2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nghiên cứu về tuyên truyền và công tác tuyên truyền chính sách dân tộc ở nước ta trong những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, trong đó có nhiều tác giả đã đề cập đến các khía cạnh mà đề tài này quan tâm, cụ thể tập trung vào ba nhóm vấn đề chính: Thứ nhất, nhóm vấn đề về lý luận bao gồm các công trình PGS. TS Nguyễn Quốc Phẩm, GS. TS Trịnh Quốc Tuấn (1999): “Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam”, nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nội dung cuốn sách các tác giả đưa ra sự lý giải về một số khái niệm liên quan đến vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc và trình bày thực tiễn vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam. GS.TS Phan Hữu Dật (2001): “Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay”, nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nội dung cuốn sách đã phân tích và đưa ra những nhận thức mới về khái niệm dân tộc, quan hệ dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng ta. TS. Trịnh Quang Cảnh (2013): “Một số vấn đề cơ bản về công tác dân tộc”, nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đã phân tích và bình luận những kiến thức cơ bản về vấn đề dân tộc, quản lý xã hội về dân tộc trong thời kỳ mới. Làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh và chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Thứ hai, nhóm vấn đề liên quan đếnchính sách bao gồm các công trình Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Hà Nội, Khoa dân tộc học (1995): “Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta”. Nội dung cuốn sách làm rõ những vấn đề cơ bản về dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong những năm đổi mới. Ủy ban Dân tộc và miền núi (2001): “Về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc ở nước ta”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nội dung cuốn sách đề ra vấn đề tìm hiểu quan điểm chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta và nêu những yêu cầu, nhiệm vụ đối với đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc hiện nay. TS. Trịnh Quang Cảnh (2005): “Phát huy vai trò đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số trong công cuộc đổi mới”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nội dung cuốn sách đã làm rõ vai trò đội ngũ trí thức trong công cuộc đổi mới đất nước. GS.TS Hoàng Chí Bảo (2009): “Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợptác giữa các dân tộc trong sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nội dung cuốn sách phân tích và đánh giá thực trạng công bằng, bình đẳng và hợp tác giữa các dân tộc ở miền núi và các vấn đề thực hiện chính sách dân tộc ở miền núi nước ta trong thời kỳ đổi mới. Lâm Thị Bích Nguyệt: “Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc tỉnhYên Bái hiện nay” luận văn thạc sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2005. Nội dung luận văn phân tích, đánh giá thực trạng tình hình thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Yên Bái, từ đó đưa ra giải pháp. Thứ ba, nhóm vấn đề về công tác tuyên truyền bao gồm các công trình Nguyên Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Hồ Anh Dũng có bài viết về: “Sự nghiệp phát triển truyền hình ở vùng dân tộc thiểu số” trong cuốn “Các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX”. Nội dung bài viết cho thấy sự cần thiết và dự báo khả năng đóng góp, tăng cường đầu tư cho công tác thông tin tuyên tuyền của Đài Truyền hình Việt Nam đối với vùng dân tộc thiểu số trong tình hình mới. Hội thảo tổng kết “Tăng cường và đổi mới công tác thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” năm 2001, do Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) tổ chức. Hội thảo về đọc các báo cáo tham luận, tổng kết của những đại diện cơ quan báo chí. Hội thảo chưa đi sâu bàn bạc, tìm kiếm giải pháp tăng cường đổi mới nội dung, hình thức, chất lương của đơn vị mình. Nguyễn Xuân An Việt: “Thông tin về dân tộc miền núi trên VTV1 – Đài Truyền hình Việt Nam”. Tác giả đưa ra giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng chương trình, nhằm tăng cường hiệu quả thông tin về vấn đề dân tộc miền núi của Đài Truyền hình Việt Nam. Tóm lại có thể thấy các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học ở Trung ương và địa phương đều có giá trị rất lớn về cả mặt lý luận và thực tiễn. Các tác giả đã đề cập nhiều vấn đề khác nhau trong các lĩnh vực như: Vấn đề dân tộc, đặc điểm dân tộc, công tác dân tộc… Tuy nhiên các công trình ấy vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về: “Công tác tuyên truyền chính sách dân tộc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay”. Vì vậy, đề tài không trùng lặp với các công trình đã được công bố. Những tài liệu nêu trên sẽ giúp ích cho tác giả trong việc tham khảo để nghiên cứu đề tài luận văn.
Trang 1MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em cùng chungsống, trong đó dân tộc Kinh là dân tộc chiếm đa số, còn lại là 53 DTTS khác.Đồng bào DTTS chủ yếu sinh sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và nơi biêncương của Tổ quốc Đây là nơi còn có nhiều khó khăn, địa bàn chia cắt;nhưng lại có vị trí chiến lược hết sức quan trọng, phên dậu của đất nước
Vấn đề dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước ta coi là vấn đề chiếnlược, cơ bản, lâu dài của cách mạng Việt Nam Trong tất cả các văn kiện của
Đảng từ trước đến nay luôn thể hiện nguyên tắc: “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc” Tính nguyên tắc ấy được
thể hiện nhất quán trên tất cả các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xãhội, an ninh, quốc phòng… Đó cũng là sự thể hiện ý chí của Đảng Cộng sảnViệt Nam, của bản chất Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Để đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước đi vào cuộc sống của đồng bào các DTTS, công tác tuyên truyền chínhsách dân tộc ở vùng đồng bào DTTS là hết sức quan trọng Trong thời kỳmới, đất nước ta bước vào thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế, vùng DTTS đãtừng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH Việc đẩymạnh công tác tuyên truyền nói chung, công tác tuyên truyền chính sách dântộc ở vùng DTTS nói riêng, đó cũng chính là một trong những nhiệm vụ côngtác tư tưởng của Đảng
Vùng núi, vùng DTTS cùng với xu hướng phát triển chung của xã hộicần có sự phát triển để tiến kịp miền xuôi Do vậy Đảng, Nhà nước, các doanhnghiệp cần có sự quan tâm hơn nữa đối với đồng bào các DTTS Việc tăngcường hơn nữa công tác tuyên truyền chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toànĐảng, toàn dân, nhằm góp phần phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS
để tiến tới đồng bào DTTS thoát nghèo có cuộc sống ấm no và phát triển
Trang 2Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc vàthực tiễn lịch sử đấu tranh cách mạng Việt Nam Đảng và Nhà nước ta ngay từkhi thành lập cho đến nay luôn luôn coi vấn đề dân tộc và xây dựng khối đạiđoàn kết toàn dân tộc có tầm quan trọng đặc biệt Chủ tịch Hồ Chí Minh đãnói: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, đồng bào các dân tộcđều là anh em ruột thịt, là con cháu một nhà, thương yêu đoàn kết giúp đỡ nhau
là nghĩa vụ thiêng liêng của các dân tộc Người còn khẳngđịnh: Đoàn kết, đoànkết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công Trong mỗi thời kỳcách mạng, Đảng và Nhà nước coi việc giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc lànhiệm vụ có tính chiến lược nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, cũng nhưtiềm năng riêng của từng dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dântộc và đưa đất nước quá độ lên CNXH
Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đãkhẳng định:
“Đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng dân tộc thiểu số Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng
và nhà nước ở các cấp” [20; tr244.245].
Với quan điểm cách mạng là sáng tạo không ngừng, trong thời kỳ đổimới,chính sách dân tộc của Đảng ta vừa đảm bảo tính nhất quán, vừa đổimới trước yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế nhằm phát triển
Trang 3kinh tế xã hội vùng vùng núi vùng DTTS phát triển đáp ứng yêu cầu của sựnghiệp CNH, HĐH.
Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi, (theo kết quả điều tra ngày01/4/2009) trên địa bàn tỉnh có 28 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh chiếm85,89% dân số của tỉnh Dân số là người DTTS chiếm 14,11% số dân toàntỉnh Trong số các DTTS dân tộc Mường chiếm 13,62%; dân tộc Dao chiếm0,92%; dân tộc Sán Chay chiếm 0,22%; dân tộc Tày chiếm 0,15%; dân tộcMông chiếm 0,05%; dân tộc Thái chiếm 0,04%
Trong những năm gần đây, công tác tuyên truyền chính sách dân tộc
có sự thay đổi cả về hình thức lẫn nội dung, các chính sách đã được tuyêntruyền rộng rãi cho đồng bào dân tộc như chính sách 135, 134, 167…đời sốngnhân dân ngày càng được nâng cao rõ rệt Xuất phát từ đặc điểm các DTTSthường cư trú ở những địa bàn hiểm trở, phức tạp, phong tục tập quán các dântộc khác nhau và còn nhiều lạc hậu, chính vì vậy mà công tác tuyên truyền hếtsức chú trọng Qua các báo cáo cho thấy trên địa bàn tỉnh đa số các chính sáchcủa Đảng và Nhà nước đều được đa số quần chúng tin và làm theo, tuy nhiênmột bộ phận nhỏ bị các thế lực thù địch lôi kéo, nên luôn tìm cách chống pháĐảng ta Các vấn đề đó một phần do nhận thức người dân còn thấp, thiếu hiểubiết; mặt khác công tác tuyên truyền nói chung và tuyên truyền chính sáchdân tộc nói riêng ở một số địa phương của tỉnh Phú Thọ còn chưa hiệu quả
Sự thiếu quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp chưa chặtchẽ của các ngành có liên quan; đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền cònmỏng, trình độ chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nội dung, hình thức, phươngpháp tuyên truyền chưa sâu, chưa thuyết phục và toàn diện…là những nguyênnhân của sự yếu kém trong công tác tuyên truyền chính sách dân tộc
Từ những vấn đề đã nêu trên nhằm giúp cho đồng bào các DTTS củatỉnh Phú Thọ nắm được tốt hơn các chính sách Đảng trong việc tổ chức thực
Trang 4hiện chính sách dân tộc của đồng bào, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần,giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Đây là vấn đềrất bức thiết đối với công tác tư tưởng nói chung và công tác tuyên truyền ở
Tỉnh Phú Thọ nói riêng Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi chọn đề tài: “Công tác tuyên truyền chính sách dân tộc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay” để làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành công tác
tư tưởng
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về tuyên truyền và công tác tuyên truyền chính sách dântộc ở nước ta trong những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu dướinhiều góc độ khác nhau, trong đó có nhiều tác giả đã đề cập đến các khía cạnh
mà đề tài này quan tâm, cụ thể tập trung vào ba nhóm vấn đề chính:
Thứ nhất, nhóm vấn đề về lý luận bao gồm các công trình
- PGS TS Nguyễn Quốc Phẩm, GS TS Trịnh Quốc Tuấn (1999): “Mấyvấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam”, nxbChính trị quốc gia, Hà Nội Nội dung cuốn sách các tác giả đưa ra sự lý giải
về một số khái niệm liên quan đến vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc và trìnhbày thực tiễn vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam
- GS.TS Phan Hữu Dật (2001): “Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấpbách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay”, nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội Nội dung cuốn sách đã phân tích và đưa ra những nhận thức mới vềkhái niệm dân tộc, quan hệ dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng ta
- TS Trịnh Quang Cảnh (2013): “Một số vấn đề cơ bản về công tác dântộc”, nxb Đại học quốc gia, Hà Nội Cuốn sách đã phân tích và bình luậnnhững kiến thức cơ bản về vấn đề dân tộc, quản lý xã hội về dân tộc trongthời kỳ mới Làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh và chính sách dân tộc của Đảng,Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay
Trang 5Thứ hai, nhóm vấn đề liên quan đếnchính sách bao gồm các công trình
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Hà Nội, Khoadân tộc học (1995): “Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhànước ta” Nội dung cuốn sách làm rõ những vấn đề cơ bản về dân tộc và chínhsách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong những năm đổi mới
- Ủy ban Dân tộc và miền núi (2001): “Về vấn đề dân tộc và công tácdân tộc ở nước ta”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Nội dung cuốn sách đề ravấn đề tìm hiểu quan điểm chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta vànêu những yêu cầu, nhiệm vụ đối với đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộchiện nay
- TS Trịnh Quang Cảnh (2005): “Phát huy vai trò đội ngũ trí thứcngười dân tộc thiểu số trong công cuộc đổi mới”, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội Nội dung cuốn sách đã làm rõ vai trò đội ngũ trí thức trong côngcuộc đổi mới đất nước
- GS.TS Hoàng Chí Bảo (2009): “Bảo đảm bình đẳng và tăng cườnghợptác giữa các dân tộc trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay”,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Nội dung cuốn sách phân tích và đánh giá thựctrạng công bằng, bình đẳng và hợp tác giữa các dân tộc ở miền núi và các vấn đềthực hiện chính sách dân tộc ở miền núi nước ta trong thời kỳ đổi mới
- Lâm Thị Bích Nguyệt: “Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộctỉnhYên Bái hiện nay” luận văn thạc sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh, 2005 Nội dung luận văn phân tích, đánh giá thực trạng tìnhhình thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Yên Bái, từ đó đưa ra giải pháp
Thứ ba, nhóm vấn đề về công tác tuyên truyền bao gồm các công trình
- Nguyên Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Hồ Anh Dũng cóbài viết về: “Sự nghiệp phát triển truyền hình ở vùng dân tộc thiểu số” trongcuốn “Các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX” Nội dung bài viết cho thấy
Trang 6sự cần thiết và dự báo khả năng đóng góp, tăng cường đầu tư cho công tácthông tin tuyên tuyền của Đài Truyền hình Việt Nam đối với vùng dân tộcthiểu số trong tình hình mới.
- Hội thảo tổng kết “Tăng cường và đổi mới công tác thông tin phục vụđồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” năm 2001, do Bộ Văn hóa – Thông tin(nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) tổ chức Hội thảo về đọc các báocáo tham luận, tổng kết của những đại diện cơ quan báo chí Hội thảo chưa đisâu bàn bạc, tìm kiếm giải pháp tăng cường đổi mới nội dung, hình thức, chấtlương của đơn vị mình
- Nguyễn Xuân An Việt: “Thông tin về dân tộc miền núi trên VTV1 – Đài Truyền hình Việt Nam” Tác giả đưa ra giải pháp cụ thể nâng cao chấtlượng chương trình, nhằm tăng cường hiệu quả thông tin về vấn đề dân tộcmiền núi của Đài Truyền hình Việt Nam
Tóm lại có thể thấy các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học ở
Trung ương và địa phương đều có giá trị rất lớn về cả mặt lý luận và thựctiễn Các tác giả đã đề cập nhiều vấn đề khác nhau trong các lĩnh vực như:Vấn đề dân tộc, đặc điểm dân tộc, công tác dân tộc… Tuy nhiên các côngtrình ấy vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về: “Công tác tuyên truyềnchính sách dân tộc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh PhúThọ hiện nay” Vì vậy, đề tài không trùng lặp với các công trình đã được công
bố Những tài liệu nêu trên sẽ giúp ích cho tác giả trong việc tham khảo đểnghiên cứu đề tài luận văn
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích của luận văn
Luận văn làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn của công tác tuyên truyền
và đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền chính sách dân tộc ở vùng đồngbào DTTS Đồng thời đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công táctuyên truyền chính sách dân tộc ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh PhúThọ hiện nay
Trang 73.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, phân tích làm rõ một số khái niệm công cụ và lý luận về
công tác tuyên truyền; sự cần thiết phải tiến hành công tác tuyên truyềnchính sách dân tộc;
Hai là, phân tích đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra về công
tác tuyên truyền chính sách dân tộc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địabàn Tỉnh Phú Thọ;
Ba là, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên
truyền chính sách dân tộc ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn Tỉnh Phú Thọhiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu là công tác tuyên truyền chính sách dân tộc ởvùng đồng bào DTTS trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu công tác tuyên truyền chính sáchdân tộc ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ trong vòng 05 nămtrở lại đây (từ năm 2009 đến nay)
5.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và các quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về công táctuyên truyền chính sách dân tộc
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủnghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin
Phương pháp cụ thể: Sử dụng phương pháp lịch sử logic, phân tích tổng hợp, so sánh, thống kê, khảo sát thực tế, điều tra xã hội học, tổng kếtthực tiễn…để nghiên cứu đề tài
Trang 8-6 Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ thực trạng, những thành tựu, hạn chế đồngthời chỉ ra những nguyên nhân của việc thực hiện công tác tuyên truyền chínhsách dân tộc vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, từ đó đề xuấtmột số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền chínhsách dân tộc ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về côngtác tuyên truyền chính sách dân tộc ở vùng đồng bào DTTS nói chung vàcông tác tuyên truyền chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng,
từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyêntruyền chính sách dân tộc ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọtrong thời gian tới
Ngoài ra luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiêncứu, giảng dạy ở các trường cao đẳng, đại học, đồng thời làm rõ những vấn đề
có liên quan đến công tác tuyên truyền, chính sách dân tộc ở vùng đồng bàocác DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cho các đọc giả quan tâm tới vấn đề trên
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận vănđược kết cấu theo 3 chương, 9 tiết
Trang 9Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀNCHÍNH SÁCH DÂN TỘC
Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.1 Tuyên truyền và công tác tuyên truyền chính sách dân tộc ở vùng đồng bào DTTS
1.1.1 Tuyên truyền và công tác tuyên truyền
1.1.1.1 Tuyên truyền
Tuyên truyền theo tiếng Latinh (Prapaganda) là truyền bá, truyền đạt
một quan điểm nào đó
Theo Từ điển tiếng Việt (1997): Tuyên truyền là giải thích rộng rãi để
thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ và làm theo [42; tr1031]
Trong bài “Người tuyên truyền và cách tuyên truyền” Chủ tịch Hồ Chí
Minh cho rằng:
“Tuyên truyền là đem một việc gì đó nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân tin, dân theo, dân làm Nếu không đạt mục tiêu đó, là tuyên truyền thất bại” [29; tr162]
Theo cách nói của Bác thì tuyên truyền gồm các hoạt động chính sau:cung cấp thông tin, để “dân biết”; phân tích làm rõ bản chất của sự việc, hiệntượng được thông tin, qua tin đó để “dân hiểu”, từ đó để “dân tin”; người làmtuyên truyền cần liên hệ với thực tiễn có các hình thức để khắc họa trong ýthức của người dân, để “dân nhớ”; đồng thời hướng dẫn cách thực hiện vì lợiích của người dân, để “dân làm”
Theo Đại bách khoa toàn thư Liên Xô trước đây, thuật ngữ tuyên truyền được hiểu ở hai khía cạnh: nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, tuyên truyền là sự truyền bá những quan điểm, tư tưởng
về chính trị, triết học, khoa học, nghệ thuật nhằm biến những quan điểm, tưtưởng ấy thành ý thức xã hội, thành hành động cụ thể của quần chúng
Trang 10Hay nói cách khác: “Tuyên truyền” theo nghĩa rộng là truyền bá nhữngtri thức, những giá trị tinh thần đến đối tượng, nhằm biến những kiến thức, giátrị tinh thần đó thành nhận thức, niềm tin, tình cảm của đối tượng, thôi thúcđối tượng hành động theo những định hướng nhất định và các mục tiêu đề ra
Theo nghĩa hẹp, tuyên truyền là sự truyền bá những quan điểm lý luận
nhằm xây dựng cho quần chúng thế giới quan nhất định phù hợp với lợi ích,thế giới quan ấy
Tuyền truyền có ba nội dung chủ yếu là: Thông tin; giáo dục và vậnđộng quần chúng; tổ chức quần chúng đi tới hành động
Như vậy qua các quan điểm của các nhà khoa học đã trình bày ở trên
chúng ta có thể hiểu khái niệm tuyên truyền như sau: Tuyên truyền là hoạt động truyền bá hệ tư tưởng, đường lối, chủ trương, chính sách của một chính đảng, một giai cấp đến đông đảo công chúng trong xã hội nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy tính tích cực của họ để thực hiện mục đích chủ thể hệ
tư tưởng của một chính Đảng trong xã hội.
1.1.1.2 Khái niệm công tác tuyên truyền
Công tác tuyên truyền có vai trò rất to lớn trong sự nghiệp cách mạngcũng như trong tiến trình phát triển của xã hội loài người Công tác tuyêntruyền thể hiện ở chỗ nó truyền bá, phổ biến hệ tư tưởng cách mạng trong xãhội C.Mác đã khẳng định:
“Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng” [27; tr580]
Điều đó có ý nghĩa là để biến “lý luận thành lực lượng vật chất” công
tác tuyên truyền có vai trò vô cùng quan trọng cho nên nó phải được coi trọng
và được đặt lên hàng đầu
Trang 11Trong giáo trình Nguyên lý công tác tư tưởng khi bàn về hình thái côngtác tư tưởng PGS, TS Lương Khắc Hiếu chỉ rõ:
“Công tác tuyên truyền là một hình thái, một bộ phận cấu thành của công tác tư tưởng nhằm truyền bá hệ tư tưởng và đường lối chiến lược, sách lược trong quần chúng, xây dựng cho quần chúng thế giới quan phù hợp với lợi ích của chủ thể hệ tư tưởng, hình thành và củng cố niềm tin, tập hợp và cổ vũ quần chúng hành động theo thế giới quan và niềm tin đó.
Trong công tác tư tưởng của Đảng và Nhà nước ta, công tác tuyên truyền là hoạt động nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại… làm cho chúng trở thành nhân tố chi phối, thống trị trong đời sống tinh thần của xã hội; động viên, cổ vũ tính tích cực,
tự giác, sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [22; tr31-32]
Trên cơ sở kế thừa những quan điểm nêu trên chúng ta có thể hiểu kháiniệm công tác tuyên truyền như sau:
Công tác tuyên truyền là những phương thức, cách thức và hoạt động
có chủ đích của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới cán bộ đảng viên, quần chúng nhân dân tạo ra sự thống nhất tư tưởng và hành động, tạo ra sự đồng thuận trong xã hội để thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.
1.1.2 Dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc
1.1.2.1 Dân tộc thiểu số
Việt Nam là quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc anh em cùng chungsống, ngoài dân tộc Kinh (Việt) là dân tộc đa số, trong đó 53 DTTS chiếm tỷ
Trang 12lệ 14,27% dân số cả nước Cộng đồng các dân tộc Việt Nam được hình thành
và phát triển cùng với tiến trình lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữnước tạo nên một dân tộc Việt Nam thống nhất
Khái niệm DTTS trước tiên cần phải hiểu khái niệm DTTS là một trongnhững hình thái cộng đồng tộc người quan trọng nhất của quá trình phát triểnnhân loại Việc nghiên cứu dân tộc không chỉ quan trọng về mặt nhận thức mà
cả về thực tiễn
Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam khái niệm dân tộc được hiểu:
Thứ nhất, Dân tộc (Nation) hay quốc gia dân tộc là cộng đồng chính trị -xãhội được chỉ đạo bởi một nhà nước, trải rộng trên một lãnh thổ nhất định, ban đầuđược hình thành do sự tập hợp của nhiều bộ lạc và liên minh bộ lạc, sau này củanhiều cộng đồng mang tính tộc người (Ethnic) của bộ phận tộc người
Thứ hai, Dân tộc (Nation) còn đồng nghĩa với cộng đồng mang tínhtộcngười (Ethnic), cộng đồng này có thể là bộ phận chủ thể hay thiểu sốcủa một dân tộc sinh sống ở nhiều quốc gia khác nhau được liên kết vớinhau bằng những đặc điểm, ngôn ngữ, văn hóa và nhất là ý thức tự giáctộc người [41; tr.655]
Hay chúng ta có thể hiểu dân tộc theo hai nghĩa:
- Theo nghĩa rộng, dân tộc là để chỉ cộng đồng quốc gia dân tộc nhưdân tộc Việt Nam, dân tộc Nga, dân tộc Lào, dân tộc Campuchia…
- Theo nghĩa hẹp, dân tộc là để chỉ cộng đồng các (tộc người) có quốctịch thuộc một cộng đồng quốc gia dân tộc, như dân tộc Kinh, Mường, Jrai…thuộc nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Khi đề cập tới thuật ngữ “Dân tộc thiểu số” là một khái niệm khoa học được sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay Khái niệm “dân tộc thiểu số”
chỉ có ý nghĩa biểu thị tương quan về dân số trong một quốc gia đa dân tộc.Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và xuất
phát từ nguyên tắc bình đẳng dân tộc thì khái niệm “dân tộc thiểu số” không
Trang 13mang ý nghĩa phân biệt địa vị, trình độ phát triển của các DTTS Địa vị, trình
độ phát triển của các DTTS không phụ thuộc ở số dân nhiều hay ít mà nóđược chi phối bởi những điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội và lịch sử củamỗi dân tộc
Khi dùng từ DTTS Chủ tịch Hồ Chí Minh nói một cách rất thân mật:
“Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê đê,
Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau” [28; tr 217].
Người đã sử dụng rất nhiều thuật ngữ như: Dân tộc Kinh, đồng bàoDTTS, anh chị em, các dân tộc…để gọi tên các dân tộc một cách thân thiết
Khái niệm về DTTS trong Nghị định 05/2011/NĐ-CP, ngày 14/01/2011của Chính phủ về công tác dân tộc như sau:
DTTS là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm
vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Dân tộc đa số là dântộc có số dân trên 50% tổng dân số cả nước [34; tr.2]
Từ những luận giải trên chúng ta có thể hiểu khái niệm DTTS: Dân tộc thiểu số là một bộ phận trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam, có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1.1.2.2 Chính sách dân tộc
Ở đây để hiểu khái niệm chính sách dân tộc cần giải quyết ở ba cấp độ:chính sách; chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam và chính sách dântộc (được hiểu là chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam)
Khái niệm chính sách: Là cách thức tác động có chủ đích của mộtnhóm, tập đoàn xã hội này vào những nhóm tập đoàn xã hội khác thôngqua các thiết chế khác nhau của hệ thống chính trị nhằm thực hiện mụctiêu đã được xác định trước
Trang 14Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam: Là muốn nhấn mạnh đếnchủ thể trong mối quan hệ với đối tượng; chủ thể tác động là Đảng, Nhà nướcViệt Nam với mục tiêu xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, dân giàu nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Thông qua quyền lực, công cụ, luậtpháp nhằm bắt buộc mọi công dân phải tuân thủ, nếu không sẽ bị cưỡng chếthực hiện hoặc nếu vi phạm pháp luật thì sẽ bị xét xử theo luật định.
Chính sách dân tộc (được hiểu là chính sách dân tộc của Đảng và Nhànước Việt Nam): Là tổng hợp các quan điểm, nguyên tắc, chủ trương, giảipháp tác động đến các dân tộc, vùng dân tộc nhằm phát triển kinh tế - xã hội,văn hóa các dân tộc theo hướng đảm bảo khối đại đoàn kết thống nhất giữacác dân tộc và phát triển cộng đồng dân tộc Việt Nam [33; tr 7-8]
Như vậy, thuật ngữ chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ViệtNam chúng ta cần chú ý các khía cạnh:
Một là, chủ thể tác động ở đây là Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt
Nam thể hiện tính đảng trong hệ thống chính sách dân tộc
Hai là, đối tượng tác động (thụ hưởng chính sách) là các DTTS, vùng
DTTS và miền núi
Ba là, mục tiêu của chính sách dân tộc nhằm đảm bảo thực hiện nguyên
tắc: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển, củng cốkhối đại đoàn kết dân tộc và phát triển cộng đồng dân tộc Việt Nam
Bốn là, biểu hiện của chính sách là ở nhiều cường độ khác nhau trong
nhiều loại hình văn bản khác nhau như: Các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị doĐảng Cộng sản ban hành, Hiến pháp, pháp luật, các loại văn bản quy phạmpháp luật khác do Quốc hội, Chính phủ và cơ quan quản lý Nhà nước banhành theo thẩm quyền
Từ sự phân tích trên về chính sách dân tộc ta có thể hiểu: Chính sách dân tộc là tổng hợp các quan điểm, nguyên tắc, chủ trương, giải pháp, tác động
Trang 15đến các dân tộc, vùng dân tộc nhằm phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng theo hướng xây dựng và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc thống nhất giữa các dân tộc và phát triển cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
1.1.3 Công tác tuyên truyền chính sách dân tộc ở vùng đồng bào DTTS
Chính sách dân tộc là hệ thống các nguyên tắc, chủ trương, giải phápphát triển đối với các dân tộc nhằm đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết,tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc Do đó hoạt độngtuyên truyền là truyền bá chủ trương, đường lối, chính sách về kinh tế củaĐảng, Nhà nước cho vùng đồng bào DTTS nhằm nâng nhận thức, cungcấp tri thức, các nguyên tắc, chủ trương, giải pháp phát triển trên các lĩnhvực: kinh tế, chính trị, văn hóa…để đảm bảo sự thống nhất của cộng đồngquốc gia dân tộc
Đại hội lần thứ VI của Đảng (tháng 12-1986) đã tổng kết bài học kinh
nghiệm số một của cách mạng nước ta là "Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng "lấy dân làm gốc", xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động", yêu cầu thực hiện có nền nếp phương châm
"Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" Đồng thời, Đảng cũng khẳng
định công tác quần chúng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn thểnhân dân Công tác quần chúng không chỉ là trách nhiệm của các đoàn thể mà
là trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị cần sự phối hợp vớinhau dưới sự lãnh đạo của Đảng Mọi cán bộ đảng viên và nhân viên Nhànước đều phải làm công tác quần chúng theo chức năng của mình
Để làm được điều đó công tác tuyên truyền chính sách dân tộc ở vùngđồng bào DTTS có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng, thể hiện:
Tuyên truyền là một trong những bộ phận quan trọng của công tác tưtưởng có nhiệm vụ phổ biến, truyền bá hệ tư tưởng, chủ trương, đường lối củaĐảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với quần chúng nhân dân
Trang 16Tuyên truyền góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức, hìnhthành và củng cố niềm tin, giáo dục lý luận, đạo đức lối sống, lẽ sống, bồidưỡng phương hướng, kỹ năng hành động cho cán bộ đảng viên và quầnchúng nhân dân.
Công tác tuyên truyền góp phần uốn nắn những nhận thức lệch lạc, đấutranh chống quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, góp phầnxây dựng con người mới, cuộc sống mới
Từ năm 1930, theo đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng Cộng sảnViệt Nam, với tư tưởng chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ ChíMinh, các dân tộc nước ta đã có những cống hiến xuất sắc trong công cuộcđấu tranh khôi phục lại chủ quyền quốc gia - dân tộc, góp phần xứng đánglàm nên cách mạng tháng Tám 1945, lập nên Nhà nước Việt Nam dân chủcộng hoà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ,
to lớn Nó lướt qua mọi nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả
lũ bán nước và lũ cướp nước”[30; tr.171]
Các dân tộc nước ta dấy lên phong trào thi đua yêu nước sôi nổi vàrộng khắp, đưa sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc đi từ thắng lợi nàyđến thắng lợi khác
Trong thời kỳ mở cửa hội nhập quốc tế, việc tuyên truyền, giáo dục cácchủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước là hết sức cần thiết.Tronggiai đoạn hiện nay cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục các chủ trương,chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước cho mọi cán bộ, đảng viên và cho nhândân Tuyên truyền để đồng bào các dân tộc thấy rõ những thành tựu trong công
Trang 17cuộc đổi mới và trong công tác dân tộc để phát huy, cùng với đó cũng làm rõnhững tồn tại, yếu kém để cùng nhau khắc phục, xây dựng tinh thần đoàn kết,bình đẳng, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ
Trong công tác tuyên truyền, việc tôn vinh người tốt, biểu dương việc tốt,bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong đồng bào các DTTS cầnđược quan tâm chú trọng Công tác tuyên truyền cần đẩy mạnh các phong trào thiđua yêu nước trong vùng đồng bào dân tộc và miền núi Thực hiện tốt các cuộc
vận động về từng lĩnh vực cụ thể và cuộc vận động chung “Toàn dân đoàn kết phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
Trong kinh tế thị trường, tuyên truyền phổ biến cách làm ăn mới, hướngdẫn việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, độngviên đồng bào tích cực XĐGN, vươn lên làm giàu đó là những nhiệm vụ quantrọng của cán bộ tuyên truyền Tuyên truyền và hướng dẫn ứng dụng tiến bộkhoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất để chuyển dịchmạnh cơ cấu kinh tế trong vùng đồng bào DTTS Khuyến khích phát triển cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ, chuyên chế biến nông, lâm, thuỷ sản trong vùngđồng bào dân tộc Đồng thời phát triển mạnh mạng lưới thương mại liên tỉnh -huyện - cụm xã và khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia lưu thônghàng hoá, tạo động lực cho sản xuất, dịch vụ phát triển ở các xã thuộc vùngsâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn
Trong giao lưu quốc tế, việc tuyên truyền, vận động đồng bào DTTStích cực tham gia xây dựng đời sống văn hoá, phát triển giáo dục, y tế; phòng,chống các tệ nạn xã hội, bài trừ các hủ tục lạc hậu cần được quan tâm đúngmức Song song với việc tăng cường xây dựng các thiết chế văn hoá ở cơ sở,cần có biện pháp đẩy mạnh các hoạt động văn hoá - văn nghệ quần chúngnhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ văn hoá tinh thần của
Trang 18đồng bào các dân tộc; vận động và tạo điều kiện cho đồng bào giữ gìn, pháthuy truyền thống văn hoá của mỗi dân tộc, góp phần xây dựng nền văn hoáViệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động
thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”;
tích cực tham gia phòng, chống các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nghiện hút matuý, cờ bạc; bài trừ các hủ tục lạc hậu và mê tín dị đoan; băng hoại giá trịtruyền thống dân tộc
Vùng núi, vùng DTTS là nơi biên cương của Tổ quốc chính vì vậy việctập trung tuyên truyền, vận động đồng bào đấu tranh làm thất bại âm mưu lợidụng tôn giáo, dân tộc để chống phá cách mạng của các thế lực thù địch; ngănchặn kịp thời các vụ truyền đạo trái phép Bám sát cơ sở, thường xuyên nắmchắc mọi diễn biến, phát sinh trong tư tưởng, trong đời sống của đồng bào dân
tộc; có biện pháp ngăn chặn kịp thời, không để phát sinh “điểm nóng” ở cơ
sở Tăng cường công tác vận động để xây dựng tốt lực lượng chính trị, xâydựng cốt cán trong vùng đồng bào DTTS
T các n i dung trên, có th hi u công tác tuyên truy n chính sáchội dung trên, có thể hiểu công tác tuyên truyền chính sách ể hiểu công tác tuyên truyền chính sách ể hiểu công tác tuyên truyền chính sách ền chính sáchdân t c vùng đ ng bào DTTS nh sau:ội dung trên, có thể hiểu công tác tuyên truyền chính sách ồng bào DTTS như sau: ư sau:
Là m t ho t đ ng có ch đích c a ch th tuyên truy n, tác đ ng ột hoạt động có chủ đích của chủ thể tuyên truyền, tác động ạt động có chủ đích của chủ thể tuyên truyền, tác động ột hoạt động có chủ đích của chủ thể tuyên truyền, tác động ủ đích của chủ thể tuyên truyền, tác động ủ đích của chủ thể tuyên truyền, tác động ủ đích của chủ thể tuyên truyền, tác động ể tuyên truyền, tác động ền, tác động ột hoạt động có chủ đích của chủ thể tuyên truyền, tác động
m t cách tr c ti p ho c gián ti p đ n đ i t ột hoạt động có chủ đích của chủ thể tuyên truyền, tác động ực tiếp hoặc gián tiếp đến đối tượng tuyên truyền bằng ếp hoặc gián tiếp đến đối tượng tuyên truyền bằng ặc gián tiếp đến đối tượng tuyên truyền bằng ếp hoặc gián tiếp đến đối tượng tuyên truyền bằng ếp hoặc gián tiếp đến đối tượng tuyên truyền bằng ối tượng tuyên truyền bằng ượng tuyên truyền bằng ng tuyên truy n b ng ền, tác động ằng
nh ng ph ững phương thức, cách thức hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về ương thức, cách thức hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về ng th c, cách th c ho t đ ng nh m nâng cao nh n th c v ức, cách thức hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về ức, cách thức hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về ạt động có chủ đích của chủ thể tuyên truyền, tác động ột hoạt động có chủ đích của chủ thể tuyên truyền, tác động ằng ận thức về ức, cách thức hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về ền, tác động chính sách dân t c; hình thành thái đ và tính tích c c hành đ ng đ i ột hoạt động có chủ đích của chủ thể tuyên truyền, tác động ột hoạt động có chủ đích của chủ thể tuyên truyền, tác động ực tiếp hoặc gián tiếp đến đối tượng tuyên truyền bằng ột hoạt động có chủ đích của chủ thể tuyên truyền, tác động ở đối ối tượng tuyên truyền bằng
t ượng tuyên truyền bằng ng tuyên truy n trong vi c tuyên truy n chính sách dân t c vùng ền, tác động ệc tuyên truyền chính sách dân tộc ở vùng ền, tác động ột hoạt động có chủ đích của chủ thể tuyên truyền, tác động ở đối
Trang 19Thứ nhất: Tính đảng, tính giai cấp
Khi trình bày, giải thích mọi sự vật, hiện tượng xảy ra trong thực tiễnđều phải đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, lợi ích của giai cấp, củadân tộc, tức là trên quan điểm của Đảng, Nhà nước để xem xét, đánh giá,phân tích Luôn coi trọng giáo dục nhận thức, mỗi cán bộ tuyên truyền chínhsách dân tộc phải tuyệt đối trung thành với đường lối, chính sách của Đảng vềcông tác dân tộc, đồng thời luôn có ý thức tổ chức kỷ luật, nói và viết khôngđược trái với quan điểm đường lối của Đảng Đồng thời cần kiên quyết đấutranh với các luận điệu thù địch, thói hư tật xấu và các tệ nạn xã hội
Thứ hai: Tính khoa học và thực tiễn
Công tác tuyên truyền chính sách dân tộc phải dựa trên các luận cứkhoa học và thực tiễn của vùng núi, vùng DTTS để nhìn nhận, phân tích sựvật, hiện tượng, từ đó thuyết phục cảm hóa đối tượng Vì vậy cần phải gắnthực tiễn, tổng kết thực tiễn trong tuyên truyền chính sách dân tộc ở vùngđồng bào DTTS và miền núi nhằm giải đáp những thắc mắc đặt ra trong thực
tế để từ đó định hướng cho nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, hình thức,phương tiện phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng tuyên truyền
Thứ ba: Tính chân thật
Công tác tuyên truyền chính sách dân tộc cần được trình bày một cáchkhách quan dựa trên kết quả thực tiễn (thành tựu – thiếu xót và sai lầm) đểphân tích phản ánh sự vật và hiện tượng đúng theo bản chất của nó Chủ tịch
Hồ Chí Minh thường căn dặn người cán bộ cách mạng không được nói dốidân, phải tôn trọng sự thật của các loại chính sách Trong lúc khó khăn, nói rõcho đồng bào biết, giải thích rõ bản chất những khó khăn đó, nguyên nhân vàcách khắc phục Từ đó phản ánh tâm tư nguyện vọng của đồng bào DTTS,đưa ra những giải pháp kiến nghị nhằm hoàn chỉnh đường lối, chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước ở vùng DTTS và miền núi
Trang 20Thứ tư: Tính chiến đấu
Tính chiến đấu chính là bản chất của công tác tuyên truyền chính trị
Do vậy người làm công tác tuyên truyền chính sách dân tộc ở vùng đồng bàoDTTS cần phải có sự nhạy bén chính trị và bản lĩnh chính trị Trong mỗi sựvật hiện tượng phải biết phân biệt đúng sai, phải trái, xác định nhanh được cáitốt để biểu dương, cái xấu kịp thời phê phán
Người làm công tác tuyên truyền luôn có tinh thần tiến công chống lạimọi quan điểm sai trái với quan điểm của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vựccông tác tư tưởng – văn hóa – chính sách dân tộc ở vùng DTTS và miền núi
Thứ năm: Tính phổ thông, đại chúng
Xây dựng nội dung tuyên truyền chính sách dân tộc cần gắn chặt vớicuộc sống thực tiễn phong phú của nhân dân các dân tộc, giải đáp những vấn
đề mà cuộc sống của đồng bào DTTS đặt ra Người làm công tác tuyên truyềncần có kiến thức dân tộc phù hợp với trình độ, tâm lý của từng dân tộc và hiểuđược những loại hình đồng bào ưa thích, nắm bắt thông tin nhanh nhạy Chủtịch Hồ Chí Minh căn dặn: Tuyên truyền phải dễ nhớ, dễ hiểu, dễ làm nếukhông làm được như vậy thì tuyền truyền thất bại
1.3 Các yếu tố trong công tác tuyên truyền chính sách dân tộc ở vùng đồng bào DTTS
Khi xem xét công tác tuyên truyền như một hoạt động xã hội đặc thùthì công tác này cấu thành bởi các yếu tố sau: chủ thể, đối tượng, mục đích,nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức và hiệu quả tuyêntruyền Như vậy, hệ thống tuyên truyền là toàn bộ các yếu tố cấu thành côngtác tuyên truyền và hiệu quả tuyên truyền
1.3.1 Chủ thể tuyên truyền
Trang 21Chủ thể công tác tuyên truyền chính sách dân tộc là các cấp ủy đảng vàđội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền Ở nước ta, công tác tuyên truyền lànhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn hệ thống chính trị, đội ngũ này cólực lượng chuyên trách, chuyên môn ở các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, cụ thể:
Một là, các đảng bộ cơ sở, các chi bộ đảng trực tiếp tuyên tuyên truyền,
vận động quần chúng vùng DTTS hoặc thông qua đội ngũ đảng viên
Hai là, mặt trận và các đoàn thể nhân dân làm công tác tuyên truyền
vận động đồng bào DTTS dưới sự lãnh đạo cuả cấp uỷ
Ba là,nhà nước đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân thể hiện thông
qua hoạt động của bộ máy Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Tổ chứcNhà nước, cơ quan chính quyền có trách nhiệm làm công tác tuyên truyền,vận động đồng bào dân tộc Cán bộ, công chức Nhà nước phải tôn trọng dân,gần dân, hiểu dân, phải biết tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc ủng
hộ chính quyền, hợp sức với chính quyền để thực hiện các nhiệm vụ đề ra.Nhà nước quản lý bằng pháp luật và bằng vận động quần chúng
Bốn là, các lực lượng vũ trang (Quân đội, Công an, Bộ đội biên
phòng ) chủ động và phối hợp với các tổ chức chính quyền, Mặt trận, cácđoàn thể nhân dân làm công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS
Năm là, các cơ quan thông tin đại chúng (Báo chí, Đài phát thanh
-truyền hình ), các cơ quan văn hoá, văn nghệ có trách nhiệm thường xuyênphổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
Trang 22dân chúng đều là người tuyên truyền của Đảng Vì vậy ai cũng phải học nói, nhất là học nói cho quần chúng hiểu”[29; tr 300-301]
Như vậy, chủ thể tuyên truyền là một trong những nhân tố quan trọngtrong công tác tuyên truyền, chủ thể tuyên truyền vừa là người tổ chức, chỉđạo, định hướng, chèo lái công tác tuyên truyền đúng đường lối, chủ trương,chính sách của Đảng, Nhà nước từ Trung ương đến địa phương Việc quantâm, xác định rõ vị trí vai trò, tầm quan trọng của chủ thể tuyên truyền có ảnhhưởng đến chất lượng, nội dung công tác tuyên truyền
1.3.2 Đối tượng tuyên truyền
Đối tượng công tác tuyên truyền là tất cả các cá nhân, tập thể, tầng lớpgiai cấp… trong xã hội Đối tượng tuyên truyền rất đa dạng, phức tạp Hiệnnay, đối tượng tuyên truyền ở nước ta là toàn thể các tổ chức, cá nhân, cộngđồng xã hội, là cán bộ, đảng viên, công nhân, nông dân, trí thức, phụ nữ,người cao tuổi, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng, người có uy tín, tiêu biểutrong đồng bào dân tộc, các chức sắc tôn giáo và đồng bào có đạo
Phải tuỳ theo từng đối tượng, trình độ dân trí và hoàn cảnh trong thựctiễn mà có những hình thức tuyên truyền, vận động đem lại hiệu quả cao, đạtđược mục đích, yêu cầu đề ra; tránh vận động chung chung hình thức
1.3.3 Xác định mục đích tuyên truyền
Việc xác định mục đích tuyên truyền là hết sức quan trọng, vì xác địnhđược mục đích đúng thì công tác tuyên truyền mới đạt hiệu quả cao Hay nóicách khác công tác tuyên truyền là sự phản ánh những mong muốn ướcnguyện có chủ đích để đạt tới mục đích trong tương lai Đồng thời là sự phảnánh trước sản phẩm dự kiến của hoạt động tuyên truyền Sản phẩm dự kiến đó
là một kiểu thế giới quan, một kiểu ý thức xã hội và ý thức cá nhân, là mộtloại hình tích cực xã hội của con người Mục đích thường được thể hiện thông
Trang 23qua một hệ thống mục tiêu cụ thể thuộc từng mặt, từng bộ phận và nhiệm vụcủa công tác tuyên truyền trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cách mạng Nóicách khác, mục đích tuyên truyền chính sách dân tộc là làm cho mỗi cộngđồng các DTTS hiểu và nắm được đường lối, chủ trương, chính sách củaĐảng và Nhà nước và chính sách dân tộc Khẳng định nguyên tắc nhất quáncủa Đảng và Nhà nước ta là: “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùngphát triển giữa các dân tộc”.
1.3.4 Nội dung tuyên truyền
Nội dung công tác tuyên truyền chính sách dân tộc là nội dung các hoạtđộng mà chủ thể tuyên truyền xác định nhằm thực hiện mục đích đặt ra Nộidung công tác tuyên truyền chính sách dân tộc do mục đích công tác tuyêntruyền và nhiệm vụ cụ thể của mỗi giai đoạn cách mạng quy định
1.3.5 Phương pháp tuyên truyền
Phương pháp công tác tuyên truyền chính sách dân tộc là tổng hợp cácphương tiện, thao tác, cách thức, quy trình mà chủ thể sử dụng để cung cấpcho đối tượng những thông tin nhất định nhằm củng cố, bổ sung hoặc xâydựng ở họ kiểu thế giới quan, nhân sinh quan mới về tự nhiên hoặc xã hội,qua đó tác động đến nhận thức, thái độ và hiệu quả hành động thực tiễn của
họ trong đời sống xã hội, như vậy người làm công tác tuyên truyền cần nắmđược một số nghiệp vụ:
Thứ nhất, tìm hiểu và nắm vững phong tục, tập quán sinh hoạt và tổ chức xã hội truyền thống của từng dân tộc
Tìm hiểu phong tục, tập quán sinh hoạt của từng dân tộc để đề ra chủtrương, nhiệm vụ công tác đúng đắn, sát hợp, có tính khả thi Mỗi dân tộc cóphong tục, tập quán khác nhau Có hiểu rõ, hiểu sâu phong tục, tập quán củatừng dân tộc thì mới dễ dàng gần gũi với đồng bào, có thể đề ra và thực hiện
Trang 24tốt các nhiệm vụ công tác dân tộc trên cả hai mặt xoá bỏ cái cũ, lạc hậu và xâydựng cái mới, tiến bộ.
Tìm hiểu về tổ chức xã hội truyền thống trong từng dân tộc để kếthừa và phát huy những nhân tố cần thiết và có tác dụng tích cực Trongvùng đồng bào DTTS, tổ chức xã hội truyền thống còn có vai trò quantrọng và được tin cậy ở mức độ nhất định Cho nên, khéo léo sử dụng, pháthuy vai trò của tổ chức xã hội truyền thống trong quá trình triển khai thựchiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là một yêu cầu vàbiện pháp công tác quan trọng
Thứ hai, quán triệt và thực hiện thật tốt phong cách công tác dân vận: Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân
Trọng dân: Tôn trọng quyền dân chủ của nhân dân, không được phiền
nhiễu nhân dân; tôn trọng tự do tín ngưỡng, tự do không tín ngưỡng, phongtục tập quán của đồng bào các dân tộc Người cán bộ phải có thái độ chânthành, hướng dẫn và giúp đỡ nhân dân, không thành kiến phân biệt đối xử vớinhân dân Khi giao tiếp với đồng bào dân tộc phải thể hiện đầy đủ sự bìnhđẳng và quý trọng đối với đồng bào
Gần dân: Người cán bộ làm công tác dân tộc phải có cách tiếp cận tốt
với đồng bào DTTS, thái độ, tác phong, lối sống phải gần gũi với dân, khôngđược xa dân, cách biệt với dân Tại nơi cư trú cũng phải luôn luôn gươngmẫu, tích cực tham gia mọi hoạt động của nhân dân địa phương
Hiểu dân: Phải nghe được tiếng nói thực của đồng bào DTTS, ở địa
phương công tác, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của đồng bào Để hiểu đượcđồng bào DTTS, thì cán bộ công tác ở nơi nào phải học để có thể nghe và nóiđược tiếng dân tộc ở nơi đó
Trang 25Học dân: Người cán bộ phải khiêm tốn, biết lắng nghe, học hỏi đồng
bào DTTS, không được tự cho mình cái gì cũng giỏi, cái gì cũng biết
Có trách nhiệm với dân: Phải đoàn kết chặt chẽ với nhân dân, chăm lo
đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc Cán bộ không phải là
"quan cách mạng" mà là "người đầy tớ thật trung thành của nhân dân", khi làm việc cho dân phải làm cho tốt và phải xác định rõ : "Bao nhiêu lợi ích đều
vì dân".
Các yếu tố nêu trên có mối quan hệ biện chứng với nhau, để ngườituyên truyền đưa được chính sách đến với đồng bào thì người tuyên truyềnphải gần dân sẽ hiểu dân và có trách nhiệm với dân, ngược lại nếu ngườituyên truyền không trọng dân thì sẽ không hiểu dân và tuyên truyền thiếutrách nhiệm với dân, không học hỏi được kinh nghiệm của dân Như vậyngười tuyên truyền và đối tượng tuyên truyền phải gắn bó mật thiết và khôngtách rời nhau từ đó công tác tuyên truyền mới đem lại kết quả thực sự
Thứ ba, cụ thể hoá chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước thành các chương trình, dự án
Cụ thể hoá chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước thành các chươngtrình, dự án, nhất là các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và
cơ sở Việc xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch phảixuất phát từ điều kiện và khả năng thực tế, chú trọng khai thác và phát huy lợithế về các nguồn lực của từng vùng, từng dân tộc, hết sức tránh chủ quan, duy
ý chí Đã đề ra thì tập trung tổ chức thực hiện đến nơi đến chốn, đạt được kếtquả thực tế mà bà con cảm nhận được Thực hiện nghiêm chỉnh việc côngkhai hóa các chính sách, chương trình, dự án, vốn đầu tư…
Thứ tư, công tác tuyên truyền chính sách dân tộc phải phải cụ thể, thiết thực, dễ hiểu
Những thông tin sử dụng trong công tác tuyên truyền phải rất cụ thể,thiết thực, chính xác để đồng bào dễ nghe, dễ hiểu, dễ tin và dễ tiếp thu Nội
Trang 26dung tuyên truyền phải chân thực, không tô vẽ; tuyên truyền một cách chânthành tới đồng bào dân tộc Đồng thời cần thường xuyên cải tiến nâng caochất lượng của công tác tuyên truyền chính sách dân tộc.
1.3.6 Hình thức tuyên tuyền
Hình thức công tác tuyên truyền chính sách dân tộc là cách thức sắpxếp nội dung tuyên truyền, hình thức tổ chức các hoạt động giữa chủ thể vàđối tượng tuyên truyền Hình thức công tác tuyên truyền rất đa dạng và phongphú Việc lựa chọn hình thức nào là do đối tượng và nội dung quy định
Trong công tác tuyên truyền chính sách dân tộc chúng ta có thể sử dụngcác hình thức tuyên truyền, giáo dục sinh động, thiết thực, sát với từng vùng,từng đối tượng như:
Một là, tuyên truyền miệng đây là hình thức cần chú trọng vì đây là
hình thức có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng thông tin đúng vàkịp thời trong vùng đồng bào DTTS Thông qua hình thức này mọi thắc mắcđược trực tiếp giải thích để cho dân dễ nhớ, dễ hiểu và dễ thực hiện
Hai là, tuyên truyền, phổ biến qua hệ thống phát thanh - truyền hình ở
Trung ương và địa phương, qua hệ thống truyền thanh (loa đài) ở địa phương,
cơ sở bằng tiếng phổ thông và tiếng dân tộc Có thể nói đây là kênh thông tinrộng rãi và kịp thời nhất
Ba là, in ấn và chuyển tải các ấn phẩm văn hoá, sách, báo bằng tiếng
phổ thông và tiếng dân tộc đến tay đồng bào các dân tộc
Bốn là, tổ chức các đội thông tin tuyên truyền lưu động đến với các
vùng, các xã đặc biệt khó khăn vùng sâu, vùng xa; kết hợp tuyên truyền chínhsách với hoạt động văn hoá, văn nghệ; thông qua hoạt động văn hoá, văn nghệ
để tuyên truyền chính sách
Năm là, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước bằng hình thức thi viết hoặc thi sân khấu hoá
Trang 271.3.7 Phương tiện tuyên truyền
Phương tiện công tác tuyên truyền là những công cụ vật chất, kỹ thuật,vật dụng để chuyển tải nội dung và phương pháp tác động của tuyên truyền, lànhững phương tiện công tác của chủ thể và phương tiện tiếp nhận, lĩnh hộicủa đối tượng nhằm mang lại hiệu quả cao trong công tác tuyên truyền
1.3.8 Hiệu quả tuyên truyền
Hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách dân tộc là sự so sánh giữakết quả đạt được do hoạt động tuyên truyền mang lại với mục đích đặt ra vàchi phí để đạt được kết quả đó Tuyên truyền là hoạt động tác động chủ yếuđến lĩnh vực tư tưởng, tinh thần tình cảm của mỗi người, từ đó làm thay đổinhận thức, thái độ, hành vi cảm hóa họ Tạo niềm tin để đối tượng hành độngtheo những hướng đích đề ra
1.4 Sự cần thiết của công tác tuyên truyền chính sách dân tộc vùng đồng bào DTTS
1.4.1 Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền chính sách dân tộc ở vùng đồng bào DTTS nhằm đảm bảo sự bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc
Thứ nhất, công tác tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức cho cán
bộ, đảng viên và đồng bào DTTS về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Việc nâng cao nhận thức công tác tuyên truyền có vai trò hết sức quan
trọng trong công tác tuyên truyền chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước tatrong giai đoạn hiện nay nhằm chuyển tải chủ trương, đường lối của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước đến các tầng lớp trong xã hội Công táctuyên truyền chính sách dân tộc được làm tốt sẽ góp phần tạo sự thống nhất tưtưởng trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân, phát huy sức mạnh khối đạiđoàn kết toàn dân tộc, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúpnhau cùng phát triển giữa các dân tộc tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh
Trang 28phòng chống tham nhũng, lãng phí, các tệ nạn xã hội và những âm mưu thủđoạn của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ các dân tộc, phá hoại khối đại đoànkết dân tộc Thực tiễn trong thời gian qua, công tác tuyên truyền chính sách dântộc hoạt động đúng mục đích, đúng định hướng, nội dung phong phú, hình thức
đa dạng, cung cấp thông tin kịp thời, giải đáp đúng những vấn đề nổi cộm đangđược dư luận quan tâm, là cầu nối giữa Đảng với đồng bào dân tộc
Ngay từ khi mới thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâmđến công tác tuyên truyền, vì chỉ có tuyên truyền, cổ động, thì đường lốichính sách của Đảng, Nhà nước ở vùng đồng bào DTTS mới đến với quầnchúng nhân dân Từ đó mới tập hợp được lực lượng thực hiện mục đích củaĐảng, Nhà nước và dân tộc
Thứ hai, công tác tuyên truyền góp phần cổ vũ hành động, động viên cán bộ và đồng bào DTTS thực hiện tốt chính sách dân tộc.
Từ tầm quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công tác tuyêntuyền thì hoạt động tiếp theo đó là cổ vũ, khích lệ hành động đi đúng mục tiêu
và con đường mà Đảng ta đã chọn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Namtiến vững chắc trên con đường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước; góp phần tích cực trong việc đấu tranh chống tiêu cực, thamnhũng, lãng phí trong xã hội; đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, cổ vũnhững tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực của đời sống xãhội của đồng bào các DTTS
Công tác tuyên truyền là hoạt động nhằm truyền bá lý luận, xây dựngnhận thức mới, củng cố niềm tin và cổ vũ hành động Như vậy, công tác tuyêntruyền tiếp nối công tác lý luận, làm cho lý luận có sức sống mạnh mẽ, thể hiệnsinh động trong thực tiễn, trở thành kim chỉ nam cho hoạt động trong thực tiễn.Trong quan hệ với công tác cổ động thì tuyên truyền đóng vai trò xây dựng cơ
sở nhận thức, thái độ và xu hướng tình cảm, tạo điều kiện để cổ động, thúc đẩyhành động của con người Tuyên truyền càng rộng rãi, sâu sắc, tư tưởng cách
Trang 29mạng càng thấm sâu vào ý thức con người thì cổ động càng thuận lợi và đạthiệu quả cao, càng dễ có khả năng cổ vũ tính tích cực của con người.
Công tác tuyên truyền chính sách dân tộc vùng đồng bào DTTS phảitập trung vào các hoạt động về kinh tế, chính trị, văn hóa và các hoạt động xãhội khác Công tác tuyên truyền thông qua lao động sản xuất, điển hình tiêntiến, nêu gương người tốt, việc tốt để cổ vũ hành động trong đồng bào, đồngthời phê phán phương thức sản xuất lạc hậu, các tư tưởng trông chờ, ỷ lại,định kiến khép kín trong đời sống xã hội của đồng bào DTTS
Thứ ba, công tác tuyên truyền chính sách dân tộc góp phần góp phần thay đổi hành vi của cán bộ, đảng viên và đồng bào dân tộc; đồng thời nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh chống lại âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.
Công tác tuyên truyền chính sách dân tộc muốn đạt hiệu quả thực sự đó
là phải thay đổi hành vi của chủ thể và đối tượng tuyên tuyền Hành vi thểhiện ở việc làm cụ thể và phải đi đúng định hướng, con đường mà Đảng vàNhà nước ta đã chọn
Thực tế đang đặt ra là sau khi các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủnghoảng và sụp đổ, các thế lực thù địch coi nước ta là một trọng điểm chốngphá, hòng làm tan vỡ niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào conđường xã hội chủ nghĩa; kích động nhân dân đặc biệt là đồng bào các DTTSchống lại Đảng ta; hỗ trợ, ủng hộ một số lực lượng người Việt thù địch vớiĐảng, Nhà nước ta sống lưu vong ở nước ngoài ra sức tuyên truyền với giọngđiệu hung hăng, công khai xúi giục các hoạt động lật đổ Nhà nước ta Côngtác tuyên truyền nếu không cảnh giác, kịp thời vạch mặt âm mưu, thủ đoạncủa kẻ thù, tích cực đấu tranh chống các thế lực thù địch cách mạng sẽ mắc
vào âm mưu “diễn biến hòa bình” của chúng.
Trong khi đó, đồng bào DTTS là nơi có vị trí chiến lược quan trọng nơibiên giới, biên cương, phên dậu của Tổ quốc, do trình độ dân trí của các
Trang 30DTTS thấp nên dễ bị lôi kéo, thiếu cảnh giác, thậm chí có người còn cho rằng
đặt vấn đề “diễn biến hòa bình” là “cường điệu” Chúng sử dụng nhiều hình
thức, phương pháp, phương tiện hiện đại, tinh vi để tuyên truyền phản động,lôi kéo quần chúng, tấn công ta mạnh mẽ về tư tưởng và văn hóa coi đây làmũi nhọn đột phá, đồng thời chúng lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để canthiệp nội bộ của ta, tuyên truyền tôn giáo trái phép…Biểu hiện cụ thể qua cácchiến dịch của chúng là Tây Nguyên năm 2001 và năm 2004, vụ Mường NhéĐiện Biên năm 2011…Do đó, vạch mặt kẻ thù và nâng cao sức chiến đấu cho
toàn dân trong “cuộc chiến không khói súng” này là nhiệm vụ hết sức nặng nề
của công tác tuyên truyền nói riêng và công tác tư tưởng nói chung
Công tác tuyên truyền chính sách dân tộc phải nắm chắc tình hình tưtưởng để uốn nắn kịp thời những lệch lạc của cán bộ, đảng viên và đồng bào
để giúp họ có hành động đúng đắn bảo vệ Tổ quốc Đồng thời tích cựctruyên truyền, kiên quyết đấu tranh chống lại âm mưu diễn biến hòa bình củacác thế lực thù địch mà trước hết là chủ động tuyên truyền về chính sáchkinh tế - xã hội, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, quyền lợi của đồng bào dântộc khi thực hiện các chính sách Đảm bảo tuyên truyền trước, trong và saukhi triển khai thực hiện các chính sách không để kẻ địch lợi dụng ngay trongchính sách của ta
1.4.2 Xuất phát từ quan điểm xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS của Đảng và Nhà nước ta đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH vùng núi, vùng DTTS
Phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi là một xu thế tấtyếu khách quan Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến phát triển kinh tế xãhội ở vùng này Trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế nước ta còn nhiều khókhăn, thách thức, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo điều hànhquyết liệt của Chính phủ và Uỷ ban Dân tộc đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ,
Trang 31ngành chỉ đạo các địa phương vùng dân tộc và miền núi triển khai thực hiệncác chủ trương, định hướng, giải pháp thực hiện tốt công tác dân tộc
Từ khi thành lập Đảng đến nay, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng vấn
đề phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS Chúng ta đã và đang thựchiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, gồm kinh tế quốc doanh, kinh tế tậpthể, kinh tế hộ gia đình và kinh tế tư nhân Trong các thành phần kinh tế trêncần đặc biệt chú trọng tới phát triển kinh tế hộ gia đình vì đó là hình thứcthích hợp để phát triển kinh tế hàng hóa ở miền núi Bên cạnh đó cần biết pháthuy thế mạnh ở miền núi là lâm nghiệp, đồng bằng là nông nghiệp và ngưnghiệp kết hợp với phát triển nông, lâm, khuyến khích chăn nuôi và chú ýphát triển công nghiệp chế biến Sự phát triển kinh tế phải gắn liền với chínhsách định canh, định cư Phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS là điều kiệntốt nhất để đảm bảo trật tự xã hội và an ninh quốc phòng ở các vùng biên giới
Như vậy, có thể nói phát triển kinh tế - xã hội có vị trí then chốt nhằmđảm bảo cho đồng bào DTTS có một cuộc sống ngày càng tốt hơn, chính vìvậy công tác tuyên truyền cần phải được đầu tư hơn nữa, tiếp tục truyêntruyền những điển hình tiên tiến, tấm gương sáng trong lao động, sản xuất;tuyên truyền mô hình kinh tế giỏi, tuyên truyền về cách làm giàu…Trên thực
tế, công tác tuyên truyền phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bào DTTS cònnhiều bất cập Bởi vậy công tác tuyên truyền cần phát huy tốt vai trò của mìnhtrong việc tuyền truyền chính sách đến với đồng bào và hướng dẫn người dâncùng tham gia phát triển kinh tế xã hội
1.4.3 Xuất phát từ yêu cầu nâng cao hiệu quả chính sách dân tộc ở vùng đồng bào DTTS
Một là, công tác tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta
Trang 32Công tác tuyên truyền là phương tiện quan trọng để phổ biến, truyền báchủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc vànhững vấn đề thời sự lớn của đất nước và quốc tế, những vấn đề mới đặt ratrong sự nghiệp đổi mới, qua đó nâng cao nhận thức chính trị của cán bộ,đảng viên và nhân dân; động viên mọi người thực hiện tốt các nhiệm vụ chínhtrị trong mỗi thời kỳ công tác tuyên truyền chính sách dân tộc còn là công cụ
để định hướng tư tưởng đồng bào các dân tộc, hướng dẫn suy nghĩ và hànhđộng của toàn xã hội Góp phần quan trọng để xây dựng nền văn hóa mới, conngười mới xã hội chủ nghĩa ở vùng đồng bào DTTS và miền núi
Qua công tác tuyên truyền chính sách dân tộc nhằm đảm bảo nguyêntắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp đỡ nhau cùng phát triển đó là sự thểhiện tính nhân văn trong chính sách dân tộc Góp phần tăng cường mối quan
hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, xây dựng khối đoàn kết thống nhất trongĐảng, tăng cường sự đồng thuận trong xã hội trong vùng đồng bào DTTS
Công tác tuyên truyền chính sách dân tộc giúp cho đồng bào dân tộc cónhận thức đúng đắn, thái độ tích cực đối với công tác dân tộc, chủ động tuyêntruyền các chính sách cho đồng bào DTTS Đồng thời cung cấp kiến thứckhoa học, thực tiễn để sử dụng một cách đúng đắn cho đồng bào dân tộc vậndụng vào quá trình lao động sản xuất tác động trực tiếp đến tình cảm, thái độcủa đồng bào DTTSđối với các chính sách dân tộc
Để phát huy những thế mạnh đồng thời khắc phục những tồn tại trênyêu cầu đối với công tác tuyên truyền phải nhận thức đúng đắn về chính sáchcho đồng bào dân tộc, tầm quan trọng của vùng DTTS, cũng như chiến lược
về công tác dân tộc Công tác tuyên truyền chính sách dân tộc cần tập trungphối hợp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thống kê; phổbiến và tập huấn các chế độ báo cáo thống kê tổng hợp và cơ sở; tuyên truyền
Trang 33và phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cho cán bộ, côngchức, viên chức làm công tác dân tộc Công tác tuyên truyền phải định hướngđúng đắn cho người dân vùng dân tộc về các chính sách dân tộc đồng thờihướng dẫn đồng bào thực hiện, kiểm tra đôn đốc các nơi chưa hoàn thànhnhiệm vụ…
Hai là, công tác tuyên truyền chính sách dân tộc góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội đối với đồng bào DTTS
Các chính sách dân tộc đã làm bộ mặt nông thôn vùng DTTS từng bướcthay đổi diện mạo, đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào từng bước được cảithiện và nâng cao rõ rệt: Quyết định 133/1998/QĐ-TTg (23/7/1998) vềchương trình xóa đói giảm nghèo, Nghị định 30a/2008/NĐ-CP về Chươngtrình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 63 huyện nghèo Theoniên giám thống kê cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo ở các xã, thôn,bản đặc biệt khókhăn đã giảm từ 47% năm 2006 xuống còn 28,8% năm 2010 Tuy nhiên, donhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo ở vùng miền núi Tây Bắc vẫn caogấp 2,97 lần so với tỷ lệ hộ nghèo của cả nước Miền núi Đông bắc là 1,81lần; bắc Trung bộ và Tây Nguyên là 1,56 lần…Trên bình diện chung, tỷ trọng
hộ nghèo là người DTTS chiếm gần 50% tỷ lệ hộ nghèo của cả nước
Thực trạng trên là do việc giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS chưavững chắc, chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư vẫn còn sựchênh lệch, nhất là vùng khu vực miền núi phía bắc và đồng bào đồng bằngsông Cửu Long Việc tuyên truyền về tổ chức thực hiện chính sách ở một sốnơi còn chưa kịp thời, bỏ sót đối tượng, thiếu sự gắn kết giữa hỗ trợ phát triểnsản xuất với chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, bảo vệ môi trường vàthu hút đầu tư Chính sách dân tộc còn chồng chéo nguồn lực thực hiện chínhsách còn mỏng và dàn trải Chính phủ Việt Nam đã quyết tâm ưu tiên bố trí
đủ nguồn lực cho các dự án XĐGN vùng đồng bào DTTS, ưu tiên đào tạo
Trang 34nghề, tạo việc làm cho con em đồng bào dân tộc…Tuy nhiên, nguồn lực cònhạn hẹp, hiệu quả kinh tế - xã hội chưa được như mong muốn.
Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, Việt Nam sẽ từng bước giảmnghèo bền vững ở vùng đồng bào DTTS, góp phần đảm bảo được an sinh xã hội
Để thực hiện hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần trên,công tác tuyên truyền chính sách dân tộc vùng DTTS cần chú ý tập trung vàocác việc cụ thể như: Nâng cao nhận thức đối với các cấp ủy Đảng, chínhquyền, đoàn thể, các tổ chức, mặt trận; đồng thời các cấp ủy phải quan tâmxây dựng đội ngũ chuyên trách là công tác dân tộc, nắm bắt hiểu tâm tưnguyện vọng của đồng bào DTTS Bên cạnh đó trong công tác dân tộc, côngtác tuyên truyền về giảm đói nghèo phải phù hợp với từng địa phương và từngthời kỳ, tránh rập khuôn máy móc ở vùng DTTS
Ba là, công tác tuyên truyền chính sách dân tộc góp phần nâng cao hiệu quả vấn đề an ninh quốc phòng vùng DTTS
Công tác tuyên truyền chính sách dân tộc là một nội dung của công táctuyên truyền của Đảng, vì vậy công tác tuyên truyền chính sách dân tộc phải làcông cụ sắc bén trong đấu tranh bảo vệ an ninh quốc phòng vùng đồng bào DTTS
Vùng đồng bào DTTS là địa bàn nhạy cảm vùng biên cương của Tổquốc,địa hình bị chia cắt, chất lượng cuộc sống thấp Các thế lực thù địchthường xuyên lợi dụng các yếu tố về trình độ dân trí, phong tục, tập quán lạchậu của đồng bào dân tộc để tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, lôi kéođồng bào tham gia chống chính quyền, nghe theo kẻ xấu, xóa bỏ đời sống vănhóa truyền thống dân tộc, làm biến thái các hình thức tín ngưỡng tác động xấuđến tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, nhất làngười DTTS
Công tác tuyên truyền chính sách dân tộc phải thực hiện tốt chính sáchxây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân; triển khai sâurộng phong trào vì an ninh Tổ quốc ở vùng DTTS, chăm lo cải thiện đời sống
Trang 35vật chất, tinh thần của quần chúng, tạo thuận lợi cho việc đấu tranh, ngăn chặnviệc lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để thực hiện âm mưu phá hoại khối đạiđoàn kết dân tộc, gây mất ổn định xã hội của các thế lực thù địch.
Công tác tuyên truyền cần có phương án tổng thể và cụ thể đối với từngđịa bàn, với từng đối tượng, từng vụ việc, có sự thống nhất giữa các cấp, cácngành, các lực lượng Các phương án đó phải trên cơ sở chủ trương, quanđiểm, chính sách dân tộc của Đảng, đúng pháp luật của Nhà nước, phù hợpvới thực tiễn và đặc điểm của từng địa bàn, từng đối tượng; phát huy sứcmạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng, có sự phối hợp nhịp nhànggiữa các cấp, các ngành dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng để thực sự đemlại hiệu quả đối với vấn đề an ninh quốc phòng vùng DTTS
Bốn là, công tác tuyên truyền chính sách dân tộc nhằm tuyên truyền những điển hình tiên tiến trong tổ chức thực hiện chính sách dân tộc ở vùng đồng bào DTTS.
Có điển hình tiên tiến đã khó nhưng việc duy trì điển hình và nhân rộng
nó, làm cho nó ngày càng phát triển lại càng khó hơn Thực tiễn cách mạngluôn phát triển không ngừng Điển hình nếu không được thường xuyên bồidưỡng, giúp đỡ, không tự ý thức vươn lên thì sẽ bị lạc hậu so với thực tiễn vàphong trào cách mạng của quần chúng Do đó để nhân rộng điển hình tiên tiến
ở vùng đồng bào dân tộc công tác tuyên truyền chính sách dân tộc cần:
Thường xuyên thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước trong vùng đồngbào dân tộc và miền núi Thông qua phong trào thi đua học tập và đuổi kịpđiển hình tiên tiến sẽ thúc đẩy bản thân điển hình phải vươn lên để vượt cánhân và đơn vị khác, xứng đáng là ngọn cờ dẫn dắt phong trào
Thực hiện tốt các cuộc vận động về từng lĩnh vực cụ thể và cuộc vận
động chung “Toàn dân đoàn kết phấn đấu vì dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Trang 36Định kỳ sơ kết, tổng kết điển hình tiên tiến để rút ra những bài học kinhnghiệm, uốn nắn thiếu sót, khuyết điểm và những biểu hiện lệch lạc của điểnhình, quan đó tiếp tục tạo điểu kiện cho điển hình tiên tiến phát triển đúnghướng và đạt được nhiều thành tích cao hơn.
Thường xuyên quan tâm, bồi dưỡng, giúp đỡ điển hình, tạo điều kiệnthuận lợi cho điển hình tiếp tục vươn lên, giữ vững ngọn cờ đầu là một yêucầu quan trọng đối với người lãnh đạo và người làm công tác tuyên truyềnchính sách dân tộc
Tóm lại, Công tác tuyên truyền chính sách dân tộc có vị trí, vai trò quan
trọng đối với vùng đồng bào DTTS Nhằm nâng cao nhận thức các chính sáchdân tộc của Đảng và Nhà nước ta, từ đó phát triển kinh tế - xã hội, an ninhquốc phòng vùng DTTS nhằm thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc củaĐảng, Nhà nước
Kết luận chương 1
Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâudài, đồng thời là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam Công táctuyên truyền, vận động đồng bào các DTTS là một bộ phận quan trọng trongcông tác dân vận của Đảng Mỗi cán bộ làm công tác dân tộc cần quán triệtsâu sắc các quan điểm, chủ trương, đường lối, nguyên tắc, nội dung, phươngpháp, đối tượng công tác tuyên truyên của Đảng, chính sách và pháp luật củaNhà nước trong công tác tuyên truyền, góp phần xứng đáng vào việc phát huysức mạnh đoàn kết toàn dân tộc thực hiện nguyên tắc: Bình đẳng, đoàn kết,
tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển vì “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Trang 37Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG
CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 2.1 Những yếu tố tác động đến công tác tuyên truyền chính sách dân tộc vùng DTTS ở tỉnh Phú Thọ hiện nay
2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay
Phú Thọ được coi là vùng đất Tổ cội nguồn của dân tộc Việt Nam.Tương truyền tại nơi đây các vua Hùng đã dựng nước Văn Lang, quốc gia đầutiên của Việt Nam, với thủ đô là Phong Châu
Là một trong những cái nôi của loài người, là vùng đất cổ có bề dàytruyền thống lịch sử và văn hiến Trải qua các thời kì lịch sử, nhân dân Phú Thọluôn phát huy truyền thống của cha ông, đoàn kết một lòng, kiên cường dũngcảm, trong xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước Hàng năm cứ đến ngàymồng 10 tháng 3 âm lịch là toàn thể dân tộc Việt Nam đều hướng về quê hươngđất tổ và nhân dân ta thường có câu ca đã đi sâu vào tiềm thức của mọi người:
“Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗTổ mùng 10 tháng 3”
Tỉnh Phú Thọ có diện tích tự nhiên là 3.532,9493km2(chiếm 1,2% diệntích cả nước) Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mộtmùa đông giá lạnh Nhìn chung khí hậu của tỉnh thuận lợi cho việc phát triểncây trồng và vật nuôi Lượng mưa trung bình hàng năm trên toàn tỉnh là 1600– 1800 mm/năm, nhiệt độ trung bình các ngày trong năm là 23,40 C, độ ẩmtương đối trung bình hàng ngày là 85% Trước cách mạng tháng tám, Phú Thọchủ yếu sản xuất nông nghiệp Từ sau ngày hòa bình lập lại, nhất là từ khi
Trang 38thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1960 - 1965, Phú Thọ đã dần dần hìnhthành một tỉnh nông- công nghiệp và các khu công nghiệp lớn ra đời
Theo điều tra dân số ngày 01/04/2009 Phú Thọ có 1.313.926 người vớimật độ dân số 373 người/km2., trong đó người DTTS chiếm tỷ lệ cao nhất làdân tộc Mường với tổng 195.925 người trong đó sống ở huyện Thanh Sơn65.583 người, Yên Lập 62.874 người, Tân Sơn 59.495 người, còn lại nằm rảirác các huyện Thanh Thủy, Cẩm Khê, Đoan Hùng…; dân tộc Dao 14.290người, nằm chủ yếu ở huyện Yên Lập với 5.135 người, Tân Sơn 5.132 người,Thanh Sơn 3.712 người…; còn lại là các dân tộc khác như dân tộc Cao Lanvới 3.726 người; dân tộc Tày 2.715 người; Mông 782 người…nằm chủ yếu ởcác huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập…Tỷ lệ dân số sống tại nông thôn,vùng núi khoảng 85% và thành thị khoảng 15% Theo kết quả điều tra năm
2009, tổng thu nhập bình quân GDP/người đạt 1.320USD
Phú Thọ có những làng nghề truyền thống như: xã Sai Nga huyện CẩmKhê có nghề truyền thống làm nón lá, đây là loại nón làm bằng lá cọ Ngoài racòn có làng làm bún Hùng Lô thuộc xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì đã đượcUBND tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống Bên cạnh đó, Phú Thọ còn
có một số sản vật địa phương khá đặc biệt còn lưu giữ như bưởi Đoan Hùng,bưởi Lã Hoàng, bưởi Sửu, bưởi Chí Đám Tại phường Tiên Cát, thành phốViệt Trì có hồng Hạc (hay còn gọi là hồng Hạc Trì) là loại hồng không hạtquả to, mình vuông, tròn bằng, cát mịn và ăn giòn ngọt, xưa được coi như sảnvật quý hiếm, đứng đầu trong hàng ngũ hoa quả quý dùng để tiến vua
Đến với Phú Thọ là đến với rừng cọ, đồi chè và nơi đây cũng sản sinh
ra những đặc sản địa phương bao gồm chè, quả cọ, sắn…Phú Thọ còn có 3con sông lớn chảy qua là sông Hồng (đoạn từ Lào Cai đến Việt Trì được gọi
là sông Thao), sông Lô và sông Đà chúng hợp lại với nhau ở thành phố ViệtTrì, chính vì thế mà Việt Trì được gọi là thành phố “ngã 3 sông”
Trang 39Điều kiện kinh tế - xã hội bên cạnh những thuận lợi giúp cho đồng bàophát triển sản xuất, còn có những khó khăn, thách thức sẽ ảnh hưởng khôngnhỏ đến công tác tuyên truyền chính sách dân tộc.
Một là, lối sống tiểu nông mà biểu hiện chủ yếu là lối tư duy làng xã,
manh mún sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuyên truyền chính sách dântộc ở vùng DTTS, làm cản trở hiệu quả truyên truyền Ở những vùng này sảnxuất chủ yếu vẫn chỉ xoay quanh việc giải quyết vấn đề lương thực mà hạtgạo vẫn là lương thực chủ yếu Dân số đông, các gia đình chủ yếu sống bằngnghề nông, ruộng đất chia ra nhỏ lẻ, manh mún Tư duy kinh tế thị trườngkém phát triển, lối làm ăn tùy tiện, thiếu năng động, chủ yếu là theo kinhnghiệm dân gian
Hai là, một số gia đình còn giữ nề nếp gia trưởng, đàn ông nắm quyền
lực quyết định mọi việc lớn nhỏ, nặng nề về lễ nghĩa và có những hành xửcứng nhắc, chính điều đó không phát huy được tinh thần tập thể trong quátrình nhận thức thực hiện chính sách dân tộc Một trong những yếu tố quantrọng quyết định thành công của công tác tuyên truyền đó là tinh thần tập thể
Ba là, một bộ phận cư dân ở vùng đồng bào DTTS vẫn còn mê tín dị
đoan, tin theo kẻ xấu của một số người làm những điều trái với thuần phong
mỹ tục của đồng bào, làm ảnh hưởng không nhỏ về mặt tư tưởng, tình cảm,cuộc sống của đồng bào Đồng thời cũng là những khó khăn, trắc trở trongcông tác tuyên truyền chính sách dân tộc ở những vùng này Định hướng lệchlạc sẽ dẫn tới hành vi sai trái, mà biểu hiện cao đó chính là diễn biến hòa bình,đặc biệt nghiêm trọng là diễn biến mặt tư tưởng
Nói tóm lại, Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi, trong những năm
qua mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với tinh thầnđoàn kết, quyết tâm cao, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đã khắc phục đượcnhững khó khăn Đồng thời, khắc phục những điểm yếu mà đã làm ảnh hưởngđến công tác tuyên truyền và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn
và đã đạt được những kết quả quan trọng: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
Trang 40hướng tích cực, hệ thống điện - đường - trường - trạm đã đi đến từng thônbản Hệ thống chính trị được tăng cường; an ninh quốc phòng được giữ vững;chính trị - xã hội ổn định; hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở tỉnh,huyện và các đoàn thể nhân dân có sự đổi mới về phương thức hoạt độngtrong công tác tuyên truyền chính sách dân tộc; đời sống kinh tế của đại bộphận nhân dân trong tỉnh ngày càng ổn định phát triển bền vững, đời sống vănhoá, tinh thần được cải thiện
Th ba, ức, cách thức hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về tín ngư sau:ỡng, phong tục tập quán của đồng bào DTTS: ng, phong t c t p quán c a đ ng bào DTTS: ục tập quán của đồng bào DTTS: ận thông tin còn thiếu, vì vậy trình độ ủa đồng bào DTTS: ồng bào DTTS như sau: Hìnhthức tín ngưỡng phổ biến trong tất cả các dân tộc ở nước ta là quan niệm vạnvật hữu linh, các nghi lễ thờ cúng gia đình hay cộng đồng (làng, bản…) liênquan đến nghề nông, tục thờ cũng tổ tiên gia đình, tổ tiên dòng họ, tục thờThành hoàng làng Những hình thức tín ngưỡng và nghi lễ trên đã ăn sâu vàonếp sống của các dân tộc và trở thành phong tục tập quán, trở thành một yếu
tố văn hóa dân tộc và Phú Thọ cũng không nằm ngoài hình thức tín ngưỡng