1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hình thức trả lương trong ngân hàng phát triển việt nam (VDB)

21 656 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 75,46 KB

Nội dung

Phân tích hình thức trả lương trong ngân hàng phát triển việt nam (VDB)

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ- LUẬT KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC PHÂN TÍCH HÌNH THỨC TRẢ

LƯƠNG TRONG NGÂN HÀNG PHÁT

TRIỂN VIỆT NAM (VDB)

GVHD: PGS.TS PHẠM ĐỨC CHÍNH Lớp: K12407B

Thực hiện đề tài: Nhóm 8

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2015

Trang 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 1

1.1 Khái niệm và vai trò của tiền lương 1

1.1.1 Khái niệm 1

1.1.2 Vai trò của tiền lương 1

1.2 Chính sách tiền lương và vai trò của chính sách tiền lương 2

1.2.1 Khái niệm chính sách tiền lương 2

1.2.2 Vai trò của chính sách tiền lương 3

1.3 Nội dung chính sách trả lương 3

1.3.1 Tiền lương tối thiểu 3

1.3.2 Qui định về bảng lương, thang lương và các mức phụ cấp 4

1.3.3 Qui định về xây dựng quỹ tiền lương 5

1.3.4 Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp 6

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM………… 8

2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng phát triển Việt Nam (NHPTVN) 8

2.2 Phân tích hình thức trả lương của NHPTVN (VDB) 9

2.2.1 Quy định về xếp lương 9

2.2.2 Tiền lương tối thiểu 10

2.2.3 Phụ cấp lương 10

2.2.4 Xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch 10

2.2.5 Xây dựng bảng lương theo ngạch, bậc 11

2.2.6 Xây dựng bảng lương đơn giản nhất 12

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG CỦA NHPTVN……… 13

3.1 Hoàn thiện công tác xây dựng quỹ tiền lương 13

3.1.1 Về nguồn hình thành quỹ tiền lương 13

3.1.2 Về xây dựng kế hoạch quỹ tiền lương 13

3.1.3 Về tiền lương làm thêm giờ 13

3.2 Hoàn thiện việc chi trả lương cho cán bộ viên chức 14

3.2.1 Hình thức trả lương 14

3.2.2 Xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương 14

Trang 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG

TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm và vai trò của tiền lương

Thị trường lao động được xem là một bộ phận của nền kinh tế thị trường, ở đó sứclao động chính là hàng hóa trao đổi nên tiền lương được xem là giá của sức lao động

Theo tổ chức lao động ILO tiền lương chính là sự trả công hoặc thu nhập có thểbiểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động vàngười lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy Quốc gia, do người sử dụng lao động phảitrả cho người lao động theo hợp đồng lao động cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phảithực hiện, hoặc những dịch vụ đã làm hoặc sẽ phải làm

Tiền lương được chia thành hai loại:

Tiền lương danh nghĩa: là tổng số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người laođộng

Tiền lương thực tế: là sức mua của tiền lương danh nghĩa, có nghĩa là số lượnghàng hóa dịch vụ thực tế có thể mua được từ lương danh nghĩa

1.1.2 Vai trò của tiền lương

Đối với doanh nghiệp (người sử dụng lao động): tiền lương giúp doanh nghiệp quản

lí được đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất, từ có mà có các chính sách duy trì hoặcđiều tiết một cách hiệu quả

Trang 6

Đồi với người lao động: tiền lương chính là thu nhập là sự bù đắp lại công sức laođộng mà họ đã bỏ ra để “bán” cho người sử dụng lao động, chúng ta không thể lấy thunhập để đánh giá uy tín của người lao động Bên cạnh đó tiền lương còn chính là động lực

để khuyến khích họ làm việc tốt hơn

Đối với nhà nước: thông qua mức lương mà các doanh nghiệp đưa ra nhà nước sẽ

có công tác điều tiết để đảm bảo sự cân bằng cho hai bên Hơn nữa đây còn là căn cứ đểnhà nước quyết định nên đầu tư hay hạn chế ở lĩnh vực nào? Ở những ngành có thu nhậpthấp, năng suất lao động giảm nhà nước sẽ hạn chế đầu tư, thay vì đó sẽ ưu tiên đầu tư vàonhững ngành mũi nhọn có tiềm năng phát triển

Đối với người dân: tiền lương là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến quyết định có nêntham gia lao động hay không

1.2 Chính sách tiền lương và vai trò của chính sách tiền lương

1.2.1 Khái niệm chính sách tiền lương

Chính sách tiền lương là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế

- xã hội của đất nước Chính sách này liên quan trực tiếp đến hầu hết người lao động trong

xã hội và chịu sự quản lí của Nhà nước Nhà nước quản lí tiền thống nhất tiền lương vàthực hiện một số kiểm soát trong thực hiện chính sách và chế độ trả lương trên cơ sở phápluật về tiền lương, các hợp đồng lao động và thuế thu nhập

Có hai loại chính sách tiền lương: chính sách tiền lương của nhà nước và chính sáchtiền lương của cơ quan, doanh nghiệp

 Chính sách tiền lương của nhà nước được thể hiện qua các văn bản về tiền lương

do chính phủ hoặc các bộ ngành liên quan xây dựng và soạn thảo

các qui chế thu chi nội bộ, còn trong các doanh nghiệp chủ yếu được thể hiệnthông qua các quy chế trả lương thưởng

Như vậy có thể thấy chính sách trả lương của 2 thành phần trên có liên quan mậtthiết với nhau, chính sách tiền lương của Nhà nước có liên quan mang tính bắt buộc vàđịnh hướng cho các chính sách tiền lương của cơ quan, doanh nghiệp

Trang 7

1.2.2 Vai trò của chính sách tiền lương

Chính sách tiền lương là một công cụ hiệu quả góp phần điều tiết thị trường laođộng, thu hút đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ và góp phần nâng cao chất lượngnguồn nhân lực của quốc gia Bên cạnh đó nhờ chính sách tiền lương đã góp phần phân bổđiều tiết nguồn nhân lực theo phạm vi vùng miền, ngành nghề và toàn bộ nên kinh tế

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, quá trình hội nhập ngày càng diễn ramạnh mẽ, chính vì thế chính sách tiền lương của doanh nghiệp dựa trên nền tản là chínhsách của nhà nước phải có sự điều tiết thích hợp để đảm bảo tính công bằng cho các chủthể tham gia quan hệ kinh tế

Đã 2 lần sửa đổi kể từ khi bộ luật lao động ra đời (1994) đã qui định khung pháp líthuận lợi cho việc thực hiện cơ chế lao động hai bên trong doanh nghiệp, tiền lươngthưởng được xác định và điều chỉnh thông qua hoạt động lao động cũng như thương lượnglao động tập thể

Như vậy có thể nói với một chính sách trả lương hợp lì và tiến bộ sẽ góp phần thuhút vốn đầu tư, thu hút nguồn lao động và là điểm mấu chốt để giữ chân người lao độnghạn chế sự thuyên chuyển công việc Tuy nhiên để chính sách tiền lương thực sự có hiệuquả thì bên cạnh đó công ty cần phải có các chính sách đào tạo, chính sách hỗ trợ và độngviên khích lệ nhân viên hợp lí tiến bộ, Nhà nước phải không ngừng cải cách và cập nhậtchính sách theo sự phát triển của nên kinh tế

1.3 Nội dung chính sách trả lương

1.3.1 Tiền lương tối thiểu

Tiền lương tối thiểu: mức lương thấp nhất do nhà nước qui định, là mức lương màngười lao động làm những công việc đơn giản nhất chưa qua đào tạo nghề trong nhữngmôi trường làm việc bình thường của xã hội Tiền lương tối thiểu phụ thuộc vào mức chiphí tối thiểu và không được thấp hơn mức sống tối thiểu, cần phải được xem xét và điềuchỉnh thường kỳ, tiền lương tối thiểu đảm bảo cho người lao động làm những công việcđơn giản nhất cũng có thể bù đắp được sức lao động và nuôi gia đình

Trang 8

Tiền lương tối thiểu là một chế định quan trọng bậc nhất của pháp luật lao độngnhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người lao động Hơn nữa doanh nghiệp cần phải tuânthủ tiền lương tối thiểu do nhà nước qui định và tham khảo để xây dựng bảng lương Tiềnlương tối thiểu là công cụ để nhà nước điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư giữangười lao động và sử dụng lao động, tiền lương tối thiểu càng cao thì tiền lương trung bìnhcàng cao.

Theo qui định của nhà nước tiền lương tối thiểu được qui định vào năm 2015 là1.150.000đ

1.3.2 Qui định về bảng lương, thang lương và các mức phụ cấp

Thang lương, bảng lương là thang đo giá trị về mặt lao động của các chức danh,công việc trong công ty, trong doanh nghiệp, Thông qua thang lương bảng lương ngườilao động có cơ sở thỏa thuận kí kết hợp đồng lao động biết được quá trình tăng lương vàlên ngạch lương, từ đó khuyến khích người lao động nâng cao tay nghề phấn đấu để đạtđược mức lương cao hơn

Quy định về bảng lương, thang lương và phụ cấp được quy định tại Nghị định205/2004 NĐ – CP ngày 14/12/2004, với các điều được quy định như sau:

cấp độc hại nguy hiểm, phụ cấp lưu động và phụ cấp thu hút

thuận trong hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể

pháp luật

động

Trang 9

 Giải quyết các quyền lợi khác theo thoả thuận của người sử dụng lao động vàngười lao động và quy định của pháp luật lao động.

định tại khoản 1, Điều 5 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP, trong đó quyđịnh:

chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanhtheo công việc và ngành nghề được đào tạo

lao động có trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cao nhất so vớingười có trình độ thấp nhất

bậc công việc đòi hỏi Khoảng cách của bậc lương liền kề phải bảo đảmkhuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, các tàinăng, tích luỹ kinh nghiệm

thiểu do Nhà nước quy định Mức lương của nghề hoặc công việc độc hại,nguy hiểm và đặc biệt độc hại, nguy hiểm phải cao hơn mức lương của nghềhoặc công việc có điều kiện lao động bình thường.

1.3.3 Qui định về xây dựng quỹ tiền lương

Mỗi doanh nghiệp có cách thức xây dựng quỹ tiền lương và sử dụng quỹ tiền lươngkhác nhau tuy nhiên phải đảm bảo được các nguyên tắc sau:

 Phần quỹ lương trả trực tiếp cho người lao động tùy thuộc vào từng doanhnghiệp nhưng không nhỏ hơn 76% tổng quỹ lương

người lao động có thành tích tốt trong thực hiện công việc nhằm mục đích

Trang 10

khuyến khích người lao động làm việc nhưng không được vượt quá 10%quỹ lương

người lao động có trình độ chuyên môn tay nghề cao

không lớn hơn 12% tổng quỹ lương

1.3.4 Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp

Hiện nay có hai hình thức trả lương cơ bản được áp dụng trong doanh nghiệp: trảlương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm

1.3.4.1 Trả lương theo thời gian

rộng rãi với các công việc của lao động không lành nghề hoặc nhữngcông việc khó tiến hành định mức chính xác và chặt chẽ hoặc do tínhchất của công việc, nếu trả lương theo sản phẩm sẽ không đảm bảo chấtlượng sản phẩm , không mang lại hiệu quả thiết thực

 Nơi mà chi phí cho tính toán kết quả lao động có thể rất lớn

 Nơi mà chất lượng lao động đòi hỏi cao hơn là khối lượng

 Các hình thức trả lương theo thời gian:

Trang 11

 Thuần túy: doanh nghiệp sẽ trả tiền cho thời gian người lao động đã làm việc Hình thức này được áp dụng cho những công việc khó xác định chất lượng lao động ( giáo viên, bác sĩ, công chức nhà nước…)

 Có thưởng: ngoài tiền lương cố định người lao động sẽ được nhận thêm tiền thưởng gắn với năng suất lao động và khối lượng công việc mà họ hoàn thành

 Thả nổi: mức lượng sẽ không cố định mà sẽ linh hoạt thay đổi và tăng giảm phụ thuộc vào một biến số nhất định Giới hạn dưới của lương thả nổi được qui định còn tăng lên bao nhiêu thì không có giới hạn

1.3.4.2 Trả lương theo sản phẩm

một đơn vị sản phẩm và khối lượng sản phẩm thực hiện được Nhờ đó

mà hình thức trả lương này đã gắn thu nhập của người lao động với kếtquả công việc của họ, có tính kích thích mạnh, mang lại hiệu quả cao vàđược áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp

 Nơi có khả năng tính toán được khối lượng công việc đã thực hiện

 Trực tiếp: tiền lương sẽ được tính theo một đơn giá cố định, trong trường hợpnày có thể không áp dụng thưởng, trả lương theo hoa hồng là sự biến dạngcủa lương khoán trực tiếp

người lao động được thưởng phải có điều kiện là trình độ thực hiện định mứclao động, kế hoạch công việc, khối lượng, chất lượng hoạt động…

Trang 12

 Lũy tiến: được vận dụng trong định mức lao động với giá ổn định, vượt địnhmức với đơn giá tăng Hơn nữa doanh nghiệp sẽ áp dụng hình thức này cóhiệu quả khi cần khuyến khích tăng nhanh khối lượng công việc trong doanhnghiệp mới hoặc khi vừa xâm nhập vào thị trường mới.

Trang 13

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG CỦA

NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng phát triển Việt Nam (NHPTVN)

Ngân hàng Phát triển Việt Nam(Vietnam Development Bank - VDB) được thànhlập trên cơ sở Quỹ Hỗ trợ Phát triển theo quyết định 108/2006/QĐ-TTG của Thủ tướngChính phủ ban hành ngày 19/05/2006 Là một đơn vị cho vay chính sách phi lợi nhuận,với số vốn điều lệ lên tới 10 nghìn tỷ đồng Cùng với Ngân hàng Chính sách Xã hội ViệtNam, VDB có mục tiêu đóng góp vào quá trình xoá đói giảm nghèo thông qua các khoảnvay cho các công trình xây dựng thuỷ lợi và giao thông nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầngcho các làng nghề, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cho các vùng sâu, vùng xa và hỗtrợ xuất khẩu

So với hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển, Ngân hàng Phát triển hiện nay sẽ đượctăng quyền chủ động, tăng tính trách nhiệm trong đánh giá, thẩm định cho vay các dự án

và có quyền từ chối cho vay đối với những dự án kém hiệu quả

So với các NHTM khác, Ngân hàng Phát triển có sự khác biệt là tổ chức tài chínhthuộc sở hữu 100% của Chính phủ, không nhận tiền gửi từ dân cư Do hoạt động của ngânhàng không vì mục đích lợi nhuận nên được hưởng một số ưu đãi đặc biệt như không phải

dự trữ bắt buộc, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được Chính phủ bảo đảm khảnăng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy địnhcủa pháp luật Tuy nhiên, ngân hàng vẫn chịu sự điều tiết của Luật các tổ chức tín dụng,

do vậy vẫn phải chấp hành các quy định trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, chính sáchtín dụng, và quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước

01/09/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Quyết định ban hành Điều lệ tổchức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) Theo đó, VDB là ngânhàng chính sách, hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên doNhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ Vốn điều lệ của VDB là 30.000 tỷ đồng VDB hoạtđộng không vì mục tiêu lợi nhuận; được ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất vàphí quản lý, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các

Trang 14

khoản nộp ngân sách nhà nước; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%; không phải tham gia bảohiểm tiền gửi Hoạt động của VDB bao gồm:

 Tham gia thị trường liên ngân hàng; tổ chức thanh toán nội bộ; cung cấpcác dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngoại hối và các dịch vụ ngân hàng kháccho khách hàng; thực hiện hoạt động ngoại hối; tham gia hệ thống thanhtoán trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật và hướng dẫncủa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

giao

2.2 Phân tích hình thức trả lương của NHPTVN (VDB)

Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện hình thức trả lương theo thời gian nhưsau:

2.2.1 Quy định về xếp lương

Việc xếp lương viên chức, công nhân, nhân viên của NHPTVN xếp theo thanglương, bảng lương theo nghị định số 205/2004/ NĐ – CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 củachính phủ quy định về hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trongcác công ty Nhà nước (hạng đặc biệt); cụ thể được áp dụng như sau: Thành viên chuyêntrách Hội đồng Quản lý, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng được xếplương theo bảng lương của thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị và bảng lương củaTổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng Giám Đốc, Kế Toán Trưởng Tông công ty Nhànước hạng đặc biệt

Trang 15

2.2.2 Tiền lương tối thiểu

Tiền lương tối thiểu NHPTVN áp dụng theo quy định của nhà nước là 1.150.000đồng nên:

2.2.4 Xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch

Quỹ tiền lương kế hoạch mà NHPTVN áp dụng theo mục III2.C Thông tư 07/2005/TT-BLĐTBXH như sau:

VKH= (LĐB.H.TLminNHPT + Vđt).12

Trong đó:

LĐB: Là lao động định biên

Trang 16

2.2.5 Xây dựng bảng lương theo ngạch, bậc

Chức danh công việc Bậc

I II III IV V VI VII VIII IX Chủ tịch HĐQT 8.2 8.3 8.4 8.5

Ngày đăng: 11/04/2016, 16:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w