Sự hợp tác mang lại những cơ hội giao lưu, học hỏi và nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình.Một hình thức hợp tác phổ biến hiện nay của các ngân hàng là việc thiết lập quan hệ ng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS.Trương Quang Thông
Sinh viên thực hiện : Nhóm 2
1 Trần Thị Kim Cúc
2 Nguyễn Thị Anh Gái
3 Nguyễn Thụy Thùy Giang
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
- -
Tp.Hồ Chí Minh, ngày… tháng … năm
Trang 3DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN
01 TRẦN THỊ KIM CÚC 7701240483A
02 NGUYỄN THỊ ANH GÁI 7701240586A
03 NGUYỄN THỤY THÙY GIANG 7701250454A
04 TRẦN NAM HUY 7701230543
05 NGUYỄN PHẠM ANH THI 7701250967A
06 CHÂU THỊ HỒNG VY 7701241059A
Trang 4MỤC LỤC
- -
LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẠI LÝ 1
I.ĐỘNG CƠ HÌNH THÀNH CÁC QUAN HỆ NGÂN HÀNG ĐẠI LÝ: 1
1.1.Khái niệm ngân hàng đại lý (Correspondent Banking): 1
1.2 Lợi ích của ngân hàng đại lý: 1
II CÁC TÀI KHOẢN SỬ DỤNG TRONG NGÂN HÀNG ĐẠI LÝ………2
2.1.Tài khoản Nostro: 2
2.2 Tài khoản Vostro:… ………2
III ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÂN HÀNG ĐẠI LÝ: 2
IV.CÁC QUY ĐỊNH THAM GIA NGÂN HÀNG ĐẠI LÝ: 3
4.1 Các bước thiết lập quan hệ đại lý: 3
4.1.1 Lựa chọn đối tác: 3
4.1.2 Thiết lập quan hệ đại lý: 3
4.2 Quy trình thiết lập quan hệ Đại lý: 4
4.2.1 Trường hợp ngân hàng đề nghị thiết lập: 4
4.2.2 Trường hợp ĐCTC đối tác đề nghị thiết lập: 5
4.3 Quy định duy trì NH đại lý: 5
4.4.Quy định hủy bỏ NH đại lý 6
V CÁC NGHIỆP VỤ, SẢN PHẨM CHỦ YẾU CỦA NH ĐẠI LÝ: 6
5.1.Thanh toán bù trừ: 6
5.2 Tín dụng quốc tế: 6
5.3 Tài trợ ngoại thương: 7
Trang 5CHƯƠNG 2: CÁC TRUNG TÂM CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NH ĐẠI LÝ
TRÊN THẾ GIỚI 8
I.NEWYORK: (MỸ) 8
II.PARIS : (PHÁP) 8
III.ZURICH: (THỤY SĨ) 9
IV.SINGAPORE: 9
CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ NH ĐẠI LÝ Ở VIỆT NAM 10
I Hoạt động ngân hàng đại lý của một số ngân hàng thương mại: 10
1.1 Mạng lưới ngân hàng đại lý của một số NHTMCP: 10
1.2 Các nghiệp vụ thực hiện………12
II.Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động ngân hàng đại lý: 14
2.1.Hành lang pháp lý: 14
2.2 Công nghệ: 14
2.3.Nguồn nhân lực: 14
2.4.Lựa chọn ngân hàng đại lý: 15
III.Giải pháp phát triển quan hệ đại lý trong tương lai của NHTM ở VN: 15
3.1.Hoàn thiện môi trường pháp lý và các quy định của Pháp luật về hoạt động NHĐL: 15
3.2.Tiến hành cơ cấu lại toàn diện ngân hàng gắn liền với việc phát triển vững chắc, giữ vững nhịp độ tăng trưởng cao và truyền thống phục vụ đầu tư phát triển 16
3.3.Nâng cao trình độ cán bộ làm nghiệp vụ ngân hàng đại lý: 17
3.4 Quản lý và sử dụng hiệu quả các tài khoản Nostro: 17
3.5.Tăng cường hoạt động ngoại giao với mạng lưới ngân hàng đại lý: 17 KẾT LUẬN
TÀI LUẬN THAM KHẢO
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay các giao dịch quốc tế luôn là đối tượng không chỉ các nhà đầu tư quan tâm mà còn được các ngân hàng đặc biệt chú trọng Hệ thống ngân hàng địa phương và thế giới phát triển đã góp phần đẩy mạnh các giao dịch không bằng tiền mặt thông qua ngân hàng nhằm cắt giảm tối đa các khoản phí hoa hồng và chi phí về thời gian Xét trong bối cảnh đó, một ngân hàng không thể đứng ngoài xu hướng chung của thời đại là cùng liên minh và hợp tác Sự hợp tác mang lại những cơ hội giao lưu, học hỏi và nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình.Một hình thức hợp tác phổ biến hiện nay của các ngân hàng là việc thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý với đối tác là các ngân hàng nước ngoài Quan hệ đại lý tốt sẽ giúp ngân hàng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại và tạo điều kiện để các ngân hàng mở rộng thị trường
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên,bài tiểu luận về đề tài: “Ngân hàng đại lý” của
chúng em hy vọng làm rõ tầm quan trọng của việc thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng đối tác nói chung và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển mạng lưới ngân hàng đại lý cho các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bố cục bài tiểu luận gồm có 3 phần:
Chương 1: Lý luận chung về ngân hàng đại lý
Chương 2: Các trung tâm chính trong hoạt động ngân hàng đại lý trên thế giới
Chương 3: Tình hình hoạt động và định hướng phát triến quan hệ ngân hàng đại lý ở Việt Nam
Do hạn chế về thời gian và kiến thức,nhóm không thể tránh khỏi những thiếu sót.Kính mong sự đóng góp ý kiến của thầy và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 7CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẠI LÝ
I.ĐỘNG CƠ HÌNH THÀNH CÁC QUAN HỆ NGÂN HÀNG ĐẠI LÝ:
1.1.Khái niệm ngân hàng đại lý (Correspondent Banking):
Khái niệm “Correspondent”: việc truyền thông bằng thư tín, điện tín mà ngân
hàng sử dụng để thanh toán cho khách hàng
Ngân hàng đại lý là tổ chức tài chính cung cấp các dịch vụ thay mặt cho tổ chức tài chính khác, tương đương hoặc không tương đương với nó Một ngân hàng đại lý có thể thực hiện các giao dịch kinh doanh, nhận tiền gửi thay mặt cho các tổ chức tài chính khác.Ngân hàng đại lý được sử dụng để thực hiện kinh doanh ở nước ngoài và đóng vai trò như một đại lý của ngân hàng trong nước ở nước ngoài
Theo Thông tư 41/2011/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về Hướng dẫn nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng trên
cơ sở rủi ro phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền: “Hoạt động ngân hàng đại lý là việc cung cấp dịch vụ ngân hàng, thanh toán và các dịch vụ khác của một ngân hàng tại một quốc gia, vùng lãnh thổ cụ thể (sau đây gọi là Ngân hàng đại lý) cho một ngân hàng khác tại một quốc gia, vùng lãnh thổ khác (sau đây gọi là Ngân hàng đối tác)”
1.2 Lợi ích của ngân hàng đại lý :
Nghiệp vụ ngân hàng đại lý sẽ mang lại những lợi ích như:
Đây là hoạt động rất hữu ích đối với nghiệp vụ thanh toán quốc tế, giúp thanh toán giữa hai ngân hàng thuộc các quốc gia khác nhau được dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả do hạn chế có thể là về không gian (do khác lãnh thổ), thời gian (do chênh lệch múi giờ), tập quán kinh doanh, năng lực kết nối, thông tin và mối liên hệ với khách hàng, thị trường, tập quán giao dịch, luật lệ địa phương,… Quan hệ đại lý giúp giảm thiểu chi phí hoa hồng và chi phí với thời gian
Trang 8HVTH:Nhóm 2-CHNH-K24
2
Đơn giản hóa cũng như hỗ trợ rất nhiều cho các dịch vụ khác mà ngân hàng đang khai thác như:thanh toán,tín dụng,đầu tư,bảo lãnh Bên cạnh đó, hai ngân hàng có thể trao đổi và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau (như mua bán ngoại tệ, kinh doanh vốn, thanh toán, L/C, bảo lãnh, nhờ thu…) với mục đích hai bên cùng có lợi
Là công cụ hữu hiệu trong việc nâng cao tính cạnh tranh của ngân hàng: các ngân hàng phải liên kết với nhau- một mặt để mở rộng thị trường và đối tượng khách hàng, mặt khác nhằm nâng cao tính cạnh tranh dựa trên mối quan hệ đại lý đã mở với những ngân hàng khác có uy tín Thực hiện hoạt động ngân hàng đại lý góp phần chuẩn hóa ngân hàng theo các thông lệ quốc tế, qua đó nâng cao vị thế của chính ngân hàng đó ở trong và ngoài nước
II CÁC TÀI KHOẢN SỬ DỤNG TRONG NGÂN HÀNG ĐẠI LÝ
2.1.Tài khoản Nostro:
Tài khoản Nostro là tài khoản ngân hàngcủa ngân hàng trong nước được mở tại ngân hàng nước ngoài bằng đồng tiền của quốc gia đó Thuật ngữ Nostro bắt nguồn từ chữ Latin "của chúng tôi”
2.2 Tài khoản Vostro:
Tài khoản Vostro là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng nước ngoài
mở tại ngân hàng trong nước Tài khoản Vostro có số dư bằng đồng nội tệ.Thuật ngữ Vostro bắt nguồn từ chữ Latin "của các bạn”
III ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÂN HÀNG ĐẠI LÝ:
Khách hàng của ngân hàng đại lý là các ngân hàng thương mại hoặc các định chế tài chính trung gian, quan hệ đối tác trên cơ sở đôi bên cùng có lợi
Quan hệ đại lý giúp giảm thiểu chi phí hoa hồng và chi phí với thời gian, chính vì vậy khách hàng khi giao dịch với các ngân hàng có quan hệ đại lý với nhau sẽ nhận được nhiều quyền lợi và ưu đãi
Phần lớn các nghiệp vụ đại lý sẽ được thực hiện thông qua mạng truyền thông SWIFT với phương thức bù trừ tài khoản
Trang 9 Thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài thường áp dụng đối với những ngân hàng chưa có chi nhánh ở nước ngoài
IV.CÁC QUY ĐỊNH THAM GIA NGÂN HÀNG ĐẠI LÝ:
4.1 Các bước thiết lập quan hệ đại lý:
Để thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý, ngân hàng đại lý được lựa chọn để đặt quan hệ đại lý phải là các tổ chức lớn, độ tín nhiệm cao, có thế mạnh trong một số lĩnh vực mà ngân hàng muốn mở rộng quan hệ hợp tác.Ở Việt Nam, thông thường các ngân hàng thực hiện các bước sau:
4.1.1 Lựa chọn đối tác:
Ngân hàng đại lý đó phải có trụ sở đặt tại các quốc gia có quan hệ thương mại tốt với Việt Nam, đặt tại các trung tâm tài chính quan trọng trên thế giới hoặc ở các thị trường khác nhau mà ngân hàng có chủ trương hoạt động; có hệ thống chi nhánh rộng Ngân hàng đại lý được lựa chọn để đặt quan hệ đại lý phải là các tổ chức lớn, có công nghệ tiên tiến, là thành viên tham gia SWIFT độ tín nhiệm cao,có uy tín và kinh nghiệm trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế, mạng lưới rộng trong và ngoài nước, có thế mạnh trong một số lĩnh vực mà ngân hàng muốn mở rộng quan hệ hợp tác
4.1.2 Thiết lập quan hệ đại lý:
Tùy theo yêu cầu của mỗi ngân hàng đặt ra khi thiết lập quan hệ đại lý, mức độ hợp tác mà hồ sơ thiết lập cũng sẽ khác nhau
Hai ngân hàng muốn thiết lập quan hệ đại lý với nhau sẽ tìm hiểu tình hình tài chính, các dịch vụ ngân hàng quốc tế cung cấp, phí dịch vụ thông qua Báo cáo thường niên, Báo cáo kết quả kinh doanh trong một quý, điều kiện và điều khoản để ra quyết định thiết lập hoặc từ chối thiết lập quan hệ đại lý
Thông thường Ngân hàng sẽ gửi tới tổ chức mà mình muốn thiết lập quan hệ đại
lý một bộ hồ sơ pháp lý, thường bao gồm: Giấy phép đăng ký hoạt động; Giấy phép đăng ký kinh doanh; Quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc, Kế toán trưởng; Mẫu dấu
Trang 10HVTH:Nhóm 2-CHNH-K24
4
và cuốn mẫu chữ ký ủy quyền; Báo cáo thường niên hoặc báo cáo tài chính đã được kiểm toán qua tổ chức kiểm toán do ngân hàng muốn thiết lập quan hệ đại lý yêu cầu; Biểu phí cập nhật Nếu ngân hàng đã là thành viên của SWIFT, sẽ gửi kèm một điện SWIFT MT999 đăng ký trao đổi SWIFTKEY và mong muốn thiết lập quan hệ đại lý Các ngân hàng khi đã có quan hệ đại lý với nhau có thể tiến đến thiết lập quan hệ tài khoản nhằm phục vụ các hoạt động thanh toán tiền gửi, kinh doanh vốn, kinh doanh ngoại tệ giữa hai ngân hàng bằng việc cung cấp cho nhau hạn mức tín dụng qua tài khoản Nostro và Vostro
4.2 Quy trình thiết lập quan hệ Đại lý:
Các đơn vị yêu cầu gửi Đề nghị thiết lập quan hệ đại lý tới Ban ĐCTC
Ban ĐCTC tiếp nhận Đề nghị thiết lập quan hệ đại lý từ Đơn vị yêu cầu;
tiến hành xem xét, đánh giá các ĐCTC đối tác; gửi Đề nghị tới Phòng Swift
Phòng Swift tiếp nhận Đề nghị từ Ban ĐCTC và thực hiện:
- Tạo điện MT999/Query Message gửi tới ĐCTC đối tác đề nghị thiết lập quan
hệ đại lý
- Khi ĐCTC đối tác trả lời đề nghị, nếu:
+ Không đồng ý thiết lập quan hệ RMA: thông báo kết quả thiết lập cho Ban ĐCTC
+ Đồng ý thiết lập quan hệ RMA: cấp “Quyền gửi điện” cho ĐCTC đối tác, đồng thời gửi Query Message yêu cầu ĐCTC đối tác chấp nhận (Accept) và thực hiện lệnh
“chấp nhận” (Accept) khi nhận được “Quyền gửi điện”từ ĐCTC đối tác
- Gửi điện thử nghiệm Sử dụng MT199 để gửi đến ĐCTC đối tác
Trang 11-Sau khi thử nghiệm thành công cho cả 2 chiều của điện, thực hiện cập nhật thông tin RMA vào chương trình quản lý nghiệp vụ
4.2.2 Trường hợp ĐCTC đối tác đề nghị thiết lập:
Ban ĐCTC tiếp nhận Đề nghị thiết lập quan hệ đại lý trực tiếp từ ĐCTC đối tác, hoặc gián tiếp thông qua các đơn vị yêu cầu; tiến hành xem xét, đánh giá các ĐCTC đối tác để đưa ra quyết định đồng ý/không đồng ý
- Nếu đồng ý: Gửi Đề nghị thiết lập tới Phòng Swift
Phòng Swift tiếp nhận yêu cầu của Ban ĐCTC và thực hiện việc thiết lập
- Tạo MT999/Answer Message gửi ĐCTC đối tác đồng ý thiết lập quan hệ đại lý trong trường hợp ĐCTC đối tác gửi điện MT999/Query Message, hoặc thực hiện lệnh
“chấp nhận” (Accept) và đồng thời cũng cấp “Quyền gửi điện” cho ĐCTC đối tác trong trường hợp ĐCTC đó đã cấp “Quyền gửi điện”
- Gửi điện thử nghiệm Sử dụng MT199 gửi đến ĐCTC đối tác
- Sau khi thử nghiệm thành công cho cả 2 chiều của điện, thực hiện cập nhật thông tin vào chương trình quản lý nghiệp vụ
- Lưu hồ sơ liên quan đến việc thiết lập RMA
4.3 Quy định duy trì NH đại lý:
Đây là việc hai ngân hàng thường xuyên dùng các biện pháp đảm bảo hiệu lực của Thỏa ước ngân hàng đại lý Các ngân hàng này sẽ liên tục cung ứng, thực hiện và phát triển các nghiệp vụ qua lại lẫn nhau như: thông báo L/C,xác nhận L/C, tra soát, chuyển tiền thanh toán, Bên cạnh đó, các tổ chức đó không ngừng cập nhật các thông tin, tài liệu về tình hình hoạt động của nhau thông qua điên SWIFT MT999
Trang 12HVTH:Nhóm 2-CHNH-K24
6
Chấm dứt quan hệ đại lý khi ngân hàng đại lý giải thể, mua lại, sáp nhập hoặc thay đổi tổ chức thành một chủ thể khác và không tiếp nhận những quan hệ đại lý của chủ thể cũ Điều này cũng xảy ra khi ngân hàng đại lý có những thay đổi trong tổ chức
và hoạt động không còn phù hợp với đối tác có quan hệ đại lý nữa
V CÁC NGHIỆP VỤ, SẢN PHẨM CHỦ YẾU CỦA NH ĐẠI LÝ:
Nghiệp vụ ngân hàng đại lý là nghiệp vụ liên quan đến việc xử lý các giao dịch phát sinh giữa hai ngân hàng có thiết lập quan hệ đại lý hoặc giữa ngân hàng với khách hàng của ngân hàng đại lý đối tác Một số nghiệp vụ ngân hàng đại lý cơ bản như sau:
5.1.Thanh toán bù trừ:
Thanh toán bù trừ trong hoạt động ngân hàng đại lý là việc chỉ thanh toán phần chênh lệch giữa các giao dịch mua và các giao dịch bán có cùng cặp tiền tệ hoặc của một loại tiền tệ của nhiều cặp tiền tệ khác nhau, cùng ngày giá trị thanh toán giữa ngân hàng với ngân hàng đại lý Tiền tệ được sử dụng trong thanh toán bù trừ là đồng tiền clearing tức là đồng tiền không được chuyển đổi ra bất kỳ đồng tiền nào khác, không được chuyển khoản sang các tài khoản khác, bên nào dư nợ sẽ phải trả bằng ngoại tệ tự
do hoặc chuyển sang tài khoản vay nợ năm sau Tùy theo sự thỏa thuận của hai bên, tiền tệ clearing có thể được lựa chọn là tiền tệ của một trong hai nước của hai bên hoặc tiền tệ của nước thứ ba Với phương thức thanh toán này có thể quy định cả hai bên phải mở tài khoản hoặc chỉ cần một bên mở tài khoản
5.2.1 Cho vay các ngân hàng thương mại:
Trong trường hợp một ngân hàng thiếu hụt ngoại tệ trên tài khoản Nostro tại ngân hàng đại lý nước ngoài, ngân hàng đại lý này có thể xem xét và cho ngân hàng đối tác vay toàn bộ hoặc vay hỗ trợ một phần lượng ngoại tệ cần thiết thanh toán
Trang 13Cho vay hợp vốn (hay còn gọi là đồng tài trợ) là hình thức cho vay do một nhóm các
tổ chức tài chính cùng liên kết lại để tập hợp vốn cho một khách hàng vay và trong đó
có một tổ chức tín dụng làm đầu mối, phối hợp các bên tài trợ khác để thực hiện.Các tổ chức tham gia thường là các ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, ngân hàng đầu
tư và các tổ chức tài chính khác
5.3 Tài trợ ngoại thương:
5.3.1.Tài trợ xuất khẩu:
Bao gồm các dịch vụ cơ bản:
Là nghiệp vụ bao thanh toán dựa trên hợp đồng xuất khẩu hàng hóa mà khách hàng và con nợ là những doanh nghiệp ở các nước khác nhau mà ngân hàng của hai bên có quan hệ đại lý Vai trò của đơn vị bao thanh toán là thu tiền nợ nước ngoài bằng việc tiếp cận với nhà xuất khẩu tại đất nước của mình và truy đòi lại nhà nhập khẩu hoặc ngân hàng của nhà nhập khẩu
b Chiết khấu bộ chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ:
Để đáp ứng nhu cầu vốn, nhà xuất khẩu sau khi giao hàng có thể thương lượng với ngân hàng để ngân hàng thực hiện chiết khấu bộ chứng từ hoặc ứng trước tiền trước khi bộ chứng từ được thanh toán Sau đó, ngân hàn g sẽ chủ động theo dõi và nhận lại tiền từ ngân hàng xuất trình – lúc này đóng vai trò là ngân hàng đại lý của ngân hàng
đó tại nước nhà nhập khẩu
c.Cho vay trên cơ sở chứng từ thanh toán theo phương thức nhờ thu:
Khi ngân hàng xử lý bộ chứng từ và gửi đi nhờ thu, ngân hàng sẽ cung cấp một khoản ứng trước theo tỷ lệ phần trăm thỏa thuận dựa trên các khoản nhờ thu tồn đọng chưa nhận được tiền cho nhà xuất khẩu Phương thức này tương tự hình thức chiết khấu bộ chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ Đối với loại hình này, vì rủi ro rất cao nên lãi suất nợ cũng cao hơn so với các hình thức tài trợ khác, đôi khi ngân hàng yêu cầu nhà xuất khẩu phải có tài sản đảm bảo là chứng từ mang lại quyền kiểm soát hàng hóa cùng tờ hối phiếu đang trong quá trình nhờ thu