1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt tổ chức trò chơi học tập trong giờ học tiếng việt cho học sinh lớp 2

22 950 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 238,5 KB

Nội dung

Lịch sử nghiên cứu đề tài Nghiên cứu hoạt động tổ chức trò chơi học tập, trò chơi Tiếng Việt nóichung và trò chơi trong giờ học Tiếng Việt nói riêng không phải là vấn đề hoàntoàn mới mẻ.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Xuất phát từ thực tế và từ mục tiêu giáo dục của nước ta là nâng cao dântrí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa của đất nước, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh;trong những năm gần đây nhà nước ta đã từng đổi mới phương pháp giáo dục ởcác nhà trường phổ thông nói chung và ở nhà trường tiểu học nói riêng nhằmnâng cao chất lượng dạy và học Hiện nay, nhiều phương pháp dạy học mới đã

và đang được áp dụng vào nhà trường tiểu học Trong đó có sự kết hợp hài hóagiữa việc sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống, và vận dụng có hiệuquả các phương pháp dạy học tích cực Một trong những phương pháp dạy họctích cực ở tiểu học đang được giáo viên (GV) chú trọng là phương pháp trò chơihọc tập Hoạt động trò chơi học tập góp phần giúp giáo viên tổ chức dạy họctiếng Việt theo định hướng nói trên Thông qua hoạt động thực hành nói chung

và các trò chơi nói riêng, hoạt động dạy học sẽ gây hứng thú học tập cho họcsinh

Đã có nhiều tác giả đề xuất các trò chơi học tập Tiếng Việt Tuy nhiên việcvận dụng sáng tạo các trò chơi đó vào dạy học môn Tiếng Việt còn rất hạn chế

Vì vậy, ở đề tài này chúng tôi đi sâu vào việc nghiên cứu cách vận dụng các tròchơi học tập vào dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 2 bậc Tiểu học Xuất

phát từ những lí di trên, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Tổ chức trò chơi học tập trong giờ học Tiếng Việt cho học sinh lớp 2” Với mong muốn

giúp các em học sinh yêu thích và học tập tốt hơn môn Tiếng Việt

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu hoạt động tổ chức trò chơi học tập, trò chơi Tiếng Việt nóichung và trò chơi trong giờ học Tiếng Việt nói riêng không phải là vấn đề hoàntoàn mới mẻ Qua tìm hiểu chúng tôi thấy các công trình nghiên cứu về trò chơihọc tập tập trung ở một số hướng chính sau:

Hướng thứ nhất: nghiên cứu các trò chơi học tập nói chung

Trò chơi học tập không phải là vấn đề mới Nhiều nhà nghiên cứu ở cácnước trên thế giới đã chỉ rõ tầm quan trọng của loại hoạt động này

Trong quá trình đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học có rất nhiềunhà giáo dục trong nước nghiên cứu, tìm tòi, thiết kế nên các trò chơi nhằm

giáo dục toàn diện hứng thú học tập cho các em như cuốn: “Tổ chức hoạt động

Trang 2

vui chơi ở Tiểu học nhằm phát triển tâm lực, trí tuệ, thể lực cho học sinh” của

Hà Nhật Thăng (chủ biên), hay cuốn: “150 trò chơi thiếu nhi” của Bùi Sĩ Tụng

và Trần Quang Đức (đồng chủ biên)

Ở các tài liệu này, các tác giả đã đề cập rất rõ vai trò cũng như tác dụngcủa trò chơi và đưa ra những hoạt động vui chơi chung chung nhưng chưa đisâu vào ứng dụng và tổ chức trò chơi trong môn học cụ thể

Hướng thứ hai: Nghiên cứu các trò chơi Tiếng Việt

Nhiều nhà nghiên cứu trong nước đã có những công trình nghiên cứu vànhiều ý kiến xung quanh vấn đề trò chơi học tập và sử dụng trò chơi học tậptrong quá trình dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học

- Theo tác giả Nguyễn Trí: Dạy học ở bậc Tiểu học, nhất là các lớp 1,2,3nếu biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ các trò chơi học tập thì sẽ có tác dụng rấttích cực, kích thích hứng thú học tập và tạo chất lượng cho bài học Tiếng Việt

- Các tác giả Trần Mạnh Hưởng (chủ biên), Nguyễn Thị Hạnh, Lê PhươngNga thông qua cuốn Trò chơi học tập Tiếng Việt 2,3 NXB Giáo dục, 2003,

2004 đã bàn về việc sử dụng trò chơi học tập: Những trò chơi đưa vào sáchthường dựa vào nội dung cụ thể của từng phân môn Tuy nhiên, tác giả không

đi sâu vào từng địa bàn, từng đối tượng HS để có gợi ý sử dụng trò chơi hợp lí.Tóm lại, khi xây dựng trò chơi sử dụng trong quá trình dạy học môn TiếngViệt nói chung và trong chương trình Tiếng Việt lớp 2 nói riêng , mục tiêu vui

mà học được các nhà nghiên cứu cho là yếu tố quyết định Mặt khác thông quatrò chơi học tập, học sinh được phát triển một cách toàn diện cả về thể lực, trítuệ lẫn nhân cách Đưa trò chơi vào lớp học làm cho việc học Tiếng Việt nhẹnhàng và hiệu quả

Điểm qua các công trình nghiên cứu về trò chơi học tập và trò chơi trongdạy Tiếng Việt, chúng tôi thấy các công trình nghiên cứu chủ yếu đi vào diệnrộng, quan tâm giới thiệu các trò chơi và một số ví dụ về cách tổ chức Việcxem xét các biện pháp cụ thể để tổ chức các trò chơi trong giờ học Tiếng Việtcho một đối tượng HS xác định vẫn chưa có công trình nào đi sâu xem xét Đâychính là khoảng trống dành cho đề tài chúng tôi đi tiếp

3 Mục đích nghiên cứu.

Thông qua các trò chơi giúp học sinh tự mình chiếm lĩnh các tri thức và kĩnăng Tiếng Việt một cách tự nhiên, thoải mái nhất nhằm góp phần nâng caonăng lực giao tiếp cho các em

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 3

Để đạt được mục đích trên, đề tài phải thực hiện được những nhiệm vụnghiên cứu sau:

- Tổng hợp các vấn đề lí thuyết và thực tiễn có liên quan đến đề tài

- Hệ thống và chọn các trò chơi thích hợp với việc tổ chức rèn kĩ năngnghe, nói, đọc, viết cho học sinh lớp hai

- Tổ chức dạy thực nghiệm các trò chơi trong giờ dạy Tiếng Việt

5 Đối tượng nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

- Hoạt động dạy học tổ chức trò chơi trong giờ học Tiếng Việt cho học sinhlớp hai

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: phương pháp này được sử dụng để

nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra khảo sát: phương pháp này được dùng để khảo sáthoạt động sử dụng trò chơi trong quá trình dạy học Tiếng Việt của giáo viên vàhọc sinh trong nhà trường tiểu học

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Phương pháp thống kê toán học để chứng minh độ tin cậy của kết quảnghiên cứu

7 Giả thuyết khoa học

Nếu đề tài nghiên cứu thành công nghĩa là hệ thống được các trò chơi phùhợp với nội dung, yêu cầu của từng môn, từng bài học Tiếng Việt, đồng thờiđưa ra các chỉ dẫn để giáo viên lựa chọn, sắp xếp và sử dụng trò chơi học tậpmột cách hợp lí, linh hoạt, sáng tạo thì sẽ kích thích tính tích cực nhận thức,kích thích nhu cầu giao tiếp khi chơi các trò chơi để từ đó rèn luyện kĩ nănggiao tiếp cho học sinh và góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy học Tiếng Việt

8 Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận , luận văn gồm 3 chương

Trang 4

Chương 1: Cơ sở lí thuyết và thực tiễn

Chương 2: Tổ chức một số trò chơi học tập trong giờ học Tiếng Việt lớp

hai

Chương 3: Thực nghiệm

Trang 5

NỘI DUNG CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Giao tiếp và hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

* Giao tiếp và hoạt động giao tiếp trong đời sống xã hội

+ Giao tiếp – nhu cầu thiết yếu của con người

+ Hai phương tiện giao tiếp cơ bản của con người

+ Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

* Khái niệm về hoạt động giao tiếp

+ giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin, bộc lộ tư tưởng, tình cảm giữangười và người

+ Giao tiếp, một hiện tượng xã hội

+ Các nhân tố cơ bản của hoạt động giao tiếp

•Nhân vật giao tiếp

•Nội dung giao tiếp

•Mục đích giao tiếp

•Phương tiện giao tiếp

•Hoàn cảnh giao tiếp

+ Hoàn cảnh giao tiếp rộng là hoàn cảnh xã hội, lịch sử, là hoàn cảnh vănhóa mà các nhân vật giao tiếp tồn tại và thực hiện hoạt động giao tiếp

+ Hoàn cảnh giao tiếp hẹp là không gian, thời gian cụ thể… diễn ra cuộcgiao tiếp

1.1.2 Lí luận chung về trò chơi học tập

1.1.2.1 Khái niệm về chơi, trò chơi và trò chơi học tập

a) Khái niệm chơi

b) Khái niệm trò chơi

c) Trò chơi học tập

* Khái niệm

* Luật chơi của trò chơi học tập

1.1.2.2 Trò chơi học tập Tiếng Việt

Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Tiếng Việt

Theo tác giả Lê Phương Nga: kết hợp sử dụng các hình thức trò chơi vềTiếng Việt làm phương tiện hỗ trợ cho việc phát triển Tiếng Việt cho học sinh.Thông qua các hoạt động trò chơi học sinh được củng cố về môn Tiếng Việt(ngữ âm, chữ viết, chính tả, từ ngữ, ngữ pháp và văn bản)

Trang 6

Loại hình trò chơi học tập Tiếng Việt

Tùy đặc trưng từng phân môn Tiếng Việt mà có các loại hình trò chơi thíchhợp Có thể kể tới một số loại hình trò chơi tiêu biểu như sau: từ ngữ, ngữ pháp

và văn bản

1) Trò chơi tô chữ trên tranh

2) Trò chơi đi tìm lời thơ

3) Trò chơi đọc thơ truyền diện

4) Trò chơi đi tìm từ hoặc tiếng theo yêu cầu chính tả

- Các hình thức tổ chức trò chơi học tập Tiếng Việt

“ Trò chơi tiếp sức”

“ Trò chơi tăng tốc”

“ Trò chơi đồng đội”…

1.1.2.3 Vai trò của trò chơi học tập và trò chơi học tập Tiếng Việt

* Vai trò của trò chơi học tập

Vui chơi chiếm vị trí đang kể trong đời sống của các em, đặc biệt giai đoạnđầu bậc Tiểu học Thông qua trò chơi trẻ dần hoàn thiện các thuộc tính tâm lí,nhân cách, trí tuệ và cả thể lực cũng được nâng lên Có nghĩa là trẻ em “lớn”lên trong vui chơi

Khi chơi trẻ được hoạt động, được nhận thức hiện thực khách quan mộtcách cụ thể và để trả lời kích thích biến đổi thực tiễn

Trong lúc chơi: Hình thành cho trẻ các khả năng quan sát, óc phán đoán,suy luận; phối hợp tập thể; hoàn thiện khả năng ngôn ngữ

Mỗi trò chơi có một tác dụng khác nhau, song trò chơi nhìn chung là giúpcác em rèn luyện những đức tính quý báu Đồng thời trò chơi còn giúp các emhoàn thiện các kĩ năng ứng dụng học vấn vào cuộc sống hằng ngày

* Vai trò của trò chơi học tập Tiếng Việt

Thứ nhất: Việc sử dụng trò chơi học tập vào dạy học tiếng Việt làm thayđổi hình thức học tập, tạo bầu không khí trong lớp học trở nên sôi nổi, thoải máihơn HS tiếp thu kiến thức tự giác hơn, tích cực hơn HS thấy vui hơn, dễ chịu

và khỏe mạnh hơn

Thứ hai: Trò chơi học tập được sử dụng nhằm vận dụng, củng cố các nộidung kiến thức vừa được hình thành, hình thành kĩ năng cho học sinh, đồng thờiphát triển vốn kinh nghiệm mà các em tích lũy được thông qua hoạt động chơi

Trang 7

Thứ ba: Rèn luyện kĩ năng kĩ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ Tạo khả năngphát triển trí tưởng tượng, khả năng linh hoạt, độc lập , sáng tạo cho học sinh.Nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình học tập của HS trở thành hoạt độngvui và hấp dẫn hơn.

Thứ tư: Đối với HS Tiểu học, không có phương tiện nào giúp các em pháttriển một cách tự nhiên, có hiệu quả, rèn luyện tính tự chủ cao bằng trò chơi họctập vì qua đó các em biết tự kiềm chế, tích cực trong từng hoạt động

Tóm lại: Trò chơi học tập Tiếng Việt giúp HS phát triển toàn diện cả về thểchất lẫn tinh thần Loại trò chơi này làm cho HS được phát triển năng lực mộtcách tự nhiên, giúp các em trao đổi kinh nghiệm, tương tác lẫn nhau từ đó các

em tiếp thu kiến thức được dễ dàng

1.2 Cơ sở tâm lí học

Ở lứa tuổi tiểu học, cơ thể trẻ đang trong thời kì phát triển hay nói cụ thể làcác hệ cơ quan chưa hoàn thiện, vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên trẻkhông thể làm lâu một cử động đơn điệu, dễ mệt, nhất là khi hoạt động quámạnh và ở môi trường thiếu dưỡng khí.Trò chơi học tập Tiếng Việt, nhất là cáchình thức học tập ngoại khóa sẽ góp phần cải thiện đáng kể tình trạng này

Học sinh Tiểu học nghe giảng rất dễ hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay khichúng không tập trung cao độ Vì vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên phảitạo ra hứng thú trong học tập và phải thường xuyên cho học sinh được luyệntập.Trò chơi học tập Tiếng việt với phương châm vui mà học sẽ tạo sự hào hứngcho trẻ

Học sinh Tiểu học rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với một sự vật, hiệntượng nào đó nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh Trẻ hiếu động, hamhiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới, song các em lại chóng chán Do vậy,trong dạy học, giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy học, đưa học sinh đitham quan, đi thực tế, tăng cường thực hành, tổ chức các trò chơi xen kẽ,… đểcủng cố, khắc sâu kiến thức

1.3 Cơ sở thực tiễn

Trong thời gian gần đây, trò chơi học tập đã được giáo viên sử dụng Họ đãsáng tạo và áp dụng nhiều hơn trong quá trình dạy học các môn học ở Tiểu họcnói chung và phân môn Tiếng Việt (đặc biệt các lớp đầu cấp) nói riêng Tuy còn

Trang 8

nhiều bỡ ngỡ và lúng túng, song không thể phủ nhận vai trò và tầm quan trọngcủa trò chơi học tập đối với việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.Muốn học sinh Tiểu học học tốt thì mỗi người giáo viên không phải chỉtruyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong sách giáo khoa, sáchhướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách dập khuôn, máy móc làm cho họcsinh học tập một cách thụ động Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập củahọc sinh sẽ diễn ra đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao Nó là mộttrong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo cac em thành những conngười năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với cuốc sống diễn ra hằngngày.

1.3.1 Nội dung các trò chơi trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2

Về SGK Tiếng Việt lớp 2 có hai tập (tập 1 và tập 2), mỗi tập gồm 15 chủđiểm, mỗi chủ điểm học trong 2 tuần (riêng chủ điểm Nhân dân học trong 3tuần) Các chủ điểm có nội dung gần gũi, quen thuộc, gắn bó với đời sống hằngngày của các em Ví dụ: Chủ điểm Bạn bè, trường học, thầy cô, ông bà, cha mẹ,anh em, sông biển, cây cối…

1.3.2 Khảo sát thực trạng sử dụng các trò chơi trong giờ học Tiếng Việt lớp 2 ở hai lớp 2A và 2B trường Tiểu học Minh Đức – huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên

* Mục đích khảo sát

Tìm hiểu thực tế dạy học ở trường Tiểu học Minh Đức huyện Phổ Yên –Thái Nguyên nhằm biết khi dạy học môn Tiếng Việt giáo viên có sử dụng tròchơi TV hay không? Nếu có thì đạt hiệu quả đến đâu? Nếu không thì do nhữngnguyên nhân nào?, Những hiểu biết về thực trạng này giúp chúng tôi đề xuất,thiết kế một số trò học tập vá cách vận dụng trò chơi đó vào các bài học cụ thểtrong dạy học môn Tiếng Việt lớp 2 có hiệu quả hơn

* Nội dung khảo sát

- Thực trạng có hay không sử dụng trò chơi trong dạy học môn Tiếng Việtcủa giáo viên khối lớp 2 trường Tiểu học Minh Đức huyện Phổ Yên – tỉnh TháiNguyên

* Nhận xét chung

Qua điều tra, khảo sát thực tế tại trường Tiểu học Minh Đức tôi nhận thấy:

đa số GV đều thấy vai trò, ý nghĩa, tác dụng của trò chơi học tập trong dạy học

Trang 9

ở Tiểu học nói chung và dạy học môn Tiếng Việt ở lớp 2 nói riêng, nhưng donhiều nguyên nhân như đã trình bày ở trên mà GV ít sử dụng trò chơi học tậpvào giảng dạy Những vấn đề trên là cơ sở thực tiễn để chúng tôi tìm hiểu, thiết

kế minh họa một số trò chơi học tập vào dạy học môn Tiếng Việt cho học sinhlớp 2 ở chương sau

Tiểu kết chương

HS tuổi Tiểu học rất thích trò chơi học tập bởi lẽ nó phù hợp với đặc

điểm tâm, sinh lý của các em: Trò chơi học tập giúp các em có hứng thúhọc tập với môn học này, rèn luyện thể lực, rèn luyện các giác quan và tạo cơhội cho HSTH giao lưu với bạn bè, nâng cao hiệu quả học tập

Môn Tiếng Việt là môn học khó, được xây dựng theo quan điểm tích hợpvới các môn học khác tích hợp trong các phân môn của môn học; là môn họcđược xây dựng theo hướng đồng tâm; thực hiện theo định hướng đổi mới từ đótạo điều kiện tối đa cho GV đổi mới phương pháp dạy học Đây cũng là mônhọc có nhiều ứng dụng trong đời sống, cần thiết cho tất cả mọi người, góp phầnquan trọng trong việc bồi dưỡng tình cảm của con người với con người, với quêhương đất nước

Trò chơi học tập là một phương pháp được áp dụng trong quá trình dạy họcnhằm nâng cao hiệu quả dạy và học sử dụng trò chơi học tập tạo không khí lớphọc sôi động (học mà vui), vui vẻ; làm cho việc tiếp nhận các kiến thức củamôn Tiếng Việt trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn Để phát huy tối đa vai trò, tác dụngcủa trò chơi học tập thì người GV phải tìm tòi, sáng tạo trong việc thiết kế, tổchức trò chơi học tập để gây hứng thú và tránh sự nhàm chán cho HS Đồngthời nắm bắt các yêu cầu cơ bản khi tổ chức trò chơi học tập để đạt được hiệuquả mong muốn Như vậy, việc đưa trò chơi học tập vào dạy học môn TiếngViệt ở tiểu học là việc làm phù hợp và thiết thực đối với việc dạy và học Gópphần vào việc thực hiện nguyên lí giáo dục: “học đi đôi với hành”

CHƯƠNG 2

TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG GIỜ HỌC

TIẾNG VIỆT LỚP 2 2.1 Nguyên tắc lựa chọn trò chơi phù hợp với từng phân môn Tiếng Việt

Có thể căn cứ vào một số nguyên tắc sau đây để lựa chọn trò chơi học tập

Trang 10

* Căn cứ vào đối tượng học sinh

* Căn cứ vào mục đích sử dụng trò chơi học tập

* Căn cứ vào nội dung bài học

* Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất của lớp học

2.2 Cách tổ chức, những yêu cầu khi tổ chức trò chơi học tập trong dạy học môn Tiếng Việt

* Cách tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt

Khi tổ chức một trò chơi học tập môn Tiếng Việt thường được tiến hànhtheo 5 bước như sau:

•Bước 1: giới thiệu trò chơi:

- Nêu tên trò chơi:

- Giới hiệu đồ dùng để tham gia chơi

- Hướng dẫn cách chơi (vừa mô tả, vừa thực hành)

- Phân chia nhóm chơi (đội chơi)

• Bước 2: Chơi thử (nếu cần) đối với những trò chơi mới, phức tạp GV có thểcho HS chơi thử trước Khi đó GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho các đội chơi

•Bước 3: Nhấn mạnh luật chơi (nhất là những lỗi thường gặp ở phần chơithử)

•Bước 4: Chơi thật, xử phạt những người phạm luật chơi

•Bước 5: nhận xét kết quả trò chơi, nhấn mạnh luật chơi, thái độ của ngườitham dự

•Lưu ý:

+ Thưởng – phạt phải công minh đúng luật, sao cho người chơi chấp

nhận thoải mái và tự giác, làm cho trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích hứngthú học tập của HS

+ Thưởng những HS, những nhóm tham gia chơi nhiệt tình, đúng luật và

“thắng” trong cuộc chơi Hính thức : khen ngợi, khích lệ bằng tràng pháo tay…+ Phạt những HS, những nhóm HS bằng những hình thức đơn giản: chàođội thắng cuộc, kể chuyện vui, hát một bài, múa, nhảy lò cò…

* Những yêu cầu khi tổ chức trò chơi học tập trong dạy học môn Tiếng Việt

- Mỗi trò chơi nói chung được gắn với một phân môn, một bài cụ thể hoặc

có những tri thức tổng hợp cho cả một chủ điểm

Trang 11

- Dựa vào hình thức, cách chơi và luật chơi của của trò chơi có thể thay thếcác trò chơi một cách linh hoạt tạo cho GV nhiều cơ hội tổ chức phù hợp đốivới đối tượng HS của mình.

- Các trò chơi thường được tổ chức theo nhóm ở ngay trong lớp học vớithời gian từ 5 – 10 phút Việc chuẩn bị các trò chơi đơn giản, dễ làm, dễ kiếm

- GV phải hướng dẫn cụ thể cách rồi sau đó các nhóm tự đánh giá, giám sátlẫn nhau Ngoài ra, GV viên phải có nhận xét, khích lệ, không để thời gian chơiquá nhiều ảnh hưởng đến giờ học

- Khi tổ chức trò chơi Gv phải lưu ý tránh cho HS những phản ánh khôngtích cực và kịp thời sửa chữa (nếu có); lưu ý khuyến khích, động viên, khenthưởng những HS có phản ứng tích cực

- Thời gian tổ chức chơi, địa điểm chơi GV phải có sự chuẩn bị kỹ càng vàtạo được sự thu hút cuộc chơi, trong quá trình chơi luôn có không khí bìnhđẳng, tôn trọng nhau

2.3 Hoạt động tổ chức trò chơi trong các phân môn môn Tiếng Việt lớp 2

2.3.1 Hoạt động tổ chức trò chơi trong phân môn Tập đọc

2.3.1.1 Giới thiệu một số trò chơi trong phân môn Tập đọc

- Trò chơi: “Thi đọc tiếp sức”

- Trò chơi: “Bông hoa kì diệu”

- Trò chơi: “Điền từ đúng”

- Trò chơi: “Biết một câu, đọc cả đoạn”

- Trò chơi: “Thả thơ”

- Trò chơi: “Đi học”

2.3.1.2 Tổ chức trò chơi trong phân môn Tập đọc

1/ Trò chơi: “Thi đọc tiếp sức”

Áp dụng khi dạy bài: Phần thưởng (trang 13,14 – Tiếng Việt 2, tập 1)

•Mục đích: Rèn kĩ năng đọc đúng và nhanh bài Tập đọc, luyện tác phongnhanh nhẹn, tập trung chú ý để phối hợp nhịp nhàng giữa các bạn trong nhómvới nhau khi đọc thành tiếng từng vâu nối tiếp

•Thời gian chơi: 5 – 7 phút

•Chuẩn bị: - Một đồng hồ (bấm thời gian chơi)

- Chọn một HS làm trọng tài

•Chọn đội chơi: Chọn 3 đội chơi, mỗi đội có 5 em

•Tổ chức chơi:

Ngày đăng: 14/04/2016, 08:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w