Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường của nhà máy xi măng luksvaxi thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 21 - 25)

1.3.1.Tình hình sản xuất xi măng trên thế giới

Nền kinh tế thế giới trong những năm qua (2000 - 2007) bước vào giai đoạn phát triển ổn định và có thiên hướng chú ý vào nền kinh tế Châu Á. Tiêu dùng xi măng trong những năm trở lại đây không ngừng tăng trưởng và là động lực quan trọng thúc đẩy ngành công nghiệp xi măng phát triển tại một số nước đang phát triển như: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia... (trên thế giới hiện nay có khoảng hơn 160 nước sản xuất xi măng, tuy nhiên các nước có ngành công nghiệp xi măng chiếm sản lượng lớn của thế giới thuộc về Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước như khu vực Đông Nam Á là Thái Lan và Indonesia).

SVTH: Trần Hà Bảo Uyên xix

Theo dự báo nhu cầu sử dụng xi măng từ nay đến năm 2020: Tăng hàng năm 3,6% năm nhu cầu sử dụng xi măng có sự chênh lệch lớn giữa các khu vực trên thế giới: (nhu cầu các nước đang phát triển 4,3% năm, riêng châu Á bình quân 5%/năm, các nước phát triển xấp xỉ 1%/năm. Ngoài ra tình trạng dư thừa công suất của các nhà máy là phổ biến ở Đông Âu, Đông Nam Á (Thái Lan, ngược lại ở Bắc Mỹ).

Các nước tiêu thụ lớn xi măng trong những năm qua phải kể đến: Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nhật bản, Hàn Quốc, Nga, Tây Ban Nha, Italya, Braxin, Iran, Mê hy cô, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam, Ai Cập, Pháp, Đức...

1.3.2.Tình hình sản xuất xi măng ở Việt Nam

Xi măng là một trong những ngành công nghiệp được hình thành sớm nhất ở nước ta (cùng với các ngành than, dệt, đường sắt).

Ngày 25/12/1889 khởi công xây dựng nhà máy xi măng đầu tiên của ngành Xi măng Việt Nam tại Hải Phòng.

Đến nay đã có khoảng 90 Công ty, đơn vị tham gia trực tiếp sản xuất và phục vụ sản xuất xi măng trong cả nước, trong đó: khoảng 33 thành viên thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam, 5 công ty liên doanh, và hơn 50 công ty nhỏ và các trạm nghiền khác.

Trong những năm qua ngành xi măng đóng góp một phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam, trung bình từ 10% - 12% GDP. Vì thế Chính phủ xác định Xi măng là ngành phát triển chiến lược nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế.

Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam củng như trên toàn thế giới . Trong đó , tình trạng nóng lên toàn cầu là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất mà nguyên nhân chủ yếu là do ô nhiễm không khí. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng. Vì

vậy việc nghiên cứu, đánh giá lại thực trạng ô nhiễm môi trường không khí ở nước ta nói chung và ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng là một vấn đề rất thiết thực và cấp bách .

Ô nhiễm không khí xuất phát từ nhiều nguồn và lĩnh vực khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là do hoạt động sản xuất công nghiệp gây ra và nó luôn là vấn đề được quan tâm và đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Theo WHO, sản xuất công nghiệp của thế giới đã thải vào không khí 25% khí NO2,40-50% khí SO2 đồng thời gây ô nhiễm cho người lao động cũng như dân cư tiếp giáp xung quanh.

1.3.3.Tình hình sản xuất xi măng ở Thừa Thiên Huế

Đối với Thừa Thiên Huế, kết quả phân tích số liệu về chất lượng môi trường không khí tại các điểm ở khu công nghiệp Chân Mây, Phú Bài và Tứ Hạ cũng như các số liệu khảo sát của Viện Tài nguyên môi trường và Công nghệ sinh học – Đại học Huế rải rác từ năm 2002 đến nay cho thấy: Môi trường không khí ở thành phố Huế, các khu công nghiệp và vùng phụ cận trong thời kỳ 2002 đến nay đã bắt đầu ô nhiểm đến mức nghiêm trọng , đặc biệt là bị ô nhiểm nặng bởi bụi lắng và bụi lơ lửng, thậm chí còn cao hơn Đà Nẵng. Trung bình hàng năm có trên 75 tấn bụi lắng rơi trên 1 km2 tại thành phố Huế, trong khi đó bụi lơ lửng cao gấp 2-3 lần tiêu chuẩn cho phép.

Tỏc động của ụ nhiểm khụng khớ thể hiện rừ ràng nhất tại khu vực xung quanh nguồn gây ô nhiểm như ở nhà máy xi măng thuộc công ty hữu hạn xi măng Luks Việt Nam (gọi tắt là nhà máy xi măng Luks), bụi ảnh hưởng đến sức khỏe, nhà cửa, cây ăn quả, hoa màu... Các số liệu quan trắc cho thấy tại khu vực dân cư nồng độ bụi lơ lửng đã vượt mức cho phép từ 3-6 lần, tình trạng ô nhiểm bởi khí độc như CO, NO2, SO2 đều đang ở mức xấp xỉ ngưỡng này .Có thể xem nhà máy xi măng Luks ở khu công nghiệp Tứ Hạ là một điểm nóng về vấn đề ô nhiễm môi trường không khí tại Thừa Thiên Huế, bởi thực tế đã có nhiều ý kiến, bài báo đăng tải, đơn tranh chấp khiếu kiện của người dân về tình hình ô nhiễm không khí nghiêm trọng do hoạt động của nhà máy này.

SVTH: Trần Hà Bảo Uyên xxi

Do vậy, việc đánh giá hiện trạng ô nhiễm không khí do nhà máy Luks gây ra và củng như đề xuất các giải pháp nhằm tạo cơ sở cho công tác quản lý cũng như cải thiện chất lượng môi trường không khí tại những điểm nóng ô nhiễm là một việc làm cấp bách và có ý nghĩa quan trọng trong thời điểm hiện nay.

Chương 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường của nhà máy xi măng luksvaxi thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w