1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động tín dụng tại ngân hàng ACB phòng giao dịch Lý Chính Thắng

70 1,4K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 916,35 KB

Nội dung

Mặc dù nó có giá trị không lớn nhưng đáp ứng nhu cầu tiền mặt tức thời như: sửa chữa TS cố định, mua sắm vật dụng thiết yếu, giải quyết các vấn đề về y tế và du lịch … CVTD tuần hoàn: Là

Trang 1

1  

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VAY TIÊU DÙNG TRONG NGÂN HÀNG 1.1 Tín dụng ngân hàng

1.1.1 Tín dụng

Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn

từ người sở hữu sang cho người sử dụng trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định

Về bản chất, tín dụng là một hệ thống các quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay Quan hệ này hình thành trên cơ sở có cân nhắc và tính toán lợi ích, chi phí Tín dụng được coi như la một số vận động theo nguyên tắc có hoàn trả Quan hệ tín dụng dựa trên nền tảng sự tin tưởng lẫn nhau giữa các chủ thể

1.1.2 Tín dụng ngân hàng

 Khái niệm

Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ tín dụng phát sinh giữa một bên chủ thể là ngân hàng và một bên chủ thể là các cá thể hoặc doanh nghiệp, nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc đáp ứng các nhu cầu của cuộc sống, các nhu cầu thanh toán trên nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ gốc và lãi trong một khoảng thời gian nhất định

 Đặc điểm

- Huy động vốn và cho vay vốn đều thực hiện dưới hình thức tiền tệ

- NH đóng vai trò trung gian trong quá trình huy động và cho vay

- Quá trình vận động và phát triển của tín dụng NH không hoàn toàn phù hợp với quy mô phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa

- Tín dụng NH thúc đẩy quá trình tập trung và điều hòa giữa các chủ thể trong nền kinh tế

 Vai trò

- Kênh phân phối lại nguồn vốn trong nền kinh tế

- Nơi để các chính sách tiền tệ của NHNN phát huy tác dụng, hướng tới mục tiêu điều tiết kinh tế vĩ mô

1.2 Cho vay tiêu dùng

1.2.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng

Trang 2

2  

Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình, các khoản cho vay tiêu dùng là nguồn tài chính quan trọng giúp người tiêu dùng có thể trang trải các nhu cầu trong cuộc sống như: nhà ở, phương tiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt, học tập, du lịch, y tế … trước khi họ có đủ năng lực tài chính để hưởng thụ

1.2.2 Đặc điểm cho vay tiêu dùng

Do cho vay tiêu dùng là hình thức tài trợ cho mục đích chi tiêu của cá nhân , hộ gia đình nên nó có đặc điểm riêng khác với tín dụng NH nói chung Cụ thể:

1.2.2.1 Đối tượng cho vay tiêu dùng

Trong CVTD đối tượng chính là cá nhân và hộ gia đình Đối tượng CVTD có thể được phân chia theo mức độ tài chính của KH Đối với KH có thu nhập thấp thì thường có nhu cầu về tiêu dùng không cao do hạn chế bởi thu nhập Đối với KH có thu nhập trung bình thì nhu cầu vay vốn có xu hướng tăng mạnh và thậm chí họ còn mong muốn được chi tiêu vượt qua thu nhập của mình, việc vay vốn của NH sẽ giúp họ nhận được cuộc sống đầy đủ ở hiện tại mà chỉ khả năng thanh toán trong tương lai mới đáp ứng được Còn đối với KH có thu nhập cao thì nhu cầu nảy sinh làm tăng thêm khả năng thanh toán và những nhóm người này thường xuyên cần chi tiêu trong mục đích tiêu dùng với số tiền lớn , vì vậy các NHTM thường quan tâm, chú ý đến nhóm KH này hơn Các cá nhân được đề cập ở đây là những cá nhân có đầy đủ năng lực pháp lý, thuộc nhiều thành phần khác nhau và hơn hết phải đáp ứng điều kiện vay vốn của NH

1.2.2.2 Quy mô cho vay tiêu dùng

Đối với CVTD ta có thể thấy một đặc điểm là số lượng KH vay rất lớn nhưng giá trị mỗi khoản vay thì thường là nhỏ, đặc điểm này là do đối tượng của CVTD là cá nhân và hộ gia đình chỉ để đáp ứng cho các mục đích tiêu dùng khi mà tích lũy chưa

đủ khả năng chi trả NH thường tốn nhiều thời gian, chi phí, sức lực mà khối lượng cho vay lại ít do đó chi phí bình quân cho một hợp đồng vay tương đối cao

Bên cạnh đó, các KH vay vốn đều có nhu cầu vay nhạy cảm theo chu kỳ kinh tế Khi nền kinh tế có sự tăng trưởng cao và ổn định, người tiêu dùng sẽ có thái độ lạc quan hơn, họ kỳ vọng sẽ có được khoản thu nhập nhiều hơn trong tương lai Do đó chi tiêu của người tiêu dùng ở hiện tại sẽ được thúc đẩy, nhu cầy vay tiêu dùng của người tiêu dùng sẽ xuất hiện và tăng lên nhanh chóng Và ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái

Trang 3

3  

người dân có xu hướng giảm chi tiêu, không kỳ vọng nhiều vào nền kinh tế, không muốn đến NH để vay vốn nữa, CVTD sẽ gặp nhiều khó khăn

1.2.2.3 Lãi suất cho vay tiêu dùng

Các khoản CVTD có LS cao hơn LSCV trong các lĩnh vực khác Nguyên nhân là

do quy mô hợp đồng cho vay nhỏ, lại khó quản lý hơn, vì vậy chi phí cho vay của NH

sẽ cao và để bù đắp chi phí này thì tất nhiên LSCV sẽ cao NH có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để xác định LS phù hợp với khoản vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng mà phần LS được xác định dựa trên LS cơ bản, phần lợi nhuận cận biên và phần

bù đắp rủi ro, công thức tính tổng quát như sau:

1.2.2.4 Rủi ro cho vay tiêu dùng

Xuất phát từ bản thân KH vay tiêu dùng, có thể nhận định rằng CVTD có mức rủi

ro cao hơn bất kỳ một hình thức tín dụng nào khác Đối với mỗi nhân viên tín dụng, quá trình thẩm định và quyết định cho vay đối với khoản vay tiêu dùng thường gặp rất nhiều khó khăn về vấn đề thông tin KH Các thông tin này thường không đầy đủ, thậm chí là không chính xác, không rõ ràng Bên cạnh đó nguồn trả nợ chủ yếu của người đi vay có thể biến động do nguyên nhân chủ quan, còn việc trả nợ là phụ thuộc vào thiện chí của người vay Đồng thời, những nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, bệnh dịch… cũng ảnh hưởng tới thu nhập cỉa KH và như một phản ứng dây chuyền sẽ ảnh hưởng tới quá trình thu hồi vốn vay của NH

1.2.2.5 Chi phí cho vay tiêu dùng

CVTD là một trong những khoản mục có chi phí lớn nhất trong danh mục cho vay của NH Do số lượng món vay nhiều, KH đông nhưng quy mô lại nhỏ, NH phải huy động nhiều nhân lực từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, quyết định cho vay, giải ngân, kiểm soát và thu nợ Công tác quản lý các khoản CVTD với số lượng lớn cũng phát sinh nhiều chi phí

1.2.2.6 Lợi nhuận cho vay tiêu dùng

Lãi suất

CVTD

Chi phí huy động vốn

Chi phí huy động vốn khác

Rủi

ro tốn thất chủ kiến

Phần bù khấu hao với các khoản cho vay

Lợi nhuận cận biên

Trang 4

4  

Mức lợi nhuận thu được từ các khoản CVTD tại các NHTM là khá cao, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của NH Số lượng các khoản vay tiêu dùng là rất lớn, thêm vào đó mức LS CVTD cao nên lợi nhuận của NH từ CVTD khá lớn

Vì triển vọng về lợi nhuận cũng như phạm vi KH trong lĩnh vực CVTD là rất tiềm năng, nên đối với hầu hết các nước phát triển hiện nay, CVTD đã trở thành một trong những nguồn thu chủ chốt của các NHTM, đóng vai trò chủ đạo trong dịch vụ NH, mang ý nghĩa quan trọng trong quản lý NH, Khai thác lĩnh vực CVTD vẫn tiếp tục hứa hẹn nhiều triển vọng trong tương lai Tại các nước đang phát triển, CVTD cũng đang dần khẳng định được vai trò của mình, đem lại những lợi nhuận không nhỏ trong hoạt động cho vay của NHTM

1.2.3 Vai trò của cho vay tiêu dùng

1.2.3.1 Đối với ngân hàng

CVTD giúp tăng khả năng cạnh tranh giữa các NH và các TCTD khác Là một trong những công cụ tiếp thị, quảng bá hình ảnh hiệu quả, giúp mở rộng quan hệ với

KH, từ đó làm tăng khả năng huy động các loại tiền gửi của NH Tạo điều kiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, mở rộng mạng lưới, phát triển SP cho vay, nâng cáo chất lượng dịch vụ CVTD, nhờ vậy nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho NH Nâng cao uy tín, hình ảnh của NH thông qua việc quan tâm đến những nhu cầu nhỏ bé

và đáp ứng những nguyện vọng cải thiện cuộc sống của người tiêu dùng

1.2.3.2 Đối với người tiêu dùng

Thông qua các SP CVTD KH sẽ được hưởng các tiện ích trước khi tích lũy đủ tiền

và đặc biệt là đối với các khoản chi tiêu có tính cấp bách như chi tiêu cho nhu cầu giáo dục và y tế Cho vay tiêu dùng giúp ổn định cuộc sống của người dân bằng việc mua trả góp những thứ cần thiết, tạo điều kiện để KH có động lực làm việc, tiết kiệm và chăm sóc gia đình

Tuy vậy, người tiêu dùng cần tính toán để việc chi tiêu được hợp lý, không vượt quá mức cho phép và đảm bảo khả năng trả nợ

1.2.3.3 Đối với nền kinh tế

CVTD được dùng để tài trợ cho chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ trong ngước, có tác dụng tốt trong việc kích cầu Nhờ CVTD các doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ

Trang 5

5  

hàng hóa, NH rút ngắn khoảng thời gian lưu thông vốn, tăng khả năng trả nợ cho NH,

đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

1.2.4 Phân loại CVTD

1.2.4.1 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn của KH

Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn, CVTD được chia làm 2 loại

CVTD cư trú: là khoản vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng hoặc cải

tạo nhà ở… các nhu cầu có liên quan đến vấn đề cư trú của KH là cá nhân, hộ gia đình

CVTD phi cư trú: là khoản cho vay tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua sắm,

xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí, du lịch và y tế …

1.2.4.2 Căn cứ vào phương thức hoàn trả

Dựa vào căn cứ này thì CVTD được chia thành 3 loại, bao gồm: CVTD trả góp, CVTD trả một lần và CVTD tuần hoàn

CVTD trả góp: Là phương thức cho vay trong đó người đi vay trả nợ gốc và lãi

cho NH làm nhiều lần trong thời gian tín dụng đã thỏa thuận Cho vay trả góp thường

áp dụng đối với khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho TS cố định, hàng lâu bền hoặc

có giá trị lớn như nhà ở, ô tô, các phương tiện vận tải Đây là hính thức cho vay nhấn mạnh đến việc thu nợ đều đặn của NH và là hình thức cấp tín dụng đặc trưng nhất của CVTD

CVTD trả một lần: Theo phương thức này, tiền vay được KH thanh toán cho NH

chỉ một lần khi đến hạn Thường thì các khoản vay trong trường hợp này có giá trị nhỏ, thời hạn ngắn Mặc dù nó có giá trị không lớn nhưng đáp ứng nhu cầu tiền mặt tức thời như: sửa chữa TS cố định, mua sắm vật dụng thiết yếu, giải quyết các vấn đề

về y tế và du lịch …

CVTD tuần hoàn: Là hình thức cấp tín dụng trong đó KH ký hợp đồng vay với

một hạn mức cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định, trong thời gian đó KH có quyền sử dụng hạn mức được cấp cho mục đích sinh hoạt, tiêu dùng của mình Sau mỗi lần KH thanh toán hết khoản nợ gốc và lãi phát sinh, thì NH sẽ tự động cấp lại cho

KH một hạn mức mới như ban đầu Hình thức cấp tín dụng này phổ biến nhất dưới dạng cho vay thông qua phát hành thẻ

1.2.4.3 Căn cứ vào hình thức đảm bảo

CVTD có đảm bảo: Là hình thức cho vay dựa trên cơ sở các loại TSĐB cho tiền

vay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba khác Áp dụng với KH có

Trang 6

6  

sự yếu kém về tài chính, kỳ hạn cho vay dài hoặc khi NH không đánh giá được ý chí trả nợ từ phía người vay, những KH mới, KH chưa có uy tín cao với NH hoặc những khoản vay tiêu dùng đòi hỏi phải có đảm bảo theo quy định của NH

CVTD không có đảm bảo: Là hình thức cho vay không có TSĐB, cầm cố hoặc

bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của người đi vay, nguồn trả nợ chủ yếu

là từ thu nhập của KH KH vay tiêu dùng không cần đảm bảo thông thường là những người có địa vị, có uy tín nhất định, nguồn thu nhập cao, khả năng tài chính mạnh và

ổn định Mặt khác, hình thức này cũng tiềm ẩn những tính chất rủi ro cao nên đối tượng KH được cấp tín dụng ở hình thức này cũng hạn chế và quy mô cấp tín dụng cũng không lớn

1.2.4.4 Căn cứ vào phương thức tài trợ

Theo phương thức này thì CVTD được chia thành 2 loại là CVTD trực tiếp và CVTD gián tiếp

CVTD trực tiếp: Là khoản vay trong đó NH trực tiếp tiếp xúc và cấp tín dụng cũng

như trực tiếp thu nợ từ người vay Người tiêu dùng trả trước một phần số tiền mua TS cho công ty bán lẻ, NH thanh toán số tiền còn thiếu từ việc mua TS của KH cho công

ty bán lẻ, công ty bán lẻ giao TS cho người tiêu dùng và cuối cùng người tiêu dùng sẽ thanh toán tiền vay cho NH

CVTD gián tiếp: Là hình thức cho vay trong đó NH mua các khoản nợ phát sinh

của các doanh nghiệp đã bán chịu hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ cho người tiêu dùng Hình thức này, NH cho vay thông qua các doanh nghiệp bán hàng hoặc làm các dịch vụ mà không trực tiếp tiếp xúc với KH NH và công ty bán lẻ ký hợp đồng mua bán nợ Trong hợp đồng, NH thường đưa ra các điều kiện về đối tượng KH được bán chịu, số tiền bán chịu tối đa, loại TS bán chịu Công ty bán lẻ và người tiêu dùng ký hợp đồng mua bán chịu hàng hóa Thường thì người tiêu dùng phải trả trước một phần giá trị

1.2.5 Nhân tố ảnh hướng đến chất lượng CVTD

1.2.5.1 Nhân tố chủ quan

 Xuất phát từ KH vay

Đạo đức của KH: Là yếu tố tiên quyết vì nó thể hiện thiện chí trả nợ của người đi

vay Ngay cả khi người đi vay có nguồn thu nhập cao và TSĐB tốt để đảm bảo việc trả

Trang 7

7  

nợ, nhưng đạo đức không tốt thì cũng không hứa hẹn sẽ có một thiện chí thực hiện nghĩa vụ trả nợ tốt Vì thế, tư cách đạo đức là nhân tố quyết định đến khoản cho vay

Khả năng tài chính: Sau khi xem xét tư cách đạo đức của KH vay thì việc đánh

giá khả năng tài chính cũng rất quan trọng vì nó quyết định khả năng trả nợ của KH

KH có thu nhập cao, việc thanh toán cho NH ít ảnh hưởng đến các nhu cầu chi tiêu khác Do đó khoản vay sẽ ít rủi ro hơn

Tài sản đảm bảo: Là cơ sở để phòng ngửa những rủi ro tín dụng có thể xảy ra Đối

với những khoản vay có TSĐB thì việc cho vay sẽ dễ dàng hơn và NH sẽ an toàn trong việc cho vay Nếu KH mất khả năng thanh toán, NH sẽ phát mãi TS của KH để thu hồi một phần hay toàn bộ nợ của KH đó Vì vậy, ở Việt Nam hiện nay hầu hết các NH khi tiến hành cấp tín dụng cho KH đều yêu cầu phải có TSĐB cho khoản vay

 Xuất phát từ phía NH

Để nâng cao chất lượng CVTD, các nhân tố thuộc về NH là quan trọng nhất, bao gồm: nhân tố về chính sách tín dụng, công tác tổ chức hoạt động, vấn đề nhân sự, quy trình tín dụng, phương pháp phân tích KH, công tác kiểm soát nội bộ, trang thiết bị phục vụ hoạt động của NH cũng như trong hoạt động cấp tín dụng nguồn nhân lực, công tác thẩm định, công nghệ NH, chính sách tín dụng, nguồn vốn NH

Nhân tố nguồn nhân lực: Con người là yếu tố quyết định trong hoạt động của NH,

đòi hỏi đội ngũ nhân lực giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp trong nghiệp vụ, có mạng lưới quan hệ rộng khắp, có năng lực, đạo đức nghề nghiệp là điều kiện để NH phát triển và tồn tại Vì thế, NH cần có chiến lược đào tạo con người lâu dài, cập nhật cùng với chế độ đãi ngộ thích hợp để thu hút và giữ chân nhân tài Đây là nền tảng cho sự phát triển của bất cứ hoạt động của NH

Chính sách tín dụng của NH: Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh hoạt động

của một NH, là định hướng chung cho nhân viên tín dụng và các nhân viên khác, tăng cường chuyên môn hóa trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng cạnh tranh Định hướng phát triển tổng thể của NH dựa trên các nội dung chính của chính sách Dựa trên những chính sách tín dụng do NHNN ban hành, các NHTM sẽ đưa ra các chính sách sao cho phù hợp với định hướng NH và phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội từng thời kỳ Các

NH có thể phối hợp linh hoạt các chính sách với nhau nhằm phát triển theo định hướng của NH mình, hạn chế tối thiểu rủi ro cho NH và bảo đảm lợi nhuận cho toàn NH

Trang 8

8  

Công nghệ NH: Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của NH tạo

điều kiện thuận lợi cho NH mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trên phạm vi rộng và phát huy khả năng tìm kiếm KH, quảng bá thương hiệu, gầy dựng hình ảnh trong mắt

KH Đồng thời, hệ thống công nghệ thông tin giúp hoạt động của NH linh hoạt, chuyên nghiệp, rút ngắn thời gian công việc, lưu trữ thông tin KH

Quy trình tín dụng: Phản ánh sự chặt chẽ, kỹ lưỡng, chuyên nghiệp trong nghiệp

vụ tín dụng của một NH từ bước tiếp xúc KH cho đến bước thu hồi nợ và thanh lý khoản vay Quy trình tín dụng đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng và có khoa học của mọi nhân viên NH, để nâng cao chất lượng hoạt động trong cho vay nói chung và CVTD nói riêng thì quy trình tín dụng ngày nay hầu hết được các NH hoạch định theo hướng chuyên môn hóa, để tránh tiêu cực trong tín dụng và tăng cường việc đảm bảo an toàn cho KH và cả NH

Nguồn vốn NH: Một điền kiện vô cùng quan trọng trong việc mở rộng, đi sâu vào

các hoạt động CVTD đấy chính là nguồn vốn Nếu một NH có vốn lớn thì càng có cơ hội đầu tư nhiều vào trang thiết bị, vào nguồn nhân lực… cho hoạt động CVTD Thông qua đó, CVTD ngày càng được mở rộng và chất lượng ngày càng được nâng cao

1.2.5.2 Nhân tố khách quan

Môi trường pháp luật: Luật pháp là công cụ quản lý đắc lực của nhà nước Mọi cá

nhân, tổ chức tại mỗi quốc gia đều chịu sự chi phối của hệ thống pháp luật của quốc gia đó Các NHTM cũng không phải là ngoại lệ, hơn nữa hoạt động kinh doanh của các NH là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm nên sự giám sát kiểm tra của Nhà nước là hoàn toàn cần thiết Do đó, yêu cầu các quy định pháp luật phải rõ ràng, đồng bộ, thay đổi linh hoạt theo từng thời kỳ mới đảm bảo được chất lượng hoạt động của các NH, tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích các nhà đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng nhu cầu tiêu dùng trong dân cư Bên cạnh đó quyền lợi và trách nhiệm của các NHTM và các bên liên quan cũng được bảo vệ, giải quyết khi có tranh chấp xảy ra

Chính điều đó giúp cho quy mô cho vay của NH tăng lên

Môi trường kinh tế: Đây là các nhân tố vĩ mô phản ánh trung thực thực trạng kinh

tế của một đất nước như tổng thu nhập quốc dân (GDP), tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), tỷ lệ thất nghiệp … Nếu một nước có nền kinh tế ổn định thì đời sống của người dân cũng có xu hướng phát triển theo, nhu cầu tiêu dùng

Trang 9

9  

trong xã hội tăng mạnh Vì vậy, CVTD sẽ được phát triển với nền kinh tế có tốc độ phát triển cao, thu nhập bình quân đầu người tăng, tỷ lệ thấp nghiệp giảm Ngược lại, khi kinh tế suy thoái kéo theo thất nghiệp, đời sống khó khăn, khi đó NH cũng giảm CVTD để ứng phó với tình hình kinh tế, nhưng điều đáng lo là các khoản CVTD được

cấp trước đó vì tình hình kinh tế khó khăn sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KH

Môi trường chính trị: Chính trị tác động mạnh đến nền kinh tế nên cũng ảnh

hưởng đến việc CVTD Với một quốc gia có nền kinh tế chậm phát triển hoặc không

ổn định, lạm phát cao… thì nhu cầu tiêu dùng của người dân sẽ giảm, do đó khả năng

mở rộng CVTD của NH gặp phải nhiều khó khăn

Môi trường văn hóa, xã hội: Trong yếu tố văn hóa – xã hội thì yếu tố thói quen

tập quán của dân cư có ảnh hưởng đến chất lượng CVTD, những thói quen có thể kể tới như thói quen vay mượn khi có nhu cầu về vốn, thói quen hoàn trả tền vay, thói

quen chi tiêu không dùng tiền mặt của dân cư …

Môi trường cạnh tranh: Là nơi các NH thể hiện sức mạnh của mình thông qua

việc cạnh tranh không những giữa các khác biệt thông qua các SP-DV đa dạng và phong phú thỏa mãn tối đa nhu cầu của KH, NH mà còn trong cả nội bộ từng NH Việc cạnh tranh đòi hỏi các NH phải ra sức để đem đến cho người tiêu dùng những giá trị đích thực, tạo sự uy tín của NH mình và không ngừng phát triển Chính môi trường

cạnh tranh là động lực để các NH tự hoàn thiện mình

1.3 Chỉ tiêu đánh giá hoạt động CVTD

Doanh số CVTD tính trong tổng doanh số cho vay KH cá nhân: Phản ánh tổng số

tiền đối với món vay tiêu dùng mà NH đã giải ngân, đây là một thước đo xác định chất lượng hoạt động tín dụng nói chung và CVTD nói riêng tại các NH

Tỷ lệ tăng trưởng doanh số CVTD năm N = -1

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ CVTD tính trong tổng dư nợ cho vay KH cá nhân: Phản

ánh sự tăng trưởng dư nợ từ hoạt động CVTD qua các thời điểm khác nhau, thông thường nếu tỷ lệ này tăng quá nhanh khi các yếu tố khác như cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên … chưa theo kịp thì chất lượng cho vay sẽ giảm

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ CVTD năm N = -1 Dư nợ năm N 

Dư nợ năm (N-1) Doanh số năm N Doanh số năm (N-1) 

Trang 10

10  

Nhóm chỉ tiêu cơ cấu gồm: Dư nợ CVTD theo SP, dư nợ CVTD theo kỳ hạn vay

Ngoài ra thì còn có dư nợ CVTD theo loại tiền và dư nợ CVTD theo hình thức đảm bảo

Cơ cấu dư nợ CVTD theo kỳ hạn=

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ CVTD: Nợ quá hạn là một phần hoặc nợ g61c

và/hoặc lãi đã quá hạn, các khoản nợ cơ cấu lại cũng được xem là nợ quá hạn Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hồi vốn của khoản vay, có tác động ngược chiều với chất lượng khoản vay

Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD =

Tỷ lệ nợ quá xấu trên tổng dư nợ CVTD: Là chỉ tiêu phản ánh rõ ràng nhất chất

lượng tín dụng của khoản CVTD Nếu tỷ lệ này càng lớn thì rủi ro cho NH càng cao và ngược lại

Tỷ lệ nợ xấu CVTD =

1.4 Tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng hoạt động CVTD

Trước tình hình kinh tế thị trường nhiều biến động, lạm phát tăng cao, thất nghiệp tăng … Nhà nước phải có những chính sách nhằm đảm bảo an sinh xã hội, những chính sách để ổn định kinh tế, chính sách xóa đói giảm nghèo Để góp phần giúp các chính sách của Nhà nước được thực hiện triệt để và mang lại hiệu quả tốt nhất cho đất nước, các NH và TCTD trong nước luôn chú trọng nâng cao chất lượng toàn diện trong hoạt động của NH mình, cải tiến SP-DV để đáp ứng tối đa nhu cầu của xã hội,

Dư nợ CVTD theo từng kỳ hạn Tổng dư nợ CVTD 

Dư nợ quá hạn CVTD Tổng dư nợ CVTD 

Dư nợ xấu CVTD Tổng dư nợ CVTD

Dư nợ CVTD theo từng SP Tổng dư nợ CVTD 

Cơ cấu dư nợ CVTD theo SP=

Trang 11

11  

nhưng đồng thời vẫn đảm bảo lợi nhuận và xây dựng hình ảnh NH ngày một hoàn thiện hơn

CVTD giải quyết vấn đề bức thiết, cấp bách của người dân trong việc chi tiêu cho sinh hoạt, dần xóa bỏ tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa-văn minh, cải thiện đời sống của người dân, học hành, hoạch định tương lai và các vấn đề về sức khỏe, an sinh xã hội Nhu cầu tiêu dùng không bao giờ là dư thừa trong một xã hội hiện đại, thậm chí là một vấn đề được quan tâm hàng đầu Vì chỉ khi nào người dân có cuộc sống tốt thì mới mong đất nước phát triển phồn thịnh, xã hội lành mạnh, nâng cao dân trí Do đó, các SP-DV của NHTM về CVTD là kênh tài trợ vốn hữu hiệu và uy tín, cung cấp vốn đến các chủ thể cần vốn, giúp giảm áp lực chi tiêu lên đồng lương của các cá nhân-hộ gia đình

Việc phát triển các SP, gói SP và các dịch vụ để thỏa mãn tối đa nhu cầu vay tiêu dùng của KH là một trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu của ngành NH Thông qua việc CVTD đối với KH là cá nhân, hộ gia đình các NH có thể khuếch đại quy mô NH, tạo uy tín của NH đối với KH, tìm kiếm KH mới thông qua KH cũ và KH hiện hữu, nâng cấp và hoàn thiện bộ máy NH, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, áp dụng công nghệ kỹ thuật vào việc xử lý thông tin và tạo điểm dựa vững chắc cho người dân

ổn định cuộc sống thông qua các SP CVTD của NH

Trang 12

i thiệu tổn

quốc tế:

nh:

vốn ngắn hhạn

gắn hạn, trgiá

442 Ngu(84.8) 3

à hoạt độngoán thẻ tín d

thành và p

và Pháp l

o tháng 5/1ong bối cản2/NH-GP d

CHƯƠN NGÂN H

D LÝ CHÍtriển của A

HÀNG TH COMMER

HƯƠNG M RCIAL BA

của ACB

HTM, hợp

o dựng mộHTMCP Á C

M cấp ngà

TMCP Á C ẮNG

MẠI CỔ P ANK

Trang 13

13  

533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP HCM cấp ngày 13/05/1993 Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động

Tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược nêu trên được cổ đông và nhân viên ACB đồng tâm bám sát trong suốt 19 năm hoạt động của mình và những kết quả đạt được đã chứng minh rằng đó là các định hướng đúng đối với ACB Đó cũng chính là tiền đề giúp NH khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong hệ thống NHTM tại Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ Dưới dây là một số cột mốc đáng nhớ của ACB:

Giai đoạn 1993-1995: Giai đoạn hình thành ACB, xuất phát từ vị thế cạnh tranh,

hướng về KH cá nhân và doanh nghiệp trong khu vực với quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng, đi vào SP-DV mới mà thị trường chưa có

Giai đoạn 1996-2000: ACB là NHTM đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín

dụng quốc tế Master Card và Visa Năm 1997, ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ NH hiện đại Năm 1999, ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin

NH Năm 2000, ACB đã thực hiện tái cấu trúc như là một phần của chiến lược phát triển nửa đầu thập niên 2000 Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ Việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo sự chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống;

SP được quản lý theo định hướng tập trung vào KH và được thiết kế phù hợp với từng phân khúc KH cụ thể

Giai đoạn 2001-2005: Cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống công

nghệ NH lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: giáp pháp NH toàn diện), cho phép tất cả các CN và PGD nối mạng với nhau, giao dịch tức thời Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 Năm 2005 SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB

Giai đoạn 2006-2010: ACB niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội

vào tháng 11/2006 Năm 2007, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31 CN và PGD, thành lập công ty cho thuê tài chính ACB Năm 2008, ACB thành lập mới 75 CN và PGD Trong năm 2009, ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực, tái cấu trúc hệ thống kênh phân phối, xây dựng mô hình CN theo định hướng bán hàng, tăng thêm 51 CN và PGD Hệ thống chấm điểm tín dụng đối với KH cá nhân và doanh nghiệp cũng đã hoàn thành và áp dụng chính thức Tính đến ngày 31/12/2010 ACB có tất cả 285 CN và PGD, là một trong những NHTMCP có mạng lưới hoạt động ở nhiều địa phương trong cả nước

Trang 14

14  

Năm 2011: NH triển khai đồng bộ, sâu rộng và toàn diện định hướng chiến lược

phát triển 2011-2015 và tầm nhìn 2020 với mục tiêu đưa ACB trở thành một trong 4

NH lớn nhất VN và gia nhập tốp 3 NH lớn nhất Việt Nam ACB đạt mục tiêu an toàn kinh doanh lên hàng đầu Ngày 10/11/2011 ACB và NH Standard Chartered ký kết bản ghi nhớ về việc gia tăng tiện ích cho KH VIP và chủ thẻ Visa Platinum của ACB Ngày 15/12/2011 ACB khánh thành trung tâm dữ liệu module theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam Trong năm 2011, ACB tăng thêm 45 CN và PGD trên phạm vi

cả nước, tính đến ngày 30/12/2011 ACB đã có tất cả là 327 CN và PGD

2.1.3 Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

(Nguồn: báo cáo thường niên ACB)

Đại hội đồng

cổ đông

Hội đồng quản trị

Tổng giám đốc

Ban kiểm soát

Khối

KHCN

Khối KHDN

Khối ngân quỹ

Khối phát triển KD

Khối giám sát Đ.hành

Khối quản trị N.lực

Khối CNTT

Ban đảm bảo CL

Phòng

thẩm định

Phòng đầu tư

Ban chiến lược

Phòng quan hệ

ố ế

Ban chính sách, QLRR

Các Sở giao dịch, chi nhánh, PGD, trung tâm thẻ, trung tâm ATM, các công ty trực

Trang 15

15  

2.1.4 Tầm nhìn và định hướng phát triển của ACB

Tầm nhìn và sứ mệnh:Tận dụng thời cơ trong giai đoạn phát triển để tiếp tục củng

cố, nâng cao vị thế và xây dựng ACB thành một định chế tài chính NH hàng đầu Việt Nam, thực hiện thành công sứ mệnh là NH của mọi nhà, địa chỉ đầu tư hiệu quả của cổ đông, NH tận tụy phục vụ KH, cung cấp cho KH SP-DV chất lượng hàng đầu, nơi thuận lợi phát triển sự nghiệp và cuộc sống của tập thể cán bộ nhân viên, đối tác đáng tin cậy trong cộng đồng tài chính NH và là thành viên có nhiều đóng góp cho cộng đồng xã hội

Tham vọng và mục tiêu: Với phương châm hành động “Tăng trưởng nhanh – Quản

lý tốt – Hiệu quả cao” ACB quyết tâm và nỗ lực để đến năm 2015 trở thành một trong bốn NH có quy mô lớn nhất, hoạt động an toàn và hiệu quả ở Việt Nam Để đảm bảo năng lực quản lý vận hành hiệu quả một NH lớn mà ACB có tham vọng đạt tới, ACB chấp nhận các thay đổi cần thiết để sớm đưa các chuẩn mực và thông lệ quốc tế vào áp dụng trong quản trị, điều hành NH, phù hợp với điều kiện cụ thể của ACB và thị trường Việt Nam

2.2 Giới thiệu ACB Lý Chính Thắng

2.2.1 Giới thiệu tổng quan

ACB Lý Chính Thắng chính thức đi vào hoạt động ngày 08/08/2008, theo quyết định thành lập số 823/TCQD-PTCN.08 ngày 18/03/2008 của chủ tịch Hội đồng Quản trị về việc thành lập ACB Lý Chính Thắng thuộc NHTMCP Á Châu - CN Nguyễn Văn Trỗi, đơn vị được kết nối trực tuyến với Hội sở và các chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống của ACB

 Thông tin liên lạc

Tên giao dịch: NHTMCP Á Châu – PGD Lý Chính Thắng

Địa chỉ: Số 71 Lý Chính Thắng, Phường 8, Quận 3, TP HCM

Điện thoại: (08) 3848 0520

ACB Lý Chính Thắng là đơn vị trực thuộc Hội Sở, hạch toán kinh tế nội bộ có bảng tài khoản riêng theo dõi thu chi và kết quả hoạt động kinh doanh có trách nhiệm tổng hợp chi tiết, báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Hội Sở Kết nối trực tuyến với Hội Sở và tất cả các CN, PGD trong hệ thống, cung cấp các dịch vụ qua NH điện tử

Trang 16

16  

 Các hoạt động và chức năng:

PGD Lý Chính Thắng hoạt động theo hình thức chuyên môn hóa, có sự chuyên nghiệp cao trong việc phân chia công việc và hỗ trợ công việc qua lại nhằm đẩy mạnh hiệu suất làm việc đối với mỗi bộ phận của PGD Hiện nay PGD có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ theo luật các TCTD, các quy định của NHNN, theo phạm vi cấp ủy quyền của tổng giám đốc ACB, bao gồm các lĩnh vực kinh doanh như:

- Nhận tiền gởi bằng VND, ngoại tệ và vàng

- Cho vay phục vụ SXKD và tiêu dùng

- Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, chuyển tiền nhanh Western Union

- Thu đổi ngoại tệ

- Các dịch vụ thẻ quốc tế và thẻ nội địa (ACB Card)

- Các dịch vụ NH khác

2.2.2 Cơ cấu tổ chức ACB Lý Chính Thắng

Năm 2011, ACB Lý Chính Thắng từ 5 bộ phận vào đầu năm thì đến cuối năm chỉ còn 4 bộ phận, vì bộ phận pháp lý chứng từ trong quá trình tái cấu trúc đã được tập hợp lại thành trung tâm pháp lý chứng từ, tách biệt hoàn toàn với hệ thống CN và PGD Sau đây là cơ cấu tổ chức tại ACB Lý Chính Thắng

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ACB Lý Chính Thắng

BP KINH DOANH

BP HỖ TRỢ TÍN DỤNG

BP GD VÀ NQ BP HÀNH

CHÍNH

Trang 17

17  

Tính đến nay số lượng cán bộ, công nhân viên của ACB Lý Chính Thắng tổng cộng là 20 người, mỗi năm Hội Sở lại bổ sung tăng cường số lượng nhân viên phân bổ đều cho các CN và PGD trên toàn quốc nói chung và cho ACB Lý Chính Thắng nói riêng

2.2.3 Nhiệm vụ và chức năng các phòng ban

 Giám đốc

Trực tiếp quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh và chất lượng của PGD, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu doanh thu về dịch vụ, tăng trưởng huy động vốn, tăng trưởng và đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng tín dụng thông qua việc phân tích hiệu quả, lập kế hoạch, thực thi kế hoạch và chỉ đạo các hoạt động của đội ngũ nhân viên để đảm bảo lợi nhuận tương xứng với những rủi ro có thể xảy ra Đồng thời phải nâng cao

uy tín, ảnh hưởng của NH trên địa bàn, quản lý- sử dụng- khai thác hiệu quả nguồn nhân lực, duy trì mối quan hệ với các TCTD khác

 Bộ phận kinh doanh

Là bộ phận quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận cho PGD, bộ phận chủ động tìm kiếm KH Bộ phận kinh doanh bao gồm:

- Nhân viên tư vấn tài chính KH cá nhân (PFC-L va2 PFC-1): tư vấn cho cá nhân

KH để có một khoản vay hợp lý, phù hợp với năng lực tài chính của KH và giới thiệu các SP của NH cho KH với mục đích huy động vốn cho NH

- Nhân viên quan hệ KH doanh nghiệp ( RO và RA): tư vấn tài chính, giới thiệu SP cho đối tượng KH doanh nghiệp nhằm tài trợ vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc trả lương cho nhân viên, các dịch vụ thanh toán khác…

 Bộ phận hỗ trợ tín dụng

Hỗ trợ bộ phận kinh doanh trong việc quản lý hồ sơ vay vốn, quản lý KH vay, nhắc thúc nợ và kiểm soát các khoản cấp tín dụng thực hiện trên hệ thống TCBS (The conplete banking solution: giải pháp NH toàn diện)

- Kiểm soát viên tín dụng: chịu trách nhiệm kiểm soát các yếu tố phù hợp và đầy đủ của KH đối với các quyết định phê duyệt về tín dụng

- Loan CSR (nhân viên dịch hỗ trợ tín dụng): thực hiện các thủ tục về SP-DV cho

KH, quản lý hồ sơ và khoản cấp tín dụng đã được thực hiện của KH, quản lý bản chính hồ sơ TSĐB của KH

Trang 18

18  

 Bộ phận giao dịch và ngân quỹ

Nhận tiền gửi, thanh toán tiền gửi, chi trả lãi, thu lãi, giải ngân tiền vay, thu nợ KH

bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản, chuyển tiền vào tài khoản của KH, thực hiện yêu

cầu chuyển tiền trong nước… bao gồm: giao dịch viên là người trực tiếp tiếp xúc với

KH, CSR tiền gửi tư vấn cho KH về các SP-DV của NH, kiểm soát viên giao dịch là

người cho phép thực hiện các giao dịch, thủ quỹ và kiểm ngân kiểm tra tình hình ngân

quỹ tại NH

 Bộ phận hành chính

Quản lý con dấu, thực hiện công tác hành chính văn thư, chăm lo đời sống vật chất

và tinh thần của nhân viên, quản lý hồ sơ cán bộ, đề cử cán bộ đi học, thực hiện công

tác thi đua khen thưởng…

2.2.4 Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của ACB Lý Chính

Thắng giai đoạn từ 2009 đến 2011

2.2.4.1 Tình hình huy động vốn

Nguồn vốn huy động của ACB Lý Chính Thắng chủ yếu là từ nhóm KH cá nhân

chiếm hơn 80% trên tổng số vốn huy động Mục tiêu của ACB Lý Chính Thắng đặt ra

trong năm 2012 là nâng tổng số vốn huy động từ KH cá nhân lên mức 87% Sau dây là

các số liệu về tình hình huy động vốn tại PGD trong thời gian qua

Bảng 2.1: Doanh số về huy động giai đoạn 2009 - 2011 (Đvt: triệu đồng)

Trang 19

lệ lớn, năm9.68% trên đáng kể đạ

2011 huy đhuy động

m 2009 tổntổng vốn

ạt 572,134 động từ KH Trong đó

ốc độ tăng ồng với tốc

ởng huy giai

g tại ACB L

i năm khá vốn của A

ng huy độnhuy động,triệu đồng

Lý Chính T

ổn định, nACB Lý C

ng từ KH c, sang năm

g chiếm 82

đã là 963

y động năm

% và tổng htrưởng là 6

ng qua phâ

ói SP-DV động từ K

m 2010 sohuy động n61.04% ca

ân tích này

để huy độ

KH cá nhânThắng khai

o với năm năm 2011 s

ao hơn so v

y cho thấy ộng vốn ch

ã được cảihuy động,

m 85.81%

2009 tăng

so với nămvới tốc độđối tượng

Trang 20

ư nợ tín dụ

2009

á trị Tỷ,429 62

ư nợ tín dụ

/2011 dư nkhối KH do

nợ tại ACB

128 triệu đ

09

429 192,699

ng trưởn Chính Th

ụng giai đoạ

trọng G.81% 42.19% 2800% 70

(

ín dụng gia

ch 2010 và

Tỷ30.747.336.9

ụng tại ACB

nợ khối KHoanh nghiệ

B Lý Chínhđồng thì sa

ạn 2009 - 2

2010

Giá trị T25,550 583,882 409,432 (Nguồn: A

ai đoạn 200

2009

ỷ lệ 77%

201

410,362 3,882

40.02%

100%

ACB Lý Ch09-2011 (Đ

Chênh lệ

Tuyệt đố(15,188)162,986147,798

h Thắng gi

n đạt 410,3,868 triệu đ

ệch 2011 v

i

-52

iai đoạn 20

62 triệu đồđồng chiếmthay đổi r

g cung cấp)đồng)

và 2010

Tỷ lệ 3.57% 57.41% 20.83%

009 – 2011

ồng chiếm

m 52.13%

rõ rệt, năm9,432 triệu

nhân anh nghiệp

Trang 21

21  

đồng và tăng vượt so với năm 2009 là 191,034 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng ud7

nợ là 36.92%, dư nợ năm 2011 là 857,230 triệu đồng và tăng cao hơn so với năm 2010

là 147,798 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ là 20.83% Xét trong cơ cấu

dư nợ, qua 3 năm có sự thay đổi hoàn toàn, nếu năm 2009 dư nợ KH cá nhân cao hơn

dư nợ KH doanh nghiệp thì tới năm 2011 lại hoàn toàn khác, thế trận bị lật ngược dư

nợ tại PGD nghiêng về khối KH doanh nghiệp, tuy mức chênh lệch giữa 2 khối KH là khá nhỏ nhưng đã chứng tỏ phần nào nỗ lực của ACB Lý Chính Thắng trong việc cân đối dư nợ

2.2.4.3 Tình hình hoạt động kinh doanh ACB Lý Chính Thắng

Hiện tại thu nhập cả ACB Lý Chính Thắng chủ yếu là từ:

- Thu nhập bán vốn cho chi nhánh và hội sở

- Thu lãi tín dụng

- Thu phí dịch vụ

Nhân viên của ACB Lý Chính Thắng ngoài nhiệm vụ chính còn kết hợp với việc bán chéo SP trực tiếp và gián tiếp, nhân viên có kinh nghiệm trong việc kết hợp huy động vốn, cho vay và bán SP của NH nhờ đó khai thác hết được khả năng của nhân viên và khai thác triệt để các tính năng của SP-DV tại NH, góp phần vào việc tăng doanh thu và lợi nhuận cho ACB Lý Chính Thắng

Bảng 2.5: Lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh doanh ACB Lý Chính Thắng

giai đoạn 2009- 2011 (Đvt: triệu đồng)

Chênh lệch 2010/2009

Chênh lệch 2011/2010

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Lợi nhuận ròng 4,003 6,195 7,492 2,192 54.76 % 1,297 20.93%

(Nguồn: ACB Lý Chính Thắng cung cấp)

Trang 22

ết thúc nămống ACB

492 triệu đ

m 2010 th

à không ca

m 2011 ACSang năm ắng là 10,0

KH thân thuyết tâm đạ

09

ận ròng t Chính Th

003

hoạt độnggiai đoạn 20

mục tiêu lợoanh trongđồng, do đó

ạt chỉ tiêu đ

2010

Năm

từ hoạt đ hắng gia

ận trước th

n hệ thống được đánh

ề ra chỉ tiêtình hình k

ới, chính suối năm na

11

nh doanh 2009- 201

êu lợi nhuậkinh doanhsách lãi su

ay

h ACB L 11

Lợi

22

Thắng

triệu đồng,triệu đồng

% mục tiêuăng trưởngđây là mộtoại B trong

ận sau thuế

h hiện nayuất hợp lý,

g

Trang 23

23  

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI ACB LÝ CHÍNH THẮNG

3.1 Giới thiệu về bộ phận kinh doanh tại ACB Lý Chính Thắng

3.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ phận kinh doanh ACB Lý chính thắng

Cơ cấu tổ chức tại bộ phận kinh doanh ACB Lý Chính Thắng được phân chia thành

2 nhóm nhân viên gồm nhân viên KH cá nhân và nhân viên KH doanh nghiệp, ngoài ra

để hỗ trợ công việc cho 2 nhóm nhân viên trên có bộ phận hỗ trợ tín dụng gồm nhân viên dịch vụ hỗ trợ tín dụng và kiểm soát viên tín dụng

Bộ phận kinh doanh tại ACB là bộ phận chính tạo ra nguồn thu nhập cho NH, ngoài chỉ tiêu về tín dụng thì nhân viên của 2 nhóm KH còn được giao thêm chỉ tiêu về huy động vốn và chỉ tiêu về bán chéo SP Ví dụ là một nhân viên KH cá nhân hay KH doanh nghiệp phải có khả năng bán hàng, tìm kiếm KH, tư vấn cho KH về SP sao cho phù hợp với nhu cầu của họ, đồng thời nhìn thấy được nhu cầu có thể phát sinh trong tương lai để có chiến lược hợp lý nhằm đánh thức nhu cầu tiềm ẩn đó, biến nó thành nhu cầu cấp thiết, tạo dựng mối quan hệ bền vững với KH thông qua việc chăm sóc những yêu cầu hiện hữu và những yêu cầu sẽ phát sinh

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ phận kinh doanh ACB Lý Chính Thắng

Trang 24

24  

3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng vị trí

 Đối với KH cá nhân

PFC (nhân viên tư vấn tài chính KH cá nhân): Mục tiêu công việc là đạt doanh số

do phòng kinh doanh khối KH cá nhân đề ra, nhiệm vụ chính:

Phát triển mạng lưới KH: Xác định, tìm kiếm đối tượng KH mục tiêu có nhu cầu sử dụng các SP-DV về tài chính (vay vốn, gửi tiết kiệm tại NH…) Tiếp nhận nhu cầu tư vấn và hướng dẫn KH sử dụng SP-DV của ACB Đầu mối hướng dẫn KH thực hiện các giao dịch hoặc hướng dẫn KH tiếp xúc các chức danh khác để thực hiện các giao dịch tại kênh phân phối theo quy định Duy trì KH tiềm năng bằng cách cung cấp thông tin, tiện ích SP nhằm duy trì, thuyết phục KH sử dụng SP của NH

Chăm sóc KH: Thực hiện chăm sóc KH, nhắc thúc nợ không để bị trễ hạn Tiếp nhận và giải quyết nhanh chóng những khó khăn vướng mắc KH gặp phải Thẩm định

và đề xuất cấp tín dụng trong phạm vi được phân công

 Đối với KH doanh nghiệp:

Đối với toàn hệ thống ACB thì nhân viên KH doanh nghiệp gồm 3 chức danh là

RA, RO và RM Tuy nhiên hiện ACB – PGD Lý Chính Thắng chỉ có 2 chức danh là

RA và RO, mô tả công việc như sau:

Tổ chức tiếp thị bán hàng thông qua phát triển KH hiện hữu và KH tiềm năng Tìm hiểu, thu thập thông tin tổng quát của KH tiềm năng Lập kế hoạch tiếp thị, trực tiếp tiếp xúc KH để giới thiệu các SP-DV của NH Hướng dẫn KH hoàn tất các thủ tục vay vốn, thủ tục sử dụng các SP-DV của ACB như thanh toán quốc tế, bảo lãnh, thẻ… Thẩm định và đề xuất cấp tín dụng cho KH: thu thập các thông tin liên quan đến tình hình kinh doanh, tài chính, năng lực và uy tín KH, thông tin ngành và thị trường

có liên quan Thẩm định KH theo quy trình nghiệp vụ, lập tờ trình, phối hợp với chuyên viên phân tích tín dụng đề xuất cấp tín dụng và các vấn đề liên quan

Củng cố, phát triển mối quan hệ KH nhằm khai thác tối đa nhu cầu SP-DV

Trang 25

25  

Là SP tín dụng nhằm hỗ trợ nguồn vốn giúp KH có nhu cầu mua nhà, căn

hộ, đất thổ cư để ở, làm địa điểm SXKD, trồng trọt, chăn nuôi…

KH là cá nhân, hộ gia đình người Việt Nam, Việt Kiều được phép mua nhà/đất tại Việt Nam, độ tuổi từ 18 trở lên

(Nguồn: tham khảo tại www.acb.com.vn)

Điều kiện vay: Người vay có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có nguồn thu nhập

ổn định và đủ khả năng trả nợ, có TS thế chấp như: có nhà/đất thuộc sở hữu của KH hoặc người thân trong gia đình

Số tiền cho vay

Cho vay mua nhà-đất: linh hoạt theo nhu cầu của KH, tùy theo giá trị mua thực tế trên giá trị TSĐB

Cho vay xây dựng- sửa chữa nhà: tùy theo giá trị dự toán của công trình và TSĐB Tối thiểu 20 triệu đồng/khoản vay và tối đa tùy vào nhu cầu của KH

Thời hạn cho vay

Cho vay mua nhà-đất: tối đa 120 tháng (10 năm)

Xây dựng nhà: tối đa 120 tháng (10 năm)

Sửa chữa nhà: tối đa 84 tháng (7 năm)

Phương thức trả nợ: Trả lãi hàng tháng, vốn trả góp đều mỗi tháng hoặc trả góp

bậc thang

 Sản phẩm hỗ trợ mua xe ôtô, hỗ trợ tiêu dùng và hỗ trợ tài chính du học

Bảng 3.2: Đặc điểm SP cho vay mua xe ôtô, cho vay tiêu dùng

và hỗ trợ tài chính du học

Trang 26

26  

KH là cá nhân, hộ gia đình người Việt Nam là thân nhân của du học sinh

Cho vay

tiêu dùng

Là SP tín dụng nhằm hỗ trợ nguồn tài chính giúp KH linh hoạt và chủ động hơn trong các nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân và gia đình như: mua sắm vật dụng gia đình, học tập du lịch, khám chữa bệnh và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống

KH là cá nhân, hộ gia đình người Việt Nam, độ tuổi từ 18 trở lên

(Nguồn: tham khảo tại www.acb.com.vn)

Điều kiện vay: Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có nguồn thu nhập ổn định và

đủ khả năng trả nợ, có TSĐB cho khoản vay bằng chính xe mua, bất động sản hoặc chứng từ có giá cỉa KH hoặc người thân trong gia đình, có mục đích sử dụng vốn vay

hợp pháp

Số tiền cho vay

Cho vay mua xe ôtô: giá trị cho vay lên đến 70% xe mua, tối thiểu là 20 triệu đồng/khoản vay và tối đa là tùy vào nhu cầu của KH

Hỗ trợ tài chính du học: giá trị cho vay tối đa 100% chi phí của du học sinh hoặc theo nhu cầu, mục đích vay vốn của KH

Cho vay tiêu dùng: số tiền vay linh hoạt, tùy theo nhu cầu thực tế và khả năng chứng minh mục đích sử dụng vốn cũng như năng lực tài chính

Thời hạn cho vay:

Cho vay mua xe ôtô: tối đa 48 tháng (4 năm)

Hỗ trợ tài chính du học: tối đa 120 tháng (10 năm)

Cho vay tiêu dùng: tối đa 84 tháng (7 năm)

Phương thức trả nợ: Trả lãi hàng tháng, vốn trả khi đến hạn (với khoản vay <=12

tháng) hoặc vốn trả góp đều mỗi tháng hoặc trả góp bậc thang

Trang 27

27  

3.2.1.2 Nhóm sản phẩm tín chấp

Trong nhóm SP tín chấp tiêu biểu tại ACB Lý Chính Thắng bao gồm SP hỗ trợ tiêu dùng cho nhân viên công ty và thấu chi tài khoản Đặc biệt, đây là các SP vay không yêu cầu có TSĐB, thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh mà dựa vào uy tín và năng lực tài chính của KH khi giao dịch với NH

Bảng 3.3: Đặc điểm SP hỗ trợ tiêu dùng công nhân viên và thấu chi tài khoản

(Nguồn: tham khảo tại www.acb.com.vn)

Điều kiện vay: Cá nhân người Việt Nam có hộ khẩu thường trú / KT3 tại nơi đăng

ký vay và đang công tác tại đơn vị thuộc loại hình doanh nghiệp ACB quy định, tuổi từ

22 đến 55 đối với nữ và đến 60 đối với nam Thu nhập trên 6 triệu đồng/tháng, hiện cư trú tại TP.HCM và thu nhập trên 4 triệu đồng/tháng đối với các tỉnh thành khác Có thời gian làm việc 24 tháng trở lên, tối thiểu 6 tháng tại đơn vị hiện tại và có thuê bao

di động trả sau/ điện thoại cố định tại nơi cư trú

Số tiền cho vay

Hỗ trợ tiêu dùng cho nhân viên công ty: tối đa gấp 12 lần thu nhập ổn định hàng tháng hoặc theo nhu cầu của KH Thấu chi tài khoản: số tiền thấu chi có thể lên đến

100 triệu đồng tùy theo nhu cầu và thu nhập của KH

Thời hạn cho vay

Hỗ trợ tiêu dùng cho nhân viên công ty: từ 12 đến 60 tháng (1 đến 4 năm)

Thấu chi tài khoản: thời gian thấu chi là 12 tháng

Trang 28

28  

3.2.2 Quy trình cho vay tiêu dùng tại ACB Lý Chính Thắng

Sơ đồ 3.2: Quy trình cho vay tiêu dùng tại ACB Lý Chính Thắng

1 Tiếp xúc, tư vấn và hướng dẫn hồ sơ vay vốn

2 Tiếp nhận và chuyển hồ sơ TSĐB cho nhân viên thẩm

3 Thẩm định hồ sơ

4 Lập tờ trình tín dụng

5 Xét duyệt hồ sơ vay vốn

6 Công chứng, đăng kí giao dịch bảo đảm

7 Ký hợp đồng tín dụng và giải ngân

8 Theo dõi nợ vay

Trang 29

29  

Sơ đồ quy trình CVTD được xây dựng trên cơ sở tiếp xúc thực tế, đây được xem là quy trình có tính chuyên nghiệp cao, chuyên môn trong từng khâu và phân chia công việc rõ ràng cho mỗi vị trí phụ trách Dựa vào quy trình cho vay này có thể đánh giá chất lượng tín dụng của ACB nói chung và của ACB Lý Chính Thắng nói riêng

Để tìm hiểu rõ hơn về quy trình, ta phân tích cụ thể các bước làm việc của quy trình, từ đó có thể thấy được ưu và nhược điểm của quy trình này

Bước 1: Tiếp xúc, tư vấn và hướng dẫn hồ sơ vay vốn cho KH

Nhân viên tư vấn tài chính cá nhân (PFC) tiếp xúc với KH có nhu cầu vay, tìm hiểu mục đích vay vốn, thời hạn vay, số tiền vay,… từ đó tư vấn cho KH SP thích hợp với nhu cầu hiện hữu của KH Đồng thời PFC hướng dẫn KH các thủ tục cần thiết để làm

hồ sơ vay vốn Trong thời gian tiếp xúc với KH, tùy vào tình hình tài chính và thu nhập của KH mà PFC sẽ tư vấn các SP khác cho KH như SP thẻ hoặc SP giá trị gia tăng

Bước 2: Tiếp nhận và chuyển hồ sơ TSĐB cho nhân viên thẩm định

Bộ hồ sơ tín dụng đối với CVTD bao gồm:

- Giấy đề nghị vay vốn

- Hồ sơ pháp lý: chứng minh nhân dân/ hộ chiếu, KT3/hộ khẩu, giấy đăng ký hết hôn hoặc giấy xác nhân độc thân … của người đi vay, bên hôn phối và bảo lãnh nếu có

- Tài liệu liên quan đến TS thế chấp, cầm cố

- Tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn

- Tài liệu chứng minh thu nhập: hợp đồng, hợp đồng lao động, giấy xác nhận lương và bản sao lương 3 tháng gần nhất, hóa đơn sổ sách kinh doanh, hợp đồng cho thuê nhà/xe, sao kê giao dịch NH 3 tháng gần nhất, hóa đơn sổ sách kinh doanh …

Với tất cả mọi món vay yêu cầu có TSĐB thì sau khi nhận hồ sơ TSĐB từ KH, PFC sẽ chuyển hồ sơ TSĐB cho nhân viên định giá tài sản (CA) làm việc tập trung tại trung tâm thẩm định tài sản (AREV), nhân viên này sẽ tiến hành thẩm định tài sản của

KH Báo cáo kết quả thẩm định TS sẽ được chuyển lại cho kênh phân phối và chuyển trả về cho PFC phụ trách hồ sơ KH khi mọi thủ tục về thẩm định TSĐB đã hoàn tất Sau khi thẩm định xong PFC phải có báo cáo kết quả thẩm định để báo giá TS cho KH hoặc từ chối TSĐB mà KH sử dụng để bảo đảm cho khoản vay

Trang 30

30  

Việc thẩm định TSĐB phải tuân theo những yêu cầu, quy định của ACB về phương pháp thẩm định, cách thức và cách áp dụng hình thức tính giá trị TS thẩm định Nhân viên thẩm định TSĐB và pháp lý chứng từ làm việc dựa trên các giầy tờ, chứng tứ, sổ sách do KH cung cấp và do chính nhân viên tìm kiếm bằng các tiếp xúc trực tiếp với

KH, trực tiếp đến nơi ở của KH để xác minh thông tin, xác thực thông tin qua những người quen, hàng xóm, đối tác của KH, đồng nghiệp hoặc những người có thiết lập quan hệ với KH

Bước 3: Thẩm định hồ sơ

Trường hợp khoản vay dưới 500 triệu đồng: PFC phụ trách hồ sơ KH cá nhân sẽ trực tiếp tiến hành phân tích về khả năng tài chính, khả năng trả nợ, phương án sử dụng vốn, khả năng thu hồi nợ… cho KH đó Sau đó PFC sẽ trình lên cấp có thẩm quyền kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ KH, cụ thể ở ACB Lý Chính Thắng người có quyền kiểm tra đối với hồ sơ của KH là giám đốc PGD

Trường hợp khoản vay trên 500 triệu: hồ sơ KH cá nhân sẽ được PFC gửi đến trung tâm tín dụng cá nhân, tại đây nhân viên phân tích tín dụng tiến hành tiếp xúc và phân tích về khả năng tài chính, khả năng trả nợ, phương án sử dụng vốn vay, khả năng thu hồi nợ … cho KH

Việc thẩm định hồ sớ có các bước quan trọng như:

- Xác định năng lực hành vi dân sự, pháp luật dân sự của KH: Xác định tính hợp pháp của hộ khẩu, CMND/Hộ chiếu, giấy đăng ký kết hôn, nghề nghiệp, tuổi tác, các quan hệ xã hội và quan hệ gia đình Lịch sử bệnh (nếu có) để xác minh năng lực dân

sự của KH trong việc ý thức về trách nhiệm khi thiết lập quan hệ tín dụng với NH

- Xác định số tiền vay và tính hợp pháp của mục đích sử dụng vốn vay: Từ mục đích vay của KH, thông qua những dữ liệu từ thị trường, từ tính toán của KH nhân viên tín dụng sẽ tính toán nhu cầu vốn hợp lý sao cho phù hợp với mục đích sử dụng vốn của KH Ví dụ như KH muốn vay với mục đích sửa chữa nhà, nhân viên tín dụng

sẽ là người trực tiếp tính toán các chi phí phát sinh như việc tính toán nguyên vật liệu cần từ đầu cho đến khi công trình hoàn thành, chi phí phải trả cho công nhân xây dựng, chi phí điện nước phục vụ công trình… Hoặc với khoản vay để mua xe ôtô thì nhân viên tín dụng liên hệ trực tiếp với các hãng xe để xác định giá trị thực tế của loại

xe mà KH muốn mua và KH phải trình cho NH giấy tờ mua xe ngay khi vừa hoàn thành giao dịch mua bán với hãng xe

Trang 31

31  

- Khả năng tài chính của KH: Nhân viên phân tích tín dụng hoặc PFC phải cân đối giữa các khoản chi tiêu với số tiền để trả nợ gốc và lãi, sao cho KH vừa đảm bảo được đời sống sinh hoạt mà vừa đáp ứng được khả năng trả nợ Thông qua những giấy

tờ chứng minh chi tiêu hàng tháng mà KH phải chi tiêu cho gia đình như: hóa đơn điện nước, hóa đơn tiền điện thoại và internet, hóa đơn học phí của con em KH hoặc của chính KH… trong vòng 3 tháng gần nhất Kết hợp với các giấy tờ, hóa đơn KH cung cấp, nhân viên tín dụng sẽ tính các chi phí đáp ứng nhu cầu hàng tháng của KH như: chi phí ăn mặc, chi phí đi lại, chi phí nhiên liệu và các chi phí khác thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống Cùng với một mức gia tăng hợp lý trong mức lương của KH và chi phí phục vụ KH

- Tính khả thi và phù hợp của dự án: Tính khả thi của phương án cho được khi nhân viên tín dụng cân đối các khoản thu nhập hàng tháng của KH, trừ đi chi phí phục

vụ cuộc sống sao cho vẫn đáp ứng được khả năng trả nợ cả gốc và lãi phát sinh hàng tháng

- Xác định giá trị vốn cần phải bổ sung: Là nguồn vốn tự có của KH tham gia vào khoản vay, nhờ nguồn vốn tự có tham gia mà áp lực trả nợ của KH sẽ giảm bớt, nếu nguồn vốn tham gia càng lớn thì càng có lợi cho KH và hạn hc6e1 rủi ro cho NH Từ việc xác định chi phí khoản vay trừ cho số tiền vốn tham gia của KH, NH sẽ tính ra được số tiền thực tế cần giải ngân

- Xác minh nguồn thu hàng tháng: Nguồn thu nhập hàng tháng của KH được xác minh thông qua sao kê lương thời gian 3 tháng gần nhất, hợp đồng lao động, chi tiết sổ sách hóa đơn kinh doanh, hợp đồng thuê nhà/xe …kết hợp với việc xuống thực tế nơi

KH có cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nơi KH đang làm việc hoặc nhà ở nơi KH cho thuê để phỏng vấn những cá nhân có quan hệ thuê nhà/xe, đồng nghiệp, người hôn phối, con cái hoặc hàng xóm của người vay để đảm bảo mọi thông tin là chính xác và đáng tin cậy

Hồ sơ đủ điều kiện sẽ được kết hợp với báo cáo kết quả thẩm định TSĐB làm cơ sở

để PFC lập tờ trính tín dụng trình lên cấp có thẩm quyền Nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì tiến hành lưu trữ thông tin KH và trả hồ sơ cho KH

Bước 4: Lập tờ trình tín dụng

Sau khi hồ sơ thẩm định được chấp nhận, PFC tiến hành lập tờ trình tín dụng dựa trên những thông tin đã có Tờ trình tín dụng đối với KH cá nhân khá đơn giản chứ

Trang 32

32  

không phức tạp như đối với KH doanh nghiệp, nhưng vẫn đầy đủ những thông tin cần thiết để làm cơ sở cho việc ra quyết định tín dụng, tờ trình tín dụng KH cá nhân lấy cơ

sở từ việc thẩm định hồ sơ KH vay, thẩm định thực tế, thẩm định qua trung gian hoặc các căn cứ khác, bao gồm:

- Thông tin KH: là thông tin do KH cung cấp hoặc do PFC tự tìm hiểu

- Hiện trạng – kiến nghị cấp tín dụng: mức cấp tín dụng và TSĐB

- Lịch sử, uy tín giao dịch của KH

- Mô tả và nhận xét phương án sử dụng vốn vay

- Tình hình tài chính cá nhân của KH

- Nguồn trả nợ

- Nhận xét chung về hồ sơ tín dụng và hệ số rủi ro

- Kiến nghị đối với ban tín dụng

Tiếp theo sẽ trình tờ trình tín dụng cho trưởng bộ phận hay trưởng đơn vị kiểm tra, sau cùng sẽ trình cho chuyên viên phê duyệt hoặc ban tín dụng tại trung tâm tín dụng

cá nhân phê duyệt hồ sơ

Bước 5: Xét duyệt hồ sơ vay vốn

Việc xét duyệt hồ sơ vay vốn dựa trên tờ trình tín dụng đã lập và kết quả thẩm định TSĐB PFC phụ trách hồ sơ KH sẽ trực tiếp chuyển hồ sơ KH cho chuyên viên phê duyệt tín dụng tại trung tâm phê duyệt tín dụng cá nhân (trường hợp các tiêu chí xét cấp tín dụng thuộc nhóm bình thường) hoặc ban tín dụng các cấp theo mức phê duyệt quy định (trường hợp các tiêu chí xét cấp tín dụng rơi vào nhóm hạn chế), PFC sẽ được CVPD/BTD chất vấn trực tiếp dựa trên các hồ sơ thu thập được từ phía KH thông qua việc thẩm định trực tiếp hay gián tiếp, PFC sẽ trở thành người đại diện cho

KH trước hội đồng, trực tiếp đưa ra những luận cứ, cơ sở để thuyết phục ban tín dụng Sau khi đã được CVPD/BTD chấp nhận hay từ chối cấp tín dụng, ban thư kí phải đưa phúc đáp cho PFC kiểm tra nội dụng cuộc họp, trong phúc đáp sẽ ghi đầy đủ về nội dung buổi trình, quyết định chấp nhận hay từ chối cấp tín dụng, số tiên giải ngân

và mục đích sử dụng khoản vay

Khâu cuối cùng trong bước xét duyệt hồ sơ vay là sau khi có kết quả trình hồ sơ,

dù được NH chấp nhận hay bị từ chối thì đều phải thông báo cho KH bằng văn bản

Bước 6: Công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo

Trang 33

33  

Nhân viên pháp lý chứng từ (LDO: hiện nay ở ACB chức danh này đã được tập trung tại trung tâm pháp lý chứng từ) cùng với PFC và KH thực hiện việc công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo để hoàn tất hồ sơ về TSĐB Sau khi hoàn tất các công việc

hồ sơ KH sẽ được chuyển lại về kênh phân phối và chuyển cho PFC phụ trách hồ sơ

KH

Bước 7: Ký hợp đồng tín dụng và giải ngân

Nhân viên hỗ trợ dịch vụ tín dụng (Loan CSR): Tiến hành lập hợp đồng tín dụng, soạn khế ước nhận nợ dựa trên cơ sở hợp đồng tín dụng (mỗi khế ước có giá trị tối đa trong 6 tháng), phong tỏa TS, tiến hành lưu kho TS của KH (nếu có), tạo tài khoản tiền vay cho KH và lập phiếu yêu cầu giải ngân

Kiểm soát viên tín dụng: Kiểm tra hợp đồng đã lập, thông qua lệnh yêu cầu giải ngân của Loan CSR, ký xác nhận vào phiếu yêu cầu giải ngân và giấy phong tỏa TS và tiến hành kiểm tra các thủ tục Loan CSR đã thực hiện, để xác nhận xem các công việc này có đúng với quy tắc NH hay không

Giao dịch viên: dựa vào giấy yêu cầu giải ngân đã được nhân viên Loan CSR, kiểm soát viên tín dụng và trưởng đơn vị đóng dấu và ký tên, giao dịch viên sẽ tiền hành giải ngân đúng số tiền ghi trên phiếu cho KH

Bước 8: Theo dõi nợ vay

Trong thời gian vay, PFC định kỳ hoặc bất thường kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của KH có đúng hay không, bằng các hình thức sau:

- Giám sát hoạt động tài khoản của KH tại NH

- Viếng thăm và định kì kiểm tra hoạt động SXKD hoặc nơi cư ngụ của KH đứng tên vay vốn

- Yêu cầu KH xuất trình hóa đơn, chứng từ, hay hợp đồng kinh tế liên quan đến việc

sử dụng vốn vay

Định kỳ nhắc nhở KH đóng lãi và vốn gốc khi sắp đến ngày phát sinh các khoản

mà KH phải thanh toán vào mỗi tháng Nếu đến ngày trả lãi theo kỳ hạn đã thỏa thuận

mà KH không trả đúng hạn sẽ bị phạt lãi chậm trả Số tiền phạt được tính như sau:

Số tiền phạt =

Số tiền lãi chậm trả x LS phạt (150% LS trong hạn) x số ngày chậm trả

360

Trang 34

34  

Bước 9: Thanh lý hợp đồng tín dụng

Khi hợp đồng đến hạn, KH phải hoàn tất nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi theo nghĩa vụ

đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, NH sẽ tiến hành thanh lý khoản tín dụng, nhân viên Loan CRS tiến hành lưu trữ chứng từ thanh lý của KH Thủ quỹ thực hiện giải chấp TSĐB cho KH KH được nhận lại giấy tờ về TS tại quầy giao dịch của NH, hợp đồng tín dụng chấm dứt

Trường hợp KH vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc KH có nhu cầu trả nợ trước hạn thì cũng tiến hành thanh lý hợp đồng theo quy định hiện hành Những vi phạm phổ biến của KH buộc NH phải thanh lý hợp đồng tín dụng và cách xử lý các sai phạm như:

NH phát hiện KH sử dụng vốn sai mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng: Trong thời gian KH sử dụng nguồn vốn vay tại NH, hàng kỳ PFC sẽ thực hiện việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn của KH có đúng với thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng không, nếu phát hiện sai phạm do KH sử dụng nguồn vốn vay từ NH cho những mục đích khác ngoài mục đích đã thỏa thuận PFC sẽ yêu cầu KH lên NH để đối chiếu xác minh thực tế, đối chiếu với các chứng cứ có được, yêu cầu KH giải trình, thanh lý nợ trước hạn và đóng phạt vì sử dụng vốn sai mục đích Nếu nguồn vốn của NH bị KH sử dụng vào mục đích không hợp pháp NH có thể khởi kiện KH

NH phát hiện KH cung cấp thông tin sai thực tế, kể cả những thông tin KH cung cấp trước khi cấp tín dụng: Sau khi đã giải ngân mà NH phát hiện những thông tin KH cung cấp cho NH không đúng sự thật, kể cả những thông tin KH cung cấp cho NH trước khi NH giải ngân, NH sẽ có quyền yêu cầu KH thanh lý hợp đồng nếu KH không đưa được bằng chứng chứng minh nhận định của NH là sai và KH cũng phải chịu mức phạt tương ứng với sai phạm của mình

Bước 10: Lưu trữ hồ sơ tín dụng

Ở bước này Loan CSR sẽ tiến hành lưu trữ hồ sơ KH, lưu trữ thông tin KH trên hệ thống NH và bằng văn bản theo quy định hiện hành của NH Tất cả mọi thông tin của

KH sẽ được lưu trữ trên máy tính thông qua hệ thống TCBS (ghi chú chi tiết cụ thể về KH) và lưu theo dạng hồ sơ

Nhận xét chung về quy trình tín dụng: trên đây là 10 bước quy trình cấp tín dụng tại ACB, thông qua quy trình đã phản ánh phần nào hoạt động cho vay của NH, các thức làm việc, trình độ của đội ngũ nhân viên Vẫn không dừng lại ở đó, quy trình cấp

Trang 35

35  

tín dụng tại ACB vẫn đang từng bước được cải thiện để xứng đáng với danh hiệu

“Ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam”

3.2.3 Tình hình CVTD tại ACB Lý Chính Thắng

3.2.3.1 Tình hình kinh tế tác động đến CVTD

Tình hình thế giới: Tình hình thế giới vẫn diễn biến phức tạp, sự hồi phục kinh tế

toàn cầu diễn ra chậm chạp và nguy cơ tái diễn khủng hoảng tài chính – kinh tế vẫn tiềm ẩn đã và đang đặt ra cho cộng đồng quốc tế những nguy cơ, thách thức mới trong năm 2012

Tình hình trong nước: Việt Nam một quốc gia đang phát triển, đứng trước thế trận

kinh tế như vậy Việt Nam ít nhiều chịu tác động của cục diện vĩ mô nền kinh tế, lạm phát tăng cao và chốt năm 2011 ở mức 18.58% vượt xa con số mà chính phủ và giới chuyên môn dự đoán, thủ phạm chính được xác định vẫn là giá thực phẩm lương thực tăng mạnh với mức 29.34% và 22.82% Kéo theo hàng loạt hệ lụy như thất nghiệp, tệ nạn xã hội, chi phí giá tiêu dùng tăng cao, lương bổng không đủ đáp ứng các nhu cầu

về đời sống … Trong năm 2012 nhà nước đã đưa ra các chính sách nhằm kéo tỷ lệ lạm phát xuống 9% và kiềm chế ở mức một con số, từ đầu năm 2012 đến nay NHNN đã có các động thái tích cực nhằm giúp ổn định tình hình kinh tế trong nước như: các quyết định về giảm LSCV để giúp các doanh nghiệp lấy lại cân bằng và đi vào ổn định hoạt động trước những cú sốc kinh tế trong năm 2011, bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu

để giúp người dân ổn định đời sống

Năm 2011, ngành NH phải hoạt động trong môi trường có nhiều biến động bất lợi

do tăng trưởng kinh tế suy giảm, chính sách tiền tệ thắt chặt được bổ sung bởi nhiều biện pháp mang nặng tính hành chính, cơ quan quản lý trong lĩnh vực tài chính tiền tệ vẫn chưa đủ kiên quyết xử lý các hiện tượng tiêu cực Điều này gây khó khăn cho khu vực NH trong việc cân bằng các mục tiêu lợi nhuận, an toàn và tăng trưởng Cụ thể là trong năm 2011 tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn trong hệ thống ACB Lý Chính Thắng tăng cao, nợ xấu đang là mối đe dọa của ngành NH nói chung và của PGD nói riêng, mặc

dù đã nỗ lực kiểm soát song chất lượng tín dụng của ACB có giảm sút so với đầu năm Đến 31/12/2011, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ACB là 0.85%, tăng 0.51% so với dầu năm Ngày 13/03/2012, NHNN ban hành quy định giảm trần LS huy động, các NH chỉ được huy động ở mức LS 13%/năm, tác động mạnh mẽ đến cục diện ngành NH, trong tuần thứ 3 của tháng 3 (từ ngày 12 đến ngày 17/03/2012) hàng loạt các NH đã ban

Ngày đăng: 06/04/2016, 13:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w