1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tác động môi trường của nhà máy xi măng luksvaxi thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế

65 1,6K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 831 KB

Nội dung

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt được, chúng ta cũng đangphải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường do hoạt động sản xuất gây ra vàđang là những vấn đề cấp bách mang tính chất

Trang 1

KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

CỦA NHÀ MÁY XI MĂNG LUKSVAXI

THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Giáo viên hướng dẫn : ThS Trương Quang Dũng Sinh viên thực hiện : Trần Hà Bảo Uyên

Khóa học: 2011 - 2015

Trang 2

Sau 4 năm học tập và rèn luyện dưới giảng đường Đại học Kinh tế Huế, được

sự dìu dắt và tận tình chỉ bảo của các thầy cô giáo, tôi đã thu nhận được nhiều kiến thức cơ bản, đó là cơ sở để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cán bộ Trung tâm Tài nguyên môi trường và Công nghệ sinh học Đại học Huế đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại đây.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, Th.s Trương Quang Dũng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.

Xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 05 năm 2015

Sinh viên

Trần Hà Bảo Uyên

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC HÌNH vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU viii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ix

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

4 bPhương pháp nghiên cứu 3

4.1 Thu thập số liệu 3

4.2 Xử lý số liệu 3

4.3 Hạn chế của đề tài 4

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1 Cơ sở lý luận 5

1.1 Lý luận chung về đánh giá tác động môi trường 5

1.1.1 Sự cần thiết của việc đánh giá tác động môi trường 5

1.1.2 Khái niệm 5

1.1.3 Mục đích của đánh giá tác động môi trường 6

1.1.4 Ý nghĩa của đánh giác tác động môi trường 6

1.1.5 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tác động môi trường 7

1.1.5.1 Các phương pháp để đánh giá tác động 7

1.1.5.2 Chỉ số đánh giá chất lượng môi trường 8

1.2 Những vấn đề chung về tài nguyên môi trường 10

Trang 4

1.2.1 Khái niệm tài nguyên và phân loại tài nguyên 10

1.2.1.1 Khái niệm tài nguyên 10

1.2.1.2 Phân loại tài nguyên 10

1.2.2 Các khái niệm về môi trường 11

1.2.2.1 Khái niệm môi trường và vai trò của môi trường 11

1.2.2.2 Các thành phần môi trường 12

1.2.2.3 Khái niệm ô nhiễm môi trường và tiêu chuẩn môi trường 12

1.3.Cơ sở thực tiễn 12

1.3.1 Tình hình sản xuất xi măng trên thế giới 12

1.3.2 Tình hình sản xuất xi măng ở Việt Nam 13

1.3.3 Tình hình sản xuất xi măng ở Thừa Thiên Huế 14

Chương 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY XI MĂNG LUKSVAXI 16

2.1 Giới thiệu sơ lược về nhà máy xi măng Luksvaxi 16

2.1.1 Lịch sử hình thành nhà máy 16

2.1.2 Vị trí địa lý 17

2.1.3 Quy trình khai thác xi măng Luks 17

2.2 Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực quanh nhà máy xi măng Luksvaxi 20

2.2.1 Hiện trạng môi trường không khí và tiếng ồn 20

2.2.2 Hiện trạng môi trường nước 22

2.2.3 Hiện trạng môi trường đất 24

2.2.4 Hiện trạng môi trường sinh vật 24

2.2.5 Hiện trạng chất thải rắn 25

2.2.6 Đặc điểm môi trường kinh tế - xã hội khu vực quanh nhà máy 26

2.2.6.1 Tình hình phát triển các ngành kinh tế 26

2.2.6.2 Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng 28

2.2.6.3 Đặc điểm dân số và lao động 29

2.2.6.4 Đặc điểm giáo dục – y tế 30

Trang 5

2.3 Đánh giá tác động môi trường của nhà máy xi măng Luksvaxi 31

2.3.1 Thông tin về người dân được điều tra 31

2.3.2 Đánh giá quy mô tác động môi trường của nhà máy 32

2.3.2.1 Đánh giá của người dân về tác động của nhà máy 32

2.3.2.2 Đánh giá theo ma trận đơn giản 35

2.3.3 Đánh giá mức độ tác động môi trường của nhà máy 37

2.3.3.1 Đánh giá của người dân về mức độ tác động 37

2.3.3.2 Đánh giá mức độ tác động theo ma trận định lượng 38

2.3.4 Các nguồn thải gây tác động đến môi trường của nhà máy 40

2.3.4.1 Nguồn gây tác động môi trường có liên quan đến chất thải 41

2.3.4.2 Nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải .41

2.3.5 Một số ý kiến đánh giá của người dân quanh khu vực nhà máy 42

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC VÀ GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TỚI MÔI TRƯỜNG 45

3.1 Các biện pháp nhà máy xi măng Luks đã thực hiện 45

3.2 Đề xuất một số giải pháp 45

3.2.1 Giảm thiểu nước thải 45

3.2.2 Giảm thiểu môi trường khí 47

3.2.3 Biện pháp quản lý và xử lý chất thải rắn 48

3.2.4 Biện pháp khống chế ô nhiễm tiếng ồn và độ rung 49

3.2.5 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nhiệt 50

3.2.6 Biện pháp cải thiện vi khí hậu và làm đẹp cảnh quan nhà máy 50

3.2.7 Biện pháp hạn chế tác động đến kinh tế - xã hội và nhân văn 50

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52

1 Kết luận 52

2 Kiến nghị 53

2.1 Đối với chính quyền và các ban ngành có liên quan 53

2.2 Đối với nhà máy xi măng LUKSVAXI 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNSH : Công nghệ sinh học ĐGTĐMT : Đánh giá tác động môi trường ĐHH : Đại học Huế

GPMB : Giải phóng mặt bằng LUKS : Nhà máy xi măng Luksvaxi

NM : Mẫu nước mặt

NN : Mẫu nước ngầm TCCP : Tiêu chuẩn cho phép TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TĐC : Tái định cư

TNMT : Tài nguyên môi trường UBND : Ủy ban nhân dân

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 12: Diện tích dân số khu vực nhà máy 29Bảng 13: Thông tin về người dân được điều tra 31Bảng 14: Tác động môi trường tự nhiên của nhà máy Luks thông qua đánh giá

của người dân 33Bảng 15: Tác động môi trường xã hội của nhà máy Luks thông qua đánh giá

của người dân 35Bảng 16: Ma trận đánh giá đối tượng bị tác động và quy mô tác động của nhà

máy 36Bảng 17: Tỷ lệ người dân đánh giá mức độ tác động của các tác nhân gây ô

nhiễm 37Bảng 18: Ma trận tổng hợp đánh giá mức độ tác động môi trường của nhà

máy 39Bảng 19: Nguồn gây tác động môi trường có liên quan đến chất thải 41

Trang 8

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước, các hoạtđộng sản xuất xi măng đã và đang góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới đấtnước Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt được, chúng ta cũng đangphải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường do hoạt động sản xuất gây ra vàđang là những vấn đề cấp bách mang tính chất xã hội và chính trị hiện nay.Nhà máy xi măng Luksvaxi với công suất 1.500 tấn clanhke/ngày có thểđáp ứng nhu cầu nguyên liệu phục vụ xây dựng cho các tỉnh miền Trung vàTây Nguyên Tuy nhiên, hiện trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn nhà máyđang đặt ra thách thức không nhỏ đối với nhà máy và các cơ quan quản lý môitrường Yêu cầu cần có những giải pháp tích cực về các vấn đề môi trườngcủa dự án

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài:

“Đánh giá tác động môi trường của nhà máy xi măng Luksvaxi Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài tốt nghiệp của mình.

Mục tiêu nghiên cứu:

Khái quát những vấn đề lý luận về đánh giá tác động môi trường củanhà máy

Mô tả hiện trạng môi trường đất, nước, không khí và tiếng ồn khu vựcnhà máy xi măng Luks

Đánh giá tác động của sự thay môi trường đất, nước, không khí và tiếng

ồn do nhà máy xi măng Luks gây ra đến các hộ dân xung quanh

Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động xấu của nhà máyvới môi trường đất, nước, không khí và tiếng ồn

Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa

Phân tích, tổng hợp thông tin

Phương pháp so sánh

Trang 9

Phương pháp điều tra, tổng hợp và phân tích tài liệu

Kết quả nghiên cứu:

Tìm hiểu cơ sở lý luận chung về công tác đánh giá tác động môitrường

Cải thiện chất lượng môi trường và giảm bớt thiệt hại do việc sản xuấtgây ra

Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong công tác đánh giá tácđộng môi trường

Tăng cường trách nhiệm của các bên liên quan trong việc bảo vệ môitrường khu vực

Trang 10

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong 10 năm tới

là tập trung đưa nền kinh tế vượt qua những thách thức trong quá trình hộinhập kinh tế với khu vực cũng như trên thế giới, giữ được nhịp độ tăng trưởngkinh tế ổn định theo định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện đổi mới cơ bản

về cơ cấu kinh tế, cơ cấu và trình độ công nghệ tiên tiến theo hướng xây dựngnền tảng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Để thực hiện đường lối trên, công cuộc xây dựng và phát triển kinh tếnước ta trong giai đoạn tới sẽ có bước phát triển mạnh và đồng bộ trên mọilĩnh vực Điều này làm cho nhu cầu tiêu thụ xi măng tăng lên đáng kể Do vậyước tính nhu cầu xi măng của nước ta hằng năm sẽ tăng khoảng 20% và đếnnăm 2020 nhu cầu này sẽ lên tới khoảng 18 – 20 triệu tấn/năm

Thị trường xi măng của nhà máy Luksvaxi tập trung phân phối cho cáctỉnh miền Trung và Tây Nguyên, nhà máy sản xuất với công suất 1.500 tấnclanhke/ngày tương ứng với 1,2 triệu tấn xi măng/năm Tuy nhiên, bên cạnhnhững mặt tích cực đạt được, chúng ta cũng đang phải đối mặt với những vấn

đề về môi trường do hoạt động sản xuất gây ra Quá trình sản xuất xi măngphục vụ cho lợi ích của mình, con người đã làm thay đổi môi trường xungquanh Yếu tố chính gây tác động đến môi trường là khói bụi, tiếng ồn vànước thải…làm phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái, đã được hình thành từnhiều năm, gây ra sự ô nhiễm nặng nề đối với môi trường là vấn đề cấp báchmang tính chất xã hội và chính trị hiện nay

Đáng kể là hoạt động sản xuất xi măng để lại nhiều hậu quả về mặt môitrường nhưng công tác quản lý và bảo vệ môi trường vẫn còn mang tính đốiphó, hình thức, việc ký quỹ phục hồi môi trường theo quy định vẫn chưa đượcthực hiện triệt để, công ty quản lý, giám sát bảo vệ môi trường theo quy địnhvẫn chưa được thực hiện đúng theo yêu cầu, vai trò giám sát của các tổ chức

Trang 11

xã hội, cộng đồng địa phương còn nhiều hạn chế Trong quá trình sản xuất ximăng nhà máy chưa thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, thiếu tráchnhiệm đối với các yêu cầu về giảm thiểu bụi, tiếng ồn, xử lý nước thải…Bước đầu của việc đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư đã đượcthực hiện Tuy nhiên, hiện trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn khu vựcquanh nhà máy đang đặt ra thách thức không nhỏ đối với nhà máy và các cơquan quản lý môi trường Yêu cầu cần có những giải pháp tích cực về các vấn

đề môi trường của nhà máy

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài:

“Đánh giá tác động môi trường của nhà máy xi măng Luksvaxi Thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài tốt nghiệp của mình.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.Đối tượng nghiên cứu

- Nhà máy xi măng Luks

- Các hộ dân sống xung quanh nhà máy xi măng

Trang 12

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1.Thu thập số liệu

a) Số liệu thứ cấp

Đây là các số liệu từ các nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụng vàomục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu Nguồn gốc củacác tài liệu này đã được chú thích rõ trong phần “Tài liệu tham khảo” Nguồntài liệu này bao gồm: Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, cácchương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bốcủa các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tàiliệu trên internet

b) Số liệu sơ cấp

Trên cơ sở dữ liệu đã tổng hợp, quan trắc, hiệu chỉnh số liệu nhằm chínhxác hóa các thông tin về môi trường không khí và tiếng ồn, môi trường nước,môi trường đất, môi trường sinh vật, chất thải rắn, môi trường kinh tế - xã hội

để kết luận về hiện trạng và đánh giá các tác động của nhà máy đến môitrường tự nhiên, xã hội trong khu vực

4.2.Xử lý số liệu

c) Phương pháp thống kê mô tả

Tổng hợp dữ liệu khí tượng, thủy văn, địa chất, địa chất thủy văn, độngthực vật,…quanh khu vực nhà máy

Công tác khảo sát thực địa bao gồm xác định những nguồn gây ô nhiễmchủ yếu và thứ yếu do hoạt động sản xuất gây tác động môi trường

Thu thập các tài liệu quan trắc môi trường không khí và tiếng ồn, môitrường nước, môi trường đất…đã thực hiện tại khu vực

Điều tra xã hội học để phân tích những tác động tích cực và tiêu cựcđến cộng đồng dân cư khu vực xung quanh

d) Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng để đánh giá chất lượng môi trườngkhông khí và tiếng ồn, môi trường nước, môi trường đất theo các TCCP nhưTCVN 1995, TCVN 1998, TCVN 2002, TCVN 2005

Trang 13

e) Phương pháp điều tra, tổng hợp và phân tích tài liệu

Thu thập thông tin tài liệu từ các nguồn cung cấp thông tin là các vănbản, báo cáo, các tài liệu thống kê có liên quan đến đánh giá tác động và côngtác bảo vệ môi trường, các thông tin liên quan trên sách báo và trang mạnginternet

4.3.Hạn chế của đề tài

Tác động là các hoạt động của con người gây ra các biến đổi về môitrường ở cả hai phương diện lợi và hại Khí đánh giá tác động của một nhàmáy hay một hoạt động phát triển thì phải đánh giá trên cả hai phương diện:tác động tích cực và tác động tiêu cực Trong giới hạn của đề tài nghiên cứu,chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu chủ yếu về khía cạnh tác động tiêu cực củanhà máy đối với môi trường trong khu vực mà chưa xét đến các tác động tíchcực của dự án một cách đầy đủ Dó đó, đề tài còn nhiều hạn chế như:

Nhìn nhận chưa đầy đủ về các tác động của dự án

Phạm vi đánh giá trên nhiều phương diện (môi trường tự nhiên và môitrường kinh tế - xã hội) nên việc phân tích, đánh giá còn chưa cụ thể và đi sâuvào từng vấn đề

Đánh giá chủ yếu dựa trên việc khảo sát thực địa, tham khảo ý kiến củadân nên các kết luận có thể thiếu chính xác với các chứng cứ khoa học

Các câu hỏi nghiên cứu được trả lời mang tính chất định tính nên khôngthể đánh giá trên các số liệu cụ thể, mà chỉ có thể đánh giá một cách đơn giản,dựa trên cảm nhận của người dân (người trả lời phỏng vấn)

Do những hạn chế về những kiến thức liên quan như hóa học, vật lý,sinh học, công nghệ môi trường, kỹ thuật môi trường nên việc đánh giá cònchưa đảm bảo tính chính xác cao

Trang 14

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.Lý luận chung về đánh giá tác động môi trường

1.1.1.Sự cần thiết của việc đánh giá tác động môi trường

Với sự quy hoạch phát triển không ngừng của các ngành trong xã hộinhư công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, thủy sản, du lịch – dịch vụ, đô thịhóa nhằm đáp ứng nhu cầu con người theo sự gia tăng dân số mà không chú

ý đúng mức đến công tác bảo vệ môi trường gây ô nhiễm môi trường, sự cốmôi trường, thay đổi khí hậu toàn cầu ngày càng nghiêm trọng

Khi một nước đang phát triển thì ảnh hưởng lên môi trường càng mạnh

Ở những nước nghèo, vì quá chú tâm vào mục tiêu phát triển kinh tế, môitrường rất dễ bị quên lãng, gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng Việc xem xétcác vấn đề môi trường và các chương trình phát triển nhằm làm cho hoạt độngđầu tư bền vững hơn và tạo ra lợi ích lớn hơn cho đất nước nói chung Làmtốt công tác môi trường ngay từ đầu thường đem lại hiệu quả trong việc tiếtkiệm chi phí và kinh phí cho việc ngăn chặn và giảm thiểu tác động đối vớimôi trường

Vì vậy, để quản lí môi trường được thắt chặt hơn, đánh giá tác động môitrường đã được đưa vào trong khuôn khổ Luật chính sách môi trường Quốcgia đầu tiên ở Mỹ và sau đó lan tỏa ra nhiều nước khác trên thế giới, trong đó

có Việt Nam

1.1.2.Khái niệm

Khái niệm về đánh giá tác động môi trường rất rộng và hầu như không

có định nghĩa thống nhất Cho đến nay có nhiều định nghĩa về đánh giá tácđộng môi trường được nêu:

Trang 15

Theo Uỷ Ban kinh tế xã hội Châu Á và Thái Bình Dương: ĐTM baogồm ba phần: Xác định, dự báo và đánh giá tác động của một dự án, mộtchính sách đến môi trường.

Theo Luật BVMT của Việt Nam do Quốc hội thông qua ngày27/12/1993 và được ban hành theo lệnh số 29-L/CTN của Chủ tịch nước ngày10/1/1994 định nghĩa rằng:” ĐTM là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnhhưởng tới môi trường của các dự án, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội củacác cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình kinh tế khoa học, kỹ thuật, y tế, vănhóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải phápthích hợp về BVMT”

Tác động đến môi trường có thể tốt hoặc xấu, có lợi hoặc có hại nhưngviệc đánh giá tác động môi trường sẽ giúp những nhà ra quyết định chủ độnglựa chon những phương án khả thi và tối ưu về kinh tế và kỹ thuật trong bất

cứ một kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nào

1.1.3.Mục đích của đánh giá tác động môi trường

Mục đích của việc đánh giá tác động môi trường là:

- Nhằm khuyến khích việc xem xét các khía cạnh môi trường trong việclập quy hoạch hoặc ra quyết định đối với các dự án, các hoạt động phát triển

- Hỗ trợ cho việc ra quyết sách

- Giảm bớt những thiệt hại về mặt môi trường

- Tăng cường trách nhiệm các bên liên quan trong quá trình phát triển

- Làm cho dự án hiệu quả hơn về mặt kinh tế và xã hội

- Là công cụ phục vụ cho sự phát triển bền vững

1.1.4.Ý nghĩa của đánh giác tác động môi trường

ĐGTĐMT khuyến khích công tác quy hoạch tốt hơn Việc xem xét kỹlưỡng dự án và những dự án có khả năng thay thế từ công tác ĐGTĐMT sẽgiúp cho dự án hoạt động hiệu quả hơn

ĐGTĐMT có thể tiết kiệm được thời gian và tiền của trong phát triển dàihạn Qua các nhân tố môi trường được xem xét trong quá trình ra quyết định ở

Trang 16

giai đoạn quy hoạch mà các cơ sở và chính phủ tránh được những chi phíkhông cần thiết và đôi khi tránh được những hoạt động sai lầm, phải khắcphục trong tương lai.

ĐGTĐMT giúp cho nhà nước, các cơ sở và cộng đồng có mối liên hệchặt chẽ hơn Những đóng góp của cộng đồng địa phương trước khi dự ánđược đầu tư, hoạt động có thể nâng cao mối liên hệ cộng đồng và đảm bảohiệu quả đầu tư Thực hiện công tác ĐGTĐMT tốt có thể đóng góp cho sựphát triển bền vững trong tương lai Thông qua các kiến nghị, việc sử dụng tàinguyên sẽ thận trọng và giảm được sự đe dọa của suy thoái môi trường, đếnsức khỏe con người và hệ sinh thái

Những lợi ích của ĐGTĐMT bao gồm:

+ Hoàn thiện thiết kế, lựa chọn vị trí dự án

+ Cung cấp thông tin chuẩn xác cho việc ra quyết định

+ Tăng cường trách nhiệm các bên liên quan trong quá trình phát triển.+ Đưa dự án vào đúng bối cảnh môi trường và xã hội của nó

+ Làm cho dự án hiệu quả hơn về mặt kinh tế và xã hội

Trang 17

Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA): làphương pháp thu thập kinh nghiệm sâu, hệ thống nhưng bán chính thức thựchiện trong cộng đồng nhằm khai thác thông tin về các tác động, các vấn đềmôi trường liên quan và phát triển dựa vào nguồn tri thức của cộng đồng kếthợp với kiểm tra thực địa và tham khảo ý kiến của các chuyên gia Phươngpháp này đã được tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra năm 1982 về đánh giánguồn ô nhiễm không khí, nước và đất.

Phương pháp so sánh: dựa vào bảng tiêu chuẩn cho phép về chất lượngmôi trường để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường hiện tại như: chất lượngnước mặt, nước ngầm, chất lượng không khí, tiếng ồn

Phương pháp ma trận môi trường: là phương pháp phối kết hợp liệt kêcác hành động hay tác nhân của các hoạt động phát triển với liệt kê nhữngnhân tố môi trường bị tác động vào một ma trận Trong ma trận bao gồm cáchàng ngang và hàng dọc, trong đó các hoạt động của dự án được liệt kê theocột ngang của trục hoành còn các nhân tố môi trường chịu tác động được liệt

kê vào cột dọc của trục tung hoặc ngược lại Có ba loại ma trận môi trường:

ma trận môi trường, ma trận theo bước và ma trận định lượng Trong bàinghiên cứu, chúng tôi dùng ma trận đơn giản để đánh giá quy mô tác độngcủa các hoạt động dự án đối với từng nhân tố môi trường như thế nào cũngnhư để thấy được các nhân tố chịu tác động trong phạm vi nào, ma trận địnhlượng được dùng để đánh giá mức độ tác động của các tác nhân gây ô nhiễmđồng thời để đánh giá được từng nhân tố môi trường chịu tác động ở mức độnào đối với từng tác nhân gây ô nhiễm khác nhau

1.1.5.2 Chỉ số đánh giá chất lượng môi trường

Để đánh giá chất lượng môi trường khu vực dự án, hệ thống chỉ số được

sử dụng lá các chỉ số về môi trường là giá trị được tính toán trong một điềukiện môi trường nào đó ( không khí, đất, nước ) theo một thông số môi trường

có ở môi trường đó ( thông số môi trường là những đại lượng vật lý, hóa học,sinh học cụ thể đặc trưng cho môi trường có khả năng phản ánh tính chất của

Trang 18

môi trường ở trạng thái nghiên cứu) Các chỉ số này được đánh giá, so sánhvới các tiêu chuẩn môi trường tương ứng.

- Các chỉ số về môi trường không khí như nồng độ bụi, khí thải đánh giátheo TCVN 5937: 2005do Ban kỹ thuật TCVN/TC 146 “chất lượng khôngkhí” biên soạn, tổng cục Tiêu Chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoahọc và Công nghệ ban hành Tiêu chuẩn quy định về giá trị giới hạn các thông

số cơ bản gồm lưu huỳnh dioxit(SO2) các, cacbon oxi (CO), nitơ oxit (NOx),ôzôn (O3), bụi lơ lửng và bụi PM10 (bụi <= 10µm) và chì (Pb) trong môitrường không khí xung quanh

- Các chỉ số về môi trường nước :

+ Nước mặt được đánh giá theo tiêu chuẩn chất lương nước mặt TCVN5942: 1995, cột B áp dụng đối với nước mặt dùng cho các mục đích khácngoài nước dùng cho sinh hoạt, quy định giới hạn thông số và nồng độ chophép của các chất ô nhiễm trong nước mặt như pH, oxy hòa tan (DO) , COD ,BOD5 , chất rắn lơ lửng (TSS), coliform, đồng (Cu), mangan (Mn), kẽm(Zn) Tiêu chuẩn này còn dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của một nguồnnước mặt

+ Chỉ số về môi trường nước ngầm đánh giá theo tiêu chuẩn chất lượngnước ngầm TCVN5944: 1995, quy định giới hạn các thông số và nồng độ chophép của các chất ô nhiễm trong nước ngầm để đánh giá chất lượng của mộtnguồn nước ngầm và để giám sát tình trạng ô nhiễm nước ngầm trong mộtkhu vực xác định Các thông số quy định giới hạn nhu pH, chất rắn tổng hợp,clorua (Cl), chì (Pb), crom IV ( Cr+6), đồng (Cu), kẽm (Zn), sunfat ( SO4-2 ),coliform

+ Chỉ số chất lượng nước biển được đánh giá theo TCVN 5943: 1995,tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ, quy định giới hạn cá thông số vànồng độ các chất ô nhiễm trong nuuwocs biển ven bờ như pH, CO, BOD, chấtrắn lơ lửng, Cu, Fe, Zn, sunfua, coliform, fenol tổng số, dầu tổng số

Trang 19

- Các chỉ số về môi trường đất như lượng hóa chất bảo vệ thực vật, hàmlượng các kim loai nặng (As, Cd, Cu, Fe, Pb, Zn ) có trong đất được đánhgiá theo TCVN 7209: 2005 quy định giới hạn tối đa cho phép của kim loạinặng trong đất và TCVN 5941: 1995 quy định giới hạn tối đa cho phép dưlượng hóa chất còn lại trong đất.

- Các hệ thống chỉ số đánh giá tác động đối với môi trường kinh tế - xãhội bao gồm diện tích đất nông nghiệp bị mất đi, số lượng người dân phải didời TĐC, số việc làm được tạo ra, thu nhập của người dân, chất lượng đường

xá, nhà ở, sức khỏe cộng đồng mà dự án có ảnh hưởng xấu đến đời sốngkinh tế - xã hội của người dân trong khu vực

1.2.Những vấn đề chung về tài nguyên môi trường

1.2.1.Khái niệm tài nguyên và phân loại tài nguyên

1.2.1.1 Khái niệm tài nguyên

- Dưới tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ, kháiniệm về tài nguyên được mở rộng ra trên nhiều lĩnh vực của con người Vớinhận thức mới nhất hiện nay, theo tailieu.vn định nghĩa: ” Tài nguyên là tất cảcác dạng vật chất, phi vật chất và tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vậtchất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới cho con người “

- Như vậy theo quan niệm mới này, tài nguyên là đối tượng sản xuất conngười Xã hội loại người càng đang phát triển, số loại hình tài nguyên và sốlượng mỗi loại tài nguyên được con người khai thác ngày càng tăng

1.2.1.2 Phân loại tài nguyên

- Hiện nay theo quan điểm của nhà kinh tế học môi trường đều thốngnhất phân loại tài nguyên môi trường theo khả năng tái sinh hoặc không cókhả năng tái sinh

- Tài nguyên có khả năng tái sinh là những tài nguyên có thể tự duy trìhoặc bổ sung một cách liên tục khi được sử dụng hợp lý Tuy nhiên, nếukhông sử dụng hợp lý tài nguyên này cũng có thể bị cạn kiệt và không thể táisinh nữa Ví dụ: các giống loài động vật, thực vật bị giảm sút và tuyệt chủng

Trang 20

- Tài nguyên không có khả năng tái sinh là nguồn tài nguyên có một mức

độ giới hạn nhất định trên trái đất, chúng ta chỉ được khai thác chúng ở dạngnguyên khai một lần, đối với các loại tài nguyên này được chia làm 3 nhóm :+ Tài nguyên không có khả năng tái sinh nhưng tạo tiền đề cho tái sinh,

Ví dụ như đất, nước tự nhiên

+ Tài nguyên không có khả năng tái sinh nhưng tái tạo Ví dụ như kimloại, thủy tinh chất dẻo

+ Tài nguyên cạn kiệt, Ví dụ như than đá, dầu khí

1.2.2.Các khái niệm về môi trường

1.2.2.1 Khái niệm môi trường và vai trò của môi trường

Điều 3, luật bảo vệ môi trường 2005 định nghĩa: “ Môi trường bao gồmcác yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người và sinh vật”.Như vậy, môi trường là tổng hợp tất cả điều kiện xung quanh một điểmtrong không gian và thời gian, là tổng hợp tất cả các ngoại lực, ảnh hưởng,điều kiện tác động lên đời sống, tính chất, hành vi, sự sinh trưởng, phát triển

và trưởng thành của các cơ thể sống

Môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người.Tất cả các tài nguyên này đều do môi trường cung cấp và giá trị của tàinguyên phụ thuộc vào mức độ khan hiếm và giá trị của nó trong xã hội Môitrường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của con người trong quá trình

sử dụng các tài nguyên thải vào môi trường Các tài nguyên sau khi hết hạn sửdụng, chúng bị thải vào môi trường dưới dạng các chất thải Các chất thải này

bị các quá trình vật lý, hóa học, sinh học phân hủy thành các chất vô cơ, visinh quay trở lại phục vụ con người Tuy nhiên, chức năng là nơi chứa đựngchất thải của môi trường là có giới hạn Nếu con người vượt quá giới hạn nàythì sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường

Trang 21

1.2.2.2 Các thành phần môi trường

Có thể chia làm 3 thành phần môi trường chính như sau:

- Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên: vật lý, hóa học,sinh học tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người hoặc ít chịu chi phốibởi con người

- Môi trường xã hội là đồng thể các mối quan hệ giữa các cá thể conngười

- Môi trường nhân tạo bao gồm những nhân tố vật lý, sinh học, xã hội docon người tạo nên và chịu sự chi phối bởi con người

1.2.2.3 Khái niệm ô nhiễm môi trường và tiêu chuẩn môi trường

Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005 định nghĩa như sau:

- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trườngkhông phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người,sinh vật

- Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chấtlượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chấtthải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý vàbảo vệ môi trường

1.3.Cơ sở thực tiễn

1.3.1.Tình hình sản xuất xi măng trên thế giới

Nền kinh tế thế giới trong những năm qua (2000 - 2007) bước vào giaiđoạn phát triển ổn định và có thiên hướng chú ý vào nền kinh tế Châu Á Tiêudùng xi măng trong những năm trở lại đây không ngừng tăng trưởng và làđộng lực quan trọng thúc đẩy ngành công nghiệp xi măng phát triển tại một sốnước đang phát triển như: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia (trênthế giới hiện nay có khoảng hơn 160 nước sản xuất xi măng, tuy nhiên cácnước có ngành công nghiệp xi măng chiếm sản lượng lớn của thế giới thuộc

về Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước như khu vực Đông Nam Á là TháiLan và Indonesia)

Trang 22

Theo dự báo nhu cầu sử dụng xi măng từ nay đến năm 2020: Tăng hàngnăm 3,6% năm nhu cầu sử dụng xi măng có sự chênh lệch lớn giữa các khuvực trên thế giới: (nhu cầu các nước đang phát triển 4,3% năm, riêng châu Ábình quân 5%/năm, các nước phát triển xấp xỉ 1%/năm Ngoài ra tình trạng

dư thừa công suất của các nhà máy là phổ biến ở Đông Âu, Đông Nam Á(Thái Lan, ngược lại ở Bắc Mỹ)

Các nước tiêu thụ lớn xi măng trong những năm qua phải kể đến: TrungQuốc, Ấn Độ, Mỹ, Nhật bản, Hàn Quốc, Nga, Tây Ban Nha, Italya, Braxin,Iran, Mê hy cô, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam, Ai Cập, Pháp, Đức

1.3.2.Tình hình sản xuất xi măng ở Việt Nam

Xi măng là một trong những ngành công nghiệp được hình thành sớmnhất ở nước ta (cùng với các ngành than, dệt, đường sắt)

Ngày 25/12/1889 khởi công xây dựng nhà máy xi măng đầu tiên củangành Xi măng Việt Nam tại Hải Phòng

Đến nay đã có khoảng 90 Công ty, đơn vị tham gia trực tiếp sản xuất vàphục vụ sản xuất xi măng trong cả nước, trong đó: khoảng 33 thành viênthuộc tổng công ty xi măng Việt Nam, 5 công ty liên doanh, và hơn 50 công

ty nhỏ và các trạm nghiền khác

Trong những năm qua ngành xi măng đóng góp một phần không nhỏ vàotốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam, trung bình từ 10% - 12% GDP Vì thếChính phủ xác định Xi măng là ngành phát triển chiến lược nhằm hỗ trợ pháttriển kinh tế

Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nênnghiêm trọng hơn ở Việt Nam củng như trên toàn thế giới Trong đó , tìnhtrạng nóng lên toàn cầu là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất mànguyên nhân chủ yếu là do ô nhiễm không khí Trên các phương tiện thôngtin đại chúng hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh,những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm Bất chấp những lời kêu gọibảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng Vì

Trang 23

vậy việc nghiên cứu, đánh giá lại thực trạng ô nhiễm môi trường không khí ởnước ta nói chung và ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng là một vấn đề rất thiếtthực và cấp bách

Ô nhiễm không khí xuất phát từ nhiều nguồn và lĩnh vực khác nhaunhưng chủ yếu vẫn là do hoạt động sản xuất công nghiệp gây ra và nó luôn làvấn đề được quan tâm và đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhàkhoa học Theo WHO, sản xuất công nghiệp của thế giới đã thải vào khôngkhí 25% khí NO2,40-50% khí SO2 đồng thời gây ô nhiễm cho người laođộng cũng như dân cư tiếp giáp xung quanh

1.3.3.Tình hình sản xuất xi măng ở Thừa Thiên Huế

Đối với Thừa Thiên Huế, kết quả phân tích số liệu về chất lượng môitrường không khí tại các điểm ở khu công nghiệp Chân Mây, Phú Bài và Tứ

Hạ cũng như các số liệu khảo sát của Viện Tài nguyên môi trường và Côngnghệ sinh học – Đại học Huế rải rác từ năm 2002 đến nay cho thấy: Môitrường không khí ở thành phố Huế, các khu công nghiệp và vùng phụ cậntrong thời kỳ 2002 đến nay đã bắt đầu ô nhiểm đến mức nghiêm trọng , đặcbiệt là bị ô nhiểm nặng bởi bụi lắng và bụi lơ lửng, thậm chí còn cao hơn ĐàNẵng Trung bình hàng năm có trên 75 tấn bụi lắng rơi trên 1 km2 tại thànhphố Huế, trong khi đó bụi lơ lửng cao gấp 2-3 lần tiêu chuẩn cho phép

Tác động của ô nhiểm không khí thể hiện rõ ràng nhất tại khu vực xungquanh nguồn gây ô nhiểm như ở nhà máy xi măng thuộc công ty hữu hạn ximăng Luks Việt Nam (gọi tắt là nhà máy xi măng Luks), bụi ảnh hưởng đếnsức khỏe, nhà cửa, cây ăn quả, hoa màu Các số liệu quan trắc cho thấy tại khuvực dân cư nồng độ bụi lơ lửng đã vượt mức cho phép từ 3-6 lần, tình trạng ônhiểm bởi khí độc như CO, NO2, SO2 đều đang ở mức xấp xỉ ngưỡng này Cóthể xem nhà máy xi măng Luks ở khu công nghiệp Tứ Hạ là một điểm nóng vềvấn đề ô nhiễm môi trường không khí tại Thừa Thiên Huế, bởi thực tế đã cónhiều ý kiến, bài báo đăng tải, đơn tranh chấp khiếu kiện của người dân về tìnhhình ô nhiễm không khí nghiêm trọng do hoạt động của nhà máy này

Trang 24

Do vậy, việc đánh giá hiện trạng ô nhiễm không khí do nhà máy Luks gây

ra và củng như đề xuất các giải pháp nhằm tạo cơ sở cho công tác quản lý cũngnhư cải thiện chất lượng môi trường không khí tại những điểm nóng ô nhiễm làmột việc làm cấp bách và có ý nghĩa quan trọng trong thời điểm hiện nay

Trang 25

Chương 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

NHÀ MÁY XI MĂNG LUKSVAXI

2.1 Giới thiệu sơ lược về nhà máy xi măng Luksvaxi

2.1.1 Lịch sử hình thành nhà máy

Nhà máy xi măng Luks là đơn vị liên doanh giữa tập đoàn Luks (HồngKông) và tỉnh TT Huế, bắt đầu hoạt động từ năm 1996; Là một trong nhữngcông ty có 100% vốn đầu tư của nước ngoài đầu tiên của Việt Nam, đã thamgia sản xuất xi măng từ trên 10 năm

Sự có mặt của Công ty trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã mang lạinhiều lợi ích trong phát triển kinh tế của tỉnh, góp phần khai thác sử dụngnguồn tài nguyên thiên nhiên, thu hút một lượng lao động khá lớn trên địa bàntoàn tỉnh (gần 1.000 công nhân) Hiện nay công ty có 4 dây chuyền sản xuất

xi măng (1 dây chuyền sản xuất mới sẽ đi vào hoạt động trong quý III/2008)với tổng sản lượng xi măng lên đến gần 2.600.000 tấn/năm và dự kiến sau khidây chuyền 4 đi vào hoạt động sẽ nộp ngân sách nhà nước gần 120 tỷđồng/năm so với 40 tỷ đồng/năm hiện nay Nhu cầu xi măng của thị trường(thị trường xi măng của nhà máy Luks tập trung phân phối cho các tỉnh miềnTrung, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ) đang tăng mạnh, nên trong tương lai còn

có một số dự án mở rộng sản xuất của nhà máy cũng được xác định trong

“Quy hoạch điều chỉnh phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm

2010 và định hướng đến năm 2020” Quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệttại quyết định số 164/2002/QĐ-TTg ngày 18/11/2002 Sau đây là các bướcphát triển của nhà máy và chiến lược phát triển trong tương lai:

- Từ năm 1992 đến 2004 là công ty liên doanh giữa tập đòan Luks HồngKông và công ty sản xuất vật liệu xây dựng Thừa Thiên Huế Giai đoạn này

có công suất 50 - 80 triệu tấn/ năm

SVTH: Trần Hà Bảo Uyên xxiii

Trang 26

- Từ 2005 được sự đồng ý của Nhà nước Việt Nam chuyển đổi sang100% vốn đầu tư nước ngoài của tập đoàn Luks Hồng Kông Giai đoạn này(từ 2005 đến 2007) đầu tư thêm dây chuyền số 3 đưa công suất lên 1,4 triệutấn/ năm.

- Từ năm 2008, đầu tư dây chuyền 4, đưa công suất lên 1,9 triệu tấn/năm

- Dự kiến, cuối năm 2008 sẽ khởi động đầu tư xây dựng dây chuyền số 5(đã được nhà nước phê duyệt) đưa công suất lên 3,6 triệu tấn/năm

và gia công đất sét nằm ở phía Tây, khu đống bao và kho xi măng nằm ở phíaTây – Bắc, khu hành chính và phòng thí nghiệm nằm ở phía Đông, khu cungcấp nước, than và dầu nằm ở phía Nam và Tây Nam của mặt bằng

Về giới hạn hành chính: khu vực dự án nằm trên địa bàn xã Hương Văn,Hương Vân và Thị trấn Tứ Hạ huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.3 Quy trình khai thác xi măng Luks

o Tiếp nhận, đồng nhất và chứa đất sét

Đất sét khai thác từ mỏ Văn Xá có kích thước <700 mm, được vậnchuyển bằng xe ben đổ trực tiếp vào phễu tiếp liệu của máy đập hàm nặng và

Trang 27

dẫn đá vôi với kích thước 1250 × 1250 mm, 2 rotor cùng quay đập Kích cỡsản phẩm đạt được ≤ 25mm, năng suất 600 T/h.

o Tiếp nhận, đồng nhất và chứa đất sét

Đất sét khai thác từ mỏ Văn Xá hoặc mua từ Hòa Mỹ có kích thước

<800 mm, độ ẩm tối đa 12% được vận chuyển bằng xe ben 20 tấn đổ vàophễu tiếp liệu của máy đập búa 2 trục có năng suất 250 T/h

Đất sét đập xong có cỡ hạt <30 mm theo băng tải tới kho đồng nhất sơ

bộ và chứa Nhờ máy đánh đống năng suất 300 T/h tạo thành 2 đống, mỗiđống có khối lượng 7200 tấn đủ cho 11,6 ngày sản xuất Một máy rút loại cầugạt năng suất 75 T/h cấp đất sét đều đặn tới két định lượng thông qua băng tải

o Tiếp nhận, đồng nhất và chứa than, quặng sắt

Quặng sắt vận chuyển về nhà máy sau đó tới ke tiếp nhận, quặng sắt đượctháo xuống các phễu tiếp liệu dọc hai bên đường sắt qua cấp liệu rung ở đáyphễu để vận chuyển tới ô tô vận chuyển đưa vào kho chứa Xỉ được cấp cho máynghiền nhờ máy xúc ủi gạt xỉ xuống phễu, qua băng tải vào đầu máy nghiền.Than được vận chuyển từ cảng về nhà máy bằng xe ben 20 tấn, đổ vàophễu và nhờ băng tải chuyển vào kho chứa Than được đánh thành hai đốngmỗi đống 7500 tấn đủ cho lò quay hoạt động trong 25 ngày Thiết bị cầu gạtnăng suất 60 T/h có nhiệm vụ cung cấp than cho máy nghiền than

o Tiếp nhận, đập và chứa thạch cao

Thạch cao có cỡ hạt <30 mm được chở từ Đông Hà về nhà máy bằngđường sắt Thạch cao được đổ vào hệ thống phễu qua ghi sang và qua băng tảitới cầu băng tải có năng suất 150 T/h vào kho chứa thạch cao 8000 tấn đủ cho

45 ngày sản xuất Thạch cao được máy xúc bánh lốp chuyển về két địnhlượng tại xưởng nghiền xi măng

o Nghiền nguyên liệu

Nguyên liệu đá vôi, đá sét và quặng sắt được cấp vào máy nghiền sấyliên hợp, chu trình kín Máy nghiền có cấu trúc đứng 4 con lăn năng suất 320T/h, độ mịn 10% Nguyên liệu đã được định lượng qua băng tải chuyển vào

Trang 28

máy nghiền Trước khi vào máy nghiền, các vật kim loại lẫn trong nguyênliệu được bộ phận phân ly tách ra để bảo vệ con lăn và đĩa nghiền.

Nguyên liệu được nghiền tán giữa con lăn và đĩa nghiền, nhờ dòng khíđược thổi từ một quạt cao áp, bột liệu được đẩy lên phần trên của máy qua bộphận phân ly động lực Các hạt thô được hồi lưu để nghiền lại và các hạt mịnđược thổi tới xiclon lắng lọc Bột liệu mịn được chuyển tới silo đồng nhất.Phần khí và bụi qua lọc bụi tĩnh điện Tại đây bụi được thu hồi và chuyển vềsilo đồng nhất Cấp liệu cho máy nghiền được điều khiển tự động

Điều chỉnh tác nhân sấy của máy nghiền trên cơ sở nhiệt độ khí đầu ra Khi

lò nung đang làm việc, tác nhân sấy là khí thải của lò Khi lò chưa hoạt động, tácnăng sấy của máy nghiền là khí nóng cấp từ buồng đốt phụ chạy dầu DO

o Đồng nhất bột liệu và cấp liệu lò nung

Bột liệu nghiền được cấp vào silo đồng nhất Silo đồng nhất có đườngkính 6 × 12m, sức chứa 7200 tấn Bột phối liệu được vận chuyển lên đỉnh silođồng nhất và cấp liệu vào lò từ buồng dưới của silo tới xiclon trao đổi nhiệtcủa lò nung bằng băng tải

o Lò nung

Lò nung theo phương pháp khô gồm 1 tháp trao đổi nhiệt 4 tầng xiclon 2nhánh và bộ phận tiền nung, với máy làm nguội clanhke kiểu ghi Lò nungquay có kích thước 3 × 48m Buồng tiền nung có tác dụng nâng cao hiệu suấtphân hủy hơn 90% CaC03 trong phối liệu trước khi vào lò quay

Than cám cấp cho lò quay theo tỷ lệ 40 – 50% và cấp cho buồng tiềnnung là 55 – 60% Nhiên liệu cấp cho bộ phận tiền nung sẽ được điều chỉnh

tự động để duy trì khoảng nhiệt độ làm việc không đổi trong các tầng xiclon.Làm nguội kiểu ghi 3 cấp là loại tiên tiến nhất hiện nay Clanhke với cỡ hạt30mm lọt qua ghi xuống hệ thống vận chuyển tới silo clanhke Clanhke có cỡhạt >30 mm sẽ qua máy cán trước khi tới hệ thống vận chuyển

Máy làm nguội có 2 đường ra của khí nóng, một đường cấp trực tiếp cho

bộ phận tiền nung, đường còn lại cấp cho máy nghiền sấy than liên hợp saukhi qua lọc bụi tĩnh điện

Trang 29

o Nghiền than

Than từ kho đồng nhất chuyển đến két chứa, qua cân bằng định lượng tớimáy nghiền sấy than liên hợp kiểu đứng 2 con lăn Than được nghiền tán giữacon lăn và đĩa Khí nóng từ máy làm nguội clanhke cấp vào máy nghiền, phầnhạt mịn được lọc trong xiclon và lọc bụi tĩnh điện rồi chuyển đến két chứa để

sử dụng Năng suất máy nghiền là 30 T/h

o Vận chuyển và chứa clanhke

Clanhke ra khỏi máy làm nguội được vận chuyển tới silo clanhke bằnggầu tải băng xích và được chứa trong 2 silo bê tông cốt thép 10 × 12m với sứcchứa mỗi cái là 7200 tấn

o Nghiền xi măng

Clanhke, thạch cao, phụ gia từ các kho được chuyển đến các két cântương ứng tại xưởng nghiền bằng băng tải Tại đây bố trí 1 máy nghiền bi chutrình kín, có kích thước đường kính 3m với chiều dài 11m, công suất 33 T/h

Xi măng thành phẩm thu hồi từ xiclon và lọc bụi tĩnh điện đưa tới băng tải đểchuyển tới silo xi măng

o Chứa và đóng bao xi măng

Xi măng thành phẩm được chứa trong 9 silo có kích thước 10 × 24m vớitổng dung tích là 16.000 tấn Hai trong số silo nói trên được trang bị máyphân phối tự động ở đáy phục vụ cho việc rót xi măng rời vào ô tô 6 silo cònlại được lắp đặt các thiết bị đóng bao xi măng

2.2 Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực quanh nhà máy xi măng Luksvaxi

2.2.1 Hiện trạng môi trường không khí và tiếng ồn

- Nồng độ bụi: Nồng độ bụi trong nhà máy nhỏ hơn rất nhiều so với tiêuchuẩn cho phép, song cần chú ý ở những nơi có công nhân trực tiếp làm việcnhư nghiền, sàng đá, đập nhỏ đá, nghiền clinke, đóng bao,…sẽ gây ảnh hưởngđến sưc khỏe công nhân Ngoài ra, trong các phân xưởng, tốc độ gió không lớn,lượng nhiệt trong môi trường làm việc lại khá cao, nên khả năng lưu thôngkhông khí, phân tán bụi và giảm nồng độ bụi trong không khí bị hạn chế

SVTH: Trần Hà Bảo Uyên xxvii

Trang 30

- Tiếng ồn: Vì đặc điểm của nhà may sản xuất xi măng, tiếng ồn trongkhuôn viên nhà máy rất lớn, tất cả các vị trí quan trắc đều có mức âm tiếng ồnlớn hơn qui định trong Tiêu chuẩn của Bộ Y Tế đối với mức âm cho phéptrong nhà máy sản xuất công nghiệp với thời gian công nhân làm việc liên tụctrong 8h (TCVN 3985 – 1999) Đặc biệt là ở các dây chuyền sản xuất như:các dây chuyền đập nhỏ đá vôi, nghiền sàng đá vôi, nghiền clinke, nghiềnthan, trộn phối liệu,…ảnh hưởng đến sức khỏe lao động.

- Nồng độ các khí độc: Còn nằm trong giới hạn cho phép theo Tiêuchuẩn đối với khí thải công nghiệp (TCVN 5939 – 2005) Song với nồng độnày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động trực tiếp tham gia sản xuất ởcác công đoạn

- Hàm lượng bụi trong không khí: Khi băng chuyền đá vôi chưa xâydựng thì môi trường không khí ở đây cũng có thể xem như môi trường khuvực xung quanh nhà máy Môi trường ở đây chịu tác động của lượng bụi donhà máy xả thải và bụi do việc vận chuyển nguyên vật liệu (đá vôi từ mỏ đávôi), bụi giao thông và một số cơ sở khai thác đá khác đang hoạt động trongvùng với mật độ cao Khu vực này có ít công trình cao che chắn nên có gióvới tốc độ gió khá cao: 0,9 – 3,0 m/s Vì vậy, không khí thường xuyên đượcđổi mới nhưng cũng làm cho bụi (hạt trung bình và nhỏ) không thể lắng theotrọng lực mà phân tán thường xuyên trong không khí làm tăng nồng độ bụitrong không khí Lượng bụi đo được ở trên đường đi của băng chuyền đá gấp

5 – 50 lần so với qui định trong Tiêu chuẩn Việt Nam đối với Chất lượng môitrường không khí xung quanh (TCVN 5937 – 2005) (hàm lượng bụi thườngxuyên trong 24h/ngày: 0,2 (mg/m3))

- Tiếng ồn: Khu vực dân cư xung quanh nhà máy ít chịu ảnh hưởng bởitiếng ồn của nhà máy, chủ yếu bị ảnh hưởng tiếng ồn của các phương tiệngiao thông vận chuyển nguyên vật liệu, phân phối xi măng thành phẩm vớimật độ cao và việc đánh mìn do khai thác đá vôi ở mỏ đá vôi gây nên

Trang 31

Môi trường không khí xung quanh nhà máy LUKSVAXI bị ảnh hưởngbởi khí thải từ nhà máy nên có nồng độ các khí độc khá cao Kết quả quantrắc cho thấy nồng độ khí SO2, H2S và NO2 vượt quá giới hạn cho phép theoTCVN 5937 – 2005 Nồng độ khí NH3 thỏa mãn Tiêu chuẩn chất lượng môitrường không khí xung quanh (TCVN 5937 – 1995) Việc vượt quá giới hạncho phép của các khí độc hại trong khu vực xung quanh nhà máy sẽ gây ảnhhưởng đến sức khỏe của cộng đồng dân cư sống xung quanh.

2.2.2 Hiện trạng môi trường nước

* Nguồn nước

+ Nước mặt: Các nguồn nước chính ở khu vực xung quanh nhà máyLUKSVAXI (Việt Nam) bao gồm:

- Nước sông Bồ cách nhà máy 3km về phía Đông – Bắc và Tây – Bắc

- Nước hồ Thọ Sơn phía Đông – Nam của nhà máy

- Nước hồ Khe Quang phía Đông – Nam của nhà máy

- Nước hồ Cá I cách nhà máy 1,5km về phía Đông – Bắc

+ Nước ngầm: bao gồm nước trong các trầm tích Đệ Tứ, trong vỏ phonghóa của đất đá và nước trong đới nức nẻ của đá vôi gốc từ dưới sâu lên

Các nguồn nước trên là nguồn cấp nước chính cho các xã Hương Vân, HươngVăn, thị trấn Tứ Hạ, xã Hương Xuân và xã Hương Chữ, huyện Hương Trà

* Hiện trạng chất lượng nước

+ Chất lượng nguồn nước mặt

- pH, độ đục, EC, DO, BOD5, NO3-, tổng Fe, F- của tất cả các điểmquan trắc đều thỏa mãn Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A (TCVN 5942– 1995)

- Hồ Cá I có các chỉ tiêu SS, COD, NO2- vượt quá giới hạn cho phép đốivới Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A (TCVN 5942 – 1995) nên khôngthích hợp cho việc sử dụng nước hồ này làm nước sinh hoạt Tuy nhiên, cácgiá trị này vẫn thỏa mãn Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B (TCVN 5942– 1995)

Trang 32

- Hồ Thọ Sơn có giá trị COD vượt quá giới hạn cho phép theo Tiêuchuẩn chất lượng nước mặt loại A (TCVN 5942 – 1995) Các chỉ tiêu khácđều thỏa mãn Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A (TCVN 5942 – 1995) –đảm bảo cho sinh hoạt của con người, cho sản xuất nông nghiệp và cho cáchoạt động sống của động vật thủy sinh trong nước.

- Hồ Khe Quang là hồ có hiện tượng ô nhiễm cao nhất trong các vị tríquan trắc nước mặt Các chỉ tiêu COD, NH4+, NO2- và Total Coliform đềuvượt quá giới hạn cho phép đối với Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A(TCVN 5942 – 1995) nhưng vẫn còn nhỏ hơn giới hạn cho phép đối với Tiêuchuẩn chất lượng nước mặt loại B (TCVN 5942 – 1995)

+ Chất lượng nước ngầm

Hầu hết các chỉ tiêu chất lượng nước ngầm trong khu vực xung quanhnhà máy đều có chất lượng tốt, đảm bảo Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm(TCVN 5944 – 1995) dùng cho sinh hoạt

Giá trị Total Coliform của nước ở mỏ đá vôi và nước ngầm khu vực gầnnhà máy vượt quá Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm (TCVN 5944 – 1995)nhiều lần Nước ngầm ở hai vị trí này không phải được quan trắc ngay khi lấynước khỏi lòng đất Nước ở Mỏ đá là nước đọng dạng hồ chứa nước lộ thiên.Khi khai thác mỏ đá vôi, nước được dồn về một phía tạo thành hồ chứa nướctrong lòng mỏ, hồ này có nước thường xuyên và chịu nhiều tác động của môitrường bên ngoài Nước ngầm nhà máy được khai thác dưới dạng nước giếngkhoan, nước khoan lên khỏi mặt đất được chứa vào một hồ chứa nước lớn,sau đó mới phân phối cho các bộ phận khác cần sử dụng nước trong nhà máy.Nước nằm trong hồ chứa trong một thời gian dài sẽ chịu tác động của môitrường bên ngoài làm tăng đáng kể hàm lượng Coliform trong nước

+ Chất lượng nước thải

Nước thải ở Cống thải I (NT1) có giá trị pH và SS vượt quá giới hạn chophép đối với Tiêu chuẩn chất lượng nước thải công nghiệp loại A cũng nhưloại B (TCVN 5945 – 2005)

Ngày đăng: 11/04/2016, 08:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS Lê Văn Thăng – Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng nhà máy xi măng LUKSVAXI Khác
2. PGS.TS Lê Văn Thăng – Báo cáo phục hồi và tái tạo cảnh quan khu mỏ đá vôi văn xá, Thừa Thiên Huế Khác
3. Hoành Xuân Cơ, Phạm Ngọc Hồ - Đánh giá tác động môi trường, NXB ĐHQG Hà Nội 2008 Khác
4. Nguyễn Đình Hòe, Nguyễn Thị Loan – Đánh giá nhanh môi trường và dự án, Hà Nội 1998 Khác
5. PGS.TS Nguyễn Đình Mạnh, Giáo trình đánh giá tác động môi trường, Hà Nội 2005 Khác
6. Trịnh Quang Huy – Đánh giá tác động môi trường, Bộ môn Công nghệ Môi trường Khác
7. Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 1994 Khác
8. Luật bảo vệ môi trường 2005, NXB Giáo dục 2005 Khác
9. Website: www.tailieu.vn www.tcvn.org.vnwww.thuvienluanvan.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w