Đối với các học viện, trường sĩ quan HV, TSQ quân đội, độingũ cán bộ quản lý đơn vị học viên gọi chung là đội ngũ CBQLHV là bộ phận quan trọng cấu thành đội ngũ CBQLGD trong nhà trường.C
Trang 1Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Công việc thành công hoặc thấtbại đều do cán bộ tốt hay kém” [64, tr.313] Trong lĩnh vực giáo dục, độingũ cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) có vai trò quyết định chấtlượng công tác quản lý giáo dục (QLGD) Trước yêu cầu đổi mới giáodục hiện nay, vấn đề phát triển đội ngũ CBQLGD trong nhà trường cótính cấp thiết, quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Vănkiện Đại hội Đảng lần thứ XI dã chỉ rõ: “…đổi mới cơ chế QLGD, pháttriển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo”
Đối với các học viện, trường sĩ quan (HV, TSQ) quân đội, độingũ cán bộ quản lý đơn vị học viên (gọi chung là đội ngũ CBQLHV) là
bộ phận quan trọng cấu thành đội ngũ CBQLGD trong nhà trường.CBQLHV có vai trò kép, vừa là người lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, vừa lànhà giáo dục, người thầy tại chỗ của học viên, nên có ảnh hưởng rất lớnđến quá trình học tập, rèn luyện, hình thành nhân cách học viên, cũngnhư chất lượng GD&ĐT của nhà trường
Thực tế những năm qua, việc phát triển đội ngũ CBQLHV trongcác HV, TSQ bên cạnh những ưu điểm, vẫn còn tồn tại những khuyếtđiểm, bất cập cần khắc phục Vì vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quảQLHV, vấn đề phát triển đội ngũ CBQLHV là vấn đề cấp thiết, đảm bảocho đội ngũ này thường xuyên có đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, tốt vềchất lượng, có sự đồng thuận cao đối với nhiệm vụ chung, đáp ứng yêu cầu
chuẩn hoá Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề: Phát triển đội ngũ CBQLHV trong các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay có ý nghĩa cả về lý
luận và thực tiễn
2 Lý do lựa chọn đề tài luận án
Kết luận số 242-TB/TW của Bộ Chính trị (khoá X) đã xác định:
“…xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng,đáp ứng yêu cầu về chất lượng…; đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũCBQLGD ở tất cả các cấp học, bậc học đủ về số lượng, đồng bộ về cơcấu, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ” [8, tr 2]
Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT hiện nay, vấn
đề phát triển NNL trong nhà trường có ý nghĩa quyết định đến nâng caochất lượng GD&ĐT Trong đó, một trong những yếu tố căn bản, thenchốt là phải chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ CBQLGD
Đối với các HV, TSQ quân đội, đội ngũ CBQLHV là bộ phậnquan trọng trong đội ngũ CBQLGD của nhà trường CBQLHV vừa là
Trang 2người lãnh đạo, quản lý, vừa là nhà giáo dục, nhà sư phạm, có ảnhhưởng rất lớn đến kết quả học tập, rèn luyện và phát triển nhân cách họcviên theo mục tiêu đào tạo Vì vây, phát triển đội ngũ cán bộ này là mộtvấn đề rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT Chiếnlược phát triển GD&ĐT trong quân đội giai đoạn 2011 - 2020 đã chỉ rõ:
“Đào tạo CBQLGD đạt chuẩn của Chính phủ quy định, nâng cao chấtlượng, đảm bảo đúng về số lượng theo biên chế và dự trữ 10% của cáchọc viện, trường” [13, tr 44]
Phát triển đội ngũ CBQLHV trong các HV, TSQ là tổng thể cáctác động của các chủ thể quản lý đến đội ngũ CBQLGD; làm cho đội ngũđảm bảo đủ số lượng, từng bước nâng cao chất lượng, hợp lý về cơ cấu;tạo được sự đồng thuận cao và đạt yêu cầu chuẩn hoá về phẩm chất, nănglực và kỹ năng quản lý Tuy nhiên, việc phát triển đội ngũ CBQLHVnhững năm qua vẫn tồn tại những hạn chế, khuyết điểm, bất cập cần khắcphục, nhất là về chất lượng đội ngũ, nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chấtlượng GD&ĐT của từng HV, TSQ Để nâng cao chất lượng, hiệu quảQLHV, đòi hỏi các HV, TSQ cần phải tập trung phát triển toàn diện độingũ CBQLHV, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
Vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, CBQLGD đã có một sốcông trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đề cập ở cácgóc độ, khía cạnh tiếp cận khác nhau Tuy nhiên, chưa có công trình nào
đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống, chuyên sâu về phát triển
đội ngũ CBQLHV trong các HV, TSQ quân đội dưới góc độ QLGD.
Vì vậy, việc đi tìm lời giải đáp cho vấn đề phát triển đội ngũ
CBQLHV trong các HV, TSQ quân đội là vấn đề đang đặt ra đòi hỏi
khách quan, có tính cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn Với những
lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý học viên trong các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay”
làm đề tài luận án tiến sĩ của mình
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về nhân lực, quản lý
và phát triển NNL giáo dục và thực trạng phát triển đội ngũ CBQLHVtrong các HV, TSQ quân đội hiện nay; đề xuất các biện pháp phát triểnđội ngũ CBQLHV, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ này, đáp ứng yêucầu đổi mới và nâng cao chất lượng GD&ĐT ở các HV, TSQ hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQLHV trongcác HV, TSQ quân đội
Trang 3- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn và khảo sát thực trạng phát triển độingũ CBQLHV trong các HV, TSQ quân đội.
- Chỉ rõ yêu cầu và đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũCBQLHV trong các HV, TSQ quân đội
- Tiến hành khảo nghiệm và thử nghiệm các biện pháp phát triểnđội ngũ CBQLHV trong các HV, TSQ mà luận án đã đề xuất
- Khuyến nghị với các chủ thể về phát triển đội ngũ CBQLHVtrong các HV, TSQ hiện nay
4 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
Quản lý đội ngũ CBQLGD trong các HV, TSQ quân đội.
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Phát triển đội ngũ CBQLHV trong các HV, TSQ quân đội hiện nay
4.3 Phạm vi, giới hạn nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu về vấn đề phát triển đội ngũ
CBQLHV trong các HV, TSQ quân đội dựa trên lý thuyết phát triểnNNL; trong đó, tập trung nghiên cứu sâu hơn về phát triển năng lựcquản lý của đội ngũ CBQLHV
- Về khách thể khảo sát: Đề tài tập trung nghiên cứu về phát triển
đội ngũ CBQLHV ở một số HV, TSQ tại khu vực phía Bắc, gồm: Họcviện Chính trị, Học viện Hậu cần, Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩquan Lục quân 1; với số lượng khách thể tham gia khảo sát là: 250 cán
bộ (CBQLGD, CBQLHV), 250 giảng viên, 350 học viên
- Về thời gian: Các số liệu sử dụng cho quá trình nghiên cứu đề
tài được khảo sát, điều tra, tổng hợp từ năm 2013 đến năm 2015
4.4 Giả thuyết khoa học
Phát triển đội ngũ CBQLHV trong các HV, TSQ là vấn đề rấtquan trọng, nhằm tạo ra NNL QLGD, QLHV có chất lượng ngày càngcao hơn trong quá trình xây dựng và phát triển của từng trường Để pháttriển đội ngũ CBQLHV, các chủ thể cần dựa trên lý thuyết về phát triểnNNL giáo dục; đồng thời, nắm chắc thực trạng phát triển đội ngũCBQLHV và yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay; xác định các biện phápkhả thi, hiệu quả; quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng chiến lược, quyhoạch, kế hoạch; chỉ đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá chặtchẽ quá trình phát triển đội ngũ CBQLHV trong từng giai đoạn, đáp ứngyêu cầu chuẩn hoá, tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ CBQLHV pháttriển, sẽ góp phần phát triển toàn diện đội ngũ CBQLHV, nâng cao chấtlượng QLHV, đáp ứng yêu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội tronggiai đoạn mới
Trang 45 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa học củachủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng HồChí Minh; các quan điểm của Đảng, Nhà nước, Quân đội về phát triểnNNL, NNL giáo dục và đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, về xâydựng, phát triển đội ngũ cán bộ QLGD hiện nay Quá trình nghiên cứu
đề tài, vận dụng cách tiếp cận theo các quan điểm: hệ thống - cấu trúc;thực tiễn; lịch sử - lôgíc; mô hình hoá; khái quát hoá, nhằm làm sáng tỏ
cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề phát triển đội ngũ CBQLHV trongcác HV, TSQ quân đội hiện nay
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Các phương pháp hỗ trợ
6 Đóng góp mới của luận án
- Về lý luận: Luận án tổng quan những tư tưởng, công trình
nghiên cứu có liên quan đến đề tài, xây dựng các khái niệm công cụ, đưa
ra các nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển đội ngũ CBQLHV, yêucầu mô hình nhân cách của người CBQLHV, chỉ ra những yếu tố tácđộng đến phát triển đội ngũ CBQLHV trong các HV, TSQ quân đội
- Về thực tiễn: Luận án khái quát chung về các HV, TSQ quân đội;
chỉ rõ yêu cầu phát triển đội ngũ CBQLHV; khảo sát, đánh giá thực tiễnphát triển đội ngũ CBQLHV bằng các số liệu cụ thể; đề xuất các biệnpháp phát triển đội ngũ CBQLHV trong các HV, TSQ quân đội hiện nay
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về lý luận: Luận án góp phần bổ sung cơ sở lý luận về phát
triển đội ngũ CBQLGD nói chung, phát triển đội ngũ CBQLHV trongcác HV, TSQ quân đội nói riêng
- Về thực tiễn: Luận án cung cấp tài liệu về thực trạng đội ngũ và
thực trạng phát triển đội ngũ CBQLHV trong các HV, TSQ; đề xuất cácbiện pháp phát triển đội ngũ này hiện nay Luận án có thể sử dụng làm tàiliệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD,CBQLHV cho cán bộ, giảng viên, CBQLHV các nhà trường quân đội
8 Kết cấu của luận án
Kết cấu của luận án gồm: Mở đầu, 3 chương (7 tiết), kết luận vàkhuyến nghị, danh mục các công trình công bố kết quả nghiên cứu của
đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
Trang 5TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ HỌC VIÊN TRONG CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN
QUÂN ĐỘI
1 Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài
1.1 Các nghiên cứu về nguồn nhân lực, quản lý nguồn nhân lực
Một số công trình của các tác giả đã nghiên cứu về NNL, quản lýNNL, năng lực của nhà quản lý ở nhiều khía cạnh, góc độ tiếp cận khácnhau Tiêu biểu có các công trình, như: Human resources for national
strength - NNL cho sức mạnh dân tộc của Stanley L.Falk (1966) Báocáo hàng năm về sự phát triển con người - nhân lực của các nước trongChương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) Higher educationstaff development for the 21st century - Phát triển đội ngũ nhân viênchất lượng cao cho thế kỷ XXI của Mary Louise Kearney (2006) Kinhnghiệm Nhật Bản về phát triển NNL” (Human of resources development -HRD) của Yasuhiko INOUE (2012)…
1.2 Các nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ trong nhà trường quân đội
Vấn đề cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội đã có một sốcông trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả, như: Hoạt động củaĐảng Cộng sản Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo cán bộ quân đội củaIoblev A.M (1979) Một số vấn đề tuyển chọn, đào tạo cán bộ, sĩ quancấp cao của Rodionop I (1993) Các tác giả đã luận bàn một số vấn đề
cơ bản về cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội Liên Xô - công
cụ chủ yếu thực hiện chức năng, nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc xãhội chủ nghĩa
2 Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam
2.1 Các nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực
Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu của cáctác giả về đào tạo và phát triển NNL, như: Phát triển nguồn nhân lực giáodục đại học Việt Nam của các tác giả Đỗ Minh Cương và Nguyễn ThịDoan (2001) Quản lý nhà trường của tác giả Nguyễn Phúc Châu (2010).Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI của tác giả Trần
Trang 6Khánh Đức (2014) Quản lý và lãnh đạo nhà trường của các tác giả BùiMinh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015).
2.2 Các nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục
Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề đào tạo, bồi dưỡngCBQLGD, như: Đào tạo CBQLGD theo nhu cầu xã hội của tác giả Phạm
Đỗ Nhật Tiến (2009) Đào tạo - bồi dưỡng CBQLGD trong xu thế đổi mới
và hội nhập của tác giả Lưu Xuân Mới (2013) Phát triển đội ngũ cán bộquản lý trường trung học phổ thông các tỉnh Đông Nam Bộ trong bối cảnhđổi mới giáo dục của tác giả Phạm Ngọc Hải (2014) Nâng cao chất lượngđào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ về QLGD góp phần phát triển đội ngũ cán bộquản lý giáo dục ở nước ta trong giai đoạn mới của tác giả Nguyễn KhắcBình (2015) Giải pháp bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ QLGD choCBQLGD nhà trường quân đội của tác giả Mai Văn Hoá (2008)…
2.3 Các nghiên cứu về xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục
Một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về các vấn đề này, như:Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong giai đoạnhiện nay của tác giả Trần Viết Lưu (2012) Định hướng phát triển độingũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông các tỉnh khu vực miềnnúi phía Bắc theo chuẩn hiệu trưởng và thực tiễn giáo dục của tác giảHoàng Văn Dương (2015) Giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ cán bộ
cơ quan QLGD&ĐT ở các học viện, trường sĩ quan trong quân đội giaiđoạn hiện nay của tác giả Nguyễn Minh Khôi (2010) Nghiên cứu kiệntoàn, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, CBQLGDtrong các nhà trường quân đội của tác giả Vũ Việt (2010)
2.4 Các nghiên cứu về phẩm chất, năng lực của cán bộ quản lý giáo dục
Các công trình nghiên cứu tiêu biểu về năng lực của CBQLGD,như: Năng lực quản lý và định hướng các giải pháp nâng cao năng lựcquản lý cho cán bộ quản lý trường học của tác giả Đỗ Mạnh Cường(2004) Bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo tiếp cận năng lựcthực hiện của tác giả Nguyễn Thành Vinh (2012) Năng lực cán bộ quản
lý giáo dục - chìa khoá quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạocủa tác giả Trần Mai Ước (2013) Một số năng lực cần có của người cán
bộ quản lý giáo dục hiện nay của tác giả Nguyễn Dục Quang (2015)
Trang 7Quản lý và lãnh đạo nhà trường của các tác giả Bùi Minh Hiền, Nguyễn
Vũ Bích Hiền (2015) Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý học viên ở các
hệ, tiểu đoàn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ GD&ĐT chính uỷ, chính trịviên hiện nay của tác giả Lê Quý Trịnh (2007)
3 Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố
và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
3.1 Khái quát các công trình nghiên cứu đã công bố
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập tới những khía cạnh vềcán bộ, năng lực cán bộ, CBQLGD, cán bộ quân đội và đào tạo, bồidưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, CBQLGD trong nhà trường; trong đó,những kết quả nổi bật đó là:
- Luận giải khá sâu về vấn đề NNL và quản lý NNL nói chung,
cũng như trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội; vấn đề quản lý conngười trong xã hội, quản lý NNL; vấn đề quản lý các nguồn lực trongnhà trường Một số nội dung, giải pháp phát triển NNL giáo dục đại học;phát triển NNL phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước;…
- Luận bàn khá sâu về năng lực của người quản lý nói chung với
tư cách là con người xã hội; một số vấn đề về năng lực và định hướnggiải pháp tăng cường năng lực của cán bộ quản lý trường học; bồi dưỡngnăng lực quản lý cho cán bộ quản lý theo tiếp cận năng lực thực hiện;
- Luận giải một số vấn đề về xây dựng và phát triển CBQLGD,
một số giải pháp phát triển CBQLGD nhà trường; một số nội dung vềxây dựng đội ngũ cán bộ quân đội và CBQLGD ở nhà trường quân đội;biện pháp xây dựng đội ngũ CBQLGD ở cơ quan trong các HV, TSQ;
- Làm rõ một số vấn chung đề về đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD;
phát triển đội ngũ cán bộ trong nhà trường quân sự; văn hoá quản lý;chuẩn đối với cán bộ lãnh đạo; vấn đề về đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD;theo tiếp cận năng lực, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục;
- Chỉ rõ một số nội dung về xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội, vị
trí, vai trò đặc biệt quan trọng của công tác xây dựng đội ngũ cán bộquân đội, trong đó có đội ngũ cán bộ ở các nhà trường quân sự,…
Tuy nhiên, qua khái quát các công trình nghiên cứu đã công bố trên thế giới và trong nước cho thấy:
- Các công trình đã đi sâu phân tích khá rõ nét một số vấn đề cóliên quan đến đề tài luận án; tuy nhiên, chưa đi sâu nghiên cứu một cách
có hệ thống, cụ thể dưới góc độ QLGD về năng lực của người quản lýtrong lĩnh vực GD&ĐT, cũng như những vấn đề về phát triển năng lực
Trang 8quản lý của nhà QLGD trong xu thế phát triển của GD&ĐT hiện đạitrong thế kỷ XXI.
- Các công trình nghiên cứu chưa đi sâu vào nghiên cứu nhữngvấn đề một cách có hệ thống về phát triển đội ngũ cán bộ quân đội, đặcbiệt là phát triển đội ngũ CBQLGD, CBQLHV trong nhà trường quânđội nói chung, trong các HV, TSQ nói riêng
- Các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quátnhất, ở nhiều khía cạnh tiếp cận khác nhau, chủ yếu dưới góc độ giáo dụchọc, chưa đi sâu luận giải và làm rõ vấn đề phát triển đội ngũ CBQLHVtrong các HV, TSQ quân đội hiện nay dưới góc độ QLGD Song, cáccông trình nghiên cứu trên sẽ là cơ sở quan trọng cả về mặt lý luận và thựctiễn, giúp tác giả tham khảo, nghiên cứu, kế thừa cách tiếp cận, một số nội
dung cần làm rõ,… trong quá trình thực hiện luận án của mình
3.2 Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
Trên cơ sở những phân tích trên, luận án tiếp tục giải quyết nhữngvấn đề sau:
Một là, nghiên cứu và luận giải làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
về phát triển đội ngũ CBQLHV trong các HV, TSQ quân đội hiện nay,như: CBQLHV trong các HV, TSQ; vị trí, vai trò, yêu cầu mới về phẩmchất, năng lực của CBQLHV Xây dựng các khái niệm CBQLHV, pháttriển đội ngũ CBQLHV trong các HV, TSQ quân đội Chỉ rõ nội dungphát triển, tiêu chí đánh giá phát triển và những yếu tố tác động đến pháttriển đội ngũ CBQLHV
Hai là, luận giải làm rõ cơ sở thực tiễn phát triển đội ngũ
CBQLHV trong các HV, TSQ quân đội, như: Điều tra, khảo sát thựctrạng phát triển đội ngũ CBQHV những năm qua; chỉ rõ thực trạng tácđộng và nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế trong phát triển độingũ CBQLHV trong các HV, TSQ quân đội
Ba là, chỉ rõ yêu cầu phát triển đội ngũ CBQLHV; đề xuất những
biện pháp cơ bản phát triển đội ngũ cán bộ này trong các HV, TSQ quânđội hiện nay
Bốn là, tiến hành khảo nghiệm sự cần thiết, tính khả thi của các
biện pháp đã đề xuất; tiến hành thử nghiệm biện pháp, nhằm so sánh, đốichiếu, đánh giá sự cần thiết, tính khả thi, hiệu quả trong thực tiễn
Trang 9Những vấn đề trên sẽ được nghiên cứu một cách hệ thống dưới
góc độ QLGD trong Luận án: “Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý học viên trong các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay”.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ QUẢN LÝ HỌC VIÊN TRONG CÁC HỌC VIỆN,
TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI 1.1 Những vấn đề lý luận về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực giáo dục trong nhà trường
1.1.1 Nhân lực và nguồn nhân lực
1.1.1.1 Các quan niệm về nhân lực và nguồn nhân lực
Nhân lực được hiểu là sức lực của con người làm cho con ngườihoạt động Về thực chất, khi ta nói đến nhân lực thì cũng chính là nói đếnnguồn lực con người
NNL là tổng thể số lượng và chất lượng con người với tổng hoàcác tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức - tinh thần tạonên năng lực mà bản thân con người và xã hội đã, đang và sẽ huy độngvào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội
1.1.1.2 Nội dung cơ bản của nguồn nhân lực
Nội dung cơ bản của NNL bao gồm: Số lượng, chất lượng, cơ cấuNNL; trong đó, chất lượng NNL là quan trọng nhất (tri thức, trí tuệ,năng lực hoạt động, sức khoẻ,…)
1.1.2 Phát triển nguồn nhân lực
1.1.2.1 Quan niệm về phát triển nguồn nhân lực
Phát triển NNL là quá trình làm biến đổi về số lượng, chất lượng và
cơ cấu NNL và sự đồng thuận trong đội ngũ nhân lực ngày càng đáp ứng tốthơn yêu cầu của nền kinh tế - xã hội; thực chất đó là phát triển GD&ĐT
1.1.2.2 Nguồn nhân lực giáo dục - đào tạo ở nước ta
* Nguồn nhân lực giáo dục ở trường đại học: Là toàn bộ con người
hoạt động trong ngành giáo dục, bao gồm cả phía chủ thể và khách thể của
nó (đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ,…) trong các cơ
sở đào tạo, nghiên cứu bậc đại học, sau đại học, những người làm việctrong các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đại học
Trang 10* Phát triển NNL giáo dục - đào tạo ở nước ta: Thực chất là phát
triển GD&ĐT, nhằm tạo ra NNL đủ số lượng, cơ cấu hợp lý, chất lượngcao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
1.1.2.3 Đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hoá nguồn nhân lực ở nước ta
Thực hiện đúng chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước
về GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá và phát triển NNL; trong đó,đặc biệt coi trọng chuẩn hoá đội ngũ giảng viên, CBQLGD
1.2 Những vấn đề lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý học viên trong các học viện, trường sĩ quan quân đội
1.2.1 Những khái niệm cơ bản
1.2.1.1 Khái niệm đội ngũ cán bộ quản lý
Đội ngũ cán bộ quản lý là tập hợp những người làm công tác quản
lý ở các tổ chức chính trị - xã hội trên các lĩnh vực khác nhau, nhữngngười thực hiện điều hành quá trình thực hiện nhiệm vụ của các tổ chức
đó, hướng tới đạt mục đích đã xác định
1.2.1.2 Khái niệm đội ngũ cán bộ quản lý học viên trong các học viện, trường sĩ quan quân đội
Đội ngũ CBQLHV trong các HV, TSQ là một bộ phận hợp thànhđội ngũ CBQLGD, có chức năng, nhiệm vụ trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy,quản lý, giáo dục, rèn luyện học viên thực hiện nhiệm vụ học tập, rènluyện, nghiên cứu khoa học, đáp ứng mục tiêu đào tạo
1.2.1.3 Khái niệm phát triển đội ngũ cán bộ quản lý học viên trong các học viện, trường sĩ quan quân đội
Phát triển đội ngũ CBQLHV là tổng hợp các tác động của các chủthể quản lý trong các HV, TSQ đến đội ngũ CBQLHV, làm cho đội ngũnày có đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn về chất lượng và ngàycàng tăng lên, đảm bảo cho họ thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ QLHV,góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT và không ngừng phát triển Nhưvậy, phát triển đội ngũ CBQLHV thực chất là phát triển về số lượng, cơcấu, chất lượng, sự đồng thuận cao trong đội ngũ
1.2.2 Mô hình nhân cách người cán bộ quản lý học viên trong các học viện, trường sĩ quan quân đội
1.2.2.1 Về phẩm chất chính trị, tư tưởng và đạo đức, lối sống 1.2.2.2 Về trình năng lực
1.2.2.3 Về phong cách quản lý
Trang 111.2.3 Nội dung và tiêu chí phát triển đội ngũ cán bộ quản lý học viên trong các học viện, trường sĩ quan
1.2.3.1 Nội dung phát triển đội ngũ cán bộ quản lý học viên trong các học viện, trường sĩ quan
* Đủ số lượng và hợp lý về cơ cấu đội ngũ CBQLHV, có lượng dựtrữ theo quy định, đảm bảo sự phát triển trong từng giai đoạn
* Phát triển về chất lượng đội ngũ CBQLHV, chú trọng phát triểnnăng lực quản lý
* Bảo đảm các điều kiện cho quá trình phát triển đội ngũ CBQLHV
1.2.3.2 Tiêu chí phát triển đội ngũ cán bộ quản lý học viên trong các học viện, trường sĩ quan
* Tiêu chí về công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũCBQLHV trong từng giai đoạn phát triển của nhà trường
* Tiêu chí bảo đảm về số lượng và cơ cấu đội ngũ CBQLHV
* Tiêu chí về đào tạo, bồi dưỡng CBQLHV
* Tiêu chí phát triển về chất lượng đội ngũ CBQLHV
1.2.4 Các nhân tố tác động đến phát triển đội ngũ cán bộ quản
lý học viên trong các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
1.2.4.1 Tác động từ yêu cầu mới đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; trong đó, đổi mới QLGD là khâu then chốt
1.2.4.2 Tác động từ yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội trong giai đoạn mới
1.2.4.3 Tác động từ tính đặc thù của lao động quản lý và chức trách, nhiệm vụ của CBQLHV trong các HV, TSQ
1.2.4.4 Tác động từ thực trạng và yêu cầu phát triển đội ngũ CBQLHV trong các HV, TSQ quân đội hiện nay
Kết luận chương 1
Phát triển đội ngũ CBQLHV trong các HV, TSQ hiện nay là yêucầu tất yếu khách quan, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; đồngthời, khắc phục những hạn chế, bất cập Đây là trách nhiệm của cấp uỷ,chỉ huy các cấp trong quân đội, các HV, TSQ và từng CBQLHV Theo
đó, các chủ thể cần có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển toàndiện đội ngũ này, nhất là về chất lượng; bảo đảm cho đội ngũ CBQLHVluôn hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ và không ngừng phát triển
Trang 12Chương 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ QUẢN LÝ HỌC VIÊN TRONG CÁC HỌC VIỆN,
TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI 2.1 Khái quát chung về các học viện, trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
2.1.1 Số lượng các học viện, trường sĩ quan
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và đối tượng đào tạo
2.1.3 Mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo
2.1.4 Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý
2.2 Thực trạng đội ngũ và thực trạng phát triển đội ngũ cán
bộ quản lý học viên trong các học viện, trường sĩ quan quân đội
2.2.1 Những vấn đề chung về điều tra, khảo sát
2.2.1.1 Mục đích điều tra, khảo sát
Điều tra, khảo sát thực trạng đội ngũ và thực trạng phát triển độingũ CBQLHV trong các HV, TSQ nhằm thu thập thông tin, số liệu cụ thể,chính xác, đầy đủ về đội ngũ CBQLHV và phát triển CBQLHV của từngtrường Từ đó làm cơ sở thực tiễn để đánh giá khách quan, chính xác, toàndiện thực trạng phát triển đội ngũ này những năm qua Từ đó, tác giả có
cơ sở đề xuất những biện pháp phát triển đội ngũ CBQLHV hiện nay
2.2.1.2 Nội dung điều tra, khảo sát
- Nhận thức của cán bộ, giảng viên, học viên về vị trí, vai trò,phẩm chất, năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm,… của CBQLHV và vấn đềphát triển đội ngũ này hiện nay
- Tính cấp thiết, xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, biệnpháp phát triển đội ngũ CBQLHV trong các HV, TSQ
- Thực trạng số lượng, cơ cấu, chất lượng, công tác đánh giá vàkết quả hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ CBQLHV trong các HV,TSQ