước đang pháttriển, các nước chủ đầu tư nước ngoài cũng nhắm đến việc khai thác nguồnnhân lực trẻ, dồi dào, trình độ thấp và giá rẻ ở nhiều nước đang phát triển.Thông thường nguồn lao động phổ thông luôn được đáp ứng đầy đủ và có thểthoả mãn yêu cầu của các công ty, lực lượng này đáp ứng được nhu cầu củacác doanh nghiệp chế tạo cần nhiều lao động Ngược lại, những ngành, lĩnhvực, những dự án đầu tư đòi hỏi công nghệ cao thường kèm theo yêu cầu vềlao động có trình độ cao, có tay nghề và được đào tạo bài bản Tuy vậy, chỉ cóthể tìm được các nhà quản lý giỏi, cũng như cán bộ kỹ thuật có trình độ vàkinh nghiệm ở các thành phố lớn Động cơ, thái độ làm việc của người laođộng cũng là yếu tố quan trọng trong việc xem xét, lựa chọn địa điểm để đầutư

b, Các nhân tố liên quan đến điều kiện kinh tế xã hội

*Nhân tố thị trường

Các chủ đầu tư có động cơ tìm kiếm thị trường sẽ quan tâm đến các yếu

tố như dung lượng thị trường và thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăngtrưởng của thị trường, khả năng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới, các sởthích đặc biệt của người tiêu dùng ở nước nhận đầu tư và cơ cấu thị trường.Đối với các chủ đầu tư muốn mở rộng thị trường tiêu thụ thì quy mô và tiềmnăng phát triển của thị trường của nước nhận đầu tư là một yếu tố rất quantrọng khi chủ đầu tư cân nhắc để lựa chọn địa điểm đầu tư Khi đề cập đến

Trang 22

quy mô của thị trường, tổng giá trị GDP – chỉ số đo lường quy mô của nềnkinh tế - thường được quan tâm Theo UNCTAD, quy mô thị trường là cơ sởquan trọng trong việc thu hút đầu tư tại tất cả các quốc gia và các nền kinh tế.Nhiều nghiên cứu cho thấy FDI là hàm số phụ thuộc vào quy mô thị trườngcủa nước mời gọi đầu tư Nhằm duy trì và mở rộng thị phần, các công ty đaquốc gia thường thiết lập các nhà máy sản xuất ở các nước dựa vào chiến lượcthay thế nhập khẩu của các nước này Mức tăng trưởng GDP cũng là tín hiệutốt cho việc thu hút FDI Khi lựa chọn địa điểm để đầu tư trong một nước, cácnhà đầu tư nước ngoài cũng nhắm đến những vùng tập trung đông dân cư,chính là các thị trường tiềm năng của họ Một nước với dân số đông, GDPbình quân đầu người cao, GDP tăng trưởng với tốc độ cao, sức mua lớn sẽ cósức hấp dẫn đối với FDI vì đem lại cho chủ đầu tư cơ hội tăng thị phần và lợinhuận lớn.

*Chính sách thu hút FDI

Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các nước đang phát triển không chỉđược quyết định bởi các yếu tố về kinh tế, mà còn chịu sự chi phối của cácyếu tố chính trị Sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, kết hợp với các ổn định vềchính trị được xem là rất quan trọng Bên cạnh đó, chính sách cởi mở và nhấtquán của chính phủ cũng đóng một vai trò rất quan trọng

*Cơ sở hạ tầng

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật:

Chất lượng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trình độ công nghiệp hoá cóảnh hưởng rất quan trọng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào một nước.Quốc gia được đầu tư vốn có một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh( bao gồm hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hàng không, mạng lưới điện,nước, bưu chính viễn thông và các dịch vụ tiện ích khác) là điều mong muốnđối với mọi nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào một nơi nào đó Bên cạnh

Trang 23

đó còn phải kể đến các dịch vụ hỗ trợ khác như hệ thống ngân hàng, các công

ty kiểm toán, tư vấn… Thiếu sự hỗ trợ cần thiết của các hoạt động này, môitrường đầu tư cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng Ngoài ra, hiệu qur hoạtđộng của các cơ sở công nghiệp địa phương, sự có mặt của các ngành côngnghiệp hỗ trợ, sự tồn tại các đối tác tin cậy để các công ty nước ngoài có thểliên doanh liên kết cũng là những yêu cầu rất quan trọng cần phải được xemxét đến

về cơ sở hạ tầng xã hội của một nước hoặc một địa phương

1.3 Kinh nghiệm thu hút và sử dụng FDI tại một số địa phương

1.3.1 Các tỉnh có cùng trình độ phát triển với Lạng Sơn

* Tỉnh Bến Tre

Trong thời gian qua, Bến Tre đã thu hút được 47 dự án FDI từ 20 quốcgia và vùng lãnh thổ, trong đó có 5 dự án do Nhật Bản đầu tư trong các lĩnhvực công nghiệp phụ trợ ôtô, than hoạt tính và may mặc

Nếu xét về vốn, Nhật Bản đang là quốc gia có vốn đầu tư lớn nhất tạiBến Tre, kế đến là Thái Lan, Hàn Quốc Hầu hết các dự án của Nhật đầu tư tạiBến Tre họ đều có nhà máy tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc Bình Dương; tuynhiên để thu hút được dự án của Nhật không hề đơn giản Tỉnh phải chứngminh đủ điều kiện về đất đai; hạ tầng; con người; chính sách của chính quyềnđịa phương phải minh bạch, rõ ràng; về những thông tín chính xác của các

Trang 24

chính sách, cam kết mà địa phương đưa ra và đặc biệt là sự kiên trì đeo bámcủa những người làm công tác xúc tiến.

Dự án đầu tiên của tỉnh xúc tiến với các đối tác Nhật Bản mất gần 1,5năm; dự án thứ hai rút ngắn còn gần 1 năm; đủ để chứng minh tính thận trọngcủa nhà đầu tư Nhật Họ nghiên cứu kỹ và mất nhiều thời gian cho giai đoạnđầu nhưng lại triển khai dự án rất nhanh khi được cấp phép Bến Tre khôngxây dựng các Khu công nghiệp (KCN) riêng cho nhà đầu tư Nhật nhưng sẵnsàng mời chào các nhà đầu tư Nhật vừa đầu tư hạ tầng KCN vừa có dự án đầu

tư thứ cấp trong các khu, cụm Về quỹ đất hiện có trong KCN, Bến Trekhuyến khích mời chào các dự án công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao, thâmdụng vốn và Nhật Bản là một trong những nhà đầu tư mà tỉnh hướng đến

*Tỉnh Quảng Ngãi

Trong vài năm trở lại đây, kinh tế thế giới và trong nước vẫn đangtrong giai đoạn khó khăn và ảnh hưởng không nhỏ đến thu hút vốn đầu tưtrong và ngoài nước Mặc dù vậy, với những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý,điều kiện tự nhiên, hệ thống hạ tầng, giao thông đồng bộ, sự hình thành vàphát triển của Khu kinh tế Dung Quất mà trái tim là nhà máy lọc hóa dầuBình Sơn, cùng với các KCN mới nổi đầy tiềm năng, KCN Đô thị Dịch

vụ,VSIP Quảng Ngãi… nên tỉnh vẫn thu hút được những dự án đầu tư lớn

trong và ngoài nước, có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa Quảng Ngãi trởthành một tỉnh công nghiệp và góp phần phát triển kinh tế xã hội ổn định

Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khókhăn, nguồn vốn đầu tư công ngày càng giảm thì công tác xúc tiến đầu tưđược tỉnh tập trung vào những nhà đầu tư tiềm năng và đi vào trọngđiểm.Tỉnh đẩy mạnh công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư nước ngoài, nhất làNhật Bản, Hàn Quốc, Singapore để thu hút đầu tư vào các lĩnh vực côngnghiệp, dịch vụ, trong đó có dịch vụ hậu cần nghề cá Bên cạnh đó, tiếp tục

Trang 25

quảng bá, giới thiệu tiềm năng, lợi thế của môi trường đầu tư Quảng Ngãi đếncác nhà đầu tư, hướng vào các đối tác chiến lược, ngành nghề thu hút trọngđiểm, thế mạnh của Quảng Ngãi; làm cho nhà đầu tư an tâm, tin tưởng vàohiệu quả kinh doanh khi đầu tư vào tỉnh.

1.3.2 Một số tỉnh lân cận:

*Tỉnh Bắc Ninh

Trong thời gian qua, tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện triển khai các hoạtđộng về công tác xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài như: Môi trường đầu tư -kinh doanh luôn được cải thiện theo hướng thông thoáng, minh bạch và hấpdẫn các nhà đầu tư, được thể hiện qua chỉ số năng lực môi trường cạnh tranhcấp tỉnh (PCI) của tỉnh xếp thứ 6/63 Thực hiện tốt cơ chế “một cửa” trongcấp giấy chứng nhận đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý các KCNtỉnh; hỗ trợ nhà đầu tư một cách hiệu quả trong việc cung cấp thông tin liênquan đến dự án đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư, xây dựng và triển khai dựán; thực hiện biên soạn tài liệu giới thiệu môi trường đầu tư; thường xuyênđiều chỉnh, bổ sung danh mục dự án gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thời

kỳ 2010-2015 để làm căn cứ xúc tiến, thu hút đầu tư; quảng bá hình ảnh,marketing địa phương giới thiệu môi trường đầu tư, thực hiện tuyên truyền,giới thiệu về môi trường đầu tư trên các phương tiện thông tin đại chúng: trêntrang website, các báo, tạp chí; tổ chức các Đoàn xúc tiến đầu tư tại: NhậtBản, Hàn Quốc, Đài Loan, ….để giới thiệu, quảng bá hình ảnh Bắc Ninh.Đồng thời cũng tham gia cùng đoàn Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vậnđộng đầu tư ở nước ngoài; xây dựng các mối quan hệ hỗ trợ trong công tácxúc tiến đầu tư Chủ động thiết lập quan hệ và trao đổi thông tin với các cơquan ngoại giao, kinh tế, thương mại của các nước (JETRO, AUSAID,KOTRA, GTZ, JICA…) và Trung tâm xúc tiến đầu tư phía Bắc

*Tỉnh Quảng Ninh

Trang 26

Tính đến ngày 15/12/2014, trên địa bàn các khu công nghiệp (KCN), khukinh tế (KKT) Quảng Ninh hiện có 46 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốnđầu tư đăng ký 1.440,97 triệu USD, chiếm 43,8% tổng số dự án FDI và 28,8%tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh Trong đó, có 24 dự ántại các KCN với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 1.022,93 triệu USD; 5 dự án tạiKKT Vân Đồn với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 131,39 triệu USD; 17 dự ántại các KKT cửa khẩu với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 286,65 triệu USD.Hầu hết các dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh Doanh thucủa các doanh nghiệp FDI tại các KCN và KKT Vân Đồn năm 2014 ước đạtkhoảng 1.010 triệu USD, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 1.407 triệuUSD (trong đó xuất khẩu ước đạt 507 triệu USD, nhập khẩu ước đạt 900 triệuUSD) góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 10.400 lao động và nộp ngânsách nhà nước ước đạt 71 triệu USD.

Đạt được thành tựu đó, Quảng Ninh với tư duy và quyết tâm mới đã tậptrung đối mới hoạt động xúc tiến đầu tư với việc thành lập mới cơ quan xúctiến đầu tư theo chuẩn quốc tế, chuyên nghiệp hoá phương thức xúc tiến đầu

tư, thực hiện các biện pháp thiết thực hỗ trợ nhà đầu tư như rút ngắn 55% thờigian giải quyết hành chính cho các dự án, đơn giản hoá 80% thủ tục; xác định

rõ ngành, lĩnh vực, dự án trọng điểm và nhà đầu tư chiến lược để trực tiếp làmviêc với từng nhà đầu tư cụ thể, quan tâm hỗ trợ ở mức cao nhất; các thủ tụcđầu tư nhanh gọn, hiệu quả

Trang 27

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI TẠI

LẠNG SƠN 2.1 Tổng quan về Lạng Sơn

2.1.1 Lợi thế và bất lợi của Lạng Sơn trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Lạng Sơn là tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, nằm ở vịtrí 107°06'07 đến 107°21'45 kinh độ Đông và 21°19’00 đến 21°27’30 vĩ độBắc Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng 55 km, phía Đông Bắc giáp đường biêngiới với Quảng Tây (Trung Quốc) có chiều dài 253 km; phía Đông Nam giáptỉnh Quảng Ninh 48 km; phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang 148 km; phía TâyNam giáp tỉnh Thái Nguyên 60 km; phía Tây giáp tỉnh Bắc Kạn 73 km Từtrung tâm tỉnh lỵ Lạng Sơn đến Thủ đô Hà Nội chỉ có trên 154 km đường bộ,

165 km đường sắt và đến thành phố Nam Ninh, thủ phủ của Khu tự trị dân tộcChoang (Quảng Tây – Trung Quốc) trên 200 km Hai cửa khẩu quốc gia (Chi

Ma, Bình Nghi) và 7 cặp chợ biên giới Tỉnh Lạng Sơn nằm trên các tuyếnquốc lộ quan trọng của Quốc gia như: 1A, 1B, 4A, 4B, 379,… đường xuyên

Á, đường sắt liên vận quốc tế từ Hà Nội - Lạng Sơn - Trung Quốc và là đầumối giao lưu của các tỉnh miền Bắc

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 818.725 ha Đơn vị hành chínhcủa tỉnh gồm 11 huyện, thành phố và 226 xã, phường, thị trấn

Năm 2014, dân số toàn tỉnh có 747.712 nghìn người, trong đó dân sốtrong độ tuổi lao động là 489.627 nghìn người chiếm 65,5% trong tổng lựclượng lao động toàn tỉnh

Trang 28

Lạng Sơn có vị trí địa lý kinh tế, chính trị khá đặc biệt trên tuyến hànhlang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; đồngthời là cầu nối, cửa ngõ không chỉ của Việt Nam mà cả các nước ASEAN vớithị trường Trung Quốc trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc.Lạng Sơn có hệ thống giao thông đường sắt và đường bộ rất thuận tiện, nốiliền với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước Những lợi thế này tạo choLạng Sơn có một thị trường sôi động, phong phú, đã và đang từng bước trởthành một thị trường chung chuyển hàng hoá lớn của Việt Nam và các nướcASEAN sang thị trường Trung Quốc và ngược lại.

Đặc biệt Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn có tổng diện tích

394 km2, trong đó có các phân khu chức năng: khu hợp tác kinh tế biên giớigiữa Việt Nam và Trung Quốc, khu trung chuyển hàng hóa, khu chế xuất, khuphi thuế quan và các khu công nghiệp,… được thành lập với môi trường đầu

tư và kinh doanh thuận lợi, các chính sách ưu đãi, khuyến khích, ổn định, lâudài và cơ chế quản lý thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tưtrong nước và nước ngoài yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh hànghoá, dịch vụ

2.1.1.2 Các tiềm năng

Về địa hình địa thế, Lạng Sơn được coi là tỉnh có vị trí chiến lược quan

trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng, giữvững ổn định chính trị Nhiều chủtrương, đường lối, chính sách lớn của Đảng

và Nhà nước đã được cụ thể hoá bằng các cơ chế, chính sách ưu tiên pháttriển kinh tế - xã hội vùng miền núi, biên giới phía Bắc, tạo động lực pháttriển cho tỉnh, trong đó Quyết định 138/2008/QĐ-TT ngày 14/10/2008 thànhlập và ban hành Quy chế hoạt động Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - LạngSơn, Quyết định 98/2008/QĐ-TTg ngày 11/7/2008 phê duyệt Quy hoạch hành

Trang 29

lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đã mở ra triểnvọng mới cho sự phát triển của tỉnh Lạng Sơn Sự hình thành hành lang vàvành đai kinh tế (vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ) có tính chiến lược này tạo choLạng Sơn một vị trí địa lý kinh tế - chính trị quan trọng như là một cầu nối,một cửa ngõ giao thương của hành lang kinh tế Bắc - Nam trong hợp tác kinh

tế tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng tới thương mại Việt Nam – Trung Quốc(GMS) và cả Khu vực thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN (ACFTA)được xây dựng theo cam kết của Chính phủ Trung Quốc với Hiệp hội cácquốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Về lao động, năm 2014 dân số toàn tỉnh có 747.712 nghìn người, trong

đó dân số trong độ tuổi lao động là 489.627 nghìn người chiếm 65,5% trongtổng lực lượng lao động toàn tỉnh

Bảng 1: Lực lượng lao động Lạng Sơn thời kỳ 2006 - 2014

(Nguồn : Chương trình hành động thực hiện chiến lược phát triển bền vững

Việt Nam giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn)

Tổng số lao động có việc làm là 486.709 người (chiếm 99,4% so vớitổng số lực lượng lao động), trong đó nông thôn chiếm 82%, thành thị chiếm18% Trong tổng số lao động có việc làm, thì số lao động làm việc ở khu vựcnông, lâm, ngư nghiệp chiếm 77,5%, ở khu vực công nghiệp ; xây dựngchiếm 4,4% và khu vực dịch vụ chiếm 18,1% Nguồn lao động dồi dào, tiềnthuê nhân công rẻ là một nhân tố tích cực thu hút đầu tư vào Lạng Sơn

Trang 30

Về du lịch, những điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã tạo nên cho Lạng Sơn

nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn cho con người Đốc trấn Ngô Thì Sỹ từthế kỷ XVIII đã tìm cho Lạng Sơn tám cảnh đẹp, ông gọi là Trấn doanh bátcảnh đó là:

- Quán trọ Đoàn thành,

- Phố chợ Kỳ Lừa,

- Chân núi Thành Tâm,

- Bến đá Kỳ Cùng,

- Suối đá Nhị Tam Thanh,

- Hang động Chùa Tiên,

- Thôn xóm Hoành Đường,

- Chòi canh Dương Trấn

Lạng Sơn còn là mảnh đất giàu tiềm năng du lịch, có khu du lịch MẫuSơn, nhiều di tích danh thắng được xếp hạng như Nhị Thanh, Tam Thanh,Thành nhà Mạc… Lạng Sơn có nền văn hoá lâu đời với nhiều phong tục, tậpquán mang đậm bản sắc dân tộc Ngoài ra Lạng Sơn còn có nhiều di tích lịch

sử, văn hóa khác như: Di tích khảo cổ, Cụm văn hóa Bắc Sơn; Di tích lịch sửKhu Chi Lăng; di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh; Di tích lưu niệm vềđồng chí Hoàng Văn Thụ; di tích lưu niệm về đồng chí Lương Văn Tri; Cụm

di tích Khởi nghĩa Bắc Sơn … Trung bình hàng năm Lạng Sơn đón khoảng 1triệu lượt khách du lịch trong đó có trên 100 ngàn lượt khách quốc tế đếnLạng Sơn thăm quan, du lịch và tìm hiểu cơ hội đầu tư

Về tài nguyên, khoáng sản: Toàn tỉnh có 136 mỏ và điểm mỏ của nhiều

loại khoáng sản, trong đó đá vôi, than nâu, quặng bôxít có trữ lượng lớn lànguồn nguyên liệu quan trọng để Lạng Sơn phát triển các ngành công nghiệpsản xuất vật liệu xây dựng, khai khoáng, sản xuất điện năng

Trang 31

Thế mạnh phát triển lâm nghiệp: Với trên 80% diện tích là đồi núi,

cùng với khí hậu á nhiệt đới cho phép phát triển kinh tế đồi rừng khá toàndiện, đã hình thành một số vùng tập trung về cây lâm nghiệp, cây côngnghiệp, cây ăn quả cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến

2.1.2 Hạn chế, yếu kém và nguyên nhân

2.1.2.1 Hạn chế và yếu kém

- Trong lĩnh vực kinh tế:

Tăng trưởng kinh tế thấp hơn kế hoạch đề ra và chưa bền vững Sứccạnh tranh của các cơ sở sản xuất kinh doanh yếu, trình độ công nghệ và chấtlượng sản phẩm chưa được nâng lên

Sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, khíhậu; tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm vẫn diễn biến khó lường Côngtác chỉ đạo, điều hành sản xuất tại một số nơi, nhất là của cấp xã đến ngườidân chưa đáp ứng được yêu cầu; việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹthuật mới vào sản xuất còn chậm Tiến độ trồng rừng của hầu hết các dự ánvốn ngoài ngân sách chậm; tình trạng khai thác, vận chuyển, buôn bán lâmsản trái phép vẫn diễn ra phức tạp Một số chính sách phát triển nông nghiệp,nông thôn chưa được quan tâm theo dõi, đánh giá, sơ kết để bổ sung, điềuchỉnh phù hợp với tình hình thực tế Việc triển khai thực hiện Chương trìnhmục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 còn nhiềukhó khăn, lúng túng, tiến độ chậm so với yêu cầu

Hầu hết các dự án công nghiệp trên địa bàn quy mô nhỏ, chậm đổi mớicông nghệ, thiết bị lạc hậu, chất lượng và giá trị sản phẩm chưa được nânglên Một số sản phẩm công nghiệp địa phương thiếu tính cạnh tranh trên thịtrường; nhiều cơ sở sản xuất gặp khó khăn về nguyên liệu, vật tư, vay vốn tíndụng phục vụ sản xuất kinh doanh

Trang 32

Hạ tầng các ngành dịch vụ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, chấtlượng dịch vụ nhìn chung còn thấp Môi trường văn minh thương mại, dịch vụcần thiết tại các điểm họp chợ, các cửa khẩu còn nhiều hạn chế, yếu kém.Tình trạng buôn lậu, gian lận diễn biến phức tạp.

Công tác xúc tiến đầu tư tuy có một số chuyển biến, nhưng nhìn chungvẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, trong khi đó việc thiếu mặt bằng bố trí dự án,trình độ lực lượng lao động ở mức thấp gây ảnh hưởng tiêu cực đến kết quảthu hút đầu tư Công tác xúc tiến thương mại chưa hiệu quả, chưa giúp đỡđược các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu các sảnphẩm địa phương, hỗ trợ liên kết tiêu thụ sản phẩm,…Việc tháo gỡ khó khăncho doanh nghiệp vẫn chưa kịp thời, còn lúng túng

Tuy đã được tập trung chỉ đạo nhưng nhìn chung việc triển khai xâydựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn còn chậm, tiến độ thựchiện một số dự án trọng điểm của tỉnh trong Khu kinh tế chưa đáp ứng đượcyêu cầu Thu hút đầu tư vào Khu kinh tế đang có dấu hiệu chững lại, trong khimột số dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư gặp nhiều khó khăn, vướngmắc, chậm thực hiện

Vẫn còn một số đơn vị chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trongviệc đẩy mạnh các phong trào Văn hoá, Thể thao, Du lịch và Gia đình; hoạtđộng văn hoá và dịch vụ văn hoá ở địa bàn một số cơ sở còn nhiều phức tạp,

Trang 33

bất cập nhưng chưa được phát hiện ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để; thiếtchế hoạt động văn hoá thông tin, thể thao ở cơ sở còn thiếu; trang thiết bị,kinh phí phục vụ công tác thông tin tuyên truyền chưa đáp ứng được yêu cầu,nhất là ở các xã vùng vùng xa, biên giới

Chất lượng khám chữa bệnh tuyến xã còn hạn chế chưa đáp ứng nhucầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân, tỉ lệ bệnh nhân điều trị tại phòng khám đakhoa khu vực và trạm y tế xã đạt rất thấp; việc triển khai thực hiện Bộ tiêu chíquốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020 còn chậm

Công tác xã hội hoá các lĩnh vực xã hội còn nhiều hạn chế Một số vấn

đề xã hội như tệ nạn ma tuý, cờ bạc,… còn bức xúc ở một số nơi

- Trong quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường :

Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản chưa khai tháccủa cấp cơ sở còn hạn chế, cán bộ quản lý chưa nắm chắc các văn bản quyđịnh của nhà nước về tài nguyên khoáng sản nên việc phát hiện và xử lý các

vi phạm không kịp thời Công tác thanh, kiểm tra và xử lý các vi phạm tronglĩnh vực tài nguyên và môi trường còn nhiều hạn chế

Một số đơn vị sử dụng đất kém hiệu quả, sử dụng không đúng mụcđích, dự án chậm tiến độ, còn tình trạng găm giữ đất… chưa được xử lý triệtđể; việc khai thác, chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng chưađược kiểm tra, giám sát chặt chẽ, vấn đề ô nhiễm môi trường ở một số cơ sởsản xuất, khai thác khoáng sản chưa được khắc phục kịp thời

2.1.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém

a, Nguyên nhân khách quan:

Những khó khăn vốn có của một tỉnh miền núi, biên giới, nhiều dântộc, xuất phát điểm nền kinh tế tỉnh thấp so với bình quân chung của cả nước,sản xuất hàng hoá chậm phát triển, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khókhăn, trình độ dân trí còn hạn chế, không đồng đều giữa các khu vực, nguồn

Trang 34

nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển Địa bàn rộng, địa hình chiacắt, đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn cho xây dựng kết cấu hạ tầng và pháttriển sản xuất, kinh doanh, tình hình thiên tai, dịch bệnh luôn diễn biến bấtthường

Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, năng lực sản xuất mới tuy đãđược bổ sung, tăng cường nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển,nhất là kết cấu hạ tầng cho nông nghiệp và nông thôn

Tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều khó khăn, diễn biếnphức tạp, tác động bất lợi đến sản xuất và đời sống của người dân cũng nhưđến việc tổ chức thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.Một số chế độ, chính sách quản lý vĩ mô chưa hoàn chỉnh và đồng bộ

b, Nguyên nhân chủ quan:

Công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện ở một số ngành, cấpchưa tập trung, quyết liệt, chưa có sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, báo cáo

để kịp thời xử lý những phát sinh mới Sự phối kết hợp của các cấp, cácngành trong việc thực hiện các nhiệm vụ chung của tỉnh cũng như trong giảiquyết các vụ việc khó khăn, phức tạp còn nhiều bất cập; còn xảy ra tình trạngđùn đẩy trách nhiệm, giải quyết vòng vo, không dứt điểm; một số đơn vị cơ

sở còn nặng tính trông chờ, ỷ lại, chưa chủ động tham mưu đề xuất và chưatích cực trong tổ chức thực hiện

Trình độ, năng lực của một số cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầunhiệm vụ; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn nhiều hạn chế, bất cập chưathực sự đáp ứng nhu cầu đòi hỏi về công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán

bộ trong tình hình mới Cải cách thủ tục hành chính còn chậm, hiệu quả chưacao

Trang 35

Khả năng dự báo diễn biến tình hình thị trường còn hạn chế, khônglường hết được những khó khăn, những yếu tố phát sinh, khi xây dựng một sốmục tiêu còn chủ quan, tính khả thi thấp.

2.2 Tình hình FDI tại Việt Nam

2.2.1 Tình hình hoạt động:

a, Vốn thực hiện:

Tính đến ngày 15/12/2014, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nướcngoài đã giải ngân được 12,35 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2013

và tăng 2,9% so với kế hoạch năm 2014

Biểu 1: Tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong năm 2013

và năm 2014

(Đơn vị: %)

Năm 2013 Kế hoạch 2014 Thực tế 2014 96%

Tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư)

b, Tình hình xuất, nhập khẩu:

Trang 36

Biểu 2 : Tình hình xuất nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài

trong năm 2013 và năm 2014

Xuất khẩu Nhập khẩu

(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch đầu tư)

Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) trong 12 thángnăm 2014 đạt 101,59 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm68% kim ngạch xuất khẩu Xuất khẩu không kể dầu thô trong 12 tháng đạt94,41 tỷ USD; tăng 16,7% so với cùng kỳ 2013

Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài tính đến tháng 12 năm 2014đạt 84,56 tỷ USD; tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm 57% kimngạch nhập khẩu Tính chung 12 tháng năm 2014, khu vực đầu tư nước ngoàixuất siêu 17,03 tỷ USD

Trang 37

2.2.2 Tình hình cấp Giấy chứng nhận đầu tư:

Theo các báo cáo nhận được, tính đến ngày 15/12/2014, cả nước có1.588 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký15,64 tỷ USD; tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2013

Đến 15/12/2014 có 594 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốnđăng ký tăng thêm là 4,58 tỷ USD, bằng 62,4% so với cùng kỳ năm 2013

Tính chung cả cấp mới và tăng vốn trong 12 tháng năm 2014, các nhàđầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 20,23 tỷ USD, bằng93,5% so với cùng kỳ 2013 và tăng 19% so với kế hoạch 2014 (17 tỷ USD)

2.2.2.1 Theo lĩnh vực đầu tư:

Bảng 2: 10 lĩnh vực đứng đầu về thu hút FDI của Việt Nam trong

Năm 2013 Năm 2014 Tăng/giảm(%)

1 Công nghiệp chế biến,chế tạo (1) 16.078,47 13.155,50 -18,18%

8 Sản xuất, phân phối điện, khí,

10 Nông, lâm nghiệp; thủy sản (10) 86,73 73,65 -15,08%

Trang 38

Tổng 20.451,87 17.209,83 -15,85%

*Trong ngoặc là thứ tự năm 2013

(Nguồn: Cục Đầu tư nươc ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư)

Lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều

sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 774 dự án đầu tư đăng ký mới, giữnguyên được vị trí đứng đầu về lĩnh vực thu hút nhiều vốn FDI nhất theo lĩnhvực đầu tư so với năm 2013 Tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 14,49 tỷUSD; chiếm 71,6% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 12 tháng năm 2014 Mặc

dù lượng vốn đăng ký cấp mới có giảm so với năm 2013 nhưng Công nghiệpchế biến chế tạo vẫn là ngành thu hút được lượng vốn FDI áp đảo so vớinhững ngành còn lại

Lĩnh vực Kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với 35 dự án đầu tưđăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 2,54 tỷ USD, chiếm12,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng từ vị trí thứ ba năm 2013 lên vị trí thứhai năm 2014

Đứng thứ 3 là lĩnh vực Xây dựng với tổng số vốn đăng ký cấp mới vàtăng thêm là 1,05 tỷ USD, chiếm 5,2% tổng vốn đăng ký; tăng mạnh từ vị tríthứ bảy năm 2013 lên vị trí thứ ba năm 2014

Bên cạnh đó phải kể đến sự phát triển vượt bậc của ngành Vận tải khobãi về vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm; tăng 199,4% so với năm 2013; tăng

từ vị trí thứ mười lăm năm 2013 lên vị trí thứ chín năm 2014

2.2.2.2 Theo đối tác đầu tư:

Bảng 3: 10 đối tác FDI hàng đầu của Việt Nam trong năm 2014

(tỷ đồng)

Trang 39

Năm 2013 Năm 2014 Tăng/giảm(%)

*Trong ngoặc là thứ tự năm 2013

(Nguồn: Cục Đầu tư nươc ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư)

Tính từ đầu năm 2014 đến nay, đã có hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ

có dự án đầu tư tại Việt Nam Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng kýcấp mới và vốn tăng thêm là 7,32 tỷ USD, chiếm 36,2% tổng vốn đầu tư vàoViệt Nam; tăng từ vị trí thứ ba năm 2013 lên vị trí thứ nhất năm 2014 HồngKông đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và vốn tăngthêm là 3 tỷ USD, chiếm 14,8 % tổng vốn đầu tư Singapore đứng vị trí thứ bavới tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm là 2,79 tỷ USD, chiếm13,8% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là Nhật Bản đứng ở vị trí thứ tư với tổng vốnđăng ký cấp mới và tăng thêm khoảng 2,05 tỷ USD, chiếm 10,1% tổng vốnđầu tư vào Việt Nam

2.2.2.3 Theo địa phương

Bảng 4: 10 địa phương đứng đầu về thu hút FDI tại Việt Nam trong năm 2014

(tỷ đồng)

Trang 40

Năm 2013 Năm 2014 Tăng/giảm(%)

*Trong ngoặc là thứ tự năm 2013

(Nguồn: Cục Đầu tư nươc ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư)

Trong 12 tháng năm 2014 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 54 tỉnh,thành phố trong cả nước Trong đó, dẫn đầu về đầu tư nước ngoài là TháiNguyên với 3,35 tỷ USD vốn đăng ký mới và vốn tăng thêm; chiếm 16,6%tổng vốn đầu tư của cả nước Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ 2 với tổngvốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm là 3,1 tỷ USD; chiếm 15,4% tổng vốnđầu tư của cả nước Đồng Nai đứng thứ 3 với 1,83 tỷ USD vốn đăng ký cấpmới và vốn tăng thêm Tiếp theo là các tỉnh/thành phố như Bắc Ninh, BìnhDương, Khánh Hòa với quy mô vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm lần lượt là1,58 tỷ USD; 1,46 tỷ USD và 1,25 tỷ USD

2.2.3 Một số dự án lớn được cấp phép trong năm 2014:

- Dự án Tổ hợp công nghệ cao Sam Sung Thái Nguyên – giai đoạn 2

Ngày đăng: 14/04/2016, 09:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Cuốn sách: “Kỷ yếu 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư xuất bản năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
1. Giáo trình Tài chính quốc tế (2010) – NXB Tài Chính Khác
3. Báo cáo Bộ Kế hoạc và đầu tư về 25 năm thu hút FDI của tỉnh Lạng Sơn Khác
4. Báo cáo FDI 2014 và kế hoạch 2015 của tỉnh Lạng Sơn Khác
5. Báo cáo tình hình hợp tác đầu tư với Trung Quốc của tỉnh Lạng Sơn Khác
6. Chương trình phát triển bền vững Lạng Sơn đến năm 2020 trình UBND tỉnh Khác
7. Đề án thu hút FDI vào tỉnh Lạng Sơn từ nay đến năm 2020 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w