Tiểu luận Phương pháp dạy học trực quan, quan sát trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội. Qua đây giúp cho giáo viên cũng như học sinh hiểu rõ hơn về phương pháp quan sát trong dạy học môn tự nhiên và xã hội cũng như tác dụng to lớn của nó trong việc dạy học.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Môn học Tự nhiên và Xã hội cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bảnban đầu về các sự vật - hiện tượng trong tự nhiên - xã hội và các mối quan hệ củacon người xảy ra xung quanh các em Bên cạnh các môn học chính như Toán,Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội trang bị cho các em những kiến thức cơ bản củabậc học góp phần bồi dưỡng nhân cách toàn diện cho trẻ
Hòa cùng công cuộc đổi mới mạnh mẽ về phương pháp, hình thức tổ chứcdạy học trên toàn ngành, Môn Tự nhiên và Xã hội cũng có những bước chuyểnmình, từng bước vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm tích cực hóahoạt động của học sinh, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong quátrình lĩnh hội tri thức
Phương pháp quan sát là phương pháp đặc trưng, thường được sử dụng khidạy học môn Tự nhiên và Xã hội và đặc biệt là đối với học sinh ở giai đoạn đầucấp Phương pháp quan sát giúp học sinh dễ dàng nhận biết hình dạng, đặc điểmbên ngoài của sự vật - hiện tượng đang diễn ra trong môi trường tự nhiên và trongcuộc sống
Đặc biệt, phương pháp quan sát phù hợp với tâm lý nhận thức của học sinhTiểu học là tư duy bằng hình tượng và bản tính tò mò, thích khám phá Vì vậy, khi
sử dụng các giác quan để tiếp cận trực tiếp tới các sự vật - hiện tượng (sờ, ngửi,nếm, mổ xẻ, nghe, nhìn, …) để lĩnh hội tri thức học sinh sẽ hứng thú hơn
Tuy nhiên, trong thực tế, phương pháp quan sát vẫn chưa được sử dụng đúngmực và hiệu quả chưa được như mong muốn Phương pháp dạy học vẫn còn khôkhan, cứng nhắc Vì vậy các em còn chưa hứng thú với môn học
Vấn đề đặt ra là sử dụng phương pháp quan sát như thế nào trong giờ dạy Tựnhiên và Xã hội để phát huy tính tích cực học tập của học sinh và nâng cao chất
Trang 2lượng dạy học Vì lí do trên em đã mạnh dạn chọn đề tài “Vận dụng phương phápquan sát trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1” làm tiểu luận của mình.
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài nhằm giúp giáo viên có thể sử dụng phương pháp quan sát
có hiệu quả trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 Tạo hứng thú học tậpcho học sinh và nâng cao chất lượng dạy học
3 Đối tượng - phạm vi
- Đối tượng: phương pháp quan sát trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
- Phạm vi: Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1.
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu việc sử dụng phương pháp quan sát trong dạy học môn Tự nhiên
và Xã hội lớp 1
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp hỏi đáp
6 Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc đề tài gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễnChương 2: Vận dụng phương pháp quan sát trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 1
Trang 3NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Phương pháp quan sát là gì?
Phương pháp quan sát là phương pháp trong đó giáo viên tổ chức cho họcsinh sử dụng các giác quan để quan sát đối với các đối tượng trong tự nhiên và xãhội
Đối với môn Tự nhiên và Xã hội đối tượng quan sát của học sinh không chỉ
là tranh ảnh, mẫu vật, mô hình mà còn là khung cảnh gia đình, lớp học cây cối,con người và một số sự vật, hiện tượng diễn ra hằng ngày trong tự nhiên và xãhội Vì vậy giáo viên có thể tổ chức cho học sinh quan sát ở trong lớp học hayngoài lớp (sân trường, vườn trường, các địa điểm xung quanh trường )
Để khắc phục việc học sinh thường chỉ sử dụng thị giác để quan sát, cầnhướng dẫn các em huy động tối đa tất cả các giác quan để quan sát (trong trườnghợp cụ thể) Như vậy học sinh mới nhớ bài lâu và có những biểu tượng chính xác
tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày
- Sử dụng phương pháp quan sát tạo được hứng thú học tập cho học sinh,phù hợp quá trình nhận thức học sinh tiểu học
- Dạy học sử dụng phương pháp quan sát giúp giáo viên tiết kiệm lời giảngkèm theo ví dụ minh họa làm cho bài giảng sinh động, cụ thể, hấp dẫn
Trang 4- Phương pháp quan sát dễ kết hợp với các phương pháp khác như phươngpháp phân tích giảng giải, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đàmthoại, làm cho bài giảng không bị nhàm chán.
1.1.2.2 Hạn chế
- Công tác chuẩn bị đồ dùng dạy học công phu, tốn thời gian, tốn kém
- Khó phân bố thời gian, dễ bị cháy giáo án
- Sử dụng phương pháp quan sát đòi hỏi cao sự kết hợp khéo léo với cácphương pháp và giáo viên phải quản lý tốt lớp học
1.1.3 Vai trò của phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát là phương pháp đặc trưng thường được sử dụng khidạy học môn Tự nhiên và Xã hội Học sinh quan sát chủ yếu là để nhận biết hìnhdạng, đặc điểm bên ngoài của cơ thể người, của một số cây xanh, một số động vậthoặc để nhận biết các hiện tượng đang diễn ra trong môi trường tự nhiên, trongcuộc sống hàng ngày Mục tiêu quan sát phải đơn giản, phù hợp với đặc điểm nhậnthức và tư duy của học sinh Trong quá trình quan sát, giáo viên phải đặt ra các câuhỏi ngắn gọn và rõ ràng để hướng học sinh vào các kiến thức cần tìm kiếm và pháthiện
1.1.4 Mối quan hệ giữa phương pháp quan sát với các phương pháp khác
Dạy học là một hoạt động chủ động có ý thức cao được thực hiện dưới sự tổchức, hướng dẫn của giáo viên thông qua hệ thống các phương pháp dạy học đểgiúp học sinh lĩnh hội tri thức bài học
Các phương pháp trong hệ thống các phương pháp dạy học có mối quan hệbiện chứng, hỗ trợ lẫn nhau Phương pháp này hỗ trợ phương pháp kia, khắc phụcnhững mặt còn hạn chế của phương pháp kia và ngược lại
Phương pháp quan sát giúp học sinh nhận biết sự vật – hiện tượng thông qua
sự tri giác về hình dạng, màu sắc, kích thước và các mối quan hệ bên ngoài, là cơ
sở để học sinh tư duy hình tượng Nhưng nếu phương pháp quan sát không sử dụng
Trang 5kết hợp với những phương pháp như: Phương pháp giảng giải, phương pháp thảoluận, phương pháp đàm thoại, phương pháp kể chuyện, … Thì quá trình quan sátcủa học sinh cũng chỉ dừng lại ở cảm xúc bên ngoài, lâu dần nó sẽ trở nên đơnđiệu, nhàm chán và không đạt được mục tiêu bài học.
* Mối quan hệ giữa phương pháp quan sát với phương pháp giảng giải
Phương pháp quan sát với hệ thống đồ dùng trực quan sẽ làm cho bài giảngcủa giáo viên rõ ràng, cụ thể, sinh động Học sinh có cơ sở để liên kết tri thức vớithực tiễn, gắn lý thuyết với thực tiễn Còn phương pháp giảng giải giúp học sinhnhìn nhận sự vật - hiện tượng dưới góc độ khoa học, hiểu được bản chất của sự vậthiện tượng không chỉ là một sự quan sát đơn thuần
* Mối quan hệ giữa phương pháp quan sát quan sát và phương pháp thảo luận nhóm.
Trong chương trình, nội dung dạy học Tự nhiên và Xã hội có nhiều bài dạy
mà quá trình quan sát không thể tiến hành dưới hình thức cá nhân Các em cần phải
có sự trao đổi ý kiến, hỗ trợ lẫn nhau để hiểu được những đặc điểm của sự vật hiện tượng Lúc đó giáo viên phải kết hợp giữa phương pháp quan sát và phươngpháp thảo luận nhóm
-* Mối quan hệ giữa phương pháp quan sát với phương pháp trò chơi.
Phương pháp quan sát là cơ sở để tạo cho học sinh tổ chức trò chơi, làm chotrò chơi có ý nghĩa học tâp Ngược lại, phương pháp trò chơi tạo cho học sinh hứngthú khi quan sát và khắc sâu những gì mình vừa quan sát được
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Mục tiêu của chương trình dạy học Tự nhiên và Xã hội
Tự nhiên và xã hội là một môn học quan trọng trong chương trình Tiểu học.Môn học này có mục tiêu chung là:
- Về kiến thức: Giúp HS lĩnh hội một số tri thức ban đầu và thiết thực về:
Trang 6+ Một số sự vật, hiện tượng tự nhiên tiêu biểu trong môi trường sống
và mối quan hệ giữa chúng trong tự nhiên (giới vô sinh: đất, đá, nước, ;giới hữu sinh: thực vật, động vật và con người, ) trong đời sống và sảnxuất
+ Một số sự kiện, hiện tượng xã hội tiêu biểu (gia đình, nhà trường,lịch sử, quê hương, đất nước, các nước trên thể giới, ) và mối quan hệ giữachúng với môi trường sống hiện tại
- Về kĩ năng: Hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng:
+ Quan sát, mô tả, thảo luận, thí nghiệm, thực hành,
+ Phân tích, so sánh và đánh giá một số mối quan hệ của các sự vật,hiện tượng, sự kiện trong tự nhiên, con người và xã hội
+ Vận dụng một số tri thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
- Về thái độ: Khơi dậy và bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, quê hương, đấtnước, con người; hình thành thái độ quan tâm tới bản thân, gia đình, cộng đồng vàmôi trường sống
1.2.2 Mục tiêu chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
Giúp học sinh:
Sơ lược về cơ thể người, giữ vệ sinh cá nhân, vui chơi an toàn
Các thành viên trong gia đình, lớp học
Tập quan sát một số cây, con vật, các hiện tượng Tự nhiên - Xã hội
Hiểu được sự thay đổi của thời tiết
1.2.3 Nội dung dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
1.2.3.1 Nội dung chương trình
* Chủ đề: Con người và sức khoẻ
- Cơ thể người và các giác quan (các bộ phận chính, vai trò nhận biết thếgiới xung quanh và các giác quan; vệ sinh cơ thể và các giác quan; vệ sing răngmiệng) Ăn đủ no, uống đủ nước
Trang 7* Chủ đề: Xã hội
- Gia đình: Các thành viên trong gia đình (ông - bà, cha - mẹ, anh, chị, emruột) Nhà ở và đồ dùng trong nhà (địa chỉ nhà ở, phòng ăn phòng ngủ, phòng làmviệc, phòng học tập, phòng tiếp khách,… và các đồ dùng cần thiết trong nhà) Giữnhà ở sạch sẽ An toàn khi ở nhà (phòng tránh đứt tay, chân, … bỏng, điện giật)
- Lớp học: Các thành viên trong lớp học, các đồ dùng trong lớp học, giữ lớphọc sạch, đẹp
- Thôn xóm, xã, phường nơi đang sống: Phong cảnh và hoạt động sinh sốngcủa nhân dân An toàn giao thông
Bài 4: Bảo vệ mắt và tai
Bài 5: Vệ sinh thân thể
Bài 6: Chăm sóc và bảo
Bài 15: Lớp họcBài 16: Hoạt động ở lớpBài 17: Giữ gìn lớp học sạch sẽ
Bài 18: Cuộc sống xung quanh
Bài 22: Cây rauBài 23: Cây hoaBài 24: Cây gỗBài 25: Con cáBài 26: Con gàBài 27: Con mèoBài 28: Con muỗiBài 29: Nhận biết cây cối
và con vậtBài 30: Trời nắng, trời mưa
Trang 8Bài 32: gióBài 33: Trời nóng, trời rét
Bài 34: Thời tiếtBài 35: Ôn tập: Tự nhiên
1.2.4 Thực trạng sử dụng phương pháp quan sát trong dạy học Tự nhiên
và Xã hội
Do sự phù hợp giữa nội dung và phương pháp dạy học trong bộ môn Tựnhiên và Xã hội cũng như sự phù hợp với tâm sinh lý học sinh Tiểu học là hiếuđộng, tò mò, thích khám phá mà phương pháp quan sát trở thành một phương phápchính và được chú trọng sử dụng trong quá trình dạy học
Phương pháp quan sát trở thành chiếc cầu nối giữa nhận thức của học sinhvới nội dung bài học Tự nhiên và Xã hội, là khởi đầu của sự hiểu biết và khám phátrí tuệ cho trẻ Vì vậy, phương pháp quan sát đã được sử dụng rộng rãi trong cáctrường Tiểu học nhưng thực tế thì chưa đạt được kết quả như mong muốn Điềunày nó xuất phát từ nhiều lý do:
* Đối với giáo viên
- Chưa xác định đúng mục tiêu quan sát đối với từng nội dung, đối tượng
cụ thể (giáo viên đưa ra mục tiêu quá cao đối với học sinh lớp 1)
- Đồ dùng để quan sát: tranh ảnh, mẩu vật, sơ đồ, vật mẫu, … một số trườngcòn sơ sài, thiếu đồng bộ và chưa đảm bảo tính thẩm mỹ
- Giáo viên chưa quản lý tốt học sinh, phân bố thời gian chưa hợp lý trongtiết dạy
- Sử dụng phương pháp quan sát trong dạy học đòi hỏi khâu chuẩn bị côngphu, tố kém nên giáo viên chuẩn bị còn sơ sài
Trang 9- Do điều kiện nhà trường và địa phương mà các hoạt động ngoại khóa:Tham quan, dã ngoại còn rất hạn chế, nhiều trường hoạt động này hầu như khôngcó.
Qua đó em đã tham khảo, điều tra các ý kiến của một số GV chuyên môn ởlớp 1, với một lượng câu hỏi khác nhau Thì em thấy rằng đa số các GV đều sửdụng các phương pháp khác nhau hoặc đan xen các phương pháp với nhau ở trongmột giờ dạy Như là phương pháp trò chơi – một phương pháp giảm được rất nhiều
áp lực cho HS, làm cho HS lấy lại được tinh thần và tạo điều kiện cho HS tập trunghơn vào nội dung của bài dạy Phương pháp thảo luận – giúp HS tự trao đổi mọivấn đề trong bài học với nhau, giúp các em tự tìm tòi ra kiến thức riêng cho mình.Bên cạnh đó còn có rất nhiều các phương pháp khác nhau: Phương pháp thínghiệm, phương pháp thực hành, phương pháp kể chuyện, phương pháp đóngvai, Và đặc biệt nhất, điều mà em thấy mọi GV đều nhắc tới đó chính là phươngpháp quan sát – một phương pháp dạy học được mọi GV quan tâm, thường xuyên
sử dụng và là một phương pháp mà không thể thiếu được trong mỗi tiết học củamôn Tự nhiên và Xã hội, nhất là đối với các em HS lớp 1 lứa tuổi mà đối với các
em cái gì cũng quá là mới mẻ và bỡ ngỡ, thì việc hình thành cho các em nhữnghình ảnh quan sát thực tế và tranh ảnh sẽ giúp các em nhận thức được dễ hơn, giúpcác em có thể nhận biết được hình dáng, và những màu sắc đơn giản của sự vật
* Đối với học sinh
- Chưa xác định đúng mục đích học tập môn Tự nhiên và Xã hội, coi đây làmột môn học phụ nên không quan tâm đúng mực
- Chưa được hướng dẫn cách quan sát khoa học – logic Quan sát còn mangtính đại thể, cảm tính
- Học sinh quá hiếu động, ý thức tổ chức kỷ luật còn thấp nên gây khó khăncho giáo viên trong khâu quản lý
Trang 10Vì vậy vấn đề đặt ra là nên sử dụng phương pháp quan sát như thế nào?Tiến hành ra sao để tạo hứng thú học tập cho học sinh vừa đảm bảo tính khoa học,mang lại hiệu quả cao trong dạy học Tự nhiên và Xã hội Qua phần điều tra ý kiến,
sự thích thú của HS khi được học môn Tự nhiên và Xã hội và đa số các em đềuthích được quan sát tranh ảnh và vật thật khi học môn Tự nhiên và Xã hội, điều đógiúp các em định hình được các tri thức về sự vât và cách nhớ sự vật đó một cách
dễ dàng hơn Theo sự điều tra ý kiến của 30 em HS lớp 1A trường Tiểu học Limnơi mà em đã có 3 tuần kiến tập thì:
Bảng kết quả điều tra Mức độ học tập
Tóm lại, qua bảng điều tra cho thấy mức độ học tập của 30 em HS lớp 1A
em thấy rằng sự hứng thú đối với các phương pháp học tập của các em rất phong phú và nó thay đổi dần theo từng mức độ khác nhau Qua thực trạng dạy học môn
Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học cho thấy sự cần thiết của phương pháp quan sát trong việc dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 Nó đóng vai trò hết sức quan trọng trong mỗi tiết học Tự nhiên và Xã hội, nó là tiền để để HS có thể nhận biết, tiếp thu kiến thức một cách nhanh nhất mà không bị thụ động
Trang 11CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT TRONG DẠY HỌC
MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1 2.1 Các giải pháp nhằm vận dụng phương pháp quan sát trong dạy học môn
về thực vật, động vật, lịch sử, địa lý
* Hướng dẫn học sinh quan sát:
- Tranh ảnh: hình chụp, tranh vẽ các sự vật hiện tượng được thể hiện trênmột mặt phẳng, nó chỉ giúp ta quan sát một chiều vì vậy nó mang tính chất thống
kê sự vật nhiều hơn
Vì vậy, khi quan sát giáo viên hướng dẫn chi học sinh chú ý vào những chitiết được thể hiện trên tranh ảnh, quan sát từ bao quát đến chi tiết Nếu tranh ảnhdiễn tả một hành động, chuyển động nào đó thì phải tưởng tượng xem trong thực tế
nó đang diễn ra như thế nào
Khi dướng dẫn học sinh quan sát giáo viên phải đặt ra hệ thống câu hỏi đểgiúp học sinh quan sát đúng trọng tâm, không tràn lan
* Ứng dụng:
Tranh ảnh có thể được sử dụng trong tất cả các bước của quá trình dạy học.Tùy theo mục đích sử dụng mà giáo viên chuẩn bị các tranh ảnh với kích thướckhác nhau Nếu dạy học toàn lớp yêu cầu tranh ảnh phải được phóng to, đậm màu
Trang 12để học sinh dễ quan sát Nếu dùng để thảo luận nhóm thì dùng tranh vừa, còn học
cá nhân thì có thể dùng tranh ảnh nhỏ hơn
Sử dụng tranh ảnh để kiểm tra bài cũ
- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát kỹ từng chi tiết trên tranh vẽ rồi đặt nó vàotrong mối quan hệ tổng thể của cả bức tranh
- Với những hình thức kiểm tra bài cũ trên vừa sinh động, vừa thực tế nókhông chỉ giúp học sinh nhớ lại kiến thức mà còn áp dụng kiến thức đó vào thựctiễn
Sử dụng tranh ảnh để dạy học bài mới
- Giáo viên phóng to những bức tranh có nội dung liên quan đến bài học,hướng dẫn học sinh quan sát và khai thác nội dung bức tranh qua hệ thống các câuhỏi từ đó rút ra nội dung bài học
- Quá trình quan sát giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn Họcsinh tim tòi va rút ra nội dung bài học
* Tổ chức cho học sinh quan sát:
Để tổ chức cho học sinh quan sát thật tốt, thật hiệu quả thì giáo viên cần có
kĩ năng tổ chức và hướng dẫn quan sát khéo léo, nhẹ nhàng, linh hoạt
Căn cứ vào lượng đồ dùng có được, giáo viên lựa chọn hình thức tổ chứcdạy học phù hợp Nếu đồ dùng có ít thì tổ chức dạy học theo nhóm Các nhóm cóthể cùng quan sát một đối tượng để giải quyết chung một nhiệm vụ học tập hoặcmỗi nhóm có thể quan sát nhiều đối tượng quan sát khác nhau và giải quyết nhiềunhiệm vụ khác nhau
Nếu tổ chức quan sát theo nhóm học sinh, giáo viên nên cho các em phátbiểu kết quả quan sát trong nhóm Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc củatừng nhóm cả lớp nghe, so sánh, phân tích, xử lí đi đến kết luận chung nhằm đạtđược mục đích của bài tập quan sát đã đặt ra
VD: Bài 11: Gia đình (Tự nhiên và Xã hội lớp 1 Trang 24)
Trang 13* Chuẩn bị: Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị những bức ảnh chụp chung
cả gia đình mình, hoặc các bức ảnh do các em tự vẽ về gia đình
* Tiến trình:
- Gọi học sinh giới thiệu về gia đình mình cho các ban cùng nghe:
+ Gia đình gồm những ai? (chỉ trên tranh/ảnh)
+ Các thành viên trong nhà làm gì?
+ Cả nhà tụ họp đầy đủ vào lúc nào? Làm gì?
+ Em nghĩ gia đình em như thế nào? (gia đình em mọi người rất thương yêunhau, em yêu gia đình của em )
2.1.2 Hướng dẫn học sinh quan sát mô hình
* Khái niệm:
Mô hình là loại phương tiện dạy học hình khối, phản ánh hoặc mô phỏngtương tự cấu tạo, hình dạng bên ngoài của vật thật Chúng được làm bằng các chấtliệu nhẹ như nhựa, chất dẻo PVC nói chung, đất sét, thạch cao, gỗ tạp… Mô hìnhthường được sử dụng khi không mang vật thật đên lớp được Mô hình có thể ở cácdạng tĩnh như: Mô hình các dạng địa hình (đồng bằng, cao nguyên, núi, ) phươngtiện giao thông (ô tô, máy bay, tàu thủy, ), nhưng cũng có thể ở dạng động (quảđịa cầu, đường đi của thức an trong hệ tiêu hóa, …), một số loại có thể tháo lắpđược như mô hình về các cơ quan, bộ phận trên cơ thể người
* Hướng dẫn học sinh quan sát:
Mô hình là một dạng hình khối nên cho phép chung ta quan sát từ mọigốc độ, quan sát trong không gian ba chiều: trên – dưới, trước – sau, phải – tráicủa sự vật Vì vậy lúc hướng dẫn học sinh quan sát giáo viên nên hướng dẫn các
em quan sát từ những góc nhìn khác nhau để hiểu chi tiết sự vật VD: hình dáng,màu sắc, kích thước, … Ngoài việc quan sát sự vật từ mọi chiều, giáo viên còntạo điều kiện cho học sinh thực hành trực tiếp ngay trên mô hình, tháo lắp các môhình