1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý chi thường xuyên trên địa bàn xã thi sơn – huyện kim bảng – tỉnh hà nam

53 563 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 430,5 KB

Nội dung

Mặt khác, quản lý theo dự toán thì mới đảm bảo được cân đốingân sách, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành ngân sách, hạn chế tínhtùy tiện trong quản lý và sử dụng kinh phí ở các đ

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập

Sv: Đinh Quốc Đạt

Trang 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NSNN: Ngân sách nhà nước

UBND: Ủy ban nhân dân

HĐND: Hội đồng nhân dân

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

TrangBảng 2.1 Tình hình chi thường xuyên ngân sách xã Thi Sơn giai

đoạn 2012 – 2013

15

Trang 5

M C L C Ụ Ụ

LỜI MỞ ĐẦU 8

1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 8

2 Tính cấp thiết của đề tài 9

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 9

4 Câu hỏi nghiên cứu 9

5 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 10

6 Kết cấu của đề tài 10

CHƯƠNG 1 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI VÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ 1

1.1 Những vấn đề chung về chi thường xuyên ngân sách xã 1

1.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của ngân sách xã 1

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm chi thường xuyên ngân sách xã 2

1.1.3 Vai trò của chi thường xuyên ngân sách xã 2

1.1.4 Nội dung chi thường xuyên của ngân sách xã 4

1.2 Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã 4

1.2.1 Các nguyên tắc quản lý chi thường xuyên ngân sách xã 4

1.2.1.1 Nguyên tắc chi theo dự toán 4

1.2.1.2 Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả 5

1.2.1.3 Nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước 5

1.2.2.4 Nguyên tắc chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức quy định .6 1.2.2 Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách xã 6

1.2.3 Tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách xã 8

1.2.4 Quyết toán chi thường xuyên ngân sách xã 10

CHƯƠNG 2 13

THỰC TRẠNG CHI VÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ THI SƠN – HUYỆN KIM BẢNG – TỈNH HÀ NAM 13

2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, bộ máy quản lý ngân sách xã Thi Sơn – huyện Kim Bảng – tỉnh Hà Nam 13

2.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội xã Thi Sơn 13

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên 13

2.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 13

2.1.2 Khái quát bộ máy quản lý chi ngân sách xã Thi Sơn 14

2.2 Tình hình chi thường xuyên ngân sách xã Thi Sơn 15

2.3 Tình hình quản lý chi thường xuyên ngân sách xã Thi Sơn – huyện Kim Bảng – tỉnh Hà Nam 17

2.3.1 Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách xã Thi Sơn 17

2.3.2 Thực trạng chấp hành dự toán chi thường xuyên xã Thi Sơn 19

Trang 6

2.3.3 Thực trạng quyết toán chi thường xuyên xã Thi Sơn 27

2.4 Kết luận 28

2.4.1 Những mặt đạt được 28

2.4.2 Những mặt hạn chế 28

2.4.3 Nguyên nhân 28

2.4.3.1 Nguyên nhân khách quan 29

2.4.3.2 Nguyên nhân chủ quan 29

CHƯƠNG 3 30

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ THI SƠN – HUYỆN KIM BẢNG – TỈNH HÀ NAM 30

3.1 Phương hướng tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên NSX Thi Sơn 30

3.1.1 Mục tiêu định hướng phát triển kinh tế - xã hội 3 năm tới 30

3.1.2 Phương hướng tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên NSX Thi Sơn 30

3.2 Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên NSX Thi sơn .31

3.2.1 Thay đổi cơ cấu chi trong xây dựng dự toán cho phù hợp 31

3.2.2 Đảm bảo tính độc lập, tự chủ gắn với trách nhiệm của cấp chính quyền xã trong chi NSX 31

3.2.3 Quán triệt nguyên tắc chi tiết kiệm, hiệu quả 32

3.2.4 Kiện toàn bộ máy cơ sở trong quản lý chi thường xuyên ngân sách xã 32

3.2.5 Công khai, minh bạch trong chi và quản lý chi thường xuyên ngân sách xã 33

3.2.6 Tăng cường công tác tự thanh tra, kiểm tra và công tác thanh tra, kiểm tra tại địa phương 34

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả chi thường xuyên NSX Thi Sơn 34

3.3.1 Kiểm soát chặt chẽ quá trình xây dựng, thực hiện cơ cấu chi, đảm bảo chi đúng, đủ, phù hợp 34

3.3.2 Nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác tài chính, kế toán 34

3.3.3 Tăng cường sự trao đổi, liên kết, kiểm tra chéo giữa tài chính xã Thi Sơn với phòng Tài chính – Kế hoạch huyện và Kho bạc nhà nước huyện Kim Bảng 36

3.4 Điều kiện để thực thi giải pháp 37

KẾT LUẬN 38

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu.

Xã là cấp chính quyền cơ sở trong hệ thống tổ chức hành chính 4 cấp ởnước ta hiện nay Xã có chức năng nhiệm vụ gắn liền với việc thực hiện mụctiêu xây dựng nhà nước dân chủ, do dân và vì dân, là nơi giải quyết các mốiquan hệ phát sinh ban đầu giữa nhà nước với dân Trong hệ thống ngân sách nhànước, ngân sách xã là đơn vị ngân sách cấp cơ sở, đồng thời là đơn vị trực tiếp

sử dụng ngân sách nhà nước Ngân sách xã chính là phương tiện vật chất đểchính quyền cấp xã thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình Ngân sách xã

ổn định và được quản lý chi tiêu hiệu quả sẽ góp phần thực hiện tốt các mục tiêukinh tế - xã hội đề ra, thúc đẩy nhanh sự phát triển chung của đất nước Vì nó cótầm quan trọng đặc biệt, liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân nên xã vàngân sách xã luôn là đề tài được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu

Quản lý ngân sách xã là một vấn đề không mới nhưng cũng không cũ, tại các địa phương trên cả nước vẫn còn tồn tại những bất cập trong quá trình quản lý ngân sách xã, cả về 2 mảng thu – chi ngân sách Những hạn chế đó có thể có những điểm

là chung cho các địa phương nhưng cũng có những điểm là đặc thù riêng có của mỗi xã Từ những đặc điểm riêng có và sự cần thiết trong hoàn thiện công tác quản

lý ngân sách của xã, tác giả quyết định lựa chọn ngân sách xã là mục tiêu hướng đến của mình trong luận văn tốt nghiệp Và để có cái nhìn chi tiết hơn, tác giả chỉ đisâu vào nghiên cứu mảng chi thường xuyên và quản lý chi thường xuyên ngân sách

xã, cụ thể tại địa bàn xã Thi Sơn - huyện Kim Bảng - tỉnh Hà Nam

2 Tính cấp thiết của đề tài.

Thứ nhất, xã liên quan trực tiếp đến đời sống vật chất, tinh thần của ngườidân địa phương, của hộ gia đình Chi tiêu ngân sách xã sẽ quyết định đến bộ mặt

Trang 8

của địa phương, mặt khác nguồn ngân sách nhà nước cấp cho xã ít nên cần thiếtphải chi tiêu thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.Thứ hai, thời gian qua, mặc dù đã có những cải cách mang tính tích cực

về quản lý ngân sách xã tuy nhiên một số địa bàn vẫn bộc lộ nhiều hạn chếtrong quá trình chi ngân sách và quản lý chi ngân sách

Thứ ba, xã là đơn vị ngân sách cấp cơ sở, cơ sở có được hoàn thiện vàhoạt động vững chắc thì mới có nền tảng cho những cấp trên vận hành

Từ những thực trạng trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lý chi thường xuyên

trên địa bàn xã Thi Sơn – huyện Kim Bảng – tỉnh Hà Nam” nhằm xây dựng

bức tranh toàn cảnh về thực trạng chi và quản lý chi nơi đây, từ đó có địnhhướng góp phần hoàn thiện hơn công tác này, xây dựng cấp ngân sách cơ sởvững mạnh

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu trên 2 đối tượng là chi ngân sách xã và quản lý chi ngân sách xã

- Nghiên cứu ở phạm vi 1 xã, xã Thi Sơn – huyện Kim Bảng – tỉnh Hà Nam,đơn vị ngân sách cấp cơ sở và cũng là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách nhà nước

4 Câu hỏi nghiên cứu

3 câu hỏi cần được làm sáng rõ trong đề tài này qua sự nghiên cứu cụ thểtại xã Thi Sơn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam là:

- Thực trạng chi và quản lý chi ngân sách xã Thi Sơn cụ thể như thế nào?

- Nguyên nhân của tình trạng chi không hiệu quả đó?

- Giải pháp khắc phục tình trạng đó ra sao?

Trang 9

5 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu

- Thu thập, tổng hợp số liệu về tình hình chi thường xuyên ngân sách xãgiai đoạn 2010 – 2013

- So sánh quyết toán và dự toán

- Khảo sát tình hình quản lý chi thực tế tại đơn vị, so sánh với số liệu báo cáo

- Tham vấn ý kiến của người làm công tác tài chính xã ( Ông Đinh VănĐiện) , của chủ tịch xã (Ông Đinh Quang Thăng)

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài được chia làm 3 chương như sau:Chương 1 - Những vấn đề chung về chi và quản lí chi thường xuyênngân sách xã

Chương 2 - Thực trạng chi và quản lí chi thường xuyên ngân sách xã ThiSơn – huyện Kim Bảng – tỉnh Hà Nam

Chương 3 – Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chi và quản lí chithường xuyên tại xã Thi Sơn – huyện Kim Bảng – tỉnh Hà Nam

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2014 Sinh viên

Đinh Quốc Đạt

Trang 10

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI VÀ QUẢN LÝ CHI

THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ

1.1 Những vấn đề chung về chi thường xuyên ngân sách xã.

1.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của ngân sách xã.

Ngân sách Nhà nước là một phạm trù kinh tế - lịch sử gắn liền với sự ra đờicủa Nhà nước và nền kinh tế hàng hóa tiền tệ Trong điều kiện hiện nay việcthừa nhận sự tồn tại và hoạt động của ngân sách xã được coi như là điều hiểnnhiên Chính vì vậy, trong cơ cấu tổ chức của hệ thống NSNN ở hầu hết cácquốc gia đều có cấp ngân sách xã Song vấn đề quan niệm về ngân sách xã lạichưa có sự thống nhất Chính vì vậy, đòi hỏi phải có một khái niệm về ngân sách

xã chuẩn xác làm cơ sở cho việc xác định các yêu cầu, nhiệm vụ của nó sau này.Như chúng ta đã biết:

Xét về nguồn gốc xuất hiện NSNN nói chung và ngân sách xã nói riêng,thì các nhà nghiên cứu đều nhất trí rằng: Sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước

và nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ đã tạo ra những điều kiện cần và đủ choNSNN ra đời và tồn tại Chừng nào còn tồn tại cả 2 điều kiện trên, thì NSNNvẫn còn tồn tại Cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước ở mọi quốc gia đều là sựhợp thành của một số cấp hành chính nhất định, và có sự phân công, phân cấp

về quản lý kinh tế, xã hội cho mỗi cấp đó Nên cấu trúc của hệ thống NSNN ởcác quốc gia luôn bao gồm một số cấp ngân sách nhất định; trong đó ngânsách xã/xã/vùng luôn được coi là cấp ngân sách cơ sở Hiện nay, hệ thốngngân sách Nhà nước ta bao gồm: Ngân sách trung ương và ngân sách các cấpchính quyền địa phương Ngân sách địa phương gồm: Ngân sách cấp tỉnh(thành phố), ngân sách cấp Thành phố (huyện) và ngân sách cấp xã Ngânsách xã là một bộ phận cấu thành ngân sách cấp xã

Trang 11

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm chi thường xuyên ngân sách xã.

- Khái niệm: Chi ngân sách xã là quá trình phân phối và sử dụng nguồnvốn đã tập trung qua thu ngân sách xã nhằm đáp ứng cho các nhu cầu chi tiêugắn liền với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã

 + Các khoản chi của ngân sách xã mang tính chất không hoàn trả trực tiếp; 

1.1.3 Vai trò của chi thường xuyên ngân sách xã.

Để chính quyền tại cơ sở thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mìnhthì cần phải có kinh phí hoạt động và ngân sách xã cung cấp và duy trì sự pháttriển của ngân sách xã

- Chi ngân sách xã là nguồn tài chính chủ yếu để đảm bảo cho chínhquyền Nhà nước cấp xã thực thi các nhiệm vụ kinh tế xã hội trên địa bàn Đểthực hiện các chức năng nhiệm vụ về quản lý kinh tế, xã hội trên địa bàn theo

sự phân cấp trong hệ thống chính quyền Nhà nước, chính quyền xã cần phải

có được nguồn tài chính đủ lớn Trong số các Quỹ tiền tệ mà chính quyền xãđược quyền quản lý và sử dụng, thì ngân sách xã được coi là Quỹ tiền tệ cóqui mô lớn nhất, chỉ được phép sử dụng cho việc thực hiện các nhiệm vụ màchính quyền xã phải đảm nhận Do vậy khả năng đảm bảo nguồn tài chính từngân sách xã như thế nào sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ thực hiệncác nhiệm vụ về kinh tế, xã hội của chính quyền nhà nước cấp xã

- Là công cụ tài chính quan trọng để giúp chính quyền Nhà nước các xãkhai thác thế mạnh về kinh tế, xã hội trên địa bàn Cùng với quá trình hoàn thiện

Trang 12

Luật ngân sách nhà nước, cơ chế phân cấp về quản lý kinh tế - xã hội cho chínhquyền xã càng ngày càng nhiều hơn tạo thế chủ động cho các xã trong quá trìnhxây dựng và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Trong quá trình đó ngân sách xãđóng vai trò không nhỏ thông qua việc tạo lập các nguồn tài chính cần thiết đểchính quyền xã đầu tư cho khai thác các thế mạnh về kinh tế xã hội nông thôn, vàtừng bước tạo đà cất cánh cho kinh tế xã những năm sau này.

Trang 13

1.1.4 Nội dung chi thường xuyên của ngân sách xã.

1.2 Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã.

1.2.1 Các nguyên tắc quản lý chi thường xuyên ngân sách xã.

1.2.1.1 Nguyên tắc chi theo dự toán.

Chi thường xuyên ngân sách xã

Chi cho hoạt động của

cơ quan nhà nước ở

xã (lương, phụ cấp,

công tác phí, chi hoạt

động, chi văn phòng,

mua sắm sửa chữa

thường xuyên, chi

Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị (5 tổ chức đoàn thể).

Chi cho công

Chi sự nghiệp giáo dục

Chi công tác xã hội, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao.

Trang 14

Quản lý chi theo dự toán được coi là rất quan trọng đối với việc quản lýchi thường xuyên của NSX NSX hàng năm để đầu tư cho nhiều lĩnh vực khácnhau, mức chi cho mỗi loại hoạt động được xác định theo đối tượng riêng,định mức riêng sẽ dẫn đến các mức chi từ NSX cho các hoạt động cũng có sựkhác nhau Mặt khác, quản lý theo dự toán thì mới đảm bảo được cân đốingân sách, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành ngân sách, hạn chế tínhtùy tiện trong quản lý và sử dụng kinh phí ở các đơn vị thụ hưởng ngân sách.

Sự tôn trọng nguyên tắc quản lý chi theo dự toán đối với các khoản chithường xuyên của NSX được nhìn nhận qua những giác độ sau:

Mọi nhu cầu chi thường xuyên dự kiến trong năm kế hoạch nhất thiếtphải được xác định trong dự toán kinh phí từ cơ sở, thông qua các bước xétduyệt của các cơ quan thẩm quyền từ thấp đến cao

Trong quá trình tổ chức thực hiện dự toán chi thường xuyên, mỗi ngànhmỗi cấp phải căn cứ vào dự toán kinh phí đã được duyệt mà phân bổ và sửdụng cho các khoản chi và phải hạch toán theo đúng mục lục ngân sách

Định kỳ theo chế độ quyết toán kinh phí đã quy định, các ngành, các cấp,các đơn vị khi phân tích đánh giá kết quả thực hiện của kỳ báo cáo phải lấy

dự toán làm căn cứ đối chiếu, so sánh

1.2.1.2 Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả.

Có thể nói tiết kiệm, hiệu quả là một trong những nguyên tắc quan trọnghàng đầu của quản lý kinh tế tài chính vì nguồn lực thì luôn có giới hạn nhưngnhu cầu thì hông có mức giới hạn nào cả Do vậy, trong quá trình phân bổ và

sử dụng các nguồn lực khan hiếm đó luôn phải tính sao cho chi phí ít nhấtnhưng vẫn đạt hiệu quả tốt nhất Hàng năm nguồn chi cho NSX thì có hạnnhưng nhu cầu chi NSX luôn tăng nhanh so với khả năng huy động được Vìvậy tôn trọng nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả là cần thiết trong quản lý chi NSX

Trang 15

1.2.1.3 Nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước.

Một trong những nguyên tắc quan trọng của Kho bạc Nhà nước là quản

lý quỹ NSX, vì vậy Kho bạc Nhà nước vừa có quyền vừa có trách nhiệm kiểmsoát chặt che mọi khoản chi thường xuyên của NSX, hiện nay nước ta đã vàđang thực hiện “ Chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước”

Chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước là phương thức thanh toán chi trả có sựtham gia của ba bên: Đơn vị sử dụng NSX, Kho bạc Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhânđược nhận các khoản tiền do đơn vị sử dụng NSX ủy quyền Kho bạc Nhà nước tríchtiền tài khoản của mình để chuyển trả vào tài khoản cho người được hưởng ở mộttrung gian tài chính nào đó, nơi người hưởng tiền mở tài khoản gia dịch

1.2.2.4 Nguyên tắc chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức quy định

Thực hiện theo đúng quy định trong quyết định 59/2010/QĐ-TTg về việcban hành định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN năm 2011, đồng thờiphối hợp với hướng dẫn thực hiện phân bổ chi NSNN của tỉnh Hà Nam vàhuyện Kim Bảng Đây là một điều kiện tiên quyết trong việc chi trả chế độ vàthực hành tiết kiệm

1.2.2 Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách xã.

Theo “Thông tư số 60/2003/TT-BTC” – Quy định về quản lý ngân sách

xã và các hoạt động tài chính khác của xã

* Căn cứ lập dự toán ngân sách xã:

- Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đảm, bảo an ninh quốc phòng,trật tự an toàn xã hội của xã;

- Chính sách, chế độ thu ngân sách nhà nước, cơ chế phân cấp nguồn thu,nhiệm vụ chi ngân sách xã và tỷ lệ phân chia nguồn thu do Hội đồng nhân dâncấp tỉnh quy định;

Trang 16

- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do Chính phủ, Thủ tướngChính phủ, Bộ Tài chính và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định;

- Số kiểm tra về dự toán ngân sách xã do Uỷ ban nhân dân huyện thông báo;

- Tình hình thực hiện dự toán ngân sách xã năm hiện hành và các năm trước

* Trình tự lập dự toán ngân sách xã:

- Tài chính xã phối hợp với cơ quan thuế hoặc đội thu thuế xã (nếu có)tính toán các khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (trong phạm vi phâncấp cho xã quản lý)

- Các ban, tổ chức thuộc Uỷ ban nhân dân xã căn cứ vào chức năng nhiệm

vụ được giao và chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi lập dự toán chi của đơn vị tổchức mình

- Tài chính xã lập dự toán thu, chi và cân đối ngân sách xã trình Uỷ bannhân dân xã báo cáo Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã để xemxét gửi Uỷ ban nhân dân huyện và Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Thờigian báo cáo dự toán ngân sách xã do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định

- Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, Phòng Tài chính - Kế hoạchhuyện làm việc với Uỷ ban nhân dân xã về cân đối thu, chi ngân sách xã thời kỳ

ổn định mới theo khả năng bố trí cân đối chung của ngân sách địa phương Đốivới các năm tiếp theo của thời kỳ ổn định, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện chỉ

tổ chức làm việc với Uỷ ban nhân dân xã về dự toán ngân sách khi Uỷ ban nhândân xã có yêu cầu

* Quyết định dự toán ngân sách xã: Sau khi nhận được quyết định giaonhiệm vụ thu, chi ngân sách của Uỷ ban nhân dân huyện, Uỷ ban nhân dân xãhoàn chỉnh dự toán ngân sách xã và phương án phân bổ ngân sách xã trình Hộiđồng nhân dân xã quyết định Sau khi dự toán ngân sách xã được Hội đồngnhân dân xã quyết định, Uỷ ban nhân dân xã báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện,

Trang 17

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, đồng thời thông báo công khai dự toánngân sách xã cho nhân dân biết theo chế độ công khai tài chính về ngân sáchnhà nước.

1.2.3 Tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách xã.

Theo “Thông tư số 60/2003/TT-BTC” – Quy định về quản lý ngân sách

xã và các hoạt động tài chính khác của xã

* Căn cứ tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách xã.

- Căn cứ dự toán ngân sách xã và phương án phân bổ ngân sách xã cảnăm đã được Hội đồng nhân dân xã quyết định, Uỷ ban nhân dân xã phân bổchi tiết dự toán chi ngân sách xã theo Mục lục ngân sách nhà nước gửi Khobạc Nhà nước nơi giao dịch để làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi

- Căn cứ vào dự toán cả năm gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch Đốivới những xã có các nguồn thu chủ yếu theo mùa vụ, Uỷ ban nhân dân xã đềnghị cơ quan tài chính cấp trên thực hiện tiến độ cấp số bổ sung cân đối trong

dự toán đã được giao cho phù hợp để điều hành chi theo tiến độ công việc

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã (hoặc người được uỷ quyền) là chủ tàikhoản thu, chi ngân sách xã

- Xã có quỹ tiền mặt tại xã để thanh toán các khoản chi có giá trị nhỏ.Định mức tồn quỹ tiền mặt tại xã do Kho bạc Nhà nước huyện quy định chotừng loại xã Riêng những xã ở xa Kho bạc Nhà nước, điều kiện đi lại khókhăn, chưa thể thực hiện việc nộp trực tiếp các khoản thu của ngân sách xã vàoKho bạc Nhà nước, định mức tồn quỹ tiền mặt được quy định ở mức phù hợp

* Tổ chức thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách:

+ Trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân trong việc quản lý chi ngân sách xã:

• Các tổ chức, đơn vị thuộc xã:

Trang 18

Chi đúng dự toán được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đúngmục đích, đối tượng và tiết kiệm, có hiệu quả.

Lập dự toán kinh phí gửi Tài chính xã Khi có nhu cầu chi, làm các thủtục đề nghị Tài chính xã rút tiền tại Kho bạc hoặc quỹ tại xã để thanh toán

Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và quyếttoán sử dụng kinh phí với Tài chính xã và công khai kết quả thu, chi tài chínhcủa tổ chức, đơn vị

• Tài chính xã:

Thẩm tra nhu cầu sử dụng kinh phí của các tổ chức đơn vị

Bố trí nguồn theo dự toán năm để đáp ứng nhu cầu chi, trường hợp nhu cầuchi lớn hơn thu trong quý cần có biện pháp đề nghị cấp trên tăng tiến độ cấp bổsung hoặc tạm thời sắp xếp lại nhu cầu chi phù hợp với nguồn thu, theo nguyên tắcđảm bảo chi lương, có tính chất lương đầy đủ, kịp thời

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi ngân sách, sử dụng tài sản của các

tổ chức đơn vị sử dụng ngân sách, phát hiện và báo cáo đề xuất kịp thời Chủtịch Uỷ ban nhân dân xã về những vi phạm chế độ, tiêu chuẩn, định mức để cóbiện pháp đảm bảo thực hiện mục tiêu và tiến độ quy định

• Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã hoặc người được uỷ quyền quyết định chi:

Việc quyết định chi phải theo đúng chế độ, tiêu chuẩn và mức chi trongphạm vi dự toán được phê duyệt và người ra quyết định chi phải chịu tráchnhiệm về quyết định của mình, nếu chi sai phải bồi hoàn cho công quỹ và tuỳtheo tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặctruy cứu trách nhiệm hình sự

* Nguyên tắc chi ngân sách:

Việc thực hiện chi phải bảo đảm các điều kiện:

Trang 19

Đã được ghi trong dự toán được giao, trừ trường hợp dự toán và phân bổ

dự toán chưa được cấp có thẩm quyền quyết định và chi từ nguồn tăng thu,nguồn dự phòng ngân sách;

Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định;

Được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã hoặc người được uỷ quyền quyết định chi

1.2.4 Quyết toán chi thường xuyên ngân sách xã.

Theo “Thông tư số 60/2003/TT-BTC” – Quy định về quản lý ngân sách

xã và các hoạt động tài chính khác của xã

- Tài chính xã có trách nhiệm thực hiện công tác hạch toán kế toán vàquyết toán ngân sách xã theo Mục lục ngân sách nhà nước và chế độ kế toánngân sách xã hiện hành; thực hiện chế độ báo cáo kế toán và quyết toán theoquy định Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch thực hiện công tác kế toán thu, chiquỹ ngân sách xã theo quy định; định kỳ hàng tháng, quý báo cáo tình hìnhthực hiện thu, chi ngân sách xã, tồn quỹ ngân sách xã gửi Uỷ ban nhân dân xã;

và báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của Uỷ ban nhân dân xã

- Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách xã hết ngày 31 tháng 01 năm sau

- Để thực hiện công tác khoá sổ và quyết toán hàng năm, Tài chính xãthực hiện các việc sau đây:

+ Ngay trong tháng 12 phải rà soát tất cả các khoản thu, chi theo dự toán,

có biện pháp thu đầy đủ các khoản phải thu vào ngân sách và giải quyết kịpthời các nhu cầu chi theo dự toán Trường hợp có khả năng hụt thu phải chủđộng có phương án sắp xếp lại các khoản chi để đảm bảo cân đối ngân sách xã.+ Phối hợp với Kho bạc Nhà nước huyện nơi giao dịch đối chiếu tất cảcác khoản thu, chi ngân sách xã trong năm, bảo đảm hạch toán đầy đủ, chínhxác các khoản thu, chi theo Mục lục ngân sách nhà nước, kiểm tra lại số thuđược phân chia giữa các cấp ngân sách theo tỉ lệ quy định

Trang 20

+ Đối với các khoản tạm thu, tạm giữ, tạm vay (nếu có) phải xem xét xử lý hoặchoàn trả, trường hợp chưa xử lý được, thì phải làm thủ tục chuyển sang năm sau.

+ Các khoản thu, chi phát sinh vào thời điểm cuối năm được thực hiệntheo nguyên tắc sau:

• Các khoản thu phải nộp chậm nhất trước cuối giờ làm việc ngày 31/12,nếu nộp sau thời hạn trên phải hạch toán vào thu ngân sách năm sau

• Nhiệm vụ chi được bố trí trong dự toán ngân sách năm, chỉ được chitrong niên độ ngân sách năm đó, các khoản chi có trong dự toán đến hết 31/12chưa thực hiện được không được chuyển sang năm sau chi tiếp, trừ trườnghợp cần thiết phải chi nhưng chưa chi được, phải được Uỷ ban nhân dân quyếtđịnh cho chi tiếp, khi đó hạch toán và quyết toán như sau: nếu thực hiện trongthời gian chỉnh lý quyết toán thì dùng tồn quỹ năm trước để chi và quyết toánvào ngân sách năm trước; nếu được quyết định thực hiện trong năm sau, thìlàm thủ tục chuyển nguồn sang năm sau để chi tiếp và thực hiện quyết toánvào chi ngân sách năm sau.    

- Quyết toán ngân sách xã hàng năm:

+ Tài chính xã lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách xã hàng năm trình

Uỷ ban nhân dân xã xem xét để trình Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn, đồng thờigửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện để tổng hợp Thời gian gửi báo cáo quyếttoán năm cho Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnhquy định

+ Quyết toán chi ngân sách xã không được lớn hơn quyết toán thu ngânsách xã Kết dư ngân sách xã là số chênh lệch lớn hơn giữa số thực thu và sốthực chi ngân sách xã Toàn bộ kết dư năm trước được chuyển vào thu ngânsách năm sau

Trang 21

+ Sau khi Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn, báo cáo quyết toán được lậpthành 05 bản để gửi cho Hội đồng nhân dân xã, Uỷ ban nhân dân xã, PhòngTài chính - Kế hoạch huyện, Kho bạc Nhà nước nơi xã giao dịch (để làm thủtục ghi thu kết dư ngân sách), lưu Tài chính xã và thông báo công khai nơicông cộng cho nhân dân trong xã biết.

+ Phòng Tài chính kế hoạch huyện có trách nhiệm thẩm định báo cáoquyết toán thu, chi ngân sách xã, trường hợp có sai sót phải báo cáo Uỷ bannhân dân huyện yêu cầu Hội đồng nhân dân xã điều chỉnh.   

Trang 22

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHI VÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ THI SƠN – HUYỆN KIM BẢNG – TỈNH HÀ NAM 2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, bộ máy quản lý ngân sách xã Thi Sơn – huyện Kim Bảng – tỉnh Hà Nam.

2.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội xã Thi Sơn.

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

- Về vị trí địa lý: Thi Sơn là 1 xã thuộc huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam, cótọa độ địa lý 20033’35”B – 105052’8”Đ, phía Bắc giáp thị trấn Quế, xã NgọcSơn, phía Nam giáp xã Thanh Sơn, phía tây giáp xã Liên Sơn, phía Đông giápthành phố Phủ Lý

- Đơn vị hành chính: Xã chia làm 2 khu lớn, trong khu chia thành đơn vịxóm Khu I từ xóm 1 – xóm 7, khu II từ xóm 8 đến xóm 16

- Địa hình: Đây là xã mang nhiều nét đặc trưng của đồng bằng với địa hìnhchủ yếu là bằng phẳng, một số chỗ có gò đồi thấp Tuy nhiên xã được bao bọcbởi một số xã có địa hình đồi núi cao như xã Ba Sao Địa hình này thuận lợi choviệc canh tác, đi lại, giao thương hàng hóa của người dân địa phương

2.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

- Đất đai: Xã Thi Sơn có diện tích tự nhiên là 7,16 km2 trong đó đất nôngnghiệp là 5,58 km2 (chiếm 77,91%), đất phi nông nghiệp 0,67 km2 (chiếm9,3%), đất chưa sử dụng là 0,91 km2 (chiếm 10,79%) (Số liệu thống kê năm

2012 của Cục thống kê huyện Kim Bảng)

- Đặc điểm kinh tế:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2013: 8,76%

+ Thu nhập bình quân đầu người: 2,27 triệu/người/tháng

Trang 23

+ Tỉ trọng các ngành kinh tế: 75,08% nông nghiệp; 15,97% công nghiệp

và 8,95% dịch vụ

- Đặc điểm xã hội:

+ Dân số: Theo số liệu thống kê năm 2012, dân số xã là 8.248 người, mật

độ 225 người/km2, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên 17,66%

+ Lao động: Số lượng lao động đang làm việc là 6.975 người, trong đó laođộng trong ngành nông nghiệp và lâm nghiệp chiếm tỉ trọng lớn 76% (5301 người).Lao động đã qua đào tạo chiếm tỉ lệ thấp 24,34%, trong đó sơ cấp chiếm 7,28%,trung cấp là 10,35%, cao đẳng và đại học chiếm 6,37% và trên đại học là 0,34%

2.1.2 Khái quát bộ máy quản lý chi ngân sách xã Thi Sơn

- Cơ cấu tổ chức: Với quy mô xã nhỏ nên ban UBND xã Thi Sơn chỉphân công 1 công chức đảm nhận Tài chính – Kế toán xã

- Chức năng, nhiệm vụ:

+ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tài chính, kế toán trênđịa bàn theo quy định của pháp luật

+ Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:

 Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã trình cấp có thẩm quyềnphê duyệt; tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và các biện pháp khaithác nguồn thu trên địa bàn cấp xã;

 Kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theohướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách cấp xã vàthực hiện báo cáo tài chính, ngân sách theo đúng quy định của pháp luật;

 Thực hiện công tác kế toán ngân sách (kế toán thu, chi ngân sách cấp

xã, kế toán các quỹ công chuyên dùng và các hoạt động tài chính khác, kế

Trang 24

toán tiền mặt, tiền gửi, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, tài sản, ) theo quyđịnh của pháp luật;

 Chủ trì, phối hợp với công chức khác quản lý tài sản công; kiểm tra,quyết toán các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy bannhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyênngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao

2.2 Tình hình chi thường xuyên ngân sách xã Thi Sơn

Bảng 2.1 Tình hình chi thường xuyên ngân sách xã Thi Sơn giai đoạn

Thực hiện

DT/

TH

Dự toán

Thực hiện

DT/

TH

Dự toán

Thực hiện

DT/ TH

Chi thường xuyên 4.53

9 4217 97,2% 4510 4449 94,3% 4707 4365 92,8%Chi công tác dân

% 66 147,5

223,5

% Chi sự nghiệp

Chi sự nghiệp thể

Chi sự nghiệp 34 25 73,8% 32 23 72% 24 25 73,8%

Trang 25

Nguồn: Ban Tài chính – kế toán xã Thi Sơn - Kim Bảng – Hà Nam

Theo bảng 2.1, qua 3 năm tổng chi thường xuyên ngân sách xã Thi Sơn

là như sau: năm 2011 4217 triệu đồng, năm 2012 là 4449 triệu đồng tăng105,5% so với năm 2011 và năm 2013 4365 triệu đồng, tăng 103,5% so vớinăm 2011 và đạt 98,11% so với năm 2012 Số chi thường xuyên NSX tăngdần trong 3 năm là vì năm 2011 là năm đầu trong kì ổn định NS, đồng thờicũng là năm đầu trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Kim Bảng 10năm từ 2011 – 2020 nên được điều chỉnh lại mặt bằng phân bổ ngân sách chođịa phương; các năm tiếp theo các dự án tiếp tục được triển khai như thựchiện chuẩn nghèo mới và một số các chính sách an sinh xã hội lớn (Luậtngười cao tuổi, Luật người khuyết tật,…), triển khai thực hiện các Chươngtrình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015,…; tiếp tục thực hiện cải cáchtiền lương, vì vậy nhu cầu tăng chi ngân sách nhà nước là rất lớn từ đó kéotheo nhu cầu tăng chi thường xuyên NSX cũng rất lớn Năm 2012, chi thườngxuyên NSX tăng đột biến trong 3 năm bởi trong năm nhu cầu chi về y tế vàgiáo dục lớn do thực hiện cải cách giáo dục, việc tách trường học để đảm bảonhu cầu học của người dân địa phương làm tăng số biên chế và các khoản chithường xuyên cho giáo dục Mặt khác, việc thực hiện các chương trình khámchữa bệnh, phòng chống dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh, lở mồm long móng

Trang 26

khắc phục hậu quả của dịch đã làm tăng đột biến trong chi y tế trong năm

2012 Năm 2013, là năm thứ 3 trong thời kì ổn định NSX, chi tiêu thườngxuyên NSX có sự giảm nhẹ so với năm 2012, đạt 98,11%, điều này là do xã

đã cân đối được mức chi trong 2 năm vừa qua, đồng thời trong năm không cóbiến động lớn, việc tiết kiệm chi cũng được đẩy mạnh thực hiện

Nhìn lại bảng 2.1, ngoài khía cạnh số thực hiện về chi thường xuyênNSX qua 3 năm ta nhìn lại số thực hiện và dự toán xã Thi Sơn xây dựng thấytổng chi thường xuyên NSX quyết toán cuối năm luôn không vượt quá dựtoán đầu năm trong 3 năm 2011 – 2013, cụ thể năm 2011 số thực hiện/dự toánđạt 97,2%, năm 2012 là 94,3%, năm 2013 là 92,8% là hợp lý, phù hợp vớiyêu cầu không chi quá dự toán, điều này còn chứng tỏ công tác quản lý chi

thường xuyên NSX ở đây tốt khi tiết kiệm được số kinh phí được cấp Tuy nhiên, liệu tổng quát là hợp lý thì cụ thể từng khoản chi đã có sự hợp lý giữa số thực hiện và dự toán, đơn vị có thực sự có các biện pháp giảm chi, chi tiêu một cách tiết kiệm và có hiệu quả hay không?Cơ cấu chi giữa các hạng mục đã hợp lý hay chưa?

2.3 Tình hình quản lý chi thường xuyên ngân sách xã Thi Sơn – huyện Kim Bảng – tỉnh Hà Nam.

2.3.1 Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách xã Thi Sơn

Việc lập dự toán chi ngân sách xã Thi Sơn được thực hiện trên cơ sở quy địnhcủa Chính Phủ, các hướng dẫn, chế độ, định mức theo hướng phát triển kinh tế - xãhội tỉnh, huyện, đồng thời phải bám sát với tình hình và khả năng thực tế xã

Trình tự lập dự toán chi ngân sách xã được quy định tại thông tư số60/2003/TT- BTC, các quy định về trình tự lập dự toán chi ngân sách xã được

bộ phận tài chính – kế hoạch xã thực hiện đúng và đầy đủ dưới sự chỉ đạochặt chẽ của UBND huyện và phòng tài chính – kế hoạch huyện Kim Bảng

Ngày đăng: 12/04/2016, 08:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ tài chính (2003) “Thông tư số 59/2003/TT-BTC” – Hướng dẫn thực hiện nghị định 60/2003/NĐ-CP Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thông tư số 59/2003/TT-BTC”
2. Bộ tài chính (2003) “Thông tư số 60/2003/TT-BTC” – Quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thông tư số 60/2003/TT-BTC”
3. Bộ tài chính (2005) “Thông tư số 03/2005/TT-BTC” – Hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thông tư số 03/2005/TT-BTC”
4. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003) “Nghị định 60/2003/NĐ-CP” – Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật NSNN Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghị định60/2003/NĐ-CP”
5. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005) “Nghị định 130/2005/NĐ-CP” – Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sư dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghị định130/2005/NĐ-CP”
6. Tài chính kế toán xã Thi Sơn – Kim Bảng – Hà Nam (2011,2012 ,2013)“Báo cáo quyết toán chi NSX” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo quyết toán chi NSX
7. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002) “Luật ngân sách nhà nước” (có hiệu lực từ 01/01/2004) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Luật ngânsách nhà nước”
8. Thủ tướng chính phủ (2004) “Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg” – Ban hành quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg”
9. TS. Đặng Văn Du, TS. Bùi Tiến Hanh (2010) “Giáo trình quản lý chi ngân sách nhà nước” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình quản lý chingân sách nhà nước
10. TS. Phạm Văn Khoan, TS. Hoàng Thị Thúy Nguyệt (2010) “Giáo trình lý thuyết quản lý tài chính công” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trìnhlý thuyết quản lý tài chính công
11. Ủy ban thường vụ quốc hội (2007) “Pháp lệnh số 34/2007/PL- UBTVQH11” – Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, xã, thị trấn Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11”
12. PGS.TS Đặng Văn Du, PGS.TS Hoàng Thị Thỳy Nguyệt (2012) ô Giỏo trỡnh quản lý tài chớnh xó ằ Khác
2. Về ý thức kỷ luật, tuân thủ quy định của đơn vị thực tập……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w