Bởi lẽ, việc hình thành ý thức pháp luật của mỗi công dân là điều kiện để nângcao ý thức đạo đức và năng lực thực hiện những hành vi đạo đức của mỗi cá nhân,đồng thời là cơ sở để phát tr
Trang 1Công cụ quản lý nhà nước về Kinh tế.
1 Khái niệm:
a) Khái niệm:
Thực chất của quản lý Kinh tế vĩ mô là quá trình thiết kế mục tiêu quản
lý và căn cứ vào đó mà sử dụng công cụ quản lý hiện hữu và phương pháo quản lýthích hợp để điều tiết sự vận hành của nền kinh tế quốc dân theo quỹ đạo và mụctiêu đã định Mục tiều quản lý đề ra dù cho chính xác và khả thi đến đâu đi nữa,nhưng nếu không có công cụ quản lý tương ứng thì cũng không thể thực hiện được,vẫn chỉ là những mục tiêu quản lý trên lý thuyết, chứ chưa phải là mục tiêu quản lýtrong hiện thực
Công cụ quản lý của Nhà nước về kinh tế là tổng thể những phươngpháp hữu hình và vô hình mà Nhà nước sử dụng để tác động lên mọi chủ thể kinh tếtrong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu quản lý kinh tế quốc dân
b) Đặc tính của quản lý nhà nước về kinh tế:
Tính chủ thể: chủ thể sử dụng công cụ quản lý của nhà nước vè kinh tế
là các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế, chứ không phải là cơ quan quản lý Nhànước bất kỳ, và càng không phải là các chủ thể tham gia quản lý kinh tế quốc dân,
Tính mục đích: mục đích sử dụng công cụ quản lý của Nhà nước vèKinh tế là nhằm thực hiện mục tiều quản lý kinh tế vĩ mô, chứ không phải là mụctiêu quản lý của từng ngành, từng vùng, từng địa phương
Tính hệ thống: công cụ quản lý nhà nước về kinh tế về kinh tế là 1 hệthống bao gồm nhiều loại chủng loại, trong đó có công cụ quản lý hữu hình và công
cụ quản lý vô hình, công cụ quản lý trực tiếp và công cụ quản lý gián tiếp Cươnglĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội chủ trương “ xó bỏtriệt để cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có
sự quản lý củ nhà nước bằng pháp luật và các công cụ khác”
2 Các công cụ quản lý Nhà nước về Kinh tế:
a) Pháp luật:
Khái niệm: pháp luật thường được hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự
có tính chất bắt buộc chung (quy phạm pháp luật) thể hiện ý chí của giai cấp thốngtrị và cộng đồng XH, do Nhà nước đặt ra thực thi và bảo vệ, nhằm mục tiêu bảo toàn
và phát triển XH theo các đặc trưng đã định
Tại sao cần phải có pháp luật: Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng Nó là phương tiện không thể thiếu bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý Nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi
Trang 2trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hoá đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới.
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, việc tăng cường vai trò củapháp luật được đặt ra như một tất yếu khách quan Điều đó không chỉ nhằm mụcđích xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, mà còn hướng đến bảo vệ
và phát triển các giá trị chân chính, trong đó có ý thức đạo đức
Trong quá trình phát triển lịch sử nhân loại, cùng với Nhà nước, pháp luật
ra đời nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội Bên cạnh đạo đức và dư luận xã hội,pháp luật là công cụ quản lý xã hội chủ yếu của Nhà nước
Giữa đạo đức và pháp luật luôn có mối quan hệ qua lại, tác động tương hỗlẫn nhau Để nâng cao vai trò và phát triển ý thức đạo đức, ngoài các biện pháp tíchcực khác, thì không thể thiếu vai trò của pháp luật và ý thức pháp quyển Pháp luậtcàng chặt chẽ, càng đầy đủ và được thi hành nghiêm chỉnh thì đạo đức càng được đềcao, khả năng điều chỉnh và giáo dục của đạo đức càng được mở rộng và ảnh hưởngmột cách toàn diện, tích cực đến mọi hành vi, mọi mối quan hệ giữa con người vớicon người, giữa con người với xã hội
Từ khi xuất hiện, pháp luật luôn gắn với giai cấp cầm quyền Đối với xã hội
có phân chia và đối kháng giai cấp, mọi hoạt động của đời sống xã hội được đưa vàotrong khuôn khổ pháp luật nhằm mang lại lợi ích cho giai cấp thống trị Trên thực
tế, pháp luật của những Nhà nước gắn với giai cấp tiên tiến của thời đại thì thườngphù hợp với xu hướng phát triển tiến bộ, vì nó bao hàm những chuẩn mực, nhữngquy định nhằm bảo vệ lợi ích chân chính và phẩm giá con người Ngược lại, nếupháp luật của Nhà nước gắn với giai cấp đang suy tàn, không còn vai trò lịch sử thìthường chứa đựng yếu tố trì trệ, bảo thủ, đi ngược lại lợi ích chân chính Trongtrường hợp như vậy, pháp luật sẽ không phản ánh được những yêu cầu đạo đức tiến
bộ, phù hợp với xu hướng phát triển khách quan của thời đại
Trước đây, trong lịch sử, Nho giáo đã lấy đạo đức để răn dạy con người.Với chủ trương "đức trị", Nho giáo đã "đạo đức hoá chính trị” và đề cao, thậm chíđến mức tuyệt đối hoá việc quản lý xã hội bằng cách nêu gương, cảm hoá, làm chodân chúng an tâm và từ đó, hy vọng tạo nên sự ổn đình xã hội Tuy nhiên, bên cạnhnhững ảnh hưởng to lớn, tích cực đối với đời sống xã hội, Nho giáo cũng có nhữngmặt hạn chế, tiêu cực và bảo thủ
Đối lập với chủ trương "đức trị" là tư tưởng "pháp trị" Thực tế cho thấy, đãtừng có những vị vua đùng pháp luật để cai trị đất nước Với chủ trương "pháp trị",
họ đã có những chính sách thiết thực, thưởng phạt phân minh, đưa xã hội đi vàocuộc sống có quy củ, vận hành theo khuôn khổ của phép nước Tuy nhiên, cả tưtưởng "đức trị" và "pháp trị" thời phong kiến, bên cạnh mặt tích cực, đều có tính
Trang 3chất phiến diện Thực ra, những tư tưởng ấy chỉ là những biện pháp khác nhau màcác thế lực thống trị sử dụng để củng cố địa vị và quyền lực của mình.
Trong xã hội không còn đối kháng giai cấp, Nhà nước là người đại điện chonhân dân lao động Cho nên, hoạt động của Nhà nước và hệ thống pháp luật tự thân
đã bao hàm trong đó ý nghĩa đạo đức Trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn,pháp luật luôn có vai trò bảo vệ các giá trị chân chính, bảo vệ các quyền lợi chínhđáng của con người, đồng thời, tạo điều kiện cho con người phát huy những nănglực thực tiễn của mình Việc thực thi pháp luật cũng đồng nghĩa với việc đảm bảotrên thực tế các quyền thiêng liêng của con người, sự tôn trọng các giá trị xã hội.Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, thể hiện đúng đắn ý chí và nguyện vọng của sốđông, phù hợp với xu thế vận động của lịch sử sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển vàtiến bộ xã hội Do đó, pháp luật cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo
vệ nền đạo đức của xã hội Có thể nói, pháp luật là phương tiện không thể thiếuđược cho sự tồn tái bình thường của xã hội nói chung và nền đạo đức nói riêng Bởi
lẽ, "pháp luật bao giờ cũng là một trong những biện pháp để khẳng định một chuẩnmực đạo đức và biến nó thành thói quen Chuẩn mực càng khó khẳng định baonhiêu thì vai trò của pháp luật càng quan trọng bấy nhiêu Vì vậy, không thể buônglỏng pháp luật nếu việc này chưa được chuẩn bị bằng sự tiến bộ đạo đức của xãhội"
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa hiện nay,yêu cầu đặt ra đối với pháp luật là phải tác động tích cực đến nền đạo đức của xãhội Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi cá nhân trong hoạtđộng của mình phải tính toán chặt chẽ những điều kiện khách quan và hiệu quả kinh
tế Khi đời sống kinh tế - xã hội đã và đang có những chuyển biến lớn, thì quan hệgiữa con người với con người không thể chỉ là "mối quan hệ trực tiếp, cảm tính, chủyếu vẫn bị chi phối bởi những nguyên tắc và chuẩn mực của sự phát triển ưu trội vềđạo đức” như trước đây, mà nó cần được bổ sung những chuẩn mực, những giá trịmới, như tính kinh tế, tính hiệu quả Ngay cả việc đánh giá đạo đức cũng cần phảidựa trên các tiêu chí mới đó, ngoài các thước đo vốn có
Đối với nước ta hiện nay, việc tăng cường vai trò của pháp luật, tạo môitrường thuận lợi cho sự hình thành và phát triển ý thức đạo đức đã trở thành mộttrong những yêu cầu cấp thiết Quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thịtrường, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng như xã hội dân sự đòi hỏiphải tích cực hơn nữa trong việc đưa pháp luật vào đời sống, hình thành và pháttriển ý thức pháp luật, đồng thời, xã hội hóa tri thức, nâng cao trình độ dân trí, tạo
cơ sở nâng cao đạo đức lên trình độ duy lý pháp lý và khoa học, chuyển thói quenđiều chỉnh xã hội theo “lệ”, chủ yếu là sự cảm thông sang điều chỉnh xã hội bằngpháp luật trên nguyên tắc công bằng và bình đẳng xã hội Trong quan niệm về chuẩngiá trị và đánh giá đạo đức, tính khách quan, khoa học và duy lý thay cho sự tuỳ tiệnvấn dựa trên cơ sở kinh nghiệm, duy cảm, duy tình Sự điều chỉnh xã hội bằng pháp
Trang 4luật (với nguyên tắc tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật) làm cho mọithành viên trong xã hội có thể tự do phát huy khả năng sáng tạo của mình trong môitrường lành mạnh - môi trường vận hành có trật tự, nền nếp, kỷ cương của một xãhội năng động, phát triển và văn minh Đó cũng chính là nhu cầu tình cảm, là tráchnhiệm và yêu cầu đạo đức đối với mỗi công dân trong giai đoạn mới.
Công cuộc đổi mới ở nước ta đang diễn ra trong điều kiện của cuộc cáchmạng khoa học và công nghệ hiện đại Thực tế đó luôn đòi hỏi và thúc đẩy nâng caotrình độ dân trí, trình độ nghề nghiệp cho lực lượng lao động và xã hội hóa tri thứckhoa học Từ đó, trình độ nhận thức của mỗi cá nhân và của toàn xã hội cũng đượcnâng lên, làm cho khả năng điều chỉnh của đạo đức cũng biến đổi và phát triển theochiều hướng tích cực Sự biến đổi đó được biểu hiện ở tính duy lý cao hơn trongviệc đánh giá, lựa chọn những giá trị và chuẩn mực đạo đức Mỗi người trong hoạtđộng của mình đã có ý thức hơn trong việc tôn trọng pháp luật, có bản lĩnh hơntrong đấu tranh vì công bằng và lẽ phải, biết trân trọng và hướng tới cái đúng, cái tốt
và cái đẹp Có thể nói, việc chuyển sự điều chỉnh mối quan hệ giữa cá nhân và xãhội với thói quen theo "lệ”, và nặng về đạo đức sang điều chỉnh bằng pháp luật, đềcao tính nhân bản là một trong những chuyển biên quan trọng nhất trong đời sông xãhội Bởi lẽ, việc hình thành ý thức pháp luật của mỗi công dân là điều kiện để nângcao ý thức đạo đức và năng lực thực hiện những hành vi đạo đức của mỗi cá nhân,đồng thời là cơ sở để phát triển đạo đức của xã hội
Chúng ta đã biết, cả pháp luật và đạo đức đều góp phần bảo vệ các giá trịchân chính, đều liên quan đến hành vi và đụng chạm đến lợi ích của con người và xãhội Pháp luật tham gia điều chỉnh quan hệ xã hội bằng những quy phạm, điềukhoản quy định các quyền và nghĩa vụ của chủ thể Các quy phạm pháp luật quyđịnh chi tiết các hành vi được phép và hành vi bị cấm đoán Đồng thời, chúng cònxác định cụ thể các cách cư xử lẫn những hình phạt sẽ áp dụng nếu chủ thể vi phạm.Ngoài ra, pháp luật còn thực hiện điều chỉnh mối quan hệ giữa con người và xã hộibằng sự bắt buộc, cưỡng chế từ bên ngoài Trong khi đó, đạo đức lại điều chỉnh cácmối quan hệ bằng dư luận xã hội, bằng sự giác ngộ và sự thôi thúc từ bên trong Sựkhác biệt nhưng lại thống nhất này là cơ sở để pháp luật và đạo đức bổ sung và hỗtrợ cho nhau Do vậy, có thể nói, pháp luật không những là công cụ để quản lý Nhànước, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự hình thành và phát triển ý thức đạođức
Thực tế những năm vừa qua ở nước ta cho thấy, hệ thống pháp luật và việcthi hành pháp luật đã có những tác động rõ rệt đến đời sống xã hội Những quy địnhtrong Hiến pháp, trong các luật và văn bản dưới luật luôn đề cao tính nhân đạo vànhân văn bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của Nhà nước mà nhân dân là chủ và donhân dân làm chủ Nói đúng hơn, đó là hệ thống pháp luật phục vụ cho việc thực thicác lợi ích cơ bản của con người, đặc biệt là lợi ích của người lao động Vì vậy, cácnguyên tắc định hướng cho việc xây dựng nội dung của hệ thống pháp luật, như
Trang 5công bằng, nhân đạo, vì sự phát triển tiến bộ của con người và xã hội cũng chính
là những nguyên tắc đạo đức cơ bản mà nhân loại tiến bộ đã, đang và sẽ hướng tới
Có thể nói, pháp luật sẽ góp phần rất lớn trong việc hình thành ý thức tôn trọng vàchấp hành những quy phạm chung, giúp con người có những hành vi ứng xử vănminh, phù hợp với chiều hướng phát triển tiến bộ của thời đại
Trong hệ thống văn bản pháp luật của nước ta, kể cả Hiến pháp, các bộ luật
và văn bản dưới luật thường có nhiều quy phạm pháp luật ghi nhận những giá trị,những chuẩn mực đạo đức Đặc biệt, Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định: "Nghiêmtrị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân, xây dựng đấtnước giàu mạnh, thực hiện công bằng xã hội, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do,hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện" Ngoài ra, các bộ luật, như Bộ luậthình sự, Bộ luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, Luật bảo vệ và chăm sóc trẻem đều được xây dựng trên cơ sở những chuẩn mực đạo đức truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc Vì vậy, có thể nhấn mạnh rằng, pháp luật vừa là công cụ hữu hiệu trongviệc bảo tồn những giá trị truyền thông, vừa góp phần bồi đắp nên những giá trị mớitrong đó có ý thức đạo đức Việt Nam vốn là một nước kém phát triển, lại đangchuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường Trong điều kiện như vậy, sự ít hiểubiết về pháp luật của một bộ phận nhân dân cùng với những bất cập của hệ thốngpháp luật đã dẫn đến tình trạng vi phạm kỷ cương xã hội, coi thường pháp luật Nạntham nhũng và các hành vi làm ăn bất lương, vượt ra ngoài khuôn khổ của pháp luậtđang ngày càng gia tăng Những biểu hiện xuống cấp và suy thoái đạo đức, đặc biệt
là "ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ có chức, cóquyền" đang là nỗi bất bình của toàn xã hội Thực tế nhức nhối đó bắt nguồn từnhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do pháp luật chưa đầy đủ hoặc thiếuchặt chẽ và việc thi hành pháp luật còn chưa nghiêm, chưa công bằng Trong bốicảnh như vậy, luật pháp cần phải tỏ rõ sức mạnh của mình để lập lại trật tự, kỷcương Bởi lẽ, nếu đạo lý không đủ mạnh để thuyết phục thì pháp lý phải ra tay Nếu
dư luận xã hội chưa đủ độ để lên án thì luật pháp phải kết án"
Những năm gần đây, các cơ quan chức năng đã nỗ lực trong việc thanh tra,khám phá và đưa ra xét xử công khai nhiều vụ trọng án, kiên quyết trừng trị thíchđáng những kẻ phạm tội, thu lại cho đất nước một lượng lớn tài sản Việc làm đókhông những được dư luận xã hội đồng tình, ủng hộ cái đúng, cái thiện, lên án cáisai, bài trừ cái ác, mà còn chứng tỏ vai trò vô cùng quan trọng của luật pháp trongviệc bảo vệ nền đạo đức và lành mạnh hóa đời sung xã hội Có thể nói, trong tiếntrình đổi mới đất nước, pháp luật đã góp phần đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế,duy trì và tạo được một số chuyển biến khả quan về mặt xã hội, góp phần không nhỏtrong việc củng cố tiềm lực quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn
xã hội, tạo thế và lực đưa nước ta từng bước hội nhập với thế giới Chúng ta cũngđang từng bước xây dựng sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống luật pháp chophù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới Nhiều văn bản pháp luật và dưới luật đượcban hành và đang đi vào cuộc sống, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân Điều
Trang 6đó càng khẳng định một thực tế là, nếu như pháp luật ngày một hoàn thiện hơn, hoạtđộng tuyên truyền pháp luật được phổ biến rộng rãi hơn và việc thực hiện ngày càngnghiêm minh hơn thì ý thức pháp luật sẽ được nâng cao hơn, sự định hướng hành vicho mọi công dân cũng sẽ tốt hơn.
Tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống pháp luật của Nhà nước ta vẫn còn thiếunhững quy định cần thiết trong lĩnh vực quản lý kinh tế và các quy định về quyền cơbản của công dân Việc phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được chú trọng nếu nhưkhông nói là còn bị xem nhẹ Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hànhluật của các cơ quan chức năng còn nhiều bất cập những kinh nghiệm xây đựng hệthống pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật còn nhiều hạn chế Tâm lý tiểunông, thói quen của người sản xuất nhỏ làm cho nhiều người còn mang nặng tưtưởng phép vua thua lệ làng" Điều đó lý giải tại sao trong đời sống xã hội vẫn cònkhông ít người chưa có thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.Trước đây, lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: pháp luật khôngphải là để trừng trị con người, mà là công cụ bảo vệ, thực hiện lợi ích của con người.Đáng tiếc là ở nước ta, vẫn còn một bộ phận dân chúng coi pháp luật là sự trói buộcmình nên đã có tâm lý trốn tránh pháp luật Thực tế đó cũng làm cho việc thực thipháp luật càng trở nên phức tạp hơn và chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.Ngoài ra, đội ngũ cán bộ trực tiếp thực thi luật pháp chưa thực sự công tâm, nghiêmminh, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật và tình trạng pháp luật bị buônglỏng đã tạo điều kiện cho những hiện tượng phản đạo đức xuất hiện, gây ảnh hưởngxấu đến việc xây dựng các quan hệ xã hội lành mạnh và tiến bộ
Pháp luật không loại trừ một ai và không phân biệt đối xử với bất kỳ ai.Đứng trước pháp luật thì mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau Phápluật là công cụ hữu hiệu để quản lý xã hội, điều chỉnh hành vi của con người theohướng ngăn chặn, đẩy lùi cái xấu, cái ác và khuyến khích, nâng đỡ, phát huy cái tốt,cái thiện vốn có trong mỗi con người Việc thực thi pháp luật là nhằm xây đựng một
xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, tiến bộ vì con người và cho con người Vớiquan niệm như vậy, pháp luật và việc thực thi pháp luật là môi trường nuôi dưỡng
và phát triển các giá trị chân chính, trong đó có ý thức đạo đức
Công cuộc đổi mới ở nước ta đang đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có vấn đềphải tăng cường hơn nữa vai trò của pháp luật Việc nâng cao vai trò, hiệu quả củapháp luật không chỉ nhằm lập lại trật tự, kỷ cương xã hội, mà còn tạo môi trườngthuận lợi cho việc hình thành và phát triển ý thức đạo đức mới Để làm được điều
đó, đòi hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ nhiều biện pháp quan trọng
Trước hết, cần phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc hơn nữa vai tròcủa pháp luật trong việc xây đựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Nhậnthức đầy đủ vấn đề này là một quá trình khó khăn và lâu đài Trải qua thực tiễn xâydựng chủ nghĩa xã hội, Đại hội VIII của Đảng đã nhấn mạnh rằng, cần phải "tăng
Trang 7cường pháp chế, xây đựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quản
lý xã hội bằng pháp luật" Gần đây, Đại hội X của Đảng đã khẳng định rằng, chúng
ta cần "Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảođảm nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân, quyền lực Nhànước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiệnquyền lập pháp, hành pháp và tư pháp" Điều đó cho thấy, việc xây dựng và từngbước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền đang trở thành vấn đề thực sự có ý nghĩa cấpbách trong điều kiện và yêu cầu phát triển mới của đất nước Bởi vì, đây là vấn đềkhông những góp phần tăng cường cơ sở pháp lý để người dân thực hiện quyền làmchủ của mình, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và nuôi dưỡng ýthức đạo đức mới
Thứ hai, chúng ta cần phải xây dựng đồng bộ và hoàn thiện hệ thống phápluật Phương châm chỉ đạo của Đảng ta là: "Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính
cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật" Vấn đề này có liên quanchặt chẽ với việc nghiên cứu các giá trị, đặc biệt là các giá trị truyền thống Thôngqua quá trình đó, chúng ta có thể lựa chọn các chuẩn mực, các giá trị phù hợp đểluật hóa chúng, biến thành những quy phạm chung của xã hội mà mỗi công dân đều
có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh Có thể nói, đây là vấn đề có ý nghĩaquan trọng và thực sự cấp bách trong quá trình xây dựng một xã hội tiến bộ, vănminh ở nước ta hiện nay
Thứ ba, để nâng cao vai trò và hiệu quả của hệ thống pháp luật, ngoài cácbiện pháp trên, cần phải quan tâm đến chất lượng của các cơ quan làm luật và độingũ cán bộ thực thi pháp luật Thực tế những năm vừa qua cho thấy, đội ngũ cán bộtrực tiếp thực thi pháp luật không những còn thiếu và yếu về năng lực, thiếu ý thứctrách nhiệm, mà còn thiếu cả cái tâm của con người Đã có không ít trường hợp cán
bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm những việc trái với chính sách và pháp luật, xử
lý không nghiêm những trường hợp vi phạm, thậm chí chính bản thân họ cũng viphạm pháp luật Do vậy, việc nâng cao chất lượng của các cơ quan này cũng nhưxây dựng đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước đang là đòi hỏi cấp bách hiện nay
Thứ tư, để tăng cường vai trò của pháp luật thì việc thực thi pháp luật phảinghiêm minh, công bằng Đứng trước pháp luật, mọi công dân đều bình đẳng cả vềquyền và nghĩa vụ Tất cả mọi hành động vi phạm pháp luật đều phải bị xử lýnghiêm khắc Trước đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh rằng, hiệu lực củapháp luật chỉ có được khi mọi người nghiêm chỉnh chấp hành Trong thực thi phápluật, về phía Nhà nước, việc tổ chức thực hiện phải nghiêm minh, thưởng phạt phải
rõ ràng, về phía công dân, tất cả mọi người không loại trừ ai đều có nghĩa vụ, tráchnhiệm thực hiện đúng pháp luật, có ý thức tôn trọng pháp luật
Trang 8Thứ năm, cần tổ chức tốt việc đưa pháp luật vào đời sống thông qua hoạtđộng giáo dục pháp luật Bởi vì, một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh vẫn chưa thểđem lại hiệu quả cao nếu những quy định của nó không được mọi người biến thànhhành động trong thực tế Trước đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở: việccông bố đạo luật chưa phải là đã xong, mà còn phải tuyên truyền giáo dục lâu dàimới thực hiện được tốt Theo Người, việc giáo dục pháp luật là một trong nhữngcông đoạn hết sức quan trọng Nó không chỉ giúp nâng cao ý thức pháp luật chongười dân, mà còn tạo ra khả năng hình thành những nhu cầu, tình cảm, nhữngchuẩn mực mới, đồng thời, góp phần củng cố ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm đạođức, ngăn chặn các biểu hiện xâm phạm lợi ích chính đáng của người khác, khuyếnkhích những hành vi hợp pháp và hợp đạo lý.
Ngoài ra, để tạo môi trường thuận lợi cho việc hình thành ý thức đạo đức,cần phải đẩy mạnh hơn nữa các chương trình kinh tế - xã hội, như xoá đói giảmnghèo, tạo công ăn việc làm, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng phải khắc phục nhữngthiếu sót trong các chính sách quản lý kinh tế - xã hội, tiếp tục bổ sung, hoàn thiệncác văn bản pháp luật cho phù hợp với yêu cầu của đất nước và bối cảnh quốc tế.Mặt khác, cũng cần phải tăng cường hơn nửa lực lượng, phương tiện, kinh phí chocác cơ quan bảo vệ pháp luật, xây dựng các cơ quan này thực sự trong sạch, vữngmạnh
Văn bản quy phạm pháp luật: hiện tại hệ thống văn bản quy phạm phápluật (2008) bao gồm
Văn bản luật: Hiến pháp, Luật
Văn bản dưới Luật:
Nghị quyết của Quốc Hội
Pháp lệnh, nghị quyết của UBTV QH
Nghị định của CP
Lệnh, nghị quyết của chủ tịch nước
Quyết định của thủ tướng chính phủ, tổng kiểm toán nhà nước
Nghị quyết của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, hội đồngnhân dân
Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
Nghị quyết liên tịch giữa ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chínhphủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội
Thông tư liên tịch giữa Chánh án tòa án nhân dân tối cao với Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
bộ với Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tốicao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
Trang 9 Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND,UBND.
Những hạn chế trong quản lý nhà nước đối với nền KT:
Các văn bản pháp luật chồng chéo, rất khó để người dân phải thực hiệnnhư thế nào
Hơn nữa đa số các văn bản giải thích pháp luật do cấp bộ giải quyết.điều này làm cho tính thống nhất cũng như tính chặt chẽ và công bằng của PL vì nóảnh hưởng đến lợi ích của các bên Bên thực thi cũng như bên chấp hành Đôi khi vìlợi ích của mình mà làm người chấp hành hiểu sai hoặc hiểu không đúng về PL
Tuy vậy trong 15 năm đổi mới và mở cửa, nhà nước ta đã có nhiều tiến bộtrong công tác lập pháp cũng như trong công tác hành pháp, góp phần tích cực đẩynền kinhh tế
Kinh tế chuyển mạnh sang hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng
XH chủ nghĩa Để khắc phục các vấn đề tồn tại nêu trên hệ thống pháp luật trongquản lý nhà nước về kt của nhà nước ta cần được đổi mới và theo 2 phương hướngsau:
Nghiên cứu và ban hành các đạo luật liên quan đến việc lập môi trườngpháp lý chính thức ổn định cho sự hình thành và phát triển các quan hệ kinh tế thịtrường
Chúng ta cũng đã rất thành công trong cơ chế 1 cửa tạo thuận lợi cho cácnhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp
Quán triệt đầy đủ nguyên tắc bình đẳng trong quá trình xây dựng vàthục thi hệ thống pháp luật trong quản lý nhà nước về kinh tế
Kế hoạch
1. Khái niêm: theo nghĩa hẹp là phương án hành động trong tương lai,theo nghĩa rộng là quá trình xây dựng, quán triệt, chấp hành và giám sát kiểm traviệc thực hiện phương án hành động trong tương lai Kế hoạch với tính cách là công
cụ quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước bản thân là một hệ thống bao gồm nhiều hoạtđộng
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội: là đường lôi chung tổng quát vàgiải pháp chủ yếu tổng thể để phát triển kinh tế xh của đất nước trong 1giai đoạnnhất định ở nước ta thường là 10 năm
Trang 10Ví du: DỰ THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
2011 - 2020
Đại hội Đảng lần thứ XI quyết định Chiến lược tiếp tục đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dântộc, xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủnghĩa
I - TÌNH HÌNH ĐẤT NƯỚC VÀ BỐI CẢNH QUỐC TẾ
1 Tình hình đất nước
Trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010,chúng ta đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất lànhững tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực vàtoàn cầu, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi tìnhtrạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình
Nhiều mục tiêu chủ yếu của Chiến lược 2001-2010 đã được thực hiện, đạtbước phát triển mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất Kinh tế tăng trưởngnhanh, đạt tốc độ bình quân 7,2%/năm Năm 2010 tổng sản phẩm trong nước bìnhquân đầu người đạt 1.200 USD Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực.Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được hoàn thiện.Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt thành tựu quan trọng trên nhiều mặt Đời sống vậtchất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; dân chủ trong xã hội tiếp tụcđược mở rộng Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững Côngtác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả góp phần tạomôi trường hòa bình, ổn định và tăng thêm nguồn lực cho phát triển đất nước
Diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi Thế và lực của nước ta vữngmạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo ranhững tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng caochất lượng cuộc sống của nhân dân
Đạt được những thành tựu nêu trên là nhờ phát huy được sức mạnh toàndân tộc, sự nỗ lực phấn đấu vượt bậc, năng động sáng tạo của toàn dân, toàn quân,
Trang 11cộng đồng doanh nghiệp và của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo đúng đắn củaĐảng, sự quản lý điều hành có hiệu quả của Nhà nước.
Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng Kinh
tế phát triển chưa bền vững, chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnhtranh của nền kinh tế còn thấp, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc Huyđộng và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn hạn chế Tăng trưởng kinh tế còn dựanhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theochiều sâu Các lĩnh vực văn hóa, xã hội còn nhiều bất cập, một số mặt còn bức xúc.Môi trường ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng Thể chế kinh tế thị trường, chấtlượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm nghẽn cản trở sự pháttriển Nền tảng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưađược hình thành đầy đủ Vẫn đang tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị -
xã hội và đe dọa chủ quyền quốc gia
Những hạn chế, yếu kém trên đây có phần do nguyên nhân khách quan,nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu Tư duy phát triển kinh tế - xã hội vàphương thức lãnh đạo của Đảng chậm đổi mới, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triểnđất nước Hệ thống pháp luật và quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn bất cập
Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều hạn chế Tổ chức thực hiệncòn nhiều yếu kém, chưa tạo được chuyển biến mạnh trong việc giải quyết có hiệuquả những khâu đột phá, then chốt và những vấn đề xã hội bức xúc Quyền làm chủcủa nhân dân chưa được phát huy đầy đủ Kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm Thamnhũng, lãng phí còn nghiêm trọng, chưa được đẩy lùi
Từ thực tiễn phát triển đất nước và kết quả thực hiện Chiến lược 10 nămqua có thể rút ra các bài học chủ yếu:
Một là, phát huy dân chủ, khơi dậy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc,
kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, huy động và sử dụng có hiệu quảmọi nguồn lực cho phát triển đất nước
Hai là, đặc biệt coi trọng chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sự phát
triển, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ vàchất lượng tăng trưởng
Trang 12Ba là, bảo đảm độc lập tự chủ và chủ quyền quốc gia, giữ vững ổn định
chính trị - xã hội, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tạo môi trường thuận lợi chophát triển đất nước
Bốn là, bảo đảm gắn kết chặt chẽ, hiệu quả giữa tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy đầy đủ quyền làm chủcủa nhân dân
2 Bối cảnh quốc tế
Nước ta bước vào thời kỳ chiến lược mới trong bối cảnh thế giới đang thayđổi rất nhanh, phức tạp và khó lường Trong thập niên tới, hòa bình, hợp tác và pháttriển tiếp tục là xu thế lớn, nhưng xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh giành tài nguyên,lãnh thổ, nạn khủng bố có thể gia tăng cùng với những vấn đề toàn cầu khác như đóinghèo, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, các thảm họa thiên nhiên buộc các quốc giaphải có chính sách đối phó và phối hợp hành động
Các nước ASEAN bước vào thời kỳ hợp tác mới theo Hiến chươngASEAN và xây dựng Cộng đồng dựa trên ba trụ cột: chính trị - an ninh, kinh tế, vănhóa - xã hội; hợp tác với các đối tác tiếp tục phát triển và đi vào chiều sâu; mặt khác,ASEAN cũng đang phải đối phó với những thách thức
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động và đanghình thành nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng hơn Tuy vậy, vẫn tiềm ẩnnhững nhân tố gây mất ổn định, nhất là tranh giành ảnh hưởng, tranh chấp chủquyền biển, đảo, tài nguyên
Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thứcbiểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rấtphức tạp Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn Quá trình quốc tếhóa sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng Việc tham gia vàomạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế
Sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nước càng trở thànhphổ biến Kinh tế tri thức phát triển mạnh và do đó, con người và tri thức trở thànhnhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia
Sau khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, thế giới sẽ bước vào một giaiđoạn phát triển mới Tương quan sức mạnh của các nền kinh tế và cục diện pháttriển toàn cầu thay đổi với sự xuất hiện những liên kết mới Vị thế của châu Á, nhất
Trang 13là Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới đang tăng lên Quá trình tái cấu trúc cácnền kinh tế và điều chỉnh các thể chế tài chính toàn cầu sẽ diễn ra mạnh mẽ, gắn vớinhững bước tiến mới về khoa học, công nghệ và sử dụng tiết kiệm năng lượng, tàinguyên Mặt khác, khủng hoảng còn để lại hậu quả nặng nề, chủ nghĩa bảo hộ trỗidậy trở thành rào cản lớn cho thương mại quốc tế Kinh tế thế giới tuy đã bắt đầuphục hồi nhưng đà tăng trưởng trong những năm đầu còn yếu, độ rủi ro và tính bấtđịnh còn rất lớn
Tình hình đất nước và bối cảnh quốc tế nêu trên tạo cho nước ta vị thế mớivới những thuận lợi và cơ hội to lớn cùng những khó khăn và thách thức gay gắttrong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ độc lập, chủquyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ trong thời kỳ chiến lược tới
II - QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
1 Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững làyêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược
Phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảođảm an ninh kinh tế Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hìnhtăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu,chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức Tăng trưởng kinh tếphải kết hợp hài hòa với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; nâng cao khôngngừng chất lượng cuộc sống của nhân dân Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn đicùng với bảo vệ và cải thiện môi trường Nước ta có điều kiện phát triển nhanh vàyêu cầu phát triển nhanh cũng đang đặt ra hết sức cấp thiết Phát triển bền vững là
cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bềnvững Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kếhoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội
Phải đặc biệt quan tâm giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường quốcphòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnhthổ để bảo đảm cho đất nước phát triển nhanh và bền vững
2 Đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Trang 14Kiên trì và quyết liệt thực hiện đổi mới Đổi mới trong lĩnh vực chính trịphải đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp, trọng tâm là hoàn thiện thểchế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới phương thức lãnh đạocủa Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mở rộng dân chủ trongĐảng và trong xã hội gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương để thúc đẩy đổi mới toàndiện, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc vì mục tiêu xây dựng nước ViệtNam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Coi việcthực hiện mục tiêu này là tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá hiệu quả của quá trình đổimới và phát triển
3 Thực hành dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển
Phải bảo đảm quyền con người, quyền công dân và các điều kiện để mọingười được phát triển toàn diện Nâng cao năng lực và tạo cơ chế để nhân dân thựchiện đầy đủ quyền làm chủ, nhất là dân chủ trực tiếp để phát huy mạnh mẽ mọi khảnăng sáng tạo và bảo đảm đồng thuận cao trong xã hội, tạo động lực phát triển đấtnước Phát huy lợi thế dân số và con người Việt Nam, nâng cao chất lượng nguồnnhân lực, chăm lo lợi ích chính đáng và không ngừng nâng cao đời sống vật chất,tinh thần của mọi người dân, thực hiện công bằng xã hội
4 Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Phải tháo gỡ mọi cản trở, tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng và phát triểnmạnh mẽ lực lượng sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ; huy động và
sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển Phát triển nhanh, hài hòa cácthành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp Phải tăng cường tiềm lực và nângcao hiệu quả của kinh tế nhà nước Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lựclượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, gópphần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phầnkinh tế cùng phát triển Phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đadạng mà nòng cốt là hợp tác xã Khuyến khích phát triển các hình thức tổ chức sảnxuất kinh doanh với sở hữu hỗn hợp mà chủ yếu là các doanh nghiệp cổ phần để loạihình kinh tế này trở thành phổ biến trong nền kinh tế, thúc đẩy xã hội hóa sản xuất
Trang 15kinh doanh và sở hữu Tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh, trở thànhmột động lực của nền kinh tế Khuyến khích kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài pháttriển theo quy hoạch.
Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch Phát triển đồng bộ, hoànchỉnh và ngày càng hiện đại các loại thị trường Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý
và phân phối, bảo đảm công bằng lợi ích, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế
tế sâu rộng và có hiệu quả
Phát triển lực lượng doanh nghiệp trong nước với nhiều thương hiệu mạnh,
có sức cạnh tranh cao để làm chủ thị trường trong nước, mở rộng thị trường ngoàinước, góp phần bảo đảm độc lập tự chủ của nền kinh tế Trong hội nhập quốc tế,phải luôn chủ động thích ứng với những thay đổi của tình hình, bảo đảm hiệu quả vàlợi ích quốc gia
III - MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC VÀ KHÂU ĐỘT PHÁ
1 Mục tiêu tổng quát
Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theohướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, đồng thuận, dân chủ, kỷ cương; đời sốngvật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thốngnhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tếtiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạnsau
2 Mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường
Trang 16a) Về kinh tế
Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất phùhợp, hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh Chuyển đổi
mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lýgiữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chấtlượng, hiệu quả Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện tái cấu trúc nềnkinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ gắn với các vùng kinh tế;thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp và điều chỉnh chiến lược thị trường; tăng nhanhhàm lượng nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp vàcủa cả nền kinh tế
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bìnhquân 7-8%/năm GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm
2010 GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000-3.200 USD
Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp,nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụchiếm khoảng 85% trong GDP Giá trị sản phẩm công nghệ cao đạt khoảng 45%trong tổng GDP Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trongtổng giá trị sản xuất công nghiệp Nông nghiệp có bước phát triển theo hướng hiệnđại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao Tỷ lệ lao động nôngnghiệp khoảng 30% lao động xã hội
Yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt ít nhất 35%; giảmtiêu hao năng lượng tính trên GDP 2,5-3%/năm Thực hành tiết kiệm trong sử dụngmọi nguồn lực
Kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, với một số công trình hiện đại Tỷ lệ đôthị hóa đạt trên 45% Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%
b) Về văn hóa, xã hội
Xây dựng xã hội đồng thuận, dân chủ, kỷ cương, công bằng, văn minh Đếnnăm 2020, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt nhóm trung bình cao của thế giới;tốc độ tăng dân số ổn định ở mức 1,1%; tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi; đạt 9 bác sĩ
và 26 giường bệnh trên một vạn dân (1), thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân; lao độngqua đào tạo đạt trên 70%, đào tạo nghề chiếm 55% tổng lao động xã hội; tỷ lệ hộnghèo giảm bình quân 2-3%/năm; phúc lợi, an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe
Trang 17cộng đồng được bảo đảm Thu nhập thực tế của dân cư gấp khoảng 3,5 lần so vớinăm 2010; thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa các vùng và nhóm dân cư Xóa nhà ởđơn sơ, tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 70%, bình quân 25m2 sàn xây dựng/người.
Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đến năm 2020, có một số lĩnh vực khoahọc và công nghệ, giáo dục, y tế đạt trình độ tiên tiến, hiện đại Số sinh viên đạt 450trên một vạn dân
Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gia đình tiến bộ,hạnh phúc; con người phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sángtạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật
c) Về môi trường
Cải thiện chất lượng môi trường Đến năm 2020, đưa tỷ lệ che phủ rừng lên45% Hầu hết dân cư thành thị và nông thôn được sử dụng nước sạch và hợp vệsinh 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh mới áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bịcác thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên 80% các cơ sở sản xuất kinh doanhhiện có đạt tiêu chuẩn về môi trường Các đô thị loại 4 trở lên và tất cả các khu côngnghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung 95% chất thải rắn thôngthường, 85% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn.Cải thiện và phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm nặng Hạn chế tác hại củathiên tai Chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biểndâng
Trang 18IV - ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN, ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG, CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ
1 Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảođảm ổn định kinh tế vĩ mô; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ và hiện đại là tiền đề quantrọng thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, ổnđịnh kinh tế vĩ mô
Tiếp tục đổi mới việc xây dựng và thực thi luật pháp bảo đảm cạnh tranhbình đẳng, minh bạch giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế Đổi mớicông tác quy hoạch, kế hoạch và điều hành phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường,đồng thời thực hiện tốt chính sách xã hội Thực hiện hệ thống cơ chế và chính sáchphù hợp, đặc biệt là cơ chế, chính sách tài chính, tiền tệ nhằm nâng cao chất lượngtăng trưởng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của nền kinh tế
Chính sách tài chính quốc gia phải động viên hợp lý, phân phối và sử dụng
có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; phân phối các lợi ích ngàycàng công bằng Tiếp tục hoàn thiện chính sách và hệ thống thuế, cơ chế quản lýgiá, pháp luật về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh, bảo vệ ngườitiêu dùng, các chính sách về thu nhập, tiền lương, tiền công Thực hiện cân đối ngânsách tích cực, bảo đảm tỷ lệ tích lũy hợp lý cho đầu tư phát triển; phấn đấu giảm dầnbội chi ngân sách Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tài chính đối với doanhnghiệp nhà nước Quản lý chặt chẽ việc vay và trả nợ nước ngoài; giữ mức nợ Chínhphủ và nợ quốc gia trong giới hạn an toàn Tăng cường vai trò giám sát ngân sáchcủa Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp
Chính sách tiền tệ phải chủ động và linh hoạt thúc đẩy tăng trưởng bềnvững, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền Hình thành đồng bộ khuôn khổpháp lý về hoạt động ngân hàng Mở rộng các hình thức thanh toán qua ngân hàng
và thanh toán không dùng tiền mặt Điều hành chính sách lãi suất, tỷ giá linh hoạttheo nguyên tắc thị trường Đổi mới chính sách quản lý ngoại hối, từng bước mởrộng phạm vi các giao dịch vốn, tiến tới xóa bỏ tình trạng sử dụng ngoại tệ làmphương tiện thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam Tăng cường vai trò của Ngân hàngNhà nước trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ Kết hợp chặt chẽchính sách tiền tệ với chính sách tài khóa Kiện toàn công tác thanh tra, giám sáthoạt động tài chính, tiền tệ
Trang 19Tôn trọng quyền tự do kinh doanh và bảo đảm bình đẳng giữa các thànhphần kinh tế Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanhnghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty; đẩy mạnh cổ phầnhóa doanh nghiệp nhà nước, hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh, đa sở hữu,trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối; phân định rõ quyền sở hữu của Nhànước và quyền kinh doanh của doanh nghiệp, hoàn thiện cơ chế quản lý vốn nhànước trong các doanh nghiệp Tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tập thể phát triển đadạng, mở rộng quy mô; có cơ chế, chính sách hợp lý trợ giúp các tổ chức kinh tếhợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, mở rộng thị trường, ứng dụng công nghệ mới,tiếp cận vốn Khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp, các hình thức tổchức sản xuất kinh doanh với sở hữu hỗn hợp, nhất là các doanh nghiệp cổ phần.Phát triển mạnh kinh tế tư nhân Thu hút đầu tư nước ngoài có công nghệ hiện đại,thân thiện môi trường và tăng cường sự liên kết với các doanh nghiệp trong nước.
Thực hiện Chương trình quốc gia về phát triển doanh nghiệp gắn với quátrình cơ cấu lại doanh nghiệp Hỗ trợ phát triển mạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Tạo điều kiện để hình thành các doanh nghiệp lớn, có sức cạnh tranh trên thị trường.Phát triển doanh nhân về số lượng và năng lực quản lý, có đạo đức và trách nhiệm
xã hội Tăng cường sự gắn bó mật thiết giữa người lao động và người sử dụng laođộng
Tạo lập đồng bộ và vận hành thông suốt các loại thị trường Phát triển thịtrường hàng hóa, dịch vụ theo hướng tự do hóa thương mại và đầu tư Phát triển thịtrường tài chính với cơ cấu hoàn chỉnh, quy mô tăng nhanh, phạm vi hoạt động mởrộng, vận hành an toàn, được quản lý và giám sát hiệu quả Phát triển và kiểm soát
có hiệu quả thị trường chứng khoán Phát triển lành mạnh thị trường bất động sản,
bổ sung hoàn chỉnh luật pháp, chính sách về đất đai, tạo điều kiện thuận lợi đểchuyển hóa đất đai thành nguồn lực quan trọng và có hiệu quả cho sự phát triển, bảođảm hài hòa các lợi ích của Nhà nước, của người giao lại quyền sử dụng đất và củanhà đầu tư Khắc phục tình trạng sử dụng lãng phí và tham nhũng đất công Pháttriển thị trường lao động, khuyến khích các hình thức giao dịch việc làm Phát triểnnhanh thị trường khoa học, công nghệ; khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động khoa học
và công nghệ theo cơ chế thị trường
2 Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, tạo nền tảng cho một nước công nghiệp
Trang 20Cơ cấu lại sản xuất công nghiệp cả về ngành kinh tế kỹ thuật, vùng và giátrị mới Tăng hàm lượng khoa học công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa trong sảnphẩm Phát triển có chọn lọc công nghiệp chế biến, chế tác, công nghiệp công nghệcao, công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim, hóa chất, công nghiệp quốcphòng Ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả năngtham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu thuộc các ngành công nghiệp côngnghệ cao, công nghiệp cơ khí, công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông,công nghiệp dược Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ Chú trọng phát triển côngnghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, năng lượng sạch và vật liệu mới đi đôi với
áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu Từng bước phát triển côngnghiệp sinh học và công nghiệp môi trường Tiếp tục phát triển phù hợp các ngànhcông nghiệp sử dụng nhiều lao động
Phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp và đẩy mạnh phát triển côngnghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy
mô lớn và hiệu quả cao; hoàn thành việc xây dựng các khu công nghệ cao và triểnkhai xây dựng một số khu nghiên cứu cải tiến kỹ thuật và đổi mới công nghệ Thựchiện phân bố công nghiệp hợp lý trên toàn lãnh thổ để bảo đảm phát triển cân đối,hiệu quả giữa các vùng
Phát triển ngành xây dựng đạt trình độ tiên tiến trong khu vực Nhanhchóng tiếp cận và làm chủ các công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực công nghiệpxây lắp đáp ứng yêu cầu xây dựng trong nước và đấu thầu quốc tế Phát triển mạnhcông nghiệp vật liệu xây dựng, nhất là vật liệu chất lượng cao
3 Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững
Khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để phát triển sản xuất hànghóa lớn với năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao Tăng nhanhsản lượng và kim ngạch xuất khẩu nông sản, nâng cao thu nhập, đời sống nông dân,bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia Xây dựng mô hình sản xuất kinhdoanh phù hợp với từng loại cây, con Khuyến khích tập trung ruộng đất; phát triểngia trại, trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp về quy mô và điều kiện củatừng vùng Gắn kết chặt chẽ, hài hòa lợi ích giữa người sản xuất, người chế biến vàngười tiêu thụ, giữa việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ với tổ chức sản xuất, giữa
Trang 21phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới Đổi mới cơ bản phương thức tổchức kinh doanh nông sản, trước hết là kinh doanh lúa gạo; bảo đảm phân phối lợiích hợp lý trong từng công đoạn từ sản xuất đến tiêu dùng Phát triển hệ thống khochứa nông sản, góp phần điều tiết cung cầu Tiếp tục đổi mới, xây dựng mô hình tổchức để phát triển kinh tế hợp tác phù hợp với cơ chế thị trường Kiểm soát chặt chẽviệc chuyển đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác
đi đôi với việc bảo đảm lợi ích của người trồng lúa và địa phương trồng lúa Bố trílại cơ cấu cây trồng, mùa vụ và giống phù hợp với nhu cầu thị trường và giảm thiệthại do thiên tai, dịch bệnh Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiệnđại trong sản xuất, chế biến, bảo quản; ưu tiên ứng dụng công nghệ sinh học để tạonhiều giống cây trồng, vật nuôi và quy trình sản xuất đạt năng suất, chất lượng vàhiệu quả cao, tăng nhanh giá trị gia tăng trên một đơn vị đất canh tác Hỗ trợ pháttriển các khu nông nghiệp công nghệ cao Đẩy mạnh chăn nuôi theo phương thứccông nghiệp, bán công nghiệp, bảo đảm chất lượng và an toàn dịch bệnh
Phát triển lâm nghiệp bền vững Quy hoạch rõ ràng và có chính sách pháttriển phù hợp các loại rừng: rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng với chấtlượng rừng được nâng cao Nhà nước đầu tư và có chính sách đồng bộ để quản lý vàphát triển rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, đồng thời bảo đảm cho người nhậnkhoán chăm sóc, bảo vệ rừng có cuộc sống ổn định Khuyến khích các tổ chức, cánhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng sản xuất; gắn trồng rừngnguyên liệu với công nghiệp chế biến ngay từ trong quy hoạch và dự án đầu tư; lấynguồn thu từ rừng để phát triển rừng và làm giàu từ rừng
Khai thác bền vững, có hiệu quả nguồn lợi hải sản, gắn với bảo đảm quốcphòng, an ninh và bảo vệ môi trường biển Phát triển nuôi trồng thủy sản theo quyhoạch, tập trung vào những sản phẩm có thế mạnh, có giá trị cao; xây dựng đồng bộkết cấu hạ tầng vùng nuôi; đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vàosản xuất và chế biến, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và đáp ứng yêucầu vệ sinh an toàn thực phẩm Xây dựng ngành thủy sản Việt Nam đạt trình độ tiêntiến trong khu vực
4 Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh
Phát triển khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn các khu vực sảnxuất và cao hơn tốc độ tăng GDP
Trang 22Tập trung sức phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng trithức và công nghệ cao như du lịch, hàng hải, hàng không, viễn thông, công nghệthông tin, y tế Hình thành một số trung tâm dịch vụ, du lịch có đẳng cấp khu vực.
Mở rộng thị trường nội địa, phát triển mạnh thương mại trong nước; đa dạng hóa thịtrường ngoài nước, khai thác có hiệu quả các thị trường có hiệp định mậu dịch tự
do, thị trường tiềm năng, tăng nhanh xuất khẩu, giảm nhập siêu, phấn đấu cân bằngxuất nhập khẩu Chủ động tham gia vào mạng phân phối toàn cầu, phát triển nhanh
hệ thống phân phối các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở cả trong và ngoài nước,xây dựng thương hiệu cho hàng hóa Việt Nam Đa dạng hóa sản phẩm và các loạihình du lịch, nâng cao chất lượng để đạt đẳng cấp quốc tế Hiện đại hóa và mở rộngcác dịch vụ có giá trị gia tăng cao như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứngkhoán, logistics và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác Phát triển mạnh dịch vụkhoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thông tin, thể thao, dịch vụviệc làm và an sinh xã hội
5 Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông
Hình thành cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trìnhhiện đại là một đột phá chiến lược, là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình cơ cấu lạinền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng Tập trung rà soát và hoàn chỉnh quyhoạch xây dựng kết cấu hạ tầng trong cả nước và trong từng vùng, nhất là giaothông, thủy điện, thủy lợi, bảo đảm sử dụng tiết kiệm các nguồn lực và hiệu quảkinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường
Nhà nước tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng đường bộ và đường sắt caotốc Bắc - Nam, một số cảng biển và cảng hàng không đạt đẳng cấp quốc tế, hạ tầng
đô thị tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Bằng mọi hình thức đầu tư, khuyếnkhích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư nước ngoài tham giaphát triển kết cấu hạ tầng Từng bước hình thành đồng bộ trục giao thông Bắc -Nam, các trục hành lang Đông - Tây bảo đảm liên kết các phương thức vận tải; xâydựng các tuyến đường bộ đối ngoại đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế
Phát triển đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống thủy lợi, chú trọngxây dựng và củng cố hệ thống đê biển, đê sông, các trạm bơm, các công trình ngănmặn và xả lũ Phát triển nhanh nguồn điện và hoàn chỉnh hệ thống lưới điện, đi đôivới sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, bảo đảm cung cấp đủ điện cho nhu cầu
Trang 23phát triển Hiện đại hóa ngành thông tin - truyền thông và hạ tầng công nghệ thôngtin Phát triển hệ thống cung cấp nước sạch và hợp vệ sinh cho đô thị, khu côngnghiệp và dân cư nông thôn Giải quyết cơ bản vấn đề thoát nước và xử lý nước thải
ở các đô thị
6 Phát triển hài hòa, bền vững các vùng, xây dựng đô thị và nông thôn mới
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và có cơ chế, chính sách phù hợp
để các vùng trong cả nước cùng phát triển, phát huy lợi thế của từng vùng, tạo sựliên kết giữa các vùng Thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, tạo độnglực, tác động lan tỏa đến các vùng khác; đồng thời, tạo điều kiện phát triển nhanhhơn các khu vực còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các vùng biên giới, hải đảo, TâyNam, Tây Nguyên, Tây Bắc và phía tây các tỉnh miền Trung Lựa chọn một số địabàn có lợi thế vượt trội, nhất là ở ven biển để hình thành một số khu kinh tế làm đầutàu phát triển Việc thực hiện các định hướng phát triển phải gắn với các giải pháp
về ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng để bảo đảm phát triển bềnvững
Vùng đồng bằng: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Hình thành cácvùng sản xuất hàng hóa tập trung trên cơ sở tổ chức lại sản xuất nông nghiệp và ápdụng các tiến bộ kỹ thuật Quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóalớn, đẩy mạnh thâm canh sản xuất lúa Hiện đại hóa công nghiệp bảo quản chế biến.Phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp.Phát triển các khu công nghiệp, các cụm, nhóm sản phẩm công nghiệp và dịch vụcông nghệ cao, tiết kiệm đất gắn với các đô thị lớn để hình thành các trung tâm kinh
tế lớn của cả nước, có tầm cỡ khu vực, có vai trò dẫn dắt và tác động lan tỏa đến sựphát triển các vùng khác
Vùng trung du miền núi: Phát triển mạnh sản xuất lâm nghiệp, cây côngnghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc tạo thành các vùng sản xuất hàng hóatập trung, trước hết là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu Bảo vệ
và phát triển rừng Khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, thủy điện và khoáng sản;xây dựng hồ chứa nước và phát triển thủy lợi nhỏ kết hợp thủy điện Khuyến khíchphát triển công nghiệp và dịch vụ có nhu cầu diện tích đất lớn Phát triển giao thôngnông thôn, bảo đảm đường ôtô tới các xã thông suốt bốn mùa và từng bước có
Trang 24đường ôtô đến thôn, bản Đẩy mạnh giảm nghèo, nâng cao đời sống đồng bào cácdân tộc thiểu số Đổi mới căn bản tổ chức quản lý nông, lâm trường quốc doanh.Chú trọng phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội tại các khu vực biên giới, nhất là tại cáccửa khẩu.
Vùng biển, ven biển và hải đảo: Phát triển mạnh kinh tế biển tương xứngvới vị thế và tiềm năng biển của nước ta, gắn phát triển kinh tế biển với bảo đảmquốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển Phát triển nhanh một số khu kinh
tế, khu công nghiệp ven biển, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp năng lượng,đóng tàu, xi măng, chế biến thủy sản chất lượng cao Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa,tạo thành các trung tâm kinh tế biển mạnh, tạo thế tiến ra biển, gắn với phát triển đadạng các ngành dịch vụ, nhất là các ngành có giá trị gia tăng cao như dịch vụ xuất,nhập khẩu, du lịch, dịch vụ nghề cá, dịch vụ dầu khí, vận tải Phát triển cảng biển,dịch vụ cảng và vận tải biển, sông - biển; phát triển các đội tàu, công nghiệp đóngmới và sửa chữa tàu biển Phát triển kinh tế đảo phù hợp với vị trí, tiềm năng và lợithế của từng đảo Quy hoạch và phát triển có hiệu quả nghề muối, bảo đảm nhu cầucủa đất nước và đời sống của diêm dân
Phát triển đô thị: Đổi mới cơ chế chính sách, nâng cao chất lượng và quản
lý chặt chẽ quy hoạch phát triển đô thị Từng bước hình thành hệ thống đô thị có kếtcấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường gồm một số thành phố lớn,nhiều thành phố vừa và nhỏ liên kết và phân bố hợp lý trên các vùng; chú trọng pháttriển đô thị miền núi, phát triển mạnh các đô thị ven biển
Phát huy vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và công nghệ của
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, vai trò của các trung tâm trên từng vùng và địaphương; tập trung vào phát triển nguồn nhân lực, phổ biến thông tin, truyền bá kiếnthức, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hình thànhnhững cụm nhóm sản phẩm, tạo hiệu ứng lan tỏa nhanh, hiệu quả cao trong sự gắnkết giữa sản xuất với thị trường từ trung tâm đến ngoại vi
Có chính sách để phát triển mạnh nhà ở cho nhân dân, nhất là cho các đốitượng chính sách và người có thu nhập thấp
Xây dựng nông thôn mới: Quy hoạch phát triển nông thôn gắn với pháttriển đô thị và bố trí các điểm dân cư Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làngnghề gắn với bảo vệ môi trường Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mớiphù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giaiđoạn; giữ gìn những nét đặc sắc của nông thôn Việt Nam Đẩy mạnh xây dựng kết
Trang 25cấu hạ tầng nông thôn Tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tưvào nông nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thuhút nhiều lao động Triển khai có hiệu quả Chương trình đào tạo 1 triệu lao độngnông thôn mỗi năm.
Thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ nhà ở cho người nghèo và các đốitượng chính sách, chương trình nhà ở cho đồng bào vùng bão, lũ; bố trí hợp lý dân
cư, bảo đảm an toàn ở những vùng ngập lũ, sạt lở núi, ven sông, ven biển
Hình thành và phát triển các hành lang, vành đai kinh tế và các cực tăngtrưởng có ý nghĩa đối với cả nước và liên kết trong khu vực: Tạo sự kết nối đồng bộ
về hệ thống kết cấu hạ tầng để hình thành trục kinh tế Bắc - Nam, các hành langkinh tế Đông - Tây, các hành lang kinh tế xuyên Á Hình thành các cụm, nhóm sảnphẩm công nghiệp, dịch vụ, kết nối các đô thị trung tâm dọc tuyến hành lang kinh
tế Xây dựng trung tâm hợp tác phát triển kinh tế lớn tại các cửa khẩu trên các hànhlang kinh tế
7 Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế
Tạo bước phát triển mạnh mẽ về văn hóa, xã hội Tăng đầu tư của Nhànước, đồng thời đẩy mạnh huy động các nguồn lực của xã hội để phát triển văn hóa,
xã hội Hoàn thiện hệ thống chính sách, kết hợp chặt chẽ các mục tiêu, chính sáchkinh tế với các mục tiêu, chính sách xã hội; thực hiện tốt tiến bộ, công bằng xã hộitrong từng bước, từng chính sách phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể, bảo đảmphát triển nhanh, bền vững
Nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của nhân dân Tạo cơ hội bìnhđẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi
xã hội Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo theo chuẩn mới phù hợpvới từng thời kỳ; đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức để bảo đảm giảmnghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khănkhác Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ có thu nhập trungbình khá trở lên Hạn chế phân hóa giàu nghèo
Hoàn thiện hệ thống chính sách và cơ chế cung ứng dịch vụ công cộngthích ứng với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Nhà nướckhông ngừng nâng cao mức bảo đảm các dịch vụ công cộng thiết yếu cho nhân dân
Trang 26Thực hiện tốt các chính sách về lao động, việc làm nhằm khuyến khích vàphát huy cao nhất năng lực của người lao động để lập nghiệp, làm giàu Bảo đảmquan hệ lao động hài hòa; cải thiện môi trường và điều kiện lao động Đẩy mạnh dạynghề và tạo việc làm Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đưa người laođộng Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài Phát triển hệ thống an sinh xã hội đadạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả Hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho các đốitượng chính sách, người nghèo, nhất là ở nông thôn và vùng đô thị hóa Phát triểnmạnh và đa dạng hệ thống bảo hiểm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảohiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Khuyến khích và tạo điều kiện thuậnlợi để người lao động tiếp cận và tham gia các loại hình bảo hiểm Thực hiện tốt cácchính sách ưu đãi và không ngừng nâng cao mức sống đối với người có công Mởrộng các hình thức trợ giúp và cứu trợ xã hội, nhất là đối với các đối tượng khókhăn.
Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, vừa phát huy những giátrị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xử lý tốt mốiquan hệ giữa kinh tế và văn hóa để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội,
là một động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế Tập trung xây dựngđời sống, lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh; coi trọng văn hóa trong lãnhđạo, quản lý, văn hóa trong kinh doanh và văn hóa trong ứng xử Chú trọng xâydựng nhân cách con người Việt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất,lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trong thế
hệ trẻ Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình Việt Nam tiến bộ,hạnh phúc; thực hiện tốt bình đẳng giới, sự tiến bộ của phụ nữ; chăm sóc và bảo vệquyền trẻ em Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân theo quyđịnh của pháp luật Khuyến khích tự do sáng tạo trong hoạt động văn hóa, văn họcnghệ thuật tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, có sức lan tỏa lớn, xứng đáng vớitầm vóc của dân tộc Xây dựng và nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, thểthao Coi trọng bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc Nâng cao mứchưởng thụ văn hóa của nhân dân
Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin, báo chí, internet, xuất bản Bảođảm quyền được thông tin và cơ hội tiếp cận thông tin của nhân dân, đặc biệt ở cácvùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, đẩymạnh xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa, thông tin, hình thành thị trường văn hóa lànhmạnh Kiên quyết chống các biểu hiện phi văn hóa, suy thoái đạo đức, lối sống Đẩymạnh phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; giảm tệ nạn ma túy, mại dâm;ngăn chặn có hiệu quả tai nạn giao thông Nâng cao chất lượng phong trào toàn dân
Trang 27đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; xây dựng xã, phường, khu phố, thôn, xómđoàn kết, dân chủ, kỷ cương, văn minh, lành mạnh.
8 Phát triển mạnh sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân
Tập trung phát triển mạnh hệ thống chăm sóc sức khỏe và nâng cao chấtlượng dịch vụ y tế Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa đểphát triển nhanh hệ thống y tế; củng cố mạng lưới y tế cơ sở Nâng cao năng lực củatrạm y tế xã, hoàn thành xây dựng bệnh viện tuyến huyện, nâng cấp bệnh viện tuyếntỉnh và tuyến trung ương Xây dựng thêm một số bệnh viện chuyên khoa có trình độcao tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số vùng Xây dựng một số cơ sởkhám chữa bệnh có tầm cỡ khu vực Khuyến khích các thành phần kinh tế thành lậpcác cơ sở y tế chuyên khoa có chất lượng cao Sớm khắc phục tình trạng quá tải ởcác bệnh viện lớn Đổi mới cơ chế hoạt động của các cơ sở y tế công lập theo hướng
tự chủ, công khai, minh bạch Bảo đảm cung cấp dịch vụ y tế công bằng, hiệu quả
và có chất lượng Chuẩn hóa chất lượng dịch vụ y tế, chất lượng bệnh viện từngbước tiếp cận với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế Đổi mới và hoàn thiện đồng bộ cácchính sách bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh và viện phí phù hợp, có lộ trình thực hiệnbảo hiểm y tế toàn dân Thực hiện tốt chính sách khám chữa bệnh cho các đối tượngchính sách, người nghèo và trẻ em, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Tăng cườngđào tạo và nâng cao chất lượng chuyên môn, y đức, tinh thần trách nhiệm của độingũ cán bộ y tế Phấn đấu đến năm 2020 tất cả các xã, phường có bác sĩ Phát triểnmạnh y tế dự phòng, không để xảy ra dịch bệnh lớn Tiếp tục kiềm chế và giảmmạnh lây nhiễm HIV Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng; nâng cao chất lượng vàhiệu quả bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm Phát triển nhanh công nghiệp dược vàthiết bị y tế Phát triển mạnh y học dân tộc kết hợp với y học hiện đại
Xây dựng và thực hiện chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóccon người Việt Nam Đẩy mạnh phát triển thể dục thể thao quần chúng và thể thaothành tích cao Thực hiện tốt các chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, duy trìmức sinh thay thế, bảo đảm cân bằng giới tính hợp lý, nâng cao chất lượng dân số.Đẩy mạnh xã hội hóa trong các lĩnh vực y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình và thểdục thể thao
Trang 289 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo
Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lựcchất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định quá trình cơ cấu lạinền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh dài hạn, bảođảm kinh tế - xã hội phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững Đặc biệt coi trọng pháttriển đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanhnghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn Đào tạonguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ pháttriển của các lĩnh vực, ngành nghề Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanhnghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhânlực theo nhu cầu xã hội Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chấtlượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn Chú trọng phát hiện, bồidưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức
Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu Tập trung nâng caochất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sángtạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáodục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế,trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộquản lý là khâu then chốt Đổi mới cơ chế tài chính; thực hiện kiểm định chất lượnggiáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh,kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội
Mở rộng giáo dục mầm non, hoàn thành phổ cập mầm non 5 tuổi Thựchiện phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở với chất lượng ngày càng cao.Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng dạy nghề và giáo dục chuyên nghiệp Ràsoát, hoàn thiện quy hoạch và thực hiện quy hoạch mạng lưới trường đại học và caođẳng trong cả nước Thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáodục đại học, bảo đảm cơ chế tự chủ gắn với nâng cao trách nhiệm xã hội của các cơ
sở giáo dục đào tạo Tập trung đầu tư xây dựng một số trường, khoa, chuyên ngànhmũi nhọn, chất lượng cao
Trang 29Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cảcác cấp, bậc học Tích cực chuẩn bị để từ sau năm 2015 thực hiện chương trình giáodục phổ thông mới Mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ Nhà nướctăng đầu tư, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động toàn xã hội chăm lo phát triểngiáo dục Phát triển nhanh và nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng khó khăn, vùngnúi, vùng đồng bào dân tộc Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng
xã hội học tập; mở rộng các phương thức đào tạo từ xa và hệ thống các trung tâmhọc tập cộng đồng Thực hiện tốt bình đẳng về cơ hội học tập và các chính sách xãhội trong giáo dục
10 Phát triển khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững
Hướng trọng tâm hoạt động khoa học, công nghệ vào phục vụ công nghiệphóa, hiện đại hóa, phát triển theo chiều sâu góp phần tăng nhanh năng suất, chấtlượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Thực hiện đồng bộ cácnhiệm vụ: nâng cao năng lực, đổi mới cơ chế quản lý, đẩy mạnh ứng dụng khoa học
và công nghệ
Tăng nhanh năng lực khoa học, công nghệ có trọng tâm, trọng điểm Pháttriển đồng bộ và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và nhân lực Nhà nước tập trungđầu tư cho các nhiệm vụ trọng điểm quốc gia, các giải pháp khoa học công nghệ chocác sản phẩm chủ lực, mũi nhọn, đồng thời huy động mọi nguồn lực xã hội cho pháttriển khoa học, công nghệ Gắn các mục tiêu nhiệm vụ khoa học, công nghệ với cácmục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở từng cấp, ngành, địa phương và cơsở
Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoahọc, công nghệ Phát huy vai trò, hiệu quả của các tổ chức khoa học công nghệ chủlực trong việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học, công nghệ trọng điểm Phát triểnmạnh thị trường khoa học, công nghệ Đổi mới căn bản cơ chế sử dụng kinh phí nhà
Trang 30nước và cơ chế xây dựng, triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ theo hướnglấy mục tiêu và hiệu quả ứng dụng là tiêu chuẩn hàng đầu; chuyển các đơn vị sựnghiệp khoa học, công nghệ sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm Phát triển cácdoanh nghiệp khoa học - công nghệ, các quỹ đổi mới công nghệ và quỹ đầu tư mạohiểm Xây dựng đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đángnhân tài khoa học và công nghệ Thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do tưtưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của trí thức vì sự phát triển của đấtnước.
Đẩy mạnh nghiên cứu - triển khai, ứng dụng công nghệ; phát triển hợp lý,đồng bộ khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ Khoahọc xã hội làm tốt nhiệm vụ nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, dự báo xu hướngphát triển, cung cấp luận cứ cho việc xây dựng đường lối, chính sách phát triển đấtnước trong giai đoạn mới Hướng mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và côngnghệ gắn với yêu cầu phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực, từng sản phẩm, gắnvới đào tạo và sản xuất kinh doanh Xây dựng và thực hiện chương trình đổi mớicông nghệ quốc gia, trước hết là đối với những ngành, lĩnh vực chủ lực, mũi nhọn;
ưu tiên phát triển công nghệ cao; ứng dụng nhanh khoa học và công nghệ vào lĩnhvực nông nghiệp và công nghiệp nông thôn; sử dụng hợp lý công nghệ dùng nhiềulao động Nhanh chóng hình thành một số cơ sở nghiên cứu - ứng dụng mạnh, đủsức tiếp thu, cải tiến công nghệ và sáng tạo công nghệ mới; gắn với hoạt động sảnxuất kinh doanh Phát huy hiệu quả các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia Cóchính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đổimới công nghệ, làm chủ các công nghệ then chốt, mũi nhọn và đẩy mạnh sản xuấtcác sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, trong đó ưu tiên các doanh nghiệp nhỏ
Trang 31Hình thành hệ thống đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động khoa học vàcông nghệ Thực hiện nghiêm túc các quy định về quyền sở hữu trí tuệ
11 Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ, mục tiêu bảo vệ môitrường với phát triển kinh tế - xã hội Đổi mới cơ chế quản lý tài nguyên và bảo vệmôi trường Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạchphát triển ngành, lĩnh vực, vùng, vào các chương trình, dự án Các dự án đầu tư xâydựng mới phải bảo đảm yêu cầu về môi trường Thực hiện nghiêm ngặt lộ trình xử
lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường Hoàn thiện hệ thống luật pháp về bảo vệ môitrường; xây dựng chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm Khắcphục suy thoái, khôi phục và nâng cao chất lượng môi trường Thực hiện tốt chươngtrình trồng rừng, ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, cháy rừng; tăng diện tích cáckhu bảo tồn thiên nhiên Quản lý, khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảođảm môi trường và cân bằng sinh thái Chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiệnvới môi trường Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; từng bước phát triển
“năng lượng sạch”, “sản xuất sạch”, “tiêu dùng sạch”
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo, đánh giá tác động để triển khaithực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng, chống thiên tai và Chương trình quốc gia
về ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng; tăng cường hợp tác quốc tế
để phối hợp hành động và tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế Đẩy mạnh xãhội hóa công tác bảo vệ môi trường
12 Giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
Tăng cường tiềm lực quốc phòng, bảo đảm vững chắc độc lập, chủ quyền,thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia cả ở đất liền, vùng trời, vùng biển, hải đảotrong mọi tình huống Giữ vững hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đấtnước
Trang 32Bố trí thế trận quốc phòng, an ninh phù hợp với tình hình mới Gắn kếtquốc phòng với an ninh Kết hợp chặt chẽ quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế
- xã hội trên từng địa bàn lãnh thổ, trong công tác quy hoạch, kế hoạch và cácchương trình, dự án Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, quan tâmđặc biệt đến các vùng, địa bàn trọng điểm Mở rộng phương thức huy động nguồnlực xây dựng công nghiệp quốc phòng và nâng cao khả năng bảo đảm của côngnghiệp quốc phòng Lồng ghép các chương trình để xây dựng các khu kinh tế - quốcphòng ở vùng biên giới, hải đảo Xây dựng lực lượng Quân đội nhân dân và Công
an nhân dân vững mạnh toàn diện, cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiệnđại; bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân; giữ vững ổn định chínhtrị, trật tự và an toàn xã hội; làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thùđịch, mọi ý đồ và hành động xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không để bịđộng, bất ngờ
Thực hiện tốt đường lối đối ngoại, tăng cường hợp tác quốc tế, tạo môitrường hòa bình, ổn định và tranh thủ mọi nguồn lực từ bên ngoài để phát triển đấtnước Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả, góp phần phát triểnnhanh, bền vững và xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ Thực hiện có trách nhiệmcác cam kết quốc tế Phát huy vai trò và nguồn lực của cộng đồng người Việt Nam ởnước ngoài vào phát triển đất nước
Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hútmạnh các nguồn vốn quốc tế; thu hút các nhà đầu tư lớn, có công nghệ cao, côngnghệ nguồn; mở rộng thị trường xuất khẩu
V - NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẢO ĐẢM THỰC HIỆN THẮNG LỢI CHIẾN LƯỢC
1 Thực hiện tốt chức năng của Nhà nước, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Nhà nước với thị trường
Trang 33Xây dựng đồng bộ, nâng cao chất lượng và tổ chức thực hiện có hiệu quả
hệ thống pháp luật và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện ngày càngtốt hơn an sinh và phúc lợi xã hội, bảo vệ và trợ giúp các đối tượng dễ bị tổn thươngtrong nền kinh tế thị trường Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an ninh kinh tế trongmọi tình huống
Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và bằngcác nguồn lực, các chính sách hướng các quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hệthống kinh doanh vào những lĩnh vực và địa bàn cần thiết, đáp ứng mục tiêu, yêucầu của sự phát triển
Quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản quốc gia, thực hiện tốt chức năng chủ
sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước Tổ chức cung ứng các sản phẩm hàng hóa vàdịch vụ thiết yếu mà khu vực kinh tế tư nhân chưa làm được hoặc không muốn làm;kiểm soát độc quyền và bảo vệ người tiêu dùng
Phát triển mạnh nguồn nhân lực và hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hộiđáp ứng yêu cầu phát triển
Bảo đảm quốc phòng, an ninh và thực hiện có hiệu quả đường lối đối ngoạicủa Đảng, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tạo lập môi trường ngày càng thuậnlợi cho phát triển đất nước
Nhà nước quản lý điều hành nền kinh tế bằng pháp luật, quy hoạch, kếhoạch và các công cụ điều tiết trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường Tăngcường công tác giám sát, đặc biệt là giám sát thị trường tài chính, chủ động điều tiết,giảm các tác động tiêu cực của thị trường, không phó mặc cho thị trường hoặc canthiệp không đúng, làm sai lệch các quan hệ thị trường
2 Hoàn thiện bộ máy nhà nước, tạo bước chuyển mạnh về cải cách hành chính
Đẩy mạnh cải cách lập pháp, tư pháp, đổi mới tư duy và quy trình xây dựngpháp luật, nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật Tiếp tục xây dựng Nhà nước
Trang 34pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện nguyên tắc phân công rành mạch,phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp
Tập trung xây dựng hệ thống hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh,bảo đảm quản lý thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả Xây dựng và chỉ đạothực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2020 trên tất
cả các khâu: thể chế, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức và hiện đại hóa nềnhành chính quốc gia đúng với vị trí là một trong các nội dung của đột phá chiếnlược Tiếp tục kiện toàn bộ máy của Chính phủ, nâng cao hiệu quả quản lý vĩ mô,nhất là chất lượng quy hoạch, xây dựng thể chế, năng lực dự báo và khả năng phảnứng chính sách trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế Tổng kết,đánh giá mô hình tổ chức và chất lượng hoạt động của chính quyền địa phươngnhằm xác lập mô hình tổ chức phù hợp, bảo đảm phân định đúng chức năng, tráchnhiệm, thẩm quyền, sát thực tế, hiệu lực, hiệu quả Không tổ chức hội đồng nhândân ở huyện, quận, phường
Hoàn thiện cơ chế phân cấp, bảo đảm quản lý thống nhất về quy hoạch vànhững định hướng phát triển, đồng thời đề cao vai trò chủ động, tinh thần tráchnhiệm, nâng cao năng lực của từng cấp, từng ngành và cơ sở Mở rộng dân chủ điđôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hệ thống hành chính nhà nước và trongtoàn xã hội
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất tốt, tận tụyphục vụ nhân dân, có tính chuyên nghiệp cao
Đặt yêu cầu cải cách thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng thểchế, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tăng cường đối thoại giữa Nhà nước vớidoanh nghiệp và nhân dân; phát huy vai trò của các tổ chức và chuyên gia tư vấnđộc lập trong việc xây dựng thể chế, chuẩn mực quốc gia về thủ tục hành chính;giảm mạnh các thủ tục hiện có Công khai các chuẩn mực, các quy định hành chính
để nhân dân giám sát việc thực hiện Tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm củahoạt động công vụ Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý vàđiều hành của hệ thống hành chính nhà nước các cấp
Trang 353 Đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Thực hiện kiên trì, kiên quyết, có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chốngtham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của côngtác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước Hoàn thiện thể chế, luật pháp; nâng caophẩm chất đạo đức của đội ngũ công chức; thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch;tăng cường công tác giám sát, tạo cơ chế để nhân dân giám sát các công việc có liênquan đến ngân sách, tài sản của Nhà nước; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơquan chức năng; xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí; từng bước cải cách
cơ bản chế độ tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với điều kiệnphát triển kinh tế của đất nước
Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, nhân dân và các cơquan thông tin đại chúng trong việc phát hiện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng,lãng phí
4 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng bộ máy nhà nước
Trong điều kiện Đảng ta là đảng duy nhất cầm quyền và có Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, phương thức lãnh đạo của Đảngphải chủ yếu bằng Nhà nước và thông qua Nhà nước
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, tăng cường dân chủ trong Đảng
và phát huy quyền làm chủ của nhân dân là nội dung quan trọng của đổi mới chínhtrị phải được tiến hành đồng bộ với đổi mới kinh tế Coi trọng mở rộng dân chủ trựctiếp trong xây dựng Đảng và xây dựng chính quyền, khắc phục tình trạng Đảngbuông lỏng sự lãnh đạo hoặc bao biện làm thay chức năng, nhiệm vụ quản lý điềuhành của chính quyền
Trang 36Tổng kết việc thực hiện thí điểm Đại hội Đảng các cấp bầu bí thư cấp ủy,nhân dân trực tiếp bầu người đứng đầu chính quyền cấp xã, nhất thể hóa hai chứcdanh bí thư cấp ủy và chủ tịch ủy ban nhân dân để rút kinh nghiệm nhân rộng, gópphần đổi mới phương thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực,hiệu quả quản lý điều hành của chính quyền và phát huy quyền làm chủ của nhândân, nhất là dân chủ trực tiếp
Hoàn thiện cơ chế để nhân dân đóng góp ý kiến, phản biện xã hội và giámsát công việc của Đảng và Nhà nước, nhất là về các chính sách kinh tế, xã hội, vềquy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển quan trọng Quy định chế độcung cấp thông tin và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trước nhân dân.Hoàn thiện và thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở Phát huy vai trò của các tổchức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và của mỗi người dân trong việc quản lý sinhhoạt và tổ chức đời sống cộng đồng theo quy định của pháp luật
VI - TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
Tổ chức thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011
-2020 là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, cácngành từ Trung ương đến cơ sở Phải tập trung làm tốt các việc sau đây:
Các cấp ủy đảng, các đảng đoàn, ban cán sự đảng chỉ đạo quán triệt sâu sắcnội dung Chiến lược trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, các cấp, các ngành vàtăng cường sự lãnh đạo, tạo sự thống nhất cả về nhận thức và hành động trong việctriển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, định hướng phát triển đã nêu trongChiến lược, đặc biệt là chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các đột phá chiến lược
Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo việc xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật
và giám sát việc thực hiện Chiến lược
Trang 37Ban Cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện các quyhoạch phát triển dài hạn cả về quy hoạch ngành, sản phẩm, vùng lãnh thổ và quyhoạch xây dựng, bảo đảm phát huy lợi thế và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lựccủa đất nước Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả quá trình chuyểnđổi mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
5 năm, hằng năm, các chương trình quốc gia, các chiến lược ngành, sản phẩm
Xây dựng cơ chế và đưa vào nền nếp việc thường xuyên theo dõi, kiểm trađánh giá tình hình thực hiện và kịp thời điều chỉnh Chiến lược theo sát diễn biến củatình hình thực tế Trong quá trình tổ chức thực hiện Chiến lược, khi xuất hiện nhữngvấn đề cần đổi mới mà chưa có chủ trương, cơ chế, chính sách, Ban Chấp hànhTrung ương, Bộ Chính trị quyết định việc thực hiện làm thí điểm
Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân,các tổ chức xã hội, xây dựng cơ chế để phát huy trí tuệ, lực lượng của nhân dântrong việc thực hiện và giám sát việc thực hiện Chiến lược
Quy hoạch phát triển kinh tế xẫ hôi là sự cụ thể hóa 1 bước chiến lượcphát triển kt xã hội nó là 1 tập hợp các mục tiêu theo không gian và thời gian
Định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 tỉnh Long An
I- Mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2006-2010.
1 Mục tiêu:
- Tập trung mọi nguồn lực đầu tư, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách bền vững, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển với các tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của cả nước, phấn đấu đến năm 2020 Long An trở thành tỉnh công nghiệp phát triển.
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, phát triển giáo dục đào tạo, coi trọng phát triển nhân tố con người, giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội bức xúc nhất là giải quyết việc làm, giảm nghèo, từng bước tăng cường cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội và tạo các tiền đề cần thiết khác để đi vào giai đoạn phát triển cao hơn.
- Phát triển kinh tế đi đôi với xử lý, cải tạo và bảo vệ môi trường.
- Giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vững mạnh, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống.
2 Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2010:
Trang 382.1- Các chỉ tiêu kinh tế:
- Tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 13,5-14%
- Cơ cấu kinh tế (theo giá hiện hành): Khu vực nông, lâm, thuỷ sản chiếm25-26%, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 42-43%, khu vực thương mại - dịch
vụ chiếm 30-31% (cả nước tương ứng: 13,5-14%, 45%, 41-41,5%)
- GDP bình quân đầu người đạt 19,2 triệu đồng tương đương 1.050 USD(đạt mức bình quân cả nước và bằng 58% vùng KTTĐ phía Nam)
- Sản lượng lương thực bình quân đạt trên 1,9 triệu tấn/năm, trong đó sảnlượng lúa đặc sản có giá trị cao chiếm khoảng 40%
- Giai đoạn 2006-2010 tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 25%/năm.Đến năm 2010 giá trị xuất khẩu bình quân/người là 750 USD (bằng 95% cả nước,bằng 21% vùng KTTĐ phía Nam)
- Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách bình quân năm đạt 9%
- Tổng vốn đầu tư xã hội bình quân năm chiếm khoảng 45,5%/GDP
2.2- Các chỉ tiêu xã hội:
- Tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân năm dưới 1,2%
- Hoàn thành phổ cập trung học cơ sở ở các xã, phường vào năm 2007
- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đến năm 2010 đạt 20%
- Giải quyết việc làm mới khoảng 170.000-180.000 lao động
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010 đạt 40% (27% được đào tạo nghề)
- Tỷ lệ xã có bác sĩ đạt 100% vào năm 2009
- Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 70% vào năm 2010
- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới (200.000-260.000 đồng/người) dưới 7%
- Tỷ lệ xã có chợ (chợ liên xã) đạt 100% vào năm 2008
- Tỷ lệ hộ sử dụng điện 98%
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 18%
- Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm đạt 100%
2.3- Về môi trường:
- Tỷ lệ hộ nông thôn có nước sạch 90%
- Nâng độ che phủ cây xanh trên diện tích toàn tỉnh đến năm 2010 đạt 19%
- Thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại đạt 100%
- Nước thải công nghiệp ra môi trường bên ngoài đạt loại A theo TCVN
- Tỷ lệ rác ở thành phố, thị xã được thu gom đạt 90%
Trang 393 Về Các chương trình trọng điểm của Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ VII
tiếp tục thực hiện phù hợp với yêu cầu phát triển giai đoạn mới
4 Các nhiệm vụ chủ yếu:
- Khai thác có hiệu quả các nguồn lực của xã hội, gia tăng đầu tư nâng caokhả năng cạnh tranh sản phẩm và hiệu quả kinh tế Ưu tiên đầu tư hạ tầng cho nhữngkhu vực có lợi thế so sánh, đồng thời cũng bố trí đầu tư các hạ tầng bức xúc củanhững vùng kém phát triển phải đạt tối thiểu bằng với mức bình quân chung cảnước
- Tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng thu hút các nguồn lực bên ngoài,đẩy nhanh công nghiệp chế biến và xuất khẩu, nhất là hàng nông sản
- Tập trung đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao dân trí, tạo đội ngũlao động có chất lượng, có cơ cấu hợp lý, có trình độ tiếp thu những công nghệ hiệnđại và những ngành nghề mới, có đủ phẩm chất và năng lực sáng tạo thực hiệnnhiệm vụ CNH, HĐH
- Khuyến khích cá nhân, doanh nghiệp đầu tư thiết bị hiện đại, ứng dụngcông nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, hạ giá thành, tăng chất lượng sảnphẩm, nâng khả năng cạnh tranh trên thị trường; riêng trong nông nghiệp cần tậptrung khâu giống cây con, kỹ thuật gieo trồng, thu hoạch, bảo quản và xuất khẩu
- Giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc về xã hội, tạo thêm nhiềuviệc làm cho người lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và nông thôn; đẩymạnh quá trình xã hội hóa trong các lĩnh vực văn hóa xã hội, đặc biệt là trong ngànhgiáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao; phát triển văn hóa thông tin, chăm lo vàbảo vệ sức khỏe cho nhân dân, nâng cao mức sống dân cư Thực hiện tốt hơnchương trình xoá đói giảm nghèo, thực hiện tốt quy chế công khai hóa, dân chủ hóacấp cơ sở Đấu tranh có hiệu quả các tệ nạn xã hội Gắn kết được mục tiêu phát triểnkinh tế với chiến lược xoá đói giảm nghèo
- Đẩy mạnh công cuộc cải cánh hành chính, nâng cao năng lực và trình độcán bộ Đẩy lùi tình trạng tham nhũng, quan liêu, suy thoái đạo đức và lối sống trongcán bộ, công chức
- Thực hiện tốt nhiệm vụ củng cố an ninh quốc phòng, bảo đảm trật tự kỷcương trong các hoạt động kinh tế và xã hội
Kế hoạch trung hạn( kế hoạch 3 năm, kế hoạch 5 năm) là phương tiệnchủ yếu để cụ thể hóa các mục tiêu và các giải pháp đã được lựa chọn trong chiếnlược kế hoạch trung hạn thường là kế hoạch 5 năm trong đó phân bổ chỉ tiêu chotừng năm là hình thái chủ yếu cho kế hoach, là định hướng khung cho quá trình pháttriển kinh tế xã hội của đát nước
Kế hoạch hằng năm là sự cụ thể hóa của kế hoạch trung hạn nhằm thựchiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của kế hoạch trung hạn kế hoạch hằng năm
Trang 40được xây dựng dựa và mục tiêu và định hướng chiến lược vào phương pháp nhiệm
vụ của kế hoạch trung hạn và vào kết quả phân tích tình huống
Chương trình: được sử dụng rất phổ biến để xác định 1 cách đồng bộ các mục tiêu cần đạt các bước công việc phải tiến hành, các nguồn lực cần huy động để thực hiện 1 ý đồ nào đó.
thuộc Chương trình Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2004 – 2010
c
hi tiết
3 0/7/2010
trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2010
c
hi tiết
7 /7/2010
kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Tám (19/08/1945 19/08/2010) và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/09/1945 - 02/09/2010)
-c
hi tiết
6 /7/2010
kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về việc phòng, chống tham nhũng năm 2010
c
hi tiết
1 /6/2010
đất đến năm 2010, kế hoạch sử dụng đất 2009-2010 tỉnh Lạng Sơn
c
hi tiết
2 1/4/2010
KH&CN giai đoạn 2006-2010 và xây dựng kế hoạch KH&CN năm 2011
c
hi tiết
3 /2/2010
tiến thương mại quốc gia năm 2010
c
hi tiết
1 4/1/2010
giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2010
c
hi tiết
2 5/12/2009
dụng kinh phí thực hiện Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007- 2010
c
hi tiết
2 4/6/2009
1
0
101/
đối với một số dự án thuộc Chương trình phát triển kinh tế
-xã hội các -xã đặc biệt khó khăn,vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 – 2010 và sửa đổi,bổ sung một số điều của Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
c
hi tiết
8 /5/2009