Dân số: hơn 1,34 tỷ người (tính đến 42011). Dân Tộc: Trung Quốc là quốc gia đa dân tộc với 56 dân tộc được chính thức công, trong đó dân tộc Hán là chủ yếu (chiếm 93% dân số), ngoài ra còn có 55 dân tộc ít người (chiếm 7% dân số cả nước và phân bổ trên 5060% diện tích toàn quốc). Hành chính: 31 tỉnh, thành phố gồm 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương. 4 cấp hành chính gồm tỉnh, địa khu, huyện, xã. Thủ đô: Bắc Kinh. Tôn giáo: Có 4 tôn giáo chính là Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Hồi, Thiên chúa giáo. Ngôn ngữ: Tiếng Hán là tiếng phổ thông, lấy âm Bắc Kinh làm tiêu chuẩn. Văn Hóa Trung Quốc: Văn hoá Trung Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng đạo Phật – tôn giáo chính thức ở đất nước này và từ nền sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước. Có thể thấy rõ hai điểm trên qua các ngày lễ hội. Trong văn hoá ứng xử, người Thái tỏ rõ sự sùng đạo, tôn kính hoàng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác. Kinh Tế Trung Quốc: Đây là nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới nếu tính theo Tổng sản phẩm quốc nội(GDP) danh nghĩa. GDP Trung Quốc năm 2008 là 4,42 nghìn tỷ USD. GDP bình quân đầu người danh nghĩa năm 2007 là 2.660 USD (5.300 USD nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), vẫn còn thấp so với rất nhiều nền kinh tế khác trên thế giới (thứ 104 trên 183 quốc gia năm 2007). Trong những năm gần đây, GDP bình quân
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
KHOA LỊCH SỬ
***
Bài tiểu luận
LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
Trang 2I Khái quát về đất nước Trung Quốc :
Tên nước: Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (The People’s Republic of China)
Thủ đô: Bắc Kinh
Ngày quốc khánh: 01-10-1949
Vị trí địa lý: Trung Quốc nằm ở phần nửa phía bắc của Đông bán cầu, phía đông nam
của đại lục Á – Âu, phía đông và giữa châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương; có biên giới chung với Nga, Mông Cổ (phía bắc), với Kazakstan, Kirghistan, Taghikistan (phía tây), với Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nê Pan, Bu Tan (phía tây nam), với Myanma, Lào, Việt Nam (phía nam), với Triều Tiên (phía đông)
Diện tích: 9,6 triệu km2
Khí hậu: Trung Quốc thuộc khu vực gió mùa, khí hậu đa dạng từ ấm đến khô Nhiệt
độ trung bình toàn quốc tháng 1 là -4,70C, tháng 7 là 260C Ba khu vực được coi là nóng nhất là Nam Kinh, Vũ Hán, Trùng Khánh phức tạp , đa dạng, đa số nằm trong khu vực bắc ôn đới, thuộc khí hậu gió mùa lục địa, đa số các vùng có bốn mùa rõ rệt,
Trang 3mùa đông lạnh giá, mùa hè nóng nực Do đất nước rộng lớn, địa hình phức tạp, độ cao chênh lệch lớn nên khí hậu cũng đa dạng theo Từ nam lên bắc lần lượt là các vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, trung ôn đới, hàn ôn đới,, Còn khí hậu vùng cao nguyện Thanh Tạng là vùng khí hậu theo đường thẳng đứng Đặc diểm khí hậu Trung Quốc là về mùa đông đa sốcác vùng lạnh giá, khí hậu miền Nam Bắc chênh lệch rõ rệt Về mùa
hè do ánh mặt trời chiếu thẳng xuống bắc bán cầu nên miền Bắc ngày dài hơn, về mùa đông mặt trời chiếu tới 2 miền Nam Bắc nên ngày gần như nhau Trừ vùng cao
nguyên Thanh Tạng có địa hình quá cao ra, cả nước đều nóng ấm, khí hậu chênh lệch không nhiều
Đa số các vùng do ảnh huởng dòng khí vùng biển ẩm, thổi vào lục địa nên mưa nhiều, nhưng lượng mưa giữa các vùng và các mùa không đều nhau Miền Đông mưa nhiều, miền Tây ít Từ ĐôngNamtới Tây Bắc lượng mưa giảm dần đồng thời mưa nhiều vào mùa hạ MiềnNammùa mưa kéo dài từ tháng 5 tới tháng 10 Miền Bắc múa mưa ngắn, tập trung vào tháng 7, tháng 8
Dân số: hơn 1,34 tỷ người (tính đến 4/2011)
Dân Tộc: Trung Quốc là quốc gia đa dân tộc với 56 dân tộc được chính thức công,
trong đó dân tộc Hán là chủ yếu (chiếm 93% dân số), ngoài ra còn có 55 dân tộc ít người (chiếm 7% dân số cả nước và phân bổ trên 50-60% diện tích toàn quốc)
Hành chính: 31 tỉnh, thành phố gồm 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc
trung ương 4 cấp hành chính gồm tỉnh, địa khu, huyện, xã Thủ đô: Bắc Kinh
Tôn giáo: Có 4 tôn giáo chính là Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Hồi, Thiên chúa giáo Ngôn ngữ: Tiếng Hán là tiếng phổ thông, lấy âm Bắc Kinh làm tiêu chuẩn
Văn Hóa Trung Quốc:
Văn hoá Trung Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng đạo Phật – tôn giáo chính thức ở đất nước này và từ nền sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước Có thể thấy
rõ hai điểm trên qua các ngày lễ hội Trong văn hoá ứng xử, người Thái tỏ rõ sự sùng đạo, tôn kính hoàng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác
Kinh Tế Trung Quốc:
Đây là nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới nếu tính theo Tổng sản phẩm quốc
nội(GDP) danh nghĩa GDP Trung Quốc năm 2008 là 4,42 nghìn tỷ USD GDP bình quân đầu người danh nghĩa năm 2007 là 2.660 USD (5.300 USD nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), vẫn còn thấp so với rất nhiều nền kinh tế khác trên thế giới (thứ 104 trên 183 quốc gia năm 2007) Trong những năm gần đây, GDP bình quân
Trang 4đầu người Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tăng lên nhanh chóng nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức cao Năm 2005, 70% GDP của Trung Quốc là trong khu vực tư nhân Khu vực kinh tế quốc doanh chịu sự chi phối của khoảng 200 doanh nghiệp quốc doanh lớn, phần nhiều ở trong các ngành dịch vụ tiện ích (điện, nước, điện thoại…), công nghiệp nặng, và nguồn năng lượng
Giao dịch thương mại giữa các nước Châu Á và Trung Quốc ngày phát triển, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế ở khu vực Trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay, văn hoá phương Đông lại càng được nghiên cứu nhiều hơn và việc học tiếng Trung là công cụ tốt nhất để bắt đầu tìm hiểu về văn hoá phương Đông Trung Quốc: nơi bạn có thể du học bằng tiếng Trung với chất lượng giáo dục cao, ngành nghề đào tạo rất đa dạng và phù hợp với nhiều trình độ, thủ tục du học rất đơn giản, chi phí thấp
Giáo dục
Trung Quốc từ lâu được biết đến là một trong những nước có nền văn hoá đồ sộ và lâu đời nhất thế giới Giờ đây, Trung Quốc lại được nhiều người biết đến như một nền kinh tế và kỹ thuật trên đà phát triển mạnh mẽ và một nền giáo dục và đào tạo chất lượng cao và thực sự thiết thực với tình hình phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam Do đó, ngày càng nhiều học sinh – sinh viên Việt Nam đến du học tại Trung Quốc
Giáo dục Trung Quốc được chia thành các cấp học như sau:
- Mẫu giáo: 3 năm
- Bậc tiểu học: 6 năm
- Bậc trung học cơ sở: 3 năm
- Bậc trung học phổ thông: 3 năm
- Cao đẳng và đại học: 4-5 năm
- Cao học: 2-3 năm
- Tiến sỹ: 3 năm
Ngôn ngữ: Tiếng Hán là tiếng phổ thông, lấy âm Bắc Kinh làm tiêu chuẩn
Trang 5II Khái quát về nước Mỹ:
Tên nước: Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (United States of America)
Ngày quốc khánh:04-07-1776
Vị trí địa lý: Hoa Kỳ nằm ở Bắc Mỹ, phía đông là Bắc Đại tây dương, phía tây là Bắc
Thái bình dương, phía bắc tiếp giáp với Canada, và phía nam tiếp giáp với Mêhicô
Tổng diện tích: 9.629.091 km2 chiếm 6,2% diện tích toàn cầu, trong đó diện tích đất đai là 9.158.960 km2 và diện tích mặt nước là 470.131 km2 Diện tích Hoa Kỳ bằng nửa Nga; bằng khoảng 3/10 Châu Phi; bằng khoảng nửa Nam Mỹ; rộng hơn Trung Quốc không đáng kể; và lớn hơn Tây Âu khoảng 2,5 lần
Dân số: hơn 311 triệu người (tính đến tháng 4/2011)
Sắc tộc: Người da trắng 77,1%, người da đen 12,9%, người Châu Á 4,2%, còn lại là
thổ dân và các dân tộc khác Khoảng 30% dân số Hoa Kỳ là người nhập cư Hiện nay, hàng năm Hoa Kỳ có khoảng 1 triệu người nhập cư
Hành chính: Mỹ gồm có 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang
Thủ đô: Thủ đô của Mỹ hiện nay là Washington D.C
Trang 6Tôn giáo: rất đa dạng như Kito giáo (chiếm 76%), Do Thái giáo, Hồi giáo, Phật giáo,
Ấn Độ giáo…
Ngôn ngữ: Tiếng Anh
Lịch sử: Hoa Kỳ tách ra khỏi khối thuộc địa Anh năm 1776 và được công nhận là một
quốc gia độc lập sau khi Anh và Hoa Kỳ ký Hiệp ước Paris năm 1783 Khi mới thành lập, Hoa Kỳ chỉ có 13 bang Hiện nay, Hoa Kỳ có 50 bang và 5 khu hành chính trực thuộc gồm thủ đô Washington D.C., Samoa, Guam, Virgin Islands và Puerto Rico Chính vì thế quốc kỳ của Hoa Kỳ hiện nay có 50 ngôi sao đại diện cho 50 Bang và 13 vạch trắng và đỏ tượng trưng cho 13 thuộc địa Anh đã tuyên bố độc lập và trở thành
13 Bang đầu tiên của nước này
Hoa Kỳ là nước có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất thế giới hiện nay Những sự kiện đáng ghi nhớ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ là cuộc Nội chiến Bắc - Nam ( 1861 - 1865), Đại suy thóai kinh tế trong những năm 30, thất bại trong chiến tranh ở Việt Nam, và vụ khủng bố 11/9 năm 2001
Thủ đô: Thủ đô Hoa Kỳ hiện nay là Washington D.C (Washington là họ của Tổng
thống đầu tiên của Hoa Kỳ là George Washington, và DC là viết tắt của The District
of Columbia - tên trước đây của vùng đất này) WashingtonDC có diện tích 176 Km2
và khoảng gần 600 nghìn dân Ngân sách Thủ đô do Quốc hội Liên bang phê chuẩn, trong đó nguồn cấp từ ngân sách liên bang chiếm phần quan trọng
III Khái quát mối quan hệ Trung – Mỹ:
Đây là mội mối quan hệ đặc biệt quan trọng, không chỉ trong khu vực mà còn dần trở thành mối quan hệ mang tính toàn cầu khác với quan hệ Nhật - Mỹ là quan hệ đồng minh mang tính chuyên nghiệp và đã là truyền thống Quan hệ Trung - Mỹ rất phức tạp, được chuyển từ trạng thái đối đầu đối địch thời kì Chiến tranh lạnh sang trạng thái vừa hợp tác, vừa đấu tranh, vừa can dự vừa kiềm chế ở giai đoạn hiện nay
Có thể thấy sức mạnh của Trung Quốc là nằm trong sức mạnh tổng hợp ngày càng phát triển không ngừng, là thế của nước lớn nhất, nhì châu Á và là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc Những thành công về kinh tế mà Trung Quốc đã đạt được nhờ chính sách mở cửa và hiện đại hóa trong những thập niên gần đây đã làm cho đất nước khổng lồ này ngày càng khẳng định vị thế của mình GDP của Trung Quốc năm 2004 đạt 651,5 tỉ nhân dân tệ (NDT), (tương đương 1,665 tỉ USD) Hiện nay, GDP của Trung Quốc chiếm 13% GDP toàn cầu, (của Mỹ là 24%),
Trang 7tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đạt được 9% (Mỹ là 4,5%)1 Trung Quốc
là nước thúc đẩy lớn nhất nền kinh tế Đông Á
Quan hệ Trung – Mỹ luôn trải qua những thăng trầm, dzích dzắc Đầu thế kỉ mới, khi chính quyền Bush (cha) mới lên thì ý tưởng về quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc từng được bàn luận Đến thời Tổng thống Bill Clintơn thì bị gạt ra ngoài Chính quyền Bush (con) chủ trương thực hiện một chính sách khắt khe với Trung Quốc, coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh và là một đe dọa tiềm tàng đối với Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương Tuy nhiên, thái độ đó được thay đổi sau vụ đụng độ máy bay giữa hai bên vào tháng 4 - 2001 và đặc biệt là sau sự kiện khủng bố ở Mỹ ngày 11
- 9 - 2001 Tổng thống Bush chủ trương xây dựng mối quan hệ mang tính xây dựng
và hợp tác với Trung Quốc Quan hệ Trung – Mỹ do đó được cải thiện rất nhiều
Có thể thấy rõ một điều là Mỹ và trung Quốc rất cần đến nhau Trung Quốc cần từ Mỹ nhiều thứ như vốn, công nghệ, kỹ thuật, đồng thời, Trung Quốc muốn hóa giải từng bước sự phong tỏa của Mỹ Còn Mỹ cần Trung Quốc hợp tác, ủng hộ chống chủ nghĩa khủng bố trên phạm vi toàn thế giới, phối hợp với Mỹ trong các vấn đề quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế Các quan hệ mua bán, kinh doanh đối với Trung Quốc là những mối lợi khổng lồ đối với Mỹ
Tuy cần đến nhau, song hai nước cũng có nhiều mâu thuẫn Thế bao vây mà Mỹ tạo
ra là 3 vòng cung khép kín với trung Quốc (1 Đông Bắc Á - Đông Nam Á - Thái Bình Dương, 2 Ngoài khơi – đảo Guam, 3 Hawai) Mâu thuẫn đặc biệt phức tạp là trong vấn đề Đài Loan Như đã nói, Trung Quốc là một nước lớn nên Trung Quốc không thể cam lòng chịu cảnh đất nước chưa được thống nhất Hơn nữa, Trung Quốc
có rất nhiều lợi ích đối với Đài Loan Chiếm được nó là chiếm được lối ra vào, nơi qua lại của nhiều loại tàu biển, kiểm soát được việc cung cấp dầu lửa cho Nhật Bản,
sở hữu được các phương tiện vũ khí hiện đại mà phương Tây cấp cho Đài Loan, mang lại cho Trung Quốc sức nặng kinh tế và tiềm năng quân sự của khu vực đó Chính vì thế, không để mất Đài Loan là vấn đề sống còn đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc Trong khi đó, việc thống nhất đất nước của Trung Quốc sẽ rất khó khăn một khi đứng sau Đài Loan vẫn còn có Mỹ và Nhật Bản
Với cơ sở phân tích trên, có thể khẳng định rằng, mặc dù có lúc hòa dịu, song quan hệ Trung – Mỹ vẫn luôn luôn chứa đựng các mâu thuẫn tiềm tàng Giải quyết mâu thuẫn
đó như thế nào sẽ luôn tác động trực tiếp tới toàn bộ cục diện chính trị và an ninh của khu vực Đông Bắc Á nói riêng cũng như toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương
1 Kinh tế thế giới, số 15/2005, ngày 10-4-2005, trang 6
Trang 8Nhìn lại gần ½ thế kỉ quan hệ Trung - Mỹ có thể thấy mối quan hệ này lên xuống thất thường và đầy mâu thuẫn Thời đại ngày nay, thương lượng hòa bình là con đường duy nhất để giải quyết mâu thuẫn giữa các nước Điều này lại càng đúng dối với quan hệ Trung- Mỹ Nhà báo Mỹ Walter Lippmann đã từng nói rằng “Mỹ là con cá voi còn Trung Quốc là con voi” Cá voi không làm gì được voi và ngược lại voi cũng không làm được gì
cá voi Hơn nữa sau cuộc đụng độ ở Triều Tiên các nhà lãnh đạo Mỹ đã rút ra kết luận là chớ nen lao vào một cuộc chiến tranh trên lục địa châu Á với Trung Quốc Do vậy không
có con đường nào khác là cùng tồn tại hòa bình thông qua đàm phán hòa bình Có hàng trăm vấn đề mà hai bên cần đàm phán với nhau nhưng trước hết theo báo chí Mỹ thì hai bên có thể tập trung vào mấy vấn đề lớn sau đây:
a Trách nhiệm của Mỹ và Trung Quốc là hai hội viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đối với việc duy trì một trật tự quốc tế ổn định
b Trách nhiệm của Mỹ và Trung Quốc là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trong thế kỷ tới đối với sự phồn vinh và ổn định của nền kinh tế và thương mại thế giới
c Sự hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc để cải thiện môi trường thế giới do hậu quả quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh của Trung Quốc gây ra
d Trung Quốc và Mỹ phải làm gì để duy trì sự ổn định về chiến lược ở châu Á cụ thể là làm sao để Nhật không thấy an ninh của mình bị đe dọa, việc làm cho Nga trở thành một nhân tố đóng góp vào nền an ninh và ổn định của khu vực và vai trò của Mỹ trong việc giúp giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng
e Sự phối hợp giữa Mỹ và Trung Quốc nhằm làm giảm căng thẳng và ngăn ngừa chiến tranh ở các điểm nong như Triều Tiên, Vịnh Ba Tư, Nam Á…
f Hai bên phải làm gì để ngăn chặn việc phổ biến vũ khí giết người hàng loạt và hạn chế việc chuyển giao vũ khí cho các nước nằm trong khu vực nóng bỏng
g Vấn đề ngăn chặn việc buôn bán ma túy
h Vấn đề nhân quyền
i Vấn đề Đài Loan
Em xin trình bày VẤN ĐỀ ĐÀI LOAN TRONG QUAN HỆ TRUNG – MỸ vì: sở dĩ em chọn vấn đề này do đây là trở ngại hàng đầu trong gần 50 năm qua nó là nhân tố khiến cho quan hệ Trung- Mỹ không bao giờ êm thấm Năm 1972 sau khi gặp tổng thống
Nixon, chủ tịch Mao Trạch Đông nói: Vấn đề Đài Loan là vấn đề nhỏ, vấn đề thế giới
Trang 9mới là vấn đề lớn Vấn đề Đài Loan có thể hoãn sau 100 năm Mao Trạch Đông nói như vậy là vì lúc đó địa thế của Trung Quốc còn thấp, chính quyền thế giới do hai siêu cường thao túng Ngày nay tình hình đã thay đổi, Liên Xô đã tan rã Trong 20,30 năm tới Trung Quốc sẽ trở thành một cường quốc thế giới có nền kinh tế lớn nhất, và sau khi đã lấy lại Hồng Kông và Ma Cao, liệu Trung Quốc có chịu để cho một bộ phận đất đai của mình tiếp tục bị chia cắt do có sự can thiệp của nước ngoài hay không? Mặt khác trong 20-30 năm tới, thế hệ lãnh đạo mới ở Đài Loan hoặc gồm những người có gốc ở lục địa nhưng sinh tại Đài Loan hoặc những người chính gốc Đài Loan Việc mong muốn thống nhất với lục địa sẽ không còn mặn mà như hiện nay Nhưng cái khó trong vấn đề Đài Loan là
ở chỗ Mỹ đã biến nó thành vấn đề của Mỹ, phải xử lý theo luật của Mỹ, tức là “đạo luật
về quan hệ với Đài Loan” do quốc hội Mỹ thông qua năm 1979 khi Trung- Mỹ lập quan
Tuy nhiên, giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn còn không ít mâu thuẫn, như cam kết của Mỹ về khả năng tự vệ của Đài Loan theo đạo luật quan hệ với Đài Loan, vấn đề nhân
quyền, Hơn nữa, do sự gia tăng tiềm lực của Trung Quốc và Trung Quốc trên thực tế ngày càng thâm nhập sâu hơn vào các khu vực và các lĩnh vực trước đây vốn thuộc ảnh hưởng của Mỹ, cũng như do chính sách ngoại giao, tìm kiếm thị trường và nguồn cung cấp tài nguyên, năng lượng không chỉ triển khai ở châu Á mà ở khắp nơi trên thế giới càng làm cho Mỹ phải tính toán và dè chừng
Song cũng thấy rằng những điều đó làm Mỹ cảnh giác hơn chứ không tác động mạnh đến chiều hướng chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Mỹ vẫn rất cứng rắn về vần đề Đài Loan song cũng đủ mềm mại để không phá vỡ hiện trạng quan hệ chính trị Mỹ - Trung
Trang 10Chính sách này không chỉ được quyết định bởi lợi ích của Mỹ hay bản thân của Mỹ và Trung Quốc mà còn chịu sự tác động qui định của bối cảnh tương quan sức lực hiện tại giữa các trung tâm quyền lực Chính vì vậy, Mỹ cũng xác định không nên đối kháng với Trung Quốc và trong chính sách đối ngoại đã xem Trung Quốc là người tham gia có trách nhiệm “trong các công việc quốc tế” Điều này chắc chắn tạo điều kiện cho các quan hệ hợp tác khu vực phát triển mạnh hơn
IV Vấn đề Đài Loan
1 Ngọn nguồn của vấn đề Đài Loan:
Đài Loan là một hòn đảo ở khu vực Đông Á, ngoài khơi đông nam Đại Lục Trung Quốc, phía nam Nhật Bản, phía bắc Philippine Từ “Đài Loan” cũng được dùng để chỉ lãnh thổ
do nhà nước Trung Hoa Dân Quốc quản lí, bao gồm các đảo Đài Loan (Lan Tự và Lục Đảo), quân đảo Bành Hồ tại eo biển Đài Loan, Kim Môn và Mã Tổ ở ngoài khơi Phúc Kiến
Sau cuô ̣c chiến tranh thế giới lần thứ 2, về mă ̣t pháp luâ ̣t lẫn sự thâ ̣t li ̣ch sử, Đài Loan đã đươ ̣c trả la ̣i cho Trung Quốc Sở dĩ la ̣i xuất hiê ̣n vấn đề Đài Loan là do Quốc dân đảng Trung Quốc mở cuô ̣c nô ̣i chiến, nhưng quan tro ̣ng hơn là do sự can thiê ̣p của thế lực nước ngoài
Trong thời kỳ Trung Quốc chống la ̣i quân xâm lược Nhâ ̣t, Quốc dân đảng Trung Quốc và Đảng cô ̣ng sản Trung Quốc đã xây dựng mă ̣t trâ ̣n thống nhất dân tô ̣c chống Nhâ ̣t để chống la ̣i cuô ̣c xâm lược của chủ nghĩa đế quốc Nhâ ̣t Sau khi cuô ̣c chiến tranh chống Nhâ ̣t giành được thắng lợi, tâ ̣p đoàn Quốc dân đảng do Tưởng Giới Tha ̣ch cầm đầu dựa vào ủng hộ của Mỹ, mở cuô ̣c nô ̣i chiến trong pha ̣m vi toàn quốc Đảng cô ̣ng sản Trung Quốc lãnh đa ̣o nhân dân Trung Quốc tiến hành cuô ̣c chiến tranh giải phóng trong hơn 3 năm Do đi ngươ ̣c la ̣i lợi ích dân tô ̣c, tâ ̣p đoàn Quốc dân đảng lúc đó đã bi ̣ nhân dân các dân tô ̣c Trung Quốc phỉ nhổ, cuối cùng chính phủ “Trung Hoa dân quốc” của Quốc dân đảng bi ̣ lâ ̣t đổ Ngày 1 tháng 10 năm 1949, Nước cô ̣ng hoà nhân dân Trung Hoa thành
lâ ̣p, trở thành chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc Mô ̣t bô ̣ phâ ̣n nhân viên quân chính của tập đoàn Quốc dân đảng rút lui sang Đài Loan Dưới sự ủng hô ̣ của chính phủ
Mỹ lúc đó, chúng duy trì sự thống trị ở Đài Loan, nên hình thành tra ̣ng thái đất liền và Đài Loan bi ̣ chia cắt ở hai bờ eo biển
Sau cuô ̣c chiến tranh thế giới lần thứ 2, trong cu ̣c diê ̣n hai mă ̣t trâ ̣n ở phương Đông và phương Tây chống cho ̣i nhau, xét từ cái gọi là chiến lược toàn cầu và lợi ích nước mình, chính phủ Mỹ đã cho tiền, cho vũ khí và cho người mô ̣t cách không thương tiếc để ủng
Trang 11hô ̣ tâ ̣p đoàn Quốc dân đảng mở cuô ̣c nô ̣i chiến, hòng tiêu diệt Đảng cộng sản Trung Quốc Nhưng, cuối cùng chính phủ Mỹ không đa ̣t được mu ̣c đích mong muốn của mình Sau khi Nước Cô ̣ng hòa nhân dân Trung Hoa thành lâ ̣p, chính phủ Mỹ áp dụng chính sách cô lập và ngăn chặn, hơn nữa sau khi cuô ̣c chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, chính phủ Mỹ ngang nhiên dùng vũ lực can thiê ̣p vào quan hê ̣ giữa hai bờ eo biển thuô ̣c công viê ̣c nô ̣i bô ̣ Trung Quốc Năm 1950, hàm đội 7 của Mỹ xâm phạm eo biển Đài Loan , và
đô ̣i hàng không 13 của Mỹ đóng tại Đài Loan Tháng 12 năm 1954, Mỹ và nhà đương cục Đài Loan la ̣i ký cái go ̣i là “Hiê ̣p ước phòng ngự chung”, đă ̣t tỉnh Đài Loan Trung Quốc vào sự bảo hô ̣ của Mỹ Chính sách sai lầm tiếp tục can thiệp vào công việc nội bộ Trung Quốc của Mỹ đã gây nên cu ̣c diê ̣n chống cho ̣i căng t hẳng ở vùng eo biển Đài Loan trong thời gian dài Từ đó vấn đề Đài Loan cũng trở thành tranh chấp quan tro ̣ng giữa hai nước Trung - Mỹ
Song song với sự phát triển và thay đổi của tình hình quốc tế cũng như sự phát triển lớn lên của Trung Hoa mới, Mỹ bắt đầu điều chỉnh chính sách đối với Trung Quốc, nên quan
hê ̣ hai nước từng bước xuất hiê ̣n xu thế tan băng Tháng 10 năm 1971, Đa ̣i hô ̣i đồng Liên
hơ ̣p quốc khóa 26 thông qua nghi ̣ quyết số 2758, trả lại mọi quyền lợi hợp pháp của Nước Cô ̣ng hoà nhân dân Trung Hoa ở Liên Hợp Quốc, đồng thời tru ̣c xuất “đa ̣i biểu” của nhà đương cục Đài Loan Tháng 2 năm 1972, tổng thống Mỹ Ních-xơn sang thăm Trung Quốc, sau đó hai nước Trung Quốc và Mỹ ra thông cáo chung ở Thượng Hải Thông cáo chung nhấn ma ̣nh: “Phía Mỹ tuyên bố: Mỹ nhận thức rằng, mọi người Trung Quốc ở hai bờ eo biển Đài Loan đều cho rằng chỉ có mô ̣t nước Trung Quốc , Đài Loan là
mô ̣t phần của Trung Quốc Chính phủ Mỹ không có ý kiến khác về lập trường này.” Tháng 12 năm 1978, chính phủ Mỹ chấp nhận ba nguyên tắc về đặt quan hệ ngoại giao
do chính phủ Trung Quốc nêu ra, tức là: Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với nhà đương cục Đài Loan, phế bỏ “Hiê ̣p ước phòng ngự chung”, và rút quân khỏi Đài Loan Ngày 1 tháng 1 năm 1979, hai nước Trung Mỹ chính thức đă ̣t quan hê ̣ ngoa ̣i giao Thông cáo chung về Trung Mỹ đă ̣t quan hê ̣ ngoa ̣i giao tuyên bố r ằng: “Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thừa nhâ ̣n chính phủ Nước Cô ̣ng hoà nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc Trong khuôn khổ này, nhân dân Mỹ sẽ chỉ duy trì quan hê ̣ văn hóa , thương mại và các liên hệ phi chính phủ với nhân dân Đài Loan”; “ Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thừa nhâ ̣n lâ ̣p trường của Trung Quốc, tức là chỉ có mô ̣t nước Trung Quốc, Đài Loan là mô ̣t phần của Trung Quốc”
Nhưng điều đáng tiếc là, chỉ sau 3 tháng Trung Quốc và Mỹ đă ̣t quan hê ̣ ngoa ̣i giao, Quốc
hô ̣i Mỹ la ̣i thông qua cái go ̣i là “Luâ ̣t về quan hê ̣ với Đài Loan” , và được tổng thống Mỹ
ký và bắt đầu có hiệu lực Bằng hình thức lâ ̣p pháp trong nước Mỹ, “Luâ ̣t về quan hê ̣ với
Trang 12Đài Loan” này đã làm trái ngược quy đi ̣nh trong Thông cáo chung về Trung Mỹ đă ̣t quan
hê ̣ ngoa ̣i giao và nguyên tắc Luâ ̣t quốc tế Theo Luâ ̣t về quan hê ̣ này, chính phủ Mỹ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan và can thiệp vào công viê ̣c nô ̣i bô ̣ của Trung Quốc, ngăn chă ̣n Trung Quốc thực hiê ̣n sự nghiê ̣p thống nhất đất nước
Để giải quyết vấn đề Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan , chính phủ hai nước Trung Quốc và
Mỹ thông qua đàm phán, đi đến hiê ̣p đi ̣nh vào ngày 17 tháng 8 năm 1982, ra Thông cáo chung thứ 3 về quan hê ̣ Trung-Mỹ, gọi tắt là “Thông cáo ngày 17 tháng 8” Trong thông cáo, chính phủ Mỹ tuyên bố, Mỹ không tìm kiếm chính sách bán vũ khí cho Đài Loan trong thời gian dài; về tính năng và số lượng vũ khí bán cho Đài Loan sẽ không vượt quá mức đô ̣ cung ứng trong mấy năm gần đây sau khi Trung Quốc và Mỹ đă ̣t quan hê ̣ ngoa ̣i giao, đồng thờ i chuẩn bi ̣ giảm dần số lươ ̣ng vũ khí bán cho Đài Loan, và giải quyết cuối cùng vấn đề này sau một thời gian Thế nhưng, trong thời gian khá lâu, chính phủ Mỹ không những không thực hiê ̣n nghiêm chỉnh quy đi ̣nh trong Thông cáo , mà còn không ngừng có những hành đô ̣ng trái với Thông cáo chung Tháng 9 năm 1992, chính phủ Mỹ thâ ̣m chí quyết đi ̣nh bán 150 chiếc máy bay chiến đấu F -16 với tính năng cao cho Đài Loan Hành động này của chính phủ Mỹ đã tăng chướng ngại và sức cản mới cho việc phát triển quan hệ Trung-Mỹ và giải quyết vấn đề Đài Loan
Xét từ những điều nói trên, chính phủ Mỹ phải chịu trách nhiệm trước việc vấn đề Đài Loan cho đến bây giờ vẫn chưa được giải quyết
2 Vấn đề Đài Loan trong quan hệ Trung – Mỹ:
Sau thất bại của Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đầu hàng đồng minh, quân đội Trung Hoa Dân Quốc chấp nhận sự đầu hàng của quân đồn trú Nhật tai đây Đài Loan được tuyên bố nhượng lại cho Trung Hoa Dân Quốc ngày 25-10-1945, Trung Quốc gọi đây là “Ngày trao lại Đài Loan”, dù những đề xuất về Đài Loan độc lập đặt vấn đề về tính pháp lý của tuyên bố đó, cho rằng tuyên bố được đưa ra mà không có một hiệp ước hòa bình chính thức chuyển giao chủ quyền Trung Hoa dân quốc bắt đầu cai quản Đài Loan với một bộ máy quản lý dân sự tham nhũng, dẫn tới tình trạng bất ổn khắp nơi và căng thẳng gia tăng giữa người Đài Loan và người từ Đại Lục đến Vụ bắt giữ một người bán thuốc là và bắn vào một người gần đó ngày 28-2-1947 đã châm ngòi cho một cuộc bạo loạn trên toàn bộ hòn đảo, cuộc bạo loạn bị dập tắt bằng bạo lực và được gọi là vụ 282 Điều này lên đến cực điểm trong một chuỗi các xung đột ác liệt giữa quân Trung Hoa Dân Quốc và người Đài Loan, gồm 282 vụ việc với ước tính khoảng 10.000 – 30.000 người dân thường đã bị quân đội Trung Hoa Dân Quốc hành quyết trong
“Bạch sắc khủng bố” Năm 1948, chính quyền Đài Loan tuyên bố “thiết quân luật”
Trang 13Sau khi Quốc Dân Đảng bị đánh bại năm 1949, Tưởng Giới Thạch dời chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tới Đài Loan và tuyên bố Đài Bắc là Thủ đô lâm thời của Trung Quốc Theo cùng cuộc rút lui của ông là hai triệu người tị nạn từ lục địa Trung Quốc, thêm vào với dân số khoảng sáu triệu người đã sống ở hòn đảo trước đó.
Ban đầu, Hoa Kỳ bỏ rơi Quốc Dân Đảng và chờ đợi việc Đài Loan rơi vào tay những người Cộng sản Tuy nhiên, năm 1950 cuộc xung đột giữa Bắc và Nam Triều Tiên đã bắt đầu xảy ra từ khi quân Nhật rút đi năm 1945, leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn diện, và trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S Trumanmột lần nữa can thiệp và phái Hạm đội 7tới Eo biểnĐài Loan ngăn cách đảo Đài Loan và Hoa Lục, nhằm đề phòng một cuộc xung đột có thể xảy ra giữa Đài Loan và Trung Quốc Chính sách này gọi là "trung lập hóa Đài Loan" Không đầy hai tháng sau, Truman chấp thuận lập quan hệ quân sự với Đài Loan và chuyển cho chính phủ Quốc dân đảng 14 triệu USD viện trợ quân sự và 98 triệu viện trợ kinh tế Tháng 4-1951, một phái bộ quân sự thường trực được đưa đến đây Những diễn biến này cho thấy Đài Loan dần dần trở thành một khâu không thể thiếu được trong hệ thống phòng thủ chiến lược của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương Theo Hiệp ước Hòa bình San Francisco, bắt đầu có hiệu lực ngày 28 tháng 4năm 1952, và Hiệp ước Đài Bắc, bắt đầu có hiệu lực ngày 5 tháng 8 năm 1952, Nhật Bản chính thức rút bỏ mọi quyền, yêu sách và danh nghĩa với Formosa (Đài Loan) và Pescadores (Bành Hồ), và rút bỏ mọi hiệp ước đã ký với Trung Quốc trước năm 1942 Cả hai hiệp ước đều không đề cập tới việc ai sẽ là người nắm quyền kiểm soát hòn đảo, một phần để tránh liên can vào cuộc Nội chiến Trung Quốc Những người ủng hộ Đài Loan độc lập đã sử dụng sự thiếu sót này để đặt nghi vấn về tuyên bố của cả Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc về Đài Loan, cho rằng tương lai của Đài Loan phải do người dân tại đây tự quyết
Đài Loan, theo quan điểm của Robert Gray, phụ tá đặc biệt của Tổng thống D
Esisenhower là “khâu then chốt trong hệ thống các hiệp ước của Hoa kì ở châu Á”
Dulles còn nhấn mạnh thêm: “Tưởng Giới Thạch vẫn là lãnh tụ chống cộng xuất sắc duy nhất ở Trung Quốc, và ngày nay không có nhân vật kế thừa hay phụ tá nào sáng suốt hơn ông”
Năm 1947, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân đã xếp Trung Quốc vào vị trí thứ 13 trong danh sách các nước mà việc phòng thủ là quan trọng đối với Hoa Kì Năm 1948,
Ủy ban Hải và không quân hạ thấp Trung Quốc xuống hàng thứ 17 Tháng 11 – 1949, họ cho rằng do những vấn đề tiếp vận, Trung Quốc không có ý nghĩa quân sự ngay lập tức đối với Liên Xô, trong lúc “vị thế của chúng ta không bị đe dọa trực tiếp với việc mất Trung Quốc, chừng nào an ninh của các quần đảo (ở Tây Thái Bình Dương, đặc biệt là Okinawa và Philippines) vẫn tiếp tực được giữ vững
Trang 14Lời tuyên bố mà Nhà Trắng đưa ra ngày 5-1-1950 về Đài Loan đã làm rõ chính sách mà Hoa Kì sẽ theo đuổi trong tương lai đối với Quốc Dân Đảng: không dính líu vào cuộc nội chiến ở Trung Quốc, không cung cấp viện trợ hay cố vấn quân sự cho lực lượng Quốc Dân đảng Thậm chí giới lãnh đạo Hoa Kì cũng không gộp Đài Loan vào tuyến phòng thủ của họ ở Tây Thái Bình Dương Còn đối với chính quyền mới ở Hoa Lục, Washington xác lập một lập trường mang tính trung dung: không “thù địch thẳng thừng” mà cũng không “có thái độ hòa giải” Truman tán đồng việc kết nạp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào Liên Hiệp Quốc là một vấn đề thủ tục, không phải là một vấn đề chính sách, nghĩa là nó không lệ thuộc vào quyền phủ quyết của Hoa Kì
Trong bài diễn văn đầu tiên gửi toàn dân ngày 2-2-1953, trong vai trò Tổng thống Hoa
Kì, Eisenhower đã công bố sự thay đổi đầu tiên trong chính sách đối với Trung Quốc: từ
bỏ chính sách “trung lập hóa” đối với Đài Loan trong lúc lí do khiến tổng thống Truman đưa hạm đội 7 đến tuần phòng dọc theo eo biển Đài Loan là nhằm trung lập hóa Đài Loan
và ngăn ngừa một cuộc xung đột giữa Hoa Lục của Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng của Đài Loan, thì Eisenhower lại nói rõ rằng: “ không còn một lí do nào nữa, cũng như không có một lôgic nào của tình hình buộc tàu chiến Mỹ đảm nhận bảo vệ những người cộng sản Trung Quốc, cho phép họ hoàn toàn yên tâm giết hại binh sĩ chúng ta và của cả nước đồng minh liên Hiệp Quốc của chúng ta ở Triều Tiên Do vậy, tôi đã lệnh cho không được dùng Hạm đội 7 bảo vệ Trung Cộng”
Ngay sau hội nghị Gieneva về Đông Dương 1954, Hoa Kì đã tích cực xúc tiến, đẩy mạnh việc thành lập tổ chức Hiệp Ước Đông Nam Á (SEATO) và tăng cường sự hiện diện của
họ ở Nam Việt Nam nhằm mục đích gọi là “ chặn đứng sự bành trướng ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc xuống Đông Nam Á”
Để bày tỏ sự bất mãn của mình, từ ngày 3-9, Trung Quốc đã tổ chức những đợt pháo kích mạnh mẽ lên các đảo Kim Môn và Mã Tổ
Kim Môn là quần đảo gồm 14 đảo với tổng diện tích khoảng từ 160 đến 180 km2 nằm cách cảng Áo Môn thuộc tỉnh Phúc Kiến khoảng 10km Mã Tổ là quần đảo gồm 6 đảo với tổng diện tích không quá 30 km2, nằm cách cảng Phúc Châu thuộc tỉnh Phúc Kiến hơn 10km Kim Môn và Mã Tổ thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Quốc Dân Đảng, sau khi Quốc Dân Đảng bị đánh bại trong cuộc nội chiến Quốc – Cộng (1946 – 1949) và rút chạy ra đảo Đài Loan
Nằm cách nhau 150 hải lí ở hai đầu cực bắc và cực nam của eo biển Đài Loan, Kim Môn
và Mã Tổ cùng với quần đảo Bành Hồ tạo thành nhân tố có ý nghĩa chiến lược trong hệ