Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực quanh nhà máy xi măng Luksvaxi

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường của nhà máy xi măng luksvaxi thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 29 - 40)

Chương 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY XI MĂNG LUKSVAXI

2.2. Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực quanh nhà máy xi măng Luksvaxi

2.2.1. Hiện trạng môi trường không khí và tiếng ồn

- Nồng độ bụi: Nồng độ bụi trong nhà máy nhỏ hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn cho phép, song cần chú ý ở những nơi có công nhân trực tiếp làm việc như nghiền, sàng đá, đập nhỏ đá, nghiền clinke, đóng bao,…sẽ gây ảnh hưởng đến sưc khỏe công nhân. Ngoài ra, trong các phân xưởng, tốc độ gió không lớn, lượng nhiệt trong môi trường làm việc lại khá cao, nên khả năng lưu thông không khí, phân tán bụi và giảm nồng độ bụi trong không khí bị hạn chế.

SVTH: Trần Hà Bảo Uyên xxvii

- Tiếng ồn: Vì đặc điểm của nhà may sản xuất xi măng, tiếng ồn trong khuôn viên nhà máy rất lớn, tất cả các vị trí quan trắc đều có mức âm tiếng ồn lớn hơn qui định trong Tiêu chuẩn của Bộ Y Tế đối với mức âm cho phép trong nhà máy sản xuất công nghiệp với thời gian công nhân làm việc liên tục trong 8h (TCVN 3985 – 1999). Đặc biệt là ở các dây chuyền sản xuất như:

các dây chuyền đập nhỏ đá vôi, nghiền sàng đá vôi, nghiền clinke, nghiền than, trộn phối liệu,…ảnh hưởng đến sức khỏe lao động.

- Nồng độ các khí độc: Còn nằm trong giới hạn cho phép theo Tiêu chuẩn đối với khí thải công nghiệp (TCVN 5939 – 2005). Song với nồng độ này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động trực tiếp tham gia sản xuất ở các công đoạn.

- Hàm lượng bụi trong không khí: Khi băng chuyền đá vôi chưa xây dựng thì môi trường không khí ở đây cũng có thể xem như môi trường khu vực xung quanh nhà máy. Môi trường ở đây chịu tác động của lượng bụi do nhà máy xả thải và bụi do việc vận chuyển nguyên vật liệu (đá vôi từ mỏ đá vôi), bụi giao thông và một số cơ sở khai thác đá khác đang hoạt động trong vùng với mật độ cao. Khu vực này có ít công trình cao che chắn nên có gió với tốc độ gió khá cao: 0,9 – 3,0 m/s. Vì vậy, không khí thường xuyên được đổi mới nhưng cũng làm cho bụi (hạt trung bình và nhỏ) không thể lắng theo trọng lực mà phân tán thường xuyên trong không khí làm tăng nồng độ bụi trong không khí. Lượng bụi đo được ở trên đường đi của băng chuyền đá gấp 5 – 50 lần so với qui định trong Tiêu chuẩn Việt Nam đối với Chất lượng môi trường không khí xung quanh (TCVN 5937 – 2005) (hàm lượng bụi thường xuyên trong 24h/ngày: 0,2 (mg/m3))

- Tiếng ồn: Khu vực dân cư xung quanh nhà máy ít chịu ảnh hưởng bởi tiếng ồn của nhà máy, chủ yếu bị ảnh hưởng tiếng ồn của các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên vật liệu, phân phối xi măng thành phẩm với mật độ cao và việc đánh mìn do khai thác đá vôi ở mỏ đá vôi gây nên.

Môi trường không khí xung quanh nhà máy LUKSVAXI bị ảnh hưởng bởi khí thải từ nhà máy nên có nồng độ các khí độc khá cao. Kết quả quan trắc cho thấy nồng độ khí SO2, H2S và NO2 vượt quá giới hạn cho phép theo TCVN 5937 – 2005. Nồng độ khí NH3 thỏa mãn Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh (TCVN 5937 – 1995). Việc vượt quá giới hạn cho phép của các khí độc hại trong khu vực xung quanh nhà máy sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng dân cư sống xung quanh.

2.2.2. Hiện trạng môi trường nước

* Nguồn nước

+ Nước mặt: Các nguồn nước chính ở khu vực xung quanh nhà máy LUKSVAXI (Việt Nam) bao gồm:

- Nước sông Bồ cách nhà máy 3km về phía Đông – Bắc và Tây – Bắc - Nước hồ Thọ Sơn phía Đông – Nam của nhà máy

- Nước hồ Khe Quang phía Đông – Nam của nhà máy - Nước hồ Cá I cách nhà máy 1,5km về phía Đông – Bắc

+ Nước ngầm: bao gồm nước trong các trầm tích Đệ Tứ, trong vỏ phong hóa của đất đá và nước trong đới nức nẻ của đá vôi gốc từ dưới sâu lên.

Các nguồn nước trên là nguồn cấp nước chính cho các xã Hương Vân, Hương Văn, thị trấn Tứ Hạ, xã Hương Xuân và xã Hương Chữ, huyện Hương Trà.

* Hiện trạng chất lượng nước + Chất lượng nguồn nước mặt

- pH, độ đục, EC, DO, BOD5, NO3-, tổng Fe, F- của tất cả các điểm quan trắc đều thỏa mãn Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A (TCVN 5942 – 1995).

- Hồ Cá I có các chỉ tiêu SS, COD, NO2- vượt quá giới hạn cho phép đối với Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A (TCVN 5942 – 1995) nên không thích hợp cho việc sử dụng nước hồ này làm nước sinh hoạt. Tuy nhiên, các giá trị này vẫn thỏa mãn Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B (TCVN 5942 – 1995).

SVTH: Trần Hà Bảo Uyên xxix

- Hồ Thọ Sơn có giá trị COD vượt quá giới hạn cho phép theo Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A (TCVN 5942 – 1995). Các chỉ tiêu khác đều thỏa mãn Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A (TCVN 5942 – 1995) – đảm bảo cho sinh hoạt của con người, cho sản xuất nông nghiệp và cho các hoạt động sống của động vật thủy sinh trong nước.

- Hồ Khe Quang là hồ có hiện tượng ô nhiễm cao nhất trong các vị trí quan trắc nước mặt. Các chỉ tiêu COD, NH4+, NO2- và Total Coliform đều vượt quá giới hạn cho phép đối với Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A (TCVN 5942 – 1995) nhưng vẫn còn nhỏ hơn giới hạn cho phép đối với Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B (TCVN 5942 – 1995).

+ Chất lượng nước ngầm

Hầu hết các chỉ tiêu chất lượng nước ngầm trong khu vực xung quanh nhà máy đều có chất lượng tốt, đảm bảo Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm (TCVN 5944 – 1995) dùng cho sinh hoạt.

Giá trị Total Coliform của nước ở mỏ đá vôi và nước ngầm khu vực gần nhà máy vượt quá Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm (TCVN 5944 – 1995) nhiều lần. Nước ngầm ở hai vị trí này không phải được quan trắc ngay khi lấy nước khỏi lòng đất. Nước ở Mỏ đá là nước đọng dạng hồ chứa nước lộ thiên.

Khi khai thác mỏ đá vôi, nước được dồn về một phía tạo thành hồ chứa nước trong lòng mỏ, hồ này có nước thường xuyên và chịu nhiều tác động của môi trường bên ngoài. Nước ngầm nhà máy được khai thác dưới dạng nước giếng khoan, nước khoan lên khỏi mặt đất được chứa vào một hồ chứa nước lớn, sau đó mới phân phối cho các bộ phận khác cần sử dụng nước trong nhà máy.

Nước nằm trong hồ chứa trong một thời gian dài sẽ chịu tác động của môi trường bên ngoài làm tăng đáng kể hàm lượng Coliform trong nước.

+ Chất lượng nước thải

Nước thải ở Cống thải I (NT1) có giá trị pH và SS vượt quá giới hạn cho phép đối với Tiêu chuẩn chất lượng nước thải công nghiệp loại A cũng như loại B (TCVN 5945 – 2005)

Nước thải ở Cống thải II (NT2) có hầu hết các chỉ tiêu thỏa mãn Tiêu chuẩn chất lượng nước thải công nghiệp loại A (TCVN 5945 – 2005). Riêng tổng Coliform đo được rất lớn, vượt giới hạn Tiêu chuẩn chất lượng nước thải công nghiệp loại B (TCVN 5945 – 2005) nhiều lần.

Nhìn chung, chất lượng thải từ Cống thải II có thể sử dụng được cho việc tưới tiêu và cho thủy lợi còn nước thải ở Cống thải I thì có giá trị pH quá lớn, không thể sử dụng cho việc trồng trọt.

2.2.3. Hiện trạng môi trường đất

Hiện nay, nhà máy LUKSVAXI (Việt Nam) đang hoạt động, lượng bụi mà nhà máy thải ra trong mỗi ngày đêm là rất lớn. Lượng bụi này phát tán theo gió trong vòng bán kính gần 1000m xung quanh nhà máy. Phần bụi này là bụi xi măng, có tính kiềm, rơi xuống đất theo trọng lực và tích tụ ở bề mặt đất làm cho lớp đất mặt đã bị biến đổi tính chất.

2.2.4. Hiện trạng môi trường sinh vật

Nhà máy LUKSVAXI (Việt Nam) thuộc vùng tiếp giáp giữa đồng bằng và trung du của tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế 14 km về phía Đông Nam. Vùng này có hệ sinh thái với các tài nguyên động vật và thực vật như sau:

- Hệ sinh thái nhân tạo: gồm có các nhà máy sản xuất, chế biến, làng xóm, thị trấn, đồng ruộng, đồi trồng cây ăn quả, cây phủ đất, cây rừng, ao nuôi cá…

- Hệ sinh thái tự nhiên: gồm có đồi, gò cây bụi, cây rừng và rừng cây hoang hóa; các ao hồ tự nhiên, sông ngòi chảy qua lãnh thổ vùng.

1. Động vật

- Khu vực xây dựng nhà máy LUKSVAXI (Việt Nam) là vùng giáp ranh giữa vùng núi thấp và đồng bằng nên hệ động vật ở đây bao gồm cả động vật đồng bằng và đồi núi.

+ Hệ thú: gồm loài thú nhỏ như chuột, cầy, chồn…

+ Chim: chủ yếu là các loại chim ăn sâu bọ, ăn thực vật.

SVTH: Trần Hà Bảo Uyên xxxi

+ Loài lưỡng cư: ếch, nhái, thằn lằn…

+ Động vật ở dưới nước: hệ cá của sông Bồ và các hồ chứa nước tự nhiên trong vùng có khoảng 50 loài. Trong đó, cá nước ngọt chiếm khoảng 80% và có một số loài mang đặc trưng riêng của vùng miền Trung mà ở các vùng miền khác không thể có được.

- Vì con người đã khai thác diện tích đất khá lớn làm nhà ở, sản xuất nông nghiệp, xây dựng nhà máy, xí nghiệp và phục vụ các nhu cầu khác của con người nên cân bằng của hệ sinh thái cũ bị phá vỡ. Thêm vào đó, điều kiện tự nhiên mới không thuận lợi cho cuộc sống của nhiều loài động vật nên trong vùng không có các loài chim thú quý hiếm cần được bảo vệ và vắng bóng những loài thú lớn.

2. Thực vật

Khu vực nhà máy LUKSVAXI (Việt Nam) thuộc vùng chuyển tiếp giữa vùng đồi núi thấp và đồng bằng nên hệ thực vật đã bị người dân khai phá, cải tạo để sử dụng làm đất thổ cư và đất nông nghiệp. Vì vậy, các thảm thực vật nguyên sinh trong vùng đã biến mất gần hết, khu hệ thực vật ở đây nghèo nàn cả về số lượng và thành phần loài. Chủng loại cây chính ở đây là cây bụi dung làm củi như sim, mua…không có giá trị về mặt tài nguyên và ít có giá trị về mặt môi trường.

Hiện nay, nhà máy đã tiến hành trồng cây với số lượng và mật độ lớn ở trong khuôn viên nhà máy, khu vực xung quanh nhà máy và xung quanh mỏ đá vôi Văn Xá để tạo cảnh quan mới cho môi trường xung quanh nhà máy.

Cây được trồng chính ở đây là cây lâu năm như tram hoa vàng, bang…

2.2.5. Hiện trạng chất thải rắn

1. Chất thải rắn do hoạt động sản xuất

Trong quá trình sản xuất chất thải rắn của nhà máy bao gồm các loại sau:

- Các loại bao bì, đựng vật liệu và đựng thành phẩm,…

- Tạp chất trong vật liệu sản xuất: tạp chất trong đá vôi, trong than đá, trong sét, trong cao lanh và trong các loại phụ gia khác.

- Nguyên vật liệu, thành phẩm bị rơi vãi khi vận chuyển.

Các loại chất thải rắn này có thể gây tác động tới môi trường đất và môi trường nước. Đặc biệt là vào những ngày trời mưa, nước mưa sẽ rữa trôi một phần các chất bụi trong không khí và tích tụ trên đất, hoặc chảy ra các hồ, ruộng nước gần đó.

2. Chất thải rắn do sinh hoạt

Chất thải rắn loại này bao gồm cả chất thải sinh hoạt do công nhân của nhà máy thải ra. Khối lượng chất thải rắn do hoạt động sinh hoạt không nhiều, chủ yếu là bao nilon,…lại được phân loại ngay và được thu gom rồi mang đến nơi tập trung để xử lý. Như vậy, chất rắn sinh hoạt không gây ảnh hưởng đáng kể đến môi trường.

2.2.6. Đặc điểm môi trường kinh tế - xã hội khu vực quanh nhà máy 2.2.6.1. Tình hình phát triển các ngành kinh tế

Khu vực nghiên cứu để lập báo cáo ĐTM nằm trên địa bàn xã Hương Văn, Hương Vân và thị trấn Tứ Hạ, đây cũng là ba đơn vị có điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hương Trà. Phần lớn là phát triển ngành nông – lâm nghiệp chiếm 80 – 90% tổng số hộ đối với xã Hương Vân và Hương Văn, ở Thị trấn Tứ Hạ thì tỷ lệ này là 65 – 70%. Trong khu vực đã hình thành cụm công nghiệp Tứ Hạ với ngành chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng. Đây cũng là cụm công nghiệp lớn nhất của huyện Hương Trà.

a. Thị trấn Tứ Hạ

- Phát triển kinh doanh và dịch vụ: Trong năm 2013 tình hình kinh doanh dịch vụ của thị trấn đã có những bước phát triển mới, tập trung ở các tuyến đường nội thị, đường ven bờ sông, KV8. Tình hình kinh doanh phát triển khá, giá trị thương mại dịch vụ đạt trên 24 tỷ đồng (2013) và 6 tháng đầu năm 2014 đạt 12,548 tỷ đồng đạt 51,22% kế hoạch.

- Về phát triển tiểu thủ công nghiệp: Các đơn vị TTCN đã chủ động và duy trì trong sản xuất kinh doanh, quy mô sản xuất càng được mở rộng như:

xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản…Tổng giá trị

SVTH: Trần Hà Bảo Uyên xxxiii

TTCN đạt 16,752 tỷ đồng năm 2013, sáu tháng đầu năm 2014 đạt 9,763 tỷ đồng đạt 55,79% kế hoạch.

- Về sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp

Đối với trồng trọt: Năm 2013 tổng diện tích gieo trồng vụ Đông – Xuân của thị trấn là 222,12 ha / 223,88 ha đạt 99,18% so với kế hoạch, giảm 0,75 ha so với cùng kỳ năm 2012 trong đó:

+ Diện tích lúa: 86,16 ha + Diện tích lạc: 51,02 ha + Diện tích sắn: 56,50 ha + Diện tích khoai: 26,20 ha + Cây ngô lai: 3,00 ha + Diện tích bông: 2,00 ha

Đối với chăn nuôi: Tính đến tháng 6/2014 tổng đàn lợn có 3850 con, đàn bò 51 con, dê 57 con và đàn trâu có 147 con. Thị trấn đã làm tốt công tác phòng dịch cho đàn gia súc, tiêm phòng lở mồm long móng và tiêm phòng dịch cúm H5N1 cho đàn gia cầm.

b. Xã Hương Vân

Tổng giá trị sản xuất của xã ước tính đạt 21,5 tỷ đồng (2013), tăng 30,33% so với năm 2012. Trong đó:

- Trồng trọt đạt khoảng 9,5 tỷ đồng - Chăn nuôi 5,2 tỷ đồng

- Lâm nghiệp 1,7 tỷ đồng - Thủy sản 0,9 tỷ đồng - TTCN, dịch vụ 4,2 tỷ đồng

Như vậy, phần lớn giá trị sản xuất của xã là phụ thuộc vào nông – lâm nghiệp chiếm 76,28% tổng giá trị sản xuất, trong khi đó TTCN và dịch vụ chiếm 19,53%.

c. Xã Hương Văn

- Về nông – lâm nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng năm 2013 là 934 ha

trong đó lúa 390 ha, lạc 296 ha, sắn 78 ha, vừng 90 ha, rau màu 80 ha. Ngoài thời tiết năm qua tương đối thuận lợi UBND xã đã chủ động bám sát lịch thời vụ của huyện, chuẩn bị các khâu thủy lợi, giống và phòng trừ sâu bệnh nên năng suất của năm 2013 khá cao: lúa 50 tạ/ha, lạc 20,7 tạ/ha…Ngoài trồng trọt, chăn nuôi cũng được chú trọng đầu tư và phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

Tính đến 12/2014 tổng đàn trâu là 390 con, lợn 5.600 con, gia cầm 8.500 con.

Năm 2013 toàn xã đã trồng được 6500 cây phân tán, tổ chức cho dân cam kết bảo vệ rừng. Thực hiện dự án phát triển nông thôn đã giao 15 ha rừng cho các hộ thuộc thôn Hiệp Khánh.

- Tiểu thủ công nghiệp – XDCB: Xã tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh trên địa bàn hoạt động có hiệu quả, hình thành trên địa bàn 2 cơ sở thu gom và chế biến Cau.

Thực hiện bê tông hóa đường liên xã rộng 2m được 6.058m vượt 58m thực hiện bê tông đường giao thông loại rộng 3m được 1030m.

Nâng cấp và mở rộng một số tuyến điện ở xóm Giáp Thượng, Giáp Tư tạo điều kiện cho dân sử dụng điện. Hiện nay, có 1680 hộ/1700 hộ sử dụng điện chiếm 98,7%.

2.2.6.2. Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng

Là trung tõm văn húa, chớnh trị của huyện Hương Trà và cửa ngừ phớa Bắc của thánh phố Huế - Thị trấn Tứ Hạ đã và đang thực hiện nhiều dự án chỉnh trang cơ sở hạ tầng như: Mở rộng Quốc lộ 1A đoạn đi qua thị trấn, đã vận động vốn xây dựng được 5km đường bê tông trong nội thị (2013), mở rộng đường Bàu Am, ven song Bồ…Ngoài ra trong năm 2013 Tứ Hạ xây dựng trường mẫu giáo bán trú, bãi chon lấp rác thải sinh hoạt, xây thêm phòng học ở trường TH số 2 và ở trường THCS.

Ở xã Hương Văn trong năm 2013, đã thực hiện bê tông hóa được 8km đường, xây dựng 3km đường cấp phối nội đồng. Hoàn thành xây dựng đập thủy lợi Thực Dập, ngoài ra xã cũng đã hoàn thành phòng học ở trường tiểu học số 2 Hương Văn và đang xây dựng mới trụ sở UBND xã. Trên địa bàn xã

SVTH: Trần Hà Bảo Uyên xxxv

đã có 98,7% số hộ dung điện và đã vận động được 250/1700 hộ sử dụng nước sạch chiếm 14,7% tổng số hộ trên toàn xã.

Là xã có diện tích lớn nhất trong 3 xã, trong năm 2013 Hương Vân được đầu tư xây dựng nhiều công trình quan trọng: nhà, đường thôn Lai Bằng, lưới điện và trường mẫu giáo thôn Lai Thành, nhà, đường thôn Long Khê, bê tông kênh mương,…với tổng số vốn lên đến 2,441 tỷ đồng trong đó:

- Vốn ngân sách cấp 275 triệu

- Vốn Chương trình PTNT 1.523 triệu - Vốn của tổ chức từ thiện 415 triệu - Vốn đóng góp của dân 228 triệu 2.2.6.3. Đặc điểm dân số và lao động

Theo báo cáo của các xã và thị trấn Tứ Hạ năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014, thì hiện nay trên khu vực có khoảng 23.282 người, mật độ trung bình 277,5 người/km2, cao hơn so với mật độ dân số trung bình toàn tỉnh (200 người/km2) và huyện Hương Trà (223 người/km2). Phân bố dân cư trên khu vực không đều tập trung ở khu vực thị trấn Tứ Hạ với mật độ lên đến 876 người/km2, còn ở xã Hương Vân mật độ chỉ 112,24 người/km2.

Bảng 12: Diện tích dân số khu vực nhà máy

STT Đơn vị Diện tích

(ha)

Dân số (người)

Mật độ (người/km2)

1 TT Tứ Hạ 831,5 7285 876,13

2 Xã Hương Vân 6168 6923 112,24

3 Xã Hương Văn 1390 8703 626,11

Tổng 8389,5 22.911

(Nguồn: Trung tâm TNMT & CNSH - ĐHH) Trong những năm vừa qua nhờ thực hiện nghiêm chỉnh công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ gia tăng dân số của khu vực đã giảm từ 2,42%

năm 2005 xuống còn 1,1% năm 2013.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường của nhà máy xi măng luksvaxi thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 29 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w