1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực trạng sinh viên thờ ơ với thư viện

40 3,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 371,66 KB

Nội dung

Bảng công việc của các thành viên trong nhóm 3 LỜI MỞ ĐẦU 4 Phần I: Thông tin chung 5 Chương I: Khái quát về thư viện 5 I Khái niệm 5 1.1.Thư viện là gì? 5 1.2.Vai trò của thư viện: 5 Phần II: Nội dung 8 I.Khái quát chung về Thư viện của trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội 8 1.1.Sự hình thành và phát triển 8 1.2.Cơ cấu tổ chức và hệ thống phòng chức năng 8 1.3. Về nhân sự: 8 1.4.Cơ sở vật chất: 8 1.5.Thời gian mở và đóng cửa của thư viện 10 1.6 Chức năng , nhiệm vụ và mục tiêu của thư viện 11 II, Thực trạng sinh viên của trường sử dụng thư viện 13 1.Vấn đề chung 13 2. Phân tích dữ liệu về việc sinh viên sử dụng thư viện 13 2.1. Phiếu kiểm tra 13 2.2. Biểu đồ radar 28 2.3. Sơ đồ nhân quả: 30 2.4. Biểu đồ PARETO 31 Phần III: Đề xuất giải pháp 33 1.Đề xuất giải pháp 33 2.Bài học rút ra sau khi hoàn thành bài tiểu luận 35 Kết luận 39

Trang 1

Danh sách thành viên trong nhóm

1. Nguyễn Thị Phương(0741090083)

2. Nguyễn Tiến Hoàn

3. Nguyễn Minh Hải

4. Nguyễn Văn Hiếu

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

Bảng công việc của các thành viên trong nhóm

Họ và tên Công việc

Nguyễn Thị Phương

(0741090083) + Lời mở đầu+ Thông tin chung

+ Khái quát chung về thư viện của trường Đại học công nghiệp

+ Sơ đồ nhân quả+ Biểu đồ pareto

Nguyễn Tiến Hoàn

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, công tác thông tin nói chung và thông tin thư viện nói riêng có mộttầm quan trọng đặc biệt và ảnh hưởng sâu sắc tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội,trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo Việc khai thác hiệu quả thông tin đã trởthành một trong những nhân tố hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hộicủa bất kỳ một quốc gia nào Từ đó có thể thấy Thư viện vừa là cầu nối giữa thông tin

và người sử dụng, vừa là thước đo đánh giá vai trò, chức năng, nhiệm vụ, hiệu quả đàotạo của các trường đại học

Như đã biết, Thư viện là nơi mà rất nhiều giáo viên, sinh viên và học sinh đến đểtìm nguồn kiến thức cho mình Đó là trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhàtrường Thư viện giúp nâng cao chất lượng học tập và giảng dậy, bồi dưỡng kiến thức

cơ bản và tạo dựng thói quen cho sinh viên và học sinh ( thói quen tự tìm hiểu, tự họchỏi thông qua việc đọc sách)

Đối với học sinh, sinh viên, Thư viện là một nơi lý tưởng cho việc học tập và ônluyện kiến thức Tại đây luôn có một không gian yên phục vụ cho việc học và quátrình nghiên cứu của học sinh, sinh viên Thông qua đó sẽ giúp các bạn phát triển vềchiều rộng và cả chiểu sâu của kiến thức

Đối với nhà trường, Thư viện sẽ tạo thêm nguồn tài liệu dồi dào cho giáo viêntrong quá trình tìm hiểu về bài giảng giúp cho việc giảng dạy dễ dàng và cũng giúpsinh viên dễ hiểu hơn

Nhìn chung, Thư viện có vai trò quan trọng là vậy nhưng trên thực tế, một số sinhviên trường ĐH CNHN lại sử dụng không đúng mục đích cho phép như ngủ, ăn uống,trò chuyện thỏa thích, hay sử dụng dịch vụ mạng Internet miễn phí để phục vụ choviệc vui chơi, giải trí ( games, facebook, chat online, ,) chính vì mâu thuẫn đó mà

chúng em đã chọn đề tài " Thực trạng sinh viên thờ ơ với thư viện" làm đề tài

nghiên cứu Và thông qua đó có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân cũng nhưnâng cao nhận thức về vai trò của việc sử dụng thư viện, tạo một nét đẹp sinh viêntrong viện sử dụng thư viện

Trang 5

Phần I: Thông tin chung

Chương I: Khái quát về thư viện

I Khái niệm

1.1.Thư viện là gì?

Thư viện là nơi thông tin được tổ chức, nơi dễ dàng tìm thấy thông tin mà chúng

ta cần hoặc muốn Thư viện chỉ có giá trị khi nó có thông tin và có người biến thôngtin trở nên hữu ích Chúng ta có nhiệm vụ đảm bảo sự tiếp cận không hạn chế các ýtưởng mà chúng ta thừa hưởng một cách hợp pháp, sau đó định hình và chuyển giaocho thế hệ tiếp theo

Theo định nghĩa mới nhất của UNESCO: Thư viện, không phụ thuộc vào tên gọi,

là bất kỳ bộ sưu tập có tổ chức của sách, báo, tài liệu các loại, ấn phẩm định kỳ….Nhân viên thư viện có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc đưuọc sử dụng tài liệu đểnghiên cứu thông tin, giáo dục và giải trí

1.2.Vai trò của thư viện:

Thư viện là động lực đóng góp vào việc đổi mới giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực

Trong trường đại học, thư viện góp phần đào tạo nguồn nhân lực có tri thức chođất nước, thúc đẩy tiến bộ xã hội, phát triển sản xuất và các khoa học công nghệ Thưviện cung cấp cho xã hội những thông tin khoa học mới mẻ, đặc biệt là những thànhquả của các công trình nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên và sinh viên trongtrường Đây là dạng thông tin mang tính đặc thù và đôi khi là những thông tin độcnhất, khó tìm thấy ở nơi khác

Thư viện bổ sung và cập nhật những kiến thức mới, những phương pháp giảngdạy tiên tiến làm cho việc học tập và giảng dạy thêm sinh động và hấp dẫn Thư viện

mở rộng điều kiện học tập cho sinh viên cả về không gian, thời gian và các lĩnh vực tri

Trang 6

thức hơn so với khuôn khổ qui định về nội dung, chương trình và kế hoạch đào tạo củanhà trường.

Công nghệ thông tin truyền thông đang đưa đến một cuộc cách mạng giáo dục

-sư phạm thật sự, làm thay đổi nhiều khái niệm cơ bản của giáo dục, nghiên cứu khoahọc Tại nhiều hội thảo bàn về vấn đề này, các ý kiến đã thống nhất hiệu quả, tiện íchcủa áp dụng phương tiện thông tin hiện đại và công nghệ vi tính để soạn giáo trình,dạy - học, khai thác các nguồn tư liệu trong dạy - học và nghiên cứu khoa học Thamgia quá trình ứng dụng công nghệ thông tin và Internet vào giảng dạy - học tập, nghiêncứu khoa học, thư viện trở thành những trung tâm thông tin - tư liệu thực sự, góp phầnđắc lực biến thông tin thành tri thức bằng cách liên kết các nguồn tài nguyên thông tinvới nhau, đồng thời mở rộng khả năng đáp ứng nhu cầu tin của mọi đối tượng qua sựhợp tác liên thông và chia sẻ nguồn lực thông tin một cách nhanh chóng, thuận tiện,tiết kiệm cả thời gian và vật chất cho người sử dụng Vai trò giáo dục, góp phần đàotạo nguồn nhân lực của cán bộ thư viện được thể hiện rõ nét qua việc hướng dẫn, giảngdạy về các kỹ năng tìm kiếm và khai thác thông tin để hỗ trợ cho người dùng tin khaithác hiệu quả nguồn thông tin sẵn có

Thư viện góp phần đổi mới phương pháp dạy - học, tạo môi trường tự học và

tự nghiên cứu, kích thích sự chủ động của học sinh sinh viên

Mục tiêu quan trọng nhất đối với giáo dục đại học trong kỷ nguyên thông tin làtạo ra những con người có khả năng tự định hướng học tập, tự học thường xuyên, biếtchọn lọc, xử lý thông tin và có khả năng sáng tạo tri thức, tự tin hội nhập vào thịtrường lao động “chất xám” quốc tế đầy tính cạnh tranh Đây là xu thế tất yếu trong xãhội thông tin

Hoạt động giảng dạy, học tập thực chất là một quá trình truyền đạt và tiếp nhậnthông tin Nếu giáo viên nắm bắt, cập nhật được những thông tin mới thường xuyên vàvận dụng phù hợp với quá trình giảng dạy thì bài giảng sẽ sinh động, phong phú và đisát với thực tế hơn Nếu sinh viên tìm tài liệu, khai thác thông tin - tư liệu hiệu quả thìchất lượng học tập và khả năng nghiên cứu khoa học sẽ được nâng cao rõ rệt Trongtrường đại học, hoạt động khai thác thông tin đóng vai trò tích cực vào việc nâng caochất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp dạy – học

Trang 7

Phương pháp dạy và học mới đòi hỏi một số điều kiện tiên quyết cho phép ngườihọc “phát huy nội lực” và người dạy “dạy cách phát huy nội lực” Phương pháp dạy -học mới sẽ rút ngắn thời gian giảng dạy lý thuyết trên cơ sở sinh viên được cung cấpnguồn thông tin dồi dào trước khi lên lớp, tăng thời gian tự học của sinh viên với sựtrợ giúp của thư viện Và cùng với học trò, người thầy lại tiếp thu những kiến thức màchính mình đang giảng dạy, nhìn nhận chúng qua lăng kính của người học Có thể nói

đó là quá trình truyền thụ – tiếp thu kiến thức một cách chủ động và có tính sáng tạo.Chính vì vậy, để thực hiện tốt sứ mệnh của mình, người thầy không thể không đọc tàiliệu, cập nhật và sử dụng thông tin Cũng có thể nói rằng, trường đại học sẽ không thểlàm tốt nhiệm vụ đào tạo của mình nếu không có vai trò đóng góp của thư viện

Việc đào tạo bậc đại học chỉ thực sự có chất lượng khi hoạt động học tập của sinhviên được thực hiện trong cả bốn môi trường: lớp học, thư viện, cơ sở thực nghiệm vàmôi trường thực tế Trong đó, thư viện có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện tínhđộc lập, sáng tạo của sinh viên Người sinh viên phải học một cách thông minh hơn,chủ động hơn qua việc phân tích, tổng luận những tài liệu tra tìm được ở thư viện Từ

đó sẽ xóa bỏ lối học thụ động, khuyến khích việc tự học, tự nghiên cứu đồng thời kíchthích sự chủ động của sinh viên

Trang 8

Phần II: Nội dung

I.Khái quát chung về Thư viện của trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội 1.1.Sự hình thành và phát triển

Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội được thành lập theo quyết định số 2036/QĐ - ĐHCN ngày 22 tháng 12 năm

2005 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Trung tâm kế thừa

và phát triển những mô hình thư viện Đại học hiện đại trong nước và quốc tế, với nhiều trang thiết bị tiên tiến, tạo điều kiện tiếp cận các thông tin một cách dễ dàng nhất cho độc giả là cán bộ, giáo viên, sinh viên trong toàn trường và bạn đọc ngoài trường

1.2.Cơ cấu tổ chức và hệ thống phòng chức năng

Cơ cấu tổ chức và hệ thống phòng chức năng của Trung tâm Thư viện đượcchia ra như sau:

- Ban Lãnh đạo - Phòng đọc Báo, tạp chí

- Phòng Nghiệp vụ - Phòng Đọc tài liệu điện tử

- Phòng Đọc tại chỗ - Phòng đọc Tự chọn

- Phòng Mượn về nhà - Phòng Thảo luận nhóm

- Thư viện khu B - Cơ sở đào tạo Hà Nam

1.3 Về nhân sự:

Trung tâm hiện có 18 cán bộ, trong đó có 02 Thạc sỹ chuyên ngành, 03 đang học Thạc sỹ chuyên ngành, 12 cử nhân Thông tin thư viện, những người còn lại có chuyên môn khác nay đang học Đại học Thông tin Thư viện.

1.4.Cơ sở vật chất:

Trung tâm có ba cơ sở (Khu A, Khu B và cơ sở Hà Nam) với tổng diện tích trên 6000m2 Được tổ chức thành hệ thống các phòng: Phòng đọc tổng hợp

Trang 9

trên 500 chỗ ngồi; Phòng Mượn tài liệu về nhà; Phòng đọc Báo, tạp chí; Phòng Đọc tài liệu điện tử; Phòng Đọc tự chọn; Phòng Thảo luận nhóm.v.v…

Các phòng của Trung tâm đều được trang bị đủ hệ thống ánh sáng, hệ thống điều hoà nhiệt độ tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc trong quá trình sử dụng tài liệu trong thư viện.

Một số hình ảnh minh họa về cơ sở vật chất của trung tâm thư viện

1.5.Thời gian mở và đóng cửa của thư viện

Trung tâm đã đưa ra bảng thông báo về thời gian sử dụng thư viện cũng như tàiliệu trong thư viện nhằm giúp bạn đọc nắm được thời gian mở cửa, đóng cửa của thưviện Và cũng giúp bạn đọc có thể chủ động để sử dụng hiệu quả thời gian đến thưviện Dưới đây là bảng thông báo thời gian mở và đóng của của thư viện:

Trang 10

Tối 16h30’ – 20h30’

- Thư viện khu B;

- Thư viện cơ sở Hà Nam.

- Thư viện khu B

Bảy Tầng 2 nhà A11; Thư viện khu B

Trang 11

công tác thư viện, Tổ chức thực hiện công tác lưu trữ và khai thác tư liệu thông tin phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập của giảng viên, học sinh và sinh viên Đồng thời cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của nhà trường.

Nhiệm vụ

1 Nghiên cứu đề xuất phương hướng, chủ trương, kế hoạc phát triển nguồn tàinguyên thông tin về các lĩnh vực giảng dạy của trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội,đồng thời chịu trách nhiệm bảo quản nguồn tài nguyên thông tin đó

2 Xây dựng kế hoạch phát triển thư viện theo hướng hiện đại Từng bước phát

triển thư viện thành trung tâm thông tin kinh tế của trường ĐH trọng điểm quốc gia.

3 Tổ chức các loại hình hoạt động, quầy giới thiệu sách, báo, tạp chí, giáo trình kinh tế, tư liệu thông tin kinh tế , phục vụ cho các đối tượng bạn đọc trong và ngoài trường Cải tiến công tác phục vụ bạn đọc theo hướng văn minh lịch sự.

4 Tổ chức cho đội ngũ giảng viên, cán bộ công nhiên viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên của trường khai thác, sử dụng thuận lợi và có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin do thư viện quản lý.

5 Lập kế hoạch tổ chức thực hiện việc: Mua, tiếp nhận, trao đổi , bổ sung các loại tài liệu, sách báo mới , tài liệu điện tử trên internet nhằm phục vụ đào tạo , nghiên cứu khoa học.

6 Tổ chức quản lý theo hướng sử dụng các thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ phục vụ

7 Tổ chức kho mở theo môn loại tri thức, phân loại và sắp xếp tài liệu theo từng chuyên ngành khoa học – công nghệ.

8 Cập nhật thông tin thường xuyên, tổ chức giới thiệu thông tin mới hoặc thông tin chuyên đề về khoa học kinh tế

9 Tổ chức quản lý lưu trữ và bảo quản các kho sách báo, tư liệu thông tin theo đúng qui định.

10 Mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với cơ quan thông tin thư viện trong và ngoài nước, từng bước hiện đại hóa công tác thông tin tư liệu.

Trang 12

11 Lập và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên thư viện.

12 Thực hiện công tác tổng hợp về hoạt động của thư viện , thống kê, báo cáo kịp thời theo yêu cầu của cấp trên và của trường.

13 Tổ chức triển khai và phối hợp với các đơn vị thực hiện các công tác phát sinh trong quá trình xây dựng và phát triển nhà trường.

14 Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, cơ sở vật chất và các phương tiện thiết bị được nhà trường giao.

Mục tiêu

- Đảm bảo Thư viện hoạt động theo chiến lược phát triển chung của nhà trường

và được quản lý một cách khoa học, hiệu quả và có trách nhiệm.

- Phát triển và duy trì các chính sách và kế hoạch hướng tới người sử dụng và lấy người sử dụng thư viện làm trung tâm.

- Phát huy tối đa khả năng và tiềm lực của các cán bộ thư viện để họ có thể làm việc một cách hiệu quả, có trách nhiệm và sáng tạo.

- Sử dụng thích hợp, thành thạo và sáng tạo chuyên môn nghiệp vụ Thư viện.

- Duy trì và phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị thư viện nhằm phát huy tối

đa hiệu quả và hiệu suất phục vụ để cung cấp, phân phối các dịch vụ thông tin -Hỗ trợ và mở rộng quá trình dạy và học thông qua việc phân phối và đẩy mạnh việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực thông tin.

- Cung cấp môi trường phong phú, đa dạng để hỗ trợ và khuyến khích tốt nhất cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.

- Đẩy mạnh vị thế và danh tiếng của trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội.

II, Thực trạng sinh viên của trường sử dụng thư viện

Trang 13

học sinh, sinh viên có lòng ham mê đọc sách báo và một số trường hợp chỉ đến thưviện sau những buổi giới thiệu sách mới Theo như Quản lý trung tâm Thông tin thưviện cho biết: “ Thư viện của trường được trang bị đầy đủ, đa dạng về số lượng sách

và trang thiết bị đạt tiêu chuẩn nhưng hiệu quả sử dụng vẫn không cao, mặc dù chấtlượng dịch vụ và đầu sách vượt hơn yêu cầu của người sử dụng” Ngoài ra, mỗi nămthư viện đều nhận được khoản đầu tư nhất định từ trường để cải tạo cơ sở quy mô,vậtchất, nhưng vẫn không cho ra kết như mong muốn

Nguyên nhân của thực trạng trên là do nhân thức về vai trò và tầm quan trọng củaviệc sử dụng không gian, tài liệu thư viện phục vụ cho quá trình nghiên cứu và học tậpcủa sinh viên còn chưa tốt Bên cạnh đó, ý thức tự giác học tập của sinh viên chưađược phát huy Song song với nó là sự lớn mạnh của khoa học công nghệ khiến việctìm kiếm và tra cứu thông tin ngày cảng trở nên dễ dàng hơn Điều đó dẫn đến tìnhtrạng sinh viên lạm dụng truy cập Internet thay vì đến thư viện đề tìm kiếm tài liêu

Để giải quyết vấn đề trên, Trung tâm thư viện trường cần đưa ra những công cụquản lý chất lượng phù hợp, nhằm chưng cầm những ý kiến, đóng góp của sinh viên

Tù đó đề ra những giải pháp cụ thể nhằm thu hút sinh viên sử dụng thư viện

2 Phân tích dữ liệu về việc sinh viên sử dụng thư viện

Chúng ta sẽ sử dụng 1 số công cụ quản lí chất lượng như phiếu kiểm tra, biểu đồnhân quả , biểu đồ mật độ phân bổ … để tìm ra nguyên nhân – “ Tại sao sinh viên ítlên thư viện ? “

2.1 Phiếu kiểm tra

Ta có phiếu kiểm tra thăm dò ý kiến sinh viên như sau :

PHIẾU ĐIỀU TRA THU THẬP Ý KIẾN

VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THƯ VIỆN CỦA SINH VIÊN

Với mong muốn giới thiệu đến bạn đọc một cách đầy đủ về các dịch vụ của Trung tâmThông tin Thư viện, đồng thời đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu sử dụng thư viện củabạn đọc, chúng tôi rất mong các bạn tích cực hưởng ứng bằng cách hoàn thành phiếukhảo sát này Những ý kiến đóng góp của bạn đọc là cơ sở để Trung tâm TT-Thư viện

Trang 14

xem xét tiến hành các hoạt động cải tiến của mình để ngày càng hoàn thiện, phục vụbạn đọc ngày càng chu đáo hơn

PHẦN 1: THÔNG TIN CỦA BẠN ĐỌC

2 Bạn đang theo học tại Khoa:

¨ Quản trị Kinh doanh ¨ Kế toán-Kiểm toán

¨ Tài chính-Ngân hàng ¨ Hệ thống TTKT

¨ Ý kiến khác

3 Bạn đang là sinh viên năm mấy?

PHẦN 2: KHẢO SÁT THÔNG TIN BẠN ĐỌC

1 Bạn có thường xuyên đến Thư viện không?

2 Bạn thường dành thời gian bao lâu cho mỗi lần đến thư viện ?

3 Lý do bạn đến thư viện:

¨ Khi GV có yêu cầu thực hiện các chuyên đề môn học, cần tài liệu tham khảo

¨ Khi cần làm việc nhóm, thảo luận

¨ Thời gian sắp thi, cần ôn bài

¨ Đã có thói quen đến Thư viện đều đặn, bất kỳ khi nào

¨ Tình huống khác (Ghi rõ):

4 Mục đích bạn đến thư viện là (có thể đồng thời chọn cả hai hay nhiều mục)

¨ Sử dụng không gian học, nghiên cứu

¨ Tìm kiếm tài liệu cho các môn học

Trang 15

¨ Sử dụng phương tiện: máy tính, mạng

¨ Cần phục vụ luôn cả buổi trưa

¨ Cần phục vụ kéo dài muộn hơn để phù hợp với lịch học tiết 9,10

¨ Ý kiến khác:

6 Vấn đề khiến bạn ngại đến Thư viên để sử dụng các dịch vụ tiện ích là ?

¨ Bạn không có thói quen sử dụng Thư viện

¨ Nguồn tài liệu hạn chế, không trùng khớp với nhu cầu của bạn

¨ Thái độ phục vụ của các nhân viên ở đây làm bạn không muốn giao dịch

¨ Bạn đã quá bạn rộn vì lịch học dày đặc và nhiều hoạt động cá nhân khác

¨ Bạn đã chọn được cho mình không gian học tập thuận lợi, lý tưởng hơn

¨ Vấn đề khác:

Trang 16

7 Bạn thường quan tâm đến loại tài liệu nào dưới đây:

¨ Giáo trình, bài giảng đúng với chuyên ngành đang theo học

¨ Sách tham khảo bổ trợ cho chuyên môn, nghiệp vụ

¨ Sách kỹ năng

¨ Sách ngoại ngữ, tin học, luật pháp

¨ Báo và tạp chí nghiên cứu khoa học chuyên ngành

¨ Sách văn học, các báo và tạp chí văn nghệ, thể thao, thời trang giải trí…

¨ Các thể loại khác:

8 Bạn thường đáp ứng nhu cầu tài liệu của mình bằng cách:

¨ Đọc tại chỗ, chỉ photo, sao chép một số nội dung cần thiết

¨ Photo toàn bộ tài liệu

¨ Mua sách gốc để sử dụng lâu dài

¨ Mượn có thời hạn

¨ Cách khác:

9 Bạn thích sử dụng tài liệu dưới hình thức nào:

¨ Tài liệu giấy truyền thống

¨ Tài liệu điện tử, trực tuyến

¨ Băng đĩa CD, VCD, DVD

10. Bạn có mượn sách ở thư viện về nhà không:

Trang 17

¨ Có

¨ Không

11. Trong quá trình mượn sách bạn muốn thời gian được xúc tiến nhanh hơn như thế nào?

¨ Thời gian chờ sách khoảng 5 phút

¨ Thời gian chờ sách khoảng 7 phút

¨ Thời gian chờ sách khoảng 10 phút

¨ Thời gian chờ sách khoảng 15 phút

12. Bạn thường sử dụng tài liệu ngôn ngữ nào:

Trang 18

15. Tài liệu mới có đáp ứng kịp thời nhu cầu của bạn không?

Trang 19

18. Khi nghiên cứu ở thư viện, bạn có bị ảnh hưởng ồn ào từ bạn khác không?

¨ Làm bài tập thảo luận

20. Sách ở thư viện giải đáp thắc mắc cho bạn được bao nhiêu phần trăm:

¨ 30%

¨ 50%

¨ 70%

¨ >70%

Trang 20

KHẢO SÁT MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA THƯ VIỆN

Bằng những trải nghiệm thực tế tại Trung tâm Thông tin Thư Viện – Trường đại họcCông Nghiệp Hà Nội, đề nghị bạn đọc đánh giá về mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụngdịch vụ bằng cách chọn các mức độ từ 1 đến 5 cho các nội dung sau (Thang đo tăngdần: 1: Hoàn toàn không đồng ý – 5: Hoàn toàn đồng ý):

Ngày đăng: 07/04/2016, 15:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w