bài nghiên cứu khoa học về phương pháp dạy học toán tại trường Tiểu học thị trấn Lim. bài tập thu hoạch hay có thể tham khảo để làm tiểu luận môn phương pháp toán cho bộ môn phương pháp tóa ở tiểu học
Trang 1Lời mở đầu Trường Tiểu học Lim, được đặt ở thôn Lũng Sơn, thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh Diện tích khuôn viên trung tâm cảu trường là 7659,9 m khu trung tâm trường gồm 3 dãy lớp học với 30 phòng học và phòng chức năng cùng khu hiệu bộ đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay Từ khi thành lập đến nay trường Tiểu học Lim nhiều năm đạt danh hiệu
“Tập thể lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động xuất sắc” Trường được công nhận Trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 vào tháng 8 năm 2007 và được công nhận lại vào năm 2013 Chi bộ nhà trường liên tục đạt Chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh, giữ vai trò hạt nhân lãnh đạo toàn bộ hoạt động của nhà trường Các tổ chức Cong đoàn, Chi đoàn, Đội, Hội cha mẹ học sinh đều hoạt động tích cực, góp phần cùng nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đội ngũ giáo viên đoàn kết, có chuyên môn vững vàng, năm nào cũng có giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, có đồng chí đat xuất sắc cấp tình Trường được Sở GD&ĐT công nhận trường có phong trào Xanh – Sạch – Đẹp
Năm 2015 – 2016 trường có 30 lớp với 1030 học sinh đươc học tập tại 01 điểm trường 100 % học sinh được học 2 buổi/ ngày, học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 được học Tiếng anh và Tin học
Trang 2Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Trang
Lớp : CĐTH—K34B
Đề tài: Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng PPDH trong dạy học phân môn Toán của GV trường Tiểu học Lim
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, Tiểu học là bậc học nền tảng đặt cơ
sở ban đầu rất cơ bản và thiết yếu Vì thế việc giáo dục và dạy học cho học sinh Tiểu học là rất quan trọng Cùng với các môn học khác ở Tiểu học thì môn Toán có một vị trí rất quan trọng Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học có rất nhiều ứng ứng dụng trong cuộc sống, chúng rất cần thiết cho chúng
ta, cho các em học sinh và cần thiết cho các môn học khác Nó góp phần to lớn vào việc phát triển tư duy, trí tuệ của con người
Song, để việc dạy học Toán cho học sinh Tiểu học có hiệu quả tích cực thì bên cạnh những kiến thức mà người giáo viên
có thì việc áp dụng, sử dụng các phương pháp dạy học trong việc dạy học môn Toán là không thể thiếu Việc áp dụng các phương pháp dạy học Toán vào những bài học sẽ giúp các em luyện tập, củng cố vận dụng những kiến thức và thao tác thực hành đã học, rèn luyện kỹ năng tính toán, tập dượt vận dụng kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành vào thực tiễn Qua việc dạy học Toán, giáo viên giúp học sinh từng bước phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và kỹ năng suy luận, khêu gợi và tập dượt kỹ năng quan sát, phỏng đoán, tìm tòi Không những thế, qua đó học sinh còn rèn luyện những đức tính
và phong cách làm việc của người lao động mới như ý chí khắc
Trang 3phục khó khăn, thói quen xét đoán có căn cứ, tính cẩn thận, cụ thể chu đáo, làm việc có kế hoạch và khả năng tư duy độc lập, linh hoạt, xây dựng lòng ham thích tìm tòi, sáng tạo ở những mức độ khác nhau, giúp các em hoạt bát, say mê trong học tập, tạo tình đoàn kết giúp đỡ bạn bè, hoạt động nhóm (tập thể)
Vì thấy được tầm quan trọng của thực trạng sử dụng phương pháp dạy học trong phân môn Toán là rất quan trọng nên em chọn đề tài “Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học trong dạy học phân môn Toán của giáo viên trường Tiểu học Thị trấn Lim ” làm đề tài nghiên cứu khoa học
để thấy và hiểu rõ hơn về thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học trong dạy học phân môn Toán của giáo viên trường Tiểu học Thị trấn Lim hiện nay
2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu tìm hiểu nội dung của các phương pháp dạy học trong phân môn toán ở trường Tiểu học Từ đó thấy được thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học trong dạy học phân môn Toán của giáo viên trường Tiểu học Lim hiện nay
3 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học trong dạy học phân môn Toán của giáo viên trường Tiểu học Lim
4 Phạm vi nghiên cứu
- Trường Tiểu học Lim
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở nghiên cứu của phương pháp:
+ Phương pháp điều tra
+ Phương pháp thu thập thông tin,
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Trang 4+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Trang 5NỘI DUNG Chương 1 Nội dung cơ bản và sự cần thiết phải dùng của phương pháp dạy học trong phân môn Toán ở Tiểu học 1.1 Những phương pháp dạy học trong môn Toán ở Tiểu học
1.1.1 Phương pháp trực quan
1.1.1.1 Bản chất
Sử dụng PP trực quan trong dạy học toán ở tiểu học nghĩa
là giáo viên tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động trực tiếp trên các hiện tượng, sự vật cụ thể (hình vẽ, đồ vật, hiện tượng thực tế xung quanh, ) để từ đó hình thành được kiến thức, kĩ năng của môn toán
PPDH trực quan có vị trí rất quan trọng trong dạy Toán ở tiểu học Nó giúp HS tích lũy những biểu tượng ban đầu của các đối tượng toán hộc, tạo chỗ dụa cho quá trình suy nghĩ, tri giác tiếp theo đồng thời giúp HS phát triển năng lực tư duy trừu tượng và trí tưởng tượng
Sử dụng tối đa các phương tiện, đồ dùng dạy học (của HS hoặc phương tiện biểu diễn của GV) có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện có hiệu quả tiến trình đổi mới PPDH theo hướng dạy học tích cực Trước kia, đồ dùng dạy học thường chỉ dàn cho GV dùng để minh họa bổ sung những kết luận được nêu ra, HS chỉ quan sát để củng cố niềm tin vào những điều GV giảng Trong dạy học tích cực hiện nay, vai trò của đồ dùng dạy học đã thay đổi, đồ dùng dạy học chủ yếu dùng cho HS thực hành và “khám phá” kiến thức mới Vì vậy, tăng cường sử dụng phương tiện và đồ dùng dạy học là một yêu cầu cấp thiết dối với người GV
1.1.1.2 Quy trình thực hiện
Trang 6Bước 1: Tổ chức cho HS hoạt động trực tiếp trên các đồ dùng trực quan (hình vẽ, đồ vật, hiện tượng cụ thể, ) HS tự làm việc, phát hiện (với sự hỗ trợ của GV), từ đó hình thành kiến thức mới ( biểu tượng về số, hình thành ác quy tắc tính, nhận biết các kí hiệu toán học, )
Bước 2: củng cố các kiến thức mới thu nhận được thông qua các bài tập vận dụng có gắn với các hình ảnh trực quan
Bước 3: Luyện tấp củng cố kiến thức, kĩ năng thông qua các bài tập trên các đối tượng toán học (số, hình học, sơ đồ, biểu bảng, ) mà không kèm theo các hình ảnh trực quan Lúc này HS đã có thể làm việc trực tiếp với các đối tượng toán học thuần túy mà không phải dựa vào các hình ảnh trực quan ban đầu
1.1.2 Phương pháp gợi mở - vấn đáp
1.1.2.1 Bản chất
PP gợi mở - vấn đáp là PPDH tróng đó GV không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoàn chỉnh mà sử dụng một hệ thống các câu hỏi để hướng dẫn HS suy nghĩ, lần lượt trả lời từng câu hỏi, từng bước tiến dần đến kết luận cần thiết, giúp HS tự mình tìm ra kiến thức mới
Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức của HS, người ta phân biệt: Vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích minh họa và vấn đáp tìm tòi
Vấn đáp tái hiện khi những câu hỏi do GV đặt ra chỉ yêu cầu HS nói lại kiến thức đã biết Loại vấn đáp này chỉ nên
sử dụng hạn chế khi cần đặt mối liên hệ giữa các kiến thức
đã học với kiến thức sắp học hoặc khi củng cố kiến thức vừa mới học
Trang 7 Vấn đáp giải thích minh họa khi những câu hỏi của GV đưa
ra có kèm theo các ví dụ minh họa (bằng lời hoặc bằng hình ảnh trực quan) nhằm giúp HS dễ hiểu, dễ ghi nhớ Việc áp dụng PP này có giá trị sư phạm cao hơn nhưng khó hơn và đòi hỏi nhiều công sức của GV hơn khi chuẩn bị những hệ thống câu hỏi thích hợp
Vấn đáp tìm tòi (hay vấn đáp phát hiện) khi GV đưa ra hệ thống câu hỏi để kích thích sự tranh luận, trao dổi ý kiến giữa GV với HS, giữa HS với HS Thông qua đó HS dần dần tiếp cận kiến thức mới
Trong vấn đáp tìm tòi, trật tự logic các câu hoit phải nhằm dẫn dắt HS từng bước phát hiện ra bản chất sự vật, quy luật của hiện tượng, kích thích tính tích cực tìm tòi và lòng ham muốn hiểu biết của HS
Sự thành công của PP gợi mở - vấn đáp phụ thuộc vào việc xây dựng được hệ thống câu hỏi gợi mở thích hợp (tất nhiên còn phụ thuộc vào nghệ thuật giao tiếp, ứng xử và dẫn dắt của GV)
1.1.2.2 Quy trình thực hiện
Trước giờ học:
Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học và đối tượng dạy học Xác định các đơn vị kiến thức kĩ năng cơ bản trong bài học và tìm cách diễn đạt các nội dung này dưới dạng câu hỏi gợi ý, dẫn dắt HS
Bước 2: Dự kiến nội dung các câu hỏi, hình thức hỏi, thời điểm đặt câu hỏi, trình tự các câu hỏi Dự kiến nội dung các câu trả lời của HS, trong đó dự kiến những “lỗ hổng” về kiến thức như những khó khăn, sai lầm phổ biến mà HS thường mắc phải
Dự kiến các câu nhận xét hoặc trả lời của GV đối với HS
Trang 8Bước 3: Dự kiến những câu hỏi phụ đề tùy từng tình hình, từng đối tượng cụ thể mà tiếp tục gợi ý dẫn dắt HS
Trong giờ học
GV sử dụng câu hỏi dự kiến (phù hợp với trình độ nhận thức của từng loại đối tượng HS) trong tiến trình bài dạy và chú ý thu nhập thông tin phản hồi từ phía HS
Sau giờ học
GV chú ý rút kinh nghiệm về tính rõ ràng, chính xác và trật
tự logic của hệ thống câu hỏi đã được sử dụng trong giờ dạy
1.1.3 Phương pháp giảng giải – minh họa
1.1.3.1 Bản chất
PP giảng giải – minh họa là PPDH trong đó GV dùng lời để giải thích tài liệu có sẵn, kết hợp với phương tiện trực quan để
hỗ trợ cho viecj giải thích, từ đó giúp HS hiểu nội dung bài học
PP giảng giải – minh họa được dùng chủ yếu khi dạy học hình thành các kiến thức mới, khó hiểu, trừu tượng cho HS Trong các tiết thực hành, luyện tập hoặc ôn tập, PP này thường được dùng khi phát hiện những vấn đề mà dùng các PPDH khác không hiệu quả Khi HS không hiểu rõ các kiến thức hoặc hiểu chưa đầy đủ các kiến thức thì GV nên sử dụng PP giảng giải – minh họa
PP giảng giải – minh họa là PP cần thiết trong quá trình dạy học Toán ở Tiểu học vì trong nội dung môn toán có những khái niệm rất trừu tượng đối với HS ở Tiểu học, các em khó có thể tự tìm thấy được kiến thức Khi đó GV cần sử dụng PP này để giảng giảng giúp HS hiểu được kiến thức, hình thành được khái niệm
1.1.4 Phương pháp thực hành – luyện tập
1.1.4.1 Bản chất
Trang 9PP thực hành – luyện tập là PPDH trong đó GV tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động thực hành, thông qua đó
để giải quyết những tình huống cụ thể có liên quan tới các kiến thức và kĩ năng về môn Toán Từ đó, hình thành được kiến thức
và kĩ năng cần thiết cho HS tiểu học
Trong dạy Toán ở tiểu học, người GV không chỉ sử dụng PP trực quan hoặc PP gợi mở - vấn đáp mà có nhiều tiết học Toán
GV sử sựng PP thực hành - ;uyện tập, chẳng hạn như các tiết:
“Luyện tập” và “Luyện tập chung”
PP thực hành – luyện tập là PP thường dùng trong dạy học Toán ở tiểu học Bởi đặc điểm nhận thức của HS tiểu học còn mang nặng tính cụ hể với các kiến thức, kĩ năng toán có trừu tượng cao nên các kiến thức và kĩ năng toán thường được hình thành thông qua thực hành – luyện tập Phạm vi sử dụng PP thực hành – luyện tập là phổ biến ở trong các tiết dạy toán ở tiểu học (bài tập+ôn tập + thực hành) Ngoài ra, ở một số tiết hình thành kiến thức mới nếu GV khéo vận dụng thì vẫn có thể
sử dụng PP này
1.1.5 Tổ chức dạy học hợp tác nhóm
1.1.5.1 Bản chất
Dạy học hợp tác là cách dạy học trong đó GV tổ chức cho
HS hoạt động hợp tác với nhau trong các nhóm nhỏ để giải quyết vấn đề đặt ra, nhằm đạt được mục tiêu học tập
1.1.5.2 Quy trình thực hiện
Bước 1: Tổ chức thành lập các nhóm
Bước 2: Đề ra nhiệm vụ: GV xác định nhiệm vụ của từng nhóm và cách tiến hành hoạt động của các nhóm
Bước 3: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ
Trang 10Bước 4: Các đại diện nhóm trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung, đánh giá
Bước 5: Hoạt động chung của cả lớp, GV tổ chức chốt lại các kiến thức mới xuất hiện, đánh giá hoạt động học tập cảu các nhóm
1.1.6 Tổ chức các hoạt động học tập cá nhân – tổ chức trò chơi trong dạy học môn Toán – hoạt động ngoại khóa
về toán
1.1.6.1 Tổ chức các hoạt động học tập cá nhân bằng phiếu giao việc
Bản chất
HS tiểu học học Toán có những nội dung cần thiết phải học
cá nhân, chẳng hạn hình thành kĩ năng tính toán bốn phép tính,
kĩ năng trình bày, diễn đạt, kĩ năng vẽ hình, kĩ năng chuyễn đổi đơn vị đo Nhờ hoạt động cá nhân mà nắm được mức độ tiếp thu kiến thức, kĩ năng thực hành, suy luận, nhờ đó GV có kế hoạch dạy học hợp lí tiếp theo giúp HS hoàn thiện kiến thức đã học
Một số hình thức tổ chức học tập cá nhân
- Cá nhân nộp sản phẩm
- Yêu cầu trả lời câu hỏi
- Viết tự luận nêu yêu cầu nhiệm vụ
- Hoạt động trên phiếu giao việc đã được thiết kế phù hợp với các đối tượng
1.1.6.2 Tổ chức các hoạt động trò chơi trong dạy học Toán trong giờ chính khóa
Bản chất
Trò chơi dạy học toán đưa HS vào những tình huống vui vẻ, khiến trẻ không thống e sợ Trò chơi học Toán tạo hứng thú và
Trang 11kích thích tính tò mò của HS, do đó cuốn hút HS Khi chơi chính
là lúc các em bộc lộ rõ những khả năng hiểu biết kiến thức theo trình độ thực có của HS
Vì thế trò chơi có tác dụng tốt trong việc củng có kiến thức, rèn luyện kĩ năng và tạo cơ hội để HS ứng dụng vào việc giải quyết một vấn đề cụ thể thiết thực mà các em đang quan tâm
Nguyên tắc và thiết kế trò chơi
- Cần phải củng cố một nội dung toán trong chương trình ở một
lớp cụ thể
- Gây được hứng thú trong quá trình hoạt động học tập của HS
- Mỗi trò chơi một tên ngộ nghĩnh, chứa đựng yếu tố may rủi, kích thích sự tham gia, bộc lộ kiến thức kĩ năng sư phạm,
- Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian học tập toán trong giờ chính khóa hay ngoại khóa toán học để HS học mà vui, vui mà học
1.1.7 Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
1.1.7.1 Bản chất
Day học phát hiện và giải quết vấn đề (PP và GQVĐ) và PPDH trong đó GV tạo ra những tình huống sư phạm có chứa đựng vấn đề, tổ chức hướng dẫn HS phát hiện vấn đề, hoạt động tích cực chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề, thông qua đó HS chiếm lĩnh được tri thức, rèn luyễn kỹ năng và đạt được những mục đích học tập khác Đặc trưng cơ bản của dạy học phát hiện và giải quết vấn đề là HS được đặt vào một tình huống có vấn đề Tình huống có vấn đề là tình huống gợi ra cho HS những khó khăn mà các em thấy cần và có khả năng vượt qua, nhưng không thể ngay lập tức mà phải trải qua quá trình tích cực suy nghĩ Như vậy, HS đã tích cực giải quyết vấn
đề bằng sự cố gắng trí lực
1.1.7.2 Quy trình thực hiện
Trang 12Bước 1: Phát hiện vấn đề
- Tạo tình huống có vấn đề
- Giải thích và chính xác hóa tình huống để hiểu đúng vấn đề được đặt ra
- Phát biểu vấn đề và đặt mục tiêu xác định vấn đề đó
Bước 2: Vạch ra kế hoạch giải quyết vấn đề
- Phân tích, tìm hiểu vấn đề, làm rõ mối quan hệ giữa cái đã biết và cái phải tìm
- Xác định lược đồ giải quyết vấn đề
Bước 3: Thực hiện kế hoạch
Tiến hành giải quyết vấn đề, đưa ra lời giải
Bước 4: Đánh giá kết quả, phân tích, khai thác lời giải
- Kiểm tra tính hợp lí, tối ưu của lời giải
- Đề xuất những vấn đề mới có liên quan nhờ xét tương tự, khái quát, lật ngược vấn đề và giải quyết nếu có thể
1.1.8 Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học Toán ở Tiểu học
1.1.8.1 Bản chất
Theo quan điểm của lí thuyết kiến tạo thì HS phải là chủ thể tích cực xây dựng lên kiến thức cho bản thân mình chứ không phải chỉ thu nhận một cách thụ động từ môi trường bên ngoài
Điều quan trọng nhất trong quá trình xây dựng kiến thức cho bản thân HS nên tân dụng kiến thức, kinh nghiệm sẵn có từ trước Trong quá trình này HS vận dụng những kiến thức đã có
để giải quyết một tình huống mới nảy sinh và sắp xếp kiến thức mới nhận được vào kho tàng kiến thức hiện có Chỉ khi nào người học tạo nên được mối liên kết hữu cơ giữa kiến thức cũ và mới vào cấu trúc hiện có thì kiến thức mới sẽ có giá trị và không lãng quên