1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái GF24 ở trang trại chăn nuôi lương khắc thảo, đồng hới, quảng bình

56 3,3K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 2,13 MB

Nội dung

Nắm bắt được nhu cầu này nhiều cơ sở chăn nuôi trong những năm qua đã nhập một số giống lợn có khả năng sản xuất cao như Landrace, Yorkshire,duroc, Pietrain,… trong đó có giống lợn GF24

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂMKhoa Chăn Nuôi - Thú Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI:

Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái GF24 ở trang trại chăn nuôi Lương Khắc Thảo, Đồng Hới, Quảng Bình

Sinh viên thực hiện : Lê Đức Nhanh

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Quang Linh

HUẾ, 2015

Trang 2

Lời Cảm Ơn

Thực hiện phương châm đào tạo của Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế “Học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội” Thực tập khóa luận tốt nghiệp là công đoạn cuối cùng trong chương trình đào tạo kỹ sư chăn nuôi thú y Với thời gian 4,5 tháng và tiếp xúc, trực tiếp lao động và nghiên cứu tại cơ sở sản xuất, chúng tôi có

cơ hội tiếp xúc trực tiếp với thực tiễn sản xuất và đặc biệt hơn là độc lập triển khai nghiên cứu khoa học Đây là thời gian quý báu để cho bản thân tôi được rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và thực hành nghiên cứu khoa học.Thời gian tuy ngắn ngủi nhưng có giá trị lớn cho bản thân tôi và như là hành trang quan trong trong nghề nghiệp sau này Trong thời gian này chúng tôi luôn nhận được sự hướng đẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Quang Linh cùng trại chăn nuôi lợn nái Lương Khắc Thảo, khách hàng của Công ty GREEFEED tại Đồng Hới, Quảng Bình, các cán bộ và công nhân ở trại Chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm quý báu của quý thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi – Thú Y cùng các bạn sinh viên khóa 45 trong công việc của mình Nhân dịp này, cho chúng tôi xin cám ơn Trường Đại Học Nông Lâm Huế đã tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.Trong thời gian thực tập và lần đầu làm công tác nghiên cứu khoa học độc lập, tôi không tránh khỏi những thiếu sót,rất mong quý thầy

cô giúp đỡ.

Huế, tháng 05 năm 2015

Sinh viên

Lê Đức Nhanh

Trang 3

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Đơn vị hành chính tỉnh Quảng Bình 3

Bảng 2.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản 18

Bảng 3.1 Các loại cám sử dụng cho lợn nái và thành phần dinh dưỡng 29

Bảng 3.2 Chế độ ăn của lợn nái có chửa 29

Bảng 3.3 Chế độ ăn của lợn nái đẻ 30

Bảng 4.1 Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái hậu bị 36

Bảng 4.2 Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái có chửa 37

Bảng 4.3 Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái nuôi con 39

DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1 Sơ đồ quản lý trại Lương Khắc Thảo 27

Trang 4

KLPGLĐ : Khối lượng phối giống lần đầu

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Ý nghĩa của đề tài 2

PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu 3

2.1.1 Vị trí địa lý tỉnh Quảng Bình 3

2.1.2 Điều kiện tự nhiên – dân cư 3

2.1.3 Điều kiện khí hậu – thời tiết 4

2.1.4 Điều kiện tự nhiên thành phố Đồng Hới 4

2.2 Giống lợn và công tác giống lợn 5

2.2.1.Các giống lợn ngoại và tổ hợp lại ngoại ở Việt Nam 5

2.2.1.1 Lợn Yorkshire (Y) 5

2.2.1.2 Lợn Landrace (L) 5

2.2.1.3 Lợn Duroc (D) 6

2.2.1.4 Lợn Pietrain (P) 6

2.2.1.5 Meishan 7

2.2.2 Ưu và nhược điểm của các giống lợn ngoại nuôi nái sinh sản 7

2.2.3 Tình hình phát triển các giống lợn của Công ty GREEFEED 8

2.3 Tình hình chăn nuôi trong nước 11

2.3.1 Số lượng đầu con và tăng trưởng 11

2.3.2 Phương thức chăn nuôi lợn 12

2.3.2.1 Phương hướng công tác giống lợn ở Việt Nam 12

2.3.2.2 Các phương thức chăn nuôi lợn 13

2.3.3 Sản lượng thịt lợn 14

2.4 Lai giống và ưu thế lai 15

2.4.1 Lai giống 15

Trang 6

2.4.1.1 Khái niệm lai giống 15

2.4.1.2 Kỹ thuật lai giống 15

2.4.2 Ưu thế lai 15

2.4.2.1 Khái niệm ưu thế lai 15

2.4.2.2 Ứng dụng của ưu thế lai trong công tác giống 16

2.5 Các chỉ tiêu sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái 16

2.5.1 Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản 16

2.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái 18

2.5.2.1 Ảnh hưởng của yếu tố di truyền giống 18

2.5.2.2 Ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng 19

2.5.2.3 Ảnh hưởng của yếu tố chăm sóc nuôi dưỡng 21

2.5.2.4 Ảnh hưởng của yếu tố thời tiết – khí hậu 23

2.5.2.5 Ảnh hưởng của yếu tố chuồng trại 24

2.5.2.6 Ảnh hưởng của lứa đẻ 24

2.6 Các kết quả nghiên cứu trong nước về năng suất của lợn nái GF24 25

PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

3.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 26

3.1.1 Ngoại hình thể chất 26

3.1.2 Sinh trưởng phát triển 26

3.2 Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu 27

3.3 Bố trí thí nghiệm 28

3.3.1 Hệ thống chuồng trại 28

3.3.2 Chế độ nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái, lợn con theo mẹ 28

3.3.2.1 Chế độ nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái hậu bị 28

3.3.2.2 Chế độ nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái có chửa 29

3.3.2.3 Chế độ nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái đẻ 30

3.3.2.4 Chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái chờ phối (sau cai sữa) 30

Trang 7

3.3.2.5 Chế độ nuôi dưỡng lợn con theo mẹ 31

3.3.2.6 Chế độ nuôi dưỡng lợn con sau cai sữa 32

3.3.3 Quy trình vaccine 32

3.3.3.1 Quy trình vaccine cho hậu bị GF24 sau khi nhập về trại (từ 104 ngày tuổi) .32

3.3.3.2 Quy trình vaccine cho lợn con theo mẹ,lợn con cai sữa và lợn thịt 32

3.3.4 Vệ sinh thú y 33

3.3.4.1 Vệ sinh 33

3.3.4.2 Thú y 33

3.4 Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu 33

3.4.1 Nội dung nghiên cứu 33

3.4.2 Các chỉ tiêu nghiên cứu 33

3.4.3 Phương pháp xác định 34

3.5 Phương pháp nghiên cứu 35

3.6 Xử lý số liệu 35

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36

4.1 Kết quả các chỉ tiêu về khả năng sinh sản của lợn nái hậu bị 36

4.1.1 Tuổi động dục lần đầu 37

4.1.2 Tuổi phối giống lần đầu 37

4.1.3 Khối lượng phối giống lần đầu 37

4.1.4 Tuổi đẻ lứa đầu 37

4.2 Kết quả các chỉ tiêu về khả năng sinh sản của lợn nái có chửa 37

4.2.1 Thời gian có chửa 38

4.2.2 Số con sơ sinh/lứa 38

4.2.3 Tỷ lệ lợn con chết loại khi sinh 38

4.2.4 Thời gian lợn nái chờ phối (sau cai sữa) 38

4.3 Kết quả các chỉ tiêu về khả năng sinh sản của lợn nái nuôi con 39

4.3.1 Số con sơ sinh còn sống sau 24 giờ/lứa 40

Trang 8

4.3.2 Số con để nuôi /lứa 40

4.3.3 Khối lượng sơ sinh bình quân 40

4.3.4 Khối lượng cai sữa bình quân 40

4.3.5 Số con cai sữa/lứa 40

4.3.6 Tỷ lệ lợn con chết khi theo mẹ 41

4.3.7 Thời gian bú sữa 41

Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42

5.1 Kết luận 42

5.2 Kiến nghị 42

Phần 6: TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

6.1 Tài liệu trong nước 44

6.2 Tài liệu nước ngoài 45

PHỤ LỤC

Trang 9

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Ở nước ta, chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thựcphẩm, Tăng thu nhập cho người lao động nông thôn Chăn nuôi lợn là một nghềsản xuất truyền thống của người dân nước ta, cộng với nghề trồng lúa nước.Chiến lược phát triển chăn nuôi từ nay đến năm 2020 phấn đấu đạt khoảng 5,5triệu tấn thịt xẻ trong đó thịt lợn chiếm 63% (Bộ NN & PTNT, 2014) Mongmuốn lớn nhất của các nhà chăn nuôi hiện nay nói chung và cũng là tiêu chíquan trọng của công ty GREENFEED Việt Nam là đưa đến cho người tiêu dùngnhững sản phẩm như thịt, trứng, sữa vừa đảm bảo chất lượng về thành phần cácchất dinh dưỡng, giá cả hợp lí đồng thời không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏengười tiêu dùng

Gần đây chăn nuôi lợn trong nước đã có những bước phát triển nhanhchóng về năng suất, mà còn chất lượng, phương thức chăn nuôi không chỉ thayđổi theo chăn nuôi công nghiệp qui mô lớn và chuyên môn hóa cao Hiện nay,nuôi lợn theo quy trình khép kín đang được người chăn nuôi quan tâm và pháttriển, nhất là đối với các tập đoàn chăn nuôi lớn Lợn hướng nạc cho tăng trọngnhanh, chi phí thức ăn/kg tăng trọng thấp, sản phẩm nhiều nạc, được người tiêudung lựa chọn Để đạt đuợc mục đích trên chúng ta cần đầu tư vào con giống,thức ăn dinh dưỡng và chuồng trại để tạo tiền đề cho đàn lợn phát triển tốt Dođặc thù về điều kiện tự nhiên của nước ta, các giống lợn nội đang được sử dụnghạn chế về khả năng sản xuất so với các giống heo cao sản có nguồn gốc từ vùng

ôn đới Nắm bắt được nhu cầu này nhiều cơ sở chăn nuôi trong những năm qua

đã nhập một số giống lợn có khả năng sản xuất cao như Landrace, Yorkshire,duroc, Pietrain,… trong đó có giống lợn GF24 được công ty GREENFEED nhập

về từ công ty giống PIC của Mỹ Từ đó tiến hành lai tạo ra các thế hệ khác nhaunhằm nâng cao khả năng sản xuất và khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu,điều kiện chăn nuôi ở nước ta Việc lai tạo có ý nghĩa rất quan trọng trong việcnâng cao khả năng và hiệu quả sản xuất của giống lợn ở nước ta

Cùng với sự phát triển về du nhập các giống lợn khác nhau vào việt Nam,công ty CP GreenFeed đang xem xét và áp dụng tổ hợp lợn lai GF24 vào điềukiện chăn nuôi lợn ở miền trung là cần thiết Do vậy, việc đánh giá, khảo sát khảnăng sinh sản của lợn GF24 ở miền trung, cụ thể ở Quảng Bình là cấp thiết vớiphát triển chăn nuôi lợn

Trang 10

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của chăn nuôi lợn ở địa phương QuảngBình, nhu cầu phát triển kinh doanh của công ty CP GreenFeed, chúng tôi tiến

hành đề tài: “Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái GF24 ở trại chăn nuôi

Lương Khắc Thảo, Đồng Hới, Quảng Bình”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng sinh sản của giống lợn GF24 trongđiều kiện chăn nuôi công nghiệp ở Quảng bình

Trên cơ sở các chỉ tiêu về khả năng sinh sản của thế hệ lợn nái mẹ, từ đóbước đầu dự báo khả năng sản xuất của đời con theo hướng thương phẩm

1.3 Ý nghĩa của đề tài

Từ việc nghiên cứu về khả năng sinh sản của lợn nái GF24, nghiên cứu gópphần đề xuất quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng để tăng hiệu quả chăn nuôi lợn náisinh sản, đồng thời khuyến cáo giống lợn GF24 vào nuôi rộng rãi tại khu vựcmiền trung, góp phần nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi

Trang 11

PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu

Tọa độ địa lý ở phần đất liền là:

- Điểm cực Bắc: 18005,12,, vĩ độ Bắc

- Điểm cực Nam: 17005,02,, vĩ độ Bắc

- Điểm cực Tây: 105036,55,, kinh độ Đông

Tỉnh Quảng Bình có 7 đơn vị hành chính: với 1 thành phố là Đồng Hới,

và 6 huyện là: Lệ Thủy, Tuyên Hóa, Minh Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch,Quảng Ninh

Bảng 2.1 Đơn vị hành chính tỉnh Quảng Bình

Đơn vị hành chính Diện tích (km²) Dân s (người)

(Theo niên giám thống kê Quảng Bình, năm 2014) [10]

2.1.2 Điều kiện tự nhiên – dân cư

tích đất tự nhiên là 805.186 ha

Trang 12

(Theo niên giám thống kê Quảng Bình năm 2014) [10].

Dân cư tỉnh Quảng Bình tính đến năm 2013 có tổng số là 854.918 người.Trên địa bàn tỉnh có 24 dân tộc anh em cùng sinh sống, chủ yếu là người kinh.Dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru-Vân Kiều gồm những tộcngười chính là: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arem, v.v Sốngtập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hóa và Minh Hóa và một số xã miền Tây

Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy Dân cư phân bố không đồng đều, 86,83% sống

ở vùng nông thôn và 14,4% sống ở thành thị (Theo niên giám thống kê QuảngBình, năm 2013) [9]

2.1.3 Điều kiện khí hậu – thời tiết

Đặc điểm chung của khí hậu Quảng Bình là nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh

hưởng sâu sắc của chế độ hoàn lưu khí quyển nhiệt đới như dải hội tụ nhiệt đới,

áp cao cận nhiệt đới, vừa chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền bắc

và miền Nam, một mùa chịu đặc trưng nhiệt đới phía nam, một mùa chịu đặctrưng rét đậm phía Bắc

Mỗi năm khí hậu chia làm 2 kỳ rõ rệt: mùa nắng nóng bắt đầu từ tháng 4đến tháng 10 với nhiệt độ trung bình 29˚C và mùa mưa rét kéo dài từ tháng 11đến tháng 3 năm sau với nhiệt độ trung bình dưới 20˚C Mùa mưa đi kềm rét vàbão, lũ

Lượng mưa lớn, trung 2000mm/năm (Theo khí tượng thủy văn Quảng Bình2014) [16]

2.1.4 Điều kiện tự nhiên thành phố Đồng Hới

Thành phố Đồng Hới giáp với biển đông ở phía đông với chiều dài 12km, giáphuyện Bố Trạch ở phía Tây và phía Bắc, phía Nam giáp với huyện Quảng Ninh.Tổng diện tích là 155,71 km², trong đó điện tích nội thị là: 55,47 km², diệntích ngoại thị là: 100,24 km² Tổng dân số ở năm 2013 là 160.000 người, dân sốthành thị là 120.000 người, nông thôn là 40.000 người

Trang 13

Thành phố Đồng Hới có 16 đơn vị hành chính, bao gồm 10 phường: HảiThành (2,45 km²), Đồng Phú (3,81 km²), Bắc Lý (10,19 km²), Đồng Mỹ (0,58km²), Nam Lý (3,90 km²), Hải Đình (1,37 km²), Đồng Sơn (19,66 km²), Phú Hải(3,07 km²), Đức Ninh Đông (2,77 km²), Bắc Nghĩa (7,67 km²) và 6 xã: QuangPhú (3,23 km²), Lộc Ninh (13,41 km²), Bảo Ninh (16,34 km²), Nghĩa Ninh(16,33 km²), Thuận Đức (45,36 km²), Đức Ninh (5,57 km²).

Đồng Hới có nhiệt độ trung bình năm 24,4˚C, lượng mưa trung bình từ1.300 đến bbb4.000 mm, tổng giờ nắng 1.786 giờ/năm, độ ẩm trung bình trongnăm khoảng 84% và thuộc chế độ gió mùa: gió Đông Nam, gió Tây Nam, gióĐông Bắc

2.2 Giống lợn và công tác giống lợn

2.2.1.Các giống lợn ngoại và tổ hợp lại ngoại ở Việt Nam

2.2.1.1 Lợn Yorkshire (Y)

Nguồn gốc xuất xứ: Đầu thế kỷ XVI tại Anh, năm 1884 Hoàng Gia Anh đãcông nhận giống lợn Y của Anh Hiện nay, giống lợn Y đang được nuôi phổbiến nhất trên thế giới va cả Việt Nam Nước ta, giống lợn Y được nhập vào từnăm 1920 ở Miền Nam để tạo ra giống lợn Thuộc Nhiêu, sau đó đến 1964 lợnđược nhập vào Miền Bắc thông qua các nước XHCN anh em Đến 1978, nước tanhập lợn Yorkshire từ Cu-Ba Những năm 1990 đến nay, lợn Yorkshire đượcnhập vào nước ta từ nhiều nước và từ nhiều dòng khác nhau nhưng phổ biếndòng Y của Mỹ, Nhật, Đức, Hà Lan, Đan Mạch

Đặc điểm ngoại hình: Toàn thân có màu trắng, lông có màu ánh vàng, đầunhỏ và dài, tai to hơi hướng về phía trước, thân dài, lưng hơi vồng lên, chân caokhỏe và vận động tốt, chắc chắn, tầm vóc lớn

Khả năng sản xuất: Lợn nái đẻ từ 10-12 con/lứa, có lứa đạt từ 17-18 con.Trọng lượng sơ sinh trung bình 1-1,2kg/con Lợn cai sữa 60 ngày tuổi đạt 16-20kg/con Lợn trưởng thành đạt 350-380kg Lợn cái nặng 250-280kg Lợn thuộcgiống cho nhiều nạc Hiện nay, giống lợn này đang được sử dụng trong chươngtrình nạc hoá đàn lợn của Việt Nam

2.2.1.2 Lợn Landrace (L)

Nguồn gốc xuất xứ: Lợn Landrace được tạo thành bởi quá trình lai tạo giữagiống lợn Youtland (Đức) với lợn Yorkshire (Anh), hình thành vào khoảng năm1924-1925 tại Đan Mạch, lợn được nuôi phổ biến ở các nước châu Âu từ năm

1990 và được coi là giống lợn tốt nhất và có tỷ lệ nạc cao nhất thời bấy giờ

Trang 14

Đặc điểm ngoại hình: Toàn thân có màu trắng tuyền Tầm vóc to, dài mình,bụng thon ngực rộng, mông đùi phát triển Toàn thân có dáng hình thoi nhọngiống như quả thủy lôi, đây là giống lợn tiêu biểu cho hướng nạc.

Khả năng sản xuất: Lợn nái Landrace có khả năng sinh sản cao, mắn đẻ và

đẻ nhiều, trung bình đạt 1,8-2 lứa/năm, mỗi lứa đẻ từ 10-12 con Trọng lượng sơsinh của lợn con trung bình đạt 1,2-1,3kg/con Trọng lượng cai sữa đạt 12-15 kg/con Sức tiết sữa của lợn nuôi con 5-9kg/ngày.khả năng sinh trưởng của lợn thịtrất tốt, tăng trọng 750-800g/ngày, khi đạt 6 tháng tuổi có thể đạt 105-125 kg.Lợn đực trưởng thành nặng 400kg, lợn nái nặng 280-300kg Giống Landraceđược nhập vào Việt Nam 1970 từ Cu-Ba và được xem là một trong những giốngđược sử dụng trong chương trình nạc hóa đàn lợn ở Việt Nam

2.2.1.3 Lợn Duroc (D)

Nguồn gốc xuất xứ: Lợn Duroc có nguồn gốc từ miền Đông nước Mỹ vàvùng CornBelt Giống lợn Durk-Jersay có nguồn gốc từ 2 nguồn khác biệtJersay Red và Duroc của NewYork Dòng lợn Jersay Red được tạo ra từ nhữngnăm 1850 ở vùng NewJersay bởi Clark pettit

Đặc điểm ngoại hình: Lợn toàn thân có màu hung đỏ (lợn bò), tuy nhiêncũng có dòng lợn Duroc màu lông trắng Thân hình vững chắc, bốn chân tokhỏe, cao, đi lại vững vàng, tai to ngắn, phía đầu tai gập về phía trước Đầu to,mõm thẳng và dài vừa phải, đầu mũi và bốn móng chân có màu đen, hai mắtlanh lợi, bộ phận sinh dục lộ rõ, lưng cong

Khả năng sản xuất: Trọng lượng trưởng thành của con đực trên 300kg/con.Lợn Duroc được sử dụng trong lai hai, ba và bốn máu giữa các giống ngoại đạthiệu quả cao về năng suất và chất lượng thịt Lai với nái Móng Cái không đạtkết quả tốt, da con lai dày, tốc độ lớn không cao Ở Việt Nam, hướng sử dụnglợn Duroc là lai với các giống khác tạo lợn nuôi thịt thương phẩm

2.2.1.4 Lợn Pietrain (P)

Nguồn gốc xuất xứ: Giống lợn có nguồn gốc từ một làng có tên Pietraninthuộc Bỉ vào khoảng 1950 Giống lợn này đã trở nên phổ biến ở Bỉ và sau đóđược xuất qua các nước khác, đặc biệt là Đức, sau đó lợn được nuôi nhiều trênthế giới

Đặc điểm ngoại hình: Toàn thân có màu trắng và có nhiều đốm màu xámtrên toàn thân và không ổn định, đầu nhỏ dài, tai to hơi vểnh, cổ to và chắc chắn,mình dài, vai, lưng, đùi phát triển Toàn thân trông như hình trụ Đây là giốnglợn tiêu biểu cho hướng nạc

Trang 15

Khả năng sản xuất: Lợn có tầm vóc trung bình và khả năng sản xuất thịtnạc cao, nuôi tốt có thể đạt 66,7% nạc trong thân thịt Khối lượng sơ sinh 1,1-1,2 kg/con, cai sữa 60 ngày đạt 15-17 kg/con, 6 tháng tuổi đạt 100 kg Lợn đực

có nồng độ tinh trùng cao 250-290 triệu/ml Lợn cái có khả năng sinh sản tươngđối tốt, lợn đẻ trung bình 9-11 con/lứa, hệ số lứa đẻ đạt 1,7-1,8 lứa/năm

Hướng sử dụng: Lợn pietrain được coi là giống lợn tốt và nạc cao trên thếgiới hiện nay, được sử dụng để lai tạo với các giống lợn khác tạo thành các tổhợp lai có nhiều ưu điểm Giống lợn pietrain được chọn một trong những giốngtốt để thực hiện chương trình nạc hóa đàn lợn ở Việt Nam

2.2.1.5 Meishan

Giống lợn này có nguồn gốc từ vùng hồ và thung lũng của Trung Quốc.Đặc điểm ngoại hình: Giống lợn này có màu đen, mặt và da nhăn, lông đentoàn thân và có vành lông trắng vắt qua vai bao gồm cả chân trước và ngực Lợn

có đầu nhỏ thanh, cổ dài và hẹp thân Toàn thân trông chắc chắn và vận độngtốt, thích hợp với hệ thống chăn nuôi chăn thả trên đồng cỏ

Khả năng sản xuất: Giống lợn Meishan có khối lượng tương đối lớn so vớicác giống lợn châu Á Lợn nái trưởng thành có chiều cao 57,8 cm, vòng ngực

100 cm và khối lượng 61,6 kg Tỷ lệ thịt xẻ thấp khoảng 68%, tỷ lệ mỡ cao Lợn

có khả năng sinh sản rất tốt, đẻ trung bình 15-16 con/lứa, có khi 20 -22 con,lợn

có khả năng tăng trọng tương đối tốt

Hướng sử dụng: Giống lợn Meishan được nhập vào Mỹ và cho lai tạo vớicác giống lợn ở Mỹ như các giống Landrace, Hampshire, Duroc để tạo ra cáccon lai có khả năng sản xuất tốt

2.2.2 Ưu và nhược điểm của các giống lợn ngoại nuôi nái sinh sản

+ Lợn Yorkshire (Y)

Ưu điểm:

Số lợn con đẻ ra trên ổ cao ( từ 10-12 con/ổ, có ổ 16-17 con) Lợn nuôi conkhéo, chịu được kham khổ, chất lượng thịt tốt, khả năng chống chịu stess cao.Nhược điểm:

Trọng lượng lợn con sơ sinh thấp ( 1,1-1,2 kg/con)

+ Lợn Landrace (L)

Trang 16

2.2.3 Tình hình phát triển các giống lợn của Công ty GREEFEED

Luôn đi đầu trong việc ứng dựng kỹ thuật cao vào công nghệ đánh dấu

Trang 17

genes, công ty giống PIC Mỹ đã lai tạo thành công nhiều giống lợn tăng trưởngmạnh, năng suất cao cung cấp con giống cho hơn 30 quốc gia trên thế giới PIC

là công ty giống hàng đầu của mỹ Tại Việt Nam, GreenFeed là đối tác chiếnlược của PIC đồng thời cũng là nhà sản xuất và phân phối độc quyền sản phẩmlợn giống GreenFeed-PIC

GreenFeed-PIC luôn tạo ra những đàn lợn khỏe mạnh với trọng lượng tăngtrọng nhanh, mức độ tiêu tốn thức ăn thấp, sức đề kháng cao thích nghi với môitrường và điều kiện chăn nuôi ở Việt nam để đem lại lợi ích kinh tế cao chongười chăn nuôi Công ty cổ phần GreenFeed vừa nhập từ công ty giống PIC mỹdòng lợn GF với ưu điểm vượt trội của giống lợn này là tăng trọng nhanh, tiêutốn thức ăn thấp, sức đề kháng tốt, tỷ lệ nạc cao, màu sắc thịt nạc đẹp Ngoàigiống lợn GF24 công ty GreenFeed còn có nhiều giống lợn khác như:

+ Lợn OMEGA

Nguồn gốc từ Phần Lan và Na Uy do Finnor – Asia lai tạo từ 2 giốngDUROC và LANDRACE

Đặc trưng:

+ Lợn YORKSHIRE

Nguồn gốc: lợn Yorkshire được chon lọc từ Na Uy

Đặc trưng:

Trang 18

- Tỷ lệ nạc cao, mỡ lưng ít

+ Lợn LANDRACE

Nguồn gốc: lợn landrace dược chọn lọc từ Na Uy

Đặc trưng:

+ Lợn GF 337

Nguồn gốc: Được nhập về từ công ty giống PIC Mỹ

Đặc trưng:

quay vòng vốn và tăng số vòng quay nuôi heo thịt trong năm

Trang 19

- Tăng trọng nhanh, dài đòn

(Nguồn tài liệu từ công ty GreenFeed Việt Nam) [7]

2.3 Tình hình chăn nuôi trong nước

2.3.1 Số lượng đầu con và tăng trưởng

Ở nước ta trong những năm qua chăn nuôi lợn vẫn chiếm vị trí số một trongngành chăn nuôi và duy trì ở mức tăng trưởng hàng năm cao

Năm 2005, do sự phát triển của hình thức chăn nuôi trang trại cùng vớichính sách khuyến khích phát triển ngành chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệpnước ta, số đầu lợn trong nước tăng đạt 27,43 triệu con, tốc độ tăng trưởng cao,trung bình là 5,98%.Tuy nhiên, từ năm 2006-2010 con số này giảm đáng kể do sựbùng phát của dịch tai xanh và dịch lở mồm long móng ở trên diện rộng Số đànlợn năm 2006 là 26,8 triệu con giảm xuống 2,1% so với năm 2005 Và tiếp tụcgiảm đến năm 2007 còn 26,5 triệu Năm 2008, tổng đàn lợn bắt đầu tăng nhẹ 26,7triệu con tăng 0,5% so với năm 2007 Đến năm 2009, số đàn lợn nước ta đạt 27,6triệu con đứng thứ tư thế giới sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và Brazin Năm 2011,tổng đàn lợn giảm do trong năm này ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn về dịchbệnh, thiên tai còn 27,1 triệu con (Tổng cục thống kê, 2013) [8] Từ năm 2012đến năm 2013 đàn lợn của cả nước lại giảm xuống còn 26,3 triệu con Cho đếnnăm 2014 đàn lợn tăng lên 26,8 triệu con, tăng 1,9% so với năm 2013 Tính đếnthời điểm quý I năm 2015 đàn lợn tăng lên 2% so với năm 2013, và đang pháttriển ổn định

Trang 20

(Tổng cục thống kê năm 2015) [11].

2.3.2 Phương thức chăn nuôi lợn

2.3.2.1 Phương hướng công tác giống lợn ở Việt Nam

Tiếp tục nhập các giống lợn ngoại, đực và cái cần thiết và thích hợp vàoViệt Nam, nhân thuần chủng để tạo ra các dòng của các giống lợn khác nhauphù hợp với thị trường và điều kiện chăn nuôi nước ta Tiến hành cho các giốnglợn ngoại lai tạo với các giống lợn địa phương để nâng cao sức sản xuất và sức

đề kháng bệnh, chọn các công thức lai phù hợp cho các vùng sinh thái khácnhau Đồng thời tích cực bảo tồn các giống lợn bản địa dưới các hình thứcnguyên vị (In-situ) và chuyển vị (Ex-situ) ở các vùng trong cả nước (NguyễnQuang Linh)

Phương hướng công tác giống lợn được cụ thể hóa bằng các bước sau:

- Tiến hành điều tra cơ bản về con giống ở các vùng, đồng thời phối hợpvới các trường kỹ thuật nông nghiệp tiếp tục chọn điểm điều tra và sau đó tiếnhành điều tra trên diện rộng Qua các đợt điều tra cần phải nắm được tình hìnhchăn nuôi lợn của các vùng về con giống, thức ăn, kỹ thuật, phòng trừ dịch bệnh

và chuồng trại, đầu tư chăn nuôi lợn Cụ thể phải tính được tỷ lệ các loại giốngtrong tổng đàn, cơ cấu đàn lợn

- Tiến hành bình tuyển và giám định, chọn những con lợn giống tốt(đực vàcái), tiến hành chọn lọc loại thải đúng theo tiêu chuẩn của phẩm giống quốc gia

- Củng cố và thành lập các cơ sở thụ tinh nhân tạo cho lợn có chất lượngcao, có kiểm tra chất lượng tinh dịch theo định kỳ, chất lượng cao đáp ứng yêucầu của thực tiễn sản xuất

- Tiến hành tạo ra các dòng giống lợn tốt, cho giao dòng tăng ưu thế trongcùng một giống

- Thiết lập một hệ thống công tác giống lợn dưới nhiều hình thức và theo

Trang 21

các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương Thiết lập hệ thống các trạm kiểmtra chất lượng con giống và kiểm dịch nghiêm ngặt Bên cạnh đó xây dựng các

cơ sở giống và các trung tâm giống lợn nhà nước

2.3.2.2 Các phương thức chăn nuôi lợn

Đặc điểm nổi bật nhất trong thời gian qua của ngành chăn nuôi lợn nước ta

là bên cạnh phương thức chăn nuôi truyền thống, chăn nuôi trang trại tập trunghình thành và có xu hướng phát triển, nhất là từ khi có nghị quyết 03/2000/NQ-

CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về phát triển kinh tế trang trại Đây là xu thếphổ biến trên toàn thế giới và là hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế quan trọngtrong sản xuất chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng ở nước ta nhằmnâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm thịt lợn đáp ứng nhu cầu ngày càngtăng của người tiêu dùng Việc sử dụng các phương thức chăn nuôi khác nhautùy vào điều kiện kinh tế và trình độ chăn nuôi của từng hộ gí đình, từng đặcđiểm kinh tế xã hội của từng vùng Hiện nay ở nước ta đang tồn tại ba phươngthức chăn nuôi khác nhau

Phương thức chăn nuôi nông hộ

Đây là phương thức chăn nuôi phổ biến trong cả nước, chiếm khoảng 80% về đầu con, nhưng sản lượng chỉ chiếm 65-70% tổng sản lượng thịt lợn sảnxuất trong cả nước; quy mô chăn nuôi dao động từ 1-10 con/hộ; thức ăn đầu tưchủ yếu là tận dụng sản phẩm nông nghiệp sản xuất và khai thác tại chỗ các sảnphẩm trồng trọt và các sản phẩm ngành nghề phụ, do đó giảm chi phí đầu tưthức ăn; con giống chủ yếu là giống địa phương hoặc giống có tỷ lệ máu nội cao.Phương thức này có năng suất chăn nuôi thấp, khả năng tham gia thị trường củasản phẩm thấp do lợi nhuận chia cho thương lái (chi phí thu gom, vận chuyển,kiểm dịch và chất lượng) Đặc biệt với phương thức chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ,các cơ quan chức năng cũng như người chăn nuôi không thể kiểm soát được đầuvào và đầu ra trong chăn nuôi lợn, do đó gây nên những rủi ro tiềm tàng về congiống, về dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm… nên có thể nói rằng chăn nuôilợn Việt Nam chưa có tính bền vững cao Phương thức chăn nuôi lợn nông hộnhỏ lẻ đang có xu hướng giảm dần và trong tương lai có thể sẽ không tồn tạihoặc được cải tiến dần thành chăn nuôi gia trại

75-Phương thức chăn nuôi gia trại

Đây là phương thức chăn nuôi có sự kết hợp những kinh nghiệm chăn nuôitruyền thống và những kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến Mục đích chăn nuôi đã mangđậm tính hàng hóa Đặc trưng của phương thức này là: quy mô đàn lợn từ 10-30

Trang 22

nái, hoặc từ 10-50 lợn thịt/gia trại cớ mặt thường xuyên; ngoài các phụ phẩmnông nghiệp thì có 40% thức ăn công nghiệp được sử dụng nuôi lợn; con giốngchủ yếu là con lai có từ 50-75% máu ngoại trở lên; công tác thú y và chuồng trại

đã được chú trọng Phương thức chăn nuôi này chủ yếu phổ biến ở các tỉnh đồngbằng sông Hồng và phát triển mạnh hầu khắp trong những năm gần đây Năngsuất chăn nuôi theo phương thức gia trại tiến bộ hơn nhiều so với phương thứcchăn nuôi nông hộ, tuy nhiên năng suất vẫn chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu thịtrường nhất là phẩm chất thịt

Phương thức chăn nuôi trang trại

Phương thức chăn nuôi này đang được phát triển mạnh trong những nămgần đây Quy mô từ trên 20 nái hoặc trên 100 lợn thịt có mặt thường xuyên Yêucầu kỹ thuật trong chăn nuôi lợn công nghiệp rất khắc khe, chỉ có thể sử dụngthức ăn công nghiệp, con giống chủ yếu là lợn ngoại 2 máu hoặc 3 máu, áp dụngcông nghệ chuồng trại tiên tiến như: chuồng lồng, chuồng sàn, chuồng có hệthống làm mát và sưởi ấm cho lợn con, hệ thống máng ăn, núm uống tự động….Nhờ vào đó mà năng suất chăn nuôi được nâng cao, khối lượng xuất chuồngbình quân 90kg/con Chăn nuôi công nghiệp bằng các giống cao sản ngoại nhập

là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng cho các thành phố lớn hiện nay vàngười tiêu dùng cả nước cũng như xuất khẩu trong tương lai Tuy nhiên, so vớicác nước trong khu vực và thế giới thì chăn nuôi lợn theo phương thức côngnghiệp ở nước ta vẫn còn trong tình trạng thấp kém cả về trình độ công nghệ vànăng suất chăn nuôi, khả năng cạnh tranh sản phẩm thịt lợn còn thấp do việcthiếu quản lý hàm lượng các hợp chất sinh học trong thức ăn công nghiệp, kỹthuật giết mổ và chế biến thịt lợn còn nhiều hạn chế

2.3.3 Sản lượng thịt lợn

Thịt lợn luôn chiếm vị trí cao nhất trong tổng sản lượng thịt các loại sảnxuất ở nước ta, khoảng 75 - 78 % Sản lượng thịt hơi có sự tăng trưởng từ1418,1 nghìn tấn năm 2000 tăng lên 3036,4 nghìn tấn năm 2010, đạt tốc độ tăngtrưởng trung bình năm là 10,5 % Riêng từ năm 2004 - 2006, tỷ lệ thịt lợn tănglên 80% (cục chăn nuôi, 2007) [12] Giai đoạn 2004- 2005 tốc độ tăng trưởngnhanh nhất, đạt 13,7% so với đầu kì Giai đoạn từ năm 2006 - 2010 sản lượngthịt vẫn không ngừng tăng (tăng trên 4,5%/ năm) Đến giai đoạn 2011-2015 mặc

dù số đầu lợn của cả nước giảm nhưng sản lượng thịt vẫn tăng đều.( tăng 4 - 4,5

%) Điều này chủ yếu là do kết quả của viêc thay thế dần đàn lợn nội năng suấtthấp bằng các tổ hợp lai máu ngoại cao hoặc các giống ngoại thuần có năng suất

Trang 23

cao, phẩm chất tốt trong cơ cấu đàn lợn của nước ta trong những năm qua (LêĐình Phùng, 2010b).

Trang 24

Định hướng chăn nuôi lợn Việt Nam trong những năm tới là: Tăng số đầulợn, nâng cao năng suất và chất lượng thịt bằng cách nghiên cứu và đưa vào nuôinhững công thức lai mới phù hợp với điều kiện tự nhiên nước ta Đẩy mạnhnghành chăn nuôi hàng hóa, từng bước tiếp cận với thị trường xuất khẩu, nângcao hiệu quả kinh tế, góp phần vào sự phát triển của đất nước.

2.4 Lai giống và ưu thế lai

2.4.1 Lai giống

2.4.1.1 Khái niệm lai giống

Lai giống là phương pháp chủ yếu nhằm khai thác những biến đổi về ditruyền của quần thể gia súc Lai giống có nhiều ưu việt vì con lai thường có ưuthế lai đối với tính trạng nhất định Lai giống làm cho số lượng kiểu gen đồnghợp tử ở thế hệ sau giảm xuống, còn tần số kiểu gen dị hợp tử ở thế hệ sau tănglên

Lai giống có 2 dạng là lai kinh tế và lai tạo giống mới trong đó lai kinh tếđược thực hiện khi cho lai giữa hai cá thể khác giống hoặc hai cá thể khác dòng.Lai khác giống là cho lai giữa hai hay nhiều giống khác nhau

Lai khác dòng là cho lai giữa những cá thể của các dòng khác nhau trongcùng một giống

Hiệu ứng di truyền giữa hai kiểu lai trên là tương tự nhau

2.4.1.2 Kỹ thuật lai giống

Kỹ thuật lai giống nhằm sử dụng ưu thế lai để tạo ra các tổ hợp lai có khảnăng nâng cao khả năng sản xuất từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế trong chănnuôi Ưu điểm của lai giống là tạo ra thế hệ con lai có khả năng chống chịu bệnhtật tốt,tiêu tốn thức ăn ít,sinh trưởng, phát triển nhanh,khả năng sinh sản cao

2.4.2 Ưu thế lai

2.4.2.1 Khái niệm ưu thế lai

Ưu thế lai là hiện tượng con lai có sức sống, sức chống đỡ bệnh tật, năngsuất cao hơn mức trung bình của đời bố mẹ

Ưu thế lai có các dạng biểu hiện như: Giá trị tính trạng của con lai có thểvượt trội so với giá trị tính trạng của một trong hai bố hoặc mẹ gốc và trung bìnhgiá trị tính trạng của cả hai bố mẹ gốc Giá trị tính trạng của con lai có thể vượttrội so với giá trị tính trạng của cả bố mẹ gốc và trung bình giá trị tính trạng của

Trang 25

cả hai bố mẹ Giá trị trung bình của con lai chỉ có thể ở giữa so với mức độ giátrị tính trạng cùng loại ở bố và mẹ hay còn gọi là ưu thế lai trung gian ( Lê ĐìnhPhùng 2006) [13]

Ưu thế lai có ba loại cơ bản: Ưu thế lai cá thể: là ưu thế lai do chính kiểugen của cá thể đó quy định Ưu thế lai con bố: là ưu thế lai do kiểu gen của con

bố quy định thông môi trường do con bố cung cấp Ưu thế lai con mẹ: là ưu thếlai do kiểu gen con mẹ cung cấp thông qua môi trường do con mẹ cung cấp

2.4.2.2 Ứng dụng của ưu thế lai trong công tác giống

Đối với sản đực giống

Người ta đã cho phối tạp giao giữa các giống lợn Đây là phương phápchính để sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôi, tạp giao pha máu thường áp dụngtrong các trường hợp khi đã có một giống vật nuôi mà tính năng sản xuất của nótương đối tốt, nhưng nó vẫn còn một số nhược điểm nào đó Nếu áp dụng biệnpháp chon lọc nhân thuần để cải tiến nhược điểm này thì mất nhiều thời gian.Khi đó, chúng ta có thể dung giống vật nuôi này và giống vật nuôi khác có các

ưu điểm mà giống kia không có để làm giống Đem con giống này tạp giao phamáu với nhau tạo thành con lai để làm giống luôn có sức sống cao hơn, sinhtrưởng và sinh sản tốt hơn

Đối với sản xuất con lai

Để có đàn lợn lai nuôi thịt có khả năng sinh trưởng cao và tiêu tốn thức ăn/

kg tăng trọng thấp, tỷ lệ nạc cao, hiện nay hệ thống sản xuất con lai còn được tổchức theo sơ đồ hình tháp nhằm thực hiện các công thức lai giữa nhiều dònggiống khác nhau, hệ thống con lai được tổ chức như sau:

Đàn cụ kỵ có nhiệm vụ nhân các dòng, giống thuần

Đàn ông, bà lai giữa hai dòng, hai giống thuần với nhau tạo ra đàn bố mẹ.Đàn bố, mẹ lai giữa hai đàn bố mẹ tạo ra đời con lai giữa ba hay bốn dònggiống khác nhau

Đàn thương phẩm là các con lai giữa ba hay bốn dòng giống khác nhauđược nuôi để sản xuất thịt

2.5 Các chỉ tiêu sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái

2.5.1 Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản

Năng suất sinh sản là yếu tố quan tâm hàng đầu của người chăn nuôi lợn

Trang 26

nái Để đánh giá năng suất sinh sản, người ta đã đưa ra các chỉ tiêu sinh sản Từcác chỉ tiêu đó tạo ra một thang chuẩn để đánh giá, so sánh khả năng sinh sảncủa một cá thể hay một giống nào đó Nhằm đưa ra những biện pháp kĩ thuật tácđộng nâng cao hiệu quả kinh tế, chọn lọc, loại thải… theo từng mục đích riêng.Năng suất sinh sản là chỉ tiêu tổng hợp, được đánh giá bằng số lợn con caisữa/ nái/ năm và tổng khối lượng lợn con cai sữa/ nái/ năm Hai chỉ tiêu này phụthuộc vào tuổi đẻ lứa đầu, tỷ lệ thụ thai, số con đẻ ra, tỷ lệ nuôi sống lợn theo

mẹ, hệ số lứa đẻ/ năm, sản lượng và chất lượng sữa mẹ, chế độ nuôi dưỡngchăm sóc (Lê Đình Phùng, 2010)

Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái, nhưng xét vềmặt di truyền, chọn giống, người ta thường quan tâm đến một số tính trạng năngsuất nhất định Holnes (1991); Vander Steem (1986), (trích bởi Nguyễn Thiện,2008) cho cho biết năng suất sinh sản của lợn nái được đánh giá qua các chỉtiêu: tuổi động dục lần đầu, tỷ lệ thụ thai, số con/ lứa và thời gian tứ khi cai sữađến động dục lại và phối giống có kết quả Hamon (1994) cho rằng tuổi đẻ lứađầu, số con đẻ ra còn sống, số con cai sữa , khoảng cách lứa đẻ và thời gian caisữa là các chỉ tiêu quan trọng nên dùng để đáng giá khả năng sinh sản của lợnnái Trần Đình Miên và cs (1997) cho biết việc tính toán khả năng sinh sản củalợn nái cần phải xét đến các chỉ tiêu như chu kỳ động dục, tuổi thành thục vềtính, thời kì chửa và số con đẻ ra/ lứa Theo Nguyễn Thiện (2008), các tính trạngchủ yếu phản ánh năng suất sinh sản ở lợn nái là số con đẻ ra/ lứa, số lợn con caisữa và khối lượng con lúc cai sữa

Mục tiêu cuối cùng của chăn nuôi gia súc nói chung và chăn nuôi lợn náinói riêng chính là hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế có thể đánh giá thông quacác chỉ tiêu sinh sản Ở nước ta, tiêu chuẩn nhà nước (TCVN -1280-30/09/2003)

đã quy định các chỉ tiêu giám định về khả năng sinh sản của lợn nái nuôi tại cơ

sở chăn nuôi công nghiệp Phần lớn các tính trạng này phụ thuộc vào nhiều yếu

tố ngoại cảnh (dinh dưỡng, mùa vụ, phương thức và thời điểm phối giống, đựcgiống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, yếu tố chuồng trại, khả năng phòng trừdịch bệnh…) Như vậy, có nghĩa là các biến dị do di truyền như biến dị cộnggộp, tương tác giữa các gen là thấp Vấn đề đặt ra là các nhà chọn giống phải tìmcách nâng cao hệ sổ di truyền các tính trạng số lượng dẫn tới việc tăng hiệu quảchọn lọc (Nguyễn Thiện - Đào Đức Thà, 2008); đồng thời người chăn cần phải

áp dụng các biện pháp kĩ thuật tiên tiến, hiệu quả nhất để khai thác tối đa tiềmnăng sản xuất của con giống

Trang 27

Bảng 2.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản

dục lần đầu

giống lần đầu

2.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái

Các tính trạng sinh sản là các tính trạng số lượng có hệ số di truyền (h²)thấp, năng suất sinh sản của lợn nái chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố ngoạicảnh (các yếu tố không di truyền) Các yếu tố ngoại cảnh vừa tác động riêng lẻvừa tương tác lẫn nhau tác động lên khả năng sinh sản của lợn nái

2.5.2.1 Ảnh hưởng của yếu tố di truyền giống

Các giống khác nhau có đặc trưng riêng về năng suất sinh sản Gia súc cótầm vóc nhỏ thành thục về tính thường sớm hơn gia súc có tầm vóc lớn Lợn nộithường thành thục sớm hơn lợn ngoại Theo Venev (1985) (trích dẫn theo MaiĐức Trung 2008) [15] sự khác nhau về tuổi động dục lần đầu giữa các giống lợn

có thể lên đến 200%, sự khác nhau về số con sinh ra giữa các giống lên đến 200-300% Có những giống lợn có nguồn gốc từ châu Á và Châu Phi thành thục

Trang 28

sinh dục khi 90-95 ngày tuổi, trong khi đó những giống lợn có nguồn gốc châu

Âu chỉ tiêu này lên tới 200-240 ngày, còn kết quả nghiêng cứu của Nguyễn QuếCôi và cs (2004) [2] tại Quảng trị về năng suất sinh sản của nái nội và nái MóngCái là 283,64 ngày trong khi đó tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái ngoại là 360 ngày.Đặng Đình Trung và cs (2007) cho biết, số con sơ sinh còn sống/lứa trungbình của lợn nái nội là 12,41 con trong khi đó số con sơ sinh còn sống của nái lai

và nái ngoại tương ứng là 11,22 và 10,97 con, theo đó số con cai sữa/lứa ở lợnnái nội, lợn lai và lợn ngoại lần lượt là 10,27; 9,85 và 9,84 con Nguyên nhânchính là nái nội có khả năng nuôi con khéo hơn lợn nái ngoại và lợn nái lai Tuynhiên do thời gian cai sữa ở lợn nái nội dài hơn nên số lứa đẻ/nái/năm của náinội thấp hơn nhiều so với nái lai và nái ngoại Các tính trạng về năng suất sinhsản của lợn nái đều có hệ số di truyền thấp nên chọn lọc thường không mang lạihiệu quả cao, trong khi đó lai tạo có thể nâng cao khả năng sinh sản của con lai.Đực giống cũng có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái (Lê ĐìnhPhùng và Phan Hữu Tuần, 2008; Nguyễn Văn Nhiệm et al, 2002) Các tính trạngchịu ảnh hưởng lớn của đực giống là các tính trạng về khối lượng con sơ sinh,khối lượng con cai sữa ảnh hưởng của đực giống thể hiện trên 2 phương diện làgiống đực và chất lượng tinh dịch

2.5.2.2 Ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng, cùng với yếu tố giống quyết định nênthành quả của chăn nuôi gia súc nói chung và chăn nuôi lợn nái sinh sản nóiriêng Khi có con giống tốt mà yếu tố dinh dưỡng không hợp lý thì cũng sẽkhông phát huy được hết tiềm năng di truyền về năng suất sinh sản của lợn nái.+ Ảnh hưởng của protein

Nghiên cứu của Hoàng Nghĩa Duyệt (2002a) [4] về ảnh hưởng của các mứcprotein khác nhau trong khẩu phần của lợn nái Móng Cái tới khả năng sinh sảncho thấy trong giai đoạn mang thai mức protein thích hợp là 12% Lợn nái MóngCái mang thai được nuôi với mức ăn này thì các chỉ tiêu sinh sản của nó đạt ởmức cao: số con sơ sinh đạt 12,3 con/lứa, khối lượng sơ sinh đạt 0,65 kg/con.Mức protein thích hợp cho nái nuôi con là 14% Mức ăn này đã nâng cao khảnăng sinh sản của lợn mẹ: tăng khả năng tiết sữa với khối lượng toàn ổ lợn con ở

21 ngày tuổi là 24,3 kg, tăng số con và khối lượng cai sữa, giảm tỉ lệ hao mòncon mẹ, thời gian động dục trở lại sau cai sữa là 6 ngày

Nếu cung cấp dư thừa protein so với nhu cầu của lợn nái thì sẽ gây nênnhững rối loạn sinh sản và làm lãng phí thức ăn

Ngày đăng: 11/04/2016, 07:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w