1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT ngoài công lập trên địa bàn thành phố hải dương

122 393 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

Như vậy, việc đi sâu nghiên cứu tìm hiểu thựctrạng của vấn đề quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT NCL trên địa bànthành phố Hải Dương để thấy được những bất cập, yếu kém và nguyên

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Giáo dục phổ thông giữ vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dụcquốc dân, giáo dục phổ thông góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồidưỡng nhân tài, phát triển năng lực, phẩm chất và nhân cách Vì vậy, nhiệm

vụ đặt ra cho xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng là nhanh chóngnâng cao chất lượng dạy học ở các ngành học, cấp học, bậc học đặc biệt là ởcác trường trung học phổ thông (THPT) - cấp học cuối cùng của bậc phổthông Hoạt động dạy học (HĐDH) là hoạt động chủ đạo, quan trọng của nhàtrường Do đó, quản lý HĐDH là nhiệm vụ trọng tâm của quản lý nhà trường

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 khoá VIII của Ban chấp hành Trung

ương Đảng đã ghi rõ:“Giáo dục và Đào tạo hiện nay phải có một bước chuyển nhanh về chất lượng và hiệu quả đào tạo, về số lượng và quy mô đào tạo, nhất là chất lượng dạy học trong các nhà trường nhằm nhanh chóng đưa Giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêu cầu mới của đất nước”.

Ngày nay, xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế đã và đang đặt ra chogiáo dục Việt Nam những cơ hội phát triển mới, cũng như phải đối mặt vớinhững thách thức mới phải vượt qua Chúng ta cần phải mạnh mẽ đổi mới cơchế quản lý giáo dục nói chung và cơ chế quản lý nhà trường nói riêng, tăngcường cơ chế tự chủ, năng động, sáng tạo trong quản lý nhà trường Thực tiễncông tác quản lý hoạt động dạy học trong các nhà trường đang bộc lộ nhữngbất cập, với lề lối quản lý mang nặng tính hành chính quan liêu bao cấp, hànhchính sự vụ đang khá là phổ biến Những bất cập đó đã trở thành lực cản chotiến trình thực hiện đổi mới cơ chế quản lý nhà trường

Hiện nay, hệ thống giáo dục đang tồn tại 2 loại hình nhà trường: trườngcông lập và trường ngoài công lập (bao gồm dân lập và tư thục) Những trườngcông lập được nhà nước đầu tư về kinh phí, cơ sở vật chất và quản lý theo cơchế kế hoạch tập trung Trong thời gian qua, nhiều trường ngoài công lập(NCL) ra đời, cũng như các trường công lập, các trường NCL giảng dạy theo

Trang 2

giáo trình của bộ GD&ĐT Việt Nam, giúp học sinh có đầy đủ các chương trình

để liên thông các bậc học khác sau này Các trường NCL thành lập theo nhucầu của xã hội, được điều hành bởi các nhà quản lý, tư nhân có động lực rõràng và có quyền tự chủ rất cao Tuy nhiên, cách dạy và quản lý của cáctrường NCL là rất khác nhau nên chất lượng giáo dục cũng rất đa dạng

Thành phố Hải Dương có 09 trường THPT trong đó có 05 trườngTHPT NCL (chiếm 56%), chất lượng giáo dục của các trường THPT NCLgóp phần quan trọng trong việc tạo nên chất lượng giáo dục phổ thông củathành phố Hải Dương và của tỉnh Hải Dương Đặc thù của các trường THPTNCL ở thành phố Hải Dương là đều có chất lượng đầu vào lớp 10 rất thấp,thường học sinh thi không đỗ vào các trường THPT công lập mới lựa chọnvào học tại các trường THPT NCL Trường THPT NCL phải nhận nhiều họcsinh có học lực trung bình và học lực yếu vào học, hầu hết là học sinh đã tốtnghiệp THCS là có thể vào học Vì vậy, khả năng tiếp thu kiến thức và rènluyện kỹ năng của đại bộ phận học sinh trường THPT NCL là rất hạn chế,điều này làm cho chất lượng dạy học của các trường THPT NCL luôn là mối

lo thường trực của các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý giáo dục, các thầy côgiáo và các bậc phụ huynh học sinh

Đã có nhiều công trình nghiên cứu, các đề tài luận văn thạc sỹ, các bàiviết trên các báo, tạp chí về các biện pháp quản lý hoạt động dạy học trên cácđịa bàn khác trên cả nước Tuy nhiên, việc nghiên cứu vấn đề quản lý hoạtđộng dạy học ở trường THPT NCL là chưa nhiều Tại thành phố Hải Dươngvấn đề này là hết sức mới mẻ Như vậy, việc đi sâu nghiên cứu tìm hiểu thựctrạng của vấn đề quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT NCL trên địa bànthành phố Hải Dương để thấy được những bất cập, yếu kém và nguyên nhâncủa nó, để từ đó đề xuất những biện pháp sát thực tiễn, hữu hiệu nhằm nângcao chất lượng giáo dục trên địa bàn thành phố, đóng góp tích cực cho sựnghiệp giáo dục đào tạo của tỉnh Hải Dương là điều rất đáng làm

Trang 3

Xuất phát từ thực tế nêu trên và mong muốn có những việc làm cụ thểnhằm đóng góp cho sự phát triển giáo dục của thành phố Hải Dương cũng

như tỉnh Hải Dương, tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hải Dương” để

nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động dạy học

ở các trường THPT NCL trên địa bàn thành phố Hải Dương, đề xuất các biệnpháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và họctập của các trường THPT NCL của tỉnh Hải Dương

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Công tác quản lý ở các trường THPT NCL

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của các trường THPT NCL

3.3 Đối tượng khảo sát

05 trường THPT NCL trên địa bàn thành phố Hải Dương

4 Giả thuyết khoa học

Nếu xác lập được các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của cáctrường THPT NCL phù hợp với yêu cầu nâng cao chất lượng cấp THPT vàthích ứng với mô hình phát triển của các trường NCL thì sẽ nâng cao chấtlượng dạy học ở trường THPT NCL

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến quản lý, hoạt động dạy học, trường THPT NCL, quản

lý hoạt động dạy học ở trường THPT NCL

5.2 Khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT NCL trên địa bàn thành phố Hải Dương.

Trang 4

5.3 Đề xuất và khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT NCL nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT NCL

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu nhằm xác định cơ sở lý luậncho vấn đề nghiên cứu

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra với mục đích chủ yếu là thu thậpcác số liệu nhằm xác định thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học ởcác trường THPT NCL trên địa bàn thành phố Hải Dương, phân tích cácnguyên nhân thành công và hạn chế của thực trạng này

6.2.2 Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn, chuyên gia

Chúng tôi tiến hành trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý và giáo viênnhà trường nhằm tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng công tác quản lý hoạt độngdạy học ở các trường THPT NCL trên địa bàn thành phố Hải Dương, lý giảinguyên nhân của vấn đề

6.2.4 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Bằng một số thuật toán của toán học, thống kê áp dụng trong nghiêncứu giáo dục, xử lý các kết quả điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu, đồngthời để đánh giá mức độ tin cậy của phương pháp điều tra

Trang 5

- Trường THCS & THPT Marie Curie

- Trường THPT Lương Thế Vinh

- Trường THPT Ái Quốc

- Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

7.2 Giới hạn của đề tài

Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ nghiên cứu, khảo sát công tácquản lý hoạt động dạy học ở 05 trường THPT NCL trên địa bàn thành phốHải Dương trong năm học 2012 – 2013 và đề xuất các biện pháp chủ yếuphù hợp yêu cầu phát triển của các trường THPT NCL trên địa bàn thànhphố Hải Dương

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn được cấu trúcthành ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học ở trường

THPT NCL

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học ở các

trường THPT NCL trên địa bàn thành phố Hải Dương

Chương 3: Những biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường

THPT NCL trên địa bàn thành phố Hải Dương

Trang 6

"chính lĩnh", tức là dùng lệnh và hình pháp; đồng thời phải "chính danh".Người quản lý phải làm việc đúng với danh hiệu, chức tước, phạm vi, quyềnhạn của mình Với những mặt tích cực, trong tư tưởng của Khổng Tử cũng cómặt tiêu cực, ví dụ ông tin tưởng với "Đức trị", có thể biến đổi duy trì sự bìnhyên, trật tự xã hội Theo Khổng Tử xã hội phải được phân chia thứ bậc thànhhai loại người là "quân tử" và "tiểu nhân", trong đó "quân tử trị người" còn

"tiểu nhân bị người trị" [21; tr 51]

Hàn Phi Tử coi bản chất con người là "ác" [22; tr 47], Hàn Phi Tử chorằng để cai trị dân phải dùng hình phạt Với tư tưởng này của Hàn Phi Tử,theo ông, trong quản lý, chủ thể quản lý cần sử dụng đến quyền lực và khoảngcách địa vị giữa người cai trị và người bị trị Quan điểm của Khổng Tử coi

"dân là gốc" thì Hàn Phi Tử lại có quan niệm "làm chính trị mà mong vừalòng dân đều là mối loạn, không thể theo chính sách đó trị nước được" [22;

Trang 7

tr70] Quan điểm của Hàn Phi Tử đề cao chính sách dùng người, tài năng củangười cai trị thể hiện ở việc khai thác và tận dụng tài trí của người khác Quan

hệ giữa chủ thể và khách thể quản lý (vua - tôi), theo Hàn Phi Tử diễn ra theo

cơ chế một chiều, đó là (mệnh lệnh - phục tùng) Việc dùng người phải căn cứvào khả năng để giao việc và phải được kiểm tra kết quả công việc được giao,nhân tố con người được ông cho là yếu tố quyết định đến thành bại của quátrình quản lý Theo quan điểm của Hàn Phi Tử chúng ta có thể thấy được mặttích cực của ông trong việc đề cao pháp trị và việc dùng người trong quản lý,tuy nhiên cũng vì những tư tưởng độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ trong

tư tưởng quản lý của Hàn phi Tử đã trở thành những tiêu cực trong việc pháthuy tính chủ động sáng tạo trong nhân tố con người mà ông rất coi trọng

Ở phương Tây, đáng chú ý có Xôcrat (469 – 339 trước CN) Ông chorằng để nâng cao hiệu quả dạy học cần có phương pháp giúp thế hệ trẻ từngbước tự khẳng định, tự phát hiện tri thức mới mẻ, phù hợp với chân lý

J.A Cômenxki (1592 - 1670) - nhà giáo dục vĩ đại của dân tộc Séc vàcủa thế giới đã đưa ra các nguyên tắc dạy học như: nguyên tắc trực quan,nguyên tắc nhất quán, nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính hệ thống;đồng thời đã khẳng định hiệu quả dạy học có liên quan đến chất lượngngười dạy thông qua việc vận dụng có hiệu quả các nguyên tắc dạy học

Các nhà nghiên cứu giáo dục Xô Viết trước đây thì khẳng định: Kết quảtoàn bộ hoạt động quản lý của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chứcđúng đắn và hợp lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên

- P.V Zimin, M.I.Konđakôp, N.I.Saxerđôtôp đi sâu nghiên cứu lãnh đạocông tác giảng dạy, giáo dục trong nhà trường và xem đây là khâu then chốttrong hoạt động quản lý của hiệu trưởng

Rõ ràng trên thực tế và trong lý luận, nhiều tác giả của nhiều nước trênthế giới rất quan tâm nghiên cứu hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạyhọc để tìm ra những biện pháp quản lý hữu hiệu

Trang 8

1.1.2 Trong nước

Ngay từ năm 1945, Bác Hồ đã có chỉ thị: “Sự học tập trong nhà trường

có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên và thanh niên là tương laicủa nước mình Vì vậy phải biết dạy cho học trò biết yêu nước thươngnòi phải dạy cho họ có ý chí tự lập tự cường, quyết không chịu thua kém ai,quyết không chịu làm nô lệ”

Tư tưởng trên của Bác Hồ gợi ý cho chủ thể quản lý dạy học vấn đề:quản lý dạy học phải gắn liền với thể chế xã hội, nề nếp dạy học, trình độngười dạy, năng lực tự học, tinh thần độc lập suy nghĩ và tính sáng tạo củangười học

Đảng và Nhà nước ta coi trọng giáo dục, coi giáo dục là “Quốc sáchhàng đầu”, điều này đã được luật hoá trong Luật Giáo dục: “Phát triển giáodục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồidưỡng nhân tài”

Một số giáo trình, tài liệu của các tác giả như: Trần Kiểm – Khoa họcquản lý giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội 2004; Phạm Minh Hạc –Một số vấn đề về QLGD và Khoa học giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục, HàNội, 1986; M.I Kônđakôp - Cơ sở lý luận của KHQLGD, Trường CBQL vàViện KHGD, Hà Nội, 1984; Nguyễn Ngọc Quang – Những khái niệm cơ bản

về lý luận quản lý giáo dục, Trường CBQL TWI, Hà Nội, 1989; Trần Kiểm,Bùi Minh Hiền – Quản lý và Lãnh đạo nhà trường, Trường ĐHSP, Hà Nội,2006; Bùi Minh Hiền, Đặng Quốc Bảo, Vũ Ngọc Hải – QLGD, Nhà xuất bảnĐHSP, Hà Nội, 2006 đã được ứng dụng rộng rãi và mang lại một số hiệuquả nhất định trong quản lý nói chung, quản lý giáo dục, quản lý trường họcnói riêng

Ngoài những tài liệu dưới dạng sách, báo như đã nêu còn có thể kể đếnrất nhiều luận văn thạc sỹ của các tác giả sau: Nguyễn Văn Bê, Nguyễn ThịHoa, Hoàng Văn Huân, Đỗ Thị Kim Anh, Đỗ Văn Tải, Trầm Hữu Minh,

Trang 9

tác giả này đều chủ yếu tập trung nghiên cứu các đề tài về biện pháp quản lýhoạt động dạy học nhưng lại có sự khác nhau về cách tiếp cận vấn đề nghiêncứu, về phạm vi nghiên cứu và về địa bàn nghiên cứu.

Như vậy, vấn đề nâng cao chất lượng dạy học từ lâu đã được các nhànghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm Xã hội càng phát triển thì vấn đềnày càng được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là của các nhà nghiên cứu giáodục, ý kiến của các nhà nghiên cứu có thể khác nhau nhưng điểm chung mà tathấy trong các công trình nghiên cứu của họ là: Khẳng định vai trò quan trọngcủa công tác quản lý trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp học

Tóm lại, có rất nhiều tác giả trên thế giới cũng như ở Việt Nam đãnghiên cứu và đưa ra nhiều biện pháp quản lý hoạt động dạy và học trong nhà

trường Có nhiều luận văn thạc sỹ quan tâm tới đề tài biện pháp quản lý hoạt động dạy và học trong nhà trường với nhiều cách tiếp cận khác nhau, ở

những địa phương khác nhau với phạm vi nghiên cứu rộng, hẹp khác nhau.Tuy nhiên cho đến nay việc nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học đối vớitrường THPT NCL là chưa nhiều, đặc biệt quản lý hoạt động dạy học ở cáctrường THPT NCL trên địa bàn thành phố Hải Dương thì đề tài này là hoàntoàn mới mẻ

1.2 Các khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý

QL là một hiện tượng xuất hiện rất sớm, là một phạm trù tồn tại kháchquan được ra đời từ bản thân nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi quốc gia,mọi thời đại

Thuật ngữ QL đã trở nên phổ biến nhưng chưa có một định nghĩathống nhất Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều định nghĩa QL từ những góc

độ khác nhau:

Theo Đặng Quốc Bảo: “Quản lí là quá trình gây tác động của chủ thểquản lí đến khách thể quản lí nhằm đạt mục tiêu chung” [2, tr 16]

Trang 10

Theo Trần Hồng Quân: “Quản lí là hoạt động có định hướng, có chủđích của chủ thể quản lí (người quản lí) đến khách thể quản lí (người bịquản lí) trong tổ chức, nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mụcđích của tổ chức” [ 26, tr 176]

Như vậy QL là sự tác động của chủ thể QL đến khách thể QL một cách

có định hướng, có chủ định nhằm làm cho tổ chức vận hành, đạt mục tiêumong muốn bằng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra

Từ những cách tiếp cận về QL, chúng ta thấy khái niệm QL bao giờcũng tồn tại với tư cách là một hệ thống bao gồm có hai yếu tố: chủ thể QL vàkhách thể QL Chủ thể QL là tác nhân tạo ra các hoạt động, còn khách thể QL

là người chịu sự QL của chủ thể QL Giữa chủ thể QL và khách thể QL phải

có chung một mục tiêu và quy trình, dựa vào đó làm căn cứ để chủ thể tạo racác tác động Hai thành phần này có mối quan hệ, tác động qua lại tương hỗlẫn nhau

Tóm lại: ta có thể hiểu QL là sự tác động có tổ chức, có mục đích củachủ thể QL lên khách thể QL nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năngcác cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu định ra trong điều kiện biếnđộng của môi trường

Cấu trúc hệ thống QL có thể biểu diễn qua sơ đồ đơn giản sau:

MỤC TIÊU

PHƯƠNG PHÁP

Trang 11

Công tác QL là một trong năm tác nhân của sự phát triển kinh tế - xãhội: vốn, tài nguyên, nguồn lao động, khoa học kỹ thuật và QL Trong đó QL

có vai trò mang tính quyết định đến sự thành công hay thất bại Những ngườilàm công tác QL phải là những người hội tụ đầy đủ kiến thức chuyên môn,phẩm chất và được trang bị kiến thức khoa học QL, xác lập được mục tiêu rõràng và có bản lĩnh, quyết tâm điều hành toàn bộ hệ thống tổ chức của mình

đi tới đích bằng hệ thống các biện pháp QL

1.2.2 Hoạt động dạy học

Trong nhà trường phổ thông nói chung, nhà trường THPT nói riêng thìhoạt động dạy học là hoạt động trọng tâm Đó là con đường thuận lợi nhấtgiúp HS trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể nắm vững một khối lượng trithức với chất lượng cần thiết Bên cạnh đó, dạy học còn là con đường quantrọng bậc nhất giúp HS phát triển một cách có hệ thống năng lực hoạt động trítuệ nói chung và đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo Dạy học còn là mộttrong những con đường chủ yếu góp phần giáo dục cho HS thế giới quan khoahọc, nhân sinh quan cách mạng và những phẩm chất đạo đức con người mới

Dạy học bao gồm hai hoạt động, đó là hoạt động dạy của thầy và hoạtđộng học của HS Hai hoạt động này luôn gắn bó mật thiết với nhau, tồn tại

cho nhau và vì nhau Theo Babusky: “Chỉ có tác động qua lại giữa thầy và trò thì mới xuất hiện bản thân quá trình dạy - học, nếu không có sự tác động qua lại giữa dạy và học sẽ làm mất đi quá trình toàn vẹn đó”

* Hoạt động dạy của thầy

Là truyền thụ tri thức, tổ chức, điều khiển hoạt động chiếm lĩnh tri thứccủa HS, giúp HS nắm được kiến thức, hình thành kỹ năng, thái độ Hoạt độngdạy có chức năng kép là truyền đạt và điều khiển nội dung học theo chươngtrình quy định Có thể hiểu hoạt động dạy là quá trình hoạt động sư phạm củathầy, làm nhiệm vụ truyền thụ tri thức, tổ chức, điều khiển hoạt động nhậnthức của HS

Trang 12

* Hoạt động học của HS

Là quá trình tự điều khiển chiếm lĩnh khái niệm khoa học, HS tự giác,tích cực dưới sự điều khiển của thầy nhằm chiếm lĩnh khái niệm khoa học.Hoạt động học cũng có chức năng kép là lĩnh hội và tự điều khiển quá trìnhchiếm lĩnh khái niệm khoa học một cách tự giác, tích cực nhằm biến tri thứccủa nhân loại thành học vấn của bản thân Có thể hiểu hoạt động học của HS

là quá trình lĩnh hội tri thức, hình thành hệ thống những kỹ năng, kỹ xảo, vậndụng kiến thức vào thực tiễn và hoàn thiện nhân cách của bản thân Hai hoạtđộng dạy và học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nó tồn tại song song vàphát triển trong cùng một quá trình thống nhất, chúng bổ sung cho nhau, kếtquả hoạt động học của HS không thể tách rời kết quả hoạt động dạy của thầy

và kết quả hoạt động dạy của thầy không thể tách rời kết quả học tập của HS

1.2.3 Quản lý hoạt động dạy học

Hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm của nhà trường, đóng vai tròchủ đạo trong quá trình dạy học, người lãnh đạo tổ chức và điều khiển quátrình sư phạm tổng thể là đội ngũ giáo viên Cho nên, quản lý tốt hoạt độngdạy và học trong nhà trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định chấtlượng sản phẩm giáo dục

Quản lý hoạt động dạy và học phải đồng thời quản lý hoạt động dạycủa GV và quản lý hoạt động học của HS Yêu cầu của quản lý dạy học làphải quản lý các thành tố của quá trình dạy học, trước hết các thành tố đó sẽphát huy tác dụng thông qua quy trình hoạt động của người dạy một cáchđồng bộ, hài hoà, hợp quy luật, đúng nguyên tắc dạy học Quy trình đó có tínhtuần hoàn từ khâu soạn bài, giảng bài và tạm thời kết thúc ở khâu đánh giá kếtquả học tập của HS Cho nên quản lý hoạt động dạy và học thực chất là quản

lý một số thành tố của quá trình dạy học, bao gồm: Hoạt động dạy của GV, hoạt động học của HS, phương pháp dạy học và giáo dục, đánh giá kết quả học tập của HS.

Trang 13

kế hoạch, tổ chức, điều khiển, kiểm tra hoạt động dạy học của GV nhằm đạtmục tiêu đã đề ra Trong toàn bộ quá trình quản lý nhà trường thì quản lý hoạtđộng dạy học của người HT là hoạt động cơ bản nhất, nó chiếm thời gian,công sức rất lớn của HT.

Hoạt động quản lý của HT đối với hoạt động dạy của GV được thựchiện thông qua việc quản lý mục tiêu chương trình, kế hoạch dạy học, quản lýgiờ lên lớp của GV, quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn, quản lý công tác bồidưỡng GV, quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS…Trong

đó, vấn đề tổ chức quản lý đổi mới PPDH của GV đóng vai trò ảnh hưởngtrực tiếp đến chất lượng học tập của HS

Thực chất quản lý hoạt động dạy học là quản lý việc thực hiện nhiệm

vụ dạy học của từng GV và đội ngũ giáo viên Nhiệm vụ chính của GV làgiảng dạy, truyền đạt tri thức, rèn luyện cho HS kỹ năng, kỹ xảo, bồi dưỡngcho HS những giá trị tư tưởng, đạo đức và nhân văn

1.3 Đặc điểm trường THPT NCL

Trường NCL có thể được hiểu là: Các cơ sở giáo dục Nhà nước khôngđầu tư và quản lý toàn diện về cơ sở vật chất, kinh phí, nhân lực mà nguồnnày do các tổ chức và cá nhân xin mở trường tự huy động

- Cơ sở vật chất:

Trường THPT công lập là do nhà nước (trung ương hoặc địa phương)đầu tư về kinh phí và cơ sở vật chất (đất đai, nhà cửa) và hoạt động chủ yếubằng kinh phí từ các nguồn tài chính công hoặc các khoản đóng góp phi vụlợi Trường THPT ngoài công lập đa phần hoạt động bằng kinh phí của tưnhân hay một nhóm người cùng đầu tư, xây dựng và phát triển Vì vậy cơ sởvật chất của trường ngoài công lập hoàn toàn phụ thuộc vào sự đầu tư của Hộiđồng quản trị

- Tuyển sinh:

Các trường công lập thì thường tuyển sinh bằng hình thức thi tuyển với

sự cạnh tranh rất gay gắt Mặt khác các trường ngoài công lập đều chấp nhận

Trang 14

học sinh vào học dựa trên học bạ, chỉ xét tuyển nếu học sinh đó đủ điều kiện

và tiêu chuẩn để vào trường Tuy nhiên, cũng tùy theo mỗi trường mà cónhững cách tuyển sinh khác nhau Vì vậy lực học và hạnh kiểm của học sinhrất hạn chế, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giáo dục của trườngngoài công lập

- Đội ngũ giáo viên:

Ngoài giáo viên cơ hữu, trường THPT ngoài công lập còn có đội ngũgiáo viên thỉnh giảng (giáo viên vừa dạy trường công lập vừa dạy thêmtrường ngoài công lập) Sự nhiệt tình cũng như trách nhiệm của đội ngũ giáoviên thỉnh giảng không cao, thường giáo viên thỉnh giảng coi giảng dạy ởtrường ngoài công lập là việc làm thêm nên không đầu tư nhiều về giáo áncũng như cách quản lý giáo dục học sinh, Ban giám hiệu gặp nhiều khó khăntrong việc quản lý dạy học của giáo viên thỉnh giảng

- Học phí:

Học phí sẽ tuỳ thuộc theo nhóm trường, vị trí địa lý, các khoá học màtrường cung cấp và độ tuổi người học Chi phí trường ngoài công lập thườngcao hơn so với trường công lập

- Điều kiện học tập:

Nếu như ở các trường công lập, các em chỉ đến trường học xong hết giờrồi về, sau đó phải vất vả đi học thêm ở các trung tâm hoặc thầy cô bên ngoàithì ở trường ngoài công lập các em được thầy cô tổ chức dạy dỗ, chăm longay tại trường Các em được học chính khoá, bồi dưỡng theo nguyện vọng

và trình độ, luyện thi đại học, Hành trình tuy vất vả nhưng tiết kiệm đượcthời gian và an toàn vì không phải di chuyển nhiều Và đương nhiên, các em

sẽ được học ngày hai buổi

Trang 15

1.4 Nội dung quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT NCL

1.4.1 Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên

- Quản lý việc xây dựng mục tiêu, kế hoạch dạy học

Việc xây dựng kế hoạch của giáo viên và tổ chuyên môn là một việclàm tất yếu Trên cơ sở yêu cầu chung của công tác giáo dục và yêu cầu riêngcủa từng bộ môn, căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của cáccấp QL và tình hình cụ thể của nhà trường mà mỗi giáo viên và tổ trưởngchuyên môn phải đề ra kế hoạch phù hợp

Hiệu trưởng phải là người hướng dẫn giáo viên qui trình xây dựng kếhoạch, giúp họ biết xác định mục tiêu đúng đắn và tìm ra các biện pháp đểthực hiện mục tiêu đó

* Nội dung yêu cầu kế hoạch đối với cá nhân:

- Cơ sở để xây dựng kế hoạch: các chỉ thị, nhiệm vụ năm học, hướngdẫn giảng dạy bộ môn, định mức chỉ tiêu được giao, tình hình điều tra chấtlượng học sinh, các điều kiện đảm bảo cho việc dạy và học

- Xác định mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu về các mặt hoạt động Đề ra cácbiện pháp để đạt được các mục tiêu và điều kiện để đảm bảo thực hiện kếhoạch như: sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, trang thiết bị dạy học bộ môn,kinh phí dành cho các hoạt động, kế hoạch cụ thể từng chương, từng bài, từngtháng, từng tuần Chỉ đạo việc thực hiện đổi mới chương trình, phương phápdạy học trong giai đoạn hiện nay

* Nội dung kế hoạch đối với tổ chuyên môn:

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch chung của cả tổ

- Cơ sở để xây dựng kế hoạch: Chỉ thị thực hiện nhiệm vụ năm họcmới, kế hoạch của nhà trường, đặc điểm tình hình của nhà trường, nhữngthuận lợi, khó khăn của nhà trường, tổ bộ môn

- Lập kế hoạch công tác từng tháng, học kỳ và cả năm Xác địnhphương hướng nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu Nêu các biện pháp thựchiện và điều kiện thực hiện biện pháp như: cơ sở vật chất, sự phối hợp của các

Trang 16

lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, sự quan tâm, chỉ đạo sát saocủa Ban giám hiệu nhà trường và các cấp lãnh đạo trong việc thực hiện đổimới chương trình sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy trong giai đoạnhiện nay.

Để đảm bảo chất lượng dạy học, mỗi cá nhân và tổ chuyên môn cầnthực hiện tốt kế hoạch đã đề ra, đồng thời cán bộ quản lý nhà trường cần theodõi, kiểm trađôn đốc sát sao, tạo điều kiện tốt nhất cho họ đạt được mục tiêu

đã đề ra trong kế hoạch

- Quản lý việc phân công giảng dạy

Phân công giảng dạy cho GV thực chất là công tác tổ chức- cán bộ,hiệu trưởng cần quán triệt quan điểm phân công giảng dạy theo chuyên môn

đã được đào tạo theo yêu cầu đảm bảo chất lượng và đảm bảo quyền lợi họctập của HS Trong điều kiện tình hình của đội ngũ GV hiện nay, do chấtlượng chuyên môn không đồng đều nên việc phân công giảng dạy cho GVphải phù hợp với các yêu cầu của công việc và nguyện vọng cá nhân đâykhông phải là điều dễ dàng Điều đó đòi hỏi sự phân công phải đảm bảo hàihòa giữa việc cân đối số giờ thực dạy và số giờ làm công tác kiêm nhiệm,đảm bảo tương đối công bằng về khối lượng công việc của từng GV

- Quản lý việc thực hiện chương trình dạy học

Thực hiện chương trình dạy học là thực hiện kế hoạch đào tạo theo mụctiêu của nhà trường phổ thông Chương trình dạy học là văn bản pháp lệnhcủa nhà nước do Bộ Giáo dục- Đào tạo ban hành Yêu cầu đối với HT là phảinắm vững chương trình, tổ chức cho GV tuân thủ một cách nghiêm túc, khôngđược tùy tiện thay đổi, thêm bớt làm sai lệch chương trình dạy học (nếu cóthay đổi, bổ sung phải theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục- Đào tạo, Sở, PhòngGD-ĐT địa phương)

Nắm vững chương trình dạy học là việc đảm bảo để HT QL thực hiệntốt chương trình dạy học Bao gồm:

Trang 17

+ Nắm vững nguyên tắc cấu tạo chương trình, nội dung và phạm vikiến thức của từng môn học, cấp học.

+ Nắm vững phương pháp dạy học đặc trưng của môn học và các hìnhthức dạy học của từng môn học

+ Nắm vững kế hoạch dạy học của từng môn học, từng khối lớp trongcấp học

+ Không được giảm nhẹ, nâng cao hoặc mở rộng so với yêu cầu nộidung, phạm vi kiến thức quy định của từng chương trình môn học

+ Phương pháp dạy đặc trưng của môn học, của bài học phải phù hợpvới từng loại lớp học, từng loại bài của lớp học

+ Vận dụng các hình thức tổ chức dạy học khác nhau, kết hợp giữa cáchình thức dạy học trên lớp, ngoài lớp, thực hành, tham quan… một cách hợp

lý và khoa học

+ Dạy đủ và coi trọng tất cả các môn học theo quy định của phân phốichương trình, nghiêm cấm việc cắt xén, dồn ép bài học, thêm bớt tiết học vớibất cứ môn học nào, lớp học nào, dưới bất kỳ hình thức nào

Để việc QL thực hiện chương trình dạy học đạt kết quả, bảo đảm thờigian cho việc thực hiện chương trình dạy học, HT phải chủ ý sử dụng thờikhóa biểu như là công cụ để theo dõi, điều khiển và kiểm soát tiến độ thựchiện chương trình dạy học, để thường xuyên, kịp thời điều chỉnh những lệchlạc trong quá trình thực hiện chương trình dạy học

- Quản lý hồ sơ giáo viên

Trong phạm vi hoạt động dạy của GV, hồ sơ GV bao gồm các loại sổsách đã được qui định rõ trong Điều lệ trường trung học: “Bài soạn, Sổ kếhoạch giảng dạy theo tuần, Sổ dự giờ, thăm lớp, Sổ chủ nhiệm (đối với GVlàm công tác chủ nhiệm lớp)”[1,tr 13]

Ngoài ra HT còn có quyền qui định GV phải có thêm các loại sổ khácnhư: Sổ ghi điểm cá nhân, kiểm diện theo dõi HS, Sổ báo giảng, Sổ kế hoạch

tự học, tự bồi dưỡng, Sổ hội thảo chuyên môn…

Trang 18

Để quản lý tốt hồ sơ của GV, HT cần phải qui định thống nhất các loạimẫu, có biện pháp, kế hoạch kiểm tra, đánh giá chất lượng hồ sơ.

Trong hoạt động quản lý của HT, thông qua việc quản lý hồ sơ GVgiúp HT nắm chắc hơn hoạt động chuyên môn của GV cũng như việc thựchiện kế hoạch đã đề ra đối với bộ phận và mỗi GV

- Quản lý việc chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên

Việc soạn bài và chuẩn bị bài chu đáo, cẩn thận, dự đoán được nhữngtình huống xảy ra trong từng tiết học để có những phương pháp giảng dạy phùhợp với đối tượng học sinh là công việc hết sức quan trọng, đem lại thànhcông cho tiết học, nó đòi hỏi người giáo viên phải nâng cao ý thức tráchnhiệm, nâng cao nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học, luôn tự bồidưỡng chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp

Do đó cán bộ QL nói chung, đặc biệt là Hiệu trưởng cần phải chỉ đạotốt công việc chuẩn bị bài và các thiết bị dạy học cần thiết, muốn vậy Hiệutrưởng, phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn cần tập trung vào một số côngviệc sau:

- Yêu cầu tổ, nhóm chuyên môn nghiên cứu kỹ nội dung chương trình,trao đổi, bàn bạc để đi đến thống nhất mục đích yêu cầu, nội dung, phươngpháp, phương tiện, hình thức tổ chức trong từng tiết học cho phù hợp với đốitượng học sinh

- Có thể mời chuyên viên để trao đổi việc soạn những bài khó trongchương trình

- Cùng với tổ chuyên môn kiểm tra định kỳ, đột xuất việc soạn bài vàchuẩn bị bài lên lớp của giáo viên Yêu cầu tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch

tự kiểm tra thường xuyên, tránh hiện tượng đối phó, hình thức

- Thông qua việc dự giờ, để đánh giá việc chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên

- Tổ chức nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm trong tổ, nhóm chuyênmôn để cải tiến việc soạn bài theo hướng đổi mới phát huy được tính tích cực,

Trang 19

- Quản lý giờ lên lớp của giáo viên

+ Thông qua trực ban hàng ngày để QL nề nếp trong các buổi học.+ Tổ chức hoạt động dự giờ, thăm lớp để nắm bắt thực trạng chất lượngcác giờ dạy và tổ chức rút kinh nghiệm sư phạm

+ Thông qua báo cáo của các tổ chuyên môn và của GV chủ nhiệm đểnắm thông tin về công tác dạy học của GV

Hoạt động dạy và học trong nhà trường phổ thông hiện nay được thựchiện chủ yếu bằng hình thức dạy và học trên lớp, với những giờ lên lớp và hệthống bài học cụ thể Nói cách khác, giờ lên lớp là hình thức tổ chức cơ bản

và chủ yếu nhất của quá trình dạy học trong nhà trường để thực hiện mục tiêucấp học

Chính vì vậy trong quá trình QL dạy và học của mình, HT phải cónhững biện pháp tác động cụ thể, phong phú và linh hoạt để nâng cao chấtlượng giờ lên lớp của GV, đó là trách nhiệm của người QL

QL giờ lên lớp của GV phải đảm bảo các yêu cầu chủ yếu là:

+ Xây dựng được “chuẩn” giờ lên lớp để QL tốt giờ lên lớp của GV.Ngoài những quy định chung của ngành cần thường xuyên được bổ sung, điềuchỉnh để thực hiện được tiến độ chung của trường và của GV trong trường

+ Phải xây dựng nề nếp giờ lên lớp cho thầy và trò nhằm bảo đảm tínhnghiêm túc trong mọi hoạt động hết sức nhịp nhàng của nhà trường, góp phầnnâng cao chất lượng dạy học

+ Phải tác động đến giờ lên lớp một cách tích cực và càng trực tiếpcàng tốt để mọi giờ lên lớp đều góp phần thực hiện mục tiêu

+ Phải yêu cầu cụ thể từng đối tượng thực hiện đầy đủ, nghiêm túcnhững quy định của nhà trường, quy chế có liên quan đến giờ lên lớp

Để đảm bảo được những yêu cầu QL giờ lên lớp, HT cần xây dựng vàquy định rõ chế độ thực hiện và kiểm tra sử dụng thời khóa biểu nhằm kiểmsoát các giờ lên lớp, duy trì nề nếp dạy học, điều khiển nhịp điệu dạy học vàtạo nên bầu không khí sư phạm trong nhà trường

Trang 20

- Quản lý đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên

Phương pháp dạy học có thể hiểu là một hệ thống tác động liên tục củagiáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh, để học sinh lĩnhhội vững chắc các thành phần của nội dung giáo dục nhằm đạt được mục tiêu

đã định

Quản lý phương pháp dạy học trong nhà trường là quản lý việc thựchiện phương pháp dạy học của giáo viên sao cho phù hợp với nội dung,chương trình và đặc trưng từng bộ môn đồng thời phù hợp với sự phát triểncủa xã hội

Đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo hướng phát huy tính tíchcực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập Rèn luyện khả năng tư duysáng tạo, khả năng tự nghiên cứu, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn

Đổi mới phương pháp dạy học là một nội dung quan trọng trong việcđổi mới giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay.Người Hiệu trưởng cần quan tâm chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạyhọc thông qua:

- Cập nhật, bồi dưỡng cho giáo viên thấy được vai trò và sự cần thiếtphải đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay

- Lập kế hoạch cụ thể, chi tiết của đổi mới phương pháp dạy học đốivới từng bộ môn ngay từ đầu năm học phù hợp với đặc thù riêng của nhàtrường Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để triển khai kế hoạch: Đội ngũ giáoviên, cơ sở vật chất, trang thiết bị

- Tổ chức hoạt động nghiên cứu học tập, ứng dụng lý luận, học hỏi vềphương pháp qua học tập chuyên đề, tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm

- Quy định thực hiện các qui chế, đảm bảo chất lượng sinh hoạt tổchuyên môn, trao đổi soạn giáo án, những vấn đề khó trong chương trình, tổchức dự giờ rút kinh nghiệm các tiết học

- Tổ chức tham quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm những đơn vị thực

Trang 21

- Thúc đẩy việc tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao trình

độ cho đội ngũ giáo viên, nắm vững chương trình, sách giáo khoa mới vànhững điểm mới về kiến thức cần truyền tải cho học sinh

- Quản lý việc kiểm tra, đánh giá của giáo viên đối với kết quả học tập của học sinh

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS là một bộ phận hợp thànhtrong các khâu của quá trình quản lý, là một thành tố quan trọng của quá trìnhdạy học Kiểm tra được coi như một nguyên tắc của mối liên hệ ngược.Nguồn thông tin này giúp cho HT có cơ sở điều chỉnh kế hoạch, biện pháp chỉđạo, bổ sung kế hoạch

HT phải có kế hoạch cụ thể quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả họctập của HS Bởi lẽ kết quả học tập của HS phản ánh một phần năng lựcchuyên môn và sự quan tâm của GV trong quá trình dạy học Quá trình lĩnhhội tri thức của HS từ Biết đến Thông hiểu, biết vận dụng, biết phân tích, tổnghợp và đánh giá Kết quả các bài kiểm tra, bài thi của HS phải được đánh giáthực chất về kiến thức, kỹ năng, khả năng vận dụng của HS

HT phải quản lý việc kiểm tra của GV đối với HS và kết quả giảng dạycủa GV, tránh kiểm tra qua loa, hình thức, không đưa ra hệ thống tiêu chuẩn

để trên cơ sở ấy đánh giá HT nhà trường cần phải quản lý kế hoạch kiểm tracủa GV, yêu cầu chấm, trả bài, chữa bài kiểm tra (đối với môn học quan trọngnhư Văn, Toán, Tiếng Anh…) để rèn kỹ năng cho những HS hay mắc sai lầm

HT cần phân công bộ máy quản lý tổng hợp việc kiểm tra đánh giá kếtquả theo định kỳ, hiệu trưởng nhà trường cần phải có kế hoạch định kỳ kiểmtra, đánh giá hệ thống của mình đối chiếu với kế hoạch đã vạch ra đầu nămhọc

1.4.2 Quản lý học tập của học sinh

Phương pháp học tập là những cách thức hay con đường học hành mà khi chúng ta đầu tư vào học tập với những khoảng thời gian hợp lí và mang lại hiệu quả cao, giúp người học hiểu rõ và nắm bắt được nội dung cần học

Trang 22

Vì vậy, quản lý phương pháp học tập cho HS cần phải đạt được nhữngyêu cầu chủ yếu là:

+ Làm cho HS nắm được kỹ năng chung của hoạt động học tập

+ Làm cho HS có kỹ năng học tập phù hợp với từng bộ môn

+ Giúp HS có phương pháp học tập ở lớp

+ Giúp HS có phương pháp học tập ở nhà

Để đạt được những yêu cầu trên, HT phải tổ chức học tập, nghiên cứu,bồi dưỡng để toàn thể GV trong nhà trường nắm vững và thống nhất cácphương pháp học tập và trách nhiệm của các bộ phận trong việc hướng dẫnphương pháp học tập cho HS Từ đó HT vạch ra kế hoạch chỉ đạo thực hiện

và thường xuyên kiểm tra đôn đốc, điều chỉnh, uốn nắn kịp thời những biểuhiện sai lệch nhằm thực hiện có hiệu quả việc giáo dục phương pháp học tậpcho HS

1.4.3 Quản lý sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học là một trong những điều kiệnthiết yếu để tiến hành quá trình giáo dục Đây là phương tiện để truyền tảithông tin, giúp giáo viên tổ chức, điều khiển hoạt động dạy học của mình theoyêu cầu nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động dạy học

Quản lý việc sử dụng CSVC, thiết bị dạy học phải có kế hoạch và mangtính thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả Muốn làm được như vậy, hiệu trưởng phải

có kế hoạch, sự phân công, kiểm tra, thông tin cụ thể, kịp thời, để bổ sung vàsửa chữa những cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động dạy học kịp thời,đúng yêu cầu và có chất lượng

Thực hiện công tác quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cũng gắn vớiviệc xã hội hóa giáo dục Muốn thực hiện có hiệu quả cần có sự tổ chức, phốihợp với các cơ quan, tổ chức xã hội, cha mẹ học sinh, để bổ sung và hiện đạihóa cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập của nhà trường Ngoài racần có các biện pháp khuyến khích, động viên, khen thưởng những tổ chức, cá

Trang 23

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT ngoài công lập

1.5.1 Các yếu tố chủ quan

Các yếu tố chủ quan ảnh tới việc quản lý hoạt động dạy học ở các trườngTHPT ngoài công lập: trình độ, năng lực, phẩm chất của HT và ĐNGV Nhàtrường có thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ của mình hay không phần lớnphụ thuộc vào trình độ, năng lực, phẩm chất của người HT và ĐNGV

* Năng lực, phẩm chất của người hiệu trưởng

Để đạt hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động dạy học, nâng caochất lượng giáo dục, người hiệu trưởng phải hiểu rõ mục tiêu giáo dục, amhiểu sâu sắc nội dung giáo dục, nắm chắc các phương pháp giáo dục, cácnguyên tắc giáo dục xã hội chủ nghĩa Người hiệu trưởng phải là nhà giáo cókinh nghiệm, có năng lực, có uy tín chuyên môn, là con chim đầu đàn của tậpthể GV, biết cách tập hợp và tổ chức hoạt động dạy học trong nhà trường mộtcách hiệu quả

* Chất lượng của đội ngũ GV

Trong nhà trường GV là lực lượng chủ lực để thực hiện các nhiệm vụ

đề ra HT giỏi, bản kế hoạch tốt mà người thực hiện là GV lại không đủ trình

độ chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu phẩm chất đạo đức thì hiệu quả giáo dục sẽkhông cao Vai trò của GV được Nghị quyết TW2 khóa VIII khẳng định:

“Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh,giáo viên phải có đủ đức, tài” [24,tr 13]

Để GV thực sự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ HT phải quantâm thường xuyên tới việc bồi dưỡng ĐNGV HT còn phải quan tâm tới đặcđiểm tâm lý HS, phương pháp giáo dục phù hợp với đối tượng, tâm huyết, gầngũi với HS, chỉ đạo, hướng dẫn GV của mình có cách tiếp cận, nghiên cứu,tìm hiểu để có PPDH hợp lý, gắn bó với HS, hết lòng vì HS thân yêu

Trang 24

* Chất lượng đầu vào của HS

Thực tế cho thấy nếu tuyển sinh đầu vào mà có chất lượng thấp quáhoặc không được phép chọn lọc thì việc quản lý hoạt động dạy học của HTkhó mà đạt kết quả tốt Đối với các trường THPT NCL thì học sinh chủ yếu lànhững học sinh thi không đỗ vào các trường công lập nên chất lượng tuyểnsinh thường rơi vào tình trạng nói trên Vì vậy, vấn đề làm thế nào để hoạtđộng dạy học được nâng cao về chất lượng là vấn đề nan giải

1.5.2 Các yếu tố khách quan

Các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới việc quản lý hoạt động dạy họccủa HT bao gồm sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên, phong trào giáodục của địa phương, các điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học…Việc quản lý hoạt động dạy học của HT sẽ mang lại hiệu quả thiết thực khiđược sự quan tâm lãnh đạo của cấp trên với những chính sách và đường lốiđúng đắn nhằm khuyến khích, động viên hoạt động dạy học trong nhà trường

Phong trào giáo dục tại địa phương cũng là yếu tố quan trọng ảnhhưởng tới hoạt động dạy học của nhà trường, nếu ở đâu HS có phong tràohiếu học, địa phương và gia đình quan tâm, coi trọng việc học của con em thìchắc chắn chất lượng dạy học và giáo dục sẽ tốt hơn

Điều kiện CSVC, phương tiện dạy học là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởngtới chất lượng dạy học Việc quản lý hoạt động dạy học của HT sẽ mang có hiệuquả cao nếu trường lớp được xây dựng khang trang, đúng qui định, điều kiện,phương tiện dạy học hiện đại được trang bị đầy đủ và đồng bộ

Ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp,

ít hay nhiều đến quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường

Trang 25

Kết luận chương 1

Từ những nét khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề, các khái niệm cơbản, một số đặc trưng chủ yếu của quản lý hoạt động dạy học ở các trườngTHPT ngoài công lập, trên cơ sở một số lý luận của việc nghiên cứu các biệnpháp quản lý hoạt động dạy học được thực hiện trong mối quan hệ biện chứngvới quản lý các mặt hoạt động khác Qua đó có thể rút ra kết luận:

- Hoạt động dạy học là một hoạt động cơ bản, đặc trưng trong nhàtrường, là con đường cơ bản nhất để thực hiện mục đích giáo dục tổng thể Đểđạt được mục tiêu dạy học trong nhà trường, cần phải có biện pháp quản lýhoạt động dạy học một cách khoa học và phù hợp

- Quản lí HĐDH của Hiệu trưởng ở các trường THPT bao gồm các nộidung sau:

- QL việc xây dựng mục tiêu, kế hoạch dạy học

- QL phân công giảng dạy

- QL việc thực hiện chương trình dạy học

- QL hồ sơ giáo viên

- QL việc chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên

- QL giờ lên lớp của giáo viên

- QL đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên

- QL việc kiểm tra đánh giá của giáo viên đối với kết quả học tập củahọc sinh

- QL giáo dục phương pháp học tập của học sinh

- QL cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

Đối với trường THPT ngoài công lập, có nhiều nét khác biệt về trình độvăn hóa, trình độ nhận thức, hoàn cảnh và điều kiện kinh tế của gia đình họcsinh, do đó sẽ gây nhiều trở ngại cho việc phát triển giáo dục nói chung, vấn

đề nâng cao chất lượng dạy học trong trường phổ thông nói riêng Vì vậy, cầnđặc biệt chú ý trong việc quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT ngoàicông lập

Trang 26

- Khi hoạt động dạy học trong nhà trường THPT NCL có những nét đặcthù riêng biệt thì quản lý hoạt động dạy học cũng phải có những nét đặc thù.Các yêu cầu quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng là yếu tố quan trọngquyết định để nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu riêng biệt đốivới các trường THPT ngoài công lập.

Tuy nhiên các vấn đề trình bày ở chương 1 là những vấn đề về lý luận

Để có được các biện pháp quản lý hoạt động dạy học phù hợp, có tính khả thiđối với các trường THPT ngoài công lập trên địa bàn, cần phải nghiên cứuthực trạng giáo dục, đặc biệt là thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở cáctrường THPT ngoài công lập trong thời điểm hiện tại

Trang 27

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Ở CÁC TRƯỜNG THPT NCL TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG

2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hải Dương

Hải Dương là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, thuộc Vùng kinh

tế trọng điểm Bắc bộ, Việt Nam Trung tâm hành chính của tỉnh là thànhphố Hải Dương nằm cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía đông, cách thànhphố Hải Phòng 45 km về phía tây phía tây bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phíabắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía đông giápthành phố Hải Phòng,phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây giáptỉnh Hưng Yên.Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương, là đôthị loại 2

Thành phố Hải Dương nằm ở vị trí trung tâm tỉnh, phía bắc giáphuyện Nam Sách, phía đông giáp các huyện Kim Thành và Thanh Hà, phíatây giáp huyện Cẩm Giàng, phía nam giáp huyện Gia Lộc, phía đông namgiáp hai huyện Thanh Hà và Tứ Kỳ Diện tích thành phố là 7.138,60 ha, vớidân số: 253.893 người (2009)

Thành phố Hải Dương là trung tâm công nghiệp, thương mại và dịch vụcủa tỉnh, đồng thời là một trong những trung tâm về công nghiệp của vùngkinh tế trọng điểm Bắc bộ Thành phố Hải Dương hiện là 1 đô thị trong vùngThủ đô Hà Nội Cùng với các thành phố Thái Nguyên, Việt Trì, thành phốHải Dương sẽ được đầu tư để trở thành một trong 3 đô thị cấp trung tâm vùng(đô thị cấp 1) và là một trung tâm công nghiệp của toàn vùng Các đô thị phíaTây sẽ là nơi phát triển dịch vụ và công nghệ cao Các đô thị phía Đông Bắc

và phía Bắc như Phủ Lý, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh, thị xã Chí Linh, thành

Trang 28

phố Vĩnh Yên, Hưng Yên sẽ là các đô thị vệ tinh, đảm bảo cho vùng thủ đôphát triển hài hoà.

Hải Dương nổi tiếng là đất học từ xa xưa, vùng đất Xứ Đông này là quêhương của nhiều nho sĩ, Trạng nguyên Việt Nam và Thủ khoa Đại Việt Trongthời kì phong kiến Hải Dương có 12 Trạng nguyên (tính theo đơn vị hànhchính mới, 15 vị tính theo đơn vị hành chính cũ) đứng thứ hai cả nước (sau BắcNinh) và có 3 Thủ khoa Đại Việt, hàng ngàn tiến sĩ, bảng nhãn, thám hoa

Thành phố Hải Dương luôn là đơn vị dẫn đầu về giáo dục đào tạo củatỉnh, chất lượng dạy và học từng bước được nâng cao ở các cấp học, 100% sốgiáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn Đến nay toàn thành phố có tổng số 56trường học trong đó có 18 trường đạt chuẩn quốc gia, 100% số phòng họcđược xây dựng kiên cố

2.2 Thực trạng hoạt động dạy học ở các trường THPT NCL trên địa bàn thành phố Hải Dương

Thành phố Hải Dương có 09 trường THPT bao gồm: trường THPTNguyễn Trãi, trường THPT Hồng Quang, trường THPT Hoàng Văn Thụ,trường THPT Nguyễn Du, trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, trường THPT

Ái Quốc, trường THPT Thành Đông, trường THPT Marie Curie, trườngTHPT Lương Thế Vinh

Trong đó có 5 trường ngoài công lập (chiếm 55,6%) là: trường THPTNguyễn Bỉnh Khiêm, trường THPT Ái Quốc, trường THPT Thành Đông,trường THPT Marie Curie, trường THPT Lương Thế Vinh

Trong đề tài này, chúng tôi chỉ lấy số liệu của 5 trường THPT ngoàicông lập

2.2.1 Thực trạng cán bộ quản lý và giáo viên

Đội ngũ cán bộ quản lí, tổ trưởng các trường THPT NCL (số liệu thống

kê cuối năm học 2012-2013)

Trang 29

Bảng 2.1 Đội ngũ cán bộ quản lí và tổ trưởng của các trường THPT NCL

T S

N ữ

Đảng viên

Trình độ chuyên môn

Trình độ lí luận chính

2 Ban giám hiệu

-THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

7

3 1 1 1 1

6

3 1 0 1 1

4

1 0 2 1 0

7

2 2 0 1 2

0

0 0 0 0 0

3

1 1 0 0 1

3

2 0 0 1 0

6

1 1 2 1 1

5

2 1 0 1 1

10

3 2 2 2 1

7

3 1 0 1 2

6

2 1 1 1 1

10

2 2 2 2 2

0

0 0 0 0 0

0

0 0 0 0 0

7

3 1 0 1 2

14

3 3 3 2 3

2

1 0 0 1 0

(Nguồn:Điều tra từ các trường THPT NCL,thống kê cuối năm học 2012-2013)

Năm học 2012-2013 các trường nói trên có 11 cán bộ QL, tỉ lệ cán bộ

nữ chiếm 63,6 % Trình độ chuyên môn 100% cán bộ QL có trình độ đạtchuẩn (Đại học), 36,4% cán bộ QL có trình độ trên chuẩn (thạc sỹ), về lí luậnchính trị có 3 cán bộ QL trình độ trung cấp và 3 cán bộ QL có trình độ sơ cấp.Tuổi đời trên 45 có 5 cán bộ QL (chiếm 45,5%), trong đó có 4 Hiệu trưởng

Đội ngũ cán bộ QL các trường đều nhiệt tình, yêu nghề, có tinh thầntrách nhiệm cao, có ý thức tự học và tự bồi dưỡng, có trình độ chuyên mônvững, quan hệ tốt với đồng nghiệp

Về nghiệp vụ QL còn hạn chế, vì khi được đề bạt làm cán bộ QL, chưađược đào tạo chính qui về QL Trình độ tin học mới ở mức cơ bản, chủ yếu

Trang 30

biết soạn thảo văn bản, chưa khai thác tốt internet và áp dụng công nghệthông tin vào công tác QL.

Từ số liệu thống kê bảng trên, ta thấy tỷ lệ các tổ trưởng là nữ 10/16chiếm 62,5%; số đảng viên 7/16 chiếm 43,8% Trình độ chuyên môn 62,5%

có trình độ đại học; 37,5% có trình độ trên đại học

Đội ngũ giáo viên các trường THPT NCL (số liệu thống kê cuối nămhọc 2012-2013)

Bảng 2.2 Đội ngũ giáo viên của các trường THPT NCL

Trường THPT

Số lớp

Số giáo viên

Tỷ lệ GV trên lớp

Phân theo các môn

(Nguồn: Điều tra từ các trường THPT NCL,thống kê cuối năm học 2012-2013)

Về đội ngũ giáo viên chưa thật sự đảm bảo đủ về số lượng do số giáoviên được tuyển dụng vào trường ngoài công lập còn nhiều hạn chế Trình độchuyên môn của giáo viên 100% đạt chuẩn (từ đại học trở lên) nhưng sốlượng giáo viên ở các bộ môn không đồng đều, biểu hiện ở khía cạnh thừathiếu cục bộ Mặt khác số giáo viên trẻ (dưới 40 tuổi) chiếm 94,3%, số giáoviên cao tuổi (trên 50 tuổi) chiếm 1,1 %, điều này rất thuận lợi trong việc tiếpcận với công nghệ thông tin Môn hướng nghiệp và môn giáo dục ngoài giờlên lớp chưa có giáo viên được đào tạo chính qui, số giáo viên dạy môn nàylấy từ giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên dạy các bộ môn chưa đủ số tiếttheo qui định Nhìn chung chất lượng môn hướng nghiệp và môn giáo dụcngoài giờ lên lớp không cao

Trang 31

Chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THPT NCL (số liệu thống kêcuối năm học 2012-2013).

Bảng 2.3 Chất lượng đội ngũ giáo viên của các trường THPT NCL

Trường THPT

Tổng

số GV

Trình độ đào tạo Độ tuổi

Thạc sỹ Đạihọc đẳngCao Dưới31

31 đến 40

41 đến 50

Trên 50

(Nguồn: Điều tra từ các trường THPT NCL,thống kê cuối năm học 2012-2013)

Số lượng giáo viên có trình độ thạc sỹ không nhiều (chiếm 13,2%), sốlượng giáo viên trẻ dưới 40 tuổi (chiếm 94,3 %) đây là số giáo viên được đàotạo cơ bản, nhiệt tình, năng động, có điều kiện tiếp cận công nghệ thông tintốt Bên cạnh đó lực lượng giáo viên trẻ cũng có những hạn chế như kinhnghiệm trong giảng dạy còn ít, chưa có biện pháp giáo dục phù hợp với tâmsinh lí lứa tuổi THPT trong giai đoạn hiện nay, còn lúng túng nhiều trong việcgiáo dục đạo đức

Số lượng giáo viên trên 50 tuổi (chiếm 1,1 %), số giáo viên này cónhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục đạo đức học sinh, song bêncạnh đó lực lượng giáo viên này còn nhiều hạn chế như không tích cực tự học,

tự bồi dưỡng để vươn lên, hạn chế rất nhiều về việc sử dụng vi tính, chậm đổimới về phương pháp, ngại sử dụng thiết bị và công nghệ thông tin, nên cũngảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung

2.2.2 Thực trạng hoạt động dạy học ở các trường THPT NCL trên địa bàn thành phố Hải Dương

Hoạt động trọng tâm của nhà trường là hoạt động dạy học Đây là hoạtđộng tích cực của thầy và trò có sự lãnh đạo của nhà quản lý, đảm bảo mục

Trang 32

tiêu, nội dung, phương pháp dạy học của giáo viên Chất lượng giáo dục củacác nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động giảng dạy của giáo viên.Thực trạng hoạt động dạy học ở các trường THPT NCL trên địa bàn thànhphố Hải Dương qua khảo sát thu được kết quả ở bảng 2.4.

Bảng 2.4 Thực trạng hoạt động dạy học ở các trường THPT NCL trên địa

bàn thành phố Hải Dương

T

T Nội dung thực hiện

Số người tán thành ở các mức độ Thực hiện

tốt

Thực hiện Trung bình

Thực hiện chưa tốt

1 Giáo viên nắm vững nội dung

2 Giáo viên lập kế hoạch dạy học

3 Giáo viên chuẩn bị hồ sơ, giáo

4 Tham gia thao giảng, dự giờ rút

5 Đánh giá đúng kết quả học tập

6 Thực hiện nền nếp chuyên

7 Tự học và tự bồi dưỡng nâng

8 Sử dụng thiết bị đồ dùng dạy

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Giáo viên lập kế hoạch dạy học theođúng yêu cầu và thực hiện nền nếp chuyên môn, qui chế chuyên môn; Giáoviên nắm vững nội dung chương trình được đánh giá là tốt (91% ý kiến đánhgiá thực hiện tốt)

Trang 33

Giáo viên chuẩn bị hồ sơ, giáo án lên lớp; Đánh giá đúng kết quả họctập của học sinh; tham gia thao giảng, dự giờ rút kinh nghiệm giờ dạy đượcđánh giá ở mức độ trung bình khá tốt (53% ý kiến đánh giá thực hiện tốt).

Tự học và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và sử dụng thiết

bị đồ dùng dạy học được đánh giá thực hiện ở mức trung bình và chưa tốt.Điều này có nhiều nguyên nhân:

- Nguyên nhân thứ nhất, ngoài việc dạy học các giáo viên phải lo côngviệc thu xếp gia đình nên phần lớn giáo viên ít có thời gian để tự học, tự bồidưỡng chuyên môn và càng không có thời gian để chuẩn bị sử dụng các thiết

bị dạy học

- Nguyên nhân thứ hai, là hiện nay các trường không có biên chế cán

bộ phụ tá thí nghiệm, mà chủ yếu là làm kiêm nhiệm Các giáo viên muốnlàm thí nghiệm thực hành thì phải tự chuẩn bị

- Nguyên nhân thứ ba, là các thiết bị thí nghiệm không đảm bảo về chấtlượng và độ chính xác, chỉ sau một năm học sử dụng thì hầu hết các thiết bị

đã bị trục trặc hoặc bị hỏng Muốn làm thí nghiệm thì giáo viên phải bỏ ra rấtnhiều thời gian để chuẩn bị và làm thử xem có thành công hay không

2.3 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT NCL trên

địa bàn thành phố Hải Dương

Nội dung điều tra, khảo sát tập trung vào vấn đề sau:

Trang 34

Tìm hiểu thực tế về tự đánh giá các mức độ thực hiện các nội dung của

QL HĐDH ở các trường THPT NCL trên địa bàn thành phố Hải Dương, tỉnhHải Dương hiện nay

Chúng tôi sử dụng phiếu đánh giá có 4 mức độ và tính điểm theo mỗimức độ:

Rất tốt : 4 điểm;

Tốt : 3 điểm;

Bình thường: 2 điểm;

Chưa tốt: 1 điểm

Điểm trung bình: X điểm (1 X  4)

Sử dụng công thức tính điểm trung bình:

k

i i

i n

X K X

Ki: Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi

n: Số người tham gia đánh giá

- Quan sát hoạt động QL, tham dự hội thảo, dự giờ thăm lớp

- Trao đổi với cán bộ QL, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh

- Nghiên cứu các văn bản đánh giá kết quả giáo dục

Qui trình thực hiện:

- Xác định những nội dung cần điều tra khảo sát

- Xây dựng bộ phiếu hỏi theo các nội dung trên

- Xác định thành phần điều tra khảo sát

- Thực hiện việc điều tra, khảo sát

- Thu thập các phiếu điều tra và xử lí các phiếu điều tra

- Tổng hợp kết quả trả lời và các ý kiến phỏng vấn

2.3.2 Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên

- Thực trạng quản lý việc xây dựng mục tiêu, kế hoạch dạy học

Trang 35

Lập kế hoạch là chức năng quan trọng nhất trong công tác QL Muốnchỉ đạo, tổ chức, kiểm tra tốt đều phải dựa vào việc lập kế hoạch Việc QL lập

kế hoạch, hồ sơ chuyên môn của giáo viên có tầm quan trọng đặc biệt trongcông tác QL HĐDH Kết quả khảo sát thực trạng QL hoạt động lập kế hoạchcông tác, hồ sơ chuyên môn của giáo viên thu được ở bảng 2.5

Bảng 2.5 Đánh giá thực trạng quản lý việc xây dựng mục tiêu, kế hoạch dạy học

TB

Thứ bậc Rất

tốt Tốt

Bình thường

Chưa tốt

1 Cụ thể hóa nhiệm vụ nămhọc và qui chế chuyên môn 88 65 21 0 3,39 1

2 Xây dựng qui định cụ thể về

3 Tổ chức kiểm tra về xâydựng và thực hiện kế hoạch

4 Sử dụng kết quả kiểm tra kếhoạch để đánh giá xếp loại 52 48 66 8 2,83 4

Vào đầu mỗi năm học, Hiệu trưởng triển khai nhiệm vụ năm học mớicủa các cấp QL giáo dục và nhiệm vụ năm học của nhà trường Từ đó tổchuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch, trên cơ sở kế hoạch của giáoviên, tổ chuyên môn, nhà trường lập kế hoạch chung, thông qua hội đồng giáodục để thống nhất và từ đó chỉ đạo thực hiện

Qua bảng 2.5 ta thấy biện pháp cụ thể hóa nhiệm vụ năm học và quichế chuyên môn và biện pháp xây dựng qui định cụ thể về kế hoạch cá nhânđược đánh giá thực hiện tốt

Biện pháp tổ chức kiểm tra về xây dựng và thực hiện kế hoạch cá nhân

và sử dụng kết quả kiểm tra kế hoạch để đánh giá xếp loại giáo viên được đánh giá ở mức thấp hơn

- Thực trạng quản lý việc phân công giảng dạy

Bảng 2.6 Tổng hợp ý kiến đánh giá về việc phân công giảng dạy

Trang 36

TT Nội dung

Mức độ thực hiện

Điểm TB

Thứ bậc Rất

tốt Tốt

Bình thường

Chưa tốt

1 Căn cứ phân công

2 Cách phân công

Dạy một khối lớp trong nhiều

sư phạm của GV trong các nhà trường chưa thực sự đồng đều, có những

GV chưa đáp ứng được nhiệm vụ dạy học trong giai đoạn hiện nay Phần

Trang 37

lớp 12.Việc phân công giảng dạy căn cứ vào sự đề xuất, tham mưu của các

tổ trưởng chuyên môn, có khi tham khảo ý kiến GV chủ nhiệm và nhữngkiến nghị của cha mẹ HS Việc sử dụng cán bộ GV theo năng lực, trình độđào tạo được kết hợp với điều kiện, hoàn cảnh và nguyện vọng của cá nhânvừa phát huy được năng lực chuyên môn, vừa tạo điều kiện để GV yên tâm,hết lòng phục vụ nhà trường, cống hiến cả tài và tâm cho HS Nhìn chung

đa số GV đánh giá việc phân công của các nhà trường là khá phù hợp và cótính hiệu quả Song vẫn có những trường hợp bị bất cập: Một số GV còn trẻtuổi vừa ra trường được phân công chủ nhiệm các lớp chưa đáp ứng đượcyêu cầu, thậm chí gây khó khăn nhất định cho công tác chuyên môn củanhà trường Có những GV có trình độ chuyên môn hạn chế, chưa đảm bảođược việc giảng dạy theo đổi mới phương pháp, điều đó khiến nhiều phụhuynh HS kiến nghị với nhà trường xin thay GV khác Trong khi đó cónhiều GV có khả năng hơn, được đánh giá thông qua chất lượng dạy học,

sự tiến bộ của HS hàng năm, nhưng chưa được Ban giám hiệu nhìn nhận,động viên đúng mức Đây chính là một hạn chế trong việc sử dụng, bố tríđội ngũ GV nhà trường

- Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học

Để QL tốt việc thực hiện chương trình và kế hoạch giảng dạy của GV,nhất thiết BGH nhà trường phải có sự quan tâm thích đáng kết hợp sử dụngnhiều biện pháp phù hợp, sử dụng nhiều kênh thông tin để có thông tin phảnhồi chính xác, từ đó có sự điều chỉnh kịp thời Điều đó mới có thể khắc phụcđược tình trạng GV thực hiện theo đúng kế hoạch dạy học đã đề ra, chấtlượng dạy học mới thực sự được nâng cao

Trang 38

Bảng 2.7 Tổng hợp ý kiến đánh giá về việc thực hiện chương trình dạy học

TB

Thứ bậc Rất

tốt Tốt

Bình thường

Chưa tốt

1

Tổ chuyên môn thường xuyên kiểm

tra việc thực hiện kế hoạch, chương

trình giảng dạy của GV

2

Kiểm tra sổ báo giảng, sổ ghi đầu

bài lớp học, vở ghi chép HS để

nắm tiến độ thực hiện chương trình

của giáo viên

3

Xử lý nghiêm các trường hợp vi

phạm việc thực hiện chương trình

giảng dạy

4

Căn cứ vào báo cáo của GV, tổ

chuyên môn về tiến độ thực hiện

chương trình

5

Đánh giá mức độ đạt được so với

kế hoạch, bổ sung vào kế hoạch

cho năm sau.

Phần lớn việc theo dõi thực hiện kế hoạch của GV thông qua hồ sơ

kế hoạch đã được duyệt của GV, hoặc thông qua kiểm tra sổ đầu bài củaBGH, vì vậy vẫn mang nặng tính hành chính

Biện pháp dựa vào kết quả kiểm tra việc ghi chép của HS chưa đượccác nhà trường quan tâm thích đáng nên vẫn còn tình trạng GV thực hiệnkhông đúng kế hoạch đã được duyệt hoặc không hoàn thành kế hoạch Cónhững bài không đạt được kế hoạch đề ra, GV không có biện pháp khắcphục, bồi dưỡng thêm kiến thức cho HS hoặc bổ sung thêm vào kế hoạchrút kinh nghiệm cho năm học sau (Điểm TB: 2,40-xếp thứ 5) Bên cạnh đótại một số nhà trường, các tổ còn sợ mất thành tích thi đua nên không báocáo thật, kiểm tra không sát sao việc thực hiện kế hoạch của GV Điều đódẫn đến tình trạng GV làm kế hoạch một đằng nhưng thực hiện một nẻo

Trang 39

- Thực trạng quản lý hồ sơ giáo viên

Bảng 2.8 Thực trạng quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên

TT

Nội dung

Mức độ

Điểm TB

Thứ bậc Rất

tốt Tốt thường Bình Chưa tốt

1 Qui định nội dung, số lượng cụ thểcủa hồ sơ chuyên môn 86 53 35 0 3,29 1

2 Kiểm tra đột xuất hồ sơ chuyên môn 25 32 63 6 1,31 5

3 Lập kế hoạch và chỉ đạo tổ chuyên môn

kiểm tra định kỳ hồ sơ chuyên môn 42 55 72 5 2,77 3

4 Nhận xét, đánh giá yêu cầu điều

5 Sử dụng kết quả kiểm tra hồ sơchuyên môn để đánh giá giáo viên. 64 52 58 0 3,03 2

Qua khảo sát bảng 2.8 cho thấy:

Hiệu trưởng các trường đã coi trọng biện pháp qui định nội dung, sốlượng cụ thể của hồ sơ chuyên môn và biện pháp sử dụng kết quả kiểm tra hồ

sơ chuyên môn để đánh giá giáo viên

Biện pháp kiểm tra đột xuất hồ sơ cá nhân chưa làm tốt Về nhận xétđánh giá chưa sâu sắc, nên việc điều chỉnh sau kiểm tra chưa được nhiều

Do nhà trường không kiểm tra đột xuất và thường xuyên hồ sơ cá nhâncho nên trong thực tế nhiều giáo viên không cập nhật nội dung thường xuyên,chỉ đến khi có đợt kiểm tra thì giáo viên mới hoàn thiện và bổ sung vào hồ sơ

- Thực trạng quản lý việc chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên

Công tác chuẩn bị cho giờ dạy của giáo viên có vai trò rất quan trọng,thực tiễn giảng dạy trong nhà trường cho thấy: giáo viên nào có ý thức chuẩn

bị tốt (soạn bài, chuẩn bị các điều kiện giảng dạy) thì chất lượng giảng dạycủa giáo viên đó sẽ tốt hơn

Ý thức được tầm quan trọng của soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp củagiáo viên, nhà trường đã đề ra một số biện pháp QL cơ bản đối với nội dungnày Thực trạng QL việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên quaviệc điều tra trưng cầu ý kiến của 174 cán bộ QL và giáo viên về mức độ thựchiện thể hiện trong bảng số liệu 2.9

Trang 40

Bảng 2.9 Đánh giá thực trạng quản lý việc soạn bài và chuẩn bị bài lên

lớp của giáo viên

TB

Thứ bậc Rất

tốt Tốt thường Bình Chưa tốt

1

Đưa ra những qui định cụ thể về

soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp

theo theo yêu cầu đổi mới phương

pháp dạy học

2 Lập kế hoạch kiểm tra định kỳgiáo án của giáo viên 55 51 68 0 2,93 2

3 Tổ chức kiểm tra thường xuyênhoặc đột xuất giáo án của giáo viên 31 45 90 8 2,57 4

4

Bồi dưỡng nghiệp vụ, năng lực

cho giáo viên về phương pháp

tiến hành và cách soạn bài theo

hướng phát huy tính tích cực, chủ

động sáng tạo

5

Góp ý nội dung và phương pháp

soạn bài, việc lựa chọn và sử dụng

các phương tiện dạy học Việc sử

dụng các tài liệu tham khảo.

6 Sử dụng kết quả kiểm tra để đánhgiá xếp loại giáo viên 48 52 72 2 2,84 3

Qua bảng 2.9 ta thấy: Hiệu trưởng đã chú trọng đưa ra các qui định cụthể về soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp và có kế hoạch cụ thể kiểm tra và kiểmtra định kỳ Tuy nhiên, các Hiệu trưởng chưa tiến hành hoặc ít tiến hành kiểmtra đột xuất giáo viên Mặt khác vấn đề bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ chogiáo viên về cách soạn bài và góp ý nội dung, phương pháp soạn bài, việc lựachọn và sử dụng các phương tiện dạy học, việc sử dụng các tài liệu tham khảochưa được coi trọng

- Thực trạng quản lý giờ lên lớp của giáo viên

QL tốt nền nếp lên lớp của giáo viên có tác dụng nâng cao chất lượnggiờ dạy Hiệu trưởng các trường đã chủ động đưa ra các biện pháp QL nềnnếp lên lớp của giáo viên Qua khảo sát thực trạng QL nền nếp lên lớp của

Ngày đăng: 10/04/2016, 16:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w