1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Nghiên cứu Cốm làng Vòng

23 5,4K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 2,18 MB

Nội dung

I. Lịch sử cốm làng Vòng Đất Việt vốn là một vùng trù phú quanh năm mưa thuận gió hòa. Dân Việt sống trong thái bình, ấm no và chưa bao giờ lo lắng về thiên nhiênnhưng có một năm chuyện lạ xảy ra, bỗng dưng trời chuyển mưa to gió lớn. Mưa từ ngày này sang ngày khác, từ tháng này sang tháng khác đúng vào mùa lúa nếp đang tới kì đổ sữa. Qua bao ngày gào thét của thien nhiên cuối cùng đê ngăn lũ của người dân cũng không chống chịu được sự khắc nghiệt trước những trận mưa quá lớnkhi nước mãi lên cao và cuối cùng đê ngăn lũ cũng vỡ toang. Nước ồ ạt chảy vào tựa thác. Nước xối xả, nước gầm thét như muốn nhấn chìm tất cả những thửa ruộng đang hớn hở chờ ngày uốn câu. Lòng dân xót xa cho những giọt mồ hôi là công sức bao ngày lao động lại thêm lương thực đang ngày càng cạn kiệt. Những người dân thuộc vùng đất làng Vòng xưa, bất chấp tròi mưa to đã ngược gió, lội nước ngâm mình để tìm và ngắt những bông lúa non còn thoi thóp, phất phơ chỉ với hi vọng mang lúa về rang khô để ăn dần chống đói mà thôi. Nào ngờ, khi rang lên nhâm nhi hạt lúa non người ta lại thấy được vị dẻo thơm quyện mùi sữa lúa tạo nên một món ăn lạ và hấp dẫn đến say lòng mà từ truosc đến nay chưa ai nhận ra được. Có phải chăng ông trời để cho dân làng Vòng đói khát hạt gạo trắng – mùi vị của đời thường nhưng giúp họ khám phá ra thứ đượm sữa, ngọt ngào như tình yêu ấy. Và cốm được ra đời khi nước mắt cua thiên nhiên rơi xuống mảnh đất mặn mòi phù sa nên hương vị của cốm cũng dịu dàng, thanh đạm và da diết lòng người. Từ đó, “cốm làng Vòng” trở thành một sinh vật như minh chứng về tinh hoa của nền văn minh lúa nước, của mảnh đất ngàn năm văn hiến, của sự hòa hợp giữ thiên nhiên và con người. Món ăn truyền thống duy trì hương vị đất Hà Thành. Trước kia, “cốm làng Vòng” chỉ chọn lọc thứ nguyện liệu duy nhất là nếp cái hoa vàng trồng trên vùng đất của làng Vòng nhưng do sự phát triển của văn minh đô thị những ngôi nhà cao tầng đã nằm lên những cánh đồng năm xưa. Vì thế các nghệ nhân làng cốm không thể tự cung cấp nguyên liệu mà phải thu gom khắp nơi ở những vùng ven ngoại thành Hà Nội: Đông Anh, Thạch Thất, Mễ Trì... thậm chí lên tận Bắc Giang hay vào tận vùng nắng gió Nghệ An để tìm những nguyện liệu như ý tạo ra những mẻ cốm thơm ngon mà vẫn không đánh mất đi vị riêng của “cốm làng Vòng”.Mặc dù, lúa nếp này không được trồng trên vùng Đất Cốm nhưng qua bàn tay chế biến tài hoa của những nghệ nhân có truyền thống bao đời làm cốm vẫn giữ được hương sắc riêng của vùng đất huyền thoại đó.

Trang 1

Mở đầu

Hà Nội tháng 12 trời rét như chưa bao giờ từng rét như thế Tôi cuộn mình trong chiếc chăn ấm và tự cho mình thêm một vài giây phút nữa, cảm nhận cái rét ngọt đầu đông Mùa đông đến thật nhanh quá Tôi chưa kịp cảm nhận được trọn cái dịu dàng của tiết trời mùa thu, vậy mà thu đã qua từ bao giờ Tự nhiên thèm biết bao một ít hương cốm làng Vòng Sao giờ thấy xa xôi quá Hà Nội còn đây, và đâu đó vào một buổi sáng mùa đông tôi vẫn thoảng thấy hương vị thơm lừng của bát phở rất đặc trưng Hà Nội, vẫn mùi ốc nóng và những chiếc quẩy xinh làm nao lòng nhiều cô cậu sinh viên sau mỗi giờ tan trường

… Còn mùa thu Hà Nội, đâu rồi khoảng trời thương nhớ với mùi hoa sữa thơm ngào ngạt và màu cốm xanh như ngọc? Tôi chợt nhớ chợt thương và đâu đó gợi lại câu nói của T Mac (Anh): “Người ta đi du lịch khắp thế giới mong tìm được những cái mình cần và cuối cùng lại tìm được điều đó ngay trên chính quê hương của mình? Tôi bất giác muốn viết một cái gì đó, để tâm hồn mình được sống lại những cảm xúc ngọt ngào về quê hương mà giữa cuộc sống bề bộn, hối hả, có lúc tôi đã bỏ quên mất, bỏ quên đi hương cốm làng Vòng và mùa thu Hà Nội… Để giờ đây, tôi hối hả đi tìm… “Cốm Làng Vòng, bây giờ còn không?”

Bài tiểu luận của em gồm 3 phần:

 Chương 1: Tổng quan về cốm làng Vòng

 Chương 2: Thực trạng của “cốm làng Vòng” hiện nay

 Chương 3: Giải pháp và kết luận

Bài tiểu luận của em viết về “cốm làng Vòng” với mục đích và mong muốn cốm Vòng ngày nay được quan tâm về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm hơn.Nghề làm cốm cũng nên được duy trì và phát triển gắn liền với du lịch để người làm cốm có thể đảm bảo được cuộc sống và tâm huyết với nghề Từ

đó, hạt cốm sẽ sạch, thơm và an toàn với người tiêu dùng hơn

Bài viết của em còn nhiều thiếu sót mong thầy đọc và góp ý cho bài viết này

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

Chương 1: Tổng quan về cốm làng Vòng

I Lịch sử cốm làng Vòng

Đất Việt vốn là một vùng trù phú quanh năm mưa thuận gió hòa Dân Việt sống trong thái bình, ấm no

và chưa bao giờ lo lắng về thiên nhiênnhưng có một năm chuyện lạ xảy ra, bỗng dưng trời chuyển mưa

to gió lớn Mưa từ ngày này sang ngày khác, từ tháng này sang tháng khác đúng vào mùa lúa nếp đang tới kì đổ sữa

Qua bao ngày gào thét của thien nhiên cuối cùng đê ngăn lũ của người dân cũng không chống chịu được

sự khắc nghiệt trước những trận mưa quá lớnkhi nước mãi lên cao và cuối cùng đê ngăn lũ cũng vỡ toang Nước ồ ạt chảy vào tựa thác Nước xối xả, nước gầm thét như muốn nhấn chìm tất cả những thửa ruộng đang hớn hở chờ ngày uốn câu Lòng dân xót xa cho những giọt mồ hôi là công sức bao ngày lao động lại thêm lương thực đang ngày càng cạn kiệt Những người dân thuộc vùng đất làng Vòng xưa, bất chấp tròi mưa to đã ngược gió, lội nước ngâm mình để tìm và ngắt những bông lúa non còn thoi thóp, phất phơ chỉ với hi vọng mang lúa về rang khô để ăn dần chống đói mà thôi Nào ngờ, khi rang lên nhâm nhi hạt lúa non người ta lại thấy được vị dẻo thơm quyện mùi sữa lúa tạo nên một món ăn lạ và hấp dẫn đến say lòng mà từ truosc đến nay chưa ai nhận ra được Có phải chăng ông trời để cho dân làng Vòng đói khát hạt gạo trắng – mùi vị của đời thường nhưng giúp họ khám phá ra thứ đượm sữa, ngọt ngào như tình yêu ấy

Và cốm được ra đời khi nước mắt cua thiên nhiên rơi xuống mảnh đất mặn mòi phù sa nên hương vị của cốm cũng dịu dàng, thanh đạm và da diết lòng người Từ đó, “cốm làng Vòng” trở thành một sinh vật như minh chứng về tinh hoa của nền văn minh lúa nước, của mảnh đất ngàn năm văn hiến, của sự hòa hợp giữ thiên nhiên và con người

Món ăn truyền thống duy trì hương vị đất Hà Thành Trước kia, “cốm làng Vòng” chỉ chọn lọc thứ

nguyện liệu duy nhất là nếp cái hoa vàng trồng trên vùng đất của làng Vòng nhưng do sự phát triển của văn minh đô thị những ngôi nhà cao tầng đã nằm lên những cánh đồng năm xưa Vì thế các nghệ nhân làng cốm không thể tự cung cấp nguyên liệu mà phải thu gom khắp nơi ở những vùng ven ngoại thành

Hà Nội: Đông Anh, Thạch Thất, Mễ Trì thậm chí lên tận Bắc Giang hay vào tận vùng nắng gió Nghệ An

để tìm những nguyện liệu như ý tạo ra những mẻ cốm thơm ngon mà vẫn không đánh mất đi vị riêng của “cốm làng Vòng”.Mặc dù, lúa nếp này không được trồng trên vùng Đất Cốm nhưng qua bàn tay chế biến tài hoa của những nghệ nhân có truyền thống bao đời làm cốm vẫn giữ được hương sắc riêng của vùng đất huyền thoại đó

Trang 3

Hình 1 Lúa nếp lúc mới gặt về

Để có thể chế biến ra những mẻ cốm ngon, người dân Hà Thành phải thật tỉ mỉ khi lựa chọn nguyên liệu Những bông lúa làm cốm vẫn giữ được những nét riêng của Hà Nội năm xưa Nếp được chọn phải căng tròn,mẩy sữa Sau khi được cắt về, lúa được chế biến nội trong 24 giờ vì vậy mới giữ được vị tươi và tinh túy của bông lúa nếp non đang tròn sữa Người ta nhẹ nhàng tuốt hạt rời khỏi bông rồi ngâm lúa vào nước Với cách này sẽ giúp nghệ nhân làm cốm loại bỏ những hạt lép và chỉ giữ lại những hạt đủ “tinh chất” để tạo nên vị cốm ngon

Sau thao tác chọn lọc,nghệ nhân bắt đầu tạo”hương” cho cốm bằng cách cho lúa vào chảo rang Chảo rang cốm là chảo gang đúc,vì như vậy mới”om” và tạo cho cốm có độ dẻo thơm mà không giòn lò được người dân vùng cốm dùng để rng phải là lo đắp bằng sỉ than Cốm được rang trong khoảng 30 phút,mẻ cốm rang thành công khi đa oằn hạt non,tức là người ta sẽ bốc 5 hạt cốm để thử,đặt lên miếng gỗ rồi miết mạnh tay Nếu”hai oằn ba róc”,nghĩa là 2 hạt chưa róc nhưng đã oằn,3 hạt róc nhưng không oằn thế là được Rang cốm phải đều tay,người Làng Vòng nổi tiếng vì cách đảo cốm dẻo tay và biết”thổi hồn”riêng cho cốm qua mỗi công đoạn tỉ mỉ chọn lọc không chỉ chiếc chảo rang cốm,bếp rang cốm mà ngay tới củi đưa vào lò cũng phải được chọn lọc Đó là củi gỗ không phải rơm hay than thông thường vì nếu không điều chỉnh được lửa sẽ ảnh hưởng rất lớn tới vị của cốm Khi cốm đã được rang vừa tới sẽ

Trang 4

được bắt ra,để vừa độ đem giã thường thì nghệ nhân sẽ giã cốm tới 7 lần,10 phút giã nếu thấy chấu thì xúc ra sẩy đi và cho vào giã tiếp Vào lần giã thứ 5 thì phân cốm ra làm 3 loại:cốm rón,cốm non và cốm gốc,để riêng từng loại cốm sau 2 lần giã cuối cùng Và những mẻ cốm ra lò được những người dân làm nghề truyền thống nâng niu,nhẹ nhàng gói lại trong những tấm lá sen tươi còn đang phảng phất mùi nắng nhẹ chiều Hồ Tây,buộc vừa tay bằng cọng rơm xanh biếc Thế mới biết nghề làm cốm vất vả đến chừng nào.

Chính sự chắt lọc của thiên nhiên và nhờ bàn tay tài hoa của nghệ nhân làng cốm mà tới tận hôm nay chúng ta vẫn được thưởng thức vị ngon say mê của món ăn truyền thống với những hạt cốm gói trong mùi phảng phất của lá sen Tây Hồ bên những cọng rơm xanh chứa đầy hương đất

Nếu bạn có một lần tới Hà Nội xin đừng quên hòa mình vào tinh hoa đất Việt cốm Làng Vòng để được ngây ngất của hương thu Hà Nội và say đắm trong vị ngọt thanh cao mà dịu dàng chất quê của mảnh đất ngàn năm văn hiến

Hình 2 Cách làm cốm ở làng Vòng

II Nguyên liệu và quy trình chế biến cốm làng vòng.

Nguyên liệu làm cốm trong cộng đồng người Việt thường là lúa nếp non tuy nhiên vẫn có một số nơi xử dụng thóc già tháng hơn Có rất nhiều loại lúa nếp có thể làm cốm như là lúa lương thượng, lúa nếp thơm, nếp tan, nếp quýt, nếp hoa, nhưng giống lúa nếp cái hoa vàng cho ra thành phẩm thơm ngon một cách đặc biệt Lúa gặt về tuốt hạt, sàng bỏ hết rơm và những hạt thóc lép, đãi qua nước rồi mới cho vào rang Bếp lò để rang cốm nếu cầu kỳ thường phải bếp đắp xỉ than nhưng không dùng than mà dùng củi

Trang 5

gỗ và chảo rang thường bằng gang đúc Cốm được rang trong lửa nhỏ, đảo liên tục sao cho nóng đều Rang khoảng 30 phút thì xem thử bằng cách đặt 5 hạt lên miếng gỗ, dùng ngón tay miết mạnh, nếu thấy hạt “2 quằn 3 róc”, tức là 2 hạt chưa róc vỏ nhưng bị quằn lại, còn 3 hạt còn lại róc vỏ nhưng không bị quằn là được

Hình 3 Quy trình làm ra hạt cốm

Thóc rang xong, người làm cốm đợi cho nguội rồi cho từng mẻ, mỗi mẻ khoảng vài kilogam vào cối rồi giã Thóc được giã đều và vừa tay mươi phút, thấy có trấu thì xúc ra sảy cho sạch rồi lại đem vào giã tiếp Tùy theo độ non của lúa khi giặt về mà người giã cốm sẽ ước lượng, trung bình khoảng 7 lần giã là hoàn tất Tại làng vòng, người giã cốm thường giã đến lần thứ 5 thì phân loại cốm ra thành 3 loại: cốm rón, cốm non, cốm gốc, sau đó mới giã riêng từng loại trong 2 lần cuối cùng

Hình 4 Loại bỏ cọng rơm

Trang 6

Cuối cùng, cốm thành phẩm sẽ được gói trong hai lớp lá, và buộc bằng lạt nếp màu xanh trước khi đưa đến tay người tiêu dùng Lớp trong là lá ráy xanh và mát giữ cho cốm khỏi khô và không phai nhạt màu xanh ngọc; lớp ngoài là lá sen có hương thơm thoang thoảng.

Một số dân tộc thiểu số có thể làm cốm bằng cách luộc thóc nếp và giã thành cốm Cũng có khi trong cộng đồng người Việt, với trường hợp thóc hơi già tháng cũng thường được luộc cho mềm và giã thành cốm thay vì rang

III Cốm thành phẩm.

Thành phẩm cốm thường có ba loại: cốm đầu mùa có hạt mỏng, mềm, dẻo thích hợp cho ăn chay hoặc

ăn kèm chuối tiêu, là loại cốm sử dụng nguyên liệu lúa nếp non đầu mùa còn dẻo; cốm giữa mùa thường dùng để làm chả cốm; cốm cuối nia hạt thường to, dày, ăn hơi cứng, chỉ phù hợp cho việc nấu chè hoặc làm xôi cốm

Hình 5 Cốm thành phẩm ăn kèm chuối tiêu

Một số trường hợp khác còn phân tách thành 4 loại cốm: cốm non dùng nguyên liệu là lúa nếp vừa đông sữa, tuốt hạt rang và giã, sàng sảy để lấy cốm; cốm già chọn và gặt lúa nếp vừa xong giai đoạn đông sữa tuốt lấy hạt, luộc chín, hong khô sau đó mới giã sàng giống như làm cốm non Cốm mộc được làm khi lúa

đã thành dạng hột cứng hoàn toàn nhưng chưa đủ để gặt và hạt cũng không còn sắc xanh đẹp nữa Cốm làm ở dạng này có màu vàng xanh ngã qua màu ngà một chút Cốm hồ là loại cốm được giã với lá lúa non cho ra dạng cốm ướt, dẻo Về cơ bản ba loại cốm non, cốm già, cốm mộc có nguyên liệu và thành phẩm

Trang 7

tương tự như phân loại ở trên, còn loại cốm hồ thì là một sản phẩm không phụ thuộc vào nguyên liệu là lúa nếp già hay non.

Hình 6 Xôi cốmTrong quy trình làm cốm, mỗi mẻ cốm cũng có thể được phân chia thành nhiều loại cốm có chất lượng khác nhau: cốm lá me, là những mầm nếp mỏng dính như thể hoặc hơn lá me, bé tí bay ra trong khi đang sàng cốm sau đợt giã cuối Loại cốm này số lượng bao giờ cũng ít và hiếm, nếu có chỉ dành cho gia chủ thưởng thức mà thôi Loại ngon thứ nhì và nhiều hơn là cốm rót, là những hạt nếp non sau khi giã

đã tự vón vào với nhau thành từng hạt ngô, hạt đỗ Tuy vậy, mỗi mẻ cốm cũng chỉ được khoảng 2/10 khối lượng cốm rót, thậm chí ít hơn, đặc biệt đến cuối mùa thì càng hiếm Cốm còn lại trong cối giã gọi bằng tên cốm loại 1 hay cốm non, cốm loại 2 hay cốm mộc, là những loại cốm thường thấy bán đại trà tại các chợ

Cũng thường bắt gặp hai khái niệm cốm bột và cốm vắt tuy không hoàn toàn giống như những phân loại cốm nói trên Cốm bột dùng gạo hoặc ngô rang vàng, giã bột nhỏ mịn, trộn đường, hơi giống như làm bánh in, bánh khảo Cốm vắt thì để nguyên hạt bỏng rang trộn đường, vo thành từng vắt tròn

Trang 8

Hình 7 Cốm làng Vòng được gói trong lá sen

IV Cốm ở Việt Nam.

Trong cộng đồng người Việt tại miền Bắc Việt Nam cốm được làm từ lúa nếp non, ngon nhất là cốm làm

từ nếp cái hoa vàng, trong cả hai mùa: lúa chiêm và lúa mùa, tuy thường dùng lúa mùa vào khoảng cuối

hè đầu thu (từ khoảng rằm tháng 7 đến hết tháng 9 âm lịch) Vào tháng 4, tháng 5 âm lịch có nơi như ở cánh đồng Gôi (Dịch Vọng, Từ Liêm, Hà Nội) đã gặt lúa sớm nên đã có cốm bán gọi là cốm chiêm Cốm chiêm không khác cốm mùa, nhưng có lẽ do thời tiết còn nóng bức nên người ăn không cảm thấy ngon như cốm mùa Thu

Trang 9

Hình 8 Cốm làng Vòng (Hà Nội)

Tại Hà Nội bên cạnh cốm Vòng là cốm Lủ và cốm Mễ Trì Các bà, các mẹ bán cốm thường ăn mặc theo lối xưa với khăn xếp, áo cánh cổ lá sen, gánh đôi thúng với một bó lạt bằng rơm nếp nhuộm mạ xanh ngắt gắn trên đầu quang gánh, và chiếc mẹt đặt úp trên một bên thúng xếp vài chiếc lá sen để gói cốm

Từ Đèo Ngang trở vào trong Nam, cốm hay bánh cốm thường được làm từ lúa nếp già tháng hơn, gạo nếp, thậm chí là ngô, rang nở phồng sau đó ngào với đường

Các dân tộc thiểu số Việt Nam cũng có những loại cốm tương tự như cốm người Việt Người Tày ở Yên Bái còn có lễ hội giã cốm mang tên Tăm Khảu Mau Lễ hội tổ chức tổ chức vào khoảng tháng 9, tháng 10

âm lịch, là lúc lúa nếp vừa chớm vào trắc, hạt lúa ngả màu vàng nhạt là thời điểm người dân tập trung làm cốm Cốm được làm từ thóc nếp Để làm cốm thóc được chọn rất cầu kỳ, phải là thóc nếp hạt mẩy

và có màu vàng nhạt đều Cốm được làm theo hai cách, hoặc có thể luộc thóc hoặc rang thóc vừa chín tới, sau đó để nguội rồi đem giã, sàng sẩy để loại bớt vỏ trấu rồi đem bỏ vào đuống giã tiếp

Dân tộc Mường tại Việt Nam có lễ hội giã cốm gõ máng, tổ chức vào mùa xuân

Dân tộc Thái tại huyện Phong Thổ có hẳn một lễ hội cốm mang tên Kin Lẩu Khẩu Mẩu, cũng là nơi người dân cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi phát triển Không những thế lễ hội còn là nơi giao lưu tình cảm giữa các cư dân trên địa bàn Lễ hội đã từng bị mai một vào năm 1946 và thời gian gần đây được phục dựng trở lại, tổ chức rằm tháng 9 (âm lịch) Cốm Thái cũng dùng lúa non như cách của người Việt Bắc Bộ và thường gọi là khầu hang

Trang 10

Hình 9 Lúa nếp non để làm cốm của người Thái

Cộng đồng dân tộc Khơ Mú tại Sơn La, Việt Nam trong tháng 8, tháng 9 âm lịch sẽ lên nương trong vai

"mẹ lúa" (Ma ngọ) và cắt những bông xanh về làm cốm, bông vàng đem luộc chín phơi khô làm gạo luộc thóc non Cốm và gạo non (thóc luộc) được dùng để làm lễ Mah Quai, ý nghĩa là dâng cơm, lúa non cho

tổ tiên, ma nhà

V Một số loại cốm được biết đến.

• Cốm làng Vòng: nổi tiếng trong ẩm thực Hà Nội Là đặc sản của làng Vòng (thôn Hậu) cách trung tâm Hà Nội khoảng 5–6 km, nay là phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hình 10 Cốm làng Vòng

Trang 11

• Cốm Mễ Trì: mỏng hơn và không dẻo bằng cốm Vòng, nhưng tại Hà Nội hiện nay có tình trạng người Mễ Trì bán cốm người làng Vòng bán thương hiệu.

• Cốm Thanh Hương: Cốm được sản xuất đại trà tại làng Thanh Hương, xã Đồng Thanh, huyện

Vũ Thư, Thái Bình Mỗi ngày hàng trăm nhà dân sản xuất cốm của làng cho ra lò khoảng 4.000-5.000 kg cốm trong đó xuất ra Hà Nội khoảng 2.500-3.000 kg Làng cốm Thanh Hương

có tuổi nghề hàng trăm năm, nhưng hiện vẫn phải mượn danh thương hiệu cốm Vòng khi bán tại Hà Nội

• Cốm dẹp: Từ xa xưa cốm do người Khơ Me làm là chính, sau đó truyền đến người Việt Cốm dẹp thịnh hành tại các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, dùng loại nếp vừa đỏ đuôi, chưa chín rộ, hạt còn mềm, đem quết bằng cối bồng Ở nông thông người ta thường chọn những đêm trăng sáng để quết cốm, và hai người quết cốm bên cối bồng thường là một đôi nam nữ[16] Cốm được làm chủ yếu vào lúc giáp hạt, khoảng tháng 10, tháng 11 âm lịch, là một trong những món ăn bà con phum làng mừng mùa lúa mới Ở phương diện nào đó quy trình làm cốm và thành phẩm cốm dẹp tương tự như cốm Vòng, tuy nhiên, thường thấy cách ăn cốm dẹp theo đúng điệu là trộn cốm với đường trắng, rưới nước dừa tươi và đậy vài tiếng đồng hồ cho cốm mềm ra

• Cốm hộc Phan Thiết: gọi là cốm nhưng sử dụng gạo nếp rang nở bung, ngào với đường, dứa, gừng cho dẻo và nén trong các "hộc" (khuôn) hình vuông để thành phẩm là những miếng cốm vuông, phơi thật khô và đóng gói

• Cốm nếp Phong Hậu: làm từ thóc nếp rang vàng (cũng có khi sử dụng ngô), tán bột mịn, ngào với đường tương tự như cách làm cốm hộc Phan Thiết Thành phẩm đóng bánh bột trắng mịn gần giống như món bánh khảo ở miền Bắc Việt Nam

VI Một số món ăn được làm từ cốm.

Cốm tươi hoặc cốm sấy khô có thể trở thành nguyên liệu để chế biến một số món ăn đặc biệt như:

• Chè cốm: Đây là món chè rất dễ thực hiện, chỉ bao gồm cốm, bột sắn dây, đường và chút nước hoa bưởi Đun sôi nước đường, hòa chút bột sắn dây và chế vào nồi cho đến khi có độ sánh nhất định thì rải cốm vào, vẩy chút nước hoa bưởi và múc ra bát Chè cốm thường dùng cốm cuối mùa, tương đối cứng

Ngày đăng: 04/04/2016, 21:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w