1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam

23 563 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 326,79 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, nhất là đối với một đất nước đang phát triển như

Trang 1

1

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam : \ Luận văn ThS Kinh tế: 60 31 07 \

Võ Hồng Quân ; Nghd : TS Nguyễn Tiến Dũng

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, nhất là đối với một đất nước đang phát triển như Việt Nam Nhận thức được điều này, Đảng và Nhà nước ta đã có những phương hướng, chiến lược và hành động cụ thể nhằm thu hút FDI, mở rộng quan

hệ đa phương hóa với sự tham gia rộng rãi của nhiều tổ chức quốc tế Trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội, đối với kinh tế có FDI, Văn kiện Đại hội

Đảng lần thứ IX nêu rõ: “Tạo điều kiện để kinh tế có vốn FDI phát triển thuận

lợi, hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm Cải thiện môi trường kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh vốn FDI”

Hiện nay, dòng vốn FDI vào Việt Nam được tập trung chủ yếu vào một số ngành kinh tế mũi nhọn như công nghiệp, xây dựng, kinh doanh bất động sản, hạ tầng khu công nghiệp, du lịch - khách sạn, giao thông vận tải, bưu điện… Trong

đó, ngành Du lịch được đánh giá là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, rất cần được chú trọng đầu tư và phát triển Nghị quyết 45/CP về Đổi mới quản lý và

phát triển ngành Du lịch của Chính phủ cũng đã định hướng: “…phát triển nhanh

hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển du lịch”

Trong những năm vừa qua, với sự mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, du lịch là ngành kinh tế thu hút được khá nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài Tuy nhiên, hầu hết các dự án còn ở quy mô nhỏ, hạn chế, do vậy chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng du lịch vốn cần nguồn vốn đầu tư lớn Các

Trang 2

2

dự án phát triển du lịch hiện chỉ tập trung ở các thành phố lớn, các trung tâm du lịch của Việt Nam, còn những nơi tuy có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn nhưng vì điều kiện cơ sở hạ tầng còn khó khăn thì lại thiếu các dự án FDI Trong những năm gần đây, có nhiều dự án quy mô lớn trong ngành du lịch và bất động sản được cấp phép Các dự án này thường có mức độ sử dụng đất tương đối cao nhưng tốc độ triển khai chậm, và trong một số trường hợp đã tạo ra những tác động bất lợi về mặt xã hội

Ngoài ra,theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu giai đoạn 2008-2009 sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến việc thu hút FDI nói chung trong năm 2010 và một vài năm tiếp theo Làm như thế nào để duy trì và sử dụng nguồn vốn FDI trong ngành du lịch một cách

có hiệu quả đang là một thách thức lớn đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế

Việc đánh giá đúng thực trạng FDI vào ngành Du lịch, từ đó có những giải pháp hữu hiệu nhằm thu hút hiệu quả nguồn vốn FDI vào ngành Du lịch trong

thời gian tới là hết sức cần thiết Để góp phần giải quyết vấn đề trên, đề tài “Đầu

tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Du lịch Việt Nam” được chọn để nghiên

cứu

2 Tình hình nghiên cứu:

Trong những năm qua, nhận thức được vai trò quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội của từng ngành, từng địa phương trong toàn bộ nền kinh tế nói chung, của ngành du lịch nói riêng, đã nhiều cuộc hội hội thảo, bài viết và đề tài nghiên cứu về việc tăng cường thu hút FDI vào ngành du lịch đã được thực hiện, ví dụ như:

Luận án tiến sỹ “Chính sách thu hút FDI ở các nước ASEAN5 từ sau khủng hoảng tài chính Châu Á 1997” của nghiên cứu sinh Đặng Đức Long (2007) Luận văn thạc sỹ “Một số giải pháp nhằm thu hút hiệu quả FDI vào ngành dịch vụ ở Việt Nam” (2008), của học viên Vũ Thị Vân Anh, khoá 15, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội Bài “Tạo môi trường du lịch lành mạnh

để tăng cường thu hút đầu tư và khách du lịch” của TS Nguyễn Văn Lưu (2003)

Trang 3

3

Bài “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự phát triển du lịch Việt Nam” của PGS.TS Phạm Trung Lương (2003) Quyển sách “20 năm đầu tư nước ngoài – Nhìn lại và hướng tới” (2008) của Tạp chí Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (với sự trợ giúp

và hợp tác của Cục đầu tư nước ngoài), Nhà xuất bản Tri thức giới thiệu nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu trong nước và ngoài nước về FDI vào Việt Nam

Các công trình nghiên cứu và bài viết có liên quan đến luận văn đều là những tài liệu rất hữu ích cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về FDI vào ngành Du lịch Việt Nam Tuy nhiên các tài liệu này chủ yếu đi vào nghiên cứu một cách khái quát về FDI và vai trò của FDI đối với việc phát triển kinh tế, nghiên cứu chính sách thu hút FDI của một khu vực, về FDI trong lĩnh vực dịch vụ, hay chỉ

là các bài viết tham luận về việc thu hút FDI vào ngành Du lịch Việt Nam mà chưa có một nghiên cứu về thực trạng FDI vào ngành Du lịch Việt Nam

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:

*Mục đích nghiên cứu: Phân tích thực trạng FDI vào ngành Du lịch Việt Nam,

trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào ngành Du lịch Việt Nam

*Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về FDI trong du lịch

- Khảo sát, phân tích một số kinh nghiệm quốc tế về thu hút và sử dụng FDI trong du lịch

- Phân tích và đánh giá thực trạng, vai trò, kết quả FDI đối với sự phát triển của ngành Du lịch Việt Nam

- Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Du lịch của Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt là để phát triển các dịch

vụ du lịch chủ yếu như lưu trú và vui chơi giải trí

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

*Đối tượng nghiên cứu của luận văn:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Du lịch Việt Nam

*Phạm vi nghiên cứu:

- Thời gian: Từ năm 1998 đến nay

Trang 4

4

- Nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào dịch vụ lưu trú và dịch vụ vui chơi giải trí, theo đối tác đầu tư và địa bàn đầu tư

5 Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện đề tài, ngoài các phương pháp chung thường dùng trong nghiên cứu kinh tế, một số phương pháp cụ thể được sử dụng là phương pháp phân tích, thống kê; phương pháp so sánh, tổng hợp; phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

6 Những đóng góp mới của luận văn:

- Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài, tầm quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việc phát triển du lịch ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

- Qua việc phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch, đặc biệt là đối với dịch vụ lưu trú và dịch vụ vui chơi giải trí, chỉ ra những hạn chế, bất cập trong việc thu hút đầu tư nước ngoài và nguyên nhân của những hạn chế đó

- Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm thu hút hiệu quả nguồn vốn FDI, góp phần phát triển ngành kinh tế du lịch ở Việt Nam

7 Kết cấu, nội dung của luận văn:

Trang 5

5

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

NƯỚC NGOÀI TRONG NGÀNH DU LỊCH

1.1 Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành Du lịch

1.1.1 Tổng quan chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.1.1 Khái niệm

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư mà bên nước ngoài trực tiếp bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư Đầu tư trực tiếp có thể nhằm khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên hay tham gia vào các khu vực sản xuất, tài chính, thương mại hay dịch vụ… Các nguồn vốn đầu tư trực tiếp không chỉ bao gồm ở lĩnh vực tư nhân mà còn cả đồng tài trợ giữa cơ quan tư nhân với Nhà nước

· Tỷ lệ góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong vốn pháp định của

dự án đạt mức tối thiểu tùy theo luật đầu tư của từng nước quy định

· Các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý và điều hành dự án mà họ

bỏ vốn đầu tư

· Kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh của dự án được phân chia cho các bên theo tỷ lệ góp vốn pháp định sau khi nộp thuế cho nước sở tại và trả lợi tức cổ phần (nếu có)

· FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thôn tính hoặc sáp nhập các doanh nghiệp với nhau

1.1.1.3 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trang 6

6

* Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

* Đầu tư theo hình thức hợp đồng

* Đầu tư phát triển kinh doanh

* Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư

* Đầu tư thực hiện việc sát nhập và mua lại doanh nghiệp

Và các hình thức đầu tư trực tiếp khác

1.1.1.4 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài

- FDI tăng nguồn vốn, tăng tích lũy cho nền kinh tế và bù đắp lỗ hổng ngoại tệ

- FDI góp phần thúc đẩy đầu tư trong nước

- FDI tạo điều kiện cho nước sở tại tiếp thu kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến

- FDI giúp phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm cho nước nhận đầu tư

- FDI giúp các nước đang phát triển mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất nhập khẩu

và tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế

1.1.2 FDI trong ngành du lịch

1.1.2.1 Sự cần thiết của thu hút FDI vào lĩnh vực du lịch

Du lịch hiện được coi là ngành kinh tế có vai trò quan trọng, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều quốc gia, nhất là các nước đang phát triển

Tuy nhiên, để ngành du lịch phát triển tốt thì cần đầu tư xây dựng được các sản phẩm du lịch hấp dẫn để giữ chân được du khách và có công tác tuyên truyền, quảng bá cho sản phẩm du lịch đó Một sản phẩm du lịch toàn diện phải bao gồm các yếu tố: Tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động trong ngành du lịch

Vai trò của FDI thể hiện ở những mặt sau :

Một là, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch

Hai là, đem đến phương thức quản lý và cách tiếp cận và xây dựng sản phẩm du lịch hiện đại

Ba là, tạo hình ảnh cho du lịch nước nhận đầu tư, tạo sức cạnh tranh và thu hút với đối với du khách nước ngoài, đem lại nguồn thu ngoại tệ

Trang 7

7

Bốn là, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, tạo việc làm cho lực

lượng lao động tại địa phương

1.1.2.2 Những lĩnh vực đầu tư của FDI vào du lịch

Trong cam kết gia nhập WTO, căn cứ vào pháp luật Việt Nam, thực tiễn phát triển của ngành du lịch và các cam kết quốc tế trước đó của Việt Nam với các quốc gia và tổ chức khác, Việt Nam đã cam kết thực hiện mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ khách sạn và nhà hàng, dịch

vụ đại lý lữ hành và điều hành tua du lịch, không cam kết mở cửa dịch vụ hướng dẫn viên du lịch

1.1.2.3 Những nhân tố tác động tới FDI vào du lịch

* Hệ thống chính sách và luật pháp về thu hút FDI

* Tình hình chính trị và các điều kiện an toàn đối với du khách

* Môi trường kinh tế (tình hình và xu hướng phát triển của đất nước)

* Môi trường văn hóa xã hội

* Môi trường tự nhiên (Điều kiện về tài nguyên du lịch)

* Lợi thế để phát triển du lịch của Việt Nam

1.2 Kinh nghiệm quốc tế trong thu hút ĐTNN vào phát triển dịch vụ du lịch 1.2.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

1.2.2 Kinh nghiệm của Thái Lan

1.2.3 Một số gợi ý cho Việt Nam

Trang 8

2.1.1 Hoàn thiện cơ sở pháp lý về quản lý FDI trong lĩnh vực du lịch

2.1.1.1 Luật Đầu tư 2005

Luật Đầu tư 2005 tạo sự yên tâm cho nhà đầu tư trên các mặt sau: Một là bảo đảm về vốn và tài sản của nhà đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hóa Hai

là Nhà nước bảo đảm về sở hữu trí tuệ trong trường hợp chuyển giao công nghệ

Ba là Nhà nước thực hiện mở cửa thị trường theo đúng các lộ trình cam kết trong

các hiệp định song phương và đa phương với các nước đã ký kết Bốn là, trong

trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính sách, nhà đầu tư được hưởng các ưu

đãi tốt nhất Năm là, nhà đầu tư nước ngoài được phép chuyển vốn và tài sản ra

nước ngoài khi đã thực hiện đẩy đủ nghĩa vụ với nhà nước Việt Nam

Luật Đầu tư năm 2005 cũng cho phép nhà ĐTNN sở hữu 100% vốn trong các ngành du lịch, cơ khí, trồng rừng và xuất bản mang tính kỹ thuật

2.1.1.2 Luật Du lịch 2005

Luật Du lịch đưa ra những ưu đãi đối với các nhà đầu tư, không phân biệt đầu tư trong hay ngoài nước khi đầu tư vào lĩnh vực du lịch với các điều kiện nhất định Ngoài ra, Nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu

hạ tầng các khu đô thị du lịch, khu du lịch và địa điểm, hỗ trợ công tác tuyên truyền và quảng bá hoạt động du lịch, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch

Ngoài ra, nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến du lịch như Pháp lệnh xuất, nhập cảnh, cư trú, đi lại cho người Việt Nam, cho người nước ngoài và các văn bản liên quan khác cũng liên tục được bổ sung; thủ tục hải quan được cải tiến thuận tiện hơn cho khách và các nhà đầu tư Việt Nam cũng miễn thị thực song phương cho công dân các nước ASEAN và đơn phương cho công dân Nhật Bản, Hàn Quốc, 4 nước Bắc Âu, Nga và đang nghiên cứu xem xét đơn phương miễn thị thực cho công dân một số thị trường du lịch trọng điểm khác

Trang 9

2.1.2 Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư

Việt Nam đã xây dựng chương trình và tiếp tục duy trì đối thoại thường xuyên với giới doanh nghiệp nước ngoài để giải quyết những khó khăn, vướng mắc mà các doanh nghiệp gặp phải trong thực tế; tham khảo và tiếp thu ý kiến của các nhà đầu tư nước ngoài để hoàn thiện môi trường FDI tại Việt Nam Hoạt động tuyên truyền, quảng bá về tiềm năng du lịch Việt Nam cũng được quan tâm Năm 2007, ngày 6/9 tại Công văn số 1245/TTg-KTTH, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý trích 4,691 tỷ đồng từ nguồn cho hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch đã bố trí trong dự toán chi ngân sách TƯ năm 2007 cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thực hiện việc quảng bá du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình quốc tế CNN

Việt Nam đã ký kết các hiệp định song phương về thúc đẩy bảo hộ đầu tư trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, tận dụng các mối quan hệ hợp tác quốc tế, đặc biệt là hợp tác với các nước trong khu vực và ASEAN

Trang 10

10

2.1.3 Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

Ngày Chính phủ đã có Nghị định số 05/CP thành lập lại Tổng cục Du lịch; tiếp đó có Nghị định số 20-CP, ngày 27/12/1992 và Nghị định số 53-CP, ngày 07/8/1995, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch Tổng cục Du lịch là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về du lịch trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong du lịch và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp trực

thuộc Sở Du lịch các tỉnh cũng được thành lập

2.1.4 Ban hành, sửa đổi quy hoạch phát triển ngành Du lịch

Kể từ năm 1995 tới nay, Việt Nam đã xây dựng và thực hiện một quy hoạch phát triển ngành du lịch là “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 – 2010” và các chiến lược phát triển du lịch, chương trình hành động quốc gia về du lịch “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-2010” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 24/5/21995 Chiến lược về phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/7/2002 Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch trong giai đoạn 2000-2005 và 2006-2010

2.1.5 Chính sách về nguồn nhân lực trong ngành Du lịch

Ngành du lịch chú trọng phát triển đào tạo nhân lực cho du lịch

Mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch bậc đại học, cao đẳng (khoảng gần 40 trường), trung học chuyên nghiệp, dạy nghề (hơn 30 trường) và nhiều trung tâm dạy nghề được hình thành và phát triển

Thực hiện liên kết với các cơ sở đào tạo du lịch của nước ngoài, đặc biệt

là tham gia vào mạng lưới các cơ sở đào tạo du lịch khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APETIT) do Ủy ban kinh tế xã hội khu vực châu Á – Thái Bình Dương thành lập năm 1997

2.1.6 Tác động của việc đổi mới môi trường đầu tư đối với việc tạo sức hấp dẫn cho ĐTTTNN trong lĩnh vực du lịch

Một là sức hấp dẫn về thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài

Trang 11

11

Hai là sức hấp dẫn về chi phí, bao gồm chi phí lao động, chi phí phân phối, tiêu thụ sản phẩm, chi phí thông tin liên lạc và chi phí sản xuất kinh doanh

Ba là sức hấp dẫn về môi trường đầu tư

2.2 Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào dịch vụ du lịch ở Việt Nam

2.2.1 Du lịch Việt Nam đạt kết quả cao trong bối cảnh đất nước phát triển

Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn 1995-2008 không ngừng tăng lên, hầu như năm sau cao hơn năm trước

Doanh thu của ngành du lịch giai đoạn 1990-2010 đã không ngừng tăng lên, riêng giai đoạn từ 2005-2010 tăng trưởng vượt bậc, gấp 2-4 lần năm 2000 và

gấp hàng chục lần những năm 1990

2.2.2 Quy mô và nhịp độ đầu tư của các dự án FDI vào các dịch vụ du lịch

Giai đoạn 1998-2010, Việt Nam đã thu hút được 13.812 dự án đầu tư trực tiếp vào toàn nền kinh tế với số dự án tăng dần qua các năm, phần lớn là năm sau cao hơn năm trước Năm 1996, Việt Nam thu hút được 372 dự án đầu tư với tổng

số vốn đăng ký đạt 10,164 tỷ USD (bình quân 27,3 triệu USD/dự án) thì năm

2004, Việt Nam thu hút được tới 811 dự án nhưng vốn đăng ký chỉ đạt 4547,6 triệu USD (bình quân 5,6 triệu USD/dự án)

Tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký trong các năm không đồng đều mà tăng giảm thất thường Giai đoạn 1999-2004, Việt Nam thu hút được bình quân 3,2 triệu USD vốn đăng ký/dự án, tỷ lệ vốn thực hiện đạt tới trên 81% Giai đoạn 2005-2009, Việt Nam thu hút được bình quân 23,3 triệu USD vốn đăng ký/dự án nhưng tỷ lệ vốn thực hiện chỉ đạt 35,9% Trong đó số vốn FDI thuộc hoạt động

du lịch đã thực hiện là 8.230,5 triệu USD (xem Bảng 2.6) chiếm 12,3% tổng vốn FDI thực hiện của cả nước Nếu tính theo tỷ phần giữa vốn đăng ký và vốn đã thực hiện thì hoạt động du lịch được thực hiện cao nhất 42,40% trong khi tỷ lệ giữa vốn thực hiện so với tổng vốn đăng ký của toàn nền kinh tế chỉ đạt 34,43%

2.2.3 Cơ cấu dự án FDI theo lĩnh vực dịch vụ du lịch

Xét về cơ cấu dự án FDI theo lĩnh vực dịch vụ tính đến năm 2009 thì đầu

tư vào dịch vụ lưu trú, với các dự án như xây dựng tổ hợp khách sạn - văn phòng

- căn hộ cho thuê, nổi trội về cả số lượng dự án (chiếm 59% tổng số dự án – xem

Ngày đăng: 07/04/2016, 19:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w