1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu kĩ thuật gieo ươm các xuất xứ thanh hóa và phú yên của loài sâm bố chính (abelmoschus sagittifolius (kurz) merr ) tại thừa thiên huế

82 1,7K 40

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 41,46 MB

Nội dung

Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng hỗn hợp giá thể ruột bầu đến quá trình sinh trưởng & phát triển của cây Sâm bố chính xuất xứ Phú Yên trong điều kiện gieo ươm tại Vườn nhân giống và cơ sở gia

Trang 1

PHẦN TÓM TẮT

Sâm bố chính (SBC) là loài cây dược liệu quý, mọc hoang dại, điều kiện sinhthái thích hợp của loài này thường là nơi nhiều ánh sáng, cây thích nghi với nhiềuloại đất như mùn, đất pha cát, đất phù sa ven sông sinh trưởng và phát triển mạnhtrọng mùa mưa ẩm Cây thường được người dân khai thác sử dụng như một loàiNhân Sâm Việt Nam và ít được chú ý phát triển gây trồng Sâm bố chính có nhiềuxuất xứ khác nhau tương ứng với các đặc điểm hình thái khác nhau

Đề tài “Nghiên cứu kĩ thuật gieo ươm các xuất xứ Thanh Hóa và Phú

Yên của loài Sâm bố chính (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.) tại

Thừa Thiên Huế” nhằm đưa ra các thông số kĩ thuật trong nhân giống bằng hạt

của 2 xuất xứ của loài SBC & thử nghiệm gây trồng trong điều kiện gieo ươmlàm cơ sở đề xuất giải pháp nhân giống & gây trồng loài cây này phục vụ chohoạt động phát triển mô hình trồng cây dược liệu có giá trị kinh tế cao

Đề tài sử dụng phương pháp bố trí thí nghiệm: (1) Thí nghiệm đánh giá ảnh

hưởng nhiệt độ & thời gian đến tỷ lệ nảy mầm trong quá trình xử lý hạt giống

SBC cả hai xuất xứ: Bố trí 6 công thức, mỗi công thức sử dụng 100 hạt, ngâm ở

các mức thời gian là 12h, 24h với các mức nhiệt độ: nhiệt độ phòng, 2 sôi 3 lạnh

và 3 sôi 2 lạnh (2) Thí nghiệm ảnh hưởng hỗn hợp giá thể ruột bầu đến quá

trình sinh trưởng & phát triển của cây SBC xuất xứ Thanh Hóa: Sử dụng Hỗn

hợp [3 ĐPS – 0 Cát – 1 Trấu], Hỗn hợp [3 ĐPS – 1 Cát – 0 Trấu], Hỗn hợp [2

ĐPS – 1 Cát – 1 Trấu] và Hỗn hợp [1 ĐPS – 2 Cát - 1 Trấu] (3) Thí nghiệm

ảnh hưởng độ che bóng đến quá trình sinh trưởng & phát triển của cây SBC

xuất xứ Thanh Hóa: Sử dụng các mức ĐCB: 0%, 25%, 50% (4) Thí nghiệm ảnh

hưởng hỗn hợp giá thể ruột bầu đến quá trình sinh trưởng & phát triển của cây

SBC xuất xứ Phú Yên: Sử dụng Hỗn hợp [60% ĐPS, 20% Xơ dừa, 0% Cát, 10%

PC, 9% PVS, 1% Lân], Hỗn hợp [40% ĐPS, 20% Xơ dừa, 20% Cát, 10%PC,9% PVS, 1% Lân], Hỗn hợp [20% ĐPS, 40% Xơ dừa, 20% Cát, 10% PC,9% PVS, 1% Lân] và Hỗn hợp [60% ĐPS, 20% Cát, 10% PC, 9% PVS, 1%

Lân] (5) Thí nghiệm ảnh hưởng độ che bóng đến quá trình sinh trưởng & phát triển của cây SBC xuất xứ Phú Yên: Sử dụng các mức ĐCB: 0%, 25%, 50%.

Các thí nghiệm (2), (3), (4), (5) là các thí nghiệm một nhân tố được bố trí

Trang 2

Kết luận: (1) SBC ở các xuất xứ khác nhau có đặc điểm hình thái khác nhau (2) Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống SBC cao nhất khi ngâm hạt trong 24

tiếng đồng hồ với tỷ lệ 3 sôi 2 lạnh (3) Ảnh hưởng của độ che bóng đến tỉ lệ

sống của SBC Phú Yên cao hơn rất nhiều so với SBC Thanh Hóa (4) SBC

Thanh Hóa được trồng trong hỗn hợp [3 Đất phù sa : 0 Cát : 1 Trấu] cho kết quả

về tăng trưởng chiều cao và số lá tốt nhất (5) SBC Phú Yên được trồng trong

hỗn hợp [40% ĐPS, 20% Xơ dừa, 20% Cát, 10% PC,9% PVS, 1% Lân] cho kết

quả về tăng trưởng chiều cao và số lá tốt nhất (6) SBC Thanh Hóa được trồng ở

mức che bóng 25% cho độ tăng trưởng chiều cao và số lá lớn nhất (7) SBC Phú

Yên được trồng ở mức che bóng 50% cho độ tăng trưởng chiều cao tốt nhất và

che bóng 0% cho độ tăng trưởng về số lá tốt nhất (8) SBC Thanh Hóa được

trồng trong hỗn hợp [3 ĐPS – 1 Cát – 0 Trấu] là loại giá thể cho sinh khối tươi

và khô dưới mặt đất cao hơn hẳn so với các loại giá thể thí nghiệm khác và độche bóng 50% cho sinh khối tươi và khô dưới mặt đất cao hơn so với độ chebóng 0% và 25%

Trong thời gian tới, cần tiếp tục nghiên cứu các phương pháp xử lý hạtgiống khác để tăng tỷ lệ nảy mầm của hạt Tiếp tục sưu tập thêm các xuất xứSâm bố chính khác, định danh phân loại, lưu giữ các xuất xứ Sâm bố chính.Định hướng cho các nghiên cứu trên quy mô đồng ruộng, khảo sát tính thíchnghi của cây Sâm bố chính tại Thừa Thiên Huế và phát triển thị trường trongtương lai

Trang 3

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Với điều kiện thiên nhiên nhiều ưu đãi, Việt Nam có một hệ sinh tháiphong phú và đa dạng, có tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc Đây cũng làđiều kiện thuận lợi để phát triển nguồn dược liệu, cung cấp nguyên liệu cho sảnxuất thuốc trong và ngoài nước Tổng sản lượng dược liệu trồng ở Việt Nam ướctính đạt khoảng 100.000 tấn/năm.Với sự đa dạng về khí hậu và thổ nhưỡng - đấtđai, ngay từ cuối những năm của thập kỷ 60-80 ở Việt Nam đã hình thành nhữngvùng trồng, sản xuất cây dược liệu có tính chuyên canh Tuy nhiên, cho đến nay,theo Bộ Y Tế, nguồn dược liệu nước ta vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồnnguyên liệu nhập khẩu mà chưa phát huy được hết những tiềm năng thảo dượctự nhiên, việc phát triển nguồn dược liệu trong thời gian qua vẫn còn bộc lộnhiều hạn chế

Sâm bố chính có tên gọi khác là nhân sâm Phú yên, Sâm báo chính, tên

khoa học Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr., họ bông (Malvaceae), loài này

được miêu tả đầu tiên năm 1924 Theo Võ Văn Chi (2012) và Đỗ Tất Lợi(1999), toàn bộ phần rễ củ Sâm Báo được phơi hoặc sấy khô và có giá trị làmthuốc Sâm Báo có vị ngọt nhạt, có chất nhầy, tính bình, có tác dụng bổ mát,nhuận phế, dưỡng tâm, sinh tân dịch, sao với gạo thì tính ấm bổ tỳ vị, giúp tiêuhóa, tăng thêm sức dẻo dai Ở Trung Quốc, người ta xem rễ, lá như có tác dụngtrừ âm thanh nhiệt Sâm bố chính phối hợp với các vị thuốc khác để chữa cácchứng ho, sốt nóng, trong người khô, táo, khát nước, gầy còm Tác dụng dược lýcủa cây Sâm bố chính là tăng cường thể lực, hạ đường huyết và bảo vệ dạ dày.Tuy nhiên hiện nay, loại sâm này đang bị thu hái quá mức và chất lượngkhông đảm bảo Để góp thêm những hiểu biết khoa học loài thực vật quý hiếm,đặc hữu này thì việc nghiên cứu về kĩ thuật gieo ươm của cây Bố chính sâm làrất cần thiết Điều kiện sinh thái thích hợp của loài này thường là nơi nhiều ánhsáng, cây thích nghi với nhiều loại đất như mùn, đất pha cát, đất phù sa vensông… sinh trưởng và phát triển mạnh trong mùa mưa ẩm (Viện Dược liệu,2013) [26] Vấn đề đặt ra là liệu các xuất xứ khác nhau của loài Bố chính sâm

Trang 4

Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên, chúng tôi thực hiện đề tài:

“Nghiên cứu kĩ thuật gieo ươm các xuất xứ Thanh Hóa và Phú Yên của loài

Sâm bố chính (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.) tại Thừa Thiên

Huế” nhằm đưa ra được những thông số kĩ thuật về gieo ươm và chăm sóc cây

con hai phân loài của cây

Trang 5

PHẦN II TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Tình hình nghiên cứu về cây Nhân sâm Phú Yên ở trên thế giới và Việt Nam

2.1.1 Những nghiên cứu về phân loại và phân bố trên thế giới

Theo “The plant list” (2010), cho thấy chi Vông vang (Abelmoschus)thuộc họ Bông (Malvaceae) có khoảng 87 loài khác nhau Trong đó, có 10 loàiđược định danh tên khoa học là các loài Vông nem

(Abelmoschus angulosus Wall ex Wight & Arn.), Abelmoschus crinitus Wall.), (Abelmoschus ficulneus (L.) Wight & Arn.), (Abelmoschus hostilis (Wall ex Mast.) M.S.Khan & M.S.Hussain), (Abelmoschus magnificus Wall.), (Abelmoschus manihot (L.) Medik.), (Abelmoschus moschatus Medik.), (Abelmoschus muliensis K.M.Feng), Đậu bắp (Abelmoschus esculentus (L.) Moench), Sâm bố chính (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.) 31.

Dựa vào các đặc điểm khác nhau về hình thái lá, màu sắc, kích thước, cáchsắp xếp cánh hoa để phân loại thành các loài Bên cạnh đó, cũng có khoảng 18thứ thuộc chi Abelmoschus hoặc tên đồng nghĩa với 10 loài nói trên Trong đó,

loài Sâm bố chính (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) được biết đến là loài đặc

hữu của Việt Nam, có giá trị cao về dược liệu và đặc điểm phân bố, sinh thái.Theo “The Catalogue of Life” (2014) xác định 8 loài thuộc hai chi Vông vang

và Râm bụt đều có tên đồng nghĩa với loài Sâm bố chính (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.) Các loài Vông vang (Abelmoschus coccineus S.Y.

Hu, Abelmoschus coccineus var. acerifolius S.Y Hu, Abelmoschus esquirolii (H Lév.) S.Y Hu, Abelmoschus moschatus subsp. tuberosus (Span.) Borss Waalk.), các loài Râm bụt (Hibiscus bellicosus H Lév., Hibiscus bodinieri var. brevicalyculata H Lév., Hibiscus esquirolii H Lév., Hibiscus longifolius var. tuberosus Span., Hibiscus sagittifolius Kurz, Hibiscus sagittifolius var. septentrionalis Gagnep.) 30.

Các loài trong chi Abelmoschus phân bố hầu hết các nước trên thế giới

Trong đó, có loài Bố chính sâm (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.) thấy

Trang 6

2.1.2 Những nghiên cứu về cây Nhân sâm Phú Yên (Sâm bố chính) ở Việt Nam

2.1.2.1 Tên gọi và phân loại ở Việt Nam

Hiện tại cây Sâm bố chính có nhiều tên gọi khác nhau về tiếng phổ thông

và cả danh pháp khoa học Tên gọi Sâm bố chính thường được sử dụng cho xuất

xứ ở Quảng Bình, từ “bố chính” có nguồn gốc từ địa danh Bố Chính (布布), trước

là một châu của Chiêm Thành, năm 1069 sau trận chiến với Đại Việt, vua Chăm

là Chế Củ bị Lý Thánh Tông bắt đem về Thăng Long Để được tha về nước, vuaChế Củ đã dâng 3 châu phía bắc Chăm Pa cho Đại Việt mà Bố Chính là mộttrong 3 châu đó Bố Chính bao gồm các huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa, BốTrạch, Minh Hóa thuộc tỉnh Quảng Bình ngày nay [34] Ngoài ra, cây còn cónhiều tên gọi khác là: “Bụp sâm” một loại bụp tốt như sâm, “Sâm thổ hào” câythấy mọc ở núi Thổ Hào, Nghệ An, “Sâm báo” mọc ở núi Báo Thanh Hóa hay

“Sâm Phú Yên” mọc ở Phú Yên Các tên gọi này đều có ý nghĩa chỉ loài hoặcgiống có giá trị dược liệu dùng làm sâm đặc trưng cho từng vùng địa lý phân bố.Các nhà khoa học cũng có những cách phân loại danh pháp khoa học khác nhau

về các loài trong chi Ablemochus này ở Việt Nam 23

Theo Phạm Hoàng Hộ (1999), cho thấy chi Abelmoschus có 5 loài, đó là

Bụp tóc (Abelmoschus crinitus Wall.), Đậu bắp (Abelmoschus esculentus Moench.), Bụp vang (Abelmoschus moschatus), Bụp mì (Abelmoschus manihot Medik.) và Sâm phú yên/Bố chính sâm/Bụp nhân sâm (Abelmochus moschatus

ssp tuberosus Borss) 17

Theo Từ điển cây thuốc Việt Nam, Tập 2 Võ Văn Chi (2012), cho rằng còn

có loài Sâm bố chính năm thùy hay bụp năm thùy, Nhân sâm phú yên

(Abelmochus moschatus (L.) Medic ssp quinquelobus (Gagnep.) Ban [Hibiscus sagittifolius Kurz var quinquelobus Gagnep.] phân bố ở Hà Nội (Hà Đông),

Khánh Hòa, Ninh Thuận cũng được sử dụng như Sâm bố chính 23

Đối với loài cây gọi là Sâm báo, loài này mọc nhiều và chỉ có ở núi Báo,Thanh Hoá và được xem là một đặc sản của Thanh Hoá, trước kia cây mọchoang thành bụi Khi mô tả về hình thái cho thấy củ của nó trông không khác gì

củ nhân sâm Lá của nó hình mũi tên (tiếng Latinh là sagittifolius), dài 4cm,

rộng 2cm Có khi lá có đường kính 5cm Nhưng lá không chia làm 5 thuỳ như lá

cây Sâm bố chính, như vậy cây này không thuộc về thứ qinquelobus của cây

Sâm bố chính như mô tả được dẫn theo từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ VănChi, 2012) 23 Hoa của nó cũng có tiểu đài như hoa râm bụt Hibiscus nhưng

Trang 7

màu vàng và nhỏ hơn Do đó mặc dù có người nói: “Sâm Báo ở Thanh Hoá làtên khác của Sâm bố chính”, tuy cũng cùng họ Bông Malvaceae như cây Sâm bố

chính nhưng là một thứ khác Tên khoa học của nó là: Hibiscus sagittifolius Kurz var septentrionalis Gagnep Vì vậy, ta không nên gán cây này vào cùng

với cây Sâm Bố Chính Cũng nên chú ý là Phạm Hoàng Hộ trong Cây cỏ ViệtNam Quyển I Nhà xuất bản Trẻ 1999 trang 529 số 2120 cho tên khoa học mới

của Sâm bố chính là Abelmoschus moschatus ssp tuberosus (Span.) Borss = Abelmoschus moschatus var tuberosus Span = Hibiscus sagittaefolius auct.

Non Kurz Do đó ta cần nghiên cứu riêng tác dụng dược lý của cây Sâm báo và

phải coi nó như là một thứ khác hẳn với thứ quinquelobus (lá 5 thuỳ) của cây

Sâm bố chính 17

Theo Phan Văn Đệ (Trung tâm Sâm và Dược liệu Thành phố Hồ Chí Minh),mặc dù có những khác biệt về hình thái ngoài nhưng các cây Sâm bố chính ở các

địa phương trong nước ta chỉ có một loài (Abelmoschus sagittifolius (Kurz),

Merr.), có thành phần hóa học rễ củ tương đồng và đáp ứng các chỉ tiêu trongdược điển Việt Nam III Vì thế, tác giả đề nghị cần phân loại và định danh và mởrộng đặc điểm phân loại màu sắc của hoa: Hoa đỏ, hoa hồng và vàng 20

Dựa trên dẫn liệu của nhiều tài liệu nghiên cứu của Phạm Hoàng Hộ(1999), Từ Điển cây thuốc Việt Nam Võ Văn Chi (2012), Phan Văn Đệ (2001-2005), chúng tôi tạm sử dụng danh pháp của cây Sâm bố chính như sau:

Giới thực vật – Plantae

Phân lớp – Rosid

Bộ - Malvales

Họ - Malvaceae

Chi – Ablemoschus

Loài – Abelmoschus sagittifolius

Tên phổ thông: Sâm bố chính

Tên khác: Sâm báo, Sâm phú yên, Bụp nhân sâm [18].

Theo điều tra ban đầu của Trung tâm Sâm và Dược liệu thành phố Hồ Chí

Trang 8

nguồn gốc từ núi Báo (Thanh Hóa) và Trung tâm nghiên cứu sản xuất dược liệumiền Trung (Phú Yên) nên đề xuất được sử dụng từ Sâm bố chính xuất xứThanh Hóa và xuất xứ Phú Yên trong các mô tả về kết quả thí nghiệm.

2.1.2.2 Đặc điểm hình thái

Năm 2005 nhóm nghiên cứu do Trần Đình Hợp, Nguyễn Công Đức vàTrần Công Luận đã thực hiện thu thập mẫu cây tươi và tiêu bản khô, rễ củ từ cáctỉnh Bình Phước, Phú Yên và Thanh Hóa so sánh hình thái giải phẩu bằngphương pháp mô tả, hình thái giải phẩu học so sánh, sử dụng các khóa phân loạihiện có trong thực vật chí Việt Nam, Trung Quốc về họ Bông 21

Sâm bố chính là cây thân thảo, sống lâu năm, mọc đứng một cách yếu ớt,

có khi dựa vào những cây xung quanh, cao từ 30 – 50 cm có khi hơn Thân cành

có thể mọc đứng cũng có khi bò lan toả ra mặt đất, cành hình trụ, không có lông

Rễ phát triển thành củ hình trụ có màu trắng nhạt hay vàng nhạt, có đường kính1,5-3cm, nhiều rễ có hình người Lá đơn, mọc cách, cuống lá dài 2-3cm Câythường có hai dạng lá Những lá ở phần dưới gốc cây có hình trái xoan, phầncuối phiến lá hình trái tim hay hình mũi giáo, đầu phiến lá không nhọn Các lá ởphần ngọn càng lên phía trên cây thì càng hẹp, phiến lá chia làm 5 thùy với thùy

ở giữa dài, phiến lá chia thùy dạng hình mũi mác Lá dài 6-7cm, rộng 0,7-3cm.Mặt lá có lông đơn hay hình sao, có lá kèm hình sợi chỉ, dài 7mm, có ít lông dài.Hoa có màu hồng hay đỏ, phớt trắng hoặc phớt vàng hoặc hoa màu vàng mọcđơn độc ở kẽ lá, cuống hoa dài từ 5 - 8 cm, có lông cứng, hơi phồng đầu Tiểuđài cấu tạo từ 7-10 bộ phận, dài 12-14mm, có nhiều lông Đài hoa hình túi, ởngọn có hình răng cưa nhỏ, hoa tàn, rụng sớm tách ra khỏi đài Có 5 cánh tràng,dài 5-6cm, rộng 3-4cm ở ngọn Nhị tạo thành bó, có hình trụ Bầu thường cólông tơ, có 5 vòi nhụy Quả hình trứng nhọn, dài gấp 3 lần đài, có khía dọc khichín nứt ra theo khía dọc thành 5 mảnh vỏ, mặt ngoài và mặt trong đều có nhiềulông hình sao, hạt hình thận, màu nâu đen, mặt ngoài thường có những đườngvân sít nhau tạo thành gợn

2.1.2.3 Đặc điểm sinh thái

Cây có thể lụi vào mùa đông Đến mùa xuân hoặc đầu mùa mưa, từ gốcmọc lên 1 - 2 chồi và sinh trưởng rất nhanh Sâm bố chính mọc rãi rác trongrừng thưa, ven rừng [29]

Sâm bố chính ra hoa quả hàng năm, mùa hoa quả tập trung từ tháng 6 - 8,hoa nở từ tháng 3-7 [23] Có thể trồng Bố chính sâm bằng hạt, sau 2 - 3 năm thuhoạch Ngoài ra có thể trồng Bố chính sâm bằng đầu củ (sau khi thu hoạch rễ củ,

Trang 9

bỏ thân, cắt lấy phần đầu củ làm giống (Lê Thị Diên & cs) 9.

Nơi sống và sinh thái: Cây Bố chính sâm ưa sáng và ưa ẩm, thích nghiđược với nhiều loại đất như đất mùn dưới chân núi, đất pha cát, đất phù sa vensông sinh trưởng và phát triển mạnh trong mùa mưa ẩm 29

2.1.2.4 Đặc điểm phân bố

Loài Sâm bố chính được tìm thấy nhiều nơi ở Đông Á (Trung Quốc,Campuchia, Ấn Độ, Lào, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam) và phía Bắc nước Úctrải dài tới Thái Bình Dương Chúng thường mọc ở độ cao khoảng 450m so vớimực nước biển Môi trường sống đồi núi, bìa rừng, đồn điền, ruộng lúa, dọcnhững con đường mòn (Kurz, 2010) 27

Đặc điểm loài có nhiều tên gọi khác nhau, thường tên gọi được đặt theo nơiphân bố của loài Ở Việt Nam, xuất xứ Sâm báo Thanh Hóa được phát hiện mọchoang nhiều ở vùng núi thấp, vùng đồi núi trung du ở các xã Cẩm Bình huyệnCẩm Thủy, trên núi Báo xã Vĩnh Hùng huyện Vĩnh Lộc hay ở vườn quốc giaBến En huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa Sâm báo chỉ thấy có ở một vài điểmthuộc tỉnh Thanh Hóa Sâm bố chính được người dân sử dụng lần đầu tiên ở một

số địa phương tỉnh Quảng Bình Sâm phú yên được người dân tìm thấy ở PhúYên Ngoài ra, cây phân bố ở Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Trị,Kontum, Gia lai, Bình Phước, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Đồng Nai và một số tỉnh

ở vùng núi thấp phía Bắc, Quảng Ninh, Hải Phòng 29

2.1.2.5 Những nghiên cứu về tác dụng dược lý và công dụng

Trong Dược điển Việt Nam IV có nêu một số tiêu chí về củ nhân sâm PhúYên như sau: độ ẩm < 13%, tro toàn phần < 12%, tro không tan trong acidhydroclorid < 7%, tạp chất <1% và dược liệu phải chứa không ít hơn 25% chấtchiết được bằng ethanol 25% (TT) tính theo dược liệu khô kiệt 25

Từ lâu người dân Việt Nam nói chung và người dân Phú Yên nói riêng đãđược sử dụng củ nhân sâm Phú Yên phối hợp với các vị thuốc khác để chữa cácchứng ho, sốt nóng, cơ thể suy nhược…5 10

Trước đây, Hải Thượng Lãn Ông dùng rễ Sâm bố chính phối hợp với các vị

Trang 10

gạo thì tính ấm bổ tỳ vị, giúp tiêu hoá, tăng thêm sức dẻo dai Ngày nay, nhiềungười dùng Bố chính sâm làm thuốc bổ, thông tiểu tiện, điều kinh, chữa đượcbệnh sốt, bệnh phổi và bạch đới Những bệnh ngoài da thì lấy lá và hoa xát chữaghẽ ngứa Người ta còn gọi Bố chính sâm là nhân sâm của người nghèo vì cómọi công dụng của nhân sâm lại rẻ tiền hơn 23.

Phan Văn Đệ và cộng sự (2006) đã khảo sát thành phần hóa học các mẫuSâm bố chính mọc hoang ở các tỉnh Bình Phước, Thanh Hóa, Phú Yên, BìnhThuận và cây trồng ở Hồ Chí Minh cho thấy: Rễ củ của các mẫu nghiên cứu đều

có chứa Saponin triterpen, coumarin, chất nhầy, acid béo, đường khử,polyphenol và các nguyên tố đa vi lượng Sự hiện diện của các Saponintriterpen, được xem là nhóm hợp chất có tác dụng quyết định những tác dụngdược lý điển hình của các cây họ Nhân sâm (Araliaceae), trong đó có tác dụngtăng lực, chống yếu sức 20

Theo từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi) bộ phận sử dụng của cây

Bố chính sâm chủ yếu là toàn bộ phần rễ củ Rễ củ thu hoạch sơ chế, phơi hoặcsấy khô kết hợp với ý dĩ sao, hoài sơn, dương quy kết hợp mật ong hay mật nhadùng bổ khí huyết Ngoài ra, Bố chính sâm nấu thành cao, hòa với sữa ngườihay cao ban long dùng tốt cho người suy nhược gầy yếu, khô khát, táo bón, đáisón Rễ Bố chính sâm giả nhỏ và nấu với gạo nếp ăn chữa bệnh bạch đới 23.Theo Đỗ Tất Lợi (1999), rễ sâm Bố chính chứa chất nhầy 35 - 40%, tinhbột [6] Cũng theo Trần Công Luận & cs (2001), rễ cây sâm Bố Chính trồng ởBạc Liêu chứa phytosterol, coumarin, acid béo, acid hữu cơ, đường khử và hợpchất uronic Hàm lượng lipid là 3,96%, lipid gồm acid myrisric, acid palmitic,acid stearic, acid oleic, acid linoleic, acid linolenic Hàm lượng protein toànphần là 0,23g %, hàm lượng protid là 1,26g % Các acid amin gồm 11 chất,trong đó có histidin, arginin, threonin, alanin, prolin, tyrosin, valin, phenylalanin

và leucin Hàm lượng tinh bột là 15,14% và chất nhầy là 18,92% Chất nhầy làD-glucose và L-rhamnose Ngoài ra, còn có 13 nguyên tố: Na, Ca, Mg, Al, So

Fe, V, Mn, Ti, Mo, Cu, Zr và P Theo quy định của Dược điển Việt Nam II, rễsâm Bố Chính phải chứa 30 - 40% chất nhầy (tính theo dược liệu khô kiệt) 21.Theo Nguyễn Thị Thu Hương và cs (2005) nghiên cứu dược lý của Sâm

bố chính và thẩm tử Harmand thu thái ở Lộc Ninh, Bình Phước, phân tích kết

quả cho thấy sự hiện diện của hợp chất saponin triterpen là một trong những

công bố mới về hợp chất có trong củ của cây Sâm bố chính Đây là nhóm hợp

Trang 11

chất có tác dụng quyết định những tác dụng dược lý điển hình thuộc họ nhânsâm (Araliaceae), trong đó có tác dụng tặng lực 12.

Theo Đào Thị Vui và cs (2007), nghiên cứu phân lập và xác định cấu trúcmột số hợp chất từ rễ củ cây Sâm báo Thanh Hóa cho thấy rằng từ phân đoạncloroform của dịch chiết methanol của rễ Sâm báo phân lập được 5 chất và bằngcác phương pháp phân trên trên phổ có so sánh đối chiếu với tài liệu tham khảo

và lần đầu tiên ghi nhận 5 chất trong rễ cũ cây Sâm báo, đó là: ventricosin A(4(15), 7(11) –eudesmadien – 8 – on), 4 (15) – eudesmen -11 – ol, tagitinin A, β-sitosterol (stigmast – 5 – en - 3β – ol) và β – sitosterol - 3 – O – glucopyranosid.Đồng thời những nghiên cứu của tác giả Đào Thị Vui (2007) về tác dụng ức chếloét và hồi phục loét dạ dày của dịch chiết nước rễ cây Sâm báo cho thấy dịchchiết nước Sâm báo liều 10g/kg dùng trước khi loét dạ dày bằng uốngindomethacin 30mg/kg thể trọng, làm giảm 73,6% chỉ số so với đối chứng Ởthời điểm 24 giờ sau khi điều trị, dịch chiết nước Sâm báo 10g/kg làm giảm chỉ

số loét giảm 26,9 so với lô chứng cùng thời điểm, giảm 43,9% so với trước khidùng thuốc điều trị 48 giờ sau khi điều trị, chỉ số loét tương ứng giảm 74,3% và85,7% và làm hồi phục hoàn toàn các vết loét sau 72 giờ dùng thuốc 1 2 3.Theo Nguyễn Đình Thi và Trương Hùng Mỹ (2014) đã tiến hành giâm homcây nhân sâm Phú Yên Các thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện nhà ươm

có mái che tại Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ, Sở Khoa học vàCông nghệ tỉnh Phú Yên.  Kết quả cho thấy: 1) Xử lý α-NAA 400 ppm trongthời gian 1,5-2 phút, cành giâm dài 7 cm và trên cành để lại 4 lá, phun bổ sungdinh dưỡng bằng phân bón lá Supermes giúp cành giâm ra rễ nhiều, khả năngsinh trưởng của rễ và chồi cành tốt hơn đối chứng và các công thức thí nghiệmkhác; 2) Giá thể vô bầu cành giâm có thành phần 69% đất phù sa + 1% super lân+ 20% trấu hun + 10% phân chuồng hoai giúp cây giống sinh trưởng phát triểnkhỏe; 3) Từ kết quả các thí nghiệm, tác giả đã xây dựng quy trình nhân giốngsâm Phú Yên cải tiến, kết quả thử nghiệm quy trình cải tiến cho thấy cây giốngsau giâm 36 ngày có các chỉ tiêu sinh trưởng về chồi và rễ hơn quy trình cũ ở

mức sai khác có ý nghĩa thống kê, cụ thể chiều dài chồi tăng 5%, số chồi tăng

21%, khối lượng chồi tăng 14%, số rễ/cành giâm tăng 25%, chiều dài rễ tăng

Trang 12

Theo Phạm Đình Toàn (2012), đã đưa ra quy trình nhân giống invitro câySâm bố chính với môi trường nuôi cấy là MS+2mg/1MA trong đó BA kết hợpvới α-NAA và kích thích IAA Phương pháp khử mẫu tốt nhất đối với chồi ngọn

là Javen 1/3 khử trùng kép, lần đầu 4 phút và lần sau 2 phút Môi trường tốt nhấtcho giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh đối với cây Sâm bố chính là: MS + 0,3mg/1IBA + 1g/l than hoạt tính 16

Theo kết quả nghiên cứu về kỹ thuật thích hợp trồng cây Sâm Báo (A sagitifolius var septentrionalis) để cho năng xuất cao tại vùng núi Báo Thanh

Hóa, tác giả Lê Hữu Cần (2012) khẳng định rằng đối với cây Sâm Báo, sảnphẩm chủ yếu là phần rễ củ, vì vậy chiều cao luống trồng có ảnh hưởng trực tiếpđến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất củ: chiều dài củ, đường kính củ,khối lượng củ tươi, tỷ lệ củ khô/củ tươi… Cụ thể, chiều cao luống trồng Sâmbáo từ 30cm đến ≤ 40cm là phù hợp, trồng cây sâm báo với khoảng cách 20cm x25cm, tương ứng mật độ 20 vạn cây/ha là phù hợp Lượng phân bón cho 1 hathích hợp nhất là 20 tấn phân chuồng + 200 kg N + 100 kg P205 + 75 kg K20 chonăng suất lý thuyết, năng suất thực thu và hệ số kinh tế cao Ngoài ra, cây sâmbáo là cây mọc hoang dã, nảy mầm vào mùa xuân (tháng 1 đến tháng 3 hàngnăm), do đó trồng ở các thời vụ khác nhau sẽ cho cây sinh trưởng và năng suấtkhác nhau Nghiên cứu chỉ ra rằng, thời vụ trồng cây Sâm báo ở vùng núi BáoThanh Hóa thích hợp nhất là từ trung tuần tháng 02 đến trung tuần tháng 03hàng năm Năng suất thực thu, hệ số kinh tế đều đạt cao hơn so với cây Sâm báotrồng vào trung tuần tháng 1 8

Theo Phan Duy Hiệp & cs (2014) Kết quả sau 45 ngày nuôi cấy, tỷ lệ nảymầm của hạt đạt cao nhất (55,6%) khi hạt được ngâm trong dung dịch 30 mg/lGA3 trong thời gian 120 phút, tiếp theo khử trùng hạt bằng dung dịch HgCl20,5%, cuối cùng cấy hạt vào môi trường MS có bổ sung 10 mg/l GA3 Sau 30ngày nuôi cấy, hệ số nhân chồi các giống hoa màu vàng, đỏ và hồng hình thànhđạt cao nhất (4,5 chồi/mẫu) khi cấy mẫu trên môi trường MS bổ sung 1 mg/l

BA, nước dừa 10%, 0,2 mg/l GA3 Sau 30 ngày nuôi cấy chồi in vitro tạo rễ bấtđịnh và tăng trưởng tốt nhất (6,6 rễ/chồi và chiều cao 10,5 cm/chồi) khi đượcnuôi trên môi trường MS bổ sung 0,5 mg/l IBA và 0,5 mg/l NAA Như vậy,phương pháp nuôi cấy mô có thể sản xuất được số lượng lớn sâm bố chính trongthời gian ngắn 18

2.2 Các nghiên cứu về ảnh hưởng giá thể, phân bón và độ che sáng đến sinh trưởng phát triển của thực vật

Trang 13

Trước đây giá thể chủ yếu sử dụng là đất hoặc cát Ngày nay giá thể đãđược thay đổi rất nhiều Như ta đã biết, cây cần cả oxi và dinh dưỡng tiếp xúcvới rễ cây Giá thể lí tưởng là loại có khả năng giữ nước tương đương với độthoáng khí Khả năng giữ nước và độ thoáng khí của giá thể được quyết định bởinhững khoảng trống (khe, kẽ) trong nó Trong cát mịn có những khoảng trốngrất nhỏ, không chứa được nhiều nước và oxi Ngược lại, sỏi thô tạo ra nhữngkhoảng trống quá lớn, nhiều không khí nhưng mất nước nhanh Giá thể lí tưởngphải có những đặc điểm:

- Có khả năng giữ ẩm cũng tốt như độ thoáng khí

lẻ hoặc trộn lại để tận dụng ưu điểm từng loại [28]

Thành phần ruột bầu trong thí nghiệm không ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệsống của cây con, nhưng lại có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng đường kính cổ

rễ và chiều cao của cây con trong giai đoạn vườn ươm Công thức ruột bầu với95% đất mặt và 5% vi sinh là công thức tốt nhất Theo nghiên cứu về ảnh hưởngcủa thành phần ruột bầu và ánh sáng đến sinh trưởng của cây con ở giai đoạnvườn ươm cho thấy cây con trong giai đoạn này ảnh hưởng bởi tỷ lệ phân bón.Thành phần ruột bầu có 10% lượng phân chuồng hoai với 2% supe lân và 88%đất cho kết quả tốt đối với cây con sinh trưởng tốt về đường kính cổ rễ và chiềucao cây cân đối và độ che sáng 25% tốt nhất ở giai đoạn từ khi cấy cây có 2 đôi

lá đến khi cây 4 tháng tuổi 14

Một vấn đề thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu là thành phần hỗnhợp ruột bầu Theo Nguyễn Văn Sở (2004), sự phát triển của cây con phụ thuộckhông chỉ vào tính chất di truyền của cây, mà còn vào môi trường sinh trưởngcủa nó (tính chất lý hóa tính của ruột bầu) Tuy nhiên không phải tất cả các loài

Trang 14

đoạn vườn ươm với nhân tố che sáng ở 5 mức: đối chứng, che sáng 25%, chesáng 50%, che sáng 75% và che sáng 100% và 5 công thức thành phần ruột bầukhác nhau Kết quả nghiên cứu cho thấy việc che bóng có ảnh hưởng rõ rệt đến

tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây con trong giai đoạn vườn ươm và mức độ chesáng phù hợp với biến động theo giai đoạn tuổi của cây con Giai đoạn 4 thángtuổi mức che sáng 75% là tốt nhất, sang giai đoạn 6 đến 8 tháng tuổi thì mức độche sáng 50% là phù hợp 4

2.3 Vai trò của than hoạt tính và xơ dừa trong sản xuất nông nghiệp

2.3.1 Vai trò của than hoạt tính trong sản xuất nông nghiệp

Theo Phan Liêu (1985), đất cát là loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, dễkhô hạn do tổng thể tích khe hở lớn, nghèo mùn, khả năng hấp thụ thấp, giữnước và giữ phân kém do chứa ít keo Theo phương pháp truyền thống cải tạođất cát là bón phân bổ sung phân hữu cơ hoặc giá thể thực vật như rơm rạ, trấu,tàn dư thực vật, cây phân xanh Tuy nhiên, trấu tươi có khả năng giữ nước vàdinh dưỡng kém và để tăng khả năng này, trấu được đốt trong điều kiện yếmkhí để tạo thành than sinh học (Biochar) Biochar là sản phẩm của quá trình hủynhiệt chất hữu cơ ở nhiệt độ cao trong điều kiện yếm khí 19

Bổ sung biochar vào đất có thể làm thay đổi đặc tính vật lý hóa đất, tănglượng dinh dưỡng trong đất và tăng khả năng phát triển nấm cộng sinh rễ cây, lànơi trú ngụ, bảo vệ cho nấm và vi sinh vật trong đất [28] Việc sử dụng biochar

để bón phân vào đất canh tác đã và đang ngày càng được chú ý đến như là mộtcách để làm tăng nguồn chứa cacbon, giảm hiệu ứng nóng lên toàn cầu, cải thiệnkhả năng giữ nước cũng kiểm soát sự di động của nhiều chất gây ô nhiễm môitrường Hơn nữa, việc bón biochar vào đất còn làm tăng hiệu quả sử dụng nước,tăng độ phì nhiêu của đất và sản lượng cây trồng do làm giảm sự rửa trôi cácchất dinh dưỡng và thậm chí cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây [28]

2.3.2 Vai trò của xơ dừa trong sản xuất nông nghiệp

Xơ dừa được chế biến từ vỏ của trái dừa bao gồm cả phần bụi xơ dừa và sợi

xơ dừa Xơ dừa có nhiều tác dụng: Phủ bề mặt chống nóng, chống xói mòn,trộn với đất tăng độ ẩm, tạo điều kiện cho đất xốp, kích thích rể ra nhiều , nhưngchú ý kỹ phải chọn lọai đã được để lâu vì chất chát trong xơ dừa dễ làm suy cây.Môi trường sẽ không bị tổn hại khi sử dụng xơ dừa để trồng trọt [32]

Mụn xơ dừa là xơ dừa đã được sàng lọc lấy thành phần bụi Những thành

phần này hoàn toàn tự nhiên được dùng để trộn cùng đất và trấu tạo thành giá

Trang 15

thể ươm hạt rất tốt , giàu dinh dưỡng Đây là sản phẩm hữu cơ thân thiện môitrường [32].

Với phương pháp vi sinh để xử lý chất chát trong mụn dừa thành dạngmuối vi lượng, có tác dụng như một loại phân bón Đất sinh học trộn với đấtnông nghiệp giúp tăng độ phì nhiêu cho đất, cải thiện đất bạc màu Đây là

"thuốc bổ" của đất, thích hợp cải thiện đất pha cát, pha sét Nó còn có tác dụnggiảm số lần tưới nước, ngừa sâu bệnh [32]

Ưu điểm của xơ dừa :

- Cải tạo tình trạng hoang hóa - xơ chai của đất

- Duy trì độ ẩm và tăng dinh dưỡng cho đất

- Tăng cường sự thông khí của đất

- Thúc đẩy sự phát triển bộ rễ và giúp tăng trưởng cây

- Chứa các chất hữu cơ tự nhiên tốt cho đất và cây trồng

- Không tác hại đến môi trường 32

Trang 16

PHẦN 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Hạt giống cây Sâm bố chính được mua từ Trung tâm Nghiên cứu và sảnxuất dược liệu Miền trung (Xuất xứ Sâm bố chính Phú Yên hay còn gọi là nhânsâm Phú Yên)

+ Hạt giống cây Sâm bố chính được mua từ Trung tâm Nghiên cứu Dượcliệu Bắc Trung Bộ - Viện Dược Liệu (Xuất xứ Sâm bố chính Thanh Hóa haycòn gọi là Sâm báo)

- Địa điểm nghiên cứu: Hợp tác xã Nông nghiệp An Đông – Phường An Đông – Thành phố Huế và Vườn nhân giống và cơ sở giao dịch cây xanh Hương Lộc – Lô 189 Đường Tố Hữu – Thành phố Huế.

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2014 – 5/2015, bao gồm quá trình

làm đất, xử lí hạt giống, gieo ươm hạt, theo dõi và đo đếm các chỉ tiêu sinhtrưởng cây con ở giai đoạn vườn ươm và các chỉ tiêu sinh khối tươi/khô củathân, cành, lá và củ

3.2 Mục tiêu nghiên cứu

3.2.1 Mục tiêu chung

Xác định kỹ nhân giống từ hạt của 2 xuất xứ của loài Bố chính sâm

(Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.) & thử nghiệm gây trồng trong điều kiện

gieo ươm làm cơ sở đề xuất giải pháp nhân giống & gây trồng loài cây này phục vụcho hoạt động phát triển mô hình trồng cây dược liệu có giá trị kinh tế cao

3.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Xác định được các chỉ tiêu hạt giống cây Sâm bố chính

- Xác định được kỹ thuật xử lí và gieo ươm hạt giống cây Sâm bố chính

- Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố giá thể và độ che bóng đến khảnăng sinh trưởng của cây con ở giai đoạn vườm ươm

Trang 17

3.3 Nội dung nghiên cứu

3.3.1 Xác định các thông số về hạt giống

Xác định được trọng lượng và độ thuần của hạt giống

3.3.2 Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật xử lí nảy mầm hạt giống

- Xác định được tỷ lệ nảy mầm hạt sau thời gian bảo quản

- Xác định được phương pháp xử lí hạt giống gieo ươm

 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ nảy mầm của hạt giống Nhiệt độnước ngâm hạt ở các mức nhiệt độ 2 sôi 3 lạnh, 3 sôi 2 lạnh và nhiệt độ thường

 Ảnh hưởng của thời gian ngâm hạt giống đến tỷ lệ nảy mầm của hạtgiống Các mức thời gian ngâm hạt là 12h, 24h

3.3.3 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây con

ở giai đoạn vườn ươm

- Xác định ảnh hưởng của độ che bóng đến khả năng sinh trưởng của cây

con ở giai đoạn vườn ươm Đối với chế độ che bóng tiến hành thí nghiệm ở cácmức che bóng là 0%, 25%, 50%

- Xác định ảnh hưởng của giá thể đến khả năng sinh trưởng của cây con

ở giai đoạn vườn ươm

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Thừa kế số liệu thứ cấp

- Kế thừa những tài liệu liên quan đến phân bố, đặc điểm sinh học, sinhthái học, giá trị, kỹ thuật gây trồng, quản lý, bảo tồn… cây Sâm bố chính trongnước và trên thế giới

- Thu thập số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khuvực nghiên cứu dựa trên số liệu tổng hợp của Ủy ban Nhân dân các Xã và cácBan ngành địa phương

- Các bài báo, báo cáo khoa học có liên quan đến đề tài nghiên cứu đãđược công bố và sách tra cứu chuyên ngành và các nguồn thông tin khác

Trang 18

tỷ lệ nảy mầm trong quá trình xử lý hạt giống Sâm bố chính xuất xứ Thanh Hóa

& Phú Yên tại phòng thí nghiệm

Trong thí nghiệm 1, bố trí 6 công thức, mỗi công thức sử dụng 100 hạt.Công thức 1: Ngâm hạt trong 12h ở nước nhiệt độ phòng

Công thức 2: Ngâm hạt trong 24h ở nước nhiệt độ phòng

Công thức 3: Ngâm hạt trong 12h trong nước 3 sôi - 2 lạnh

Công thức 4: Ngâm hạt trong 24h trong nước 3 sôi - 2 lạnh

Công thức 5: Ngâm hạt trong 124h trong nước 2 sôi - 3 lạnh

Công thức 6: Ngâm hạt trong 24h trong nước 2 sôi - 3 lạnh

b) Thí nghiệm 2: Thí nghiệm ảnh hưởng hỗn hợp giá thể ruột bầu đến quátrình sinh trưởng & phát triển của cây Sâm bố chính xuất xứ Thanh Hóa

Các công thức là các hỗn hợp giá thể đất phù sa (ĐPS), cát, trấu (50% trấuhun + 50% trấu tươi) có tỷ lệ trộn theo thứ tự:

 Nghiệm thức 1: Hỗn hợp 3:0:1 (3 ĐPS – 0 Cát – 1 Trấu)

 Nghiệm thức 2: Hỗn hợp 3:1:0 (3 ĐPS – 1 Cát – 0 Trấu)

 Nghiệm thức 3: Hỗn hợp 2:1:1 (2 ĐPS – 1 Cát – 1 Trấu)

 Nghiệm thức 4: Hỗn hợp 1:2:1 (1 ĐPS – 2 Cát - 1 Trấu)

Thí nghiệm này được bố trí tại vị trí không được che bóng

c) Thí nghiệm 3: Thí nghiệm ảnh hưởng độ che bóng đến quá trình sinhtrưởng & phát triển của cây Sâm bố chính xuất xứ Thanh Hóa

- Các mức thí nghiệm: 0%,25%, 50%

 Nghiệm thức 5 GT: 2:1:1 – ĐCB: 0%

 Nghiệm thức 6 GT: 2:1:1 – ĐCB: 25%

 Nghiệm thức 7 GT: 2:1:1 – ĐCB: 50%

- Thiết kế thí nghiệm: Các thí nghiệm 2 và 3 là các thí nghiệm một nhân

tố được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn, sử dụng 3 lần lăp cho mỗi côngthức thí nghiệm, mỗi lần lặp sử dụng 40 bầu (cây)

Trang 19

Hình 3.1 Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng

hỗn hợp giá thể ruột bầu đến quá trình

sinh trưởng & phát triển của cây Sâm

bố chính xuất xứ Thanh Hóa trong

điều kiện gieo ươm tại HTX Nông

nghiệp An Đông – Tp Huế

Hình 3.2 Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng

độ che bóng đến quá trình sinh trưởng

& phát triển của cây Sâm bố chính xuất xứ Thanh Hóa trong điều kiện gieo ươm tại HTX Nông nghiệp An Đông – Tp Huế

d) Thí nghiệm 4: Thí nghiệm ảnh hưởng hỗn hợp giá thể ruột bầu đến quátrình sinh trưởng & phát triển của cây Sâm bố chính xuất xứ Phú Yên

Theo khuyến cáo của Trung tâm sản xuất Dược liệu miền Trung, chúng tôi

sử dụng các công thức là các hỗn hợp giá thể đất phù sa (ĐPS), xơ dừa, phânchuồng hoai (PC), phân vi sinh, phân lân có tỷ lệ trộn theo thứ tự:

 Nghiệm thức 1: Hỗn hợp 60% ĐPS, 20% Xơ dừa, 0% Cát, 10% PC,9% PVS, 1% Lân = [Hỗn hợp A]

 Nghiệm thức 2: Hỗn hợp 40% ĐPS, 20% Xơ dừa, 20% Cát, 10%PC,9% PVS, 1% Lân = [Hỗn hợp B]

 Nghiệm thức 3: Hỗn hợp 20% ĐPS, 40% Xơ dừa, 20% Cát, 10% PC,9% PVS, 1% Lân = [Hỗn hợp C]

 Nghiệm thức 4: Hỗn hợp 60% ĐPS, 20% Cát, 10% PC, 9% PVS, 1%Lân = [Hỗn hợp D]

Thí nghiệm này được bố trí tại vị trí không được che bóng

Trang 20

 Nghiệm thức 5: [Hỗn hợp B] – ĐCB: 0%

 Nghiệm thức 6 : [Hỗn hợp B] – ĐCB: 25%

 Nghiệm thức 7: [Hỗn hợp B] – ĐCB: 50%

- Thiết kế thí nghiệm: Các thí nghiệm 4 và 5 là các thí nghiệm một nhân

tố được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn, sử dụng 3 lần lăp cho mỗi côngthức thí nghiệm, mỗi lần lặp sử dụng 35 bầu (cây)

Hình 3.3 Bố trí thí nghiệm ảnh

hưởng hỗn hợp giá thể ruột bầu đến

quá trình sinh trưởng & phát triển

của cây Sâm bố chính xuất xứ Phú

Yên trong điều kiện gieo ươm tại

Vườn nhân giống và cơ sở giao dịch

cây xanh Hương Lộc – Lô 189 Đường

Tố Hữu – Thành phố Huế

Hình 3.4 Bố trí thí nghiệm ảnh

hưởng độ che bóng đến quá trình sinh trưởng & phát triển của cây Sâm bố chính xuất xứ Phú Yên trong điều kiện gieo ươm tại Vườn nhân giống và cơ

sở giao dịch cây xanh Hương Lộc –

Lô 189 Đường Tố Hữu – Thành phố Huế

3.4.2.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

 Đo đếm các chỉ tiêu hạt giống: Sử dụng thước kẹp panme để đo đếm

các chỉ tiêu hạt giống

 Đo đếm tỷ lệ nảy mầm: Ghi chép ảnh hưởng của nhiệt độ đến:

- Tỷ lệ nảy mầm của hạt sau 12 giờ

- Tỷ lệ nảy mầm của hạt 24 giờ/48 giờ /72 giờ và 96 giờ

 Đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của cây con ở giai đoạn vườn ươm:

Trong thí nghiệm 2, 3, 4 và 5 đo đếm các chỉ tiêu theo định kỳ 15 ngày/1 lần

- Tỷ lệ sống: Đếm tổng số cây sống cho từng lần lặp.

Trang 21

- Độ tăng trưởng chiều cao : đo bằng thước kẻ 30 (cm)

Được tính theo công thức:

Tăng trưởng chiều cao: ∆H = Hn+1 - Hn

Hn : Chiều cao cây đo lần thứ n

Hn+1 : Chiều cao cây đo lần thứ n+1

- Số lá: Số lá được đếm bằng số lá mọc trực tiếp từ thân chính của cây.

Được tính theo công thức:

Tăng trưởng số lá: ∆SL = SLn+1 - SLn

SLn: Số lá cây đếm lần thứ n

SLn+1: Số lá cây đếm lần thứ n+1

Cân đo sinh khối

- Sinh khối: Trong thí nghiệm 2 và 3 đo đếm chỉ tiêu sinh khối sau 8 tháng

thí nghiệm Sau khi lấy mẫu, tiến hành cân tươi phần trên mặt đất (thân, lá,cành) và phần dưới mặt đất để có sinh khối tươi của cây Sâm bố chính xuất xứThanh Hóa, tiến hành sấy ở nhiệt độ từ 600-1200 khoảng 3 giờ đến khi khốilượng không đổi Sau khi sấy tiến hành cân sinh khối khô của cây

Ghi nhận sự xuất hiện của các loài sâu hại trong quá trình tiến hành thínghiệm, làm cơ sở cho các biện pháp phòng trừ sinh học sau này

Nhập số liệu và lập bảng biểu bằng phần mềm Excel, phân tích phương sai

và phân tích hậu phương sai dùng kiểm định LSD (Giới hạn sai khác nhỏ nhất –Least Significant Difference) bằng phần mềm SPSS

Trang 22

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN

Sau một thời gian tiến hành thực hiện đề tài, đến nay chúng tôi đã ghinhận một số kết quả bước đầu liên quan đến đặc điểm sinh vật học, sinh thái họccủa các xuất xứ Sâm bố chính và các đặc điểm về sinh trưởng và phát triển củacây con trong giai đoạn vườn ươm dưới điều kiện thí nghiệm

4.1 Phân biệt đặc điểm hình thái trên mặt đất các xuất xứ khác nhau của

cây Sâm bố chính (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.)

Dựa vào đặc điểm hình thái phía trên mặt đất, Sâm bố chính được chia làm

2 nhóm: Sâm bố chính hoa đỏ và Sâm bố chính hoa vàng

 Nhóm Sâm bố chính hoa đỏ

Hình 4.1 Sâm bố chính hoa đỏ Thanh Hóa

- Sâm báo hoa đỏ: Được trồng làm thuốc ở vùng núi Báo Thanh Hóa Tuy

được trồng qua nhiều thế hệ nhưng loại này vẫn chưa phát tán rộng qua các vùngkhác Hoa đỏ son, lá mũi mác phiến rộng

- Nhân sâm Phú Yên: Có nguồn gốc hoang dại, cây thân thảo, cao hoặc

bò trườn dài 50-60cm, lá mọc so le có cuống dài, mép khía răng cưa, lá ở gốckhông xẻ, lá ở giữa thân và ngọn xẻ 5 thùy sâu Hoa to màu đỏ, màu cam mọcriêng lẻ ở nách lá, ra hoa quanh năm Quả nang hình trứng nhọn, khi chín cómàu nâu, nứt thành 5 mảnh Hạt nhiều, màu nâu, dài 5-6mm, rộng 3mm Toàncây có lông Cây mọc hoang ở miền núi, được để làm cảnh Sự phân bố, sinhthái cây nhân sâm Phú Yên ở tỉnh Phú Yên rộng khắp các xã An Hiệp, An Xuân,

An Lĩnh, An Thọ huyện Tuy An, xã An Phú thành phố Tuy Hòa, xã Sơn Hà,

Trang 23

Sơn Xuân huyện Sơn Hòa (Lê Văn Thức 2012) Hiện nay nhân sâm Phú Yênđược trồng nhiều ở Trung tâm nghiên cứu và sản xuất dược liệu miền Trung vàTrạm thực nghiệm sinh học Hòa Quang.

Hình 4.2 Sâm bố chính Phú Yên

- Sâm bố chính Tây Ninh: được trồng làm kiểng trong địa bàn thành

phố, nguồn gốc nhập hạt giống từ Thái Lan Hoa đỏ son, gốc cánh hoa phớtvàng, lá xẻ thùy 5 sâu, trên mép lá có răng cưa, củ rễ nhỏ 0,5-1cm

- Sâm bố chính Quảng Bình: Được phát hiện nhiều ở một số huyện

thuộc tỉnh Quảng Bình Hoa đỏ nhạt, lá xẻ 5 thùy sâu, trên mép lá có răng cưa

Hình 4.3 Sâm bố chính Quảng Bình

Trang 24

 Nhóm Sâm bố chính hoa vàng

- Sâm báo hoa vàng: loài này

rất quý hiếm, trồng lâu đời làm thuốc ở

Thanh Hóa Hoa vàng, gốc cánh hoa

ửng hồng, đầu nhụy chẻ có màu vàng

- Sâm bố chính Hàm

Tân-Bình Thuận: Có nguồn gốc hoang dại.

Hoa vàng, gốc cánh hoa đỏ, đầu nhụy

đỏ, lá mũi mác, phiến rộng

Sâm bố chính Lộc Ninh

-Bình Phước: Thường gặp trong các

rừng khộp (rừng dầu) tái sinh chưa bị

khai hoang, ở các trảng thưa cây bụi

trên vùng đất nghèo, cát pha sét, đất đỏ

hay vùng đất phù sa cổ ngòi suối

4.2 Các chỉ tiêu hạt giống và kết quả thí nghiệm xử lý hạt giống

Trang 25

4.2.1.2 Hạt giống có xuất xứ Phú Yên

Trọng lượng 1000 hạt = 12,2604 g

Đường kính trung bình: 2.01 ± 0.02 mm

Như vậy, kết quả cho thấy Sâm bố chính xuất xứ Phú Yên có đường kínhtrung bình và trọng lượng 1000 hạt cao hơn Sâm bố chính xuất xứ Thanh Hóa

4.2.2 Ảnh hưởng nhiệt độ và thời gian đến tỷ lệ nảy mầm trong quá trình xử

lý hạt giống Sâm bố chính tại phòng thí nghiệm

4.2.2.1 Hạt giống có xuất xứ Thanh Hóa

Bảng 4.1 Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng nhiệt độ và thời gian đến tỷ lệ nảy mầm trong quá trình xử lý hạt giống Sâm bố chính xuất xứ Thanh Hóa tại phòng

thí nghiệm

Tỷ lệ nảy mầm % sau 48h Sau

24h

Sau 48h

Sau 72h

Sau 96h

3 Ngâm 24h trong 3 sôi - 2 lạnh 59 2 0 0 61

4 Ngâm 12h trong 3 sôi - 2 lạnh 48 2 0 1 50

5 Ngâm 24h trong 2 sôi - 3 lạnh 53 4 0 1 57

6 Ngâm 12h trong 2 sôi - 3 lạnh 44 1 0 0 45

(Nguồn: tổng hợp từ kết quả xử lý số liệu, 2015)

Từ bảng số liệu trên, ta thấy rằng hạt giống Sâm bố chính xuất xứ ThanhHóa có tỷ lệ nảy mầm không cao trong điều kiện thí nghiệm Tỷ lệ nảy mầm đạtgiá trị cao nhất ở công thức ngâm hạt giống trong vòng 24h ở nước 3 sôi 2 lạnh

Trang 26

0 10 20 30 40 50 60 70

Hình 4.6 Biểu đồ biểu thị ảnh hưởng các công thức ngâm ủ đến tỷ lệ nảy mầm

của hạt Sâm bố chính xuất xứ Thanh Hóa sau 72 giờ

Thí nghiệm trên cho thấy rằng, (1) Hạt được ngâm ở nước nhiệt độ phòng

hầu như không có khả năng nảy mầm trong mấy ngày sau đó Hạt được ngâm

trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh hay 3 sôi 2 lạnh) với khoảng thời gian 24 giờ có khả năng nảy mầm cao hơn hạt được ngâm trong nước ấm trong vòng 12 giờ; (2)

Đối với toàn bộ 6 công thức thí nghiệm được bố trí trên, khả năng nảy mầm củahạt chủ yếu sau 24 giờ đầu tiên, một số hạt được nảy mầm vào ngày thứ 2 nhưngsau đó tỷ lệ nảy mầm hầu như bằng không

4.2.2.2 Hạt giống có xuất xứ Phú Yên

Bảng 4.2 Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng nhiệt độ và thời gian đến tỷ lệ nảy mầm trong quá trình xử lý hạt giống Sâm bố chính xuất xứ Phú Yên tại phòng

thí nghiệm

Công thức Số hạt nảy mầm mầm (%) Tỷ lệ nảy

sau 48h

Sau 24h Sau 48h Sau 72h Sau 96h

3 Ngâm 24h trong 3 sôi - 2 lạnh 9 3 2 0 12

4 Ngâm 12h trong 3 sôi - 2 lạnh 5 1 2 0 6

5 Ngâm 24h trong 2 sôi - 3 lạnh 7 4 2 1 11

6 Ngâm 12h trong 2 sôi - 3 lạnh 5 4 3 1 9

(Nguồn: tổng hợp từ kết quả xử lý số liệu, 2015)

Trang 27

Từ bảng số liệu trên, ta thấy rằng hạt giống Sâm bố chính xuất xứ Phú Yên

có tỷ lệ nảy mầm rất thấp trong điều kiện thí nghiệm Tỷ lệ nảy mầm đạt giá trịcao nhất ở công thức ngâm hạt giống trong vòng 24h ở nước 3 sôi 2 lạnh

Hình 4.7 Biểu đồ biểu thị ảnh hưởng các công thức ngâm ủ đến tỷ lệ (%) nảy

mầm của hạt Sâm bố chính xuất xứ Phú Yên sau 72 giờ

Thí nghiệm trên cho thấy rằng, (1) hạt được ngâm ở nhiệt độ 3 sôi – 2

lạnh có tỉ lệ nảy mầm cao hơn ngâm ở nhiệt độ 2 sôi – 3 lạnh Hạt được ngâm

trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh hay 3 sôi 2 lạnh) với khoảng thời gian 24 giờ có khả năng nảy mầm cao hơn hạt được ngâm trong nước ấm trong vòng 12 giờ.

(2) Đối với toàn bộ 6 công thức thí nghiệm được bố trí trên, khả năng nảy

mầm của hạt chủ yếu sau 24 giờ đầu tiên, một số nghiệm thức vẫn nảy mầmsau thời gian 48 giờ và 72 giờ nhưng tỉ lệ rất thấp Sau thời gian 96 giờ tỷ lệnảy mầm hầu như bằng không

Như vậy, với công thức thí nghiệm ngâm 24h trong 3 sôi - 2 lạnh cho kết quảnảy mầm tốt nhất ở cả 2 xuất xứ Do hạt có lớp vỏ cứng nên cần ngâm trong nước

ấm để dễ nứt nanh Tuy nhiên tỉ lệ nảy mầm cao nhất của Sâm bố chính xuất xứThanh Hóa là 61 % lại cao hơn rất nhiều so với Sâm bố chính có nguồn gốc Phú

Trang 28

4.3 Ảnh hưởng nhân tố giá thể đến quá trình sinh trưởng & phát triển của

cây Sâm bố chính (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.) trong điều kiện

gieo ươm

4.3.1 Sâm bố chính xuất xứ Thanh Hóa

Các công thức là các hỗn hợp giá thể đất phù sa (ĐPS), cát, trấu (50% trấuhun + 50% trấu tươi) có tỷ lệ trộn theo thứ tự:

Tỷ lệ sống của cây được tính theo công thức:

Tỷ lệ sống = [Tổng số cây sống]/Tổng số bầu đã được xuống giống thínghiệm*100

Tỷ lệ sống 1 – Tỷ lệ sống 2 – Tỷ lệ sống 3 là các tỷ lệ sống đo được ở cáclần 1 (sau 15 ngày), 2 (sau 30 ngày), và 3 (sau 45 ngày) ở các công thức đánhgiá ảnh hưởng của nhân tố giá thể đến sinh trưởng và phát triển của cây Sâm bố

chính (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.) trong điều kiện gieo ươm.

Kết quả thí nghiệm được thống kê mô tả qua bảng 4.3 và hình 4.8.

Bảng 4.3 Ảnh hưởng hỗn hợp giá thể ruột bầu đến tỷ lệ sống (%) của cây

Sâm bố chính xuất xứ Thanh Hóa trong điều kiện gieo ươm

Tỷ lệ sống 1 (%)

Tỷ lệ sống 2 (%)

Tỷ lệ sống 3 (%)

Trung bình

Trang 29

Hình 4.8 Biểu đồ biểu thị ảnh hưởng của công thức giá thể đến tỷ lệ sống (%)

của cây Sâm bố chính xuất xứ Thanh Hóa trong điều kiện gieo ươm

Như vậy trong công thức này, hỗn hợp ruột bầu của nghiệm thức 2 [3 Đấtphù sa : 1 Cát : 0 Trấu] cho tỷ lệ sống cao nhất Cụ thể, sau 15 ngày đầu tiên, tỷ

lệ sống đo đếm được là 85% và tỷ lệ này vẫn tiếp tục được duy trì ổn định sau

45 ngày và đạt gần 82% ở lần đo đếm thứ 3 Các nghiệm thức 1 [3 Đất phù sa : 0Cát : 1 Trấu] và nghiệm thức 3 [2 Đất phù sa : 1 Cát : 1 Trấu] cũng cho tỷ lệsống cao sau 15 ngày đầu tiên (~80%), tuy nhiên tỷ lệ sống có phần giảm điđáng kể trong lần đo thứ 3 khi tỷ lệ sống cả 2 nghiệm thức chỉ còn lại 70,1%.Trong khi đó, nghiệm thức 4 [1 Đất phù sa : 2 Cát : 1 Trấu] cho tỷ lệ sống rấtthấp (~52%) ngay từ lần đo đầu tiên sau 15 ngày gieo hạt và tiếp tục giảm thêmhơn 10% trong lần đo thứ 3

4.3.1.2 Ảnh hưởng hỗn hợp giá thể ruột bầu đến độ tăng trưởng chiều cao trung bình của cây Sâm bố chính xuất xứ Thanh Hóa trong điều kiện gieo ươm

Độ tăng trưởng chiều cao được tính theo công thức:

- Delta_H1 (cm) = Chiều cao cây trung bình đo đếm sau 15 ngày kể từngày xuống giống

- Delta_H2 (cm) = Chiều cao cây trung bình đo đếm sau 30 ngày - Chiều

Trang 30

Sau 45 ngày thí nghiệm, kết quả thu được được thể hiện qua bảng 4.4 và hình 4.9.

Bảng 4.4 Ảnh hưởng của hỗn hợp giá thể ruột bầu đến độ tăng trưởng chiều cao trung bình (cm) của cây Sâm bố chính xuất xứ Thamh Hóa trong điều kiện

Chiều cao TB (Xtb±SE) 1.99±0.30 1.62±0.30 1.39±0.35 0.96±0.34

(Nguồn: tổng hợp từ kết quả xử lý số liệu, 2015)

Hình 4.9 Biểu đồ biểu thị ảnh hưởng của hỗn hợp giá thể ruột bầu đến độ tăng

trưởng chiều cao trung bình (cm) của cây Sâm bố chính xuất xứ Thanh Hóa

trong điều kiện gieo ươm

Từ kết quả bảng 4.4 và biểu đồ hình 4.9 cho thấy nghiệm thức 1 có độ tăngtrưởng chiều cao trung bình cao nhất qua tất cả các thời điểm đo đếm, độ tăngtrưởng đạt lần lượt 1,58 cm; 1,81 cm và 2,57cm qua 3 lần đo 15 ngày, 30 ngày

Trang 31

và 45 ngày Đặc biệt, so sánh với độ tăng trưởng chiều cao của nghiệm thức 4,

có thể thấy rằng chiều cao tăng trưởng trung bình của cây Sâm bố chính ởnghiệm thức 4 chỉ bằng ½ chiều cao tăng trưởng của nghiệm thức 1

Đáng chú ý, ở giai đoạn đo đếm thứ 3 (sau 45 ngày), độ tăng trưởng chiềucao đạt giá trị cao nhất ở tất cả các nghiệm thức Cụ thể, chiều cao tăng thêmcủa cây trong 15 ngày sau cùng gần bằng với độ tăng trưởng chiều cao trong 30ngày đầu tiên

Kết quả phân tích phương sai cho lần lượt từng giá trị Delta_H1, Delta_H2

và Delta_H3 ở 4 nghiệm thức đều có các xác suất P < 0.05, điều này có nghĩa là

độ tăng trưởng chiều cao trung bình trong từng khoảng 15 ngày đo có sự sai

khác có ý nghĩa thống kê (Phụ lục 1 – Bảng ANOVA).

Kết quả phân tích hậu phương sai bằng kiểm định LSD ta nhận thấy:Delta_H1 ở nghiệm thức 1 có độ tăng trưởng chiều cao trung bình lớn hơn cácnghiệm thức khác, sự khác biệt đều có ý nghĩa thống kê đối với các nghiệm thức2,3 và 4 (xác suất P tương ứng đều < 0,05) Cho nên độ tăng trưởng chiều caotrung bình ở nghiệm thức 1 trong thời gian 15 ngày đầu tiên là nghiệm thức tốt

nhất (Phụ lục 1 – Bảng LSD).

Delta_H2 ở nghiệm thức 1 (nghiệm thức có chiều cao trung bình lớn nhất)

có độ tăng trưởng chiều cao trung bình lớn hơn các nghiệm thức khác, tuy sựkhác biệt này không có ý nghĩa thống kê khi so sánh với nghiệm thức 2 (P1-2 =0,750 > 0,05), nhưng sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh với nghiệmthức 3 (P1-3 =0,000 < 0,05) (Phụ lục 1 – Bảng LSD).

Đối với giá trị Delta_H3, sự chênh lệch ở các nghiệm thức không lớn lắm.Kết quả phân tích hậu phương sai cho rằng không có sự sai khác có ý nghĩathống kê giữa nghiệm thức 1 (nghiệm thức có chiều cao trung bình lớn nhất) vànghiệm thức 2, nghiệm thức 3 (nghiệm thức có chiều cao trung bình lớn nhì, ba)

(Phụ lục 1 – Bảng LSD).

Nhận xét: Như vậy, trong 45 ngày đầu tiên, ở các nghiệm thức khác nhau

sinh trưởng về chiều cao có sự khác nhau rõ rệt đặc biệt trong 30 ngày đầu tiên.Cao nhất là ở nghiệm thức 1, sau đó lần lượt đến nghiệm thức 2, nghiệm thức 3

và có tốc độ tăng trưởng chậm nhất là ở nghiệm thức 4

Trang 32

- Delta_So_La1 = Số lá cây trung bình đo đếm sau 15 ngày kể từ ngàyxuống giống

- Delta_So_La2 = Số lá cây trung bình đo đếm sau 30 ngày - Số lá câytrung bình đo đếm sau 15 ngày đầu tiên

- Delta_So_La3 = Số lá cây trung bình đo đếm sau 45 ngày - Số lá câytrung bình đo đếm sau 30 ngày đầu tiên

Sau 45 ngày thí nghiệm, kết quả thu được được thể hiện qua bảng 4.5 và hình 4.10

Bảng 4.5 Ảnh hưởng của hỗn hợp giá thể ruột bầu đến số lá trung bình (lá) của

cây Sâm bố chính xuất xứ Thanh Hóa trong điều kiện gieo ươm

Độ tăng trưởng về số lá Nghiệm thức

(Nguồn: tổng hợp từ kết quả xử lý số liệu, 2015)

Hình 4.10 Biểu đồ biểu thị ảnh hưởng của hỗn hợp giá thể ruột bầu đến số lá trung

bình (lá) của cây Sâm bố chính xuất xứ Thanh Hóa trong điều kiện gieo ươm

Có thể thấy ở lần do thứ nhất, sau 15 ngày đầu tiên số lá của cả 4 nghiệm

Trang 33

thức đều có số lá không khác biệt nhiều, biến động trong khoảng từ 4,15 lá –4,52 lá Tuy nhiên, trong 15 ngày tiếp theo, số lá ở nghiệm thức 1 và nghiệmthức 2 tăng từ 6 – 14 lá trong khi nghiệm thức 3 tăng 3 lá và nghiệm thức 4 chỉtăng 0,7 lá Trong lần đo thứ 3, sau 45 ngày, số lá lại tăng lên rất đáng kể ở tất cảcác nghiệm thức Như vậy, sau 45 ngày, số lá ở cả 4 nghiệm thức đều đạt từ 11-

15 lá và cao nhất ở nghiệm thức 2 (gần 15 lá)

Kết quả phân tích phương sai cho lần lượt từng giá trị Delta_So_La1,Delta_So_La2 và Delta_So_La3 ở 4 nghiệm thức đều có các xác suất P < 0.05,điều này có nghĩa là trong từng khoảng 15 ngày đo, số lá trung bình ở các

nghiệm thức có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (Phụ lục 2– Bảng ANOVA).

Kết quả phân tích hậu phương sai bằng kiểm định LSD ta nhận thấy: Ởthời gian 15 ngày đầu tiên, sự tăng lên về số lá trung bình Delta_So_La1 ởnghiệm thức 1 (nghiệm thức có Delta_So_La1 lớn nhất) không có sự sai khác có

ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức 2 và 3 (xác suất P tương ứng đều > 0,05),điều này chỉ đúng khi so sánh với nghiệm thức 4 (PNT1-NT4 < 0.05) (Phụ lục 2– Bảng LSD).

Khoảng thời gian từ ngày 15 đến ngày 30, giá trị Delta_So_La2 ở nghiệmthức 1 lớn hơn hẳn các nghiệm thức khác, kết quả phân tích hậu phương sai chothấy sự chênh lệch này khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với các nghiệm thức2,3 và 4 (xác suất P tương ứng đều < 0.05) Cho nên sự tăng lên về số lá của

nghiệm thức 1 là tốt nhất sau 30 ngày (Phụ lục 2– Bảng LSD).

Ở giai đoạn thứ 3 ta thấy giá trị Delta_So_La3 ở nghiệm thức 2 lại caonhất, sự sai khác giữa nghiệm thức 2 với các nghiệm thức 2,3 và 4 đều có ýnghĩa thống kê (xác suất P tương ứng đều < 0.05) Cho nên sự tăng lên về số lá

của nghiệm thức 2 là tốt nhất ở giai đoạn 3 (Phụ lục 2 – Bảng LSD).

Nhận xét: Như vậy, trong 45 ngày đầu tiên, ở các nghiệm thức khác nhau

có sự tăng trưởng về số lá khác nhau rõ rệt đặc biệt trong 30 ngày đầu tiên Caonhất là ở nghiệm thức 1, sau đó lần lượt đến nghiệm thức 2, nghiệm thức 3 và số

lá ít nhất là ở nghiệm thức 4

4.3.2 Sâm bố chính có xuất xứ Phú Yên

Các giá thể ruột bầu thí nghiệm:

Trang 34

PC,9% PVS, 1% Lân = [Hỗn hợp B].

 Nghiệm thức 3: Hỗn hợp 20% ĐPS, 40% Xơ dừa, 20% Cát, 10% PC,9% PVS, 1% Lân = [Hỗn hợp C]

 Nghiệm thức 4: Hỗn hợp 60% ĐPS, 20% Cát, 10% PC, 9% PVS, 1%Lân = [Hỗn hợp D]

4.3.2.1 Ảnh hưởng hỗn hợp giá thể ruột bầu đến tỷ lệ sống của cây Sâm bố chính xuất xứ Phú Yên (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.) trong điều kiện gieo ươm

Tỷ lệ sống 4 – Tỷ lệ sống 5 – Tỷ lệ sống 6 là các tỷ lệ sống đo được ở cáclần 1 (sau 15 ngày), lần 2 (sau 30 ngày), và lần 3 (sau 45 ngày) ở các nghiệmthức đánh giá ảnh hưởng của nhân tố hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng và pháttriển của cây Sâm bố chính xuất xứ Phú Yên trong điều kiện gieo ươm

Kết quả thí nghiệm được thống kê mô tả qua bảng 4.6 và hình 4.11.

Trang 35

Bảng 4.6 Ảnh hưởng hỗn hợp giá thể ruột bầu đến tỷ lệ sống (%) của cây

Sâm bố chính xuất xứ Phú Yên trong điều kiện gieo ươm

(Nguồn: tổng hợp từ kết quả xử lý số liệu, 2015)

Hình 4.11 Biểu đồ ảnh hưởng của hỗn hợp giá thể ruột bầu đến tỷ lệ sống (%)

của cây Sâm bố chính xuất xứ Phú Yên trong điều kiện gieo ươm

Qua biểu đồ có thể thấy được hỗn hợp ruột bầu của nghiệm thức 3 cho tỷ lệsống cao nhất trong cả 3 lần đo Cụ thể là trong 15 ngày đầu tiên, tỷ lệ sống đođếm được ở nghiệm thức này là 75,83%, ở lần đo thứ 2 (sau 30 ngày) tỷ lệ sống

có giảm nhưng không đáng kể và ở lần đo thứ 3 (sau 45 ngày) thì tỷ lệ sống còn70,83% nhưng vẫn còn vượt trội so với các nghiệm thức còn lại Nghiệm thức 4

Trang 36

ngày) tỷ lệ sống còn 70% vẫn ở mức độ cao Tương tự ở nghiệm thức 2 lần đođầu tỷ lệ sống là 72,5% và lần cuối là 66,67% Như vậy qua cả 3 lần đo thì thấy

ở nghiệm thức 3 có tỉ lệ sống cao nhất với tỉ lệ sống trung bình là 73,6 %

4.3.2.2 Ảnh hưởng hỗn hợp giá thể ruột bầu đến độ tăng trưởng chiều cao trung bình (cm) của cây Sâm bố chính xuất xứ Phú Yên trong điều kiện gieo ươm

Độ tăng trưởng chiều cao được tính theo công thức:

- Delta_ H1 (cm) = Chiều cao cây trung bình đo đếm sau 15 ngày kể từngày xuống giống

Delta _H2 (cm) = Chiều cao cây trung bình đo đếm sau 30 ngày Chiều cao cây trung bình đo đếm sau 15 ngày đầu tiên

Delta _H3 (cm) = Chiều cao cây trung bình đo đếm sau 45 ngày Chiều cao cây trung bình đo đếm sau 30 ngày đầu tiên

-Sau 45 ngày thí nghiệm, kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.7 và hình 4.12

Bảng 4.7 Ảnh hưởng của hỗn hợp giá thể ruột bầu đến độ tăng trưởng chiều cao trung bình (cm) của cây Sâm bố chính xuất xứ Phú Yên trong điều kiện

Chiều cao TB (Xtb±SE) 1.15±0.33 1.95±0.62 1.57±0.48 1.41±0.32

(Nguồn: tổng hợp từ kết quả xử lý số liệu, 2015)

Trang 37

Hình 4.12 Biểu đồ ảnh hưởng của hỗn hợp giá thể ruột bầu đến độ tăng

trưởng chiều cao trung bình (cm) của cây Sâm bố chính xuất xứ Phú Yên trong

điều kiện gieo ươm

Qua bảng 4.7 và biểu đồ hình 4.12 có thể thấy được nghiệm thức 2 cho giátrị cao nhất ở cả 3 lần đo Cụ thể, ở lần đo thứ nhất đạt 1,23 cm cao gấp 2 lần sovới nghiệm thức 1 là 0,63 cm Ở lần đo thứ 2 đạt 1,43 cm và ở lần đo thứ 3 (15ngày cuối) thì nghiệm thức 2 có tốc độ tăng trưởng chiều cao trung bình gầnbằng thời gian 30 ngày đầu Đối với nghiệm thức 1 ở lần đo cuối, tốc độ tăngtrưởng chiều cao thấp nhất, chỉ tăng thêm 1,04 cm so với lần đo thứ 2

Kết quả phân tích phương sai cho lần lượt từng giá trị Delta_H1, Delta_H2

và Delta_H3 ở 4 nghiệm thức đều có các xác suất P < 0.05, điều này có nghĩa là

độ tăng trưởng chiều cao trung bình trong từng khoảng 15 ngày đo có sự sai

khác có ý nghĩa thống kê (Phụ lục 3 – Bảng ANOVA).

Kết quả phân tích hậu phương sai bằng kiểm định LSD ta nhận thấy: Khi sosánh Delta_H1 ở nghiệm thức 2 (công thức cho Delta_H1 tốt nhất) với Delta_H1

ở nghiệm thức 4 (công thức Delta_H1 tốt nhì) thì thấy có sự sai khác có ý nghĩathống kê với P = 0.000 < 0.05 Cho nên sinh trưởng về chiều cao ở nghiệm thức 2

trong giai đoạn 15 ngày đầu tiên là tốt nhất (Phụ lục 3 – Bảng LSD).

Trang 38

0.066 đều lớn hơn 0.05) Như vậy trong 15 ngày tiếp theo, cả 3 nghiệm thức 1, 2

và 3 đều cho độ sinh trưởng về chiều cao không khác nhau về mặt thống kê

Số lá của cây được đếm bằng số lá mọc trực tiếp trên thân của cây

- Delta_So_La1 = Số lá cây trung bình đo đếm sau 15 ngày kể từ ngàyxuống giống

- Delta_So_La2 = Số lá cây trung bình đo đếm sau 30 ngày - Số lá câytrung bình đo đếm sau 15 ngày đầu tiên

- Delta_So_La3 = Số lá cây trung bình đo đếm sau 45 ngày - Số lá câytrung bình đo đếm sau 30 ngày đầu tiên

Sau 45 ngày thí nghiệm, kết quả thu được được thể hiện ở bảng 4.8 và hình 4.13.

Bảng 4.8 Ảnh hưởng của hỗn hợp giá thể ruột bầu đến số lá trung bình của cây

Sâm bố chính xuất xứ Phú Yên trong điều kiện gieo ươm

Độ tăng trưởng về số lá Nghiệm thức

Trang 39

(Nguồn: tổng hợp từ kết quả xử lý số liệu, 2015)

Hình 4.13 Biểu đồ ảnh hưởng của hỗn hợp giá thể ruột bầu đến số lá trung

bình (lá) của cây Sâm bố chính xuất xứ Phú Yên trong điều kiện gieo ươm

Qua biểu đồ có thể thấy qua 3 lần đo hỗn hợp ở nghiệm thức 2, nghiệmthức 3, nghiệm thức 4 cho sự tăng lên về số lá trung bình gần như tương đươngnhau và cao hơn hẳn so với nghiệm thức 1 Cụ thể là sau 45 ngày, số lượng látăng lên trung bình bình của nghiệm thức 2, nghiệm thức 3, nghiệm thức 4 lầnlượt là 12,87 lá, 12,14 lá và trong khi đó nghiệm thức 1 chỉ đạt 7,66 lá Ở từnglần đo cho thấy ở lần đo 1 và 2 ở nghiệm thức 2 có độ tăng lên về số lá vượt trội,gần như hơn một nữa so với các nghiệm thức còn lại, nhưng đến lần đo 3 (45ngày) thì sự tăng lên về số lá lại thấp hơn một nữa so với nghiệm thức 3 và 4.Kết quả phân tích phương sai cho lần lượt từng giá trị Delta_So_La1,Delta_So_La2 và Delta_So_La3 ở 4 nghiệm thức đều có các xác suất P < 0.05,điều này có nghĩa là số lá trung bình trong từng khoảng 15 ngày đo có sự sai

khác có ý nghĩa thống kê (Phụ lục 4 – Bảng ANOVA).

Kết quả phân tích hậu phương sai bằng kiểm định LSD ta nhận thấy: Khi

so sánh Delta_So_La1 ở nghiệm thức 2 (công thức cho Delta_So_La1 tốt nhất)với nghiệm thức 1 (công thức cho Delta_So_La1 tốt nhì) thì có sự sai khác có ý

Trang 40

đều lớn hơn 0.05) (Phụ lục 4 – Bảng LSD).

Ngày đăng: 11/04/2016, 12:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w