1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy định IUU của ngành thủy hải sản việt nam

19 294 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 275 KB

Nội dung

Mặc dù được đánh giá là thị trường xuất khẩu chủ lực có mức tăng trưởng khá ổn định nhưng EU là thị trường khá khó tính với mức độ bảo hộ thị trường nội địa cao, đặc biệt là các rào cản

Trang 1

Với những thế mạnh về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý đã tạo thuận lợi để Việt Nam có thể phát triển ngành công nghiệp thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của mình, có giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh và đem lại nguồn ngoại

tệ lớn Tuy nhiên, càng ngày việc xuất khẩu thủy sản càng gặp phải nhiều khó khăn hơn từ các thị trường khó tính như EU Mặc dù được đánh giá là thị trường xuất khẩu chủ lực có mức tăng trưởng khá ổn định nhưng EU là thị trường khá khó tính với mức độ bảo hộ thị trường nội địa cao, đặc biệt là các rào cản kỹ thuật gồm rất nhiều quy định nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm… Mới đây, một trong những chuẩn hóa mà EU đưa ra đối với tất cả hàng thủy sản nhập khẩu từ các nước là Quy định IUU (Illegal unreported and unregulated fishing) về truy suất nguồn gốc thủy sản khai thác có hiệu lực từ 1/1/2010, đang tạo nên những biến động lớn đối với ngành thủy sản Việt Nam.

Tình hình xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam vào EU

Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có nguồn lợi thủy, hải sản giàu có và phong phú trong khu vực và trên thế giới với tốc độ tăng trưởng thủy sản nhanh nhất, đứng thứ 4 về sản lượng sản xuất và quy mô xuất khẩu thủy sản (sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia) Kim ngạch xuất khẩu (XK) thủy sản không ngừng tăng, trung bình 18%/ năm giai đoạn 1998-2008 Có thể nói, ngành thủy sản Việt Nam là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đóng góp khoảng 4% GDP của nền kinh tế, có giá trị kim ngạch XK tăng nhanh và đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn[3]

Nếu như trước đây Việt Nam chỉ xuất khẩu qua hai thị trường trung gian là Hồng Kông và Singapore thì nay sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã có mặt tại

170 quốc gia trên thế giới và được nhiều quốc gia ưa chuộng Trong số các thị trường XK thủy sản của Việt Nam, thị trường Liên minh Châu Âu (EU) được coi là thị trường XK thủy sản chiến lược từ năm 2003 với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm luôn đạt 50% Năm 2007, xuất khẩu lên tới hơn 650 triệu € tương đương khoảng 4% tổng sản lượng thủy sản nhập khẩu vào EU đưa Việt Nam đứng thứ 6

về XK thủy sản vào EU

Trang 2

Nguồn: Eurostat COMEXT 11 April 2008 (S.R.4)

Hình 1 – Thương mại EU – Việt Nam về mặt hàng thủy sản giai đoạn 1988 - 2007.

Mặc dù được đánh giá là một trong những thị trường khó tính có mức độ bảo hộ cao với nhiều rào cản kĩ thuật đang được dựng lên nhằm bảo hộ sản xuất nội địa trước

sự cạnh tranh của các thị trường mới nổi, song thị trường EU vẫn là thị trường nước ngoài quan trọng nhất của mặt hàng thủy sản Việt Nam, là thị trường XK chủ lực chiếm tỷ trọng lớn cả về sản lượng ( xấp xỉ 27-30%) và giá tri kim ngạch XK (xấp xỉ 24-26%) qua các năm Không chỉ có vậy, đây là khách hàng lớn nhất của thủy sản Việt Nam đem lại giá trị cao ở hầu hết các mặt hàng như cá tra (37%), tôm (16%), nhuyễn thể (31%)… [3] Năm 2009, giá trị XK hàng thủy sản Việt Nam sang EU đạt 1,1 tỉ USD (đứng thứ 2 sau giày da về sản lượng XK), chiếm 25,7% tổng kim ngạch XK (so với

Mỹ 16% và Nhật Bản 19% ) Trong top 10 thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam, khối EU có 4 quốc gia đó là Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia[12]

Trang 3

Nguồn: Bộ Công Thương & VASEP.

Hình 2 - Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam theo sản lượng (nghìn tấn)

Nguồn: Bộ Công Thương & VASEP.

Hình 3 - Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam theo giá trị (triệu USD)

Với chỉ 7% dân số thế giới nhưng EU là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, do đó bất cứ ai muốn vào thị trường rộng lớn và hấp dẫn này đều phải đáp ứng những yêu cầu, quy tắc và quy định của họ EU đã là thành viên của WTO nên có chế độ quản lý nhập khẩu chủ yếu dựa trên các nguyên tắc của Tổ chức này Các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch không nhiều, nhưng EU lại sử dụng khá nhiều biện pháp phi quan thuế Mặc dù thuế quan của EU thấp hơn so với các cường quốc kinh tế lớn và có xu hướng giảm, nhưng EU vẫn là một thị trường bảo

hộ rất chặt chẽ vì hàng rào phi quan thuế (rào cản kỹ thuật) rất nghiêm ngặt và dùng “rào cản kỹ thuật” là biện pháp chủ yếu để bảo hộ sản xuất và tiêu dùng nội

Trang 4

địa hiện nay vì thuế nhập khẩu vào EU đang giảm dần Hơn nữa, các nước đang phát triển được hưởng GSP (Hệ thống ưu đãi thuế quan)[22] Hiện Việt Nam đang được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU, với mức thuế giảm trung bình 3,5 điểm phần trăm, tỷ trọng mặt hàng đang được hưởng GSP vào khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Tuy nhiên, thách thức mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi xuất khẩu vào thị trường này là những rào cản phi thuế quan, đặc biệt là các rào cản kĩ thuật như an toàn thực phẩm, sức khỏe người tiêu dùng, môi trường… đang được dựng lên ngày càng nhiều [10] Do vậy, nếu hàng XK thủy sản của nước ta còn muốn tiếp tục vào được thị trường tiêu thụ số một này thì phải vượt qua được các rào cản kỹ thuật của EU

Quy định IUU về truy suất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm

Đây là một trong những rào cản kĩ thuật TBT (technical barriers to trade) của

EU nhằm truy suất nguồn gốc xuất xứ của thủy sản khai thác, thiết lập hệ thống kiểm soát nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xoá bỏ hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản bất hợp pháp (illegal, unreported and unregulated fishing - IUU) Theo lập luận của EU, hoạt động đánh bắt cá IUU là mối đe dọa lớn nhất đến việc duy trì, bảo tồn các nguồn lợi thủy sản và đa dạng sinh thái biển, gây ra những tác động nghiêm trọng về môi trường cũng như Kinh tế - Xã hội trên phạm vi toàn thế giới Các nguồn số liệu của EU ước tính hoạt động đánh bắt IUU chiếm tới 19% tổng sản lượng cá đánh bắt trên thế giới hàng năm, tương đương 10 tỉ Euro Phần lớn các hoạt động đánh bắt cá IUU được thực hiện bởi các nước phát triển Trong khi EU hiện là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới thì tại EU cũng có các nhà sản xuất, chế biến, buôn bán và xuất khẩu thủy sản lớn, với mạng lưới trao đổi khắp các châu lục Năm 2007, EU đã nhập gần 16 tỉ Euro các sản phẩm thủy sản, trong

đó nhập để chế biến và xuất khẩu chiếm khoảng ½ Ước tính hàng năm, EU nhập khoảng 1,1 tỉ Euro các sản phẩm đánh bắt cá có được từ hoạt động IUU Chính vì vậy, EU là thị trường tiềm năng cho tổ chức đánh bắt IUU mà một nguyên nhân quan trọng là do thiếu cơ chế kiếm soát, truy nguyên nguồn gốc khiến các sản phẩm đánh bắt thuộc diện IUU dễ dàng được chuyển hóa qua thị trường EU Do đó, việc xây dựng, ban hành và thực hiện Quy định IUU là cần thiết và không thể tránh khỏi nhằm quản lý chặt chẽ đội tàu khai thác biển của các nước, vì hiện nay, việc khai thác quá mức với các phương tiện mang tính hủy diệt đang làm ảnh hưởng nghiêm

Trang 5

trọng đến nguồn lợi thuỷ, hải sản; bảo vệ đàn cá lớn, cá di cư từ biển này sang biển khác và còn nhằm bảo vệ môi trường biển vì nhiều ngư dân khai thác thường dùng chất độc hoá học, làm ảnh hưởng đến môi trường Đây cũng là việc thể hiện trách nhiệm của EU đối với cộng đồng quốc tế trong các nỗ lực ngăn chặn hoạt động đánh bắt cá IUU [1] Quy định này đã được Uỷ ban châu Âu về nghề cá chấp thuận

và đưa ra thảo luận vào tháng 4/2005 tại Rome (Italia), chính thức đưa ra vào 29/9/2008 (còn gọi là quy định 1005/2008) nhưng bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2010, bao gồm các nội dung chính như sau:

Thứ nhất, các lô hàng thủy sản NK vào thị trường này sẽ phải cung cấp đầy

đủ các thông tin truy suất về nguồn gốc như thông tin về tàu khai thác, tên chủ tàu, phương tiện đánh bắt, vùng biển khai thác, loại sản phẩm và trọng lượng, giấy báo chuyển hàng trên biển Mỗi lô hàng này nhất thiết phải có Bản cam kết của nhà máy chế biến về nguồn gốc sản phẩm, hoặc Giấy chứng nhận khai thác (trong trường hợp tổng sản lượng thủy sản đánh bắt được chế biến thành sản phẩm trong một lô hàng XK), hoặc bản sao giấy chứng nhận khai thác (trong trường hợp một phần sản lượng đánh bắt được chế biến thành sản phẩm XK) Các giấy tờ này phải được cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu xét duyệt trước khi hàng về đến cửa khẩu của nước đó

Thứ hai, IUU cũng nêu rõ, EU cấm nhập khẩu các sản phẩm thủy, hải sản

có nguồn gốc khai thác đánh bắt bất hợp pháp Trường hợp nước XK nhập nguyên liệu chế biến từ nước khác chỉ được chấp nhận khi có bản cam kết của nhà máy chế biến kèm theo giấy chứng nhận khai thác theo quy định và phải được chứng thực độ chính xác của thông tin bởi các cơ quan có thẩm quyền của nước khai thác[4]

Phản ứng của các quốc gia và Tổ chức quốc tế về IUU

Hội đồng Châu Âu (EC) đã thống nhất áp dụng Quy định IUU mà không chấp nhận một giai đoạn chuyển tiếp hay ưu đãi đặc biệt cũng như miễn áp dụng cho bất kỳ nước nào Quy định IUU sẽ chỉ áp dụng cho các hoạt động khai thác trên biển diễn ra từ ngày 1/1/2010 [11] Một số quốc gia xuất khẩu thủy sản xin gia hạn IUU như Thái Lan Năm 2007, XK của Thái Lan vào EU đạt khoảng 640 triệu € tương đương khoảng 4% tổng kim ngạch thủy sản nhập khẩu vào EU, đứng thứ 7

về xuất khẩu thủy sản vào EU

Trang 6

Nguồn: Eurostat COMEXT 11 April 2008 (S.R.4)

Hình 4 – Thương mại EU – Thái Lan về mặt hàng thủy sản giai đoạn 1988 –

2007.

Là quốc gia láng giềng của Việt Nam, cùng trong ASEAN và có những nét tương đồng về điều kiện tự nhiên khí hậu cũng như về nét văn hóa trong tập quán khai thác và nuôi trồng thủy hải sản, ngành thủy sản Thái Lan cũng có quy mô nhỏ

và để thực hiện được IUU thì khá khó khăn cho cả các DN Thái Lan cũng như các ngư dân trong việc chuẩn bị các giấy tờ theo yêu cầu IUU Tuy nhiên, Thái Lan cũng đã bắt tay vào triển khai, thực hiện có hiệu quả các biện pháp nhằm hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của IUU đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản như nâng cao trình độ chuyên môn cho nông dân…, đặc biệt là tăng cường xuất khẩu tôm tươi sống và chế biến vì đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực vào EU (đạt 2,3 tỷ USD, chiếm 65% tổng giá trị kim ngạch XK năm 2009 – theo Hiệp hội Thực phẩm đông lạnh Thái Lan TFFA) và ít bị tác động bởi IUU Theo Bộ thủy sản Thái Lan, năm

2009, gần 90% tổng sản lượng của Thái Lan khoảng 520.000 tấn xuất phát từ 32.000 trang trại, quản lý dễ dàng về nguồn gốc xuất xứ Năm 2009, xuất khẩu thủy sản vào EU đạt 882.600 tấn với giá trị 119 tỷ THB (tương đương 3,57 tỷ USD) Với những thành tựu tích cực của các biện pháp trên, Thái Lan có thể lạc quan rằng quy định mới của EU sẽ không làm giảm triển vọng xuất khẩu thủy sản Thái Lan,

dự kiến năm 2010 sẽ tạo ra 3,55 tỷ USD, tăng 2.2% so với cùng kỳ năm trước Như

Trang 7

vậy trong tương lai, xuất khẩu thủy sản Thái Lan vẫn sẽ tăng trưởng bất chấp các quy định mới của EU[24]

Hiện Thái Lan đã đề nghị EC hoãn thực hiện quy định và Việt Nam cũng vậy Nhưng khả năng là khó vì đây là khó khăn không chỉ của riêng nước ta mà còn

là của nhiều nước tham gia xuất khẩu thủy sản vào EU Tuy nhiên, Việt Nam là một trong những nước gặp nhiều khó khăn nhất do nghề cá hoạt động quy mô nhỏ với

đa số tàu đánh bắt thủ công, khai thác chủ yếu ở ven bờ

Mặt khác, những biện pháp của EU nhằm chấm dứt khai thác thủy sản trái phép, không báo cáo và không theo quy định (IUU), đã nhận được sự ủng

hộ trên thế giới và phản ánh rõ tại các quyết định của Tổ chức Nông Lương (FAO) Liên Hợp Quốc và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) Cùng với các biện pháp khác, đây là bước đi đầu tiên hướng tới một chính sách nghề cá thống nhất trên toàn EU cho sử dụng bền vững các đại dương [9]

Ảnh hưởng của IUU đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Về mặt chủ trương, Việt Nam hoàn toàn ủng hộ quy định IUU này Tuy nhiên, khi EC áp dụng IUU đã đem đến thách thức nhiều hơn là cơ hội cho ngành thủy sản Việt Nam IUU đã có những ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào EU:

Bảng 1 - Sản lượng XK thủy sản Việt Nam vào EU (tấn)

Tổng kim

ngạch XK

Nguồn: VASEP

Bảng 2 - Giá trị XK Thủy sản Việt Nam vào EU (triệu USD)

Tổng kim

ngạch XK

Nguồn: VASEP

Thông tin trong các bảng số liệu cho thấy từ năm 2008 sản lượng kim ngạch xuất khẩu vào EU có xu hướng tăng, nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu vào EU lại

có xu hướng giảm Vì IUU chỉ áp dụng cho các thủy sản nhập khẩu từ 1/1/2010 nên

Trang 8

từ khi có thông tin từ năm 2008 một số nhà nhập khẩu thủy sản EU đã ép các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam giảm giá Ví dụ như mặt hàng cá tra, đầu năm

2010, giá cá tra xuất khẩu liên tục giảm, so với cùng kỳ năm 2009, lượng tăng 19,4% nhưng trị giá chỉ tăng 11,6% vì giá cá xuất khẩu trung bình giảm từ 2,28 USD/kg xuống còn 2,13 USD/kg [12] Mặc dù trước sức ép này, nhiều doanh nghiệp chế biến cá tra lên tiếng kêu gọi các doanh nghiệp xuất khẩu (DNXK) thủy sản hãy giữ bằng được mức giá đó và kiên quyết không giảm giá nhưng nếu mức giá nhập khẩu không cải thiện thì kết quả kinh doanh của các DNXK sang EU sẽ không khả quan, thậm chí thua lỗ Như vậy, một trong những tác nhân chính gây nên sự tăng trưởng chững và có chiều hướng suy giảm của xuất khẩu thủy sản là quy định IUU

về truy suất nguồn gốc xuất xứ thủy được đưa ra vào 2008 và bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2010 Trong vòng 3 năm kể từ khi có thông tin chính thức và bắt đầu thực hiện, quy định này có thể coi là rào cản đáng lo ngại nhất cho ngành thủy sản Việt Nam vào thị trường EU có kim ngạch nhập khẩu đứng đầu từ trước đến nay[2] Tiếp theo

là kéo theo các hệ lụy đối với cả ngành thủy sản Việt Nam phải đối mặt trước nguy

cơ mất đi thị trường nhập khẩu số một này Những thông tin bất lợi mà IUU mang đến xuất phát từ thực tế thủy sản Việt Nam XK vào EU không chỉ làm sụt giảm giá trị cũng như sản lượng XK thủy sản vào EU mà còn ảnh hưởng xấu đến uy tín và giảm sức cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trước các đối thủ mạnh khác như

Na Uy, Trung Quốc, Thái Lan, … Dưới góc độ doanh nghiệp là mối lo về tiếp tục hay từ bỏ kinh doanh trên thị trường EU bởi những tài liệu mà IUU yêu cầu đưa ra rất cao nên không phải doanh nghiệp Việt Nam nào cũng đáp ứng được, thường là những doanh nghiệp có đủ tiềm lực tài chính và thương hiệu mạnh mới can đảm trụ tại EU; còn các doanh nghiệp non trẻ khác sẽ có thể phải chấp nhận từ bỏ thị trường này Dưới góc độ Quản lý Nhà Nước sẽ là các nỗi lo về hệ quả Kinh tế - Xã hội, cán cân thâm hụt, ngư dân và thất nghiệp, doanh nghiệp và ngân hàng phá sản…

Các tác động tiêu cực từ IUU xuất phát từ các nguyên nhân thực tế xuất khẩu thủy sản Việt Nam như sau:

Thứ nhất, trong cơ cấu nguồn cung thủy sản, sản lượng thủy sản khai thác

luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với sản lượng thủy sản nuôi trồng Đây là một

cơ cấu chưa mang tính bền vững lâu dài Việc đánh bắt, khai thác thủy sản tự

Trang 9

nhiên không theo hướng bền vững này đã khiến hải sản ven bờ gần như cạn kiệt trong khi năng lực đánh bắt xa bờ còn hạn chế.

Nguồn: GSO

Hình 5 – Cơ cấu nguồn cung thủy sản Việt Nam theo sản lượng (nghìn tấn)

Hoạt động khai thác đánh bắt ngoài khơi luôn giữ vị trí chủ đạo, chiếm 90% trong cơ cấu nguồn đánh bắt tự nhiên, trong đó 76% là các loại cá Các tỉnh có sản lượng khai thác cao nhất là Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu và Cà Mau Khai thác nội địa từ năm 2003 đến nay khá ổn định, cung cấp lượng thủy sản 195 – 210 nghìn tấn/năm Theo Tổng cục Thủy sản, tổng trữ lượng hải sản nước ta xấp xỉ 5,1 triệu tấn, khả năng cho phép khai thác là 2,1 triệu tấn/năm Với tốc độ đánh bắt hiện tại, ước tính sản lượng thu hoạch năm nay đạt khoảng 2,2 triệu tấn, vượt quá giới hạn khai thác bền vững Bên cạnh đó, các hoạt động đánh bắt vào mùa sinh sản, sử dụng các biện pháp khai thác gây hại môi trường biển … vẫn tiếp tục tồn tại Nếu không có giải pháp duy trì và phát triển nguồn hải sản, sản lượng thu hoạch sẽ cạn kiệt trong thời gian tới, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng xuất khẩu thủy sản Việt Nam[3]

Thứ hai, Việc truy suất nguồn gốc thủy sản khai thác là rất khó khăn do quy

mô khai thác còn manh mún, nhỏ lẻ, không ổn định, khó quản lý do chủ yếu là ngư dân, chưa có sự liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau và với ngư dân…

Trang 10

Thống kê của Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho thấy, hiện cả nước có khoảng 130.000 tàu khai thác đánh bắt thủy hải sản Trong khi đó chỉ có 13.000 tàu trên 90 mã lực (CV) có khả năng khai thác xa bờ [16] Tuy nhiên, các tàu này vẫn chỉ khai thác trong vùng biển nội địa mà chưa đánh bắt ra địa phận quốc tế Hơn nữa, việc quản lý tàu thuyền hiện nay đã giao cho Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và các địa phương, nhưng hiệu lực và hiệu quả còn hạn chế Cả nước vẫn có tới 90% đội tàu vi phạm các quy định không ghi nhật ký hàng ngày để báo cáo vùng khai thác với phương thức hoạt động nay đây mai đó, không ổn định nên yêu cầu cụ thể hóa vùng khai thác, ngày khai thác đối với ngư dân là rất khó Hơn nữa là do thói quen khai thác thủy sản ở những ngư trường không cố định và buôn bán, vận chuyển sản phẩm đánh bắt được theo kiểu

"mạnh ai nấy làm" (Khai thác được gì bán nấy, có bao nhiêu bán bấy nhiêu) Nhiều tàu đánh bắt xa bờ thường bán hải sản ngay trên biển cho các tàu dịch vụ chứ không cần về bến Những hạn chế này không phải từ phía nhà quản lý thiếu trách nhiệm mà chủ yếu do trình độ nhận thức của ngư dân còn chưa cao, khai thác theo kiểu tự phát, trang thiết bị, công nghệ quản lý còn lạc hậu nên hoạt động khai thác đánh bắt vẫn mang đặc thù là quy mô nhỏ [19] Rõ ràng Việt Nam chưa hình thành

được đội tàu khai thác quy mô lớn, hầu hết ngư dân ra khơi riêng lẻ, không những khó quản lý, mà việc thông tin tới ngư dân về áp dụng các quy định mới cũng rất khó khăn Do vậy, việc thay đổi phương thức hoạt động trong cộng đồng ngư dân là yếu tố quan trọng trong việc thực hiện các quy định của IUU

Bên cạnh đó, không thể không kể đến một hạn chế không nhỏ là thiếu sự gắn kết chặt chẽ giữ DN chế biến và ngư dân Điều quan trọng là, doanh nghiệp cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc yêu cầu ngư dân kê khai thông tin khi thu mua sản phẩm Còn các doanh nghiệp chủ yếu thu mua nguyên liệu đầu vào cho chế biến xuất khẩu thủy sản qua hệ thống trung gian, như chủ vựa, thương lái tại cảng cá, không trực tiếp thu mua của ngư dân Một số doanh nghiệp còn nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài về gia công rồi tái xuất Vì vậy việc xác nhận nguồn gốc từng con cá, con tôm để khai báo là rất khó khăn Để hóa giải thách thức này cần phải cộng đồng trách nhiệm giữa doanh nghiệp, chính quyền địa phương, Trung ương… Theo các chuyên gia trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản, thị trường EU vẫn

là nơi có rất nhiều quy định nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm Khách hàng

Ngày đăng: 10/04/2016, 22:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w