Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 64 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
64
Dung lượng
1,04 MB
Nội dung
B GIÁO DC VÀ ÀO TO TRNG I HC KINH T TP.HCM C TOÀN LUN VN THC S KINH T TP. H Chí Minh – Nm 2002 Xâm nhập Thủy Hải Sản Việt nam vào Mỹ CH-NT08 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài : Trong báo cáo của Ban chấp hành TW Đảng, tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, đã nêu đònh hướng phát triển và nhiệm vụ chủ yếu của nền kinh tế nước ta trong tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới, với phương châm :” mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, củng cố thò trường đã có, mở rộng thêm thò trường mới. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để tăng nhanh xuất khẩu, thu hút vốn, công nghệ từ bên ngoài, chủ động hội nhập kinh tế có hiệu quả, thực hiện các cam kết song phương và đa phương”. Để thực hiện phương hướng chỉ đạo trên. Riêng trong ngành thủy sản Việt Nam đã và đang có những bước phát triển rất khả quan. Với mục tiêu đến năm 2005, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 3 tỷ USD. Trong đó thò trường Mỹ đạt khoảng 440 – 540 triệu USD. Ngành hàng thủy sản trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, kim ngạch xuất khẩu lớn, đem về nguồn ngoại tệ đáng kể cho quốc gia. Năm 2000 ngành thủy sản, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,475 triệu USD. Trong các thò trường xuất khẩu chủ yếu của thủy sản Việt Nam, Mỹ chỉ chiếm 21% kim ngạch xuất khẩu. Điều này chưa tương xứng với tiềm năng thò trường Mỹ và tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Thò phần của thủy sản Việt Nam tại Mỹ vẫn rất nhỏ bé, chỉ chiếm 1,9% về khối lượng và 3,2% về giá trò nhập khảu thủy sản của Mỹ. Theo đánh giá chung sau khi Hiệp đònh thương mại Việt –Mỹ được quốc hội hai nước thông qua, triển khai đi vào thực hiện cụ thể thì kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ của các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sẽ tăng đáng kể. Do đó ngay từ bây giờ cần nghiên cứu chiến lược hợp lý, đánh giá đúng những thuận lợi và khó khăn trên thò trương Mỹ để từ đó đề xuất các giải pháp giúp các nhà xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng nhanh được kim ngạch xuất khẩu và đẩy mạnh việc xâm nhập thò trường này. Tuy nhiên khi Hiệp đònh thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực đã mở ra cho các nhà doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trong ngành thủy sản nói riêng nhiều thuận lợi, cũng như đầy những thử thách cam go, khi đưa hàng hóa xâm nhập vào một trong những thò trường cạnh tranh cực kỳ gay gắt. Trong khi điều kiện của ngành kinh tế Việt Nam, trong đó có ngành thủy sản đang ở mức phát triển thấp, tính cạnh tranh kém. Với đề tài” Chiến lược xâm nhập hàng thủy, hải sản Việt Nam vào thò trường Mỹ”, để làm luận án tốt nghiệp, với mục đích mong muốn cho các nhà lãnh đạo những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhóm ngành hàng này tại Việt Nam tham khảo, từ đó đưa ra những chính sách, đònh hướng cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp mà họ đang lãnh đạo, bảo đảm chỉ tiêu phần đầu của ngành, chủ động trong sản xuất tìm hiểu mở rộng thêm thò trường, tăng thu nhập, Trang 1 Xâm nhập Thủy Hải Sản Việt nam vào Mỹ CH-NT08 tạo thêm việc làm cho người lao động và trên hết là tăng kim ngạch xuất khẩu đem về cho đất nước đóng góp một phần, bảo đảm mục tiêu chung của đất nước là Việt Nam sẽ trở thành một nước CNH-HĐH vào năm 2020 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Hệ thống tại những vấn đế cơ bản của một chiến lược xuất khẩu, xâm nhập thò trường thế giới. - Đánh giá thực trạng xuất khẩu của nhóm hàng thủy sản Việt Nam trên thò trường Mỹ; Nghiên cứu sự tác động của Hiệp đònh thương mại Việt Mỹ đến xuất khẩu thủy, hải sản của Việt Nam sang thò trường Mỹ. - Đề xuất những giải pháp ở tầm vó mô và vi mô để mạnh xuất khẩu thủy, hải sản của Việt Nam sang thò trường. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ¬ Đối tượng nghiên cứu: - Cung, cầu mặt hàng thủy, hải sản tại thò trường Mỹ trong 5 năm gần đây. - Hoạt động sản xuất chế biến và xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam sang thò trường Mỹ (1995 –2000). ¬ Phạm vi nghiên cứu: - Những hoạt động chủ yếu để ổn đònh và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thò trường Mỹ trên cơ sở thực thi hiệp đònh thương mại Việt Mỹ từ nay đến năm 2005; Luận án tập trung nghiên cứu các giải pháp và chính sách nhằm ổn đònh và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu lòch sử và so sánh, phân tích, tổng hợp và kể cả phương pháp đònh lượng và đònh tính trên cơ sở vận dụng khoa học kinh tế và chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước. ¬ Kết cấu của luận án: Trang 2 Xâm nhập Thủy Hải Sản Việt nam vào Mỹ CH-NT08 • Lời nói đầu • Chương I: Một số vấn đề lý luận về xâm nhập thò trường thế giới và lợi thế so sánh xuất khẩu. • Chương II: Xuất khẩu thủy, hải sản của Việt Nam vào thò trường Mỹ. • Chương III : Những giải pháp đẩy mạnh xâm nhập thò trường và tăng cường xuất khẩu thủy sản sang thò trường Mỹ: • Kết luận. • Phụ lục. • Tài liệu tham khảo. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức có hạn, nên luận án không tránh khỏi các thiếu sót. Kính mong quý Thầy, Cô và các bạn độc giả có quan tâm đến đề tài này đóng góp để đề tài được hoàn chỉnh hơn nhằm giúp cho các doanh nghiệp có thể thành công trong hoạt động xâm nhập hàng thủy hải sản vào thò trường Mỹ. Trang 3 Xâm nhập Thủy Hải Sản Việt nam vào Mỹ CH-NT08 CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI I. KHÁI NIỆM CHIẾN LƯC XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI (ENTRY STRATEGIES TO WORLD MARKET) - Chiến lược xâm nhập thò trường thế giới là hệ thống những quan điểm, những mục tiêu đònh hướng, những phương thức để xâm nhập thò trường thế giới và các chiến lược Marketing để đưa sản phẩm của mình xâm nhập vào thò trường thế giới một cách có hiệu quả. - Theo khái niệm này các doanh nghiệp cần phải: - Xây dựng hệ thống quan điểm, mục tiêu đònh hướng xâm nhập thò trường thế giới nhằm đề ra phương hướng phát triển và thực hiện các mục tiêu cần đạt được ở các giai đoạn khác nhau của quá trình xâm nhập thò trường thế giới cho doanh nghiệp mình. - Lựa chọn phương thức xâm nhập thò trường phù hợp tình hình chính trò, kinh tế của quốc gia mình, cũng như các điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. - Xây dựng chiến lược Marketing hỗn hợp cho từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. - Trong khi giải quyết các vấn đề trên doanh nghiệp cần thiết phải dựa vào đònh hướng phát triển của quốc gia, của ngành, của đòa phương, nhằm bảo đảm cho sự phát triển nhòp nhàng và cân đối, phù hợp với sự phát triển chung của ngành và cả đất nước. - Trong quá trình chọn lựa phương thức xâm nhập thò trường hợp lý, doanh nghiệp cần phải phân tích và cân nhắc kỹ lưỡng các nhân tố ảnh hưởng như đặc điểm thò trường cần xâm nhập, đặc diểm của sản phẩm, tiềm lựa của doanh nghiệp, các đối thủ cạnh tranh v v chiến lược Marketing hỗn hợp là biểu hiện cụ thể cho sự linh hoạt của doanh nghiệp, trước các sự thay đổi trong ngắn hạn của thò trường cần xâm nhập để thích ứng với tình hình mới. Các chiến lược của Marketinh hỗn hợp như sản phẩm nào, phân phối ra sao. Giá cả bao nhiêu, chiêu thò, hình thức quảng cáo như thế nào … đều hướng về người tiêu thụ và chòu ảnh hưởng quan trọng của môi trường kinh tế, chính trò, cạnh tranh. Như vậy, chiến lược Mraketing hỗn hợp cho thò trường mục tiêu cùng với chiến lược xâm nhập thò trường thế giới tạo thành chiến lược kinh doanh trong dài hạn theo mục tiêu đã đònh. Trang 4 Xâm nhập Thủy Hải Sản Việt nam vào Mỹ CH-NT08 II. PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN CHIẾN LƯC XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI Để tiến hành xâm nhập thò trường thế giới, người ta sử dụng các phương thức chính sau: xâm nhập thò trường thế giới từ sản xuất trong nước, xâm nhập thò trường thế giới từ sản xuất ở nước ngoài, xâm nhập thò trường thế giới từ vùng thương mại tự do. A. Xâm nhập thò trường thế giới từ sản xuất trong nứơc: Đây là phương thức xâm nhập thò trường được các quốc gia đang phát triển trên thế giới thường áp dụng, để đưa sản phẩm vào các quốc gia khác. Với phương thức này sẽ tạo ra những lợi ích sau: Sử dụng các nguồn lao động trong nước, tăng thu nhập của dân cư, cải thiện đời sống, ổn đònh kinh tế xã hội. Phát triển cơ sở hạ tầng trong nước, sử dụng được những nguồn vốn trong và ngoài nước, công nghiệp hóa và hiện đại hóa quốc gia. Sử dụng những nguồn tài nguyên trong nước. Những hình thức chính của phương thức xâm nhập thò trường thế giới từ sản xuất trong nước. A1. Xuất khẩu trực tiếp (Direct Exporting): Xuất khẩu trực tiếp là doanh nghiệp có hệ thống phân phối, tiêu thụ hàng của mình ở nước ngoài. Các doanh nghiệp có qui mô lớn , kinh nghiệm về kinh doanh ngoại thươnng có sản phẩm truyền thống nổi tiếng trên thò trường thế giới thường áp dụng hình thức này, ví nó có lợi về giá cả, sản phẩm sát thực với nhu cầu khách hàng, tạo được thò trường ổn đònh. A 2. Xuất khẩu gián tiếp (indirect Exporting) Xuất khẩu gián tiếp không đòi hỏi sự tiếp xúc trực tiếp giữa người sản xuất trong nước và người mua nước ngoài. Việc xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài phải thông qua một tổ chức trung gian khác. Những công ty phải xuất khẩu gián tiếp thường là các công ty có quy mô nhỏ, hoặc những công ty chưa có khách hàng quen ở nước ngoài, chưa có kinh nghiệm, … Do phải qua những trung gian xuất khẩu, công ty phải trả một khoản phí nhất đònh. Những hình thức xuất khẩu gián tiếp. A2.1 – xuất khẩu thông qua ủy thác (Export Commission House) Những người hoặc những tổ chức dược ủy thác xuất khẩu thường đại diện cho người mua nước ngoài, cư trú trên nước của nhà xuất khẩu. Nhà ủy thác xuất khẩu hoạt động vì lợi ích của người trả hoa hồng ủy thác (người mua), do đó, họ quan tâm đến mọi chi tiết có liên quan đến quá trình xuất khẩu. Bán hàng cho nhà ủy thác là một phương thức thuận lợi cho xuất khẩu. Việc thanh toán thường được đảm bảo Trang 5 Xâm nhập Thủy Hải Sản Việt nam vào Mỹ CH-NT08 nhanh chóng cho người sản xuất. Những vấn đề vận chuyển hàng hóa thường do các nhà ủy thác xuất khẩu chòu trách nhiệm. y thác xuất khẩu thừơng áp dụng khi các doanh nghiệp chuyên sản xuất và không có điều kiện tổ chức hoặc nghiệp vụ xuất khẩu. A2.2 – Xuất khẩu thông qua các môi giối (Export broker) Các nhà hoặc tổ chức môi giới hoạt động thông qua việc liên kết giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Họ có thể hưởng tiến hoa hồng môi giới cả bên bán lần bên mua. Thông qua, môi giới mà người mua và bán gặp nhau và giải quyết cung cầu. A2.3 – Xuất khẩu thông qua các công ty quản trò xuất khẩu (Export management company) Khi một doanh nghiệp có quy mô nhỏ, ít kinh nghiệm trong kinh doanh xuất khẩu, có thể xuất các sản phẩm của mình thông qua các công ty quản trò xuất khẩu (cũng có thể gọi những công ty này là những công ty làm dòch vụ xuất khẩu). Các công ty hoạt động như một công ty tư vấn và thực hiện các dòch vụ liên quan đến xuất nhập khẩu. Mọi giao dòch công ty đều lấy danh nghóa của nhà xuất khẩu và chỉ hưởng hoa hồng. A2.4 – Xuất khẩu thông qua các nhà xuất khẩu (Export merchants) Các nhà xuất khẩu hay hàng xuất khẩu thường đóng trụ sở tại các nước xuất khẩu để mua hàng của các người hoặc doanh nghiệp sản xuất sau đó xuất khẩu. Các nhà sản xuất hay doanh nghiệp chuyên sản xuất có thể thông qua các nhà xuất khẩu để xâm nhập thò trường thế giới. Các nhà xuất khẩu thực hiện toàn bộ nghiệp vụ xuất và chòu tất cả rủi ro về việc xuất khẩu của mình. B. Xâm nhập thò trường thế giới từ việc sản xuất ở nước ngoài: Phương thức xâm nhập này có những lợi ích sau: Thông qua sản xuất ở nước ngoài, các doanh nghiệp có khả năng sử dụng thế mạnh của quốc gia đó, về kỹ thuật, vốn, tài nguyên lao động. Nhờ đó sản phẩm có sức cạnh tranh rất cao. Sản xuất ở nước ngoài khắc phục những hàng rào về nhập khẩu, như thuế nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu. Trong phương thức xâm nhập thò trường thế giới từ sản xuất ở nước ngoài bao gồm các phương thức chính sau: B1. Liên doanh với các tổ chức sản xuất nước sở tại (join – venture). Nhằm tận dụng các ứu thế thò trường, về sự am hiểu tình hình kinh doanh trong nước và các lợi thế khác như vốn, kỹ thuật, kênh phần phối của các doanh nghiệp trong nước sẵn có. Các doanh nghiệp có thể xâm nhập thò trường qua liên doanh – vì liên doanh là liên kết kinh doanh – sản xuất mà cả hai hay nhiều bên đều có chung sở hữu, điều hành doanh nghiệp theo mức độ vốn góp liên doanh, mà một Trang 6 Xâm nhập Thủy Hải Sản Việt nam vào Mỹ CH-NT08 bên có thể có ưu thế hơn về việc đề ra phương án kinh doanh – sản xuất và các chiến lược phát triển có lợi cho phía mình hơn. B2. Đầu tư trực tiếp (Direct Investment) Đối với doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế, có thực lực mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thò trường, có thể đầu tư trực tiếp vào thò trường muốn xâm nhập thông qua việc lập các cơ sở sản xuất kinh doanh 100% vốn của mình tại thò trường đó. Ưu điểm của nó là tiết kiệm chi phí vận chuyển, kiểm soát hoàn toàn việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng ưu thế về kỹ thuật, nguyên liệu, lao động. Việc đầu tư này có nhiều rủi ro. B3. Hoạt động lắp ráp sản phẩm (Assembly operations) Một số doanh nghiệp tổ chức các cơ sở lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh ở nước ngoài bằng cách chỉ xuất linh kiện rời, nhằm tiết kiệm chi phí và tránh né các qui đònh khắt khe của việc nhập khẩu một số sản phẩm hoàn chỉnh, tại các nước có nhiều qui đònh khó khăn về nhập khẩu và có nguồn lao động dồi dào, giá lao động rẻ. Việc tổ chức lắp rắp có thể tận dụng các lợi thế này để giảm chi phí sản xuất và xâm nhập thò trường thuận lợi hơn. B4. Hợp đồng sản xuất tại chổ (Contract ManuFacturing) Các doanh nghiệp muốn xâm nhập vào một thò trường có thể hợp đồng với các doanh nghiệp sở tại để sản xuất sản phẩm của mình. Theo cách này các doanh nghiệp thường căn cứ vào giá lao động và nguồn nguyên liệu sẵn có thường là rẽ để hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở nước mà doanh nghiệp muốn xâm nhập thò trường. Tuy cách này có nhiều thuận lợi và ít rủi ro, nhưng có khả năng doanh nghiệp sẽ tạo thêm đối thủ cạnh tranh khi hợp đồnng sản xuất chấm dứt. B5. Nhượng bản quyền (licensing) Với phương thức này các doanh nghiệp sẽ nhượng bản quyền về phương thức sản xuất, các phát minh, sáng chế, nhãn hiệu,… của mình cho một doanh nghiệp khác ở thò trường đó để doanh nghiệp này sản xuất sản phẩm của mình nhằm tiêu thụ tại nội đòa hay xuất sang các thò trường khác. Ưu điểm của phương thức này là mức rủi ro thấp, có thể đạt lợi nhuận cao. Nhược điểm là khó kiểm soát được doanh nghiệp được nhượng bản quyền, khi hợp đồng nhượng bản quyền chấm dứt, doanh nghiệp đã tạo ra mội đối thủ cạnh tranh cho chính mình. Thường chỉ có các doanh nghiệp lớn nổi tiếng về công nghệ tiên tiến hay nhãn hiệu mới áp dụng phương thức này: C. Phương thức xâm nhập thò trường thế giới thông qua các khu vực kinh tế đặc biệt: Hiện nay tại nhiều nước trên thế giới đều có thành lập các đặc khu kinh tế (Special Economic Zone) các khu chế xuất (Export Processing Zone), hay khu thương mại tự do (Free Trade Zone), nhằm nhiều mục đích khác nhau nhưng chủ yếu chỉ vì mục tiêu phát triển của đất nước. Tại các khu vực kinh tế đặc biệt này, chính phủ các nước thường tạo ra một môi trường rất thông thoáng, thuận lợi, có nhiều ưu đãi về cơ Trang 7 Xâm nhập Thủy Hải Sản Việt nam vào Mỹ CH-NT08 sở hạ tầng, thuế, thủ tục cung như nhiều điều kiện khác để khuyến khích và thu hút đầu tư. Cho nên các doanh nghiệp có quy mô về sức cạnh tranh, vốn kỹ thuật, … có thể xâm nhập vào thò trường thế giới bằng việc tổ chức sản xuất tại các khu vực kinh tế đặc biệt để hưởng các ưu đãi và tận dụng các ưu thế được chính phủ của các nước sở tại của khu vực kinh tế đặc biệt đó tạo ra. D. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phương thức xâm nhập thò trường thế giới : Việc doanh nghiệp chọn lựa cho mình một phương thức thích hợp để xâm nhập thò trường thế giới phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Phải phân tích rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn một phương thức phù hợp nhằm xác đònh yếu tố nào là chính, quyết đònh hay là thứ yếu. Từ đó quyết đònh phương thức xâm nhập thế nào là phù hợp với những điều kiện chủ quan cũng như khách quan của doanh nghiệp D1. Đặc điểm thò trường: Khi nghiên cứu việc xâm nhập thò trường cần chú ý đến các yếu tố về môi trường chính trò, kinh tế, môi trường cạnh tranh, môi trường văn hóa xã hội … vì chúng đóng vai trò quan trọng và tác động lớn đến chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp. D2. Đặc điểm của sản phẩm: Tuỳ theo đặc điểm của sản phẩm mà doanh nghiệp chọn chiến lược xâm nhập thò trường thế giới cho phù hợp, doanh nghiệp phải nắm chắc đặc tính, tính năng kỹ thuật của sản phẩm để làm tốt khâu vận chuyển, bảo quản, đóng gói và các dòch vụ hậu mãi khác. Thí dụ: sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật cao và giá trò lớn, cần có đội ngũ chuyên viên kèm theo hướng dẫn sử dụng, bảo hành sản phẩm, hoặc sản phẩm là loại mau hư hỏng hoặc có tính thời trang thì đòi hỏi việc tổ chức bán hàng phải làm sao đến tay người tiêu dùng nhanh nhất, hoặc sản phẩm có tính chuyên dùng lại có các yêu cầu khác nhau. D3. Đặc điểm của khách hàng Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ khách hàng tại thò trường cần xâm nhập về thò hiếu tiêu dùng, tập quán mua sắm, thu nhập dân cư, dân số và mật độ dân cư, điều kiện sinh hoạt, các phản ứng khác nhau về quảng cáo v.v… đều có ảnh hưởng quan trọng tới việc chọn cho doanh nghiệp một chiến lược xâm nhập thò trường thích hợp. D4. Đặc điểm của các trung gian: Các nhà trung gian sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng hay trực tiếp bán sản phẩm. Thông thường các trung gian thích bán sản phẩm đang được ưu chuộng, có hoa hồng cao, quay vòng vốn nhanh … Do vậy các doanh nghiệp có sản phẩm đã nổi tiếng thường dễ dàng trong việc chọn các trung gian tiêu thụ với các điều kiện thuận lợi cho mình hơn là các doanh nghiệp mới hoặc sản phẩm mới chưa Trang 8 Xâm nhập Thủy Hải Sản Việt nam vào Mỹ CH-NT08 có tiếng tăm gì cần cân nhắc đến đặc điểm này trong quá trình xâm nhập thò trường thế giới. D5. Năng lực và điều kiện hoạt động của doanh nghiệp: Tùy theo khả năng và điều kiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, như khả năng về vốn, năng lực quản lý, điều hành sản xuất, chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh thò trường, các thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh … mà doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh khác nhau, thường thì một doanh nghiệp có qui mô nhỏ và vừa, trình độ kỹ thuật sản xuất ở mức trung bình, khả năng tài chính có nhiều hạn chế thì thường xâm nhập thò trường thế giới từ sản xuất ở trong nước chứ không thể xâm nhập thò trường thế giới bằng chiến lược tổ chức sản xuất sản phẩm ở nước ngoài như các tập đoàn đa quốc gia với tiềm lực mạnh, họ có thể chủ động chọn nhiều phương thức xâm nhập thò trường thế giới, bành trướng hoạt động mở rộng thò trường toàn cầu bằng nhiều hình thức xâm nhập. Tóm lại: để có thể thành công trong việc xâm nhập thò trường thế giới, ngoài việc xác đònh cụ thể mục tiêu, đònh hướng xâm nhập thò trường trên cơ sở có một hệ thống quan điểm khoa học phù hợp với thực tiễn, cần phải chú ý các yếu tố ảnh hường để chọn một phương thức thích hợp để xâm nhập thò trường, bên cạnh đó một chiến lược makerting hỗn hợp đúng cũng sẽ góp phần làm cho chiến lược xâm nhập có hiệu quả và dễ thành công hơn. Và như ta biết với việc thực hiện thành công một chiến lược xâm nhập thò trường sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh, tăng thêm khả năng tiêu thụ sản phẩm, tận dụng các lợi thế về tài nguyên, lao động và những thuận lợi khác tại thò trường cần xâm nhập, nhằm nâng cao năng lực sản xuất cho doanh nghiệp, kéo dài chu kỳ sống cho sản phẩm và tăng thêm lợi nhuận tạo điều kiện tích lũy để phát triển ngày càng vững mạnh hơn. Trang 9 [...]... ngạch xuất nhập khẩu Trang 23 Xâm nhập Thủy Hải Sản Việt nam vào Mỹ CH-NT08 thuỷ sản việt nam Bước sang năm 2001, Mỹ đã vượt qua Nhật trở thành thò trường nhập khẩu thủy hải sản lớn nhất của Việt nam 2 2 Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thò trường Mỹ a) Những vấn đền cần chú ý về những thủ tục, luật pháp và kênh phân phối của thò trường thuỷ sản Mỹ Những thủ tục, luật pháp về nhập khẩu thuỷ sản vào Mỹ :... (Nguồn: Bộ thuỷ sản Mỹ) Bảng số 16 : CƠ CẤU MẶT HÀNG TÔM ĐÔNG NHẬP VÀO MỸ NĂM 2000 Đơn vò : Tấn Mặt hàng Cả năm 2000 Tôm nguyên vỏ 143.650 Tôm bóc vỏ 167.849 Tôm bao bột 1.919 Tổng cộng 313.418 (Nguồn :Bộ thuỷ sản Việt Nam) Trang 30 CH-NT08 Xâm nhập Thủy Hải Sản Việt nam vào Mỹ Qua bảng số liệu trên ta thấy lượng nhập tôm vào thi trường Mỹ qua các năm tăng liên tục (năm 2000 sản lượng nhập khẩu đã vượt... XUẤT KHẨU TÔM CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ ĐVT: tấn, triệu USD Năm Sản lượng Giá trò % trên tổng doanh số 1999 8.081 63,84 46,9% (136) 2000 14.400 215 72% (300) 2001 33.297 361,89 74%(489) (Nguồn : Bộ thủy sản Việt Nam) Trang 32 CH-NT08 Xâm nhập Thủy Hải Sản Việt nam vào Mỹ Bảng số 19 : BẢNG CƠ CẤU, KÍCH CỢ SẢN PHẨM TÔM CỦA VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG MỸ NĂM 2001 ĐVT: triệu USD, % SẢN PHẨM GIÁ TRỊ TỶ... nuôi trồng Bảng số 8 : SẢN XUẤT THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1999 -2001 ĐVT: tấn Năm Sản lượng 1990 978.880 1995 1.344.000 2000 1.990.000 2001 2.220.000 (Nguồn : Bộ thuỷ sản Việt Nam) Trang 19 CH-NT08 Xâm nhập Thủy Hải Sản Việt nam vào Mỹ 2500000 1,990,000 2220000 2000000 1500000 978,880 1,344,000 1000000 500000 0 1990 1995 2000 2001 Biểu đồ số 1 : Sản xuất Thuỷ sản của Việt Nam Trong đó, xuất khẩu... 980 tỷ USD và nhập khẩu các loại hàng hàng hóa dòch vụ gần 1400 tỷ USD Về chất lượng hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ rất linh hoạt, vì phương châm kinh doanh thương mại của Mỹ là “ tiền nào của nấy” Dân Mỹ có mức sống đa lọai, nên có hệ thống cửa hàng cho người có thu nhập cao, cửa hàng cho người có thu nhập Trang 10 CH-NT08 Xâm nhập Thủy Hải Sản Việt nam vào Mỹ thấp Chính vì vậy hàng nhậo khẩu vào Mỹ rất đa... bán sỉ : thuỷ sản ở Mỹ: Đây là những công ty kinh doanh thuỷ sản hàng đầu của nước Mỹ Qua hệ thống bán sỉ hàng thuỷ sản được cung cấp cho trên 1000 xí nghiệp chế biến thủy sản của nước Mỹ và hệ thống siêu thò Đặc điểm cung cấp hàng thuỷ sản qua các kênh bán sỉ của Mỹ là: Trang 27 CH-NT08 Xâm nhập Thủy Hải Sản Việt nam vào Mỹ + Khả năng cung cấp hàng phải lớn và ổn đònh + Mặt hàng thuỷ sản đa dạng để... phải tin cậy và trung thành b.- Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào Mỹ : Từ năm 1994 Việt Nam đã có thuỷ sản xuất khẩu sang mỹ Đến năm 2000 có 120 doanh nghiệp có hàng thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ với doanh số xuất khoảng 300 triệu USD, đây là thò trường tiêu thụ thuỷ sản lớn thức hai của Việt Nam sau thò trường Nhật Bản Tuy nhiên, mức tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trên thò trường. .. thủy sản theo hướng bền vững và không đẩy nhanh việc tăng sản lượng Trong khi tình hình nhu cầu thủy sản của người Mỹ là rất cao có xu hướng tăng dần do đó Mỹ phải nhập khẩu một lượng thuỷ sản lớn từ các quốc gia khác Trang 16 CH-NT08 Xâm nhập Thủy Hải Sản Việt nam vào Mỹ Bảng 6 : CƠ CẤU MẶT HÀNG XUẤT, NHẬP KHẨU THỦY SẢN CỦA MỸ NĂM 2000 ĐVT: tỷ USD, tấn NHẬP KHẨU Mặt hàng XUẤT KHẨU & TÁI XUẤT KHẨU Sản. .. lượng hải sản xuất khẩu của Mỹ ¬ Nhập khẩu: Mỹ là thò trường nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ 2 thế giới (sau Nhật bản) và tăng đều trong nhiều năm qua năm 1999 là 9,3 tỷ USD năm 2000 là 10,1 tỷ USD Trước năm 1998 nhập khẩu tôm vào Mỹ thấp hơn Nhật bản, nhưng từ năm 1998 đến nay Mỹ Trang 17 CH-NT08 Xâm nhập Thủy Hải Sản Việt nam vào Mỹ đã vượt lên thành thò trường nhập khẩu tôm lớn nhất thế giới mặt hàng nhập. .. Xâm nhập Thủy Hải Sản Việt nam vào Mỹ trò của sản phẩm nên sản lượng xuất sang Mỹ đã tăng 50% và kim ngạch đã tăng 69,8% so với năm 2000 Trong các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu vào Mỹ tôm là mặt hàng chiếm tỷ trọng cũng như có giá trò cao nhất Và sau đây chúng ta đi vào nghiên cứu những mặt hàng chính xuất khẩu vào thò trường Mỹ Từ đó nêu lên các giải pháp cụ thể nhằm gia tăng giá trò kim ngạch và sản . động xâm nhập hàng thủy hải sản vào thò trường Mỹ. Trang 3 Xâm nhập Thủy Hải Sản Việt nam vào Mỹ CH-NT08 CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI I. KHÁI NIỆM CHIẾN. mạnh hơn. Trang 9 Xâm nhập Thủy Hải Sản Việt nam vào Mỹ CH-NT08 CHƯƠNG II XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG MỸ • Về nhân khẩu, xã. tiêu đã đònh. Trang 4 Xâm nhập Thủy Hải Sản Việt nam vào Mỹ CH-NT08 II. PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN CHIẾN LƯC XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI Để tiến hành xâm nhập thò trường thế giới, người ta