Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC
3.2. Đề xuất một số giải pháp 1. Giảm thiểu nước thải
Đây là biện pháp có tác dụng hạn chế tối đa lưu lượng nước thải phát sinh, các chất độc hại cuốn theo nước thải. Theo đó vừa tiết kiệm được lượng nước cấp vừa giảm được nồng độ các chất gây nguy hại cho môi trường.
Nước thải từ nhà máy bao gồm các nguồn thải sau:
- Nước thải sản xuất bao gồm:
+ Nước thải từ quá trình làm nguội thiết bị:
Nước từ các giếng khoan được bơm lên đài, sau đó một phần nước được dẫn đi làm nguội thiết bị. Sau sử dụng, một phần nước bị hao hụt do bay hơi và rò rỉ. Do vậy cần bổ sung thêm một lượng nước mới khoảng 150 m3/ngày.
Lượng nước rò rỉ ước tình từ 50 – 80 m3/ngày, chứa nhiều cặn lơ lửng, các chất vô cơ, dầu mỡ. Theo tài liệu hướng dẫn của Ngân hang thế giới (1996), hàm lượng cặn lơ lửng là 500 - 1000 mg/l, dầu mỡ từ 30 – 50 mg/l.
Đối với nước thải làm nguội thiết bị: áp dụng biện pháp tuần hoàn tái sử dụng nước làm lạnh. Cụ thể là nước sau khi dẫn đi làm nguội các thiết bị thì được xử lý trong các bể làm nguội, sau đó tách dầu, lắng cặn tại bể lắng.
Nước sau khi xử lý được dẫn về trạm bơm, dùng nước bổ sung lại quay về làm nguội thiết bị.
Điều cần quan tâm với hệ thống làm lạnh tuần hoàn là cần sử dụng vật liệu làm ống đảm bảo chịu được nhiệt độ, cách nhiệt tốt, đảm bảo độ bền cơ học. Đồng thời cần lắp đặt sao cho tổng chiều dài mạng lưới là nhỏ nhất để tiết kiệm chi phí.
Nước cần làm nguội đến nhiệt độ đảm bảo cho quá trình lắng cặn, tách dầu mỡ diễn ra hiệu quả.
+ Nước thải vệ sinh công nghiệp:
Các loại nước thải của quá trình rửa sân, tưới đường, rửa xe, rửa thiết bị, máy móc, nguyên liệu…Lượng nước thải này khoảng 910 m3/ngày, cũng có hàm lượng chất lơ lửng, các chất vô cơ, dầu mỡ tương đối cao.
Đối với nước thải từ quá trình nghiền liệu, thiết bị lọc bụi, bãi xỉ than, xưởng cơ khí, rửa thiết bị, dập bụi, phòng thí nghiệm có thể áp dụng biện pháp phân luồng dòng thải bao gồm: các loại nước sạch, nước ô nhiễm cơ học, nước ô nhiễm hóa chất, nước nhiễm dầu mỡ, chất lơ lửng. Biện pháp này vừa có ý nghĩa về mặt kỹ thuật, vừa quản lý được nguồn thải một cách hiệu quả và kinh tế. Thể hiện ở chỗ, giảm được lượng nước thải cần xử lý, đồng thời xử lý sẽ đơn giản hơn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên để giảm bớt lượng chất độc hại cũng như lượng nước thải phát sinh ở các khâu nghiền liệu, lọc bụi, dập bụi cần phối hợp đồng bộ với các giải pháp quản lý, xử lý bụi, chất thải rắn, các loại dầu mỡ, hóa chất.
- Nước thải sinh hoạt bao gồm:
Nước thải từ các khu nhà ăn tập thể, tắm giặt, vệ sinh…chứa hàm lượng các chất hữu cơ, cặn lơ lửng, nitơ amôn, chỉ số coliform cao. Với gần 500 công nhân, tiêu chuẩn nước sinh hoạt bình quân cho một người trong một ca
SVTH: Trần Hà Bảo Uyên liii
là 60 – 80l, lượng nước thải sinh hoạt của toàn nhà máy dao động trong khoảng 200 – 250 m3/ngày.
Giải pháp đưa ra là cấp nước theo đúng tiêu chuẩn tiêu dùng cho mỗi người, bố trí lưới chắn rác tại các lỗ thoát nước.
- Nước mưa chảy tràn:
Nhà máy LUKSVAXI có tổng diện tích 2 ha, trong đó phần mặt phủ không thâm nước chiếm trên 80%. Do đó khi mưa to, với cường độ mưa lớn (khoảng 200mm) có thể gây úng ngập tức thời cho đồng ruộng phía sau nhà máy. Mặt khác, tốc độ dòng chảy nước mưa lớn có thể cuốn theo nhiều rác rưởi, các chất vô cơ, căn lơ lửng, dầu mỡ…dễ gây ra lắng đọng và tắc các đường cống thoát nước, các miệng xả vào ao hồ.
Giải pháp đưa ra là xây dựng hệ thống thoát nước mưa dẫn đến hồ điều hòa nước mưa.
3.2.2. Giảm thiểu môi trường khí a) Giảm thiểu ô nhiễm bụi
Để khống chế lượng bụi phát sinh trong quá trình sản xuất và vận chuyển xi măng, nhà máy đã đầu tư rất nhiều giải pháp và một trong những giải pháp hiệu quả đang được áp dụng là sử dụng các thiết bị lọc bụi (lọc bụi xyclon, lọc bụi túi, lọc bụi tay áo và lọc bụi tĩnh điện). Vấn đề đặt ra ở đây là phải cho thiết bị hoạt động liên tục và tiến hành bảo trì bảo dưỡng thiết bị thật tốt để hạn chế đến mức thấp nhất các sự cố có thể xảy ra. Sự thiếu kiểm tra xử lý kịp thời những hư hỏng, cũng như không thực hiện thường xuyên công tác bão dưỡng định kỳ sẽ dẫn tới hậu quả là hệ thống xử lý bụi hoạt động kém hiệu quả.
Giải pháp khống chế lượng bụi phát tán vào khu dân cư: lượng bụi này chủ yếu phát sinh từ các ống thải của các công đoạn: nung clinke đập nhỏ đá vôi, sấy khô đất sét, nghiền liệu, nghiền than, nghiền xi măng,…để hạn chế ảnh hưởng đến khu vực dân cư xung quanh nhà máy cần thiết kế các ống khói có độ cao và đường kính phù hợp. Bên cạnh đó, cùng với việc thực hiện tốt các giải pháp khống chế bụi đã đề xuất ở từng công đoạn sẽ góp phần đáng kể vào việc giảm thiểu lượng bụi phát tán vào khu dân cư xung quanh nhà máy.
Ngoài ra, hoạt động vận chuyển thường xuyên của các loại ôtô ra vào nhà máy cũng góp phần phát tán một lượng bụi đáng kể, để giảm thiểu cần phải xử lý nghiêm các xe chở quá trọng tải qui định và không che phủ, đồng thời cần tiến hành xịt nước vào những ngày thời tiết khô nóng.
b) Giảm thiểu ô nhiễm các khí độc hại
Khí thải sinh ra chủ yếu từ việc đốt than và xăng dầu của các loại ôtô, máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất của nhà máy với các chất ô nhiễm chính là khí cháy, chất hữu cơ bay, NOx, SO2. Khí SO2 sinh ra được hấp thụ trong quá trình nung clanhke và sấy nguyên liệu ở nhiệt độ cao bởi ôxit kim loại kiềm thổ như CaO tạo thành CaSO4 và CaSO3 nên nồng độ khí SO2 trong khí thải ống khói thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn qui định đối với khí thải công nghiệp. Còn khí còn lại sẽ được pha loãng khi thải ra môi trường xung quanh qua ống khói có chiều cao phù hợp. Các khí cháy phát sinh từ việc tiêu thụ xăng, dầu của các loại xe hoạt động trong khu vực nhà máy, song với lưu lượng xe trung bình không cao nên vẫn còn thỏa mãn tiêu chuẩn cho phép. Để khắc phục cần hạn chế các loại xe, máy móc quá cũ; cùng với việc đưa vào hoạt động băng tải vận chuyển đá vôi từ mỏ về nhà máy đã thay thế việc vận chuyển đá vôi bằng xe ôtô tải hạng nặng, giảm thiểu đáng kể lượng khí cháy, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối với khu dân cư thuộc 2 phường Hương Văn và Hương Vân.
3.2.3. Biện pháp quản lý và xử lý chất thải rắn
- Tại các bộ phận sản xuất bố trí những thùng đựng rác không phân hủy và có thể phân hủy khác nhau để phân loại ngay từ đầu.
- Định kỳ thu gom và xử lý lượng chất thải rắn tại các thùng này.
- Bắt buộc các công nhân phải thải rác đúng vào nơi đã quy định.
- Thường xuyên thu gom các nguyên vật liệu rơi vải để tận dụng đưa về kho, bãi chứa các nguyên vật liệu đó.
- Đối với các chất thải rắn dạng bột cần phải tiến hành thu gom liên tục nhằm tránh gây bụi khi có gió và giảm độ đục của nước thải khi nước mưa chảy qua.
SVTH: Trần Hà Bảo Uyên lv
- Xây dựng một bãi trung chuyển chất thải rắn phù hợp, đồng thời phối hợp với Công ty môi trường và công trình đô thị để xử lý và đưa lượng chất thải rắn này đến bãi chon lấp của địa phương.
3.2.4. Biện pháp khống chế ô nhiễm tiếng ồn và độ rung
Tiếng ồn và rung phát ra chủ yếu từ các thiết bị như động cơ, tiếng ồn của máy nghiền, máy bơm, băng chuyền tải từ mỏ đá vôi về nhà máy, quạt gió hoặc từ các phương tiện vận chuyển nguyên liệu, nhiên liệu và sản phẩm khi hoạt động. Để khống chế những tác động này cần phải áp dụng các biện pháp sau đây:
* Đối với tiếng ồn:
- Tại những nơi phát sinh cường độ âm lớn như máy đập, máy nghiền, băng tải vật liệu từ mỏ đá vôi về nhà máy…cần ứng dụng biện pháp chống ồn thích hợp như xây tường để bao che, tránh lan truyền ra xung quanh ảnh hưởng đến khu dân cư.
- Các thiết bị có cường độ âm lớn cần trang bị bộ phận tiêu âm.
- Trồng các dãi cây xanh xung quanh để che chắn và hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
- Đảm bảo cho các khu vực dân cư xung quanh nhà máy mức ồn tối đa không vượt quá 60 dBA khi toàn bộ thiết bị vận hành.
- Trang bị cho công nhân những thiết bị chống ồn khi làm việc như nút bịt tai,…
- Các buồng điều khiển, vị trí vận hành, văn phòng công ty, phòng thí nghiệm…cần phải được cách âm.
* Đối với độ rung:
- Móng của các máy phải được đúc đủ khối lượng, sử dụng bêtông mác cao, tăng chiều sâu của móng.
- Tại các vị trí xung quanh móng, lắp đặt các thiết bị và dây chuyền cần phải đào các rãnh để đổ cát khô nhằm tránh rung theo mặt nền.
- Đối với các thiết bị tại những dây chuyền có công suất lớn phải lắp đặt đệm cao su và lò xo chống rung.
- Khi lắp đặt máy móc, thiết bị cần kiểm tra sự cân bằng của nó. Thường xuyên kiểm tra độ mòn của các thiết bị và tiến hành bôi trơn định kỳ.
3.2.5. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nhiệt
Trong quá trình sản xuất, một số công đoạn có các thiết bị phát nhiệt ra môi trường xung quanh như khu vực sấy đất sét, lò nung, làm nguội clanhke, nghiền sấy phối liệu, nghiền sấy than và nghiền xi măng, nồi hơi…Do vậy cần thực hiện các biện pháp sau để hạn chế tác hại của nó.
- Tại các công đoạn trên phải được thiết kế và xây dựng thông thoáng.
- Lắp đặt một số quạt thông gió ở các công đoạn này.
- Thường xuyên phun nước để làm mát một số thiết bị khi vận hành.
3.2.6. Biện pháp cải thiện vi khí hậu và làm đẹp cảnh quan nhà máy - Tại mỗi phân xưởng, bộ phận sản xuất tự thu dọn, làm vệ sinh ở đơn vị mình.
- Tăng cường trồng cây xanh ở trong và ngoài phạm vi của nhà máy.
- Phun nước thường xuyên trên các đường nội bộ về mùa nắng.
- Các bộ phận sản xuất phải phối kết hợp với nhau để hạn chế tối đa các chất ô nhiễm, bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.
3.2.7. Biện pháp hạn chế tác động đến kinh tế - xã hội và nhân văn - Phối hợp với chính quyền địa phương để quản lý những người từ địa phương khác đến sống và làm việc ở đây như bắt buộc phải đăng ký tạm trú tạm vắng.
- Đảm bảo các chính sách cho những công nhân từ nơi khác đến.
- Giải quyết mềm dẻo các xung đột về mặt xã hội và môi trường đối với dân cư xung quanh khu vực nhà máy.
- Có chế độ, chính sách ưu tiên tuyển dụng người dân địa phương vào làm việc tại nhà máy.
- Hỗ trợ cho người dân và chính quyền địa phương trong việc xây dựng các công trình công cộng, phúc lợi xã hội.
SVTH: Trần Hà Bảo Uyên lvii
- Có chế độ đền bù giải tỏa thích đáng cho người dân trong việc giải phóng mặt bằng để xây dựng băng chuyền tải nguyên vật liệu từ mỏ đá vôi về nhà máy.
- Định kỳ tổ chức khám chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe cho lực lượng lao động trong nhà máy.
- Tổ chức và tham gia các phong trào giao lưu văn hóa, thể thao giữa công nhân trong nhà máy với người dân địa phương.