1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÁC PHẨM CỌP TRẮNG CỦA ARAVIND ADIGA NHÌN TỪ ĐẶC ĐIỂM VĂN HỌC “GIẢI THIÊNG”

123 1,4K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 750,5 KB

Nội dung

Lí do chọn đề tài Trong bối cảnh của xã hội hậu thuộc địa, nền văn chương đương đại ở Ấn Độ đã sản sinh nhiều tác phẩm để đời như Di sản của mất mát, Cọp Trắng, Triệu Phú khu ổ chuột và

Trang 1

Nguyễn Thị Mộng Dung

TÁC PHẨM CỌP TRẮNG CỦA ARAVIND ADIGA NHÌN TỪ ĐẶC ĐIỂM VĂN HỌC “GIẢI THIÊNG”

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015

Trang 2

Nguyễn Thị Mộng Dung

TÁC PHẨM CỌP TRẮNG CỦA ARAVIND ADIGA NHÌN TỪ ĐẶC ĐIỂM VĂN HỌC “GIẢI THIÊNG”

Chuyên ngành : Văn học nước ngoài

số : 60 22 02 45

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS NGUYỄN THỊ BÍCH THÚY

Thành phố Hồ Chí Minh - 2015

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệukhảo sát, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bốtrong bất kì công trình nào khác.

Người thực hiện Nguyễn Thị Mộng Dung

Trang 4

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đến TS NguyễnThị Bích Thúy, người thầy đáng kính, người hướng dẫn khoa học đã tận tìnhhướng dẫn, động viên để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả thầy cô đã giảng dạy tôi trong suốt thờigian học Cao học Cảm ơn Phòng Đào tạo Sau Đại học trường Đại học Sư phạmThành phố Hồ Chí Minh; Ban Giám hiệu trường THPT Bình Khánh (LongXuyên, An Giang) đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiêncứu và hoàn thành luận văn

Đồng thời xin gửi lời tri ân đến đồng nghiệp, bạn bè cùng gia đình đã luônđộng viên, khích lệ và giúp đỡ tôi suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Mặc dù, bản thân đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài nhưng chắc chắn công trình không thể tránh những hạn chế và thiếu sót Vì thế, tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý tận tình của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mộng Dung

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN 1

LỜI CẢM ƠN 2

MỤC LỤC 3

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Phương pháp nghiên cứu 5

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6

6 Cấu trúc luận văn 7

Chương 1 VĂN HỌC GIẢI THIÊNG VÀ TIỂU THUYẾT CỌP TRẮNG 8

1.1 Bối cảnh xã hội Ấn Độ hậu thuộc địa 8

1.1.1 Thuật ngữ “hậu thuộc địa” 8

1.1.2 Xã hội Ấn Độ trước năm 1947 (trước ngày tuyên bố chủ quyền) 8

1.1.3 Xã hội Ấn Ðộ hậu thuộc địa 10

1.2 Vấn đề giải thiêng 11

1.2.1 Luận giải khái niệm giải thiêng 11

1.2.3 Cảm hứng giải thiêng trong văn học đương đại 19

1.3 Aravind Adiga và tiểu thuyết Cọp Trắng 23

1.3.1 Aravind Adiga và cảm hứng giải thiêng 25

1.3.2 Cọp Trắng – tiểu thuyết Dalit hiện đại 31

Tiểu kết Chương 1 33

Chương 2 BIỂU TƯỢNG GIẢI THIÊNG 34

2.1 Từ biểu tượng đến biểu tượng giải thiêng 34

Trang 6

2.2 Biểu tượng giải thiêng trong Cọp Trắng 36

2.2.1 Thần linh, Thượng đế trong văn hóa Ve đa 40

2.2.3 Biểu tượng giải thiêng cho hệ tư tưởng nô lệ vĩnh viễn 50

2.2.4 Hệ thống biểu tượng của sự giải thoát 65

Tiểu kết Chương 2 74

Chương 3 NHÂN VẬT GIẢI THIÊNG 75

3.1 Khái niệm nhân vật giải thiêng 76

3.2 Các dạng thức nhân vật giải thiêng 77

3.2.1 Kiểu nhân vật “cuồng tín” 79

3.2.2 Kiểu nhân vật “chối bỏ” 92

3.2.3 Kiểu nhân vật “nửa vời” 101

Tiểu kết Chương 3 108

KẾT LUẬN 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO 111

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong bối cảnh của xã hội hậu thuộc địa, nền văn chương đương đại ở Ấn

Độ đã sản sinh nhiều tác phẩm để đời như Di sản của mất mát, Cọp Trắng,

Triệu Phú khu ổ chuột và Chúa trời của những chuyện vụn vặt Điểm chung

của các tác phẩm là hình ảnh con người đã và đang sống trong sự khủng hoảngniềm tin một cách sâu sắc Các câu chuyện đều xuất hiện đâu đó bóng dáng củamột sự mất mát, rã rời đầy nuối tiếc về thời kì vàng son trong lịch sử Sự khủnghoảng niềm tin ấy trở thành nét tâm lý chung thuộc về thời đại của những cơnbiến động in hằn dấu tích của xã hội Ấn Độ hậu thuộc địa Đó là giai đoạn suytàn rệu rã của ý thức xưa cũ một thời, mọi trật tự tôn ti trong chế độ đẳng cấpđang dần sụp đổ cùng những thang bậc giá trị đạo đức đều không còn giữnguyên giá trị giữa một xã hội xô bồ đầy rẫy những yếu tố của nền văn hóangoại lai Có thể nói chưa bao giờ con người cảm thấy lạc lõng, bơ vơ, mấtphương hướng như bây giờ Đối mặt với một hiện thực đen tối đó, con người bắtđầu hoài nghi về những giá trị mà trước đây mình tôn thờ Họ mất dần niềm tin

và hy vọng vào chế độ đẳng cấp Từ đó tâm thức về hình ảnh con người cộngđồng đã dần dần mờ nhạt và thay vào đó là con người cá nhân với sự trỗi dậymãnh liệt về bản ngã cùng nhiều trăn trở, suy tư, nhiều khát vọng, ham muốn vàrất nhiều những nỗi âu lo rất đỗi con người Tất cả những điều ấy đã hình thành

nên yếu tố giải thiêng trong nền văn học Ấn Độ đương đại.

Trên phông nền văn hóa, hướng nghiên cứu của chúng tôi là tiếp cận và lígiải một số yếu tố văn hóa Ấn Độ thể hiện trong văn học Ấn Độ đương đại Đề

tài “Tác phẩm Cọp Trắng của Aravind Adiga nhìn từ đặc điểm văn học giải

thiêng” được chọn với những lí do như sau:

1.1 Làm rõ khái niệm văn học giải thiêng – một biểu hiện dưới lăng kính

chiếu ngược của ý thức nhược tiểu trong bối cảnh xã hội Ấn Độ hậu thuộc địa

Trang 8

Luận văn hướng đến mục đích lí giải quan niệm giải thiêng trong mối quan hệ

giữa văn hóa và văn học Ấn Độ

1.2 Nghiên cứu hệ thống và đặt Cọp Trắng vào dòng tác phẩm văn học

giải thiêng trong bối cảnh văn học đương đại Ấn Độ Tìm hiểu cách thể hiện đặc

điểm của dòng văn học giải thiêng trong tiểu thuyết Cọp Trắng cũng như trong

một số tác phẩm của dòng văn học giai đoạn hậu thuộc địa ở Ấn Độ

1.3 Tìm hiểu và làm sáng rõ các biểu tượng giải thiêng trong tiểu thuyết

Cọp Trắng của Aravind Adiga, cách khắc họa kiểu nhân vật đặc trưng của nhà

văn xét ở mối tương quan so sánh với các nhà văn khác cùng đạt giải Man

Booker Góp phần khám phá tiểu thuyết Cọp Trắng ở góc độ nghiên cứu nghệ

thuật biểu hiện

2 Lịch sử vấn đề

Trong khả năng tiếp cận và khảo sát các tư liệu, chúng tôi quan tâm tớinhững nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn như sau

2.1 Ở Việt Nam

Trong công trình nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người trong thể

loại tiểu thuyết: “Con người trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới”, tác

giả Nguyễn Thị Kim Tiến có đề cập đến vấn đề “giải thiêng” khi phân tích hình

tượng con người trong tiểu thuyết thời kì đổi mới dưới góc nhìn bản chất xãhội, triển khai yếu tố “giải thiêng” miền bí ẩn của cõi tâm linh con người

Trong bài viết Nhận thức đúng về giải cấu trúc và giải thiêng của tác giả

Hoàng Bình Xuyên khái niệm “giải thiêng” đã được đối chiếu với khái niệm

“giải cấu trúc” Ở một góc độ khác, người ta nhìn thấy trong một số tác phẩm đã

thể hiện xu hướng “giải thiêng” lịch sử, “giải thiêng” các giá trị của dân tộc,nhìn lại quá khứ

Nguyễn Vĩnh Nguyên trong bài viết Cọp Trắng - giải thiêng Ấn Độ đương

đại - nhận xét về nghệ thuật giải thiêng trong Cọp Trắng: “Tác phẩm được xây

Trang 9

dựng nhìn từ góc độ ở phông nền của thế giới thần linh Ở đó Aravind Adiga giải thiêng khi đặt nạn tham nhũng, nạn mại dâm, nạn bóc lột nô lệ và còn bao nhiêu điều tệ hại nữa cứ lặp đi lặp lại ”

Khẳng định đặc điểm giải thiêng là một điểm sáng trong bài viết của Sa

Nam khi đề cập đến tác phẩm Cọp Trắng của Aravind Adiga trong khuôn khổ

một trong những tác phẩm mang tầm vóc của dòng “văn học giải thiêng” Tác

đẹp huyền bí.” [66] Bài viết Giải thiêng nhưng đừng vô trách nhiệm của Sa Nam

xác nhận Cọp Trắng được xem là một tác phẩm giải thiêng Ở đó Aravind Adiga

đã khai quật ẩn khuất đằng sau những lời ngợi ca thiêng liêng, đặc biệt là nạn

phân biệt đẳng cấp, “chất trào lộng hấp dẫn của tác phẩm đã chạm đến những

liều thuốc đắng, bóng tối của xã hội hiện đại Ấn Độ.” [66] Một lần nữa, nhận

định về đặc điểm giải thiêng, Sa Nam đã khẳng định rằng: “Có chăng, qua

những trang viết tỉnh táo và mở sáng, độc giả có thể tìm thấy những khía cạnh mới của những vấn đề mà chúng ta vì không hiểu rõ ngọn ngành mà thần tượng hóa hoặc ảo ảnh hóa.” [66]

Tại buổi tọa đàm Ấn Độ hiện đại qua góc nhìn của Cọp Trắng nhà nghiên cứu Phan Nhật Chiêu đưa ra cảm nhận ban đầu về nghệ thuật giải thiêng của tác phẩm: “Có một ấn tượng mà tôi tạm gọi là sự giải thiêng nền văn hóa Ấn Độ” Nhận định này phần nào soi chiếu nội dung giải thiêng cho đề tài.

Bài viết Phản đề truyền thống trong thế giới nghệ thuật của Cọp Trắng

Aravind Adiga của Nguyễn Hồng Anh đã đưa ra những nhận định về giá trị hiệnthực của tác phẩm, một hiện thực Ấn Độ được nhìn từ đáy lên thể hiện trong thếgiới nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm Tác giả đánh giá bản thân cuốn tiểu thuyết

là một tấm gương trái chiều về một Ấn Độ truyền thống, trong đó soi tỏ mặt tráicủa tôn giáo, tín ngưỡng, cấu trúc xã hội và con người phía sau hậu trường củavăn hóa Ấn

Trang 10

Trong bài Tiểu thuyết Cọp Trắng giải thiêng văn hóa Ấn Độ, Anh Vân đã nhận định về tính chất giải thiêng của Cọp Trắng như sau: “Đùa cợt với thần

linh, bóc trần một xã hội thực dụng, phân chia giai cấp tàn khốc”

Bài viết Cọp Trắng - Ấn Độ dưới một góc nhìn người trong cuộc tác giả cũng đã thể hiện yếu tố giải thiêng khi mà người đầy tớ vẫn còn đang mắc kẹt

trong tâm lí sợ hãi và nhu nhược nên cuối cùng họ chỉ còn biết đọc những tờ báo

rẻ tiền chỉ để thoả mãn cái suy nghĩ trong đầu họ và những tạp chí này rốt cuộc

không có gì nguy hiểm khi in ấn đại trà như thế Nói như Balram khi tự giễu cợt

thì chỉ khi cánh tài xế bắt đầu đọc về Gandhi và Đức Phật, thì lúc đó điều tai họamới thực sự đến với các ông chủ

Nhìn chung dù có nhiều ý kiến xoay quanh tiểu thuyết Cọp Trắng ở Việt Nam nhưng điểm chung ở các đánh giá là sự thừa nhận về yếu tố giải thiêng

biểu hiện trong tác phẩm Yếu tố này có khi được xem xét dưới góc độ nội dung

có khi được soi chiếu dưới góc độ nghệ thuật

2.2 Ở nước ngoài

Những bài nghiên cứu khảo sát một số quan niệm và lí giải về nghệ thuật

giải thiêng trong tác phẩm

Trang http//en.wikipedia.org/wiki/The White Tiger đăng tải khá nhiều

thông tin về tiểu thuyết Cọp Trắng ở các phương diện: nội dung chính; vấn đề

toàn cầu hóa, chủ nghĩa cá nhân, vấn đề tự do, tình trạng tham nhũng, sự phânchia đẳng cấp và một số tài liệu tham khảo Đây là những thông tin có giá trịđịnh hướng cho độc giả khi tiếp cận tác phẩm chưa phải là thông tin hệ thống cótính chuyên sâu

Trong bài “Aravind Adiga’s The White Tiger: The Voice of Underclass – A

Postcolonial Dialectics” tác giả Krishna Singh đăng trên tạp chí Journal of

Literature, Culture and Media Studies đã phân tích những di chứng trong xã hộihậu thuộc địa ở Ấn Độ cùng việc mô tả Ấn Độ trong thế đối sánh giữa Bóng tối

và ánh sáng Từ đó phơi bày hiện trạng đang xảy ra trong lòng xã hội Ấn Độ

Trang 11

đương đại như phân chia đẳng cấp trong xã hội, khoảng cách ngày càng nở rộnggiữa người giàu và nghèo trong xã hội Đặc biệt bài viết kèm theo nhận xét so

sánh với tác phẩm Di sản của mất mát trong việc lên án những hạn chế khi điều

hành đất nước của các chính trị gia Ấn Độ

Với những bài viết và nghiên cứu nêu trên, lịch sử vấn đề nghệ thuật giải

thiêng trong Cọp Trắng của Aravind Adiga nói riêng và dòng văn học đương đại

Ấn nói chung là hướng nghiên cứu cần được quan tâm Những bài nghiên cứunày sẽ giúp cụ thể hơn với những vấn đề nghiên cứu của đề tài

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Với đề tài khảo sát tiểu thuyết Cọp Trắng từ đặc điểm văn học giải thiêng, chúng tôi tập trung tìm hiểu hai phương diện: biểu tượng giải thiêng và kiểu nhân vật giải thiêng

- Phạm vi nghiên cứu:

Tác phẩm Cọp Trắng đạt giải Man Booker của Aravind Adiga Ngoài ra

chúng tôi còn sử dụng thêm một số tác phẩm cùng đạt giải nhằm so sánh vấn đề

giải thiêng như: Triệu phú khu ổ chuột của Vikas Swarup, Chúa Trời của những chuyện vụn vặt của Arundhati Roy, Di sản của mất mát của Kiran Desai Cùng Cuộc đời của Pi của Yann Martel, nhà văn Canada lấy bối cảnh tác phẩm là xã

hội Ấn Độ hậu thuộc địa

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sử dụng nghiêncứu như sau:

4.1 Phương pháp phê bình tiểu sử

Phương pháp tiểu sử học được nghiên cứu kết hợp với các phương phápphân tích văn bản cùng các phương pháp tổng quan Phương pháp này sẽ đượcdùng ở chương 1

Trang 12

4.2 Hướng tiếp cận văn hóa học

Vận dụng các quan điểm và thành tựu văn hóa (lịch sử văn hóa, biểu tượngvăn hóa), hướng nghiên cứu này sử dụng nhiều ở chương 2

4.3 Phương pháp thống kê, phân loại

Được tiến hành qua các giai đoạn: Thu thập dữ liệu, kiểm tra, phân tích vàkiểm tra kết quả phân tích Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, vận dụngtrong chương 2 và chương 3 của luận văn

4.4 Phương pháp so sánh – đối chiếu

Phương pháp này sẽ được triển khai trong chương 2 và chương 3 của luận

văn So sánh đối chiếu Cọp Trắng với các tác phẩm khác của văn học Ấn Độ

thời kì hậu thuộc địa

4.5 Phương pháp phê bình hậu thực dân

Phương pháp này sử dụng ở hầu hết các chương đặc biệt là chương 1 trongnội dung bàn về cơ sở lí luận của đề tài

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Ý nghĩa khoa học

+ Nghiên cứu văn học trong mối quan hệ với văn hoá kết hợp với các

thành tựu trong lĩnh vực nghiên cứu về lí luận phê bình hậu thực dân hiện đang

là một hướng nghiên cứu mới và đang thịnh hành trong giới phê bình hiện nay

Đây cũng là hướng đi hợp lí cho việc nghiên cứu yếu tố giải thiêng của đề tài.

Trang 13

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương

Chương 1: Những vấn đề lí luận chung

Nhiệm vụ của chương là đề ra cơ sở lý luận về khái niệm và đặc điểm giải

thiêng Tìm hiểu đặc điểm văn học giải thiêng ở các phương diện hoàn cảnh ra

đời, cảm hứng giải thiêng của văn học Ấn Độ và tiếp cận dòng văn học giải

thiêng trong bối cảnh văn học hậu thuộc địa ở Ấn Độ.

Giới thiệu những nét chính về tác giả Aravind Adiga và Cọp Trắng ở góc

độ quan điểm sáng tác và cảm hứng giải thiêng trong Cọp Trắng.

Chương 2: Biểu tượng giải thiêng

Trọng tâm của chương là nghiên cứu từ biểu tượng trong văn hóa Ấn Độ và

thế giới đến biểu tượng giải thiêng trong tiểu thuyết Cọp Trắng

Chương 3: Kiểu nhân vật giải thiêng trong Cọp Trắng

Nhiệm vụ ở chương này là triển khai các vấn đề như tìm hiểu về ba kiểu

nhân vật trong Cọp Trắng, xác định mối quan hệ giữa ba kiểu nhân vật này là nhân quả hay tương tác hay đan xen, đồng thời tìm hiểu yếu tố giọng điệu –

thích ứng cho mỗi kiểu nhân vật

Trang 14

Chương 1 VĂN HỌC GIẢI THIÊNG

VÀ TIỂU THUYẾT CỌP TRẮNG

1.1 Bối cảnh xã hội Ấn Độ hậu thuộc địa

1.1.1 Thuật ngữ “hậu thuộc địa”

Chủ nghĩa thực dân đã cáo chung vào những năm 50 với sự nổi dậy củahàng loạt các quốc gia vốn là thuộc địa của Anh, Pháp, Tây Ban Nha… nhưngdấu ấn sâu đậm của nó vẫn không thể xoá bỏ trong nền văn học và văn hoá ở cácquốc gia thuộc địa Hiện nay thực ra vẫn chưa thống nhất trong giới nghiên cứuvăn học Việt Nam về cách dịch thuật ngữ này

Tính từ colonial trong tiếng Anh có hai cách dịch là thuộc địa hoặc thực dân Tương tự, thuật ngữ Postcolonialism có thể hiểu là chủ nghĩa hậu thuộc địa hoặc chủ nghĩa hậu thực dân: “nếu dịch là chủ nghĩa hậu thuộc địa, sẽ nhấn

mạnh hơn đến những di sản còn lại, những ám ảnh thuộc địa, cái tồn tại trong bối cảnh văn hoá cựu thuộc địa Còn dịch là chủ nghĩa hậu thực dân sẽ nhấn mạnh đến nguyên nhân, nguồn gốc, tác nhân xâm nhập tạo nên bối cảnh văn hoá đó [76, tr.1].

1.1.2 Xã hội Ấn Độ trước năm 1947 (trước ngày tuyên bố chủ quyền)

Kết thúc chế độ chuyên chế trên đất Ấn, đế quốc Môgôl đã thực sự đi vàocon đường suy sụp sau cái chết của vua Aurang – Dep Ấn Độ từ đây bước sangtrang mới trên hành trình lịch sử của mình Con số 500% lãi suất cho mộtchuyến đi buôn đã tạo nên những đê mê trong ước vọng cuồng nhiệt của phươngTây khi nghĩ về Phương Đông, vùng đất xa lạ, cổ kính và giàu có Thế nên, tàu

cứ ra khơi, đổ xô vào phương Đông Sự xâm nhập này trải qua hơn ba thế kỉ với

ba thế lực chính là tư bản Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh và Pháp mà trong đó thựcdân Anh dù là đến muộn nhưng đã để lại trên đất nước Ấn này quá nhiều đauthương và tan tác thông qua cuộc chinh phục bằng vũ lực trong suốt gần 100năm (giữa thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX)

Trang 15

Đến năm 1849, thực dân Anh đã chinh phục được vùng đất cuối cùng của

Ấn Độ và cơ bản hoàn thành việc đặt ách thống trị lên đất nước này Từng bước,tên thực dân đầu sỏ đã bắt tay với lực lượng liên minh ma quỷ là chính quyền

phong kiến ở Ấn Độ bắt đầu công cuộc khai thác thuộc địa, theo tuyên ngôn “đi

sang phương Đông có nghĩa là đi buôn lấy lãi” [18, tr.65] Cuộc khai thác này

đã để lại những di chứng đau thương mà lịch sử đã miêu tả bằng cảnh tượng:

“Xương trắng của thợ đệt Ấn Độ đã phủ kín những cánh đồng bông” [18, tr.75].

Tuy nhiên, về mặt nào đó còn có một ý nghĩa khác trong lịch sử văn hóa xã hộiđất nước Ấn Độ Theo sau gót giày xâm lược là sự xâm lăng của cả một nền vănhóa Và như thế, cùng với nền văn hóa mà thực dân Anh cố tình gieo rắc chodân tộc này thì nó cũng mang sang đó cả những trào lưu tư tưởng tiến bộ củaCách mạng Hoa Kì và Cách mạng Pháp

Khi làn gió nghèo khổ vẫn cứ vây bọc và vần vũ trên đầu của người dântrên đất nước này thì khi ấy tư tưởng tự do dân chủ vẫn còn nguyên giá trị của

nó Chính trong thời điểm văn hóa phương Tây ùa vào, nhân dân Ấn lại càngnhìn rõ hơn về nguồn căn và quyết tâm chữa trị cơn u mê của sự hèn yếu nô lệ

đã trói buộc đất nước này qua hàng thế kỉ Tư tưởng duy tân đã được tiếp nối vớinhững gương mặt tiêu biểu như Vivêkananda, nửa cuối thế kỉ XIX, BalGangađarơ Tilăc, nhà chiến sĩ cách mạng, “người cha của cách mạng Ấn Độ”,Rabindranath Targore Từ đây, xuất hiện mầm mống của những tư tưởng dânchủ tư sản ở Ấn Độ Bắt đầu từ Ram Môhan Roy, một trí thức yêu nước và tiến

bộ vùng Bengal đã, là ngọn cờ đầu trong nền văn hóa mới mang tính chất tư sản.Cần một cuộc đấu tranh để thoát khỏi gông xiềng đang cùm xích cả mộtdân tộc lớn, hàng loạt những cuộc cách mạng yêu nước đã nổ ra trong hoàn cảnh

ấy và kết quả là ngày 15/8/1947, trong đau thương, hai quốc gia độc lập Ấn Độ

và Pakistan ra đời Lịch sử ghi lại mốc quan trọng trên bằng sự tuyên bố chủquyền của thủ tướng J.Nêru, thủ tướng đầu tiên của nước Ấn Độ độc lập đã trịnhtrọng kéo quốc kì Ấn Độ lên nóc tòa Thành Đỏ lịch sử, chấm dứt thời kì mấy

Trang 16

trăm năm bị thực dân Anh đô hộ Ấn Độ đã tiến đích cuối cùng của con đường

tự do Tuy nhiên, con đường mà cả dân tộc này đang đi còn phải trải qua hànhtrình rất dài và gian khó Đi hết chặng đường khổ ải của tín ngưỡng u mê tăm tốithời cổ và trung đại, bước vào thời thuộc Anh, đất Ấn Độ đã khổ cực lại càngkhổ cực hơn nữa Sau khi người Anh ra đi, Ấn Độ tiến dần sang ngưỡng cửahiện đại, nhưng dường như bức tranh toàn cảnh của Ấn Độ hậu thuộc địa cũngkhông thể phác họa bằng những gam màu tươi sáng hơn

Sau thời điểm chia cắt 1947, đất nước Ấn Độ bước sang một thời kì mới về

một thử nghiệm, một ước mơ chính trị: “Ấn Độ sau 1947 giống như đang trải

qua giai đoạn thứ ba tiếp theo của cách mạng tư sản Pháp và cái gọi là dân chủ

Mỹ ” [11, tr.4] Ðiều này đã được nhắc đến trong rất nhiều tác phẩm, với Cọp Trắng, nó được ví như thời điểm tháo cũi xổ lồng của một vườn thú Ấn Ðộ, nơi

mà theo tác giả ví von“đất nước này – giống như một vườn thú [5, tr.86].

1.1.3 Xã hội Ấn Ðộ hậu thuộc địa

Xã hội Ấn Độ đương đại đang chuyển mình theo hướng toàn cầu hóa,nhưng cái bóng của những giá trị truyền thống vẫn còn ngự trị Ấn Độ thời hậuthuộc địa hiện lên dưới ngòi bút của các tác giả văn học cận hiện đại đến vănchương đương đại như một cơ thể nhức nhối với những vết thương lịch sử màgiải pháp toàn cầu hóa dường như cũng chẳng thể hàn gắn nổi, mà trái lại càngkhoét sâu hơn những thương tích mới Điều này hoàn toàn phù hợp với nhận xét

về tình trạng đất nước sau thời điểm năm 1947 của xã hội Ấn Độ: “Những thủ

nghiệm về kinh tế và xã hội đã giải phóng rất nhiều sinh lực và tài năng trong mỗi con người và cộng đồng dân tộc, tôn giáo khác nhau, nó gợi nên nhiều hy

vọng nhưng cũng phải chịu khá nhiều những nỗi thất vọng đau đớn” [11, tr.5].

Sự đổi thay về bối cảnh văn hóa xã hội đã tác động mạnh mẽ lên toàn bộđời sống và quan niệm truyển thống trong quá khứ Văn học Ấn Độ lúc này đã

xuất hiện nhiều tiếng nói của các tác giả bàn về các vấn đề mà xã hội Ấn Độ

đang phải đối đầu trong cuộc vật vã sinh thành khi chuyển đổi từ một xã hội

Trang 17

truyền thống sang lối sống hiện đại Từ đây diễn ra quá trình thống nhất dân tộc,tiến đến xây dựng chế độ dân chủ Rõ ràng nếu như trong quá khứ Ấn Độthường bị chi phối bởi những tiêu chí về đạo đức bất di bất dịch thì trong hiệntại đất nước này lại chịu ảnh hưởng dựa trên sự thống nhất hay phân chia vềchính trị cũng như các yếu tố từ sự sản xuất kinh tế và trao đổi thương mại

1.2.1 Luận giải khái niệm giải thiêng

Giai đoạn lịch sử khoảng nửa sau thế kỉ 20, trong việc xem xét sự tác độngcủa xã hội đối với văn học trong thời kì hậu thuộc địa và ngược lại, các tác giả

đã từng đề cập kiểu phê bình hậu thực dân và đặc điểm của nó Trong đó chủyếu nghiên cứu tình hình sau độc lập của các cựu thuộc địa châu Âu Xem xétnhững thuộc địa này trong quá trình độc lập đã có những ứng đối, thích ứng, đềkháng hoặc vượt qua như thế nào những di tồn văn hóa của chủ nghĩa thực dân.Nói chung đối tượng của kiểu phê bình này là các nền văn hóa sau khi thời đạithực dân chấm dứt Như vậy nghiên cứu Ấn Độ trong thời kì hậu thuộc địa lànghiên cứu nền văn hóa ở giai đoạn thời kì thực dân kết thúc

Thời gian gần đây, trên văn đàn văn học đương đại đã đề cập đến một khuynh hướng mới trong cách nhìn nhận lại bút pháp nghệ thuật khi tác giả

Trang 18

sáng tạo tác phẩm văn chương là nghệ thuật giải thiêng Nó được nhìn nhận ở góc độ như một cách nhìn chiếu ngược lại những huyền thoại, tính chất linh thánh của từng sự vật, sự việc và ngay cả chính trong quan niệm truyền thống của con người.

Trong từ điển Tiếng Pháp, Tiếng Anh và Tiếng Việt đều giải thích tách

riêng “giải” và “thiêng” Một số từ bắt đầu bằng từ “giải” được cắt nghĩa nôm

na như: giải đông nghĩa là rã đông, rã đá; giải giới là tước vũ khí; giải nén một

tập tin là bung nó ra Do vậy để tìm hiểu nghĩa của khái niệm giải thiêng, ta cần

đối chiếu về cách giải thích từ giải và thiêng qua một số tài liệu

Trong phạm vi tư liệu nghiên cứu yếu tố giải thiêng trong văn học, chúng

tôi cho rằng giải thích của tác giả Hoàng Phê trong Từ điển Tiếng Việt tương đốisát hợp về ý nghĩa

Giải: đg.1.(kết hợp hạn chế) Làm cho được cởi bỏ đi cái đang trói buộc, hạn chế tự do VD: Giải thế nguy, giải lời thề; 2 (kết hợp hạn chế) Làm cho như tan mất đi cái đang làm khó chịu VD: Giải mối ngờ vực Giải sự thắc mắc Giải sầu; 3 Làm cho những cái rắc rối hoặc bí ẩn được gỡ dần ra để tìm ra đáp số hoặc câu trả lời VD: Giải bài toán Giải phương trình Giải mã [26, tr.408].

Thiêng t có phép lạ, làm được những điều khiến người ta phải kính

sợ, theo mê tín; Thiêng liêng”: t.1 Thiêng Thần rất liêng liêng; 2 Được coi là cao quý, đáng tôn kính hơn hết [26, tr.973].

Bên cạnh đó, Lê Khả Kế trong mục giải thích từ nguyên “giải thiêng” có ý

kiến cho rằng tiền tố dé(s)- của tiếng Pháp (tương ứng với de của tiếng Anh)

trong dịch thuật thường được các dịch giả Việt Nam nhất loạt chuyển thành giải

ví dụ từ décoder dịch thành giải mã, từ dégager dịch thành giải tỏa, từ

désarmer thành giả igiới /giảigiáp, và từ désacraliser (tiếng Pháp) dịch thành

Trang 19

giải thiêng Về cơ bản, dịch từ désacraliser (tiếng Pháp) thành giải thiêng là một

cách rút gọn, nghĩa chung là làm mất tính thiêng liêng Như vậy “giải thiêng

lịch sử là làm cho lịch sử mất đi tính thiêng liêng” [61] Trong quá trình thực

hiện đề tài, chúng tôi đồng thời sử dụng các từ trên theo ý nghĩa trên đây để triển

khai trong toàn bộ các tiểu mục nhằm đạt được tính thống nhất cho vấn đề nêu

ra ở luận văn

Đúng như nhà văn Hồ Anh Thái phát biểu khi đề cập đến một trong những

ý kiến bàn về tác phẩm đánh giá là giải thiêng hình ảnh Đức Phật: “Hình ảnh

thiêng liêng của các bậc vĩ nhân không cứ mục đích, mưu toan nào có thể giải thiêng được” [66] Một lần nữa, nhận định về đặc điểm giải thiêng, Sa Nam đã

khẳng định rằng: “Có chăng, qua những trang viết tỉnh táo và mở sáng, độc giả

có thể tìm thấy những khía cạnh mới của những vấn đề mà chúng ta vì không hiểu rõ ngọn ngành mà thần tượng hóa hoặc ảo ảnh hóa.” [66]

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp trong bài phỏng vấn “Văn chương không

cần những người chỉ viết như nô bộc hay giải khuây” đã có một cách tiếp cận

khá chuẩn xác về giải thiêng Tác giả của những sáng tác từng làm mưa bão trên

văn đàn nghệ thuật đương đại Việt Nam với bộ ba truyện Kiếm sắc, Vàng lửa,

Phẩm tiết đã thấy được nhu cầu cấp bách cho nền văn học nước nhà là phải

chuyển đổi về đề tài, mở rộng cảm hứng cho ngòi bút sáng tác Tự nhận xét tác phẩm viết về lịch sử của mình chỉ là “một phản đề”, “không hề có tính qui

chụp” vì đó chỉ là những giả thiết về lịch sử Xu hướng đối thoại với lịch sử mà

nhà văn đang đề cập đến nằm trong đặc điểm giải thiêng Nhưng nói theo Nguyễn Huy Thiệp thì “giải thiêng những huyền thoại chính là để cho người

đọc một cái nhìn toàn diện hơn - cái nhìn dân chủ với quá khứ.”[54]

Giải thiêng nếu chỉ hàm nghĩa là làm mất đi tính linh thiêng của đối tượng

thì chưa đủ Cốt lõi của giải thiêng là làm sự vật, sự việc trở về với bản chất thật của nó Với văn học giải thiêng đối tượng sẽ đến được miêu tả hơn đến với cuộc

Trang 20

sống đời thường Công chúng sẽ trân trọng và cảm phục những cái nhìn giải

thiêng vun bồi cho một hiện tại tốt đẹp hơn Đó chính là giá trị tốt đẹp mà tinh

thần văn học giải thiêng hướng đến Ngược lại, mọi hiện tượng mượn lớp áo chê

bai, giễu cợt giáo điều để làm bàn đạp cho những giá trị ngoại lai xa lạ, phi nhântính thì sớm muộn nó cũng bị đào thải bởi nó không nằm trong đặc điểm mà

dòng văn học giải thiêng đang hướng tới.

Văn học giải thiêng mang một số đặc điểm khác với những tác phẩm của

dòng văn chương khác ở chỗ trong khi những tác phẩm khác chấp nhận viết theo

lối mòn minh họa và ca ngợi một chiều hiện thực thì văn học giải thiêng chấp

nhận cởi bỏ tính trang nghiêm, quan phương của những sự vật, sự việc vốn đãđược chấp nhận từ ngàn năm trước, nghĩa là chấp nhận viết lại hiện thực cuộcsống ở một góc độ khác Người viết và cả độc giả có quyền nghi ngờ, có quyềnđặt lại câu hỏi và tìm ra lời giải đáp dù cho điều đó có khác biệt hơn với sự hiểu

truyền thống của cha ông mình Văn học giải thiêng có thể xuất hiện trong bất kì

bộ phận nào của dòng văn học, miễn sao nó phải mang tính chất cởi bỏ, làmsáng tỏ, làm mất đi tính thiêng liêng, trầm mặc để nhằm phục vụ cho cuộc sốngcon người tốt đẹp hơn

Vậy có thể so sánh đặc điểm gì của văn học giải thiêng với “văn học trào

phúng” và “nhại”? Trên con đường tiệm cận đến chân lí, bất kì một bối cảnh lịch

sử - xã hội nào thì cũng tồn tại trong đó cả ưu điểm lẫn hạn chế không tránhkhỏi Nhiệm vụ của văn chương nếu đơn thuần chỉ là tô hồng lịch sử thì liệu lịch

sử có tồn tại đến ngày nay những trào lưu văn học chú trọng nhiệm vụ tái hiện

hiện thực Khái niệm giải thiêng mang trong nó hàm nghĩa đối lập với tính trang nghiêm, là cái nhìn hiện thực qua những huyền thoại Giải thiêng không phải là

xóa bỏ hoàn toàn niềm tin vào Đấng tối cao mà cái chính yếu là xóa bỏ nhữngniềm tin mê tín, cuồng tin làm phương hại đến đời sống tâm hồn của con người

Trang 21

Văn học giải thiêng sẽ làm mất tính thiêng liêng bằng cách dùng những

biểu tượng, hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng Thông qua con đường giải thiêng,

các yếu tố văn hóa bản địa trong quá trình biến đối đã được biện luận, giải mã

dưới góc nhìn của thời đại mới Tính chất giải thiêng của một nền văn học được

biểu hiện dựa trên nền tảng vốn có của những nền văn hóa mang đậm dấu ấnlinh thiêng, bí ẩn Ở xã hội nào còn tồn tại những niềm tin dựa vào cái lạc hậu,trì trệ, tư tưởng con người chưa đổi mới và thực sự tự do, dân chủ thì tính chất

giải thiêng sẽ luôn hiện hữu để nhằm kịp thời giải quyết những xung đột giữa cá

nhân và xã hội xoay vẫn tồn tại bao quanh nó Để tìm ra lương tri nhân loại sau

khi đã cởi bỏ đi lớp vỏ huyền thoại Và như thế, văn học giải thiêng cũng như

những bộ phận khác trong dòng văn học cần có một độ lùi cần thiết của lịch sử,

độ lùi của thời gian để từ đó nhận diện và xác tín lại vấn đề một cách kháchquan

Trong bài viết Nhận thức đúng về giải cấu trúc và giải thiêng của tác giả

Hoàng Bình Xuyên khái niệm “giải thiêng” đã được đối chiếu với khái niệm

“giải cấu trúc” Theo ông, “giải thiêng” và “giải cấu trúc” là hai khái niệm độc

lập, nếu hiểu theo cách gộp chung lại thì rõ ràng đấy chỉ là sự đánh tráo kháiniệm dẫn đến hệ lụy là sự lệch chuẩn trong nhận thức thực tại Khái niệm “giảithiêng” được tác giả định nghĩa khá rõ ràng:

“Giải thiêng là sự xóa bỏ tính chất thiêng liêng của một đối

tượng nào đó, là làm cho hình tượng nào đó mất đi tính chất huyền thoại, sự trang nghiêm; làm mất đi giá trị, tư cách thần tượng, tính kiểu mẫu của đối tượng, khiến cho người ta không còn nể sợ, ngưỡng mộ, sùng bái, tin tưởng "đi theo" đối tượng đó nữa Giải thiêng đi liền với hạ bệ, giải thiêng bằng cách hạ bệ, giải thiêng để lật đổ địa vị văn hóa xã hội, lịch sử của hình tượng/ đối tượng nào

Trang 22

đó, khiến cho nó bật ra khỏi niềm tin, tâm thức của người khác”

[81]

trong khi “giải cấu trúc” lại được lí giải bằng khái niệm:

“Giải cấu trúc là một khái niệm của phê bình văn học hiện đại.

Ở đó nhà phê bình đặt ra nhiệm vụ học thuật là đọc kỹ văn bản, tháo gỡ các mâu thuẫn logic nội tại, các cặp đối lập nhị phân trong văn bản, chỉ ra những nghĩa bị còn sót lại, nghĩa bị che giấu trong những khuôn mẫu nói năng, những điều văn bản không được nói và buộc phải nói.” [81]

Đồng thời nêu rõ phương thức thể hiện của nghệ thuật “Giải thiêng” là

“giễu nhại, xuyên tạc”[81] Tác giả khẳng định thực tế hiện nay trong đời sống

văn chương, một bộ phận sáng tác và tiếp nhận văn học chưa có sự phân chiarạch ròi giữa hai khái niệm nếu không muốn nói là có sự đánh tráo, đồng nhấtvới nhau khi so sánh giải cấu trúc:

“Giải cấu trúc đang bị lược quy và đồng nhất với sự xóa bỏ,

chẳng hạn xóa bỏ chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ các khái niệm, thuật ngữ công cụ trong lý thuyết văn học cũ, xóa bỏ các

hệ tư tưởng thống trị trong văn hóa và văn học, xóa bỏ lý tính, chân lý, phê phán sự phục tùng logic nam tính/ văn hóa nam giới/ quyền lực thống trị của đàn ông, Nói chung là nhận thức lại, xét lại tất cả, xóa bỏ những gì đang độc tôn ngự trị.” [81]

Giải cấu trúc theo nhận định của Trần Đình Sử nêu rõ: “không có nghĩa là

phá huỷ cấu trúc, không có nghĩa là người ta tự do thoát khỏi cấu trúc để mà muốn nói gì thì nói một cách tuỳ tiện Giải cấu trúc là giải trừ cái cấu trúc

cố định để phơi bày ra cái cấu trúc mâu thuẫn ở bên trong, để thấy ý nghĩa của cấu trúc không ổn định, từ đó phát hiện nhiều ý nghĩa khác “bị bỏ sót”,

Trang 23

“bị lãng quên” hay bị “ẩn giấu” mà thường khi tác giả của chúng cũng không ý thức hết.”[70 ]

Cũng theo nhận định của Trần Đình Sử về tính phản tư của “giải cấutrúc” thì ta nhận thấy nếu so sánh giữa “giải cấu trúc” và “giải thiêng” thì rõràng “giải thiêng” trước hết mang ý nghĩa thuộc về phạm trù nghĩa của “giảicấu trúc” Vì:

“Giải cấu trúc trước hết là phản tư tính hiện đại Giải cấu

trúc đem lại một ý thức phản tư Nó muốn soát xét lại tất cả, không trừ một chỗ nào, mọi nguyên lí, định lí, nguyên tắc, phương pháp, nhận định, khái niệm, làm rõ những điểm mù, tìm đến các khía cạnh mới, hợp lí Giải cấu trúc đòi hỏi phải viết lại văn học sử, viết lại lí luận, đọc lại người trước với tinh thần khoa học, phát hiện mọi ngộ nhận, mọi thành kiến, phát hiện những nhận thức mới, chân lí mới, đưa người đọc vào những tìm tòi mới.”[70]

Hiện nay trên thế giới có nhiều khuynh hướng giải cấu trúc Có thể nêumột số khuynh hướng chính sau đây Trước hết là lí thuyết đối thoại củaBakhtin Kế đến là lí thuyết của các nhà triết học Pháp như Derrida, Foucault và

ba là phê bình hậu thực dân của E Said, Spivac, Homi Bha Bha, phê bình nữquyền…bốn là trường phái Mĩ ở đại học Yale như J H Miller, Paul de Man, J.Culler…

Khuynh hướng giải cấu trúc theo trường phái lý thuyết Phê bình hậu thựcdân bắt đầu với E Said Tác giả này chịu ảnh hưởng sâu sắc của các người đitrước như Derrida, Foucault đồng thời cũng đã vận dụng tư tưởng giải cấu trúc

để giải trung tâm của ý thức hệ, văn hóa thực dân đối với các dân tộc phươngĐông tạo một tiếng vang cho dòng phê bình hậu thuộc địa Xét trong hoàn cảnh

của văn học Ấn Độ đương đại, văn học giải thiêng là một bộ phận của văn học

Trang 24

ra đời trong bối cảnh hậu thuộc địa Đây là một điều kiện cần và đủ cho sự xuất

hiện của yếu tố giải thiêng trong văn học Phải có điều kiện này, tức là sự thay

đổi hoàn toàn, sự tiếp xúc hoàn toàn của nền văn hóa bản địa với một nền vănhọc xa lạ khác hẳn về tính chất, quy mô, tinh thần và cách thức biểu hiện thì yếu

tố giải thiêng mới xuất hiện, hình thành và phát triển

Trong bối cảnh tồn tại song hành hai nền văn hóa, cũ và mới thì tất yếu sẽgặp nhau, đối đầu và dung nạp, và cuối cùng là đi đến thỏa hiệp Trường hợpnày sẽ xuất hiện những cách nhìn nhận, phán xét mới về cái cũ để hình thành về

tinh thần giải thiêng Ở văn học giải thiêng, có thể nói, không có một sự giả dối

không thể nào bào chữa nổi, đắp đậy nổi Bằng cách soi chiếu lại những điều răndạy trong kinh sách và những nguyên tắc, tập tục của tôn giáo, người ta nhìn ramột cách đốt lửa khác trong việc giữ gìn niềm tin vào truyền thống

Nếu trước đây, văn chương Ấn Độ thấm đẫm chất linh thiêng, huyền hoặc,hàng loạt tác phẩm đã tạo dựng một thế giới văn chương hữu linh trong lòng độcgiả Từ đó, đưa họ khám phá những chiều sâu tâm thức con người trong tươngliên với vũ trụ thì với văn chương “giải thiêng” rõ ràng là ngược lại Trong giữanhững bộn bề di sản quá khứ linh thiêng cha ông đã để lại, điều mà nhà vănmuốn gửi gắm lại là ý muốn kéo văn chương về với những mảnh vỡ, những látcắt trong đời sống hiện thực trần trụi, thậm phồn của cái xã hội mà ta đang sống.Với văn học “giải thiêng” người ta thấy mỗi nhà văn có mỗi cách tiếp cận riêngvới thế giới Không hẳn dòng mạch tâm linh trong văn chương cổ điển Ấn Độđến Aravind Adiga thì nghẽn mạch, tắc dòng mà điều đơn giản là tác giả chỉmuốn giải quá khứ để tạo lập một thứ văn chương mới trong đó con người cảmnhận được chính thực tại hiện tiền của mình Đó là đời sống số, là điện thoạicầm tay, là những dư chấn tinh thần sau thời kì hiện đại, sau cơn phát triển thầntốc trong cuộc cách mạng công nghệ như vũ bão ở Ấn Độ Với văn chươngmang đặc điểm “giải thiêng” người đọc nhận thức khác về thần linh Thần thánh

Trang 25

linh thiêng bước vào tác phẩm Aravind Adiga chỉ còn là một nụ cười giễu nhại,cười cợt Trong bối cảnh hậu thuộc địa, trong khi nền văn hóa bản địa đã có sự

du nhập và tiếp biến tạo nên tình trạng hỗn dung giữa các nền văn hóa, nhất là

văn hóa phương Tây thì tinh thần của văn học giải thiêng là biểu hiện của ý thức

nhược tiểu trong tâm hồn và tính cách con người Ấn Độ

1.2.3 Cảm hứng giải thiêng trong văn học đương đại

Khái niệm giải thiêng ở đây mang ý nghĩa là cái nhìn hiện thực qua những

huyền thoại trong quá khứ Nhìn lại lịch sử được cụ thể hóa trong các tác phẩmvăn chương thời kì hậu thuộc địa người ta nhận ra rằng khi mà với con người,quá khứ hào hùng trong lịch sử thật sự không còn gì là linh thiêng, huyền hoặcnữa thì Ấn Độ càng lúc càng hiện rõ hơn khuôn mặt cùng ý niệm nhược tiểu củamình Thời kì này sẽ còn rất nhiều đặc điểm khác cần soi chiếu

* Ấn Độ “nhược tiểu”

Tính chất linh thiêng bí ẩn mất dần của một thời vàng son nay đã lùi dầnvào quá khứ; khi mà ánh sáng rực rỡ của nền văn minh veda không còn là sựngưỡng mộ, giờ đây người Ấn tự nhận mình là công dân của nước nhược tiểu

Đó chính là bối cảnh xuất hiện của yếu tố văn hóa giải thiêng trong xã hội hậu

thuộc địa Ấn Ngày trước Ấn Độ hùng mạnh là thế nhưng ngày nay họ lại manhmún, rã rời, tự ty, mặc cảm khi hòa nhập vào thế giới Đau đớn thay cho mộthành trình của lịch sử Con người Ấn từ chỗ luôn mang trong tim mình đau đáumột nghĩa vụ, một trách nhiệm, một tinh thần Dharma không vụ lợi, sẵn sàngdâng hiến cho cộng đồng, như một tín đồ sẵn sàng tử vì đạo của Chúa thì giờđây dường như đã bừng tỉnh Cái mà họ đang đấu tranh sống còn không phải làcái lí tưởng, đạo lí hiến dâng, mà thay vào đấy là một tư tưởng thực dụng, nhượctiểu

Trong Cọp Trắng, Triệu phú khu ổ chuột, Chúa trời của những chuyện vụn

vặt xuất hiện kiểu tư tưởng thờ ơ với nỗi đau đồng loại Đó là hệ quả khi mà

Trang 26

hệ thống đẳng cấp đã trở thành gông xiềng đối với người dân Ấn Độ: “Người Ấn

Độ chúng ta có cái khả năng tuyệt vời là nhìn những đau đớn khổ cực quanh mình mà vẫn không bị ảnh hưởng Vậy nên, như một người Mumbai đích thực, hãy nhắm mắt, bưng tai, ngậm miệng lại, và cậu sẽ vui vẻ giống tôi ” [46, tr.95].

Đó phải chăng cũng là biểu hiện nhược tiểu trong tư tưởng lạnh lùng, toan tính

cảm giác lạc loài nơi đất khách: “Ấn Độ là gì với họ? Bao nhiêu người đang

sống trong phiên bản giả tạo của xứ mình, trong phiên bản giả tạo của xứ người? Lẽ tất nhiên, nếu anh đi được thì anh đã đi rồi và một khi anh đã đi rồi, lẽ tất nhiên, nếu được thì anh đã ở lại ” [20, tr.431] Cuối cùng anh quyết

định trở về Ấn Độ, vì hơn ai hết Biju đã trải qua cảm giác mà cậu đã chịu đựngtrong những tháng năm nơi đất khách

Di sản của mất mát là một câu chuyện dài về một giai đoạn của những con

người Ấn xa xứ bắt đầu vươn tới miền đất mới tận trời Tây, khi họ bắt đầu mởrộng chân trời sang mãi bên kia bờ đại dương Vì nhiều lí do, bắt buộc cũng như

tự nguyện, đáng thông cảm hay chỉ là là những lí do đơn giản là chỉ vì sự chạytheo ảo vọng, theo đuổi những giá trị lai căng, hư ảo không đáng phải đánh đổiquê hương xứ sở Điều đáng nói ở đây là trong chính ước mơ của từng thế hệđều có ít nhiều biểu hiện của tinh thần tự ty, mặc cảm Điều đó rất rõ qua nhânvật ông Tòa trong tác phẩm Cuộc hành trình ông đã bắt đầu rất lâu về trước naytiếp tục ở hậu duệ của ông Người đã từ bỏ cội nguồn đi tìm tấm áo ảo vọng, làmkhách chính trên quê hương mình Có lẽ ông đã sai lầm khi từ bỏ gia đình, vợ và

Trang 27

con gái mình, đã kết án đứa con từ trước khi biết nó Đó là cô bé Sai – một thế

hệ trẻ có tri thức - một cô gái Ấn Tây hóa được những bà xơ người Anh nuôinấng Sai đại diện cho thế hệ người Ấn Độ đang lạc loài trên đất Ấn, mongmuốn được thoát khỏi nơi chốn u trầm để sống trọn thời tuổi trẻ của mình.Ngoài ra, tác phẩm này cũng phân tích sự phát triển văn hóa trải dài từ thời kìđầu thập niên đầu thế kỉ XIX khi đất nước Ấn Độ nằm trong vòng kìm kẹp củathực dân Anh và thảo luận về cái gọi là những di sản về sự mất mát trong tinhthần của một thế hệ trong thời kì đó

Lịch sử dân tộc qua các trang sử thi hùng tráng, qua những dòng triết líthâm trầm đã hun đúc tinh thần dân tộc và xây dựng nên tính chất lí tưởng trongbản thân mỗi con người Ấn Độ Nó thể hiện qua những lí tưởng xã hội, lí tưởngđạo đức cơ bản mà các nhân vật luôn hướng tới

Trong truyền thống văn hóa tâm linh của Ấn Độ, Himalaya được xem làhình ảnh thiêng liêng, tiềm ẩn một sức mạnh nội tại, một khả năng siêu việt vàmột suối nguồn cảm xúc vô tận mà con người thường mơ ước đến Lịch sử tôngiáo và văn hóa của Ấn Độ sẽ giảm đi tính huyền bí và thiêng liêng bao đời naynếu đất nước này thiếu đi biểu tượng tôn nghiêm và kỳ vĩ như thế DãyHimalaya là một biểu tượng vĩ đại và oai hùng của tinh thần dân tộc ngày nào,

nay trở thành một dấu hỏi không lời đáp “linh thiêng với cái gì, huyền hoặc với

chính ai” [20, tr.400] Trong Di sản của mất mát đó chỉ là một biểu tượng về

tâm lí nhược tiểu: “Miền đất thực tại đã lẫn tránh họ Hai người bọn họ như hai

con ngốc tìm kiếm thứ ánh sáng từ một góc độ nào đó để mê hoặc chính mình,

để tìm kiếm một điều vốn chỉ là câu chuyện cổ tích được thêu dệt” [20, tr.400]

Không thể trách ông Tòa, và bao nhiêu người khác khi họ từ bỏ cội nguồn,khoác lên mình khuôn mặt giả tạo hay những người trốn vào hào quang của quákhứ để chối từ hiện thực rồi tôn sùng, ca ngợi những giá trị ngoại bang Với họmọi thứ ở nước ngoài đều tốt đẹp, họ cho con cái rời bỏ đất nước bởi chung quycái thời ấy nó phải thế, không thể làm khác được

Trang 28

* Tôn giáo bỏ rơi nhân loại

Dưới ánh sáng của lớp vỏ huyền thoại các tôn giáo, người Ấn Độ phần nào

đã tự trả lời được cho mình câu hỏi mà cha ông họ, đã cố gắng đi tìm về sự vậnđộng của lịch sử, cũng như phải trả giá cho mỗi bước đi trong lịch sử tri thức đó

Cuộc tranh luận về tôn giáo trong tác phẩm Di sản của mất mát tác giả Krisan

Desai phải chăng chính là một câu chuyện dài về hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ.Trong câu chuyện, mỗi người một cách nói, nhưng chúng tôi hiểu, đó chính làtiếng nói của nhân dân Ấn Độ phải ngoi lên từ trong tăm tối để sải những bướcdài đến ánh sáng mới có thể đưa ra được những ý kiến xác đáng đến nhường ấy.Trong cuộc tranh luận dưới góc nhìn tôn giáo của thời hiện đại đó, họ đã chođộc giả đầy những nhận xét thật tỉnh táo về đạo đức tôn giáo mà ông cha mình

đã theo đuổi tôn thờ mấy ngàn năm nay Thực chất những kẻ đó phải chăng làmột bộ phận người thuộc đẳng cấp cao, mượn điều luật đẳng cấp, hay thực ra làdựa dẫm vào tôn giáo để bóc lột dân chúng, còn người dân thì phải cam tâmsống kiếp nô lệ cực nhục từ đời này sang đời khác Đoạn đối thoại đã lột trầnmột sự thật rằng chính những kẻ cầm quyền đã mượn danh thần linh để ban bốcác đạo luật mà mưu lợi cho bản thân

Tiếp tục câu chuyện, tác giả chỉ trích những lí do bao biện cho sự suy đồi,xuống cấp của những hành vi dưới lớp áo giáo điều hiện nay của các tôn giáo:

“Thực tế là con người bị bỏ rơi với hai bàn tay trắng Chẳng có giáo điều nào

xoa dịu nỗi những bất công; pháp luật không đủ thẩm quyền; nó có thể tóm cổ tên trộm gà, nhưng đành lờ đi những tội ác mập mờ lớn lao; bởi nếu bị vạch mặt chỉ tên sa lưới, chúng sẽ làm sụp đổ hoàn toàn cấu trúc của cái gọi là xã hội văn minh” [20, tr.325] Cả chính quyền lẫn thần quyền đều hợp sức tạo nên

một gọng kìm siết chặt lấy cổ họng của những con người bé nhỏ, bất hạnhkhông biết bấu víu vào đâu trong cái nền pháp chế thô sơ mà dã man này chỉdám giết con sâu cái kiến chứ không dám đụng đến con hổ con báo Có lẽ, vìvậy mà Cọp Trắng mới sinh tồn Với các thế lực lớn, vững chắc, hoặc có địa vị

Trang 29

trong xã hội thì chắc chắc tôn giáo ấy sẽ bớt khắt khe hơn bằng ngược lại, càngthấp bé, càng nhỏ nhoi, thì càng không có quyền được kêu van cứu vớt Đó như

là một thứ luật bất thành văn biết là vô cùng phi lí nhưng vẫn phải chấp nhận.Như vậy, phải chăng, viết về điều này, tác giả muốn nói với chúng ta rằng, đauđớn thay cho loài người khi vì xã hội được mệnh danh là văn minh

Aravind Adiga khi bàn đến vấn đề đẳng cấp trong xã hội Ấn đã nhìn nhậnhiện thực đang diễn ra trong đời sống ở góc độ khác Tôn giáo phải chăng chỉ lànơi chứa đựng giáo lí công bằng nửa vời, chỉ dành cho những kẻ uy quyền dẫm

đạp lên những phận người bé nhỏ Ở Cọp Trắng và Di sản của mất mát cũng như Chúa trời của những chuyện vụn vặt, các nhân vật giày xéo, đè bẹp, nghiền

nát nhau vì một lực lượng tối thượng, vô hình và tàn bạo Được sinh ra là ngườiHindu ở Ấn Độ đồng nghĩa với việc chấp nhận sự phân chia đẳng cấp, một trongnhững chế độ phân chia giai cấp xã hội tồn tại lâu đời nhất

1.3 Aravind Adiga và tiểu thuyết Cọp Trắng

Không phải ngẫu nhiên mà giải Man Booker 2008 lại được trao cho Cọp

Trắng - tác phẩm đầu tay của nhà văn trẻ người Ấn Aravind Adiga Là một tác

giả trẻ, Aravind Adiga thuộc thế hệ hậu thuộc địa, lớn lên trong sự giao thoa vàtiếp nhận văn hóa Ấn cũng như có sự pha trộn các nền văn hóa của thế giới Do

đó anh có cách nhìn về cội nguồn một cách tỉnh táo, phân tích rạch ròi nhữngđược và mất trong sự ảnh hưởng từ các quan niệm, sự phân tầng đẳng cấp vốn

đã ăn sâu vào máu thịt, tâm thức của người Ấn Với cách nhìn đầy tính hiện thực

và một ngòi bút sắc lạnh, Aravind Adiga đã lí giải những giá trị quá khứ cũngnhư ngầm đề đạt ra các giá trị triển vọng bù đắp cho sự khuyết thiếu ở hiện tại

Cọp trắng kể về quá trình lập nghiệp của Balram Halwai, trình bày dưới

hình thức một lá thư viết trong bảy đêm gửi thủ tướng Ôn Gia Bảo Đó là câuchuyện của cậu bé được sinh ra ở Laxmangarh – tượng trưng cho khu Bóng tối -

bị buộc phải nghỉ học để đi làm ở quán trà vì gia đình đã phải vay một món tiềnlớn để làm đám cưới và làm của hồi môn cho chị họ, rồi trở thành tài xế cho con

Trang 30

trai một địa chủ và sau đó trở thành một doanh nhân thành đạt tại Bangalore.Balram lớn lên từ Ấn Độ của Bóng tối, nhưng không cam tâm sống cuộc đờinghèo khổ để rồi cuối cùng thổ huyết mà chết như bố mình Kẻ được viên thanh

tra đặt cho biệt danh “Cọp trắng” đã chứng tỏ mình xứng đáng với tên gọi của

“loài vật trong rừng mà mỗi thế hệ chỉ có một con” Cọp trắng Balram tinh ranh

quỷ quái không từ thủ đoạn nào, kể cả giết người để chạm đến và leo lên vầnghào quang Ánh sáng

Sinh năm 1974 tại Madras, Ấn Độ, Adiga hiện là phóng viên ở Mumbai.Adiga là nhà báo và nhà văn Ấn Độ viết bằng tiếng Anh Đoạt giải Man Booker

2008, Cọp Trắng là tiểu thuyết đầu tay của Aravind Adiga, lúc tác giả mới 34

tuổi Aravind Adiga là tác giả Ấn Độ thứ năm được trao giải thưởng Booker.Những người trước gồm có V.S.Naipaul (1971), Salman Rushdie (1981),Arundhati Roy (1997), và Kiran Desai (2006) Aravind Adiga là một tên tuổimới xuất hiện trên văn đàn Ấn Độ Đó là vào khoảng thời gian bắt đầu từ năm

2008, anh được nhắc đến như một tài năng, một hiện tượng của dòng văn học

Ấn viết bằng tiếng Anh Ngay sau khi nhận giải Man Booker, tên tuổi Aravind

Adiga dường như đã đi cùng Cọp Trắng Đó là tác phẩm gây được tiếng vang

lớn bởi tính chất táo bạo về cách tác giả đề cập, dẫu rằng tiếp sau đó anh đã lầnlượt cho xuất bản hai tác phẩm kế tiếp, nhưng có vẻ độc giả đã quá yêu quí

những gì đã thể hiện ở Cọp Trắng, xuất sắc và mãnh liệt Chen lẫn tiếng thét lẫn

tiếng khóc, tiếng cười trong vở bi hài kịch mà Aravind Adiga dựng nên là ẩnhiện sự giễu cợt sâu cay về sự phân tầng xã hội vốn đã tồn tại không cách gì đổithay của xã hội Ấn Độ từ trong truyền thống Sự nhạy cảm nhưng không kémphần táo bạo và tỉnh táo trong cách nhìn, cách nghĩ ở một ngòi bút mang đậmphong cách báo chí ở Adiga đã giúp anh phả vào tác phẩm mình những trangviết vô cùng sâu sắc về hiện thực, về số phận con người nơi đất nước mình dướiách tàn bạo của nạn phân biệt đẳng cấp, cùng những di chứng của nó đã phơibày tàn tích lên bề mặt của xã hội Ấn Độ đương đại Có lẽ điều đó sẽ không kém

Trang 31

tàn bạo và khốc liệt bao nhiêu so với những phóng sự trên mặt trận khói lửa củachiến tranh.

1.3.1 Aravind Adiga và cảm hứng giải thiêng

Trong bất kì thời điểm nào, bối cảnh lịch sử nào thì văn chương vẫn cầnlắm những người nghệ sĩ chân chính Với họ, khi cầm bút là không phải nghĩđến né tránh, che chắn, rào đón hoặc đối phó lực lượng vô hình nào đó Viết đểnói hộ tiếng lòng của những kiếp đời trong cuộc sống bình thường Bằng cáchkhơi đến cùng tận hiện thực đang diễn ra trong lòng xã hội, lớp nhà văn này đã

giúp người đọc định danh cụ thể tính chất giải thiêng của dòng văn học thời kì

hậu thuộc địa

Aravind Adiga bắt đầu sự nghiệp chữ nghĩa bằng nghề ký giả, viết bài chocác báo Financial Times, Money và Wall Street Journal Sau đó anh làm ký giảcho báo Time được ba năm rồi trở thành phóng viên tự do Trong thời gian hành

nghề tự do, anh viết Cọp Trắng Tuổi thơ trải qua ở Mangalore, học xong

chương trình Trung học cấp hai năm 1990 ở Ấn Độ, theo gia đình di dân sang

Úc, anh tiếp tục chương trình học ở trường Trung học James Ruse Agricultural

và cuối cùng là học đại học ban văn chương Anh ở Đại học Columbia, NewYork và Magdalen College của Oxford Anh từng tâm sự:

Vào thời điểm khi Ấn Độ đang trải qua những thay đổi lớn, và với Trung Quốc, có khả năng kế thừa từ thế giới phương Tây, điều quan trọng là các nhà văn như tôi cố gắng để làm nổi bật những bất công tàn bạo của xã hội Ấn Độ.

Đó là những gì tôi đang cố gắng để làm - nó không phải là một cuộc tấn công trên đất nước, đó là về quá trình lớn hơn của tự kiểm tra [86, tr.2].

Ấn Độ sau mốc 1947, xét về yếu tố tự do xã hội cũng như các quốc gia hậuthuộc địa khác Việc thoát khỏi ách đế quốc vẫn chỉ là tự do trên danh nghĩa, vềbản chất thì đất nước này vẫn còn bị chia rẽ bởi các hệ thống tôn ti cấp bậc củaquyền lực và sự giàu sang Thực tế này là đặc điểm đang diễn ra đối với thựctrạng xã hội trong tác phẩm Tràn ngập trong tác phẩm là cách nói mỉa mai của

Trang 32

tác giả về hiện thực của nền dân chủ đang hiện hữu trên đất nước Ấn Độ Giễucợt thay khi cả đất nước bỗng chốc hóa thành thiên đường và trường học ở làng

Laxmangarh, nơi mà Cọp Trắng học cũng trở thành thiên đường nằm trong thiên đường ấy Nói gì nữa về một thế giới, nơi mà “Cột điện – hỏng Vòi nước –gãy.

Trẻ con – quá thấp bé nhẹ cân so với tuổi, cùng những cái đầu to quá cỡ trên đó mang những đôi mắt sáng long lanh, như lương tâm tội lỗi của chính phủ Ấn Độ” [5, tr.40] Còn đức Phật, bậc chí tôn đạo cao đức trọng, đã hiện lên trong Cọp Trắng ở tư thế chối bỏ hiện thực u ám trong cuộc sống mà thẳng tiến đến

Niết bàn Nghĩ rằng quen thuộc nhưng hóa ra cách đề cập và nhìn nhận lạinhững giá trị vốn tồn tại lâu đời lại trở thành mới lạ, trào phúng, nhiều lúc trởnên không thể chấp nhận được đối với những cách nhìn thủ cựu Đó chính làcách thể hiện một trong những xung đột xã hội và tinh thần của thế kỉ XX theo

cách của Adiga

1.3.1.1.Văn chương là một sự dấn thân – Mỗi nhà văn là một nghĩa quân

Sau mốc năm 1947, lịch sử đã thay đổi hình ảnh về một Ấn Độ mới với

một ước mơ về chế độ dân chủ Nhiều tác giả đã nói về các vấn đề mà xã hội Ấn

Độ đang phải đối đầu khi hòa nhập với xu thế toàn cầu hóa Trong đó sự bấtcông do chế độ đẳng cấp tạo nên ở Ấn Độ là một chủ đề quan trọng trong vănhọc mà hầu hết các tác phẩm và tác giả nổi tiếng đều đề cập đến một cáchnghiêm túc

Văn chương đến với Adiga như là một định mệnh, một sự dấn thân vì chân

lí Không giống như những nhà văn khác sinh ra và lớn lên trên xứ người, đếnnăm mười sáu tuổi, anh mới rời Ấn Độ đi đến những miền đất khác Có lẽkhoảng thời gian ấy đủ đã in dấu một phần di sản văn hóa cội nguồn của dân tộclên tâm thức cùng những trang viết của anh Tuy nhiên, mười năm tiếp sau đócũng là một trải nghiệm đáng giá đã khiến anh có những cách nhìn sâu sắc hơn

Trang 33

về những được và mất, cùng những gía trị tồn tại trong nền văn hóa bản địa củamình.

Có thể nói, qua những trang viết của con người trẻ tuổi này, tâm thế củaanh rõ ràng không phải là quay lưng vứt bỏ những di sản từ quá khứ thiêng liêngcủa dân tộc mà chỉ đơn thuần là anh cầm bút với ước mơ phanh phui những ungnhọt trong những di sản văn hóa đó, từ đó thông qua quá trình tự kiểm tra, xã

hội sẽ tiến bộ và tốt đẹp hơn Anh tâm sự: “lời chỉ trích của các nhà văn như

Flaubert, Balzac và Dickens của thế kỷ 19 đã giúp Anh và Pháp trở thành xã hội tốt hơn" [83, tr.2] Rõ tàng tất cả nỗ lực đó của anh chính là đích đến của

những ước mơ chân chính từ một người yêu nước Trở về Ấn Độ, cùng một disản được pha trộn từ nhiều nền văn hóa, anh đã rong ruổi qua hành trình trênnhững dặm dài đất nước bằng những chuyến xe bus và gửi gắm ước mơ củamình vào toàn bộ tác phẩm đầu tay Đó là nơi kí thác toàn bộ tư tưởng, tình cảmcùng thái độ đấu tranh không khoan nhượng với những lề lối cũ trong tập tục cổvốn đã tồn tại bao đời

Nhân quyền là những quyền cơ bản của con người Vì vậy, lẽ đương nhiên,luật nhân quyền có ảnh hưởng động chạm đến mọi khía cạnh của đời sống đến

mọi khía cạnh của đời sống Tác giả Chúa trời của những chuyện vụn vặt muốn

thương thuyết với thế giới theo cách riêng trong đó tập trung đấu tranh cho hòabình, cho những quyền lợi đích thực của con người Cuộc đấu tranh này đã tạonên hai làn sóng bày tỏ sự đồng tình và không đối với nhà văn Arundhati Roy,một trong họ đã phát biểu quan điểm của mình về nhận định tác giả này khi bànhận giải thưởng Tự do văn hóa 2002 (Prize for Cutural Freedom) vào cuối

tháng 9 năm 2002: “Vừa là một nghệ sĩ vừa là một công dân của thế giới,

Arundhati Roy viết về các xã hội dân sự chịu ảnh hưởng xấu xa bởi những nhà nước và tổ hợp thế lực nhất thế giới Chúng tôi vinh dự ca ngợi cuộc đời và tác phẩm của bà trong cuộc đấu tranh cho tự do, công lí và sự đa dạng về văn hóa”

[23, tr.25]

Trang 34

Tư tưởng sống cho ra sống, cũng có nghĩa là sống tự do mới là cuộc sống

có giá trị đã hình thành nên Cọp Trắng: “Hãy để con vật sống như con vật; để

con người sống như con người Đấy là toàn bộ triết lí sống của tôi tóm gọn trong một câu” [5, tr.303] Trong bối cảnh hiện tại, tiếng nói của Adiga là tiếng

nói phẫn nộ cùng tấm lòng day dứt không nguôi trước những hiện thực đen tốiđang ẩn dưới lòng xã hội đang diễn ra và bóp nát cuộc sống, ước mơ của conngười

1.3.1.2 Ảnh hưởng văn học Anh đến khuynh hướng giải thiêng trong quan niệm sáng tác

Tác phẩm Cọp Trắng là tác phẩm lấy bối cảnh văn hóa Ấn Độ làm nguồn

cảm hứng Aravind Adiga là một tên tuổi mới xuất hiện trên văn đàn Ấn Độ Đó

là vào khoảng thời gian bắt đầu từ năm 2008, Adiga được nhắc đến như một tàinăng, một hiện tượng của dòng văn học Ấn viết bằng tiếng Anh Aravind Adiga,đứa con của xứ sở thâm trầm và mộ đạo nơi phương Đông huyền bí, cổ kínhcùng lúc đã mang ảnh hưởng của làn gió thời đại mới thổi vào tận trời Tây.Adiga là một phần của văn chương Ấn Độ thời kì hậu thuộc địa

* Ảnh hưởng văn học phương Tây

Sau khi hòa bình lặp lại, đất nước Ấn Độ đã có những bước chuyển lớn lao.Thời đại mới tạo điều kiện cho sự phát triển của con người về nhiều mặt trong

đó ý thức cá nhân là một ví dụ Có thể điều này đã xảy ra và xuất hiện từ trước

đó, nhất là chuyển biến của văn học trung đại tiến dần đến ngưỡng cửa giai đoạnhiện đại, sự nhấn mạnh vào nền dân chủ và sự thể hiện cái tôi cá nhân trong nền

văn học và thể chế Anh, Pháp và Mỹ đã tạo nên những ảnh hưởng mới cho nền

văn học Ấn Độ Đến những năm 60, “chủ nghĩa nhân văn được hoàn toàn giải

phóng” [11, tr.8], các tác phẩm văn học thời kì này đã “biến những khát khao giải phóng con người cá nhân từ một ước vọng thành một nhu cầu cấp thiết đòi được thỏa mãn và những hành động thực tế” [11, tr.8] Nhìn lại các sáng tác của

lớp nhà văn trong giai đoạn này, rõ ràng ta không thể phủ nhận ảnh hưởng từ

Trang 35

văn hóa phương Tây đã hình thành nền văn học mang đậm yếu tố tự do, dân chủcho nền văn học Ấn Độ Một Ấn Độ trần tục thay cho Ấn Độ linh thiêng và bí

ẩn Tinh thần dân chủ, ý thức về tự do tư tưởng, về giá trị cái tôi bản ngã vốn ítđược quan tâm ở Ấn Độ truyền thống nay đã được ý thức sâu sắc và được thừanhận

Sinh ra và lớn lên tại một thị trấn ven biển của Ấn Độ, Mangalore Anhsống ở đó đến năm gần mười sáu tuổi Năm 1980, sách rất đắt nên không phải aicũng có thể mua Điều có thể làm để giải tỏa cơn khát tri thức lúc này là vào thưviện và mượn sách từ đó nhưng ở đó đã không thỏa mãn được niềm đam mêkhám phá tri thức ở anh Sau đó, tủ sách gia đình do ông nội anh để lại tiếp tục

là lựa chọn Tuy vậy, tất cả ở đây đều là sách tiếng Anh mặc dù ông hoàn toàn làngười theo chủ nghĩa dân tộc, coi thường, khinh miệt phương Tây và khôngthích nói tiếng Anh Theo lời kể những quyển sách gối đầu giường của anh là tác

phẩm như Death in Venice của Thomas Mann, các vở kịch của Chekhov, thơ của Walt Whitman và cuốn Old Goriot của Balzac Đặc biệt là kịch bản mang tên Man Push Cart, do một người bạn tên là Ramin Bahrani viết mà anh đọc

cách khoảng bảy năm tính từ lúc anh đạt giải, đó là cuốn sách làm thay đổi cuộcđời anh Rõ ràng, tư tưởng từ các tác giả vĩ đại này đã tạo nên dấu ấn trongnhững trang viết của nhà văn trẻ , góp phần khơi gợi ở anh ý thức về con người

cá nhân, cá tính và niềm khát khao sáng tạo

Trong khi tiếp thu ảnh hưởng của các luồng tư tưởng từ phương Tây, vănhọc Ấn đã hình thành trong nó những tư tưởng mới Vấn đề cá nhân, con ngườiđược các nhà văn đặc biệt quan tâm Có thể Adiga đã chịu ảnh hưởng tinh thần

về sự tự do, phóng khoáng và dân chủ từ trong các tác phẩm văn học Anh Vấn

đề không mới nhưng dưới ngòi bút tài tình của Adiga, đã gợi mở những góckhuất của xã hội Ấn Đó chính là những trải nghiệm của tác giả trên hành trìnhtìm kiếm, lưu giữ văn hóa bản sắc dân tộc

Trang 36

Sự thật, quan niệm về cái tôi không phải là vấn đề mới nhưng đó là cội rễ

cho một lý thuyết của chủ nghĩa nhân văn Ở đó, tiếp nối và phát triển trongdòng văn học Ấn Độ đương đại, cái tôi cá nhân được đề cao trên nhiều phươngdiện Trong quá khứ, đạo lí Dharma quan niệm về cá nhân rất mờ nhạt, luôn đòihỏi phải phục vụ hi sinh vì lợi ích cho cộng đồng, quy định con người luôn tuântheo một trật tự đã định sẵn mà theo cách nói của Adiga đó chính là nhữngchuồng gà, pháo đài đã giam cầm hệ tư tưởng của hơn 99% người dân Ấn Với

Cọp Trắng, tác giả đã nhìn thấy và giải phóng cái tôi đó Ngòi bút nhân đạo của

tác giả đã hướng mối quan tâm đến cuộc đấu tranh thầm lặng đang diễn ra trongmỗi cá nhân trước cái lưới chăng đầy ắp sự vô nghĩa của cuộc sống Đấu tranh

để tìm kiếm giá trị đích thực của khái niệm cái tôi

Tóm lại, sự tự do, phóng khoáng và tinh thần dân chủ trong các tác phẩmvăn học Anh thực sự đã đặt dấu ấn lên các trang viết của Adiga, góp phần khơigợi ở anh ý thức về con người cá nhân, cá tính và niềm khát khao sáng tạo

* Cảm hứng giải thiêng

Cọp Trắng mô tả về hình ảnh một đất nước kì vĩ nằm bên cạnh dòng sông

vĩ đại- dòng sông quyền lực và ngập đầy bóng tối trong hiện tại Ở đó đã diễn ratrong âm thầm nhưng dữ dội cuộc đụng độ về những nền văn hóa mâu thuẫnnhau Cũng chính nơi này nơi sản sinh và nuôi dưỡng nên những kiểu người

luôn sống trong trạng thái nổi loạn chống lại hiện thực đen tối trong xã hội Giải

thiêng những mâu thuẫn đó, Adiga gọi công cuộc này bằng cụm từ “Self

examination” – quá trình tự kiểm tra với mục đích phơi bày ra ánh sáng nhữngtàn tích đáng lên án trong di sản văn hóa bản địa với tinh thần của sự chỉ trích để

xã hội ngày một tốt hơn Đó là sự phê phán trong tinh thần nhân đạo và tiến bộ,góp phần hình thành diện mạo xã hội đương đại Ấn ngày một toàn diện hơn

Qua Cọp Trắng, Aravind Adiga muốn nói rằng nhân vật của mình đã đấu

tranh tuyệt vọng như thế nào để níu giữ giá trị của tự do Cái tôi cá nhân rõ ràng

Trang 37

đến Aravind Adiga đã được một lần nữa khẳng định một cách hùng hồn, mạnh

mẽ và đanh thép Miêu tả hình ảnh chiếc Chuồng gà, chính là sáng tạo dưới gócnhìn mới của Adiga Nó thể hiện quan niệm của tác giả về cuộc sống rằng chỉ có

ý nghĩa khi tự do cá nhân trong cộng đồng được giữ nguyên vẹn Và nói nhưBalram để giữ cho lí tưởng được vẹn nguyên, cái giá của cái tự do luôn luôn làđích đến trên hành trình cầm bút tìm kiếm lẽ phải trong đời của nhà văn trẻ

Cảm hứng xuyên suốt, bao trùm trong Cọp Trắng là cảm hứng giải thiêng

trong đó tác giả đã mô tả bộ mặt xã hội đương đại thể hiện trên bề nổi đếnnhững tầng sâu ẩn ngầm của nó Ở đó, xã hội Ấn Độ hậu thuộc địa hiện lên nhưnhững bức kí họa chân dung đặc sắc hiện lên ở từng góc cạnh trong nhịp sống

hối hả Hầu như những biểu tượng mang ý nghĩa giải thiêng trong Cọp Trắng

được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật đặc sắc gắn với văn hóa, đặc trưngtôn giáo của dân tộc Ấn Tuy cùng sử dụng hệ thống biểu tượng để biểu đạt cácthông điệp nhưng tất cả đều có ý nghĩa riêng biệt Viết về những giá trị truyềnthống đang bị biến dạng, Adiga xem đó như là một quá trình tự kiểm tra, anhkhông nỗ lực đi tìm những ảo ảnh lung linh trong những huyền tích xa xôi trongquá khứ mà nhìn về quá khứ như một quá trình tìm kiếm và săn sóc cho nhữngvết thương trên cơ thể đất nước mình

Vẫn còn đó một hành trình dài để những nhà văn trẻ như Adiga tiếp tục con

đường dấn thân và tranh đấu Và có lẽ Cọp Trắng cũng sẽ cần một khoảng thời gian rất dài sau đó để tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong tinh thần giải

thiêng của dòng văn học đương đại Ấn Độ Tất cả, chỉ là bước dạo đầu Nhưng

sẽ là những khởi đầu đáng quý và đáng trân trọng

1.3.2 Cọp Trắng – tiểu thuyết Dalit hiện đại

“Dalit” là khái niệm mà những người thuộc giai cấp thấp trong xã hội Ấn

Độ tự gọi mình, nó không chỉ có nghĩa là “người bị áp bức” mà còn có nghĩa là

“người đáng kiêu hãnh, có triển vọng” [11, tr.14] Từ những năm chín mươi của

thế kỉ hai mươi, một loạt các sáng tác ra đời được người ta gọi là văn học Dalit

Trang 38

Trong thời điểm hiện tại, nền văn học Ấn Độ đã khám phá ra một tiềm năng mớitrong cuộc sống của những người ở đẳng cấp thấp, những người bị tủi nhục và

áp bức Tuyển tập đầu tiên về văn học Dalit đã được xuất bản Bản dịch sang

tiếng Anh của một tác phẩm sân khấu Dalit cũng xuất hiện năm 1994 Một tạpchí văn học Dalit cũng được xuất bản bằng tiếng Anh [11, tr.14]

Sau chiến tranh, dù đất nước đã độc lập, tư tưởng tự do, dân chủ đã đượckhai mở nhưng tư tưởng quốc gia hẹp hòi, địa phương chủ nghĩa, những thànhkiến về đẳng cấp, tôn giáo, những tư tưởng phong kiến bảo thủ vẫn tồn tại ở Ấn

Độ Do đó văn học lúc này cần phải cất lên tiếng nói phản kháng của nạn nhâncủa những hủ tục đó Vấn đề nổi bật đặt ra trong tác phẩm lúc này là lý tưởng về

sự công bằng, về một thế giới không mang rào chắn của chế độ đẳng cấp trong

xã hội Đó dường như là một thách thức đối với bất kì cá nhân nào mang lítưởng tự do, bình đẳng trong xã hội Ấn Độ Bởi lẽ cái giá phải trả cho nhữnghành động chống lại trật tự xã hội theo giáo lí của đạo Hindu là vô cùng nghiệtngã Miêu tả hình ảnh chiếc Chuồng Gà, chính là sáng tạo dưới góc nhìn mớicủa Adiga, thể hiện quan niệm của anh về cái tôi thiêng liêng đó Cuộc sống chỉ

có ý nghĩa khi giá trị con người không bị chà đạp Cái giá của cái tự do luôn làđích đến trên hành trình cầm bút tìm kiếm lẽ phải trong đời của nhà văn trẻ.Với Balram Halwai con đường thay đổi nhận thức từ một người nghèothuộc tầng lớp nô lệ đến một doanh nhân máu lạnh khiến cho người đọc ray rứt

vì đó là con đường trượt dài, xói mòn nhân cách Hành động giết chết ông chủ

của mình được Balram lí giải là để giành giật cơ hội làm người xét cho cùng vẫn

là một tội ác Con người không thể ích kỷ vì bản thân mình mà đạp đổ lên tất cảmọi giá trị, mọi luân thường đạo lí Viết về hành trình tha hóa của Balram cũng

là viết về những phi lí, bất công và tàn bạo của một xã hội mang nặng tư tưởngphân biệt đẳng cấp của xã hội Ấn Độ, điều mà một xã hội tiến bộ không bao giờchấp nhận được

Trang 39

Với kết cấu một bức thư với hơn ba trăm trang được viết trong bảy đêmliền gửi đến cho thủ tướng Ôn Gia Bảo, nhân vật chính có thể bộc bạch hết tâm

sự của mình Câu chuyện như một lời tự thú của một kẻ sát nhân đã thành côngvượt thoát thành doanh nhân kể về bản thân anh ta và cả về một phần bóng tốicủa đất nước Ấn Độ Hiện thực đó hiện lên sinh động, tàn khốc và đầy ám ảnhqua một ngôn ngữ và giọng kể đầy mỉa mai, hài hước và trào phúng

Các nhà phê bình văn học đã dành cho tác phẩm nhiều ngợi khen về nộidung lẫn về kết cấu tình tiết của câu chuyện, một câu chuyện văn chương Ấnmang hẳn dáng dấp thời hiện đại, ngắn gọn, rõ ràng nhưng không kém phần sâusắc, mãnh liệt Ở đó phơi bày vừa đủ dữ kiện hiện thực theo phong cách báo chí

để dần dần lộ rõ từng mảng và cuối cùng toàn bộ hiện thực xã hội Ấn được hìnhdung đúng theo tinh thần của tác giả mong muốn Tất cả từng mảng loang ra dầntừng vệt sáng, tối xen lẫn cũng như những vệt mờ, vệt tỏ Hơn nữa tác phẩm còn

ưu tú hơn ở chỗ những tình tiết của câu chuyện được sắp xếp một cách tự nhiên,rất khéo léo Tác giả đã vận dụng ngôn ngữ trào phúng một cách tuyệt vời vừakhông làm giảm đi giá trị nội dung vừa làm nổi bật giá trị nhân đạo dưới gócnhìn của tác giả

Tiểu kết Chương 1

Ở xã hội nào mà còn tồn tại những niềm tin dựa vào cái lạc hậu, trì trệ, tư

tưởng con người chưa đổi mới và thực sự tự do, dân chủ thì tính chất giải thiêng

sẽ luôn hiện hữu để nhằm kịp thời giải quyết những xung đột giữa cá nhân và xã

hội Nhìn nhận tác phẩm văn chương ở góc độ nghệ thuật giải thiêng cũng đồng

nghĩa với việc thêm một cách tiếp nhận tác phẩm nữa dưới góc nhìn văn hóa Trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi đề cập đến đặc điểm dòng văn học

giải thiêng qua Cọp Trắng của Aravind Adiga như là xác tín lại một cách hiểu

về tác phẩm có sự soi chiếu vào yếu tố văn hóa giai đoạn hậu thuộc địa để từ đó

sáng tỏ hơn những ý đồ của tác giả khi đặt vấn đề giải thiêng về một Ấn Độ

đang bước đi trên con đường phát triển Đồng thời cũng sẽ mong muốn ý kiến từ

Trang 40

luận văn này góp phần mang đến một góc nhìn toàn diện cho việc nghiên cứuvăn học Ấn Độ ở Việt Nam.

Chương 2 BIỂU TƯỢNG GIẢI THIÊNG

2.1 Từ biểu tượng đến biểu tượng giải thiêng

Biểu tượng trong văn học Ấn Độ từ Veda nối dài đến thời kì đương đại thì

vô vàn, một vài trang không thể nào khảo sát hết Ở Cọp trắng, có thể nói xây dựng hệ thống biểu tượng trong ý nghĩa “giải thiêng” là một trong những thành

công của tác phẩm

2.1.1 Biểu tượng

Biểu tượng như là thuật ngữ của mĩ học, lí luận văn học và ngôn ngữ họccòn được gọi là tượng trưng, nó bao hàm nghĩa rộng và nghĩa hẹp Có thể hiểutheo nghĩa rộng tác phẩm là một biểu tượng chứa nhiều thông điệp, theo nghĩa

Ngày đăng: 07/04/2016, 11:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Albert Schiweitzer (2008), Kiến Văn, Tuyết Minh (dịch), Tư tưởng Ấn Độ theo dòng lịch sử, Nxb Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Ấn Độ theo dòng lịch sử
Tác giả: Albert Schiweitzer
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2008
3. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
4. Anjana Mothar Chandra (2010), Huyền Trang (dịch), 5000 năm lịch sử và văn hóa Ấn Độ (lược khảo), Nxb Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: 5000 năm lịch sử và văn hóa Ấn Độ (lược khảo)
Tác giả: Anjana Mothar Chandra
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2010
5. Aravind Adiga (2009), Thi Trúc (dịch), Cọp trắng, Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cọp trắng
Tác giả: Aravind Adiga
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2009
6. Arundhati Roy (1999), Thanh Vân (dịch), Chúa Trời của những chuyện vụn vặt, Nxb Phụ Nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chúa Trời của những chuyện vụn vặt
Tác giả: Arundhati Roy
Nhà XB: Nxb Phụ Nữ
Năm: 1999
7. Lê Huy Bắc (chủ biên),(2009), Từ điển văn học nước ngoài, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học nước ngoài
Tác giả: Lê Huy Bắc (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
8. Phạm Phương Chi (2005), “Chủ nghĩa hậu hiện đại Ấn Độ”,Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa hậu hiện đại Ấn Độ”,"Tạp chí Nghiên cứu Văn học
Tác giả: Phạm Phương Chi
Năm: 2005
9. PGS,TS. Doãn Chính (chủ biên) (2011), Veda Upanishad Những bộ kinh triết lý tôn giáo cổ Ấn Độ, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Veda Upanishad Những bộ kinh triếtlý tôn giáo cổ Ấn Độ
Tác giả: PGS,TS. Doãn Chính (chủ biên)
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia-Sự thật
Năm: 2011
10. Đào Ngọc Chương (2009), Phê Bình huyền thoại, NXb ĐHQG TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê Bình huyền thoại
Tác giả: Đào Ngọc Chương
Năm: 2009
11. Đỗ Thu Hà (2004), Lược khảo tác giả tác phẩm trong văn học Ấn Độ hiện đại, Đề tài nghiên cứu khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược khảo tác giả tác phẩm trong văn học Ấn Độ hiện đại
Tác giả: Đỗ Thu Hà
Năm: 2004
12. Nguyễn Thị Bích Hải (2002),Văn học Châu Á trong trường phổ thông, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Châu Á trong trường phổ thông
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Hải
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
13. Lê Bá Hán,Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điểnthuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán,Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
14. Nguyễn Văn Hạnh (2008), “Tiếp xúc ĐôngTây và sự khởi đầu của tiểu thuyết hiện đại Bengal”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (số 8) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp xúc ĐôngTây và sự khởi đầu của tiểu thuyết hiện đại Bengal”, "Tạp chí Nghiên cứu Văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Hạnh
Năm: 2008
15. Đỗ Đức Hiểu(2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp hiện đại
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2000
16. Đỗ Đức Hiểu (2004), Từ điển văn học bộ mới , Nxb Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học bộ mới
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2004
17. Đoàn Tử Huyến (2011), 108 Nhà văn thế kỉ XX-XXI, Nxb Lao Động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 108 Nhà văn thế kỉ XX-XXI
Tác giả: Đoàn Tử Huyến
Nhà XB: Nxb Lao Động
Năm: 2011
18. Nguyễn Thừa Hỷ (1986), Ấn Độ qua các thời đại, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ấn Độ qua các thời đại
Tác giả: Nguyễn Thừa Hỷ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1986
19. Jean Cheavalier Alain Gheerbrant (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Đà Nẵng Trường Viết văn Nguyễn Du Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới
Tác giả: Jean Cheavalier Alain Gheerbrant
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng Trường Viết văn Nguyễn Du
Năm: 1997
20. Kisan Desai (2008), Nham Hoa (dịch), Di sản của mất mát, Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di sản của mất mát
Tác giả: Kisan Desai
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2008
21. Phương Lựu (2012), Lý thuyết văn học hậu hiện đại, Nxb ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết văn học hậu hiện đại
Tác giả: Phương Lựu
Nhà XB: Nxb ĐHSP Hà Nội
Năm: 2012

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w