1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khai thác yếu tố địa điểm trong kiến trúc du lịch nghỉ dưỡng ven biển bắc trung bộ

208 596 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 208
Dung lượng 10,59 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI VŨ ĐỨC HOÀNG KHAI THÁC YẾU TỐ ĐỊA ĐIỂM TRONG KIẾN TRÚC DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG VEN BIỂN BẮC TRUNG BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIẾ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

VŨ ĐỨC HOÀNG

KHAI THÁC YẾU TỐ ĐỊA ĐIỂM TRONG KIẾN TRÚC DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG

VEN BIỂN BẮC TRUNG BỘ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIẾN TRÚC

Hà Nội 2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác

Tác giả luận án

Vũ Đức Hoàng

Trang 4

Xin chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp của các Giáo sư, Phó giáo

sư, Tiến sĩ, các nhà khoa học đã giúp tôi hoàn thành luận án

Xin cảm ơn Khoa Kiến trúc, Khoa Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã luôn tạo điều kiện thuận tiện cho tôi thực hiện luận án

Xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã luôn chia sẻ, giúp đỡ tôi trên con đường nghiên cứu khoa học

Sau cùng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới cha mẹ, những người

đã sinh thành và giáo dưỡng tôi Xin cảm ơn vợ, hai con và những người thân luôn là nguồn động viên, sát cánh cùng tôi trong quá trình làm luận án

Tác giả Luận án

Vũ Đức Hoàng

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẤT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

2 Mục đích nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

6 Những đóng góp mới của luận án

7 Cấu trúc của luận án

Giải thích thuật ngữ sử dụng trong luận án

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG VEN BIỂN

1.1 KIẾN TRÚC DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG VEN BIỂN TRÊN THẾ GIỚI

1.1.1 Lược khảo tiến trình phát triển kiến trúc du lịch nghỉ dưỡng ven biển

1.1.2 Khảo cứu một số khu du lịch nghỉ dưỡng ven biển tiêu biểu……

1.1.2.1 Khu vực châu Mỹ………

1.1.2.2 Khu vực Châu Á………

1.1.2.3 Khu vực Đông Nam Á………

1.1.3 Đặc điểm trong kiến trúc du lịch nghỉ dưỡng ven biển trên thế giới 1.1.3.1 Đặc điểm kiến trúc du lịch nghỉ dưỡng ở các nước phương Tây… 1.1.3.2 Đặc điểm kiến trúc du lịch nghỉ dưỡng ở các nước phương Đông

1.1.3.3 Khai thác yếu tố địa điểm trong kiến trúc du lịch nghỉ dưỡng ven biển trên thế giới………

1.2 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM………

1.2.1 Giai đoạn Pháp thuộc (đến năm 1954)………

1.2.2 Giai đoạn từ năm 1955 đến năm 1985………

i ii iii iv v 1 1 2 2 3 3 4 4 5

7 7 7 10 10 15 17 22 22 23

23

24

24

25

Trang 6

1.3 NHỮNG VẤN ĐỀ BẤT CẬP CỦA KIẾN TRÚC DU LỊCH NGHỈ

DƯỠNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM………

1.3.1 Những bất cập trong cấu trúc vật chất - hình thể………

1.3.2 Những bất cập trong nội dung hoạt động - chức năng………

1.3.3 Những bất cập trong quan hệ với địa điểm………

1.3.4 Những bất cập trong nghiên cứu thiết kế khu du lịch nghỉ dưỡng 1.4 THỰC TRẠNG CÁC KHU DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG VEN BIỂN BẮC TRUNG BỘ………

1.4.1 Kiến trúc các khu du lịch nghỉ dưỡng ven biển Bắc Trung bộ……

1.4.2 Đánh giá cơ sở dịch vụ phục vụ du lịch ven biển Bắc Trung bộ

1.4.3 Thực trạng các khu du lịch nghỉ dưỡng ven biển Bắc Trung bộ

1.5 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC KHU DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG HIỆN NAY

1.5.1 Nghiên cứu liên quan đến các yếu tố của địa điểm

1.5.2 Nghiên cứu liên quan đến yếu tố bản địa

1.5.3 Nghiên cứu về kiến trúc du lịch nghỉ dưỡng ở Việt Nam

1.5.4 Một số nhận xét về các nghiên cứu kiến trúc du lịch nghỉ dưỡng 1.6 MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI CỦA CÁC KHU DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG VEN BIỂN BẮC TRUNG BỘ CẦN NGHIÊN CỨU

1.6.1 Các vấn đề đặt ra đối với kiến trúc du lịch nghỉ dưỡng ven biển Bắc Trung bộ

1.6.2 Các vấn đề luận án tập trung nghiên cứu để giải quyết

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA GIẢI PHÁP KHAI THÁC YẾU TỐ ĐỊA ĐIỂM TRONG KIẾN TRÚC DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG VEN BIỂN BẮC TRUNG BỘ………

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu………

2.1.2 Phương thức tiếp cận vấn đề………

2.1.3 Các phương pháp nghiên cứu………

2.2 CƠ SỞ CHUYÊN NGÀNH DU LỊCH

2.2 1 Cơ sở pháp lý cho kiến trúc du lịch nghỉ dưỡng ven biển Bắc Trung bộ

2.2.1.1 Quy hoạch phát triển du lịch nghỉ dưỡng ven biển Bắc Trung bộ

2.2.1.2 Tiêu chuẩn, Quy chuẩn, Văn bản pháp lý………

29

29

30

30

31

32

32

34

34

36

36

39

41

42

43

43

44

45

45

45

45

49

51

51

51

52

Trang 7

2.2.2.1 Nhu cầu về du lịch nghỉ dưỡng biển

2.2.2.2 Đặc trưng của du lịch nghỉ dưỡng………

2.2.2.3 Tài nguyên du lịch………

2.2.2.4 Phân loại cơ sở phục vụ du lịch

2.2.3 Xu hướng du lịch nghỉ dưỡng………

2.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.3.1 Lý luận về địa điểm

2.3.1.1 Địa điểm và các thành phần của địa điểm

2.3.1.2 Cảm nhận của địa điểm………

2.3.1.3 Tinh thần của địa điểm………

2.3.1.4 Bản sắc của địa điểm………

2.3.2 Lý luận về quan hệ giữa kiến trúc và địa điểm

2.3.2.1 Quan điểm của phương Tây

2.3.2.2 Phương thức ứng xử với địa điểm theo tư tưởng phương Đông

2.4 CƠ SỞ THỰC TIỄN………

2.4.1 Điều kiện tự nhiên, văn hóa xã hội khu vực ven biển Bắc Trung bộ 2.4.1.1 Điều kiện tự nhiên………

2.4.1.2 Vùng sinh thái Kiến trúc………

2.4.1.3 Đặc điểm văn hóa xã hội………

2.4.1.4 Cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch………

2.4.2 Bài học kinh nghiệm liên quan đến khai thác các yêu tố địa điểm trong kiến trúc du lịch nghỉ dưỡng………

2.4.2.1 Kinh nghiệm truyền thống………

2.4.2.2 Kinh nghiệm thế giới

2.4.3 Yếu tố ảnh hưởng tới kiến trúc du lịch nghỉ dưỡng ven biển Bắc Trung bộ

2.4.3.1 Yếu tố kinh tế………

2.4.3.2 Yếu tố về khoa học kỹ thuật – công nghệ

2.4.3.3 Yếu tố văn hóa bản địa………

2.4.3.4 Yêu cầu về tính bền vững

2.4.3.5 Tác động của biến đổi khí hậu………

2.5 MỐI QUAN HỆ GIỮA KIẾN TRÚC DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG VỚI YẾU TỐ ĐỊA ĐIỂM………

53

55

57

58

58

59

59

59

62

63

64

65

65

67

69

69

69

71

72

72

73

73

74

76

76

77

77

78

78

79

Trang 8

2.5.1.1 Thành phần kiến trúc du lịch nghỉ dưỡng……… 2.5.1.2 Đặc trưng kiến trúc du lịch nghỉ dưỡng ven biển……… 2.5.1.3 Vai trò của kiến trúc cảnh quan trung tâm trong khu du lịch nghỉ dưỡng ven biển……… 2.5.1.4 Cảm nhận của du khách trong kiến trúc du lịch nghỉ dưỡng……

2.5.2 Quan hệ giữa các yếu tố địa điểm với kiến trúc du lịch nghỉ dưỡng

2.5.2.1 Mối quan hệ giữa cấu trúc vật chất tự nhiên với kiến trúc 2.5.2.2 Mối quan hệ giữa cấu trúc vật chất nhân tạo với kiến trúc 2.5.2.3 Mối quan hệ giữa các hoạt động văn hóa xã hội của địa điểm với kiến trúc

CHƯƠNG 3 KHAI THÁC YẾU TỐ ĐỊA ĐIỂM TRONG KIẾN TRÚC

DU LỊCH NGHỈ DƯƠNG VEN BIỂN BẮC TRUNG BỘ

3.1 QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC

3.1.1 Quan điểm khai thác các yếu tố địa điểm trong kiến trúc du lịch nghỉ dưỡng ven biển Bắc Trung bộ

3.1.2 Nguyên tắc khai thác các yếu tố địa điểm trong kiến trúc du lịch nghỉ dưỡng ven biển Bắc Trung bộ………

3.2 NHẬN DIỆN YẾU TỐ ĐỊA ĐIỂM KHU VỰC VEN BIỂN BẮC TRUNG BỘ

3.2.1 Nhận diện đặc trưng vật chất khu vực ven biển Bắc Trung bộ…

3.2.1.1 Đặc trưng cấu trúc vật chất tự nhiên của địa điểm

3.2.1.2 Đặc trưng cấu trúc vật chất nhân tạo………

3.2.2 Nhận diện đặc trưng hoạt động văn hóa xã hội………

3.3 MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG VEN BIỂN BẮC TRUNG BỘ……… 3.3.1 Chức năng của khu du lịch nghỉ dưỡng ven biển Bắc Trung bộ… 3.3.2 Đề xuất cấu trúc chức năng khu du lịch nghỉ dưỡng ven biển Bắc Trung bộ……… 3.3.3 Đề xuất mô hình tổ chức không gian kiến trúc khu du lịch nghỉ dưỡng ven biển Bắc Trung bộ……… 3.4 TẠO DỰNG MỐI LIÊN HỆ GIỮA KIẾN TRÚC KHU DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG VỚI ĐỊA ĐIỂM……… 3.4.1 Tiếp nối các yếu tố tự nhiên của địa điểm trong quy hoạch tổng thể

và cảnh quan khu du lịch nghỉ dưỡng……… 3.4.2 Nhấn mạnh các yếu tố tự nhiên của địa điểm bằng các giải pháp

105105

109

113

122

122

Trang 9

3.4.3 Sử dụng cỏc yếu tố văn húa bản địa trong kiến trỳc và nội, ngoại

thất………

3.4.4 Thiết kế quy hoạch, kiến trỳc hạn chế rủi ro thiờn tai

3.4.5 Khai thỏc cỏc cơ sở dịch vụ du lịch địa phương

3.5 TẠO DỰNG ĐẶC TRƯNG VÀ í NGHĨA TINH THẦN CỦA ĐỊA ĐIỂM TRONG KHU DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG………

3.5.1 Tổ chức chuỗi khụng gian kiến trỳc cảnh quan trung tõm……

3.5.2 Tổ chức khụng gian cảnh quan giao thụng nội bộ, cỏc điểm thư gión, hệ thống kỹ thuật………

3.6 BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIấN CỨU

3.6.1 Khẳng định vai trũ của địa điểm trong việc phỏt triển kiến trỳc du lịch nghỉ dưỡng

3.6.2 Khai thỏc yếu tố địa điểm trong kiến trỳc du lịch nghỉ dưỡng gúp phần phỏt triển du lịch bền vững

3.6.3 Khai thỏc yếu tố địa điểm trong kiến trỳc du lịch nghỉ dưỡng là phự hợp yờu cầu của kiến trỳc bền vững

3.6.4 Khai thỏc yếu tố địa điểm trong kiến trỳc du lịch nghỉ dưỡng ven biển đỏp ứng yờu cầu ứng phú với biến đổi khớ hậu………

3.6.5 Khả năng vận dụng kết quả nghiờn cứu………

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Kiến nghị

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………

Danh mục các nghiên cứu vμ thiết kế liên quan đến đề tμi

PHỤ LỤC 1: CÁC CƠ SỞ PHÁP Lí LIấN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN DLND VEN BIỂN BTB

PHỤC LỤC 2: BẢNG TỔNG HỢP CÁC KHU DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG VEN BIỂN VIỆT NAM………

PHỤ LỤC 3: BẢN ĐỒ PHÂN BỐ CÁC KHU DU LỊCH NGHỈ DƯƠNG VEN BIỂN BẮC TRUNG BỘ………

PHỤ LỤC 4: MẶT BẰNG TỔNG THỂ MỘT SỐ KHU DLND VEN BIỂN Ở VIỆT NAM………

PHỤC LỤC 5: SỐ LIỆU KHẢO SÁT VỀ DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ……

128 131 131 132 132 138 159 139 140

142

143 144 146 146

149 151

164

165

166

172

177 188

Trang 10

: Du lịch : Du lịch bền vững : Du lịch nghỉ dưỡng : Kiến trúc quy hoạch : Kiến trúc bền vững : Môi trường tự nhiên : Nghỉ dưỡng

: Quy hoạch du lịch : Tự nhiên

: Xã hội : Văn hóa : Văn hóa bản địa : Văn hóa xã hội : Yếu tố địa điểm : Yếu tố tự nhiên : Yếu tố văn hóa

Trang 11

Bảng so sánh giữa DLND với một số loại hình DL khác……

Tổng hợp các nguyên tắc khai thác YTĐĐ trong kiến trúc

DLND ven biển BTB………

Nhận diện đặc trưng hoạt động VH-XH khu vực BTB…………

Tổng hợp các nhóm chức năng của khu DLND ven biển……

Xác định chức năng kiến trúc DLND khu vực ven biển BTB…

Tổng hợp chức năng DLND khu vực ven biển BTB………

Đề xuất khả năng áp dụng CTCN khu DLND theo địa điểm

Trang 12

Hình Tên hình vẽ Trang Hình 1.1

Khách sạn bên bờ biển ở Monte Carlo, Pháp năm 1870…

Mặt bằng Hotel de Coronado, Hoa kỳ (Vacation Resorts)

Mặt bằng tổng thể Pinehurst Resort and Country Club,

Hoa kỳ (Golf Resorts)………

Sơ đồ cơ không gian chức năng thành phố CanCun –

Mexico………

Hình 1.8: Cancun by Arthur Gonoretzky………

Sơ đồ cơ không gian chức năng thành phố Waikiki –

Hawaii…

Toàn cảnh Waikiki ngày nay………

Four Seasons Resort Hualalai, Hawaii………

Lily Beach Resort & Spa, Maldives………

Ngôn ngữ Ả Rập và vật liệu địa phương trong Kiến trúc

Movenpick Resort & Spa Dead Sea, Jordan………

Phong cách Ả rập trong kiến trúc Khu DLND Royal

Mirage………

Amanpuri Resort, Phuket, Thái Lan………

Datai Hotel Pulau Langkawi, Malaysia………

Mặt bằng tổng thể và kiến trúc khu lưu trú của The Grand

Hyatt Resort, Bali, Indonesia………

Hàng loạn các cơ sở tiện ích trong khu vui chơi, giải trí,

mua sắm tạo nên sự hấp dẫn cho Resort World Sentosa

trên đảo Sentosa………

Bản đồ phân bố các khu DLND ven biển Việt Nam từ năm

1986 đến nay………

Hình 1.20: Bản đồ các khu DLND ven biển Bắc Trung Bộ

giai đoạn sau 1986

Phương thức tiếp cận nghiên cứu kiến trúc DLND

Sơ đồ nghiên cứu

Trang 13

Hình 2.4

Hình 2.5

Hình 2.6

Hình 2.7

Hình 2.8

Hình 2.9

Hình 2.10

Hình 2.11

Hình 2.12

Hình 2.13

Hình 2.14

Hình 2.15

Hình 2.16

Hình 2.17

Hình 2.18

Hình 2.19

Hình 2.20

Hình 2.21

Hình 2.22

Hình 2.23

Hình 2.24

Hình 2.25

Hình 2.26

Hình 2.27

Hình 3.1

Hình 3.2

Hình 3.3

Các hoạt động DLND dựa trên tài nguyên DL nhằm đáp

ứng nhu cầu của du khách

Mối quan hệ giữa các tài nguyên du lịch với địa điểm……

Các thành phần của địa điểm………

Đặc trưng vật chất của địa điểm trong kiến trúc DLND…

Đặc trưng hoạt động VH, XH của địa điểm trong DLND… Các yếu tố của cảm nhận về địa điểm………

Biểu hiện của tinh thần địa điểm………

Mức độ khác nhau của bản sắc địa điểm

Thành phân của bản sắc địa điểm

Bản đồ địa giới và địa hình Khu vực Bắc Trung bộ………

Nhiệt độ trung bình năm Khu vực Bắc Trung bộ…………

Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến trúc DLND………

Thành phần của kiến trúc DLND………

Thành phần chức năng khu DLND………

Cấu trúc cơ bản của khu DLND ven biển………

Các yếu tố tạo hồn nơi chốn trong kiến trúc DLND………

Hồn nơi chốn trong kiến trúc DLND

Các cấp độ cảm nhận ý nghĩa của địa điểm và nhu cầu cảm nhận của du khách trong các không gian kiến trúc DLND………

Cấu trúc khu DLND biển

Cấu trúc khu DLND núi / rừng………

Sự hình thành cảm nhận của con người (Theo hiện tượng học)………

Hình 2.25: Sự cảm nhận của con người về địa điểm trong kiến DLND………

Vai trò của con người trong sự hình thành và cảm nhận về địa điểm của kiến trúc DLND………

Quan hệ giữa các yếu tố của địa điếm và môi trường kiến trúc DLND………

Vị trí các dạng địa hình khu vực ven biển BTB………

Cấu trúc tự nhiên khu vực ven biển BTB………

Một số kiến trúc tiêu biểu khu vực BTB………

56

58

60

61

61

62

64

65

65

70

70

76

80

80

81

83

84

85

86

86

88

88

88

89

97

99

101

Trang 14

Phân bố các tiểu vùng VH khu vực ven biển BTB…………

Xác định dạng chức năng kiến trúc DLND ven biển BTB…

Dạng cấu trúc chức năng 1………

Dạng cấu trúc chức năng 2………

Dạng cấu trúc chức năng 3………

Mô hình tổ chức không gian kiến trúc khu DLND dạng

CTCN1 tại địa điểm đồi núi ven biển………

Mô hình tổ chức không gian kiến trúc khu DLND dạng

CTCN1 tại địa điểm đầm phá………

Mô hình tổ chức không gian kiến trúc khu DLND dạng

CTCN2 tại địa điểm đầm phá………

Mô hình tổ chức không gian kiến trúc khu DLND dạng

CTCN 2 với khu đất xây dựng tương đối vuông vắn tại địa

điểm bãi biển………

Mô hình tổ chức không gian kiến trúc khu DLND dạng

CTCN 2 với khu đất xây dựng trải dài tại địa điểm bãi

biển………

Xác định hình dáng khu đất xây dựng khu DLND dạng

CTCN2 tại địa điểm trong đô thị ven biển………

Mô hình tổ chức không gian kiến trúc khu DLND dạng

CTCN 2 tại địa điểm trong đô thị………

Mô hình tổ chức không gian kiến trúc DLND dạng CTCN 3

tại địa điểm trong đô thị………

Nhóm giải pháp tiếp nối các yếu tố tự nhiên của địa điểm

Đường giao thông bám theo địa hình………

Hình 3.20: Công trình bám theo cảnh quan tự nhiên……

Nhóm giải pháp nhấn mạnh các yếu tố tự nhiên của địa

Đảm bảo khoảng cách và chiều cao của công trình phía

Đảm bảo khoáng cách và chiều dài của công trình phía

Trang 15

Tạo điều kiện cho du khách tiếp cận cảnh quan đặc trưng

Khai thác các yếu tố bản địa trong kiến trúc và nội thất…

Tổ chức không gian chuyển tiếp trong kiến trúc DLND ven

biển BTB

Tổ chức mặt đứng trong kiến trúc DLND ven biển BTB

Quy hoạch – kiến trúc khu DLND hạn chế rủi ro thiên tai

Chuỗi cảm nhận của du khách khi tới khu DLND…………

Sơ đồ tổ chức các hoạt động VH XH bản địa ở không gian

trung tâm………

Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan gắn với hoạt

động để tạo sự cảm nhận của DK về “Hồn nơi chốn”

Trang 16

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ở Việt Nam, kiến trúc DLND mới được du nhập và phát triển từ những năm

1990 của thế kỷ 20, tập trung chủ yếu ở khu vực ven biển Trải qua hơn 20 năm,

từ giai đoạn ban đầu là dập khuôn hình mẫu kiến trúc ở nước ngoài, rồi những

“làn sóng” bất động sản lên cao đã tạo ra những khu DLND hoành tráng với những lợi ích kinh tế trước mắt Trong giai đoạn này, các khu DLND ven biển đã bộc lộ nhiều vấn đề, nhiều dự án bỏ qua các yếu tố làm đẹp cho không gian cảnh quan khu vực khi đưa ra những kiểu kiến trúc không hài hòa với cấu trúc cảnh quan môi trường tự nhiên Chức năng của các khu DLND chưa đa dạng, các hoạt động DLND còn giống nhau nên mất đi sức hút với DK Việc tách rời kiến trúc với ngữ cảnh, với cảnh quan và VHBĐ đã tạo nên những khu DLND không có ý nghĩa và cảm xúc, không có dấu ấn địa điểm và cũng đánh mất luôn sự hấp dẫn đối với DK

Đến nay, khi yêu cầu của thị trường trở nên khắt khe hơn, tính cạnh tranh cao đòi hỏi kiến trúc DLND phải đáp ứng nhu cầu của DK, yếu tố con người bắt đầu được quan tâm, coi trọng Thiết kế kiến trúc DLND đã bước đầu chú trọng tới việc tạo ra những không gian đặc trưng, có chất lượng gắn với yếu tố địa điểm để tạo cho du khách những cảm nhận, trải nghiệm về nơi chốn Vì vậy, khai thác yếu tố địa điểm nhằm tạo dựng không gian chức năng phù hợp cùng với nét riêng, độc đáo, có ý nghĩa cho kiến trúc DLND để hấp dẫn, thu hút DK là vấn đề cần thiết và có tính thời sự

Mối quan hệ có ý thức của con người với các YTĐĐ sẽ tạo nên một hình ảnh đầy đủ về môi trường tự nhiên, môi trường kiến trúc, tạo nên những ý nghĩa, tinh thần của địa điểm và cảm xúc về nơi chốn Để tạo nên ý nghĩa và cảm xúc về nơi chốn trong khu DLND cần nghiên cứu, xác định và thiết lập mối quan hệ đó Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào (trong lĩnh vực lý thuyết) liên hệ từ vấn đề địa điểm với kiến trúc DLND, hoặc nghiên cứu kiến trúc DLND dưới góc

độ địa lý nhân văn, hiện tượng học

Trang 17

Khu vực ven biển BTB có môi trường tự nhiên đã dạng và VH lâu đời là tài nguyên vô cùng giá trị để phát triển DLND Trong những năm qua, với sự phát triển mạnh mẽ của cả nước, DLND ven biển BTB đã có những bước phát triển quan trọng Theo quy hoạch phát triển DL, trong những năm tới, DLND sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của khu vực ven biển BTB Những thế mạnh về vị trí địa lý và tài nguyên DL là điều kiện thuận lợi quan trọng cho DLND ven biển BTB phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội.Tuy nhiên, BTB cần xem xét, nghiên cứu và sử dụng tài nguyên hợp lý để tạo ra những khu DLND độc đáo, mang bản sắc riêng của khu vực và tạo cảm nhận cho DK

Trong bối cảnh đó, đề tài nghiên cứu của luận án “Khai thác yếu tố địa điểm

trong kiến trúc du lịch nghỉ dưỡng ven biển Bắc Trung bộ” có ý nghĩa cấp

thiết trên cả phương diện lý thuyết và thực hành

Với định hướng như vậy, luận án là một nhịp cầu nối từ lĩnh vực nghiên cứu

lý thuyết sang lĩnh vực tổ chức không gian Nghiên cứu cách thức khai thác yếu

tố địa điểm để tạo dựng môi trường kiến trúc khu DLND thành một “nơi chốn”

có ý nghĩa/tinh thần và thống nhất hữu cơ với môi cảnh xung quanh

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án là đề xuất các quan điểm, nguyên tắc và giải pháp kiến trúc khu DLND thích ứng với môi trường tự nhiên, VH và XH đặc thù khu vực ven biển BTB trên cơ sở làm rõ và khai thác các yếu tố đặc trưng của địa điểm

Từ đó, luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể:

- Thiết lập mối quan hệ giữa các YTĐĐ với kiến trúc khu DLND

- Nhận diện các yếu tố đặc trưng của địa điểm và biểu hiện của chúng trong kiến trúc khu DLND

- Đề xuất các định hướng và giải pháp khai thác các yếu tố đặc trưng của địa điểm vào kiến trúc khu DLND ven biển BTB

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 18

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các yếu tố hình thể - không gian, cấu trúc – bố cục và ý nghĩa có thể chứa đựng, phản ánh, tái hiện những đặc trưng về

tự nhiên, VH, XH của địa điểm để tạo nên đặc trưng trong kiến trúc khu DLND Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong thể loại kiến trúc DLND (là thể loại công trình đặc thù)

Khu vực nghiên cứu và các thực chứng, ứng dụng được giới hạn trong khu vực ven biển BTB

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận án phối hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau:

- Phương pháp sưu tầm, khảo cứu và tổng hợp dữ liệu để xác định các xu hướng phát triển;

- Phương pháp khảo sát và phân tích hiện trạng để xác định các mối liên hệ giữa yếu tố địa điểm và kiến trúc DLND;

- Phương pháp so sánh và đối chiếu để khẳng định các giá trị;

- Phương pháp quy nạp trên quan điểm biện chứng và mô hình hóa để tổng hợp kết quả và đề xuất các giải pháp;

- Phương pháp chuyên gia để phản biện và khẳng định kết quả;

- Phương pháp thực chứng, ứng dụng để kiểm chứng kết quả để xuất

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học: Luận án góp phần bổ sung những cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa kiến trúc DLND với YTĐĐ, CTCN và CTKG khu DLND ven biển BTB, nhận diện các YTĐĐ và những đặc trưng VHXH khu vực BTB liên quan đến kiến trúc DLND

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của luận án góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách trong quản lý xây dựng, quy hoạch và thiết kế các khu DLND ven biển BTB đáp ứng những nhu cầu DLND của DK và phát triển bền vững; Kết quả của nghiên cứu sử dụng trong hoạt động giảng dạy tại các trường chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch

Trang 19

6 Những đúng gúp mới của luận ỏn

- Bổ sung vấn đề “hồn nơi chốn trong khu DLND” cho hệ thống lý luận về tinh thần của địa điểm - đú là sự thống nhất hữu cơ giữa cỏc đặc trưng kiến trỳc - quy hoạch với cỏc yếu tố đặc trưng của khung cảnh tự nhiờn và cảnh quan VH của khu vực, theo phương thức tiếp cận kết hợp quan điểm Hiện tượng luận và phương thức ứng xử với địa điểm theo tinh thần của VH truyền thống

- Làm rừ mối quan hệ hữu cơ giữa kiến trỳc khu DLND với cỏc YTĐĐ, thể hiện trong cỏc khớa cạnh: phõn khu chức năng, CTKG, tổ chức cảnh quan và cỏc khụng gian VHBĐ - trờn cơ sở nhận diện cỏc đặc trưng của khu vực ven biển BTB liờn quan đến cỏc địa điểm DLND và xỏc lập cỏc nhúm chức năng đỏp ứng nhu cầu của DK

- Xõy dựng cỏc nguyờn tắc khai thỏc cỏc YTĐĐ trong kiến trỳc DLND: tiếp nối khung cảnh tự nhiờn và cảnh quan VH của địa điểm trong kiến trỳc, quy hoạch, cảnh quan và cỏc hệ thống hạ tầng; tổ chức chuỗi khụng gian trung tõm chuyển tiếp đến cỏc khụng gian chức năng nhằm định hướng cảm xỳc và cảm nhận “hồn nơi chốn” cho DK trong thời gian lưu trỳ ngắn ngày

- Áp dụng cỏc nguyờn tắc cho cỏc khu DLND ven biển trong vựng sinh thỏi kiến trỳc BTB, với 3 dạng CTCN theo nhu cầu DL, lồng ghộp với cỏc dạng địa điểm đặc trưng của khu vực để tạo thành 7 mụ hỡnh CTKG, và 2 nhúm giải phỏp tạo dựng mối liờn hệ giữa kiến trỳc với địa điểm và tạo dựng “hồn nơi chốn” trong khu DLND./

7 Cấu trỳc của luận ỏn

PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN KIẾN TRÚC DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIấN CỨU

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Danh mục tμi liệu tham khảo

Danh mục các nghiên cứu vμ thiết Kế liên quan đến đề tμi CÁC PHỤ LỤC

Trang 20

Giải thích thuật ngữ sử dụng trong luận án

Địa điểm xây dựng (Site):khu đất có ranh giới cụ thể để xây dựng công trình Khu vực xây dựng (Locus): có phạm vi rộng hơn, gồm các yếu tố địa lý tự

nhiên xung quanh địa điểm xây dựng

Địa điểm (Place): nơi chốn có nội hàm mở rộng, bao hàm các yếu tố tự

nhiên và cả các yếu tố nhân văn liên quan đến con người, nơi sự vật, hiện tượng tồi tại Như vậy có thể nói địa điểm là nơi chốn xác định trong không gian vật chất, nơi diễn ra các hiện tượng của thế giới

Hồn nơi chốn hay tinh thần của địa điểm (Spirit of Place): khái niệm đề cập

đến những khía cạnh độc đáo, khác biệt của một địa điểm, nơi chốn

Địa lý nhân văn: môn khoa học nghiên cứu tất cả các hiện tượng biến đổi

hoàn cảnh địa lý do con người gây ra, cũng như các hiện tượng thích nghi của con người với hoàn cảnh địa lý

Du lịch nghỉ dưỡng: một loại hình du lịch, đi du lịch với mục đích giúp cho

con người phục hồi sức khoẻ và lấy lại tinh thần sau những ngày làm việc mệt mỏi, căng thẳng thường xuyên xảy ra trong cuộc sống Nói cách khác “Du lịch nghỉ dưỡng” là sự kết hợp giữa Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe và tinh thần bằng cách đi Du lịch với tính chất tham quan, khám phá, tìm hiểu về điểm đến

Khu du lịch nghỉ dưỡng (resort): loại hình lưu trú (được xây dựng độc lập

thành khối hoặc thành quần thể gồm các khách sạn, biệt thự, căn hộ du lịch, băng-ga-lâu) kết hợp với các công trình phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, tham quan DL và các hoạt động cộng đồng khác ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp

Khu du lịch nghỉ dưỡng ven biển (seaside resort): khu du lịch nghỉ dưỡng

gắn với vùng ven biển, nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch biển

Bắc Trung Bộ: vùng địa lý bao gồm địa giới hành chính 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

Trang 21

Cảnh quan văn hóa: Cảnh quan được tạo thành từ cảnh quan thiên nhiên bởi

một nhóm văn hóa Văn hóa là tác nhân, khu vực tự nhiên là trung gian, cảnh

quan văn hóa là kết quả

Kiến trúc dân gian: kiến trúc do người dân sáng tạo ra và được lưu truyền

trong dân gian từ đời này qua đời khác

Tài nguyên thiên nhiên: các yếu tố sinh thái tự nhiên thuận lợi /đặc sắc về

môi trường, khí hậu, cảnh quan, đa dạng sinh học, các danh lam thắng cảnh,

Tài nguyên văn hóa: các yếu tố sinh thái nhân văn độc đáo, tiêu biểu, các di

tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, các địa điểm có ý nghĩa, có giá trị về văn hóa, có sức hấp dẫn đối với du khách

Tài nguyên dịch vụ: các loại hình dịch vụ nổi tiếng, độc đáo với những sản

phẩm đặc trưng mang thương hiệu của địa phương cũng như các hạ tầng xã hội phục vụ du lịch (Cơ sở vui chơi giải trí; Trung tâm thương mại, triển lãm; hội nghị; Trung tâm văn hóa, biểu diễn; Bảo tàng; bệnh viện,…)

Môi trường tự nhiên : bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học,

sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động vật, thực vật, đất, nước

Môi trường nhân tạo: bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm

thành những tiện nghi trong cuộc sống, như đồ dùng sinh hoạt, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo…

Trang 22

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG VEN BIỂN

1.1 KIẾN TRÚC DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG VEN BIỂN TRÊN THẾ GIỚI

1.1.1 Lược khảo tiến trình phát triển kiến trúc du lịch nghỉ dưỡng ven biển

Đến thế kỷ 16, bắt đầu xuất hiện hoạt động DL, đầu tiên là vì mục đích sức khỏe Mọi người thường đến những địa điểm có suối nước nóng vì tin rằng uống hoặc ngâm mình trong đó sẽ chữa được các bệnh về khớp, tiêu hóa… Ngoài ra, việc thay đổi môi trường không khí, tham gia các hoạt động thể theo, thư giãn, giải trí cũng mang lại lợi ích cho sức khỏe đã sớm được nhận ra [142]

Các khu DLND bên bờ biển bắt đầu được xây dựng trong thế kỷ 18 dành cho tầng lớp quý tộc, những người thường xuyên đến các trung tâm thời trang, giải trí và sức khỏe Ban đầu, các khu DLND phát triển ở ven biển bắc Âu (Anh, Đức), sau đó di chuyển xuống phía nam (nơi khí hậu ấm áp như Địa Trung Hải) Một trong những trung tâm DLND ven biển đầu tiên là ở Bath (tây nam nước Anh) Năm 1705, Richard Nash (Beau Nash) đã xây dựng các công trình spa, casino, trung tâm hội nghị, cửa hàng thời trang Bath trở thành thị trường DLND tương tự như ngày nay Sau Bath, Brighton, một thành phố biển nổi tiếng thế kỷ 18 với công trình Royal Pavilion được xây dựng thành trung tâm DLND

và giao tiếp xã hội cho quý tộc Anh [142]

Hình 1.1: Thermae được khôi phục tại xứ

Bath – Anh với kiến trúc thời Phục hưng [142]

Hình 1.2: The Royal Pavilon, Brighton, được thiết kế bởi Jonhn Nash [142]

Heiligendamm được hình thành năm 1793 trên bờ biển Baltic thuộc thị trấn Bad Doberan ở bang Mecklenburg-Vorpommern của Đức Heiligendamm được coi là khu DLND ven biển đầu tiên ở lục địa châu Âu, thu hút tầng lớp quý tộc

Trang 23

đến biển Baltic Khu này gồm các tòa nhà màu trắng xếp dọc theo đường dạo ven biển, do vậy còn được biết đến với cái tên "White Town by the Sea" với kiến trúc các đặc trưng mang phong cách kiến trúc châu Âu thế kỷ 18 [144]

Khu vực bờ biển Địa Trung Hải của Pháp đã trở thành một điểm đến phổ biến cho tầng lớp thượng lưu Anh vào cuối thế kỷ 19 Năm 1864, nhiều khách sạn lớn, những khu vườn và sòng bạc đã được xây dựng ở Monte Carlo [142]

Hình 1.3: Khách sạn ND ở Heiligendamm,

Mecklenburg-Vorpommern, Đức thế kỷ thứ 18

Hình 1.4: Khách sạn bên bờ biển ở Monte Carlo, Pháp năm 1870

Sự phát triển của đường sắt năm 1840 đã tạo điều kiện cho DLND phát triển, các địa điểm phục vụ DLND ngày càng nhiều Năm 1863, South Pier ở Blackpool trở thành một trung tâm thu hút khách tham quan Central Pier được xây dựng năm 1868, với một nhà hát và sàn nhảy lớn ngoài trời Đến cuối thế kỷ

19, bờ biển nước Anh đã có hơn 100 thị trấn nghỉ dưỡng lớn [142]

Ở bên kia Đại Tây Dương, thành phố biển Atlantic City trở thành địa điểm DLND mới với không khí trong lành, địa hình bằng phẳng, khí hậu ấm áp Nhiều công trình DLND có quy mô lớn được xây dựng tại đây với phong cách kiến trúc thời Victoria, kết hợp các chi tiết kiến trúc Gothics, nội thất mang phong cách

“Louis” Pháp [142]

Các công trình DLND được tập đoàn tư bản đầu tư xây dựng với mục đích thương mại ngày càng nhiều và đa dạng Địa điểm DLND mở rộng (gồm biển, núi, hồ và rừng), thời gian nghỉ dưỡng không chỉ mùa hè mà còn cả mùa đông và quanh năm Ngoài các loại hình nghỉ dưỡng sức khỏe, đã xuất hiện nhiều loại

hình mới như: nghỉ dưỡng kết hợp với thể thao (Golf Resorts); nghỉ dưỡng kết hợp với giải trí (Casino Resorts); nghỉ dưỡng vào ngày nghỉ (Vacation Resorts)

được xây dựng để phục vụ các thương gia, minh tinh màn bạc [142]

Trang 24

Hình 1.5: Mặt bằng Hotel de Coronado, Hoa kỳ (Vacation Resorts) [142]

1, Sân trong không gian mở; 2, Phòng ăn chính; 3, Phòng ăn sáng; 4, Bếp; 5, Soạn; 6, Rửa bát; 7, Phòng khiêu vũ; 8, Phòng âm nhạc; 9, Tiếp đón và bi-a; 10, Phòng khách; 11, Phòng cô dâu chú rể; 12, Phòng nghỉ; 13, Phòng sang trọng với phòng khách lớn; 14, Cà phê không gian mở; 15, Phòng ăn riêng; 16, lối vào, 17, lối vào chính; 18, thang máy

Hình 1.6: Mặt bằng tổng thể Pinehurst Resort and Country Club, Hoa kỳ

(Golf Resorts)[142]

1, Carolina Hotel; 2, Holly Inn; 3, Nhà thờ làng; 4, Khu dân cư; 5, Câu lạc bộ; 6, Ga đường sắt; 7, Chuồng ngựa cưỡi; 8, Sân golf; 9, Nhà máy điện; 10, Trung tâm làng với bưu điện và các cửa hàng

Giai đoạn này, các yếu tố địa điểm thường được khai thác về điều kiện tự nhiên như khí hậu, cảnh quan, địa hình để phục vụ nhu cầu DLND Mô hình khu DLND vào ngày nghỉ chủ yếu phục vụ tầng lớp bình dân, khu DLND có kết hợp với các hoạt động thể thao, giải trí và tổ chức sự kiện phục vụ tầng lớp thương gia, giới thượng lưu

Trang 25

Vào cuối thế kỷ 19, với sự phát triển của chủ nghĩa Thực dân, các khu DLND dần mở rộng phạm vi sang khu vực ven biển trong vành đai nhiệt đới ở các châu lục khác, gắn với việc chiếm hữu và khai thác thuộc địa Các công trình DLND phục vụ nhu cầu của kiều dân người Âu, cho nên được làm theo nguyên mẫu kiến trúc chính quốc ở châu Âu (Anh, Pháp, Tây Ba Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan) [74] Kiến trúc mang phong cách thuộc địa (có sự pha trộn giữa phương tây với bản địa), vật liệu xây dựng của chính quốc và vật liệu địa phương

Với sự phát triển của phương thức sản xuất công nghiệp, con người có nhu cầu tạm thời thoát khỏi áp lực căng thẳng của cuộc sống đô thị và công việc hàng ngày để phục hồi sức khỏe về thể chất, tinh thần (nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng) Do vậy DLND trở thành nhu cầu chung của xã hội (của nhiều tầng lớp với mức độ khác nhau) Cuối thế kỷ XX, xã hội phát triển theo hướng nhân văn hơn (giảm giờ làm, tăng thời gian nghỉ, cải thiện chế độ đãi ngộ, các tiến trình dân chủ hóa, toàn cầu hóa, ), nhu cầu DLND dần dần được đại chúng hóa Từ nghỉ ngơi thuần túy / thụ động đã chuyển thành nghỉ ngơi chủ động (kết hợp các hoạt động thể thao, khám phá, trải nghiệm, tìm hiểu VH,…) Kiến trúc DLND thời kỳ này đã bắt đầu chú trọng khai thác các hình thức kiến trúc bản địa Khái niệm về “sense

of place” xuất hiện, kiến trúc DLND tôn trọng tự nhiên và khai thác các giá trị VHBĐ, tạo cảm nhận về địa điểm nơi đến cho DK Tùy theo đặc điểm của VHBĐ mà các khu DLND hình thành mang phong cách riêng của Châu Âu, Châu Mỹ hay của Châu Á

1.1.2 Khảo cứu một số khu du lịch nghỉ dưỡng ven biển tiêu biểu

1.1.2.1 Khu vực châu Mỹ

a) Cancun, Mexico

Đầu những năm 1970, Cancun được Chính phủ Mexico xây dựng thành trung tâm DL, một “megaresort” hiện đại trên bán đảo Yucatan, nơi có khí hậu nhiệt đới, bãi biển đẹp và các di sản của VH Maya Những đặc điểm thuận lợi của địa điểm đã giúp Cancun trở thành trung tâm DLND với các hoạt động tắm biển, lặn biển, dù lượn, lướt ván, tham quan di sản VH và ẩm thực địa phương Chiến lược phát triển DLND ở đây đã được Chính phủ đề ra gồm [142]:

Trang 26

+ Lưu giữ và bảo tồn các di sản VH Maya

+ Tạo cơ hội việc làm cho cư dân bản địa

+ Khuyến khích phát triển VH Maya và Mexico thông qua tổ chức trưng bày, giới thiều và bán những sản phẩm nghệ thuật, thủ công mỹ nghệ

+ Giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường

+ Xây dựng quảng trường đi bộ có tầm nhìn ra biển, gắn với các cửa hàng và kiến trúc theo phong cách truyền thống

+ Thiết kế sáng tạo với các chi tiết mang bản sắc Mexico

Hình 1.7: Sơ đồ cơ không gian chức năng thành phố CanCun – Mexico [142]

1, Khu vila; 2, Hướng ra sân bay; 3,CLB biển; 4,Khu ở nhân viên; 5, Đầm phá; 6,Biển; 7,Sân golf; 8, CLB thuyền; 9, Lễ hội Hòa kỳ; 10, Trung tâm mua sắm; 11, Bến tàu; 12, Khách sạn; 13, Quảng trường; 14, Khu du lịch nước

Thành phố Cancun được chia thành các khu vực riêng biệt: Khu vực bảo tồn; Khu vực cư dân bản địa và khu vực DL Khu vực bảo tồn gồm các di sản của VH Maya Khu dân cư của người Mexico với lối kiến trúc đơn giản, các quán ăn, hàng lưu niệm, thường gọi chung là khu downtown Khu vực DL nằm dọc theo một con đường dài 22 km với một bên là đầm phá, một bên là bờ biển Trên con đường này là các khách sạn, khu DLND từ 4 hay 5 sao và các cơ sở phục vụ DL như sân golf, trung tâm hội nghị, mua sắm, khu thể thao nước

Các khu DLND ở Cancun được xây dựng vào những năm 1970-1980, quy

mô cao tầng, mật độ cao, kiến trúc hiện đại, được phân ra thành các loại:

+ Loại thấp với chiều cao không quá 3 tầng, khoảng 75 phòng/ha

Trang 27

+ Loại Trung bình với chiều cao 5 tầng

+ Loại trung bình - cao với chiều cao 8 tầng

+ Loại cao với chiều cao 20 tầng, khoảng 150 phòng/ha và mật độ ≤ 40%

Hình 1.8: Cancun by Arthur Gonoretzky [Flickr]

Với cơ sở dịnh vụ DL hoàn thiện, các di sản VH và cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn nên nhiều hoạt động DL diễn ra bên ngoài khu DLND Trong các khu DLND chỉ có các hoạt động thiết yếu như nghỉ ngơi, bơi, chăm sóc sức khỏe… Nhiều khu DLND đã khai thác hình kim tự tháp Chichen Itza làm hình khối cho kiến trúc như Grand Oasis CanCun, Paradisus Cancun Resort, Iberostar Hotels & Resort, …[142]

b) Waikiki, Hawaii, Hoa kỳ

Tới những năm 1950, khi hàng không phát triển, việc đến Hawaii trở nên thuận tiện thì DLND ở đây thực sự “bùng nổ” Chỉ trong giai đoạn ngắn, với số lượng lớn DK, Waikiki đã thay đổi từ sự yên tĩnh, độc đáo sang thị trường DLND sôi động, náo nhiệt Các khách sạn, khu DLND có quy mô lớn tự do phát triển dọc theo bãi biển Sự gia tăng và thay đổi nhu cầu của DK đã tạo ra các trung tâm giải trí, các cửa hàng, khu vui chơi được xây dựng, ảnh hưởng đến sự phát triển của thành phố Waikiki trở thành điểm đến cho các hoạt động giải trí

và hội họp với các khu mua sắm, trung tâm chiếu phim, hội nghị [142]

Việc phát triển các khu DLND một cách tự do, thiếu kiểm soát đã để lại hậu quả to lớn cho Waikiki Vào những năm 1970, vấn đề giao thông đã trở thành nghiêm trọng và các khu DLND thiếu chỗ đỗ xe; Các cơ sở phục vụ du lịch được xây dựng và phân bố không hợp lý, không tương xứng với nhu cầu; Các công

Trang 28

trình xây dựng vượt quá 3 lần diện tích cho phép; Các khu đất được chia tách quá nhỏ, riêng biệt và cô lập với xung quanh

Hình 1.9: Sơ đồ cơ không gian chức năng thành phố Waikiki - Hawaii [142]

1, Diamond Head; 2, Công viên Kapiolani; 3, Khu hồ cá; 4, Vườn thú; 5, sân gôn, 6; Khu dân cư; 7, Trung tâm thành phố Waikiki; 8, Khu vực buôn bá; 9, Khách sạn Royal Hawaii;

10, Đất dự trữ quân sự;11, Làng Hilton Hawaii; 12, Nhà hát; 13, Công viên; 14, Kênh; 15, Trung tâm hội nghị; 16, Công viên Ala Moana; 17, Trung tâm mua sắm Ala Moana; 18, Bến cảng; 19, Trung tâm thành phố Honolulu; 20, Đại dương

Hình 1.10: Toàn cảnh Waikiki ngày nay

Năm 1992, chính quyền thành phố đã tổ chức các nhóm nghiên cứu độc lập nhằm tìm giải pháp khắc phục tình trạng trên Năm 1998, các giải pháp đã được thực hiện và mang lại hiệu quả [142]:

+ Xây dựng trung tâm hội nghị độc lập để phục vụ chung cho các khu DLND

+ Mặt biển được nâng cấp bằng các tuyến đường đi dạo ven biển để chống ô nhiễm và xói mòn cát

+ Mở tuyến giao thông công cộng nối Waikiki với thành phố Honolulu

Trang 29

+ Hợp nhất các khu đất nhỏ thành những diện tích lớn để phục vụ cho những

dự án mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và thiết kế các dự án

c) Big Island, Hawaii, Hòa Kỳ

Big Island, Hawaii được đầu tư phát triển DLND vào cuối những năm 1980, khác với Waikiki, Big Island đã chọn cách phát triển DLND trên cơ sở bảo vệ các giá trị tự nhiên và VHBĐ của người Polynesia Điều này mang lại thành công cho các khu DLND ở đây Với đặc điểm độc đáo là địa hình kiến tạo từ những dòng nhan thạch đã nguội, khí hậu nhiệt đới và VHBĐ lâu đời, Big Island

đã trở thành điểm đến DLND nổi tiếng trên thế giới [150]

Kiến trúc DLND ở đây theo quan điểm hài hòa với thiên nhiên, tái hiện hình ảnh Hawaii xưa Các công trình được thiết kế theo ngôn ngữ bản địa, xây dựng dựa trên địa hình gồ ghề của nham thạch, khai thác các hồ nước tự nhiên và các loại cây nhiệt đới để tạo cảnh quan độc đảo, khác biệt

Hình 1.11: Four Seasons Resort Hualalai, Hawaii [166]

Để phù hợp với khí hậu và cảnh quan, các công trình được thiết kế hiên rộng thoáng, có tầm nhìn ra Thái Bình Dương Các Bungalow được kết nối bởi đường dẫn xung quanh hồ, các cây của Hawaii như gỗ gụ, tre, nứa, gỗ tếch đã được sử

Trang 30

dụng bên trong và ngoài công trình Nội thất với chất liệu gỗ cùng màu sắc và kiểu dáng Hawaii Các bức tường được xây dựng với kỹ thuật truyền thống bằng những mảnh đá nham thạch xếp chồng lên nhau gọi là "Rock Wall” Điều này thể hiện ở kiến trúc các khu DLND: Kona Village Resort, Four Seasons Resort Hualalai, Sea Village Resort, North Shore Resort,…

Văn hóa bản địa cũng được nghiên cứu để tổ chức các lớp học về VH và lịch

sử của Hawaii Trung tâm VH Kaupulehu ở khu DLND Four Seasons Resort Hualalai là một ví dụ điển hình với các lớp đàn guitar Hawaii, tìm hiểu nghệ thuật múa Hula, Lei và là nơi lưu giữ các bộ sưu tập nghệ thuật bản địa [166]

1.1.2.2 Khu vực Châu Á

a) Mandives, Ấn Độ Dương

Maldives là đảo quốc nằm trên Ấn Độ Dương Với hơn 300 hòn đảo nhỏ riêng biệt, địa hình khá bằng phẳng, vùng biển nông, nước trong xanh, bãi cát trắng cùng khí hậu nhiệt đới là yếu tố nổi trội của địa điểm để tạo ra đặc trưng cho các khu DLND Chính phủ giới hạn mỗi đảo san hô chỉ được xây dựng một resort và quy định rất chăt chẽ về mật độ, độ cao công trình, trong đó không được phép xây cao hơn ngọn cây cao nhất trên đảo Vật liệu xây dựng đều phải

là vật liệu địa phương: gỗ, tre, rơm rạ, đất [166]

Hình 1.12: Lily Beach Resort & Spa, Maldives [ Nguồn Reeves des Maldives]

Đặc điểm chung của kiến trúc DLND ở đây là các bugalown đều được xây dựng trên mặt nước (Water villas) với vật liệu gỗ, mái lá dốc cùng các bể bơi riêng, kiến trúc mộc mạc, kết hợp hoàn hảo với thiên nhiên Điều này thể hiện qua kiến trúc của các khu DLND Angsana Velavaru Luxury Resort in Maldives,

Trang 31

Royal Island Resort & Spa, Zitahli Resorts & Spa, Ayada Maldives Resort, Taj Exotica Resort & Spa, Loama Resort Maldives, Coco palm Bodu Hithi Resort, Lily Beach Resort & Spa, Anantara Resort,…

b) Dead Sea, Jordan

Biển Chết, hay còn gọi Biển Muối (Dead sea, Salt sea) là hồ nước mặn lớn nhất thế giới nằm trên biên giới giữa Israel và Jordan Trên bờ phía đông bắc Biển Chết, ở độ cao thấp nhất trên trái đất là nơi tập trung nhiều khu DLND nổi tiếng của Jordan [170]

Hình 1.13: Ngôn ngữ Ả Rập và vật liệu địa phương trong Kiến trúc Movenpick Resort

& Spa Dead Sea, Jordan [170]

Các khu DLND ở đây khai thác YTĐĐ qua sự tái hiện lịch sử và VH Jordan

để tạo ra một điểm đến với các di sản Kiến trúc tường dày, cửa sổ nhỏ phù hợp với môi trường khí hậu Thay vì cải tạo địa hình, các công trình được thiết kế lựa theo những sườn dốc, tảng đá cuội Các khu DLND được tạo thành như những ngôi làng cổ gồm nhà nghỉ, cửa hàng, xưởng thủ công theo kiểu điển hình của Jordan Với phong cách kiến trúc Belle Epoque (Thời kỳ tươi đẹp), các công trình được thiết kế lấy cảm hứng từ ngôn ngữ kiến trúc Ả Rập và vật liệu địa phương, qua đó DK có cảm nhận đích thực về VH và lịch sử của Jordan Nhà hát

La Mã ngoài trời cũng được tạo dựng làm nơi diễn ra các hoạt động VHBĐ

Trang 32

[169] Các đặc trưng này thể hiện qua kiến trúc các khu DLND Movenpick Resort & Spa Dead Sea, Holiday Inn Resort Dead Sea, Lagoon Hotel & Resort, Jordan Valley Marriott Resort & Spa,…

c) Dubai – Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất

Dubai có khí hậu khô cằn nóng bức, mùa hè ở rất nóng, gió nhiều và khô, mùa đông lạnh và ngắn, hầu hết các ngày có nắng, lượng mưa thấp Về cơ bản Dubai là một thành phố sa mạc nhưng với dịch vụ hoàn chỉnh, đã trở thành trung tâm DL tiện nghi Dubai thu hút DK dựa chủ yếu vào mua sắm, hội nghị, tham quan các di tích cổ xưa và công trình hiện đại

Hình 1.14: Phong cách Ả rập trong kiến trúc Khu DLND Royal Mirage[170]

Một trong những khu DLND nổi tiếng nhất Dubai là Royal Mirage được xây dựng trên khu đất rộng 100ha tại bãi biển Jumeriah Được coi là có phong cách nhất Dubai, Royal Mirage với thiết kế theo kiểu nhà truyền thống Ả Rập dựa trên nguồn cảm hứng từ các di sản trong khu vực Chủ đề truyền thống Ả Rập hiện diện ở mọi khía cạnh từ tổng thể cảnh quan, kiến trúc, nội thất đến các chi tiết trong kiến trúc khu DLND [170]

1.1.2.3 Khu vực Đông Nam Á

a) Phuket, Thái lan

Phuket là hòn đảo lớn ở miền nam Thái Lan, được mệnh danh là ngọc trai biển Andaman, Ấn Độ Dương Địa hình của Phuket là những đồi núi lấn ra sát biển tạo nên những sườn dốc với vách đá vôi Những cánh rừng nhiệt đới, bãi

Trang 33

biển chạy dài và nhiều đảo lớn nhỏ vây quanh cùng các vịnh nước yên tĩnh góp phần làm cho Phuket trở thành địa điểm DL hấp dẫn Từ những năm 1980, Phuket đầu tư xây dựng các khu Patong, Karon và Kata thành các trung tâm vui chơi, giải trí để phục vụ phát triển DL

Hình 1.15: Amanpuri Resort, Phuket, Thái Lan [168]

Các khu DLND được xây dựng trên những sườn đồi, có tầm nhìn ra biển Các công trình “xếp chồng” lên nhau, hồ bơi “treo lơ lửng” trên lưng chừng đồi bên khu rừng nguyên sinh Kiến trúc DLND ở đây khai thác các hình ảnh của mái chùa hay mái và cấu trúc nhà ở dân gian Thái Lan[164] Không gian VH ngoài trời được tạo dựng để kết nối cộng đồng, giao lưu, biểu diễn VHBĐ Nhiều khu DLND tổ chức lớp dạy các mói ăn địa phương cho DK Chính những điều đó đã gây ấn tượng và làm cho Phuket thành một điểm đến độc đáo

Một trong những khu DLND nổi tiếng ở Phuket là Amanpuri, kiến trúc ở đây thể hiện từ nguồn cảm hứng trong các hình thức và kỹ thuật xây dựng chùa truyền thống Thái Lan Amanpuri khai thác đầy đủ các truyền thống thủ công, công nghệ xây dựng cũng như các lao động địa phương Vẻ đẹp của khu DLND được tăng hơn nữa bởi cảnh quan VH xung quanh không gian công cộng

Trang 34

Amanpuri là bằng chứng thuyết phục rằng kiến trúc truyền thống nguyên mẫu có thể tạo ra một khu DLND duyên dáng [168]

b) Langkawi, Malayxia

Hình 1.16: Datai Hotel Pulau Langkawi, Malaysia [178]

Đảo Langkawi nằm ở phía Bắc eo biển Malacca với địa hình chủ yếu là bình nguyên nhấp nhô Thủ phủ là Kuah với các đường phố chính, khách sạn và các trung tâm mua sắm Đầu những năm 1990, Chính phủ Malaysia đã tận dụng những ưu thế về thiên nhiên để phát triển DL, đưa ra những chính sách hỗ trợ đầu tư vào cơ sở dịch vụ DL cho Langkawi Từ đó nhiều khu DLND, khách sạn cao cấp cùng các công trình vui chơi, giải trí và mua sắm, công viên sinh thái, trung tâm thủ công mỹ nghệ,… đã ra đời đem lại sức hút cho DL [139]

Trang 35

Nét nổi bật của Langkawi là không gian thiên nhiên yên tĩnh với những cánh đồng lúa thanh bình, những hang đá vôi lộ thiên, khu rừng nhiệt đới xanh ngắt Các khu DLND ở Langkawi được đặt trong cảnh quan thiên nhiên phong phú, với chức năng nghỉ dưỡng và sinh thái là chủ yếu nên có quy mô vừa phải, chiều cao công trình hạn chế và được thiết kết hoà mình với thiên nhiên, nép bên sườn đồi dốc hay nổi trên mặt biển xanh Kiến trúc công trình mang nét nhà sàn truyền thống của người Malay với vật liệu địa phương như gỗ, đá [125] Các khu DLND Four Season Langkawi Resort, Datai Resort Barjaya Langkawi Resort, Meritus Pelangi Beach Resort & Spa,… là những điển hình Là quốc gia theo đạo Hồi, những đặc điểm của tôn giao cũng được khai thác để thiết kế các khu DLND trên đảo Langkawi, tạo ra sự khác biệt Điều này thể hiện rất rõ trong kiến trúc khu DLND Four Season Langkawi [166]

c) Bali, Indonexia

Đảo Bali là điểm đến DL lớn nhất Indonesia Văn hóa Bali chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của VH Ấn Độ và Trung Quốc, đặc biệt là VH Hindu với hơn 20.000 ngôi đền Bali quyến rũ DK với những bãi biển cát trải dài phẳng lặng, những hồ nước trên miệng núi lửa đã tắt, nhiều hang động kỳ thú và những cánh rừng nhiệt đới còn lưu lại cuộc sống hoang dã Bali còn có sức hấp dẫn lạ lùng bởi nền VH, nghệ thuật đặc sắc mang đậm dấu ấn Hindu giáo với vẻ đẹp của những ngôi đền cùng các lễ hội đặc sắc và nghệ thuật truyền thống với lời ca, điệu vũ, điều khắc, hội họa,…[111]

Hoạt động DLND ở đây chủ yếu là chăm sóc sức khỏe (với các spa mang phong cách Bali), tham quan, tìm hiểu VHBĐ qua các không gian VH Khai thác các yếu tố VHBĐ đã tạo nên nét đặc sắc trong kiến trúc DLND ở Bali Các khu DLND ngoài khai thác các yếu tố tự nhiên còn khai thác các đặc trưng của VH bản địa như cấu trúc làng xã, kiến trúc truyền thống, sản phẩm thu công của người Bali Các điệu múa nổi tiếng cũng được mang đến cho DK thưởng thức qua các không gian VH, biểu diễn nghệ thuật trong khu DLND [125] Các khu DLND ở Bali đã thực sự thành công khi đưa được tinh thần và VHBĐ vào từng không gian trong kiến trúc, điều đó được thể hiện qua kiến trúc của Grand Hyatt Resort,The Oberoi Resort, Bulgari Bali Resort,…

Trang 36

1, Sân tennit; 2, Trung tâm thể thao; 3, Lối vào; 4, Biểu diễn nghệ thuật ngoài trời; 5, Khu lưu trú phía Tây; 6, Đầm nước; 7, Bãi đỗ xe; 8, Trung tâm hội nghị; 9, Khu mua sắm; 10, Các bungalow; 11, Di tích đền thờ; 12, Sảnh chính; 13, Chỗ nghỉ bên bể bơi; 14, Giải khát; 15, Bể bơi chính; 16, Nhà hàng Nhật; 17, Bề bơi; 18, Khu lưu trú phía Bắc; 19, Khu lưu trú phía Đông; 20, Các bungalow; 21, bề nuôi cá; 22, Đại dương

Hình 1.17: Mặt bằng tổng thể và kiến trúc khu lưu trú của The Grand Hyatt Resort, Bali, Indonesia [168]

d) Sentosa, Singapore

Khác với Phuket, Bali hay Langkawi, Sentosa là một hòn đảo nhỏ có ít tài nguyên sinh thái tự nhiên, nhưng bù lại, được đầu tư phát triển cơ sở dịch vụ DL vững chắc, trở thành trung tâm vui chơi, giải trí lớn nhất khu vực Kiến trúc DLND ở đây đã khai thác thế mạnh của các dịch vụ DL Các hoạt động nghỉ dưỡng ở Sentosa chủ yếu là vui chơi giải trí, tham quan, mua sắm và hội họp Với tiềm năng tài chính và khoa học công nghệ, cảnh quan ở đây được tạo ra từ bàn tay và khối óc của con người

Resorts World là khu DLND phức hợp kết hợp nghỉ dưỡng với các hoạt động DL như vui chơi, giải trí, mua sắm cùng nhiều điểm tham quan thú vị như

Trang 37

công viên chuyên đề, bảo tàng, thủy cung, sân golf Khu DLND World Resorts gồm 5 khách sạn cao cấp với các chủ đề khác nhau Mỗi công trình mang một phong cách riêng KTS nổi tiếng Michael Graves đã thổi vào khách sạn Crockfofds, Micheal và Festive phong cách đặc biệt Trong khi đó, khách sạn Hard Rock kết hợp giữa nét sang trọng, thời trang và cá tính rock

Hình 1.18: Hàng loạn các cơ sở tiện ích trong khu vui chơi, giải trí, mua sắm tạo nên

sự hấp dẫn cho Resort World Sentosa trên đảo Sentosa

1.1.3 Đặc điểm trong kiến trúc du lịch nghỉ dưỡng ven biển trên thế giới

1.1.3.1 Đặc điểm kiến trúc du lịch nghỉ dưỡng ở các nước phương Tây

Với quan điểm vũ trụ quan tĩnh, nhìn sự vật là những khái niệm trìu tượng độc lập, luôn thể hiện sự khát khao chiến thắng, chinh phục thiên nhiên của con người [2] nên kiến trúc phương Tây thường lấy công trình làm chủ đạo và phát triển theo từng giai đoạn, theo trào lưu Do vậy hình thức kiến trúc các khu DLND ít bị chi phối bởi các YTĐĐ cụ thể, cảnh quan sân vườn được xây dựng theo các dạng hình học, bố cục cân đối để làm nổi bật kiến trúc công trình

Các YTĐĐ được khai thác trong kiến trúc DLND ở phương Tây chủ yếu là điều kiện tự nhiên (khí hậu, địa hình, mặt nước,…) để tạo ra các không gian phục vụ cho hoạt động của DK Do vậy, các khu DLND ở đây thường có các không gian tiện ích như khu vui chơi, sân thể thao, nơi tổ chức sự kiện

Văn hóa phương Tây đề cao vai trò cá nhân, tôn trọng tính riêng tư, ưa yên tĩnh, không ồn ào nên trong kiến trúc DLND các khu lưu trú cũng như không gian nội thất được đề cao, quan tâm nhiều đến tính tiện dụng Các yếu tố VH của

Trang 38

địa điểm (văn hóa truyền thống, lễ hội của địa phương) ít được khai thác và đề cập trong các khu DLND ven biển ở phương Tây

1.1.3.2 Đặc điểm kiến trúc du lịch nghỉ dưỡng ở các nước phương Đông

Quan điểm của phương Đông xét vũ trụ quan động, nhìn sự vật, hiện tượng

là một thể thống nhất, lấy thiên nhiên làm nền tảng nên luôn tạo dựng một quần thể thống nhất giữa thiên nhiên – công trình – con người [50] Chính vì vậy, kiến trúc DLND của các nước phương Đông có xu hướng bố cục theo phong thủy, tôn trọng thiên nhiên, lấy các YTĐĐ (địa hình, cảnh quan, mặt nước, cây xanh,…) làm nền tảng để thiết kế hình thức kiến trúc và tổ chức không gian với bố cục cảnh quan liên hoàn, nhiều ngụ ý Kiến trúc DLND ở phương Đông gắn bó, hài hòa với đặc trưng của từng địa điểm, mang đậm nét VHBĐ

Văn hóa phương Đông đề cao tính cộng đồng do vậy không gian sinh hoạt chung được đề cao hơn không gian riêng tư cá nhân Điều đó khẳng định vài trò quan trọng của không gian VH, sinh hoạt công cộng trong kiến trúc DLND Với tài nguyên thiên nhiên hoang sơ, nền VH đa dạng, nhiều màu sắc nên kiến trúc DLND ở phương Đông chủ yếu khai thác các yếu tố tự nhiên và VH của địa điểm để mang lại những giá trị tinh thần và cảm xúc cho DK

1.1.3.3 Khai thác yếu tố địa điểm trong kiến trúc du lịch nghỉ dưỡng ven biển trên thế giới

Qua nghiên cứu các khu DLND trên thế giới, Luận án nhận thấy:

- Xu hướng kiến trúc các khu DLND hiện nay là xây dựng dựa vào địa hình, hòa hợp với thiên nhiên, khai thác phong cách kiến trúc và vật liệu địa phương trong thiết kế, nội ngoại thất

- Các khu DLND đều hướng tới việc khai thác các YTĐĐ để tạo đặc trưng riêng, điều đó thế hiện:

+ Tổ chức không gian chức năng các khu DLND phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa điểm Dựa trên điều kiện tự nhiên để hình thành các cơ sở tiện ích đáp ứng yêu cầu của DK Ưu tiên về điểm nhìn, cảnh quan cho khối ngủ

Trang 39

+ Cảnh quan kiến trúc đóng vai trò quan trọng trong kiến trúc DLND Cảnh quan được thiết kế dựa trên các yếu tố tự nhiên như địa hình, mặt nước, cây xanh tạo nên đặc trưng cho kiến trúc DLND

+ Các yếu tố VHBĐ được khai thác qua các không gian VH trong kiến trúc DLND để phục vụ biểu diễn, lễ hội truyền thống địa phương Không gian VH còn là nơi sinh hoạt cộng đồng hoặc tổ chức sự kiện

+ Thiết kế kiến trúc công trình khai thác kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống Sử dụng ngôn ngữ kiến trúc, màu sắc đặc trưng của địa điểm Các nét VHBĐ được nghiên cứu, chắt lọc và sử dụng tinh tế để tạo ra phong cách kiến trúc khu DLND

+ Sử dụng các sản phẩm nghệ thuật, thủ công mỹ nghệ và vật liệu địa phương trong trang trí kiến trúc nội thất, thiết kế kiến trúc cảnh quan

+ Khai thác các cơ sở dịch vụ phục vụ DL như khu vui chơi, giải trí, mua sắm, hội họp hay các trung tâm VH, bảo tàng, công viên, khu bảo tồn thiên nhiên… để phụ vụ nhu cầu của DK (Xem Phụ lục 2 bảng 5)

1.2 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM

1.2.1 Giai đoạn Pháp thuộc (đến năm 1954)

Trong quá trình khai phá thuộc địa, ngay từ cuối thế kỷ XIX, người Pháp đã bắt đầu khảo sát và thành lập một số đô thị /khu nghỉ mát ở những vùng núi cao

có khí hậu mát giống như ở châu Âu (Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Bạch Mã, ) để phục vụ các quan chức và kiều dân

Loại hình kiến trúc công trình này gồm khách sạn (lưu trú công cộng + dịch

vụ ăn uống) + biệt thự (nhà riêng), tuy nhiên hầu hết đã bị phá hủy trong chiến tranh nên không phát triển tiếp (trừ Đà Lạt còn giữ được kiến trúc tương đối đầy

đủ, nhưng nay đã phát triển thành đô thị hành chính và dân cư)

Các khu nghỉ mát ven biển (Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Vũng Tàu, ) được hình thành muộn và khiêm tốn hơn cả về số lượng và quy mô (đối tượng phục vụ

Trang 40

chính là binh lính Pháp và thị dân người Việt), nhưng vẫn được duy trì đến hiện nay và phát triển thành những đô thị DL

- Khu nghỉ mát SaPa được biết đến từ năm 1901 Với khí hậu trong lành, mát mẻ, ngay từ ban đầu, người Pháp đã sớm xây dựng Sa Pa trở thành khu nghỉ dưỡng phục vụ những Âu kiều[77]

- Khu nghỉ mát Tam Đảo được xây dựng năm 1913 với việc khai trương khách sạn Thác Bạc (Hotel - Restaurant de la Cascade d’Argent) đầy đủ tiện nghi gồm 16 phòng Từ năm 1914, một loạt các nhà nghỉ, khách sạn được xây dựng bằng gạch đá ở Tam Đảo Vật liệu chủ yếu thời kỳ này gồm đá khai thác tại chỗ, mái kết cấu gỗ và trần toóc xi, ngói lợp từ Pháp chuyển sang như ngói nung Mác-xây (ngói Tây), đá mỏng (ác đoa) [115] Nhà nhiều tầng có cầu thang

gỗ, sàn dầm gỗ lát ván, hoặc sắt hình liên kết với gạch cuốn

- Khu nghỉ mát Đà Lạt hình thành từ năm 1893, khi bác sỹ Alexandre Yersin lần đầu đặt chân đến cao nguyên Lâm Viên Năm 1923, quy hoạch Đà Lạt của kiến trức sư Hébra được phê duyệt và sau đó, nhiều công trình được xây dựng Đà Lạt trở thành nơi nghỉ mát lớn nhất Đông Dương [77]

- Khu nghỉ mát Sầm Sơn được phát hiện năm 1900 khi thực dân Pháp làm

tuyến đường xuyên Đông Dương qua địa phận Thanh Hóa Các khách sạn nghỉ mát ven biển được quân đội Pháp xây dựng ở Sầm Sơn để phục vụ các công chức và lính Pháp Hầu hết các biệt thự được xây bằng gạch đá ở địa phương, mái kết cấu gỗ lợp ngói [77]

- Khu nghỉ mát Cửa Lò được hình thành từ năm 1907, các khách sạn được xây dựng bên bãi biển với vật liệu địa phương, cửa sổ bằng gỗ, trong kính ngoài chớp, nền nhà tôn cao và lát gạch hoa trang nhã, xung quanh có vườn và dãy phi lao chắn gió, cát Hành lang khách sạn khá rộng để đi dạo và chống nóng [77]

1.2.2 Giai đoạn từ năm 1955 đến năm 1985

Nhiều cơ sở lưu trú ở các khu nghỉ mát ven biển (xây dựng từ thời Pháp thuộc) được chuyển thành khu điều dưỡng dành cho CB-CNV, do các Bộ, ngành hay Công đoàn quản lý Một số khách sạn, nhà nghỉ được xây dựng mới để phục

Ngày đăng: 14/04/2016, 09:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w