1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHÍNH PHỦ QUỐC GIA VIỆT NAM (1949 - 1955)

181 641 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 181
Dung lượng 477,18 KB

Nội dung

1. Lí do chọn đề tài Sau chiến tranh thế giới II, cục diện thế giới có những chuyển biến sâu sắc.Phong trào giải phóng dân tộc lên cao ở các nước Á, Phi và khu vực Mỹ La tinh.Chủ nghĩa xã hội ngày càng lan rộng trở thành một hệ thống thế giới. Cuộc chiến tranh lạnh và sự đối đầu Đông Tây đã khiến cho tất cả các quốc gia đều bị ảnh hưởng. Việt Nam với vị trí là giao điểm Đông – Tây, trên một vị trí chiến lược quan trọng trên bản đồ chính trị thế giới cũng không nhằm ngoài tác động chung đó. Trong cục diện đó, ở Việt Nam và các quốc gia Đông Dương xuất hiện hai lực lượng chính trị độc lập là Đảng cộng sản và các đĐảng phái dân tộc chủ nghĩa.Họ tuy khác nhau về chủ trương, đường lối, về cách thức đấu tranh nhưng tựu chung lại, họ đều là những người “dân tộc” đều có chung một nguyện vọng là giành độc lập từ tay người Pháp, xây dựng một quốc gia giàu mạnh ở Đông Nam Á. Trải qua một quá trình chuẩn bị lâu dài, ngày 1/727/4/1949 chính phủ Quốc gia Việt Nam chính thức được thành lập do Bảo Đại làm Qquốc trưởng, Nguyễn Văn Xuân làm Tthủ tướng. Trong thời gian tồn tại từ năm 1949 đến năm 1955, chính phủ này đã có những dấu ấn nhất định trong lịch sử Việt Nam nói chung, tiến trình phát triển của cuộc chiến tranh Đông Dương nói riêng. Tuy nhiên, có thể nhận thấy một khoảng trống trong các sách vở,trong công trình nghiên cứu dù là chuyên sâu hay phổ thông khi tìm hiểuvề cuộc kháng chiến chống Pháp (cuộc chiến tranh Đông Dương) (cuộc kháng chiến chống Pháp) từ năm 1945 –- 1954, c. Chúng ta viết rất nhiều về các chiến dịch lịch sử, tình hình kinh tế xã hội ở căn cứ địa Việt Bắc của đồng bằng khu IV (những khu vực do Việt Minh chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa kiểm soát) nhưng lại thiếu hẳnchưa đề cập nhiều đến các bài viết về tình hình kinh tế xã hội trong vùng tạm chiếm, về chính phủ Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại và những hoạt động của chính phủ này. Hiện nay, tồn taihai luồngnhiều quan điểm khác nhau chính khi đánh giá về chính phủ chính phủ Quốc gia Việt Nam. Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước có những cách nhìn nhận rất khác nhau về chính phủ này.: Các học giả dưới thời Việt Nam cộng hòa và một số nhà nghiên cứu ở nước ngoài có những đánh giá cao về chính phủ này. Thậm chí có ý kiến còn cho rằng: chính phủ Quốc gia Việt Nam là thực thể duy nhất có cơ sở pháp lý để tồn tại. Đồng thời, họ cũng đề cao vai trò của Bảo Đại và các thành viên chính phủ trong việc xây dựng một quốc gia độc lập, thống nhất. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu phía Việt Nam Dân chủ cộng hòa thì cho rằng: chính phủ Quốc gia Việt Nam bản chất chỉ là chính phủ bù nhìn, tay sai của Pháp. Nó là sự tập hợp của các đảng phái, phe nhóm chính trị phức tạp, theo chân Pháp, phản bội lại lợi ích của dân tộc. Sự tồn tại của chính phủ Quốc gia Việt Nam là một trở ngại, là lực cản trên con đường đấu tranh giành độc lập. Vậy nên nhìn nhận vềChính phủ Quốc gia Việt Nam như thế nào cho đúng? Bên cạnh đó, việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông cũng đòi hỏi chúng ta phải có một cái nhìn toàn diện từ cả hai phía. Việc nghiên cứu về chính phủ Quốc gia Việt Nam sẽ góp phần giúp hiểu rõ hơn về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.Từ đó, giúp giáo viên có thêm tư liệu phục vụ cho quá trình giảng dạy. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Chính phủ Quốc gia Việt Nam 1949 – 19541955” nhằm phục dựng, làm rõ quá trình ra đời, hoạt động của chính phủ này cũng như mối quan hệ của nó với Pháp, và Mỹ và các quốc gia khác. Từ đó, giúp người đọc có cái nhìn toàn diện hơn, góp phần lý giải một cách khách quan, thấu đáo một số vấn đề còn nhiều tranh cãi trong lịch sử dân tộc.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

vị trí chiến lược quan trọng trên bản đồ chính trị thế giới cũng không nhằm ngoài tác động chung đó

Trong cục diện đó, ở Việt Nam và các quốc gia Đông Dương xuất hiện hai lực lượng chính trị độc lập là Đảng cộng sản và các đĐảng phái dân tộc chủ nghĩa Họ tuy khác nhau về chủ trương, đường lối, về cách thức đấu tranh nhưng tựu chung lại, họ đều là những người “dân tộc” đều có chung một nguyện vọng là giành độc lập từ tay người Pháp, xây dựng một quốc gia giàu mạnh ở Đông Nam Á

Trải qua một quá trình chuẩn bị lâu dài, ngày 1/727/4/1949 chính phủ Quốc gia Việt Nam chính thức được thành lập do Bảo Đại làm Qquốc trưởng, Nguyễn Văn Xuân làm Tthủ tướng Trong thời gian tồn tại từ năm 1949 đến năm 1955, chính phủ này đã có những dấu ấn nhất định trong lịch sử Việt Nam nói chung, tiến trình phát triển của cuộc chiến tranh Đông Dương nói riêng

Tuy nhiên, có thể nhận thấy một khoảng trống trong các sách vở,trong công trình nghiên cứu dù là chuyên sâu hay phổ thông khi tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống Pháp (cuộc chiến tranh Đông Dương) (cuộc kháng chiến chống Pháp) từ năm 1945 –- 1954, c Chúng ta viết rất nhiều về các chiến dịch lịch sử, tình hình kinh tế xã hội ở căn cứ địa Việt Bắc của đồng bằng khu

IV (những khu vực do Việt Minh chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa kiểm soát) nhưng lại thiếu hẳnchưa đề cập nhiều đến các bài viết về tình hình kinh

Trang 3

tế xã hội trong vùng tạm chiếm, về chính phủ Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại

và những hoạt động của chính phủ này

Hiện nay, tồn tai hai luồngnhiều quan điểm khác nhau chính khi đánh giá về chính phủ chính phủ Quốc gia Việt Nam Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước có những cách nhìn nhận rất khác nhau về chính phủ này : Các học giả dưới thời Việt Nam cộng hòa và một số nhà nghiên cứu ở nước ngoài

có những đánh giá cao về chính phủ này Thậm chí có ý kiến còn cho rằng: chính phủ Quốc gia Việt Nam là thực thể duy nhất có cơ sở pháp lý để tồn tại Đồng thời, họ cũng đề cao vai trò của Bảo Đại và các thành viên chính phủ trong việc xây dựng một quốc gia độc lập, thống nhất

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu phía Việt Nam Dân chủ cộng hòa thì cho rằng: chính phủ Quốc gia Việt Nam bản chất chỉ là chính phủ bù nhìn, tay sai của Pháp Nó là sự tập hợp của các đảng phái, phe nhóm chính trị phức tạp, theo chân Pháp, phản bội lại lợi ích của dân tộc Sự tồn tại của chính phủ Quốc gia Việt Nam là một trở ngại, là lực cản trên con đường đấu tranh giành độc lập

Vậy nên nhìn nhận về Chính phủ Quốc gia Việt Nam như thế nào cho đúng?

Bên cạnh đó, việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy lịch sử

ở trường phổ thông cũng đòi hỏi chúng ta phải có một cái nhìn toàn diện từ cả hai phía Việc nghiên cứu về chính phủ Quốc gia Việt Nam sẽ góp phần giúp hiểu rõ hơn về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Từ đó, giúp giáo viên

có thêm tư liệu phục vụ cho quá trình giảng dạy

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Chính phủ Quốc

gia Việt Nam 1949 – 19541955” nhằm phục dựng, làm rõ quá trình ra đời,

hoạt động của chính phủ này cũng như mối quan hệ của nó với Pháp, và Mỹ

và các quốc gia khác Từ đó, giúp người đọc có cái nhìn toàn diện hơn, góp

Trang 4

phần lý giải một cách khách quan, thấu đáo một số vấn đề còn nhiều tranh cãi trong lịch sử dân tộc.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu về chính phủ qQuốc gia Việt Nam là một nội dung được các học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, với những quan điểm, cách tiếp cận và mức độ rất khác nhau

Thứ nhất, hoạt động của chính phủ Quốc gia Việt Nam được thể hiện qua nNguồn tư liệu gốc Đ đó là các biên bản, báo cáo, dụ của Bảo Đại và các

cơ quan của chính phủ được lưu trữ tại trung tâm lưu trữ quốc gia III Đây là nguồn tư liệu có giá trị nhất góp phần quan trọng vào việc phục dựng lại các hoạt động của chính phủ quốc gia Việt Nam

Thứ nhất hai là các công trình nghiên cứu của các học giả phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Trong cuốn “Đại cương Lịch sử Việt Nam tập II” do PGS Lê Mậu Hãn chủ biên, Nxb Giáo dục, 2003 Chính phủ Quốc gia Việt Nam được đề cập rất

sơ lược dưới góc độ âm mưu và thủ đoạn của người Pháp trong việc “dùng người Việt đánh người Việt” Tác giả khẳng định chính phủ Quốc gia Việt Nam

đã “đi ngược lại nguyện vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam” [15;77]

Cuốn “Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay” do PGS.TS Trần Bá Đệ chủ

biên, Nxb Giáo dục 2013, đã đề cập nhiều hơn đến chính phủ Quốc gia Việt Nam về quá trình thành lập, cơ cấu tổ chức, bộ máy chính quyền… Tác giả cho rằng, việc thành lập chính phủ Quốc gia Việt Nam là do những chuyển

biến của tình hình trong nước và thế giới Đó là do “Mỹ lo sợ ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á, nên tìm cách ép Pháp nới rộng quyền cho Bảo Đại” [10;88] Còn nhân tố trong nước “đứng trước tình hình nội bộ mâu thuẫn, các phe phái tranh nhau quyền lực, ngày 1/7/1949, Bảo Đại đứng ra

Trang 5

thành lập chính phủ, tự xưng là Quốc trưởng kiêm thủ tướng của chính phủ Quốc gia Việt Nam” [10;89].

So với các công trình trước đó, cuốn Lịch sử Việt Nam tập 10, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2013, Đinh Thu Cúc (chủ biên), các tác giả đã

nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1945 – 1954, đồng thời cũng phục dựng một cách khá toàn diện những hoạt động kinh tế, xã hội trong vùng tạm chiếm Trong đó, những hoạt động của chính phủ Quốc gia Việt Nam cũng được đề cập đến ở những góc độ khác nhau

Bên cạnh đó, So với các công trình trước đó, cuốn Lịch sử Việt Nam từ

1945 đến nay do PGS.TS Trần Bá Đệ chủ biên đã đề cập nhiều hơn đến chính

phủ Quốc gia Việt Nam về quá trình thành lập, cơ cấu tổ chức, bộ máy chính quyền… Tác giả cho rằng, việc thành lập chính phủ Quốc gia Việt Nam là do

những chuyển biến của tình hình trong nước và thế giới Đó là do “Mỹ lo sợ ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á, nên tìm cách ép Pháp nới rộng quyền cho Bảo Đại” [10;88] Còn nhân tố trong nước “đứng trước tình hình nội bộ mâu thuẫn, các phe phái tranh nhau quyền lực, ngày 1/7/1949, Bảo Đại đứng ra thành lập chính phủ, tự xưng là Quốc trưởng kiêm thủ tướng của chính phủ Quốc gia Việt Nam” [10;89].

một số công trình nghiên cứu nhưCuốn “Lịch sử cuộc kháng chiến chống

Pháp” của nhà xuất bản Quân đội nhân dân, cuốnCuộc đấu tranh để củng cố

và bảo vệ chính quyền cách mạng và kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện chống thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ 9/1945 – 7/1954”, Nxb Đại học Tổng

hợp 1973, “Ggiáo trình Lịch sử Việt Nam tập V”, Nxb Đại học Sư phạm,… nhìn chung Chính phủ Quốc gia Việt Nam đều được nhìn nhậnđánh giá như sản phẩm

của sự điều chỉnh chiến lược của Pháp Chính phủ này được coi là “chính phủ

bù nhìn là công cụ cho cuộc chiến tranh xâm lược”

Trang 6

Trong cuốn Lịch sử Nam bộ kháng chiến, Tập 1 (1945 – 1954), - Nxb

Chính trị quốc gia – Sự thật, 2010, các tác giả đã trình bày một cách khái quát cục diện chính trị trong nước và thế giới sau năm 1945 Đặc biệt là sự ra đời của các chính phủ Nam kỳ tự trị ở miền Nam Đây là cơ sở để sau này các đảng phái và tổ chức chính trị tập hợp thành chính phủ Quốc gia Việt Nam

“Giải pháp Bảo Đại đã được Bollaert chuẩn bị từ cuối năm 1947 Tháng 12/1947, thương lượng với Bảo Đại ở vịnh Hạ Long, tiếp xúc Bảo Đại 5 lần

từ tháng 1/1948, sau đó dựng lên chính phủ trung ương lâm thời do tướng Nguyễn Văn Xuân đứng đầu (ngày 17/5/1948) Chính phủ này được hội đồng

bộ trưởng Pháp công nhận ngày 5/6/1948, tại vịnh Hạ Long có mặt Bảo Đại, Bollaert, Nguyễn Văn Xuân đã kí một thỏa ước công nhận Việt Nam độc lập”

[17;423]

Trong cuốn Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 – 1975, Nxb

chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội Chính phủ Quốc gia Việt Nam được nhìn nhận cùng với quá trình can thiệp của người Mỹ vào Việt Nam Bảo Đại và Chính phủ Quốc gia Việt Nam được xem như những con bài chính trị mà

Pháp và Mỹ đã sử dụng “Sự phát triển của tình hình cách mạng ở châu Âu và châu Á làm cho chiến lược ngăn chặn ở châu Á của Mỹ có những điều chỉnh mới Sự điều chỉnh đó đã dần đưa Mỹ dính líu ngày càng sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương, kể từ năm 1949 trở đi Mỹ

đã từng khuyên Pháp nên tìm một con bài chính trị Tháng 1/1949, Bộ ngoại giao Mỹ đã thúc ép Pháp thỏa thuận với Bảo Đại để thành lập chính phủ bù nhìn” [45;112] Bên cạnh đó, cuốn sách còn đề cập đến quá trình viện trợ của

Mỹ cho Pháp và chính phủ Quốc gia Việt Nam, để đến giai đoạn cuối Pháp trở thành kẻ đánh thuê cho Mỹ trên chiến trường Đông Dương

Các hoạt động của chính phủ Quốc gia Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế

còn được phản ánh trong cuốn Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945 – 2000, Nxb

Trang 7

Khoa học xã hội, 2000 Trong đó, tình hình kinh tế ở vùng tạm chiếm do người Pháp và chính phủ Quốc gia Việt Nam kiểm soát đã được đề cập với các số liệu thống kê và những mô tả, phân tích rất chi tiết và cụ thể.

Trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử và Tạp chí khoa học Trường Đại học

Sư phạm thành phố Hồ chí Minh có một số bài báo, công trình nghiên cứu được thực hiện viết về giai đoạn này, Ví như bài viết “Bảo Đại và bản thỏa

ước Elysée năm 1949” của tác giả Vũ Dương Ninh trên tạp chí Nghiên cứu

lịch sử số 2/2014 Tác giả đã đi sâu phân tích hai sự kiện quan trọng Đó là cuộc gặp giữa Cao ủy Bollaert và thủ tướng lâm thời chính phủ Quốc gia Việt Nam – Nguyễn Văn Xuân Sự kiện thứ hai là hiệp ước Elysée được kí kết giữa Bảo Đại và tổng thống Pháp Vincent Auriol vào năm 1949 Tác giả đã dựa vào các nguồn tư liệu của các học giả Việt Nam và phương Tây để đi đến kết luận về sự “giới hạn” của “nền độc lập và thống nhất” mà người Pháp trao cho Bảo Đại Người Pháp đã sử dụng Bảo Đại như một con bài để chống lại chủ tịch Hồ Chí Minh và chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa

Trong bài “Giải pháp Bảo Đại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam 1945 – 1954” của tác giả Ngô Chơn Tuệ và Phan Văn Hoàng, đăng trên

tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Các tác giả đã nêu lên bối cảnh lịch sử, con đường hình thành “giải pháp Bảo Đại” từ đó đi

đến kết luận “Giải pháp Bảo Đại hòng biến chiến tranh tái chiếm thuộc địa thành cuộc nội chiến giữa một bên là những người Việt Nam yêu nước kháng chiến đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh và bên kia là những người Quốc gia

do Bảo Đại cầm đầu” [38;40].

Nhìn chung, những giáo trình, tài liệu giảng dạy, các bài nghiên cứu trên các tạp chí, Chính phủ Quốc gia Việt Nam chưa từng được coi như một

“thực thể” Nó được gọi bằng những cái tên như “bù nhìn”, “phản động”,

Trang 8

“con rối chính trị” Sự ra đời của nó hoàn toàn đơn thuần nằm trong chuỗi âm mưu và thủ đoạn của Pháp.

Bên cạnh đó phải kể đến các công trình nghiên cứu phía Việt Nam cộng hòa và các nhà nghiên cứu Lịch sử Việt Nam ở hải ngoại

Cuốn “Lịch sử Việt Nam 1945 – 1995” của giáo sư Lê Xuân Khoa, Nxb Tiên Rồng, 2004, c Cuốn sách đã đề cập một cách khái quát nhưng hệ thống về sự ra đời của chính phủ Quốc gia Việt Nam Từ những biến chuyển chính trị ở Việt Nam sau năm 1945, cuộc chiến tranh của người Pháp, những thay đổi của tình hình thế giới, và sự vận động trong chính các đảng phái chính trị để dẫn đến sự ra đời của chính phủ Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại làm quốc trưởng

Luật sư Hoàng Cơ Thụy, t nguyên Đại sứ Việt Nam cộng hòa tại Lào từ năm 1969 – 1975 Ông còn là một chính-khách khá nổi tiếng trong miền Nam vào thập niên 60 Sau cuộc đảo chính lật đổ anh em Ngô Đình Diệm không thành, ông được Tòa Đại sứ Hoa Kỳ đưa sang Paris (Pháp) Trong thời gian ở Pháp, luật sư Hoàng Cơ Thụyông đã sưu tầm tài liệu để viết bộ sách “Việt Sử

Khảo Luận” gồm 6 cuốntập Trong đó, với tư cách là “người trong cuộc” tác

giả đã cho người đọc thấy được chân dung các chính khách, những biến động chính trị ở Việt Nam trong một thời gian dài từ sau năm 1945 Cuốn sách cũng là một trong những công trình ghi lại một cách khá chi tiết về Chính phủ Quốc gia Việt Nam và Quốc trưởng Bảo Đại

Cuốn “A morden history of Vietnam” của Nguyễen Phút Tấn, tác giảNxb Khai trí, Sài Gòn (2002), đã khôi phục một cách khá chân thực những biến động chính trị trong lịch sử Việt Nam từ cả hai phía: Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh và cCác đảng phái chính trị đối lập Cuốn sách cũng đề cập đến sự thành lập của các cChính phủ lâm thời của Nguyễn Văn Thinh, Lê Văn Hoạch, Nguyễn Văn Xuân và những

Trang 9

hoạt động chính trị của Bảo Đại là cơ sở cho sự ra đời của chính phủ Quốc gia Việt Nam Sau khi trình bày một cách khái quát quá trình hoạt động của chính phủ này, tác giả nhấận mạnh “rõ ràng chính phủ Quốc gia Việt Nam của Bảo

Đại vẫn không có quyền độc lập về tài chính, quân đội Những vấn đề quan trọng vẫn phải do chính phủ Liên hiệp quyết định” [54;580].

Trong cuốn Nước Mỹ và Đông Dương từ Ru-dơ-ven đến Ních-xơn, Nxb

Thông tin lý luận, Hà Nội, tác giả Peter A Puller đã nêu lên bối cảnh lịch sử

dẫn đến sự quan tâm của chính phủ Mỹ đến Việt Nam “Thứ nhất là Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương đã kết nạp Pháp, có thể tạo cho Wwashington khả năng thúc ép Pháp thi hành sự mở rộng tự do trong chính sách thuộc địa của họ ở Đông Dương nếu như không có sự phát triển quan trọng thứ hai là việc quân đội Mao Trạch Đông tiến hành cuộc kháng chiến”[28;30] Cuốn sách cũng đề cập đến vai trò của Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương “Mỹ cố gắng thuyết phục một vài chính phủ châu Á đi đầu trong việc công nhận chính phủ Quốc gia Việt Nam” [28;33].

Trong cuốn hồi kí Con rồng An Nam của Bảo Đại và Bảo Đại vị vua cuối cùng của triều Nguyễn của Phan Thứ Lang, cuộc đời và quá trình hoạt

động của Bảo Đại từ sau năm 1945 cũng được đề cập khá chi tiết Trong đó

có giai đoạn Bảo Đại về nước và thành lập chính phủ Quốc gia Việt Nam

“Ngày 19/12/1947 thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân cũng từ Sài Gòn sang Hương Cảng gặp Bảo Đại xin được thành lập một chính phủ không phân biệt Bắc – Trung – Nam Bảo Đại chấp thuận và cho chiếu thư để Nguyễn Văn Xuân làm thủ tướng và thành lập nội các, lấy lá cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc

kỳ còn quốc ca là bài Thanh niên hành khúc của Lưu Hữu Phước” [23;286].

Trong cuốn Hậu trường chính trị phía sau cuộc chiến Đông Dương, Ttác giả Tường Hữu là, một nhà báo, kỳ cựu từng là cộng tác viên chuyên

Trang 10

theo dõi mảng thời sự quốc tế của Hãng tin AFP và Đài truyền hình Pháp trong thập niên 1960 - 1970 Có Vì vậy, ông có điều kiện tiếp xúc nhiều nguồn tư liệu phong phú từ sách báo nước ngoài Ông, tác giả đã tập hợp, dịch

và biên soạn các tư liệu với sự thận trọng, khách quan để viết cuốn Hậu

trường chính trị phía sau cuộc chiến Đông Dương, Nxb Công an nhân dân,

2003 cần thiết Cuốn sách đã đề cập đếnm các sự kiện chính trị xảy ra trong

thời kỳ Pháp, Mỹ nhảy vào can thiệp và gây ra cuộc chiến ở Việt Nam và

Đông Dương nói chung Tập sách là sự tiếp nối, mở rộng cuốn "Những điều ít được biết về cuộc chiến tranh Việt Nam 1945-1975" Những diễn biến chính

trị trong cuộc chiến tranh từ năm 1945 – 1954, những sự kiện lịch sử, nhân vật quan trọng, cùng hoạt động của người Pháp và chính phủ Quốc gia Việt Nam đã được đi sâu nghiên cứu ở những góc cạnh khác nhau

Tóm lại, nghiên cứu về chính phủ Quốc gia Việt Nam là vấn đề thu hút

sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu với nhiều quan điểm và góc độ tiếp cận khác nhau Mỗi người nghiên cứu đều đứng trên một lập trường chính trị

từ đó đưa ra những nhận định phán xét của riêng mình

Tuy nhiên, việc nghiên cứu đầy đủ và toàn diệnđánh giá về chính phủ này vẫn còn nhiều khoảng trống, đặc biệt là về cần phải dựa trên những nguồn

tư liệu xác thực Đó là những chính sách kinh tế, văn hóa xã hội mà chính phủ Quốc gia Việt Nam đã thực hiện Thông qua luận văn, tác giả muốn khắc phục phần nào hạn chế đó, phục dựng quá trình ra đời và hoạt động của nó, từ đó đưa ra một cái nhìn, một quan điểm khi nghiên cứu về chính phủ nàygóp phần đánh giá về chính phủ Quốc gia Việt Nam

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Chính phủ quốc gia Việt Nam từ khi chính thức thành lập cho đến khi chấm dứt hoạt đông (1949 – 1955)

* Phạm vi nghiên cứu

Trang 11

Về thời gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong thời gian từ khi chính phủ Quốc gia Việt Nam ra đời năm 1949 đến khi nền Đệ nhất Cộng hòa được thành lập năm 1955.

Về không gian: Giới hạn không gian của đề tài là ở các khu vực do người Pháp và Chính phủ Quốc gia Việt Nam kiểm soát (vùng tạm chiếm)

Đề tài tập trung nghiên cứu một cách khái quát về chính phủ Quốc gia Việt Nam trên tất cả các phương diện Do hạn chế về nguồn tư liệu, năng lực nghiên cứu nên nhiều nội dung trong quá trình hoạt động, về mối quan hệ giữa chính phủ Quốc gia Việt Nam và người Pháp vẫn chưa được đi sâu giải quyết một cách thấu đáo

4 Mục đích, nhiệm vụ của đề tài

* Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ bản chất của - Phục dựng lại quá trình ra đời, hoạt động và chuyển giao của chính phủ Quốc gia Việt Nam từ 1949 – 1955, từ đó đề tài

- Đđưa ra một cách nhìn nhận, đánh giá khi nghiên cứu về chính phủ Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại.này Trên cơ sở đó, g

- Góp phần giải thích một cách thấu đáo, toàn diện hơn về các sự kiện lịch sử Việt Nam trong giai đoạn này.ừ năm 1945 – 1954

* Nhiệm vụ của đề tài

- Tìm hiểu bối cảnh lịch sử trong nước và quốc tế tác động đến sự thành lập Cchính phủ Qquốc gia Việt Nam

- Tập hợp các nguồn tư liệu ở trong và ngoài nước, tài liệu lưu trữ nhằm phục dựng lại một cách hệ thống quá trình hoạt động và sự chuyển giao từ Cchính phủ quốc Quốc gia Việt Nam sang Cchính phủ Việt Nam cộng hòa

- So sánh, đối chiếu các quan điểm khác nhau, giải thích vì sao lại có sự trái ngược trong cách đánh giá Trên cơ sở đó đưa ra những nhận định, đánh

Trang 12

5 Đóng góp của đề tài

Đề tài có một số đóng góp cơ bản:

- Nghiên cứuPhục dựng lại một cách tương đối hệ thống và toàn diện

về chính phủ Quốc gia Việt Nam

- Khắc phục một số quan điểm cực đoan, chủ quan, thiên lệch của cả hai phía khi Đưa ra một số quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá về chính phủ này cũng như các sự kiện trong lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954

- Là nguồn tài liệu tham khảo cho những người quan tâm nghiên cứu về Bảo Đại, chính phủ Quốc gia Việt Nam cũng như Lịch sử Việt Nam giai đoạn

1945 – 1954

6 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

* Nguồn tư liệu

Để giải quyết nhiệm vụ, mục tiêu của đề tài đặt ra, luận văn đã khai thác và sử dụng các nguồn tài liệu sau:

- Nguồn tư liệu để nghiên cứu đề tài là các tàitài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia

- C, các sách, báo, chuyên khảo, giáo trình về Lịch sử Việt Nam trong giai đoạn 1945 – 1954

- Các công trình nghiên cứu, luận văn, luận án, các bài viết đăng trên báo, tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh,… và một số , giáo trình,

và nguồn tài liệu trên mạng internet có liên quan đến nội dung đề tài

* Phương pháp nghiên cứu

Đề tài dựa trên chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa dân tộc, coi đó là cơ sở để đưa ra các quan điểm, cách nhìn nhận đánh giá Bên cạnh đó, đề tài cũng sử

Trang 13

dụng phương pháp luận sử học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh coi đó là

cơ sở để đưa ra các quan điểm, cách nhìn nhận đánh giá

để phục vụ quá trình nghiên cứu

Để hoànọc thành luận văn, tác giả đã sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp lịch sử và phương pháp logic Ngoài ra đề tài còn sử dụng các phương pháp so sánh, đối chiếu, thống kê, phân tích số liệu và điền dã khảo sát thực tế

7 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung cấu trúc của

đề tài gồm 2 chương:

- Chương 1: Cơ sở thành lập chính phủ quốc gia Việt Nam

- Chương 2: Hoạt động của chính phủ Quốc gia Việt Nam (1949 -– 1955)

- Chương 3: Đánh giá về chính phủ Quốc gia Việt Nam

Trang 15

NỘI DUNGCHƯƠNG 1: CƠ SỞ THÀNH LẬP CHÍNH PHỦ QUỐC GIA VIỆT NAM

1.1 Bối cảnh quốc tế

1.1.1 Sự ra đời của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa

Trước khi Thế chiến tranh thế giới II thứ hai bùng nổ, ở Trung Quốc tồn tại cả 2 phe lực lượng chính trị đối lập là Đảng Cộng sản và Quốc dân Đảng đã có những bất đồng sâu sắc, từng dẫn đến Nội chiến lần thứ nhất Khi phát xít Nhật xâm lược Trung Quốc, hai bên tạm gác những xung đột để cùng hợp tác chống lại kẻ thù chung Mặc , dù sự hợp tác rất hạn chếhợp tác nhưng, mỗi bên đềun tìm cơ hội để tiêu diệt bên kia Khi phát xítthời điểm quân Nhật chuẩn bị thua trận, kẻ thù chung sắp bị tiêu diệt thì mâu thuẫn giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và của cả hai phe Cộng sản vàTrung Hoa Quốc dân Đảng lại trỗi dậy sắp biến mất, thì mâu thuẫn trong quá khứ bắt đầu xuất hiện lại

Kể từ khi Trung Hoa Quốc dân Đảng nắm chính phủ, quân Đồng Minh minh luôn coi đây là đại diện hợp pháp duy nhất tại Trung Quốc Chính phủ

Mỹ Vàovề giai đoạn cuối chiến tranh thế giớiThế chiến thứ hai, chính phủ

Mỹ ngày càng cũng lo ngại về sự phát triển mạnh lênlớn mạnh và ngày càng

mở rộng của lực lượngĐảng Cộng sản Trung Quốc Chính, vì vậy, Mỹ đã tiến hành viện trợ trực tiếp cho chính phủ Quốc dân đảng nhận được hỗ trợ trực tiếp của Mỹ ngày càng nhiều hơn trong chiến tranh

Ngày 15/8/1945, Nhật hoàng Hirohito phát biểutuyên bố chấm dứt chiến tranh và tuyên bố đầu hàng Đồng minh vô điều kiện Tổng tư lệnh tối cao các lực lượng quân Đồng Minh minh tại Viễn Đông Mac Arthur ra chỉ thị:, ngoài khu vực Đông Bắc Trung Quốc (bấy giờ do Liên Xô kiểm soát), toàn bộ Trung Hoakhu vực từ vĩ tuyến 16 trở lên bao gồm: Trung Quốc đại

Trang 16

lục, Đài Loan và vùng Đông Dương thuộc Pháp từ vĩ độ 16 trở lên sẽ do quân phía Quốc dân Đảng quân chịu trách nhiệm tiếp nhận việc đầu hàng và giải giáp của quân đội Nhật.

Ngày 26/6/1946 chính phủ Quốc dân Đảng đã ra lệnh tấn công toàn diện vào khu vực kiểm soát của Đảng cộng sản Trung Quốc

Từ tháng 7/1946 đến tháng 6/1947 quân giải phóng nhân dân Trung Quốc thực hiện đường lối phòng ngự tích cực, không giữ đất đai mà chủ yếu nhằm tiêu diệt sinh lực đối phương và xây dựng lực lượng của mình Q; qua 1một năm chiến đấu, quân giải phóng đã phát triển lực lượng của mình lên đến 2 triệu người

Từ tháng 6/1947 quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc chuyển sang phản công mở đầu bằng cuộc vượt sông Hoàng Hà phát triển khu giải phóng Trung Nguyên, tiến vào các vùng kiểm soát của chính quyền Quốc dân Đảng

Từ tháng 9/1948 – - 4/1949 quân đội của Đảng Cộng sản liên tiếp mở

ba chiến dịch Liêu Thẩm, Hoài Hải, Bình Tân khiến cho lực lượng Quốc dân Đảng bị suy sụp hoàn toàn

Ngày 21/4/1949, quân đội Đảng cộng sản vượt sông Trường Giang, giải phóng Nam Kinh N, ngày 23/4 đến đây chính quyền Quốc dân Đảng chính thực thức bị sụp đổ Đến cuối năm 1949, Tưởng Giới Thạch chạy ra Đài Loan

Ngày 1/10/1949 nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là chủ tịch Mao Trạch Đông

Sự ra đời của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa đã khiến

Mỹ tỏ ra quan ngại đối với khu vực Đông Dương Mỹ lo sợ ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng Cộng sản sẽ từ Trung Quốc và Triều Tiên nhanh chóng lan rộng xuống Việt Nam và khu vực Đông Nam Á Chính vì vậy, Mỹ tìm mọi cách để can thiệp vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương

Trang 17

Thêm vào đó, hàng loạt các sự kiện từ phe xã hội Chủ nghĩa khiến Mỹ

và các nước phương Tây lo ngại như: là sự ra đời của hàng loạt các nước xXã hội chủ nghĩa Đông Âu, Việc Stalin ra lệnh phong tỏa Berlin (1948), sau đó nước Cộng hòa dân Dân chủ Đức được thành lập (10/1949), Ngày 10/7/1949, Liên Xô thử thành công bom nguyên tử (10/7/1949)… , phá thế độc quyền về

1.1.2 Ý đồ của Mỹ

1.1.2.1 Chiến lược toàn cầu của Mỹ sau chiến tranh thế giới II

KhiTrong cuộc Chiến tranh thế giới thứ II bắt đầu, ngày 14/8/1941 Tổng thống Mỹ Franklin D Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston S Churchill cùng nhau ra Tuyên bố chung Hiến chương Đại Tây Dương ngày 14/8/1941 Điều 3 của Hiến chương này khẳng định: Anh và Mỹ tôn trọng quyền của tất cả mọi dân tộc được chọn hình thức chính quyền lãnh đạo họ., Anh và Mỹ cũng mong muốn tái lập lại nhìn thấy chủ quyền và các hình thức nhà nước tự trị của các dân tộc trước kia bị người khác dùng vũ lực tước mất được tái lập lạicủa các quốc gia thuộc địa kiểu cũ

Sau chiến tranh thế giới thứ II, một mặt Mỹ ủng hộ khái niệm quyền dân tộc tự quyết, mặt khác cũng có quan hệ chặt chẽ với các đồng minh châu

Âu của mình, những nước đã cóMỹ đồng tình với những tuyên bố của các nước đồng minh châu Âu về vấn đề thuộc địa đối với những thuộc địa cũ của

họ Chiến tranh Lạnh đã làm phức tạp thêm vị trí của Mỹ, cũng như việc Mỹ

Trang 18

ủng hộ quá trình phi thực dân hóa Điều này được bù lại bằng mối quan tâm của Mỹ đối với sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản và những tham vọng chiến lược của Liên Xô tại Châu Âu Một số đồng minh NATO khẳng định rằng vai trò quan trọng của hệ thống thuộc địa Nó thuộc địa cung cấp cho họ sức mạnh kinh tế và quân sự mà nếu không có nó thì liên minh phương Tây sẽ tan

rã Gần như tất cả các đồng minh châu Âu của Mỹ đều tin rằng thuộc địa sẽ là nơi kết nối giữa nguyên liệu và thị trường được bảo vệ đối với hàng hóa thành phẩm, từ đó sẽ gắn kết các thuộc địa với châu Âu1

Trong bối cảnh cuộc chiến tranh Lạnh bùng nổ, Mỹ đã có những thay đổi trong chủ trương ủng hộ quá trình phi thực dân hóa Mỹ quan tâm nhiều hơn đến sự lan rộng của chủ nghĩa Cộng sản và những tham vọng chiến lược của Liên Xô tại Châu Âu Muốn vậy Mỹ phải ủng hộ chủ trương của các nước đồng minh châu Âu về vấn đề thuộc địa

Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn gửi thư cho Tổng thống Mỹ Harry Truman kêu gọi sự ủng hộ của Mỹ với nền độc lập non trẻ của Việt Nam, nhưng đã không được hồi đáp Đây chính là khúc ngoặt đầu tiên dẫn tới cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành tại Việt Nam trong giai đoạn sautrong mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ

Những năm 1946 - và 1947, Mỹ không ngăn cản Pháp mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, nhưng cũng không trực tiếp viện trợ cho các lực lượng viễn chinh Pháp ở Đông Dương Đến năm 1947, khi Mỹ viện trợ

1 Decolonization of Asia and Africa, 1945-1960, Office of the Historian, Bureau of Public Affairs,

United States Department of State, trích:"While the United States generally supported the concept

of national self-determination, it also had strong ties to its European allies, who had imperial claims on their former colonies The Cold War only served to complicate the U.S position, as U.S support for decolonization was offset by American concern over communist expansion and Soviet strategic ambitions in Europe Several of the NATO allies asserted that their colonial possessions provided them with economic and military strength that would otherwise be lost to the alliance Nearly all of the United States' European allies believed that after their recovery from World War

II their colonies would finally provide the combination of raw materials and protected markets for finished goods that would cement the colonies to Europe".

Trang 19

cho nước Pháp 3 tỷ đô la theo kế hoạch Marshall N, nhờ đó Pháp mới có thể tiếp tục chiến tranh ở Việt Nam.

Tại thời điểm này, Mỹ bắt đầu đã chú ý nhiều hơn đến "tính chất cộng sản" của chính phủ kháng chiến Việt Minh Nh, nhưng Mỹ đang bị cuốn hút vào những vấn đề lớn hơn như: việc chiếm đóng và tái thiết Nhật Bản, sự phát triển của Đảng cộng sản trong cuộc nội chiến Trung Quốc, sự phát triển mạnh của phong trào đòi độc lập và giải phóng dân tộc ở các thuộc địa rộng lớn, bao gồm cả khu vực Đông Nam Á, v.v Điều này khiến cho Mỹ muốn Pháp giải quyết nhanh cuộc chiến tranh Đông Dương, thậm chí bằng đàm phán, thương lượng

Để tồn tại như một siêu cường hàng đầu thế giới không phải chỉ có sức mạnh quân sự, kinh tế và chính trị, mà còn cần phải có một chiến lược toàn cầu phù hợp, một chính sách xâm nhập và bành trướng khôn khéo Chiến lược toàn cầu của Mỹ gồm có chiến lược chung (grand strategy), còn gọi là chiến lược tổng quát, và chiến lược quân sự toàn cầu Chiến lược chung bao gồm những quan điểm, tư tưởng và phương hướng chỉ đạo chiến lược cho tất cả các mặt chính trị, quân sự, kinh tế ngoại giao v.v và thường được mang tên

là học thuyết hoặc chủ nghĩa Kèm theo là một chiến lược quân sự toàn cầu

Ra đời tTrong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động, Liên Xô vừa chiến thắng phát xít, uy tín quốc tế đang lên cao, tuy bị tàn phá nhiều, nhưng vẫn đang nắm có ưu thế quân sự về vũ khí thông thường Các nước xã Xã hội chủ nghĩa lần lượt ra đời, được Liên Xô ủng hộ và bắt đầu hình thành một hệ thống thế giới Phong trào cộng sản và công nhân ở các nước tư bản đang trên

đà phát triển Phong trào giải phóng dân tộc lên cao Trong lúc đó, các trung tâm tư bản chủ yếu ở châu Âu và Nhật chưa được củng cố, phục hồi, tập hợp lại Bối cảnh lịch sử đó đặtkhiến chiến lược toàn cầu Mỹ xuất phát từ một thế phòng ngự làtập trung vào mục tiêu là “ ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa

Trang 20

cộng Cộng sản” Đó cũng là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong chiến lược quân sự, các chính sách toàn cầu của Mỹ.

Sau khi trúng cử vào Nhà Trắng lần thứ hai, Tổng thống Mỹ Truman đề

ra học thuyết mang tên mình Nội dung học thuyết Truman là phải bao vây và ngăn chặn Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, đồng thời chống lại phong trào giải phóng dân tộc do những người cộng sản lãnh đạo và ủng hộ những phong trào dân tộc không theo chủ nghĩa cộng sản như các phong trào ở Nam Á, Trung Đông, Đông Nam Á, Đông Bắc Á

Tại Mỹ đầu thập niên 1950, các lực lượng chống cộng sản nắm quyền Chính phủ Mỹ khiến công chúng nghĩ rằng những người cộng sản là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia

Sự cạnh tranh Trong bối cảnh chiến tranhchiến tranh Llạnh với, Liên

Xô là mối quan tâm lớn nhất trong về chính sách đối ngoại của Mỹ trong những nămở những năm 1940 - và 1950 C, chính phủ Truman và Eisenhower ngày càng trở nên lo ngại rằng khi các cường quốc châu Âu bị mất các thuộc địa của họ, các Đđảng Ccộng sản được Liên Xô ủng hộ sẽ đạt đượclên nắm quyền lực trong quốc gia mới Điều này có thể làm thay đổi cán cân quyền lực quốc tế theo hướng có lợi cho Liên Xô và loại bỏ quyền truy cập vào nguồn lực tài nguyên từ vị thế của Mỹ và các đồng minh của Mỹ Do vậy, Hoa KỳMỹ đã sử dụng các gói cứu trợchương trình viện trợ, hỗ trợ kỹ thuật và đôi khi bằng tấn công quân sự để hỗ trợ ủng hộ các lực lượng thân phương Tây tại các quốc gia thuộc địa.mới

Giới chiến lược quân sự Mỹ phát hiệnnhận thấy lúc này hướng yếu nhất trong chiến lược của Mỹ ở châu Á là Đông Nam Á, một khu vực rộng lớn tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Nnam Bởi vì Đông Nam Á có tầm quan trọng về chiến lược, nó kiểm soát cửa ngõ ra vào giữa hai biển Thái Bình Dương và

Ấn Độ Dương", Đô"Đông Nam Á có vị trí rất quan trọng đối với Mỹ"

Trang 21

Quan điểmChủ trương ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản đã tạo ra một cơ cấu chặt chẽ cho đường lối của Mỹ ở Đông Nam Á Trong văn kiện NSC51, nhan đề - Chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á do Bộ Ngoại giao Mỹ

trình lên Hội đồng an ninh quốc gia ngày 1/7/1949 đánh giá "ở Đông Dương, chính sách của Pháp là đánh chiếm lại, v.v nhưng Pháp không thể dùng biện pháp quân sự để tiêu diệt Việt Minh, tình hình Đông Dương đang xấu đi rất nhiều Cộng sản chiếm vị trí khống chế trong phong trào dân tộc " Sau

đó, Tổng thống Truman đã phê chuẩn (ngày 30/12/1949) một văn kiện của

Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ, trong đó nhấn mạnh "cần thiết phải ngăn chặn sự bành trướng của cộng sản ở Đông Dương" Đông Nam Á trở thành

chiến trường quan trọng trong chiến lược của Mỹ ở châu Á Chiến lược ngăn chặn ở Đông Nam Á coi như chính thức bắt đầu từ đó và Đông Dương trở thành trọng điểm của chiến lược Đông Nam Á của Mỹ

Những năm 1948 –, 1949, triển khai học thuyết học thuyết Truman và chiến lược quân sự toàn cầu ngăn chặn của Mỹ được thực hiện., Mỹ đặt trọng tâm chiến lược là Tây Âu Ở châu Âu, lúc này nước Pháp có vị trí rấtvai trò quan trọng, thậm chí là then chốt trong việc hình thành liên minh đó Do vậy,

Mỹ đã cố gắng tranh thủ Pháp để khai thác vai trò của Pháp Năm 1947, Mỹ viện trợ cho Pháp 3 tỉ đôla theo kế hoạch Marshall Năm 1948, Tổng thống

Mỹ đã có sự phê chuẩn đặc biệt để trang bị cho 3 sư đoàn Pháp đóng ở Đức

TNăm 1948, trong một văn kiện của Bộ Ngoại giao Mỹ (27/9/1948)

“tTổng kết tình hình Việt Nam và chính sách của Mỹ đối với Việt Nam ”, đãcó

nêu rõ mục tiêu lâu dài của Mỹ là: thủ tiêu ở mức độ tối đa có thể được ảnh hưởng của cộng sản ở Đông Dương., Mỹ muốn thấy Việt Nam và Đông Dương có một nhà nước dân tộc chủ nghĩa tự trị thân Mỹ

Thực tế từ năm 1947, Mỹ đã viện trợ cho Pháp theo kế hoạch Marshall

và Pháp đã dùng một phần viện trợ đó vào cuộc chiến tranh Đông Dương Báo chí Mỹ cho biết: năm 1947 Chính phủ Truman đã cho Pháp vay 160 triệu

Trang 22

đô la để mua xe cộ và một số thiết bị liên quan cho chiến trường Đông Dương Trong văn kiện NSC51 của Bộ Ngoại giao Mỹ gửi Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ (ngày 1/7/1949) có xác nhận, trong năm 1948 khoảng 100.000 quân Pháp với trang bị vũ khí của Mỹ đang đóng ở Đông Dương.

Mỹ tuyên bố ủng hộ nguyện vọng độc lập dân tộc tại Đông Nam Á trong đó có Việt Nam N, nhưng với điều kiện lãnh đạo của những nhà nước mới không phải là người cộng sản., Mỹ ủng hộ việc thành lập các nhà nước phi cộng sản để ổn định trong khu vực tiếp giáp Trung Quốc Theo thuyết Domino, Mỹ hỗ trợ những quốc gia đồng minh tại Đông Nam Á vì không hài lòng với điều mà họ cho là "lực lượng cộng sản muốn thống trị Châu Á dưới

chiêu bài dân tộc"2 Mỹ thúc giục Pháp nhượng bộ chủ nghĩa dân tộc tại Việt Nam, nhưng mặt khác họ không thể cắt viện trợ cho Pháp vì sẽ mất đi đồng minh trước những mối lo lớn hơn tại vì sợ mất đi một đồng minh lớn ở Châu

Âu Tóm lại, chính sách của Mỹ gồm 2 mặt không tương thích: một mặt hỗ trợ người Pháp chiến thắng trong cuộc chiến chống Việt Minh dưới sự chỉ đạo của Mỹ M, mặt khác Mỹ dự kiến sau khi chiến thắng, người Pháp sẽ rút khỏi Đông Dương3 “một cách cao cả”.

2 "Recognition by the United States of the three legally constituted governments of Vietnam, Laos' and Cambodia

appears desirable and in accordance with United States foreign policy for several reasons Among them are: encouragement to national aspirations under non-Communist leadership for peoples of colonial areas in Southeast Asia; the establishment of stable non-Communist governments in areas adjacent to Communist China; support to a friendly country which is also a signatory to the North Atlantic Treaty; and as a demonstration of displeasure with Communist tactics which are obviously aimed at eventual domination of Asia, working under the guise of indigenous nationalism."

3 " The U.S.-French ties in Europe (NATO, Marshall Plan, Mutual Defense Assistance Program) only marginally strengthened U.S urgings that France make concessions to Vietnamese nationalism Any leverage from these

sources was severely limited by the broader considerations of U.S policy for the containment of communism in Europe and Asia NATO and the Marshall Plan were of themselves judged to be essential to our European interests

To threaten France with economic and military sanctions in Europe in order to have it alter its policy in Indochina was, therefore, not plausible Similarly, to reduce the level of military assistance to the French effort in Indochina would have been counter-productive, since it would have led to a further deterioration in the French military

position there In other words, there was a basic incompatibility in the two strands of U.S policy: (1) Washington wanted France to fight the anti-communist war and win, preferably with U.S guidance and advice; and (2) Washington expected the French, when battlefield victory was assured, to magnanimously withdraw from Indochina."

Trang 23

Mỹ đã khuyên Pháp nên tìm một giải pháp chính trị , T t háng 1/1949,

Bộ Ngoại Giao Mỹ thúc ép Pháp thoả thuận với Bảo Đại để lập Chính phủ Quốc gia Việt Nam Tiếp đến tháng 2/1949, Ngoại trưởng Akison lại hối thúc và đến ngày 8/3/1949, Pháp đã ký Hiệp nghị Elysee Élysée với Bảo Đại Ngày 10/5/1949, Bộ Ngoại giao Mỹ điện cho lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn, khẳng định Pháp, các cường quốc phương Tây khác và các nước không cộng sản ở châu Á, hết sức cố gắng để đảm bảo thắng lợi tốt nhất cho giải pháp Bảo Đại

1.1.3 Khó khăn của Pháp và chủ trương thành lập chính phủ của người Việt

Sau chiến tranh thế giới II, nước Pháp chịu thiệt hại nặng nề về kinh tế Sản xuất công nghiệp giảm gần 3 lần, nông nghiệp giảm 2 lần Trong những năm 1945 – - 1950, kinh tế Pháp phát triển rất chậm chạp, gặp rất nhiều khó khăn Năm 1948, Pháp nhận viện trợ kinh tế của Mỹ theo kế hoạch Mashall

Về chính trị, tháng 1/1946, De Gaulle rút lui khỏi chính trường, mở đầu cho những nội các chỉ tồn tại thời gian ngắn Năm 1946, ba chính phủ: Félix Gouin, Georges Bidault và Léon Blum nối tiếp nhau Qua năm 1947, tình hình chính trường Pháp không ổn định, các chính phủ dựng lên rồi lại đổ xuống Chính phủ Léon Blum chỉ tồn tại được một tháng, được thay bằng chính phủ Ramadier (1/1947), rồi đến chính phủ của Robert Schuman (11/1947)

Từ khi cuộc chiến tranh Pháp Việt bùng nổ, thực dân kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Pháp liên tục gặp phải những mâu thuẫn giữa việc tập trung và phân tán binh lực Ở Bắc Bộ, mặc dù đã tăng viện lên 11 tiểu đoàn Âu Phi từ Pháp sang nhưng chúng thực dân Pháp cũng chỉ chiếm giữ được một số thành phố, thị xã Trên con đường giao thông chiến lược nối liền Hà Nội với Hải

Trang 24

Phòng, tuy địch đã sử dụng một lực lượng bảo vệ khá lớn nhưng vẫn không ngăn được các hoạt động của Việt Minh.

Trong khi đó lực lượng bộ đội chủ lực của Việt Minh vâẫn được bảo toàn và phát triển cả về số lượng và trìịnh độ tác chiến Thế trận chiến tranh nhân dân ngày càng được mở rộng Như vậy, âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bước đầu đã không thực hiện được Cuộc chiến tranh ngày càng kéo dài và mở rộng đã khiến thực dân Pháp lâm vào tình trạng khó khăn, quân số thiếu hụt Số quân từ Pháp sang không khắc phục được tình trạng phân tán, dàn mỏng lực lượng trên các chiến trường Một bộ phận binh lính Pháp tỏ ra chán ghét chiến tranh Phong trào phản chiến bắt đầu lên cao ở nước Pháp

Sau một thời gian chuẩn bị, đến đầu tháng 9/1947 Pháp tiến hành kế hoạch tấn công lớn trên chiến trường Bắc Bộ mà trọng tâm là khu Việt Bắc Bolaert tuyên bố: không có lí do gì để kéo dài chiến tranh, nhưng vẫn không công nhận chính phủ Hồ Chí Minh

Cuộc hành quân Léa nNăm 1947, Pháp tiến hành c uộc hành quân Léa với mục đích tiêu diệt bộ đội chủ lực và cơ quan đầu não của cuộc kháng chiếnViệt Minh, khóa chặt biên giới Việt Trung, xúc tiến việc thành lập chính phủ của người Việt Chủ trương này không thực hiện được Pháp không đủ lực để tiếp tục tấn công, đồng thời chịu áp lực của dư luận quốc tế đòi chấm dứt chiến tranh và trao trả độc lập cho nhân dân Đông Dương

Những khó khăn về kinh tế, chính trị của Pháp trong giai đoạn này đã buộc Pháp phải xin viện trợ của Mỹ Đồng thời, Pháp buộc phải tìm một giải

pháp chính trị phù hợp với lợi ích của Pháp và chiến lược "ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản" của khối các nước tư bản phương Tây trong đó có Pháp

Người Pháp chấp nhận một lộ trình trao quyền tự quyết cho chính phủ bản xứ

với điều kiện người lãnh đạo mà Pháp đồng ý thỏa hiệp "không phải là cộng sản" (hay nói cách khác, chính phủ này đảm bảo duy trì các lợi ích của Pháp

Trang 25

tại Đông Dương) Cũng có tài liệu ó quan điểm cho rằng khẩu hiệu "chống

cộng sản" của Pháp thực chất là để xây dựng một chính quyền bản xứ người

Việt làm đối trọng với Việt Minh để giảm sức ép về kinh tế - quân sự, cũng như thuyết phục Mỹ viện trợ để Pháp có thể tiếp tục đứng chân tại Đông Dương.

Ngày 1/6/1946, chính phủ Cộng hoà Nam Kỳ (République de Cochinchine) được Pháp chính thức công nhận, đứng đầu là bác sĩ Nguyễn Văn Thinh Mục đích của Pháp muốn giữ lại thuộc địa Nam Kỳ Pháp dự tính nếu cần phải trao trả độc lập cho Việt Nam, sẽ chỉ có Bắc Kỳ và Trung Kỳ Sau khi Nguyễn Văn Thinh từ chức, Lê Văn Hoạch lên thay Đến tháng 10/1947, một chính phủ Ttrung ương do Nguyễn Văn Xuân đứng đầu được thành lập Nguyễn Văn Xuân cho rằng tốt hơn hết làchủ trương thành lập một liên bang Việt Nam với sự thoả thuận của những lãnh tụ sẵn có của ba kỳ: Hồ Chí Minh

ở Bắc Kỳ, Bảo Đại ở Trung Kỳ và Thủ tướng Chính phủ Nam Kỳ do Hội đồng Nam Kỳ bầu ra

Như thế những khó khăn của thực dân Pháp đã khiến Pháp phải chấp nhận sự tồn tại của các chính phủ của người Việt như: chính phủ của Nguyễn Văn Thinh, Lê Văn Hoạch, Nguyễn Văn Xuân Đồng thời chính người Pháp cũng chủ trương thành lập cácsự ra đời của các chính phủ này để có thể duy trì và kéo dài cuộc chiến tranh ở Đông Dương Có thể nói, đây chính làNguyễn Văn Thinh, Lê Văn Hoạch, Nguyễn Văn Xuân chỉ là bù nhìn, hoàn toàn bị chi phối bởi Pháp Nó là cơ sở để dẫn đến sự ra đời của chính phủ Quốc gia Việt Nam trong giai đoạn sau Đồng thời, thông qua những chính phủ này, những mối quan hệ của Mỹ cũng dần được hình thành và xác lập

1.2 Bối cảnh trong nước

1.2.1 Những biến đổi trên cục diện chiến trường

Trang 26

Ngày 19/12/1946 với lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của chủ tịch

Hồ Chí Minh, cuộc chiến tranh Đông Dương giữa Pháp (cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bùng nổ) giữa Pháp và Việt Nam chính thức bùng nổ Trải qua hơn 2 năm chiến tranh, cục diện chiến trường có những bước chuyển biến mạnh mẽ Pháp bị thất bại trên nhiều chiến trường từ cuộc chiến đấu trong các đô thị cho đến chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947

Về phía Việt Nam dân chủ cộng hòa, với đường lối kháng chiến: toàn

dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh cuộc kháng chiến chống Pháp thu

được những thắng lợi to lớn toàn diện trên tất cả các mặt

Về quân sự, cuộc chiến đấu trong các đô thị đã giam chân Pháp, làm phá sản bước đầu kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh, tạo điều kiện cho các cơ quan trung ương Đảng và chính phủ di chuyển lên căn cứ địa Việt Bắc

Ngày 7/10/1947, Pháp mở cuộc hành quân Léa với 12000 quân dưới sự chỉ huy của tướng Valuy tấn công lên Việt Bắc nhằm: tiêu diệt cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến, tiêu diệt bộ đội chủ lực, nhanh chóng kết thúc chiến tranh Sau hơn một tháng chiến đấu, ngày 19/12/1947 thực dân Pháp buộc phải chấp nhận thất bại, rút quân khỏi Việt Bắc Quân dân ta đã đập tan cuộc hành quân của địch, cCơ quan đầu não của cuộc kháng chiến vẫn được bảo vệ, bộ đội chủ lực Việt Minh không những không bị tiêu diệt mà ngày càng trưởng thành Mặc dù, vẫn kiểm soát được tuyến biên giới Việt Trung,

và một số kho tàng, làng bản nhưng về cơ bản Pháp vẫn không thực hiện được

âm mưu đánh nhanh thắng nhanh buộc phải chuyển sang đánh lâu dài

Trước những chuyển biến của tình hình trong nước và thế giới tháng 6/1950, Bộ chính trịĐảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm phá thế bao vây, cô lập, đưa cuộc kháng chiến sang giai đoạn mới Chiến dịch diễn ra từ ngày 16/9/1950 đến ngày 22/10/1950 đã thu được những thắng lợi to lớn, mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến Đây là chiến

Trang 27

dịch đầu tiên do phía Việt Minhta chủ động mở đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về nghệ thuật chỉ đạo chiến dịch và trình độ tác chiến Sau chiến dịch Biên giới ta lực lượng Việt Minh đã nắm được quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

Về ngoại giao, ngày 18/1/1950 Trung Quốc chính thức công nhận và thiết lập quan hệ với chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa Tiếp sau đó là Liên Xô (30/1/1950) và các nước Xã hội chủ nghĩa lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của ta trên trường quốc tế, thúc đẩy cuộc kháng chiến phát triển

Về chính trị, sau ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ, chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ra sắc lệnh số 1/SL về việc thành lập ủy ban Bảo vệ tại các khu quân sự, các đơn vị hành chính từ cấp tỉnh trở xuống, quy định thành phần, chức năng nhiệm vụ của Ủy ban Bảo vệ các cấp Đây là tổ chức gồm các thành phần quân, dân, chính, sau này đổi thành Ủy ban kháng chiến Ngày 1/10/1947 chính phủ ra sắc lệnh số 91/SL về việc hợp nhất ủy ban hành chính

và ủy ban kháng chiến thành Ủy ban hành chính kháng chiến Căn cứ vào sắc lệnh trên, cơ quan hành chính các cấp được kiện toàn Ủy ban cấp xã có 5 ủy viên, trong đó có 3 ủy viên hành chính, 1 ủy viên quân sự và 1 ủy viên nhân dân Ủy ban cấp huyện có 7 ủy viên trong đó có 3 ủy viên hành chính, 1 viên quân sự và 3 ủy viên nhân dân

Công tác xây dựng Đảng cũng được đặc biệt coi trọng Công tác phát triển Đảng được đẩy mạnh trong bộ đội, quân dân, các cơ quan, xí nghiệp và

cả ở vùng sau lung địch Đến cuối năm 1947, tổng số đảng viên đã có trên

76000 người Tổ chức Đảng đã ăn sâu, bám rễ trong nhân dân Hầu hết các địa phương đã lập được huyện ủy, nhiều nơi lập được chi bộ liên xã Hệ thống

tổ chức Đảng trong quân đội từng bước được kiện toàn

Trang 28

Song song với công tác xây dựng Đảng, các đoàn thể quần chúng cũng không ngừng được củng cố về tổ chức.

Về kinh tế, nhà nước chủ trương xây dựng nền kinh tế kháng chiến, tự cấp tự túc, phục vụ những nhu cầu thiết yếu của nhân dân vùng tự do, đồng thời đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của chiến trường

Rõ ràng, những chuyển biến trong cục diện cuộc chiến tranh đã cho thấy, ảnh hưởng của phe xXã hội chủ nghĩa đối với cuộc kháng chiến của Việt Nam ngày càng lớn Chính phủ Hồ Chí MinhViệt Nam dân chủ cộng hòa không còn là một chính phủ dân tộc đơn thuần mà đã ngả sang phe cộng sảnđã chính thức trở thành một phần của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa

Sự thất bại của Pháp và nguy cơ lan tràn của làn sóng cộng sản xuống khu vực Đông Nam Á đang dần trở thành hiện thực Vì vậy, Mỹ càng thúc ép Pháp tiến tới thành lập một chính phủ của người bản xứ Thông qua đó, Mỹ muốn áp dụng các chính sách thực dân kiểu mới, đặt cơ sở cho sự can thiệp lâu dài ở Việt Nam

1.2.2 Hoạt động của Bảo Đại và các Đđ ảng phái sau năm 1945

1.1.2.2.1 Hoạt động của Bảo Đại

Bảo Đại tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy sinh ngày 22/10/1913, là con trai duy nhất của hoàng đế Khải Định và Từ Cung Hoàng thái hậu Hoàng Thị Cúc Năm 9 tuổi, ông được xác lập làm Đông cung Hoàng Thái tử Tháng 6/1922, Vĩnh Thụy được vợ chồng cựu Khâm sứ Trung kỳ là Jean François Eugène Charles nhận làm con nuôi và học ở trường Lycée Condorcet rồi sau ở trường Sciences Po (École libre des sciences politiques (), Paris) Ngày 6/11/1925, hoàng đế Khải Định Đế băng hà, Hoàng thái tử Vĩnh Thụy về nước thọ chịu tang Ngày 8/1/1926, Vĩnh Thụy được tôn lên kế vị làm Hoàng đế, lấy niên hiệu Bảo Đại Tháng 3 cùng nămCũng trong năm đó, hoàng đế Bảo Đại

Trang 29

Đế trở lại Pháp để tiếp tục học tập Từ niên khóa 1930, Bảo Đại Đế theo học trường Khoa học Chính trị (Sciences Politic)

Sau 10 năm học ở Pháp, ngày 16/8/1932, Bảo Đại về nước ra đạo dụ tuyên cáo chấp chính và khẳng định chế độ Qquân chủ Đại Nam hoàng triều Hoàng đế Bảo Đại Đế đã cải cách công việc trong triềulại triều đình, sắp xếp lại việc nội chính, hành chính Ngày 8/4/1932, Bảo Đại ban hành đạo dụ cải tổ nội các, quyết định tự mình chấp chính và sắc phong thêm 5 thượng thư mới xuất thân từ giới trí thức Tây học giả và hành chính là: Phạm Quỳnh, Thái Văn Toản, Hồ Đắc Khải, Ngô Đình Diệm và Bùi Đằng Đoàn Ông Bảo Đại đã thành lập Viện Dân biểu để nhân dân có thể trình bày nguyện vọng lên nhà vua và quan chức bảo hộ Pháp Bảo Đại và cho phép Hội đồng tư vấn Bắc Kỳ được thay mặt Nam triều trong việc hợp tác với chính quyền bảo hộ, tháng 12/1933, Bảo Đại ngự du Bắc Hà thăm dân chúng

Sau khi Nhật đảo chính Pháp, p và tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam Nngày 11/3/1945, Bảo Đại ra đạo dụ "Tuyên cáo Việt Nam độc lập", tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenotre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ Trong tuyên bố của Bảo Đại, bãi bỏ các hiệp ước bảo hộ và mất độc lập với Pháp trước đây,

độc lập theo tuyên ngôn Đại đông Á, và "ông cũng như Chính phủ Việt Nam tin tưởng lòng trung thực của Nhật Bản và nó được xác định làm việc với các nước để đạt được mục đích" (theo Par Francis AGOSTINI).

Ngày 7/4/1945, Bảo Đại đã ký đạo dụ số 5 chuẩn y thành phần nội các Trần Trọng Kim, giải thể Viện Dân biểu Trung Kỳ Tháng 6 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam, tuyên bố bảo vệ "độc lập" giành được ngày 9/3, và thành lập ủy ban giải phóng dân tộc, nhóm tất cả các đảng phái chính trị để lãnh đạo cuộc chiến này Trong thời gian này, Bảo

Trang 30

Đại gửi thông điệp cho Tổng thống Truman, vua nước Anh, Thống chế Tưởng Giới Thạch, Tướng de Gaulle đề nghị công nhận độc lập của Việt Nam

Từ thángSau sự kiện Nhật đảo chính Pháp ngày 9/ 3/1945, Việt Nam rơi vào một tình trạng hỗn loạn do khoảng trống về quyền lực chính trị quá lớndo có nhiều tổ chức chính trị cùng song song tồn tại Người Nhật đang lo chống đỡ các đòn tấn công của quân đội đồng minh Anh, Mỹ Cả chính phủ chính phủ của Trần Trọng Kim và lẫn triều đình của Bảo Đại đều không đủ lực lượng quân sự và uy tín chính trị để kiểm soát tình hình

Cách mạng tháng Tám thành công, tại nhiều địa phương, Việt Minh buộc chính quyền Đế quốc Việt Nam giao quyền lực cho họ Trước tình thế

đó, Bảo Đại quyết định thoái vị Bảo Đại không rõ phải liên lạc với ai ở Hà

Nội, nên gửi một điện tín tới "Ủy ban Nhân dân Cứu quốc" ở Hà Nội: "Đáp ứng lời kêu gọi của Ủy ban, tôi sẵn sàng thoái vị Trước giờ quyết định này của lịch sử quốc gia, đoàn kết là sống, chia rẽ là chết Tôi sẵn sàng hy sinh tất cả mọi quyền lợi, để cho sự đoàn kết được thành tựu, và yêu cầu đại diện của Ủy ban sớm tới Huế, để nhận bàn giao"

Ssáng ngày 23/8, hai phái viênđại diện của Việt Minh là Trần Huy Liệu

và Cù Huy Cận đến cung điện Huế Chiều 3025/8/1945, Bảo Đại đã đọc Tuyên ngônChiếu t Thoái vị trước hàng ngàn người tụ họp trước cửa Ngọ Môn và sau đó trao ấn tín, quốc bảo của hoàng triều cho ông Trần Huy Liệu, chính thức trở thành công dân Vĩnh Thụy

Tháng 9/1945, Bảo Đại được Chủ tịch cChính phủ Lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà mời ra Hà Nội nhận chức "Cố vấn tối cao Chính phủ Lâm thời Việt Nam", ông là một trong 7 thành viên của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu Trong cuộc bầu cử nNgày 6/1/1946, ông Bảo Đại được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Trang 31

Ngày 16/3/1946, ông Bảo Đại tham gia phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang Trùng Khánh Sau đó Bảo Đại thăm viếng Trung Hoa, nhưng ông không trở về nước, mà về đi Côn Minh rồi Hương Cảng Tại Côn Minh, ông đã tiếp xúc với nhiều giới chính trị, trong đó có người Mỹ Đại tướng George Marshall, đại diện Hoa Kỳ, đã đem bản giao ước với Bảo Đại về trình Tổng thống Harry S Truman Trước tình hình đó, Bảo Đại bèn viết thư về nước xin từ chức "Cố vấn tối cao" trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Đầu năm 1947, trước áp lực của các đảng phái cánh tả Pháp như Đảng Cộng sản Pháp và Đảng Xã hội Pháp, thủ tướng Ramadier thông báo rằng chính phủ của ôngPháp ủng hộ nền độc lập và thống nhất cho Việt Nam, :

"Độc lập trong Liên hiệp Pháp và liên minh của ba nước An Nam, nếu người dân An Nam mong muốn nó" và Pháp sẵn sàng đàm phán hòa giải với những đại diện chân chính của Việt Nam

Để hậu thuẫn cho Bảo Đại đàm phán với Pháp về nền độc lập của Việt Nam, các lực lượng chính trị bao gồm Cao Đài, Hoà Hảo, Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội, Đại Việt Quốc dân đảng và Việt Nam Quốc dân Đảng liên kết thành lập Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp Đây là những tổ chức chính trị hoặc tôn giáo từng tham gia chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hay hợp tác với Việt Minh chống Pháp nhưng đến giai đoạn sau này đã chuyển sang ủng hộ Bảo Đại để thành lập chính phủ Quốc gia Việt Nam Ngay sau khi thành lậpđó, Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp quyết định sẽ ủng hộ Bảo Đại đàm phán với Pháp về nền độc lập của Việt Nam Tháng 5/1947, Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp cử phái đoàn đến Hồng Kông gặp Bảo Đại để thuyết phục chochuẩn bị việc thành lập một Chính phủ Trung ương và đàm phán với Pháp về nền độc lập của Việt Nam Bảo Đại được Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp bao gồm các lực

Trang 32

lượng chính trị Cao Đài, Hoà Hảo, Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội, Đại Việt Quốc dân đảng và Việt Nam Quốc dân Đảng tìm mọi cách để hậu thuẫn cho Bảo Đại Có thể khẳng định Mặt trận Quốc gia Liên hiệp là cơ sở chính trị trong nước để sau này Bảo Đại có thể về nước cải tổ Chính phủ lâm thời Quốc gia Việt Nam thành lập Chính phủ Quốc gia Việt Nam Đây là những tổ chức chính trị hoặc tôn giáo từng tham gia chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hay hợp tác với Việt Minh chống Pháp nhưng do xung đột với Việt Minh nên chuyển sang ủng hộ Bảo Đại thành lập Quốc gia Việt Nam.

1.1.2.2.2 Hoạt động của các Đảng phái sau năm 1945

Sự ra đời của chính phủ Quốc gia Việt Nam là sự hội tụ của rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, trong nước và quốc tế, mong muốn cá nhân

và tham vọng của nhiều đảng phái Nói một cách đơn giản, chính phủ Quốc gia Việt Nam ra đời là kết quả của một quá trình chuẩn bị của các tổ chức, phe nhóm, đảng phái chính trị dưới sự giúp đỡ của người Pháp

Trước năm 1945, ở Nam Kỳ đảng Lập hiến đã có những cá nhân và tổ chức các hoạt động vận động, tuyên truyền đòi người Pháp mở rộng quyền tự trị cho người Việt như Đảng Lập hiến Đông Dương Các cuộc vận động này

do tầng lớp trung lưu và thượng lưu chủ khởi xướng Sau năm 1945, ý tưởng chính trị này vẫn được các chính khách Nam Kỳ theo đường lối trung dung theo đuổi.cuộc đấu tranh đòi quyền tự trị cho Việt Nam vẫn tiếp diễn

Trong tuyên bố ngày ngày 24/3/1945 của tướng De Gaulle về Đông

Dương có đoạn "Năm quốc gia tạo nên Liên bang Đông Dương được phân biệt bằng văn minh, chủng tộc và truyền thống, sẽ vẫn duy trì những đặc điểm riêng của họ trong Liên bang"[53;129]4 Như vậy, Nhưng trên thực tế, đến giai đoạn cuối Thế chiếnchiến tranh thế giới thứ II, người Pháp vẫn xem Bắc

4 “The five lands which comprise the Indochinese Federation, and which are distinguished by civilisation, race and traditions, will maintain their characters within the Federation."

Trang 33

Kỳ, Trung Kỳ , Tây Nguyên và Nam Kỳ là ba quốc gia khác nhau Trong

tuyên bố ngày 24/3/1945 của tướng De Gaulle về Đông Dương có đoạn "Năm quốc gia tạo nên Liên bang Đông Dương được phân biệt bằng văn minh, chủng tộc và truyền thống, sẽ vẫn duy trì những đặc điểm riêng của họ trong Liên bang"[53;129]5 Sau này việc cho phép thành lập Cộng hòa tự trị Nam

Kỳ cũng nằm trong kế hoạch thành lập Liên bang Đông Dương của Pháp

Khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, với sự kiện Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh, lãnh thổ Việt Nam từ vĩ tuyến 16 vào Nam do Quân đội Anh dưới quyền chỉ huy của tướng Douglas Gracey nhân danh lực lượng Đồng minh tiếp quản và sau đó đã giao lại cho Pháp tiếp tục quản lý

Tình hình chính trị tại Nam Kỳ thời điểm này rất phức tạp Nhiều phe nhóm khác nhau cùng tồn tại, và cố gắng củng cố quyền lực riêng như: Trần Văn Soái (Năm Lửa) chiếm đóng Cái Vồn (Cần Thơ), Lâm Thành Nguyên (Hai Ngoán) giữ Cái Dầu (Châu Đốc), Lê Quang Vinh (Ba Cụt) giữ Thốt Nốt (Long Xuyên), Nguyễn Giác Ngộ đặt bản doanh ở Cao Lãnh (Kiến Phong), Cao Đài cát cứ ở Tây Ninh và Bình Xuyên của Lê Văn Viễn (Bảy Viễn) định doanh ở Chánh Hưng (Chợ Lớn) Đó là chưa kể đến các tổ chức chính trị như đảng Lập Hiến, Đại Việt, v.v Người Pháp cung cấp tài chính và vũ khí cho các nhóm này, trên danh nghĩa là giữ an ninh, nhưng mục đích là chống lại lực lượng Việt Minh Những nhóm này thường xung đột, tranh giành quyền lực khiến tình hình thêm hỗn loạn [28;2089]

Ngày 23/9/1945 người Pháp tái vũ trang và sẵn sàng tiếp thuchiếm lại Sài Gòn nhưng phải đợi đến tháng 10/1945, khi quân Anh chính thức trao chủ

5 “The five lands which comprise the Indochinese Federation, and which are distinguished by civilisation, race and traditions, will maintain their characters within the Federation."

Trang 34

quyền lại cho Pháp thì Quân đội Pháp mới ồ ạt đổ bộ rồi mở rộng đánh chiếm toàn Nam Bộ.

Tháng 2/1946, Jean Cédile - Ủủy viên Cộng hòa Nam Kỳ (Commissaire République), đã tức chức vụ mới lập để gọi người Pháp cầm đầu hành chánh ở Nam Kỳ) Jean Cédile cho lập Hội đồng tư vấn Nam Kỳ (Conseil consultatif de Cochinchine) với 12 ủy viên Thành phần Hội đồng gồm 4 người Pháp và 8 người Việt nhưng tất cả đều có quốc tịch Pháp Mục đích của Pháp là tách Nam Kì ra khỏi Việt Nam thống nhất

Tháng 3/19451946, Hội đồng tư vấn Nam Kỳ đã đệ trình một kiến nghị với chữ ký của 8 ủy viên người Việt lên Cao ủy Đông Dương - Georges Thierry d'Argenlieu (tương đương với chức Toàn quyền Đông Dương cũ) là

đô đốc Georges Thierry d'Argenlieu đề nghịvề việc thành lập nước Nam Kỳ

Tự trị [47;20] Cédile tỏ rõ ý định ủng hộ đề nghị thành lập nước Nam Kỳ Tự trị và hậu thuẫn những đảng phái thân Pháp như Đảng Nam Kỳ của Béziat để vận động công chúng Những nhóm khác như Đông Dương Tự trị Đảng và Việt Nam Tân dân Đảng cũng ngả theo lập trường "Nam Kỳ tự trị" Cùng lúc

đó, thì Đảng Tân Dân chủ của bác sĩ Nguyễn Văn Thinh tuy tham gia vào Hội đồng Tư vấn Nam Kỳ vẫn cố gắng tìm chỗ đứng riêng để thu hút những người không nằm trong Việt Minh Đến 31/05/1946 Hội đồng tư vấn Nam Kỳ đổi thành Hội đồng Nam Kỳ (Conseil de Cochinchine) với số ủy viên tăng lên

42 người

Trong khi Hội nghị Fontainebleau sắp diễn ra ở Pháp thì ngày 27/5/1946, Cao ủy Đông Dương là d'Argenlieu đơn phương tán thành việc thành lập Cộng hòa tự trị Nam Kỳ ngày 27/5/1946 và ra tuyên cáo ngày 1 tháng 6 trước quần chúng ở Nhà thờ Đức Bà, Sài Gòn Ngày 5/6/1946, tổng trưởng Pháp Marius Moutet chấp thuận hành xửhành động của d'Argenlieu để

"bảo vệ quyền lợi của dân tộc Nam Kỳ" [15;47] Cũng vàoĐ đầu tháng

Trang 35

6/1946, bác sĩ Nguyễn Văn Thinh được đề cử làm thủ tướng chính phủ Cộng hòa Nam Kỳ tự trị Ủy viên Cédile liền ký với tân thủ tướng một hiệp ước nhìn nhận xứthừa nhận Nam Kỳ là một xứ tự do, riêng biệt trong khuôn khổ của Liên bang Đông Dương.

Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh được đề cử làm thủ tướng nhưng chỉ được ít lâu thì ông tự sát Thay ông là bác sĩ Lê Văn Hoạch rồi Nguyễn Văn Xuân Trong thời gian này, để thu hút sự ủng hộ của dân chúng đối với nhà nước Cộng hòa tự trị Nam Kỳ mới thành lập, một số người cổ động cho khẩu hiệu “

"Xứ Nam Kỳ của người Nam Kỳ”"

Tình hình chính trị tại Nam Kỳ thời điểm này rất phức tạp Có nhiều phe nhóm khác nhau cùng tồn tại Các phe phái cố gắng củng cố quyền lực riêng như Trần Văn Soái (Năm Lửa) chiếm đóng Cái Vồn (Cần Thơ), Lâm Thành Nguyên (Hai Ngoán) giữ Cái Dầu (Châu Đốc), Lê Quang Vinh (Ba Cụt) giữ Thốt Nốt (Long Xuyên), Nguyễn Giác Ngộ đặt bản doanh ở Cao Lãnh (Kiến Phong), Cao Đài cát cứ ở Tây Ninh và Bình Xuyên của Lê Văn Viễn (Bảy Viễn) định doanh ở Chánh Hưng (Chợ Lớn) Đó là chưa kể đến các

tổ chức chính trị như Việt Minh, Đại Việt, v.v Người Pháp cung cấp tài chính

và vũ khí cho các nhóm này, trên danh nghĩa là giữ an ninh, nhưng chủ ý là chống lại lực lượng Việt Minh Những nhóm này thường xung đột, tranh giành quyền lực khiến tình hình thêm hỗn loạn [28;2089]

Ngày 19/12/1947 Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân bay sang Hương Cảng yết kiến Cựu hoàng Bảo Đại và xác nhận ý định thống nhất Nam Kỳ vào nước Việt Nam và mời cựu hoàng ra chấp chánh hầu điều đình tìm một giải pháp thứ ba ngoài Pháp và Việt Minh

Chính phủ Cộng hòa tự trị Nam Kỳ hay còn gọi tên khác là "Nam Kỳ

tự trị", về danh nghĩa được Hội đồng Nam Kỳ thành lập ngày 27/5/1946, dưới

sự "sắp đặt" của Jean Marie Arsène Cédile (Ủy viên cộng hòa Pháp tại Nam

Trang 36

Bộ) và Georges Thierry d'Argenlieu (Cao ủy Pháp tại Đông Dương) Đây được xem là một chủ trương của Pháp nhằm tách Nam Kỳ ra khỏi Việt Nam.

Chính phủ Cộng hòa tự trị Nam Kỳ là một chính phủ lâm thời thân

Pháp có quyền lực nhỏ bé “Cộng hòa tự trị Nam Kỳ không được công luận

ủng hộ Người Pháp cũng không tin tưởng giao thực quyền cho chính phủ này Vì những lý do đó chính phủ Cộng hòa tự trị Nam Kỳ có thể được xem là một thất bại” [12;279]

Đứng đầu chính phủ là thủ tướng do Hội đồng Cố vấn Nam Kỳ bầu lên Hội đồng này do Ủy viên Cộng hòa Pháp (, chức danh mới của thống đốc Nam Kỳ cũ), tuyển chọn ĐNgười đó là Jean Marie Arsène Cédile, nắm quyền

an ninh bên trong và bên ngoài nước Cộng hòa Ngoài ra Cao ủy Pháp tại Đông Dương (chức danh mới của Toàn quyền Đông Dương) còn có quyền phê chuẩn hoặc bác bỏ mọi bổ nhiệm của Thủ tướng6

Chính phủ Nam Kỳ trải qua cải tổ nhiều lần:

Chính phủ lâm thời ở Nam Kỳ (26/3/1946 – 31/5/1946)

Chính phủ Cộng hòa Nam Kỳ tự trị (1/6/1946 – 7/10/1947)

Chính phủ Cộng hòa Nam pPhần Việt Nam (8/10/1947 – 27/5/1948).Ngày 27 tháng 5 năm 1948, thủ tướng Nguyễn Văn Xuân trở thành thủ tướng của Chính phủ Trung ương lâm thời Việt Nam (Provisional Central Government of Vietnam) Danh sách các thủ tướng của Chính phủ Nam Kỳ

tự trị:

1 Nguyễn Văn Thinh 26/ 3/ 1946 đến 31/5/ 1946 Thủ tướng lâm thời

6 " In Saigon, French authorities established a provisional Cochinchinese governmanet, but

inasmuch as an overwhelming majority of southerners favored national unification, the provisional government only represented a tiny, wealthy, pro-French minority It faced a hostile public opinion and an increasingly powerful guerrilla movement, led by the Vietminh in cooperation with the powerful religious sets The French never trusted the Cochinchinese government enough to give it real power The experiment Cochinchinese autonomy thus proved a failure."

Trang 37

2 Nguyễn Văn Thinh 1/6/1946 đến 10/11/1946 Thủ tướng

3 Lê Văn Hoạch 29/11/1946 đến 29/9/1947 Thủ tướng

4 Nguyễn Văn Xuân 8/10/1947 đến 27/5/1948 Thủ tướngNgày 27/5/1948, thủ tướng Nguyễn Văn Xuân trở thành thủ tướng của Chính phủ Trung ương lâm thời Việt Nam (Provisional Central Government

of Vietnam)

Nhìn chung cChính phủ Cộng hòa tự trị Nam Kỳ là một chính phủ lâm

thời thân Pháp có quyền lực nhỏ bé “Cộng hòa tự trị Nam Kỳ không được

công luận ủng hộ Người Pháp cũng không tin tưởng giao thực quyền cho chính phủ này Vì những lý do đó chính phủ Cộng hòa tự trị Nam Kỳ có thể được xem là một thất bại” [12;279].

Như vậy, rõ ràng cục diện chính trị miền Nam sau năm 1945 rất phức tạp Nếu như ở miền Bắc, lực lượng Việt Minh chiếm ưu thế, thì ở Nam Kỳ các lực lượng, đảng phái, phe nhóm chính trị, các tổ chức tôn giáo lại nắm thế chủ động Về cơ bản, họ Họ đã cùng nhau thống nhất trong một tổ chức chung đó là Chính phủ Nam kì tự trị của bác sĩ Nguyễn Văn Thinh Không thể phủ nhận rằng chính phủ Nguyễn Văn Thinh là mô hình mà Pháp sẽ sử dụng

và tiếp tục mở rộng trong tương lai (nhưng được nâng lên với quy mô và trình

độ tổ chức cao hơn, cai quản một phạm vi lãnh thổ rộng lớn hơn) Nói một cách đơn giản, chính phủ Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại sau này đã đang được hoài thai,trong giai đoạn thử nghiệmhình thành Những bài học thành công và thất bại của các đời thủ tướng sẽ được người Pháp (và cả Bảo Đại) rút kinh nghiệm để dựng lên một chính phủ Quốc gia Việt Nam có thể chốngvới mục đích chống lại những ảnh hưởng của Việt Minh

1 1.3 Sự ra đời của Chính phủ Quốc gia Việt Nam

Trang 38

Năm 1947, cựu mật thám Pháp ở Đông Dương là Cousseau đã tiếp xúc với Bảo Đại tại Hồng Kông, ngỏ ý mời ông Bảo Đại về nước nắm quyền, hình thành nên "chuẩn bị cho “Ggiải pháp Bảo Đại”" Ngày 7/12/1947, tại cuộc họp trên tàu chiến Pháp ở vVịnh Hạ Long, Bảo Đại và Pháp đàm phán rồi và

ký kết Hiệp ước vVịnh Hạ Long Hiệp ước thể hiện sự đồng thuận của hai bên

về việc thành lập Quốc gia Việt Nam trên cơ sở nguyên tắc độc lập và thống nhất của Việt Nam trong Liên hiệp Pháp M, mặc dù vậy, ý nghĩa chính xác của từ “đ"độc lập”" và các quyền hạn cụ thể của chính phủ mới vẫn chưa được xác định Chính phủ hoạt động dưới một hiến chương lâm thời, chọn cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ và bản “thanh niên hành khúc”"Thanh niên Hành

Khúc" với lời nhạc mới làm quốc ca Quốc gia Việt Nam sẽ có một quân đội

riêng tuy nhiên phải "sẵn sàng bảo vệ bất cứ phần nào của Liên Hiệp Pháp"

Sự đ Nền độc lập chính trị của nhà nước Quốc gia Việt Nam được quy định trong Hiệp ước Vịnh Hạ Long quá nhỏ nên hiệp ước này bịchưa thỏa mãn yêu cầu của Ngô Đình Diệm và cả nhữngcác chính trị gia trong Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp Vì thế hiệp ước này bị phản đối mạnh mẽ chỉ trích

Do bị các chính trị gia trong Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp chỉ trích, Trước tình hình đó, Bảo Đại chấm dứt đàm phán với Pháp và đi du lịch cChâu Âu trong 4 tháng Người Pháp cử các nhà ngoại giao theo thuyết phục Bảo Đại để thuyết phục ông tiếp tục đàm phán và thành lập Chính phủ Tháng 1/1948, Cao ủy Pháp tại Đông Dương E Bollaert tìm gặp Bảo Đại ở Genève, Thụy Sĩ để thuyết phục ông quay về Việt Nam để tiếp tục đàm phán

và thành lập Chính phủ Bảo Đại tuyên bố: nếu Hiệp ước Vịnh Hạ Long không được bổ sung ông sẽ không quay về Việt Nam Sau đó, ông đi Cannes, Paris rồi quay về Hồng Kông

Ngày 24/4/1948, thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân và Trần Văn Hữu cùũng bay tới Hồng Kông để gặp Bảo Đại xin thành lập Chính phủ Lâm thời

Trang 39

cho Việt Nam N, ngày 15/5/1948, Bảo Đại gửi thông điệp, tán thành sự việc thành lập Chính phủ Trung ương Lâm thời Việt Nam do Nguyễn Văn Xuân điều khiểnđứng đầu "để giải quyết vấn đềmối quan hệ giữa Việt Nam đối với

Pháp và dư luận qQuốc tế".

Ngày 5/6/1948, Bảo Đại đã gặp gỡ Cao ủy Pháp Bollaert ở vịnh Hạ Long, trên chiến hạm Duguay Trouin, để đàm phán về nền độc lập và thống nhất của Việt Nam Tháng 1/1949, Bản tuyên ngôn Việt - Pháp được công bố, theo đó nước Pháp công nhận nền độc lập và thống nhất của Việt Nam trong khuôn khổ của khối Liên hiệp Pháp

Phía chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa chỉ trích Bảo Đại là kẻ đã quay lưng, phản bội lại lợi ích dân tộc Những người Pháp có tư tưởng thực dân cũng phản đối vì họ cho rằng đây là sự đầu hàng của Bollaert Người Pháp yêu cầu cắt Nam Kỳ ra khỏi phần còn lại của Việt Nam, đòi đưa Việt Nam quay trở lại chế độ Bảo hộ Các chính trị gia ở Paris ra sức trấn an những người Pháp ủng hộ chủ nghĩa thực dân và đảm bảo rằng sẽ không có gì thay đổi - cuộc chiến tranh sẽ không chấm dứt Các lãnh tụ Cộng hoà Bình dân và nhiều người thân cận với Cộng hoà Bình dân lại cho rằng kéo dài chiến tranh sẽ hết sức có lợi và đã đi đến quyết định không để cho cuộc chiến tranh kết thúc sớm

Buổi lễ trọng thể ký kết hai văn kiện (tuyên cáo chung và nghị định thư

về thể chế) được tổ chức trên tàu Duguay Trouin trong tại vịnh Hạ Long, ngày 05/6/1948, giữa một bên là Cao uỷ Bollaert, một bên là thủ tướng Nguyễn Văn Xuân và các cộng sự viên

Hiệp ước định Hạ Long cần phải được Quốc hội Pháp phê chuẩn nhưng

dư luận Pháp nói chung, chống phản đối việc làm của Bollaert Người Pháp , không chấp nhận trả lại Nam Kỳ cho Việt Nam Bởi lẽ, vì chính phủ Pháp xem Nam Kỳ là một phần lãnh thổ “bất khả nhượng” Đó cũng là quan điểm của đa số người Pháp sống tại Việt Nam Còn về phía chính phủ Trung ương

Trang 40

lâm thời quốc gia Việt Nam, nghị định thư vẫn chưa thỏa mãn các yêu cầu về

“một nền độc lập thực sự” Bởi vì, Việt Nam mang tiếngvề danh nghĩa là “độc lập” nhưng vẫn “trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp” nên vẫn không có quân đội riêng, không có nền ngoại giao riêng, không có tài chính riêng, v.v

Bản tuyên ngôn này vấp phải sự phản đối từ nhiều phía Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa lên án Bảo Đại là kẻ đã quay lưng, phản bội lại lợi ích dân tộc Những người Pháp có tư tưởng thực dân cho rằng đây là sự đầu hàng của Bollaert Người Pháp yêu cầu cắt Nam Kỳ ra khỏi phần còn lại của Việt Nam, đòi đưa Việt Nam quay trở lại chế độ bảo hộ Trước tình thế đó, các chính trị gia ở Paris đảm bảo rằng cuộc chiến tranh sẽ không chấm dứt

Ba ngày sau khi hiệp định ước được ký kết tại vịnh Hạ Long, Bộ trưởng ngoại giao Pháp quốc hải ngoại Paul Coste Floret tuyên bố trước Quốc hội nhấn mạnh đến việc không bỏ Nam Kỳ, và nhắc lại những quyền hành của Liên hiệp Pháp

Sau nhiều cuộc tiếp xúc với các yếu nhânnhân vật chính trị quan trọng trong chính giới Pháp, kể cả Tổng thống Vincent Auriol mời dự tiệc ở lâu đài Rambouillet, Bảo Đại vẫn chưa đạt được tiến bộ khả quan nào trong những yêu cầu chính trị của mình

Trong khi quốc hội Pháp chưa thông qua thỏa ướchiệp ước Hạ Long (5/6/1948), thì chính phủ Robert Schuman xin từ chức ngày 24/7/1948 Chính phủ mới, do André Marie nhậm chức ngày 26/7/1949 tuyên

bố ủng hộ thỏa ướchiệp ước Hạ Long Mặc dù vậy Quốc hội Pháp vẫn chưa phê chuẩn thỏa ước này Cầm quyền hơn một tháng, nội các Marie sụp đổ ngày 28/8/1948 Robert Schuman trở lại làm thủ tướng ngày 31/8/1948, nhưng được hơn mười ngày, lại phải từ chức, và Henri Queuille thuộc khuynh hướng xã hội cấp tiến, lên thay ngày 12/9/1948 Tháng 12, Cao uỷ Pignon sang Paris gặp Bảo Đại, yêu cầu Bảo Đại tiếp xúc với thủ tướng Queuille

Ngày đăng: 12/04/2016, 09:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. 1. Ngô Trọng Bân (1955), Âm mưu xâm lược của Mỹ ở Đông Dương, Nxb Sự Thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Âm mưu xâm lược của Mỹ ở Đông Dương
Tác giả: 1. Ngô Trọng Bân
Nhà XB: Nxb Sự Thật
Năm: 1955
2. 2. Nguyễn Huy Cầu (1994), Thời điểm của những sự thật (trích hồi kí Nava về Điện Biên Phủ/ Herri Navarre), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thời điểm của những sự thật (trích hồi kí Nava về Điện Biên Phủ/ Herri Navarre)
Tác giả: 2. Nguyễn Huy Cầu
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 1994
3. 3. Đinh Thị Thu Cúc (chủ biên) (2013), Lịch sử Việt Nam tập 10, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Việt Nam tập 10
Tác giả: 3. Đinh Thị Thu Cúc (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2013
6. 8. Bảo Đại, Vincent Auriol (1949), Lời tuyên cáo của Đức Bảo Đại tại Sài Gòn ngày 14/6/49, Tài liệu lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lời tuyên cáo của Đức Bảo Đại tại Sài Gòn ngày 14/6/49
Tác giả: 8. Bảo Đại, Vincent Auriol
Năm: 1949
7. 9. Bảo Đại (1949), Lời hiệu triệu toàn dân của Đức Quốc trưởng Bảo Đại, nhân dịp lễ kỷ niệm đệ nhất chu niên thoả hiệp mồng 8 tháng ba năm 1949, Sở Thông tin Bắc Việt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lời hiệu triệu toàn dân của Đức Quốc trưởng Bảo Đại, nhân dịp lễ kỷ niệm đệ nhất chu niên thoả hiệp mồng 8 tháng ba năm 1949
Tác giả: 9. Bảo Đại
Năm: 1949
8. 10. Tr. ĐThông tin Bắc Việt.của ĐứGiáo trình L9), Lc Việt.của Đức Quốc trưởng, Nxb Giáo D9), Lc Việt.11. Võ Nguyên Giáp (2006), Tõ Nguyên Giáp (2Nxb Quân đGiáp (2006), Nam tu 12. Võ Nguyên Giáp (2005), Nh Nguyên Giáp (2005), Nam tu toà, Nxb Quân đáp (2005), Nam tu to13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình L9), Lc Việt.của Đức Quốc trưởng", Nxb Giáo D9), Lc Việt.11. Võ Nguyên Giáp (2006), "Tõ Nguyên Giáp (2"Nxb Quân đGiáp (2006), Nam tu 12. Võ Nguyên Giáp (2005), "Nh Nguyên Giáp (2005), Nam tu toà
Tác giả: 10. Tr. ĐThông tin Bắc Việt.của ĐứGiáo trình L9), Lc Việt.của Đức Quốc trưởng, Nxb Giáo D9), Lc Việt.11. Võ Nguyên Giáp (2006), Tõ Nguyên Giáp (2Nxb Quân đGiáp (2006), Nam tu 12. Võ Nguyên Giáp (2005), Nh Nguyên Giáp (2005), Nam tu toà, Nxb Quân đáp
Nhà XB: Nxb Giáo D9)
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w