1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) từ Singapore vào Việt Nam

42 1,2K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 285 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo kinh tế đầu tư: Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) từ Singapore vào Việt Nam

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay trong các đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam,Singapore được đánh giá là một nhà đầu tư quan trọng và đầy tiềm năng đối vớiViệt Nam Việc thực hiện hiệu quả các dự án đầu tư FDI từ Singapore sẽ đem lạicho Việt Nam nhiều lợi ích lâu dài như tăng trưởng về kinh tế, giải quyết được cácvấn đề việc làm cho người lao động, góp phần tăng cường hoàn thiện môi trườngđầu tư, giúp Việt Nam tiếp cận được các công nghệ hiện đại và chuyển dịch cơ cấungành theo định hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước

Đối với Singapore, qua nghiên cứu và đánh giá của các nhà đầu tư, Việt Namđang dần trở thành một môi trường đầu tư hấp dẫn nhất trong khu vực ASEAN cùngvới Thái Lan Bởi một hệ thống luật pháp được cải thiện một cách thông thoáng vàtạo ra nhiều thuận lợi cho các nhà đầu tư, cũng như mức độ an toàn của thị trường

và đặc biệt là sự kiện năm 2007 Việt Nam chính thức gia nhập vào tổ chức thươngmại thế giới WTO

Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng quan, lượng vốn FDI của Singapore đổvào Việt Nam trong thời gian qua vẫn chưa thực sự là lớn nhất so với tiềm năng củađất nước này, cũng như còn tồn tại một số hạn chế trong vấn đề thu hút FDI củaSingapore Do vậy, nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp từ Singapore vào Việt

Nam, em đã quyết định chọn đề tài “ Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) từ Singapore vào Việt Nam ” Hi vọng rằng đề tài

này sẽ giúp cho Việt Nam từng bước phát triển trong hoạt động thu hút đầu tư trựctiếp FDI từ Singapore

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Thông qua việc tìm hiểu các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài, các yếu

tố ảnh hưởng và phân tích thực trạng về hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp từSingapore vào Việt Nam Bên cạnh đó, chỉ ra những thành tựu và hạn chế của hoạtđộng này trong thời gian qua, đồng thời so sánh với các đối tác đầu tư khác Căn cứvào các vấn đề nêu trên, bài nghiên cứu đưa ra những giải pháp kiến nghị nhằm

Trang 2

tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ Singapore vào Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu là FDI của Singapore đầu tư vào Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu là tình hình thu hút đầu tư trực tiếp từ Singapore vào

Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2007 4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Vận dụng các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phươngpháp phân tích, phương pháp tổng hợp,phương pháp so sánh các tư liệu, số liệu vềtình hình thu hút FDI Singapore vào Việt Nam và so sánh với các đối tác đầu

tư khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Singpore… Qua đó, rút ra các kết luận làm cơ sở

để đưa ra các giải pháp cho việc nghiên cứu

5 Kết cấu của đề tài

Chương 1: Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và sự cần thiết phải tăng cường thu hút FDI từ Singapore vào Việt Nam.

Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ Singapore vào Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO

Chương 3: Định hướng và giải pháp tăng cường thu hút FDI từ Singapore vào Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO

Trang 3

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)

VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI TỪ

NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1.1.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những hoạt động kinh tế quốc tế quantrọng và rất cần thiết đối với tất cả các quốc gia trên thế giới Đầu tư trực tiếp nướcngoài ngày càng được phát triển, mở rộng trên mọi phương diện như qui mô đầu tư,lĩnh vực đầu tư, địa bàn đầu tư, hình thức đầu tư… và đem lại nhiều lợi ích thựctiễn cho các quốc gia nhận đầu tư, cũng như các quốc gia đi đầu tư Vậy để hiểu rõràng hơn về vấn đề này, người ta đã đưa ra rất nhiều khái niệm khác nhau về đầu tưtrực tiếp nước ngoài, viết tắt là FDI như sau:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài( FDI ) là một loại hình di chuyển vốn giữa cácquốc gia, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý vàđiều hành hoạt động sử dụng vốn đầu tư

Theo Hiệp hội luật quốc tế, Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn từnước của người đầu tư sang nước của người nhận sử dụng nhằm xây dựng ở đónhững xí nghiệp kinh doanh hoặc dịch vụ

Theo tổ chức thương mại thế giới ( WTO ), Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy rakhi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có một tài sản ở một nước khác( nước thu hút đầu tư ) cùng với quyền quản lý tài sản đó Phương tiện quản lý làthứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác trong phần lớn trường hợp cảnhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh.Trong những trường hợp đó nhà đầu tư thường hay gọi là công ty mẹ và các tài sảnđược gọi là công ty con hay chi nhánh công ty

Theo Luật đầu tư của Việt Nam, Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các tổchức và cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nàođược chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cở sở hợp đồnghoặc thành lập doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Trang 4

Vậy về thực chất, FDI là loại hình đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư bỏ vốn để xâydựng hoặc mua phần lớn, thậm chí toàn bộ các cơ sở kinh doanh ở nước ngoài để làchủ sở hữu toàn bộ hay từng phần cơ sở đó và trực tiếp quản lý điều hành hoặc thamgia quản lý điều hành hoạt động của đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư Đồng thời, họcũng chịu trách nhiệm theo mức sở hữu về kết quả sản xuất kinh doanh của dự án.

1.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài

FDI bao gồm có 4 đặc điểm cơ bản sau đây:

Về tỉ lệ góp vốn, tỉ lệ góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong vốn phápđịnh của dự án đạt mức độ tối thiểu tùy theo luật đầu tư của từng nước qui định Ví

dụ, theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (có sửa đổi) qui định chủ đầu tư nướcngoài phải góp vốn tối thiểu là 30% vốn pháp định của dự án Trong khi đó, tỉ lệgóp vốn tối thiểu ở Mỹ là 10%

Về quyền quản lý, Các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý và điều hành

dự án mà họ bỏ vốn đầu tư Quyền quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào tỷ lệ gópvốn của chủ đầu tư trong vốn pháp định của dự án Nếu doanh nghiệp góp 100%vốn trong vốn pháp định thì doanh nghiệp hoàn toàn thuộc sở hữu của nhà đầu tưnước ngoài và cũng do họ quản lý toàn bộ

Về kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh của dự án thì được phân chíacho các bên theo tỷ lệ góp vốn vào vốn pháp định sau khi nộp thuế cho nước sở tại

và trả lợi tức cổ phần nếu có

FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mualại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thôntính hoặc sát nhập các doanh nghiệp với nhau

1.1.3 Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có 3 hình thức chủ yếu được áp dụng và phổ biếntại các nước trên thế giới là: Hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liêndoanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

1.1.3.1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức trong đó bên chủ đầu tư nước ngoài

và bên nước sở tại cùng hợp tác để sản xuất ra một loại sản phẩm hoặc một nhómsản phầm nào đó Không hình thành pháp nhân mới dưới hình thức doanh nghiệphoặc công ty theo qui định của luật pháp nước sở tại, mà dựa trên hợp đồng đề cùng

Trang 5

phối hợp, qui mô nhỏ, thời gian ngắn hoặc quan hệ hợp tác lâu dài, thường xuyên,thủ tục đơn giản Quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia được xây dựngtrên cơ sở các điều khoản của hợp đồng đã kí kết Nếu lợi ích không thỏa mãn thìkhông phải công bố phá sản chỉ rút hợp đồng.

Hình thức này có ưu điểm vì thủ tục đơn giản dễ thực hiện, tiết kiệm được thờigian và chi phú để đưa vốn vào triển khai dự án đầu tư Thông thường nếu sản xuấttheo hình thức hợp tác kinh doanh và sản xuất dựa vào sự sẵn có của bên nước sởtại, có thể bên đầu tư chỉ cần góp vốn công nghệ rồi đưa vào sản xuất luôn Đối vớicông ty mới tốn kém xây dựng cơ sở vật chất, xin giấy phép và giải phóng mặtbằng… thời gian để được thực hiện dự án sẽ kéo dài

Ngược lại, hợp tác kinh doanh thường không phối hợp để phát huy một cáchtối đa thế mạnh của các bên tham gia Đồng thời những mâu thuẫn hoặc khó khăntrong quá trình triển khai vốn đầu tư thường không được giải quyết một cách kịpthời Vì nếu thành lập doanh nghiệp hai bên phối hợp hợp đồng không làm việc trựctiếp mà qua các bàn bạc, trao đổi, đàm phán, sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ,không bắt kịp thị trường Nếu để phát triển lâu dài, tận dụng thế mạnh hai bên cùng

có, họ sẽ vẫn tìm hình thức liên doanh là phổ biến hơn

1.1.3.2 Doanh nghiệp liên doanh

Là hình thức trong đó bên chủ đầu tư nước ngoài và bên nước sở tại cùng thamgia góp vốn đề thành lập một pháp nhân mới theo qui định của luật pháp nước sở tạithông thường dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.Trong hình thức này quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia được xác địnhdựa trên tỷ lệ góp vốn

Hình thức doanh nghiệp kiên doanh có những ưu điểm nổi bật như khả năngkiểm soát đầu tư của nước sở tại tốt hơn Với hình thức này sẽ tạo điều kiện pháthuy tối đa thế mạnh, lợi thế của các bên tham gia để có thể lựa chọn lĩnh vực đầu tưcũng như việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và áp dụng các biện pháp quản

lý một cách có hiệu quả nhất, đồng thời hạn chế được rủi ro do thiếu thông tin về môitrường đầu tư ở nước sở tại Đặc biệt với các nước sở tại sẽ có nhiều cơ hội học tậpkinh nghiệm quản lý, và có cơ hội làm việc cùng các chủ đầu tư lớn có kinh nghiệm

Trang 6

Bên cạnh đó, hình thức này cũng đem lại những hạn chế nhất định Hai bênhợp tác nếu đạt trình độ tương đồng thì đem lại hiệu quả rất tốt nhưng ngược lại nếu

có sự chênh lệch về trình đồ thì sẽ dẫn đến nhiều khuyết điểm, nhiều mâu thuẫn Dovậy các chủ đầu tư thường lựa chọn hình thức này ở giai đoạn đầu thâm nhập thịtrường Sau đó một thời gian thường chuyển sang hình thức 100% vốn nước ngoài

để triệt tiêu những xung đột, và dễ dàng để nắm được toàn quyền ra quyết định

1.1.3.3 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Với hình thức đầu tư này, chủ đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư toàn bộ vốn

để thành lập doanh nghiệp theo qui định của luật pháp nước sở tại và họ là người cótoàn quyền quyết định đối với các hoạt động triển khai dự án đầu tư, do đó họ đượchưởng toàn bộ lợi ích do dự án đem lại Khi đó, nước sở tại chỉ tham gia với tư cách

là người cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng và người lao động, cũng như nguồn vàokhách hàng

Khi đầu tư dưới hình thức Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nhà đầu tưnước ngoài thường có sự tự chủ hoàn toàn trong hoạt động của công ty từ việc xâydựng chiến lược phát triển dài hạn đến hoạt động cụ thể trước mắt của doanhnghiệp Cuối cùng, chủ đầu tư thường nhận được lợi ích lớn nhất và nắm được toàn

bộ lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Tuy nhiên, khi đầu tư vào một thị trường mới và khi chưa nắm bắt được môitrường kinh tế, xã hội và pháp lý của nước nhận đầu tư, doanh nghiệp sẽ phải đổimặt với rất nhiều khó khăn khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh Do vậy rủi

ro cho doanh nghiệp là rất lớn Đó chính là nhược điểm lớn nhất của hình thứcdoanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Ngoài 3 hình thức kể trên, tùy theo luật đầu tư của từng nước qui định mà mỗinước còn đưa ra những hình thức đầu tư khác rất linh hoạt nhằm tăng sự hấp dẫncho môi trường đầu tư của mình Theo Luật đầu tư của Việt Nam năm 2005 quiđịnh có 7 hình thức đầu tư trực tiếp ( trong đó bao gồm 3 hình thức căn bản trên)còn có các hình thức sau: i) đầu tư phát triển kinh doanh; ii) mua cổ phần hoặc gópvốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư; iii) đầu tư thực hiện việc sát nhập và mua

lại doanh nghiệp (trích Luật đầu tư Việt Nam năm 2005)

Trang 7

1.1.4 Vai trò quan trọng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Ngày nay, dòng chảy vốn FDI đang diễn ra theo hướng đa phương, đa chiều.Bởi những nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển ở các nước đều gia tăng mạnh mẽ, tạonên lực hút vốn đầu tư Bên cạnh đó, xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa đang diễn

ra ở mọi nơi trên thế giới ngày càng sâu, rộng Từ những điều kể trên, việc dichuyển vốn FDI là vô cùng cần thiết, vì vậy FDI đóng vai trò rất quan trọng đối vớicác nước chủ đầu tư, cũng như các nước tiếp nhận đầu tư

1.1.4.1 Đối với nước đi đầu tư

Về mặt kinh tế, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đem lại cho các chủ đầu

tư nước ngoài rất nhiều hiệu quả Bởi lẽ, chủ dầu tư nước ngoài thường trực tiếpquản lý và điều hành các dự án nên họ có một trách nhiệm rất cao, đưa ra các quyếtđịnh đem lại lợi ích cao nhất Do vậy có thể đảm bảo hiệu quả của vốn FDI cao.Bên cạnh đó, các chủ đầu tư nước ngoài có thể giảm được giá thành sản phẩm dokhai thác được nguồn lao động giá rẻ hoặc gần nguồn nguyên liệu hoặc gần thịtrường tiêu thụ sản phẩm Nhờ đó mà nâng cao hiệu quả kinh tế của vốn FDI, tăngnăng suất và thu nhập quốc dân

Về mặt xã hội, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, đã thiết lập một mối quan hệ

ngoại giao hữu nghị rất tốt giữa hai nước đầu tư, và cùng nhau hướng tới một sự pháttriển cao Thực chất, chủ đầu tư nước ngoài đã mở rộng được thị trường tiêu thụ sảnphẩm một cách rộng rãi cả về công nghệ và thiết bị trong khu vực và thế giới

Cuối cùng, tránh được những rào cản của môi trường đầu tư nước sở tại, cụ

thể là hàng rào bảo hộ mậu dịch và phi mậu dịch của nước sở tại vì thông qua FDI

mà chủ đầu tư nước ngoài xây dựng được các doanh nghiệp của mình nằm tronglòng các nước thi hành chính sách bảo hộ

Bên cạnh những lợi ích và vai trò to lớn mà FDI mang lại, thì các nước đầu tưcũng cần lưu ý về chính sách phù hợp để kết hợp khéo léo và cân đối giữa hoạtđộng đầu tư trong nước và hoạt động đầu tư ra nước ngoài Về phía doanh nghiệpcần nghiên cứu kĩ lưỡng những nguy cơ rủi ro có thể gặp phải và đưa ra các biệnpháp phòng ngừa cũng như hạn chế tối đa những rủi ro

1.1.4.2 Đối với nước nhận đầu tư

Thu hút FDI đã trở thành chính sách ưu tiên ở nhiều nước trên thế giới, cảnước phát triển lẫn nước đang phát triển Điều này cho thấy vai trò quan trọng của

Trang 8

FDI đối với nước nhận đầu tư Xét trên giác độ của một nước đang phát triển nhưViệt Nam Chúng ta sẽ thấy các lợi ích thiết yếu mà Việt Nam đạt được khi tăngcường thu hút FDI

Về mặt kinh tế, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là cơ hội ớn để tạo điều

kiện cho các nước nhận đầu tư khai thác được luồng vốn từ bên ngoài, những lợi thếcủa mình về tài nguyên thiên nhiên và tiếp thu được khoa học công nghệ hiện đại,kinh nghiệm kinh doanh từ các nước chủ đầu tư.Do vậy đầu tư trực tiếp nước ngoài

hỗ trợ cho việc tăng vốn đầu tư phát triển nền kinh tế toàn xã hội, góp phần giúp cácdoanh nghiệp trong nước khắc phục được tình trạng thiếu vốn Từ đó tạo tiền đề đểtăng khả năng tái sản xuất xã hội cả về chiều rộng và chiều sâu Cuối cùng, đầu tưnước ngoài đóng góp cao vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và động lực cho phát triểncông nghiệp

Về mặt xã hội, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo thêm việc làm, và giải quyết

việc làm ổn định cho hàng trăm ngàn người lao động Đồng thời, tăng thu nhập chongười lao động và góp phần khắc phục tình trạng thiếu vốn của các doanh nghiệp,góp phần đào tạo nguồn nhân lực thích nghi với điều kiện làm việc trong các xínghiệp công nghiệp ở trình độ cao Một vai trò quan trọng của FDI mang lại chonước nhận đầu tư về khía cạnh xã hội là góp phần xóa đói giảm nghèo ( đặc biệt tạicác nước đang phát triển)

Về môi trường đầu tư, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp các nước

tiếp nhận đầu tư có sự hoàn thiện cao về hệ thống luật pháp để phù hợp với mục tiêuđịnh hướng phát triển của đất nước, cũng như tạo sự thông thoáng tạo sự hấp dẫncủa môi trường đầu tư đối với các nước chủ đầu tư Bên cạnh đó, các nước đều tậptrung thu hút đầu tư nước ngoài nên mức độ cạnh tranh trong khu vực và trên thếgiới ngày càng cao và mạnh mẽ Nhờ vậy giúp các doanh nghiệp trong nước nângcao năng lực cạnh tranh của mình

1.1.5 Những yêu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.5.1 Chính sách đầu tư

Đây là nhân tố đặc biệt quan trọng và quyết định lợi thế cạnh tranh của một

Trang 9

nước thông qua việc ban hành và thực thi các chính sách và hệ thống pháp luật.Chính sách đầu tư nước ngoài có thể được phân thành: chính sách mặt hàng ( ngành

và lĩnh vực qui định đầu tư), chính sách thị trường (đối tác và địa bản đầu tư),chính sách hỗ trợ đầu tư Để thực hiện được chính sách đầu tư, mỗi nước đều đưa racho mình một hệ thống các công cụ đặc trưng bao gồm: i) công cụ tài chính; ii)công cụ phi tài chính

a Các công cụ tài chính

Các công cụ tài chính khuyến khích về thuế là những quy định được đề ra vớimục đích làm giảm gánh nặng về thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài Chẳng hạn,nhiều nước đang phát triển cho phép các dự án FDI mới được hưởng thời hạn miễnthuế nhất định, đôi khi thời hạn này kéo dài tới hơn 10 năm Nhóm các hình thứckhuyến khích về thuế phổ biến gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cánhân, thuế nhập khẩu đầu vào sản xuất, thuế giá trị gia tăng, thuế chuyển lợi nhuận

ra nước ngoài, qui định về tỉ lệ và hình thức góp vốn đầu tư, chính sách hỗ trợ tíndụng và cung cấp ngoại tệ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (áp dụngcho doanh nghiệp vừa và nhỏ)

b Các công cụ phi tài chính

Các công cụ và biện pháp phi tài chính được sử dụng rất đa dạng Một số công

cụ thường dùng bao gồm:

Qui định về qui trình và thủ tục thẩm tra xét duyệt và cấp giấy phép đầu tư

Xây dựng và thực hiện qui hoạch tổng thể và chi tiết của toàn quốc gia củatừng ngành, lĩnh vực và từng địa phương trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nướcngoài một cách thống nhất

Quiđịnh về hình thức đầu tư và việc cho phép chuyển đổi giữa các hình thứcđầu tư

Qui định về thời hạn hợp đồng của dự án đầu tư

Qui định về quyền sử dụng đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữacác chủ đầu tư

Qui định về việc tuyển dụng lao động

Ngoài ra một số quốc gia còn sử dụng biện pháp qui định tỉ lệ nội địa hóa với

Trang 10

các sản phẩm và sử dụng nguyên liệu đầu vào trong nước với các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài và các biện pháp này sẽ bị xóa bỏ khi các quốc gia là thànhviên chính thức của WTO Trong thực tế, ngoài việc thực hiện các biện pháp quản

lý điều tiết, chính phủ các quốc gia còn thực hiện các biện pháp hỗ trợ để khuyếnkhích thu hút đầu tư nước ngoài như các biện pháp xúc tiến đầu tư, hỗ trợ đầu tư cơ

sở hạ tầng, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, cải cách hành chính, nhằm tiết kiệm thờigian và chi phí cho nhà đầu tư, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và thực hiện chính sáchđền bù…

1.1.5.2 Điều kiện cơ sở hạ tầng

Điều kiện về cơ sở hạ tầng giống như một cầu nối quan trọng giữa các nướcchủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư Việc hoàn thiện và đồng bộ cơ sở hạ tầng làmđiều kiện tiên quyết cho nền kinh tế vận hành có hiệu quả và việc thực hiện các dự

án đầu tư được dễ dàng và nhanh chóng Bên cạnh việc phát triển cơ sở hạ tầng nhưcầu đường, giao thông, khu công nghiệp chế xuất

Thực tế cho thấy, cùng với nguồn vốn ngân sách nhà nước thì vốn ODA làmột nguồn vốn quan trọng để giúp phát triển các vấn đề cơ sở hạ tầng thiết yếu của

xã hội Theo thống kê, Singapore là một nước viện trợ ODA lớn nhất Việt Nam Từnăm 2002 – 2006, tổng vốn ODA Singapore vào Việt Nam 4,1 tỷ $ Năm 2007,Singapore dành cho Việt Nam 1,1 tỷ $ Do đó, cơ sở hạ tầng của Việt Nam đã đượcnâng cấp đáng kể vào tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh nhưgiảm chi phí đầu tư cho các doanh nghiệp Singapore khi đầu tư vào Việt Nam, tạotiền đề nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh mẽ

Tiếp theo đó, là sự phát triển của các khu công nghiệp và chế xuất Đây là điềukiện đủ để giúp các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài an tâm khi lựa chọn 1 thịtrường đầu tư Bở lẽ, khu công nghiệp, chế xuất đã tạo đà cho tăng trưởng côngnghiệp, tạo nguồn hàng xuất khẩu, từng bước phát triển công nghiệp theo quyhoạch, tránh tự phát, phân tán, tiết kiệm đất, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư pháttriển hạ tầng Phát triển các KCN cũng để thúc đẩy các cơ sở sản xuất dịch vụ cùngphát triển, làm cơ sở cho việc phát triển các khu đô thị, phân bố hợp lý lực lượngsản xuất

Trang 11

Trong thời gian hiện nay, các nước nhận đầu tư cũng cần tập trung phát triển

hệ thống hạ tầng mềm của các doanh nghiệp như viễn thông, hệ thống tài chínhngân hàng, bảo hiểm… nhằm tạo ra một chất bôi trơn và tạo lực hút cho môi trườngđầu tư của chính mình

1.1.5.3 Nguồn nhân lực

Nguồn lao động có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả hoạtđộng kinh doanh của nhà đầu tư Chính vì vậy nguồn lao động cũng sẽ ảnh hưởngtrực tiếp đến sức hấp dẫn của môi trường đầu tư, ảnh hưởng đến khả năng cạnhtranh của nước nhận đầu tư Bài nghiên cứu sẽ xem xét yếu tố nguồn nhân lực theocác lĩnh vực đầu tư và những yêu cầu của các doanh nghiệp có vốn FDI đối vớinguồn nhân lực tại các nước nhận đầu tư

Với mỗi nhóm lĩnh vực đầu tư khác nhau thì yêu cầu đòi hỏi đối với nguồnnhân công là khác nhau Đầu tư vào các ngành công nghiệp sản xuất với trình độcao và tinh vi như điện tử, ô tô, xe máy thì điều thiết yếu và rất quan trọng là trình

độ cao, lành nghề của nhân công, đi kèm với mức lương vừa phải sẽ là điểm hấpdẫn đặc biệt các nhà đầu tư trong lĩnh vực này Mặt khác, với các ngành côngnghiệp chế biến và chủ yếu là gia công thì nhu cầu về số lượng nhân công lớn sẽđược đánh giá cao, và trình độ nhân công vừa phải nhưng đặc biệt điều kiện cần làgiá nhân công phải rẻ

Thực tế, cho thấy nguồn nhân lực của Việt Nam mới chỉ đáp ứng được cácngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, gia công sản phẩm nêu ở trên Lợithế cạnh tranh của Việt Nam chủ yếu là nguồn nhân công dồi dào, cần cù, chăm chỉ

và giá nhân công thấp hơn so với nhiều nước trong cùng khu vực

1.1.5.4 Qui mô thị trường

Đối với một nước, cầu của nước đó cũng ảnh hưởng đến sức hấp dẫn đối vớicác nhà đầu tư Khi nghiên cứu ảnh hưởng của cầu thị trường đến khả năng cạnhtranh của quốc gia đó người ta thường nghiên cứu các yếu tố quy mô cầu, cơ cấucủa cầu, mô hình và tốc độ tăng trưởng của cầu

Quy mô cầu tạo sự hấp dẫn về số lượng hàng hoá được mua và tiêu dùng Cơcấu của cầu tạo nên sự hấp dẫn về cơ cấu các loại hàng hoá được mua và tiêu dùng

Trang 12

tại nước đó Mô hình và tốc độ tăng trưởng của cầu chi phối sức hấp dẫn về cầu củathị trường trong tương lai Bởi lẽ, thực chất khi đến kinh doanh, nhà đầu tư luônxem xét nước đó dưới góc độ của một thị trường tiêu thụ sản phẩm Một trongnhững mục đích chính của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài là “ Làm thế nào đểchiếm lĩnh được thị trường nước sở tại” Do đó, các nước nhận đầu tư cần xác địnhđược sức hấp dẫn của mình đối với nhà đầu tư với tư cách là một thị trường tiêu thụ

và có những hoạt động truyền thông phù hợp để khách hàng biết và quan tâm đếnthị trường

1.1.5.5 Ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ phục vụ kinh doanh

Một doanh nghiệp muốn hoạt động được thì ngoài những nguyên, vật liệuchính còn phải sử dụng những hàng hoá và dịch vụ do các doanh nghiệp khác cungứng Trong điều kiện ngày nay, mức độ chuyên môn hoá trong sản xuất kinh doanhngày một tăng dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp ngày càng lớn.Chính vì vậy, khi quyết định lựa chọn một địa điểm kinh doanh, các nhà đầu tư cònquan tâm đến các ngành công nghiệp phụ trợ và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụphục vụ kinh doanh của nước tiếp nhận

Các ngành công nghiệp phụ trợ sẽ cung cấp cho nhà đầu tư những vật tư phụ,dịch vụ gia công, cung cấp các chi tiết sửa chữa máy móc, thiết bị Các doanhnghiệp cung ứng dịch vụ kinh doanh sẽ cung cấp các dịch vụ như là tư vấn, kiểmtoán, ngân hàng, tài chính, tư vấn luật, đào tạo Quốc gia có ngành công nghiệpphụ trợ và dịch vụ hỗ trợ kinh doanh thoả mãn được nhu cầu của nhà đầu tư sẽ giúpnâng cao khả năng cạnh tranh Chính vì vậy, nước tiếp nhận cần quy hoạch và pháttriển các ngành công nghiệp phụ trợ đi cùng với việc thúc đẩy phát triển các dịch vụphục vụ kinh doanh để cải thiện năng lực cạnh tranh của các nhà đầu tư

1.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN FDI TỪ SINGAPORE

1.2.1 Quan hệ Việt Nam - Singapore và chính sách đầu tư hai nuớc

1.2.1.1 Quan hệ Việt Nam - Singapore

1 Lịch sử quan hệ:

- Ngày 1-8-1973: Hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Thủ tướng

Trang 13

Phạm Văn Đồng đã thăm chính thức Singapơre từ ngày 16 đến ngày 17-1-1978.Tháng 12-1991, Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore và tháng 9-1992, Đại sứ quánSingapore tại Hà Nội được thành lập.

- Sau khi Việt Nam tham gia Hiệp ước Bali (tháng 7-1992) và trở thành thànhviên đầy đủ của ASEAN vào tháng 7-1995, quan hệ hai nước chuyển sang một giaiđoạn phát triển mới về chất Singapore rất coi trọng phát triển quan hệ hợp tác vớiViệt Nam và Việt Nam trở thành một trong những thị trường chính về hợp tácthương mại, đầu tư của Singapore ở Đông Nam Á

2 Các hoạt động trao đổi đoàn:

Các đoàn cấp cao nhất của hai bên đều đã thăm lẫn nhau

- Các chuyến thăm Singapore gần đây của các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam:

 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (tháng 12-2003)

 Thủ tướng Phan Văn Khải (tháng 3-2004): Hai bên đã ký "Tuyên bố chung

về khuôn khổ hợp tác toàn diện trong thế kỷ 21", tạo cơ sở pháp lý và điều kiệnthuận lợi thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước

 Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Singapore dự Hội thảo: "Việt Nam,nơi đến của các nhà đầu tư" do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam chủ trì ngày 15-3-2001; tham dự Chương trình giao lưu với Thủ tướng Lý Quang Diệu từ ngày 26 đếnngày 29-7-2004; thăm, làm việc và ký kết Hiệp định khung về kết nối Việt Nam –Singapore (từ ngày 5 đến ngày 7-12-2005)

- Các chuyến thăm Việt Nam gần đây của các nhà lãnh đạo cấp cao Singapore:

 Tổng thống S R Nathan (tháng 2-2001)

 Thủ tướng Goh Chok Tong (tháng 3-1994; tháng 12-1998; tháng 3-2003)

 Thủ tướng Lý Hiển Long (tháng 4-2000 với tư cách Phó Thủ tướng; ngày 6đến ngày 7-12-2004; ngày 25 đến ngày 26-9-2006)

Ngoài ra các đoàn Bộ, ngành của hai bên cũng thường xuyên có những chuyếnthăm và làm việc lẫn nhau để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, tăng cường hiểu biết

3 Quan hệ hợp tác thương mại - đầu tư:

- Từ năm 1996 đến nay, Singapore luôn là một trong những đối tác thươngmại và đầu tư lớn nhất của Việt Nam Tổng kim ngạch hai chiều năm 2005 đạt 6,4

tỷ USD (Việt Nam xuất 1,8 tỷ USD, nhập 4,6 tỷ USD)

Trang 14

- Đầu tư trực tiếp của Singapore vào Việt Nam liên tục tăng Tính đến hếttháng 12-2005, Singapore có 396 dự án tại Việt Nam với số vốn đăng ký 7,6 tỷUSD, vốn đầu tư thực hiện đạt 3,45 tỷ USD Vốn đầu tư của Singapore trải đềutrong các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam, tập trung nhiều vào lĩnh vực cơ sở hạtầng, dịch vụ và kinh doanh bất động sản Nhìn chung, các dự án đầu tư củaSingapore hoạt động có hiệu quả cao, đóng góp đáng kể cho giải quyết việc làm,xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Năm 1996, khu công nghiệp ViệtNam – Singapore được xây dựng tại Bình Dương trên diện tích 500 ha là nơi đầu tư

lý tưởng cho các nhà đầu tư Singapore và nước khác

- Về đàm phán gia nhập WTO: Việt Nam đã kết thúc đàm phán song phươngvới Singapore Nhân dịp chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Lý Hiển Long tớiViệt Nam (tháng 12-2004), hai bên đã chứng kiến lễ ký Thỏa thuận kết thúc đàmphán song phương

- Sáng kiến kết nối Việt Nam – Singapore: Để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữahai nước, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, trong chuyến thăm làm việc của Thủ tướngPhan Văn Khải tới Singapore (tháng 3-2004), hai bên đã nhất trí thực hiện sáng kiếnkết nối hai nền kinh tế Việt Nam – Singapore do Thủ tướng Goh Chok Tong đưa ratrên 6 lĩnh vực: (i) tài chính, (ii) đầu tư, (iii) thương mại – dịch vụ, (iv) giao thôngvận tải, (v) bưu chính viễn thông – công nghệ thông tin, (vi) giáo dục đào tạo Theo thỏa thuận, hai bên xây dựng Hiệp định khung về kết nối và 6 phụ lụctrong từng lĩnh vực kết nối cụ thể Về hình thức, các phụ lục có hai mục tiêu: (i) đềxuất các chương trình, sáng kiến, hoạt động kết nối cụ thể kèm khung thời gian thựchiện; (ii) đề xuất các thay đổi về pháp lý, chính sách nhằm tạo thuận lợi cho cơ quanchính phủ, doanh nghiệp hai nước thực hiện các hoạt động kết nối

- Ngày 23-2-2005, UBND TPHCM thành lập Văn phòng Đại diện Xúc tiếnThương mại, Đầu tư và Du lịch của TPHCM tại Singapore với tên gọi là "Nhà ViệtNam" (Vietnam House in Singapore) với chức năng là một địa điểm giao dịch vàcung cấp thông tin, dịch vụ, phục vụ các quan hệ thương mại, đầu tư, du lịch giữaViệt Nam với Singapore và các nước

4 Các cơ chế hợp tác giữa hai nước:

Ngoài việc hợp tác trên khuôn khổ các hiệp định và thỏa thuận hợp tác songphương, hai bên đã hình thành các cơ chế hợp tác:

Trang 15

Ủy ban Hợp tác Việt Nam – Singapore được thành lập ngày 5-5-1993; hiện

là cơ chế duy nhất để hai bên cùng trao đổi tình hình hợp tác song phương trên cáclĩnh vực cụ thể; do Bộ Kế hoạch Đầu tư Việt Nam và Bộ Công Thương Singaporelàm đầu mối và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Côngnghiệp và Thương mại Singapore làm đồng chủ trì

Cơ chế tham khảo chính trị thường niên cấp Thứ trưởng giữa hai Bộ Ngoại giao thảo luận các hợp tác song phương và các vấn đề khu vực và quốc tế

cùng quan tâm từ năm 2003

1.2.1.2 Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam

Thực hiện chính sách đối ngoại và thu hút đầu tư mở rộng, hiện nay Việt Nam

đã giao lưu thương mại với hơn 180 nước và vùng lãnh thổ, đầu tư trên 5.300 dự án.Lợi thế lớn của Việt Nam là nằm ở vị trí trung tâm nên rất thuận lợi cho giaothương quốc tế Việt Nam có một nền chính trị ổn định, nguồn lao động dồi dào.Điều này cho thấy, Việt Nam đang trở thành một nước đầy tiềm năng trong khuvực Nhằm cải thiện môi trường đầu tư ngày càng tốt hơn, Chính phủ Việt Namđang có một số chủ trương chính sách mới, đó là:

Thứ nhất, chính phủ Việt Nam đã thông qua Luật đầu tư chung cho các loạihình doanh nghiệp, đối xử bình đẳng quốc gia, không phân biệt giữa đầu tư trongnước và đầu tư nước ngoài, hoàn toàn xóa bỏ phân biệt về giá và lệ phí đối với nhàđầu tư nứơc ngoài

Thứ hai, ngoài các chương trình hợp tác đa phương, Chính phủ Việt Nam đã

ký hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với 50 nước và vùnglãnh thổ trên thế giới, và gia nhập WTO Các cam kết quốc tế của Việt Nam đềuhướng tới mục tiêu chung là nhằm mở cửa thị trường, tự do hóa hoạt động đầu tưnước ngoài

Thứ ba, tiếp tục thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhànước, đồng thời đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước với phạm virộng lớn hơn, bao gồm cả một số tổng công ty, doanh nghiệp lớn làm ăn có hiệuquả, kể cả các ngành trước nay nhà nước giữ độc quyền như: Điện lực, Bưu chínhViễn thông, Ngân hàng Các nhà đầu tư nước ngoài đều đều được mua cổ phiếu của

Trang 16

các Doanh nghiệp trong nước

Thứ tư, chính phủ đã cho phép chuyển đổi một số Doanh nghiệp đầu tư nướcngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, và đang có chủ trương mởrộng tỉ lệ mua cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài trong Doanh nghiệp

1.2.2 Singapore quán quân trong khu vực

Bất chấp sự trồi sụt của dòng vốn đầu tư trực tiếp từ khu vực ASEAN vàoViệt Nam những năm qua, Singapore vẫn duy trì ngôi vị dẫn đầu với sự gia tăngliên tục cả về số dự án, số vốn và quy mô vốn cho mỗi dự án vào Việt Nam

Singapore là một trong 4 quốc gia ASEAN đi tiên phong trong việc thăm dòthị trường đầu tư Việt Nam từ những năm 1990 Ngay sau đó, lượng vốn đầu tư từquốc gia này vào Việt Nam đã tăng nhanh chóng, thậm chí cả ở thời điểm xảy rakhủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997, khi hầu hết các quốc gia khác đều có sự sụtgiảm mạnh

Cục Đầu tư nước ngoài (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố số liệu mớinhất cho biết, 7 tháng đầu năm nay, đã có 44 dự án của Singapore được cấp phépđầu tư mới tại Việt Nam, với tổng số vốn trên 1,3 tỷ USD Cùng thời gian này cũng

có 8 dự án của các nhà đầu tư Singapore được cấp phép tăng vốn với tổng số trên13,3 triệu USD Singapore đứng thứ hai trong tổng số 39 quốc gia và vùng lãnh thổđầu tư vào Việt Nam

Như vậy, tính từ khi Việt Nam ban hành Luật Đầu tư nước ngoài, năm 1988đến hết tháng 7/2007, Singapore có 503 dự án được cấp phép với tổng vốn 9,6 tỷUSD, tiếp tục dẫn đầu ASEAN và đứng thứ 2 trong 79 quốc gia và vùng lãnh thổ cóvốn đầu tư tại Việt Nam

Quy mô vốn bình quân mỗi dự án từ Singapore đạt 18,7 triệu USD, cao hơnmức bình quân của các dự án trên toàn quốc, thậm chí gấp đến 2-3 lần so với quy

mô vốn bình quân mỗi dự án của một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác như HànQuốc, Đài Loan, Hồng Công, Malaixia

Một chuyên gia của Cục Đầu tư nước ngoài, bà Nguyễn Thuý Hương chobiết, các nhà đầu tư Singapore có mặt ở hầu hết các ngành kinh tế của Việt Nam, từthăm dò khai thác dầu khí, sản xuất công nghiệp, tới chế biến nông-lâm-thuỷ sản;

Trang 17

nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là lĩnh vực dịch vụ với hơn 5,5 tỷ USD.

Thời gian gần đây, các nhà đầu tư Singapore đang dành sự quan tâm lớn đếnlĩnh vực cơ sở hạ tầng của Việt Nam với một lượng vốn khá lớn đổ vào các dự ánxây dựng quần thể nhà ở, văn phòng, khách sạn

Về điều này, một quan chức của Tổng Lãnh sự quán Singapore tại Tp.HCMcho rằng, do diện tích hạn hẹp, việc đảm bảo đủ nhà ở cho dân luôn là vấn đề đượcchú trọng ở Singapore Bởi vậy, các nhà đầu tư nước này sẽ mang đến Việt Namnhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng

Theo điều tra của Cục Đầu tư nước ngoài, Công ty liên doanh Khu công nghiệpViệt Nam - Singapore, Công ty TNHH Nasteelvina, Công ty Cổ phần Hữu hạn Vedanđang là những dự án đầu tư triển khai có hiệu quả của Singapore tại Việt Nam

Trong một tài liệu chuẩn bị cho chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn TấnDũng tới 6 nước ASEAN sắp tới, Cục Đầu tư nước ngoài khẳng định rõ, Singaporeluôn là đối tác tiềm năng trong khu vực mà Việt Nam cần chú trọng kêu gọi đầu tư Tuy nhiên, bối cảnh chung là tiến độ giải ngân nguồn vốn FDI tại Việt Nam thờigian qua khá chậm, số vốn giải ngân của Singapore hiện mới chỉ đạt trên 4 tỷ USD Bởi vậy, việc giải quyết những vướng mắc để đẩy nhanh tốc độ giải ngân các

dự án này đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư coi là giải pháp quan trọng cấp báchnhằm tiếp tục thu hút các nhà đầu tư Singapore đến Việt Nam

Theo đó, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang thực hiện chỉ đạo của Thủtướng trong việc rà soát, phân loại các dự án từ quốc gia này để có biện pháp hỗ trợ,giải quyết triệt để các khúc mắc về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng

Ngoài ra, hai bên cũng đang xúc tiến điều chỉnh “Cơ chế chấp thuận nhanhtrong cấp Giấy chứng nhận đầu tư” giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Cơquan Phát triển kinh tế Singapore để phù hợp với điều kiện mới

Những điều trên, chứng tỏ rằng trong những năm qua thì việc Singapore đầu tư vàoViệt Nam đã đem lại những hiệu quả nhất định và đang trên đà phát triển, hơn thế nữa làmối quan hệ Việt Nam – Singapore ngày càng được tốt đẹp, để Singapore đầu tư vàoViệt Nam với hết nguồn lực thực sự và phát huy thế mạnh đó việc tăng cường thu hútvốn đầu tư FDI của Singapore vào Việt Nam là hết sức cần thiết

Trang 18

Tóm lại, Chương 1 đã hệ thống và phân tích được những lí luận cơ bản về đầu

tư trực tiếp nước ngoài (FDI).Thứ nhất, bài nghiên cứu đề cập đến những khái niệmcủa đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới nhiều góc độ khác nhau Thứ hai là những đặcđiểm nổi bật của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, để thấy rõ sự khác biệt sovới các hoạt động đầu tư khác trong đầu tư quốc tế Thứ ba là những vai trò to lớncủa FDI đối với những chủ thể trực tiếp tham gia hoạt động này như nước chủ đầu

tư, và nước nhận đầu tư Thứ tư là các loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài phổbiến ( hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100%vốn nước ngoài và rất nhiều những hình thức linh hoạt khác đặc trưng của từngnước Thứ năm là những yếu tố ảnh hưởng và có tác động đến hoạt động này nhưmôi trường chính sách và luật pháp, điều kiện cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, qui

mô thị trường, các ngành công nghiệp phụ trợ và phục vụ kinh doanh Cuối cùng, từviệc học hỏi và quan sát kinh nghiệm của các nước bạn bè trong khu vực, Việt Nam

đã và đang tìm được cho mình những bài học mới, những đúc kết mới nhằm tạodựng một môi trường đầu tư hấp dẫn và an toàn

Từ những lí luận kể trên, bài nghiên cứu cho thấy việc tăng cường thu hút đầu

tư trực tiếp nước ngoài là vô cùng quan trọng Đặc biệt, với đối tác Singapore, sựcần thiết đẩy mạnh thu hút luồng vốn FDI trong thời kì hiện này càng có vai trò lớnhơn Thể hiện qua mối quan hệ chặt chẽ giữa hai quốc gia, cũng như từ thực trạngnguồn vốn FDI của Singapore trong thời gian qua Tuy lượng vốn FDI từ Singapore

là khá cao và có sự tăng trưởng, nhưng với tiềm năng một nước phát triển lớn mạnhcủa thế giới như Singapore, cũng như mối quan hệ hữu nghị bền chặt Việt – Sing,thì điều đó thể hiện một sự chênh lệch và chưa tương xứng Để thấy rõ được vấn đề,

bài nghiên cứu đưa ra chương 2: “ Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Singapore vào Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO”

Trang 19

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ SINGAPORE VÀO VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN GIA NHẬP WTO

2.1 THỰC TRẠNG FDI VÀO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 2.1.1 Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Tháng 12/1987, Quốc hội khóa VIII đã thông qua và ban hành Luật Đầu tư

nước ngoài tại Việt Nam Theo đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài, Luật Đầu

tư nước ngoài tại Việt Nam thuộc loại thông thoáng, cởi mở và chắt lọc được nhiều

ưu đãi nhất so với Luật đầu tư của các nước trong khu vực

Thời kì này, các ý kiến theo hướng “ mở cửa” cả với trong nước và với nướcngoài được chấp nhận rất nhanh Tuy vậy, tổng kết về đầu tư nước ngoài 3 năm đầuthực hiện luật đầu tư vẫn là sự thận trọng của cả 2 bên Điều đó được thể hiện qua số

dự án và số vốn đầu tư trong 3 năm đầu, tuy có tăng nhưng còn chậm và phổ biến làcác dự án qui mô nhỏ đầu tư và các lĩnh vực thu hồi vốn nhanh và có khả năng đemlại lợi nhuận cao Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình hình này thuộc

về Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam, do ban hành đầu tiên nên không tránh khỏinhững khiếm khuyết và còn chứa đựng những điều trái với thông lệ quốc tế

Kỳ họp Quốc hội vào tháng 6/1990 đã thông qua Luật đầu tư nước ngoài sửa

đổi và bổ sung Luật năm 1990 cho phép các tổ chức kinh tế Việt Nam có tư cách

pháp nhân bao gồm cả công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn được trựctiếp hợp tác đầu tư với nước ngoài Tuy nhiên, cũng có những mặt trái của “ mởcửa” trong đầu tư nước ngoài, nên từ Đại hội Đảng lần thứ VII ( năm 1991 ) bắt đầuxuất hiện vấn đề: “ Đầu tư trong nước là chính hay đầu tư nước ngoài là chính? Bắtđầu những lo ngại cho sự xuất hiện ngày càng rõ nét của 4 nguy cơ đối với nền kinh

tế nước ta Đây là năm mà Việt Nam đứng vững được trước cuộc khủng hoảng củaphe Xã hội chủ nghĩa đã tới cao độ và tình hình thế giới gặp nhiều khó khăn Do đó,chỉnh phủ đã có những quyết định sửa đổi Luật đầu tư năm 1992

Luật đầu tư năm 1992 cho phép cả doanh nghiệp tư nhân được trực tiếp hợp

tác đầu tư với nước ngoài Hình thức đầu tư cũng được mở rộng Ngoài 3 hình thức

Trang 20

như Luật Đầu tư năm 1987 qui định thì còn thêm hình thức khu chế xuất, và hợpđồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao Bên cạnh đó, luật Đầu tư năm 1992 cònqui định kéo dài thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài và tỷ lệ gópvốn của Bên nước ngoài theo hướng khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đưanhiều vốn vào đầu tư tại Việt Nam

Kì họp thứ 10 Quốc hội khóa IX ngày 12/11/1996 đã thông qua và ban hành

Luật sửa đổi, bổ sung đối với đầu tư nước ngoài lần thứ 3 với mục đích xem xét vàđiều chỉnh một cách đồng bộ đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theohướng xiết chặt một số qui định còn lỏng lẻo, và cũng như nới lỏng những qui địnhquá chặt và khắt khe Ví dụ như qui định về thuế đối với lợi nhuận chuyển về nước,qui định về thuế nhập khẩu đối với vật tư, thiết bị và nguyên liệu dùng để sản xuấthàng xuất khẩu, qui định về rút tiền từ tài khoản của doanh nghiệp liên doanh làcòn chưa chặt chẽ và quá lỏng lẻo Hoặc là qui định về nguyên tắc nhất trí thì quáchặt, thời hạn miễn thuế và giảm thuế chưa đủ hấp dẫn Do vậy, Luật sửa đổi năm

1996 đã mở rộng điều kiện góp vốn liên doanh cho các bên nước ngoài so với trướcđây, mở rộng đối tượng được trực tiếp hợp tác liên doanh với nước ngoài, và bổsung thêm một số hình thức đầu tư mới rút ngắn thời hạn thẩm định và cấp giấyphép đầu tư cho dự án đầu tư nước ngoài từ 90 ngày xuống 60 ngày…

Sau khi luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 được bổ sung và sửa đổi, các nhàđầu tư nước ngoài vẫn chưa thực sự hấp dẫn và hồ hởi Đây là một trong nhữngnguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng chững lại của đầu tư nước ngoài năm 1997.Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn e ngại các vấn đề về thuế xuất nhập khẩu, vàchuyển đổi ngoại tệ

Chính phủ quyết tâm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để hấp dẫn nước

ngoài Ngày 23/1/1998 ban hành Nghị định số 10/CP khẳng định chính sách đầu tư

nhất quán của Việt Nam, đảm bảo quyền lợi ổn định cho các nhà đầu tư, cho phépcác dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư được hưởng mức thuế lợi tức ưu đãi trongsuốt thời gian hoạt động, cho phép doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đượcchuyển lỗ tối đa không quá 5 năm, đảm bảo cân đối ngoại tệ ổn định trong suốt thờigian hoạt động đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng, sản xuất hàng

Trang 21

thay thế nhập khẩu và các công trình đầu tư quan trọng

Chính phủ Việt Nam đã có thêm một số quyết sách để cải thiện hơn nữa môitrường đầu tư tại Việt Nam vào năm 2000 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành năm 2000 cùng với các văn bảnkhác đã tạo ra một khung pháp lý có sức hấp dẫn và cạnh tranh cao hơn, góp phầnvào việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài Với việc sửađổi, bổ sung Luật lần này, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện một bước nhất quántrong lộ trình thu hẹp và tiến tới xóa bỏ sự phân biệt về chính sách và pháp luật giữađầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện để giới doanh nghiệp có cùng

cơ hội và điều kiện kinh doanh bình đẳng Trên tinh thần đó, các điều khoản củaLuật tập trung chủ yếu vào việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt độngđầu tư nước ngoài; mở rộng quyền tự chủ trong kinh doanh của doanh nghiệp; bổsung một số ưu đãi đối với các lĩnh vực và địa bàn khuyến khích đầu tưu

Nhằm tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư và tạo "một sânchơi" bình đẳng, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường sự quản lýcủa nhà nước đối với hoạt động đầu tư, năm 2005 Quốc hội đã ban hành Luật Đầu

tư Đây cũng là yêu cầu phù hợp với quy luật chung, nhằm đáp ứng kịp thời sự biếnđổi khách quan của tình hình phát triển kinh tế trong nước cũng như quốc tế trongtừng thời kỳ, để tiến tới một đạo luật ngày càng hoàn chỉnh phù hợp với xu thế hộinhập, nâng cao khả năng thu hút và sử dụng hiệu quả vốn ĐTNN Luật Đầu tư năm

2005 xác định việc phân cấp mạnh cho UBND cấp tỉnh và Ban quản lý Khu Côngnghiệp, Khu chế xuất, Khu Công nghệ cao và Khu kinh tế (sau đây gọi là Ban quảnlý) cấp Giấy Chứng nhận đầu tư (GCNĐT) cũng như quản lý hoạt động đầu tư vàgiảm bớt những dự án phải trình Thủ tướng Chính phủ Thủ tướng Chính phủ chỉchấp thuận về nguyên tắc đối với một số dự án quan trọng chưa có trong quy hoạch,hoặc chưa có quy hoạch Những dự án đã có trong quy hoạch được duyệt và đápứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế cũng như các

dự án còn lại sẽ do UBND cấp tỉnh và Ban quản lý tự quyết định và cấp GCNĐT

Từ thực tiễn thu hút ĐTNN 20 năm qua cho thấy việc tạo dựng môi trườngpháp lý cho ĐTNN trong thời gian qua là rất cần thiết trong bối cảnh cạnh tranh gay

Ngày đăng: 20/12/2012, 11:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng :5 nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam từ năm 200 0- 2007 - Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) từ Singapore vào Việt Nam
ng 5 nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam từ năm 200 0- 2007 (Trang 25)
1. XN 100% vốn nước ngoài 83 30 36.14 18.4 - Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) từ Singapore vào Việt Nam
1. XN 100% vốn nước ngoài 83 30 36.14 18.4 (Trang 25)
Bảng : 5 nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam từ năm 2000 - 2007 - Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) từ Singapore vào Việt Nam
ng 5 nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam từ năm 2000 - 2007 (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w