Bước đầu tìm hiểu vai trò của phong trào phật giáo đối với cách mạng miền nam việt nam thời kỳ 1954 1975 Bước đầu tìm hiểu vai trò của phong trào phật giáo đối với cách mạng miền nam việt nam thời kỳ 1954 1975 Bước đầu tìm hiểu vai trò của phong trào phật giáo đối với cách mạng miền nam việt nam thời kỳ 1954 1975 Bước đầu tìm hiểu vai trò của phong trào phật giáo đối với cách mạng miền nam việt nam thời kỳ 1954 1975 Bước đầu tìm hiểu vai trò của phong trào phật giáo đối với cách mạng miền nam việt nam thời kỳ 1954 1975 Bước đầu tìm hiểu vai trò của phong trào phật giáo đối với cách mạng miền nam việt nam thời kỳ 1954 1975
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, giáo lý của Phật giáo
đề cao bình đẳng, bác ái, cứu khổ, cứu nạn… rất gần gũi với tín ngưỡng, vănhóa truyền thống của cư dân Việt Nam nên dễ dàng được cư dân Việt Namchấp nhận
Trải qua quá trình lịch sử gần 20 thế kỷ, Phật giáo đóng vai trò tích cựctrong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc Các Phật tử luôn ý thức được
"trước khi trở thành người con Phật, Phật tử là người dân của một nước" Cho
nên, việc bảo vệ và xây dựng đất nước phải được đặt lên hàng đầu Chỉ khinào đất nước được hòa bình, nhân dân được ấm no, hạnh phúc thì Phật giáomới phát triển được con đường thực nghiệm tâm linh, phát huy chánh đạo
Muốn vậy Phật giáo phải "tồn tại trong lòng dân tộc", cùng dân tộc đi qua
bao khúc quanh của lịch sử, chịu đựng bao nỗi thăng trầm của thời cuộc Phật
giáo phải tồn tại như "một thực thể đồng cam cộng khổ với dân tộc chứ không thể chỉ là chiếc bóng tuy có mặt trên quê hương nhưng thiếu hẳn hình tượng trong lòng dân tộc" [8].
Trong phong trào cách mạng miền Nam (1954 - 1975), chính quyềnNgô Đình Diệm (CQNĐD) đã dựa vào Mỹ và Công giáo để xây dựng bộ máythống trị, kìm kẹp nhân dân miền Nam, đàn áp Phật giáo Nhiều phong tràoPhật giáo đã nổ ra ở Miền Nam, chống chính sách kỳ thị tôn giáo và đàn ápPhật giáo của Mỹ - Diệm; phát động phong trào yêu nước, chống đế quốcxâm lược
Cho đến nay, các phong trào Phật giáo vẫn chưa được giới sử học ViệtNam nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện Do đó việc tiến hành nghiên
Trang 2cứu phong trào Phật giáo là một việc làm có ý nghĩa khoa học sâu sắc, giúphiểu được bản chất của phong trào; góp phần hiểu rõ hơn về lịch sử cuộckháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.
Mặt khác, ở nước ta hiện nay tôn giáo đang là vấn đề lớn liên quan đếnchính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước, thu hút sự quan tâm củanhiều ngành, nhiều cấp Việc nghiên cứu phong trào Phật giáo càng có tínhchất cấp thiết, góp thêm những cứ liệu giúp vào việc hoạch định chiến lượcđại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới của
đất nước Với những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài "Bước đầu tìm hiểu vai trò của phong trào Phật giáo đối với cách mạng miền Nam Việt Nam thời
kỳ 1954 - 1975" làm đề tài nghiên cứu.
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Nghiên cứu vai trò của phong trào Phật giáo đối với cách mạng miềnNam Việt Nam, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu ở những mức
độ, khía cạnh khác nhau
Ở miền Nam, trước ngày giải phóng, nhất là vào thời điểm ngay sau khi
CQNĐD vừa sụp đổ, nhiều công trình về Phật giáo được biên soạn như: "Sự
thật công cuộc đấu tranh Phật giáo Việt Nam" của Nguyễn Thanh (Sài Gòn,
1964); "Cuộc tranh đấu lịch sử của Phật giáo Việt Nam" của Nam Thanh
(Sài Gòn, 1964) Cả hai công trình này đã mô tả cuộc đấu tranh của Phật giáo
năm 1963 và đã chú ý đến việc phân kỳ phong trào Nổi bật hơn cả là "Việt
Nam Phật giáo tranh đấu sử" của Tuệ Giác (Sài Gòn, 1963) và "Công cuộc tranh đấu của Phật giáo Việt Nam" của Quốc Tuệ (Sài Gòn, 1964), đã cung
cấp nhiều sử liệu quý giá, ở một mức độ nhất định đã làm rõ quá trình pháttriển của phong trào Tuy nhiên, các công trình trên đây còn nhiều mặt hạn
Trang 3chế Ngoài một số quan điểm, nhận định thiếu chính xác, các công trình chưatrình bày một cách thuyết phục về nguyên nhân sâu xa của phong trào; chưalàm nổi bật được mối quan hệ biện chứng giữa phong trào Phật giáo vớiphong trào cách mạng miền Nam Mặt khác, được biên soạn ngay sau ngàyCQNĐD sụp đổ nên các công trình còn mang nặng tính thời sự, các nguồn tưliệu chưa được phối kiểm, nhiều nguồn tư liệu chưa được khai thác.
Ở miền Bắc, trước năm 1975, tuy chưa nhiều song một số nhà nghiên
cứu cũng đã chú ý đến việc nghiên cứu phong trào Phật giáo như: "Đồng bào
theo đạo Phật ở miền Nam đang tiếp tục truyền thống anh dũng, bất khuất của dân tộc" của Dương Minh, Nghiên cứu lịch sử, số 53, 1963; "Theo quan điểm lịch sử nhìn vào cuộc đảo chánh vừa qua ở miền Nam Việt Nam và số kiếp Ngô Đình Diệm" của Trần Huy Liệu, Nghiên cứu lịch sử, số 58, 1964.
Các công trình trên đây, đã phân tích những mâu thuẫn của nhân dân miềnNam với CQNĐD, mâu thuẫn giữa Mỹ với Diệm, bước đầu đã phác họa bứctranh tổng quát và nêu lên được một số nhận định đánh giá về phong trào Phậtgiáo Tuy nhiên, nguồn sử liệu còn nghèo nàn nên chưa giải quyết một cáchthoả đáng, đúng mức với vị trí của phong trào Phật giáo
Từ sau năm 1975 đến nay, phong trào Phật giáo Việt Nam vẫn chưađược giới sử học Việt Nam chú ý nhiều, chỉ có số ít công trình được công bố
như: "Việt Nam Phật giáo sử luận" của Nguyễn Lang, Nxb Văn học, Hà Nội,
1994, có đề cập đến những thủ đoạn của CQNĐD đối với Phật giáo và những
phong trào Phật giáo nổ ra năm 1963 "Phong trào Phật giáo miền Nam Việt
Nam năm 1963" của Lê Cung, Nxb Thuận Hoá, Huế, 2003, đã phân tích sâu
sắc nguyên nhân dẫn đến phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm
1963 và trình bày khá chi tiết về diễn biến của phong trào Tuy nhiên, haicông trình trên mới chỉ dừng lại nghiên cứu về phong trào Phật giáo miền
Trang 4Nam Việt Nam năm 1963, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cáchđầy đủ về phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam từ 1954 đến 1975 và cáccông trình chưa làm nổi bật được vai trò của phong trào Phật giáo đối vớicách mạng miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975.
3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích
Trên cơ sở phân tích rõ nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ phongtrào đấu tranh của Phật giáo, chúng ta làm nổi bật được vai trò to lớn củaphong trào Phật giáo đối với cách mạng miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954 -1975
3.2 Nhiệm vụ
Nghiên cứu đề tài “Vai trò của phong trào Phật giáo đối với cách mạng miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975”, chúng tôi phải tìm hiểu:
Thứ nhất, con đường du nhập và quá trình phát triển của đạo Phật trong
cộng đồng người Việt ở Nam Bộ
Thứ hai, phải nêu được những đặc điểm của Phật giáo Nam Bộ trong
đời sống chính trị - xã hội có gì khác so với Phật giáo Bắc Bộ
Thứ ba, phải chứng minh được trong phong trào cách mạng miền Nam
Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975, Phật giáo đã đóng vai trò to lớn góp phần làmnên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Thứ tư, nghiên cứu phải rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu có ý nghĩa lịch sử, đặc biệt là bài học về sử dụng phương pháp đấu tranh, bài học về sự gắn bó giữa “Đạo Pháp - Dân tộc” với Chính quyền cách mạng,
Trang 5bài học về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
3.3 Về phạm vi nghiên cứu của đề tài
Về không gian, khoá luận chỉ nghiên cứu phong trào Phật giáo ở miền
Nam Miền Nam ở đây được hiểu theo nghĩa hai miền Nam Bắc (1954 1975), nhưng chỉ tập trung ở một số địa bàn tiêu biểu như Huế và Sài Gòn, vàtập trung vào phong trào Phật giáo chứ không phải vai trò của Phật giáo nóichung
-Về thời gian, giới hạn từ năm 1954 đến năm 1975.
4 Tài liệu nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng một số sách báo tiếng Việt viết vềphong trào Phật giáo, đặc biệt là tập trung khai thác các bài viết về phong tràoPhật giáo được đăng trên tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, tạp chí Nghiên cứuPhật học, Nguyệt san Giác Ngộ,… Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng một số tưliệu gốc tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận, dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề Tôn giáo và vai trò của Tôngiáo
Về phương pháp nghiên cứu, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã
sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic, phương pháp đối chiếu
và so sánh nhằm rút ra những nhận định đánh giá chính xác
5 Đóng góp của đề tài
Một là, đề tài làm rõ được con đường du nhập và quá trình phát triển
Trang 6của Phật giáo ở Nam Bộ Trên cơ sở đó thấy được những đặc điểm riêng biệtcủa Phật giáo Nam Bộ so với Phật giáo Bắc Bộ.
Hai là, đề tài làm rõ được sự tác động của phong trào yêu nước tới cuộc
đấu tranh của Tăng ni, Phật tử Đặc biệt là làm rõ được chính sách chia rẽ tôngiáo của CQNĐD trên tất cả các lĩnh vực tư tưởng - chính trị, kinh tế - xã hội,văn hoá - giáo dục, quân sự Đây là một chính sách cực kỳ phản động màCQNĐD xem như là một công cụ có hiệu quả để đẩy lùi phong trào cáchmạng Việt Nam nhằm cột chặt miền Nam nước ta trong quỹ đạo của Chủnghĩa thực dân mới Nhưng với chính sách kỳ thị tôn giáo này, phong tràoPhật giáo miền Nam thực sự bùng nổ vào năm 1963, tạo điều kiện thúc đẩycách mạng Việt Nam phát triển
Ba là, trên cơ sở tìm hiểu về phong trào Phật giáo từ 1954 đến 1975, đề
tài làm rõ được vai trò của phong trào Phật giáo trong cuộc kháng chiếnchống Mỹ cứu nước của dân tộc
Bốn là, trong quá trình nghiên cứu đề tài, nhiều bài học kinh nghiệm
quý báu được rút ra, đặc biệt là bài học về xây dựng khối đại đoàn kết toàn
dân, không phân biệt màu da, sắc tộc, tôn giáo Là “con rồng cháu tiên” thì
phải biết cùng nhau đoàn kết lại, tạo nên sức mạnh phi thường đánh bại mọi
kẻ thù xâm lăng Trong thời đại ngày nay, sức mạnh của khối đại đoàn kếtđược biểu hiện trong sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam văn minh, hiệnđại, có nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
6 Bố cục của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung chính của khoá luận baogồm hai chương
Chương 1: Sự du nhập và quá trình phát triển của Phật giáo trong người
Trang 7Việt ở Nam Bộ.
Chương 2: Vai trò của phong trào Phật giáo đối với cách mạng miềnNam Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975
Trang 8
NỘI DUNGChương 1
SỰ DU NHẬP VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO
TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ 1.1 Sự du nhập Phật giáo vào Nam Bộ
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ lúc nào và bằng con đường nào?
Đó là những câu hỏi cho đến nay vẫn còn được các nhà nghiên cứu sử Phậtgiáo tiếp tục đào sâu Tuy nhiên, những năm gần đây, với các sách về Phậtgiáo sử được công bố, câu hỏi trên đã phần nào được sáng tỏ hơn
Câu chuyện huyền thoại liên quan đến sự có mặt sớm nhất của Phật
giáo ở nước ta là “Truyện nhất dạ trạch” trong “Lĩnh Nam trích quái” của
Vũ Quỳnh và Kiều Phú Truyện kể rằng vào đời Hùng Vương thứ 3 (vàokhoảng năm 512 TCN) ở ngoài biển có núi Quỳnh Viên, trên đó có một cái
am nhỏ và có một tiểu tăng tên là Ngưỡng Quang (có bản gọi là Phật Quang)truyền phép cho Chử Đồng Tử Chử Đồng Tử trở về, giảng lại đạo Phật, TiênDung bèn giác ngộ, bỏ phố phường cơ nghiệp, rồi cả hai đều tìm thầy họcđạo Nhưng đó chỉ là truyền thuyết
Cho đến nay, có nhiều học giả cho rằng Phật giáo vào nước ta vàokhoảng thế kỷ I, khi nước ta nội thuộc nhà Hán
Chẳng hạn, Nguyễn Lang trong Việt Nam Phật giáo sử luận tập một
viết: “Đạo Phật truyền vào Việt Nam khoảng đầu kỷ nguyên Tây lịch Tài liệu chắc chắn cho biết rằng vào hạ bán thế kỷ thứ hai, tại nước ta đã có một trung tâm Phật giáo phồn vinh và quan trọng rồi, nhưng có thể đạo Phật đã
Trang 9du nhập vào nước ta trong thế kỷ đầu của kỷ nguyên” [14, 19] Theo Nguyễn
Lang, trong ba trung tâm Phật giáo đời Hán (Luy Lâu, Bành Thành, LạcDương) thì có nhiều dữ kiện khiến chúng ta nghĩ trung tâm Luy Lâu tại GiaoChỉ được thành lập sớm nhất, trung tâm này đã làm bàn đạp cho sự thành lậpcác trung tâm Bành Thành và Lạc Dương ở Trung Hoa Ông còn chứng minhtrung tâm Lạc Dương được thành lập từ trung tâm Bành Thành, trung tâmBành Thành được thành lập do sự thăm viếng của các tăng sĩ xuất phát từtrung tâm Luy Lâu Theo ông, trung tâm Luy Lâu được hình thành vàothượng bán thế kỷ thứ nhất Tây lịch
Mặt khác, có nhiều nguồn sử liệu nói đến tình hình Phật giáo ở nước tavào nửa cuối thế kỷ thứ II sau công nguyên, lúc bấy giờ trung tâm Phật giáo ởLuy Lâu (vùng Dâu - Thuận Thành, Hà Bắc) đã khá thịnh đạt Điều đó khiến
ta có thể suy đoán rằng Phật giáo từ phía Nam Ấn Độ qua đường biển đượctruyền bá vào miền Bắc Việt Nam khoảng thế kỷ I sau công nguyên Các vị
sư đầu tiên có lẽ là người Ấn Độ, nhưng từ cuối thế kỷ thứ II, đầu thế kỷ IIItrở đi đã thấy sử chép tên nhiều vị sư người Trung Á và Trung Hoa Như vậy,Phật giáo truyền vào nước ta ngoài đường biển nối Giao Châu với Thiên Trúc,đường biển và đường bộ nối liền trung tâm Luy Lâu với các trung tâm Phậtgiáo Trung Hoa ở Bành Thành (Hoa Nam) và Lạc Dương (Hoa Bắc), cũng có
ý kiến cho rằng Phật giáo vào Việt Nam bằng con đường bộ dọc lưu vực sôngHồng nối liền Giao Châu với miền Vân Nam và qua đó tới Tây Tạng, TrungÁ
Như vậy, có thể nói rằng ngay từ thời rất xưa, Việt Nam đã được cáccao tăng Ấn Độ đến truyền giáo trực tiếp Thời điểm đó có thể là xưa hơn thờiđiểm Phật giáo vào miền Nam Trung Hoa khá nhiều
Gần đây, căn cứ vào sử liệu các nước Đông Nam Á, các nhà nghiên
Trang 10cứu cho rằng có thể từ Ấn Độ, Phật giáo truyền vào Việt Nam theo con đường
“từ Tây Trúc đến nước Phù Nam, rồi dọc bờ biển, đến Giao Châu và QuảngChâu”
Ngoài ra, sử liệu Phật giáo Miến Điện còn cho rằng hai vị cao tăng làSona và Uttara, vào thế kỷ thứ III trước công nguyên từ Ấn Độ, dưới thời vuaAsoka, họ đã sang Suvannabhumi (xứ của vàng) truyền đạo, và đã ghé MiếnĐiện, rồi đến Giao Châu và xây bảo tháp kỷ niệm ở thành Nêlê (có thể là ĐồSơn hiện nay)…
Như vậy, có rất nhiều quan niệm khác nhau về sự du nhập Phật giáo
vào Việt Nam, nhìn chung thống nhất Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rấtsớm, khoảng những thế kỷ đầu công nguyên
Từ thế kỷ XVI, với sự phân chia đàng Trong và Đàng Ngoài giữa hai
họ Trịnh và họ Nguyễn, lấy sông Gianh làm ranh giới, đây là một mốc quantrọng có ảnh hưởng đến lịch sử Phật giáo, làm cho Phật giáo mỗi miền cónhững nét riêng
Tại đàng Trong, cùng với những đợt di dân dần dần vào khai phá vùngđất mới, đạo Phật đã du nhập vào đây theo 4 hướng chính
Hướng thứ nhất, trong số đoàn di dân từ miền Thuận - Quảng vào khai
phá vùng đất mới, có cả những nhà sư người Việt và người Hoa Sử liệu cònghi lại một số chùa cổ như Đại Giác, Long Thiền (Đồng Nai), Kim Chương,Khải Tường, Từ Ân (Gia Định)… đều do các thiền sư từ miền Trung vào,theo đường bộ và đường thủy đến Đồng Nai xuống Gia Định vào những thế
kỷ XVII, XVIII, XIX
Hướng thứ hai, từ Trung Quốc, các thiền sư đã theo chân đoàn người
“Bài Thanh, phục Minh” sang Việt Nam bằng đường thủy đến định cư tại
Trang 11Đồng Nai, Biên Hòa, Gia Định, Mỹ Tho thế kỷ XVII (1679) Những ngôichùa cổ ở Mỹ Tho, Cai Lậy và các Phật đường sau này xuất phát từ các nhà
sư Trung Quốc này
Hướng thứ ba, đầu thế kỷ XVIII, Mạc Cửu người Quảng Đông, từ
Chân Lạp sang vùng đất mới, đặt tên là Hà Tiên (1708 - 1725), dựng chùaTam Bảo Ngôi chùa này cho đến nay vẫn còn nổi tiếng Đây là một trongnhững hướng du nhập của Phật giáo Trung Hoa vào Nam Bộ theo hướngngược lại với cuộc di dân
Hướng thứ tư, từ Campuchia, Phật giáo Nam Tông được Hộ Tông
truyền vào Nam Bộ từ năm 1938, đem lại cho Phật giáo Nam Bộ một nét mớimẻ
1.2 Quá trình phát triển của đạo Phật trong cộng đồng người Việt ở Nam Bộ
1.2.1 Đạo Phật trong người Việt ở Nam Bộ dưới thời các chúa Nguyễn và triều Nguyễn
Nam Bộ là vùng đất mới đối với lịch sử lâu đời của đất nước Đó làvùng hoang vu, nhiều thú dữ, thiên tai, hạn hán, lụt lội ở vùng nhiệt đới giómùa Tuy nhiên, bên cạnh mặt hoang vu, thú dữ và sự khắc nghiệt của thiên
nhiên, vùng đất Nam Bộ lại là vùng đất “cò bay thẳng cánh”, bát ngát ruộng
đồng màu mỡ, phì nhiêu, cảnh vật vừa thơ mộng lại vừa mang vẻ kỳ bí, hấp
dẫn lôi cuốn con người muốn khai phá, tìm tòi, “mời gọi” cư dân từ các nơi
đến sinh sống
Dưới thời các chúa Nguyễn, nhiều thành phần cư dân đã đến đây sinhsống Họ thuộc đủ các thành phần dân tộc khác nhau và theo các hình thứctôn giáo, tín ngưỡng khác nhau, nhưng Phật giáo vẫn là tôn giáo chủ đạo
Trang 12Để đáp ứng nhu cầu của lưu dân vào đây cần có chùa, có thầy cầu an,giúp đỡ khi hoạn nạn, đau ốm ở xứ lạ hoặc cầu siêu khi mất Nhu cầu được an
ủi về tinh thần và có lễ cúng cầu siêu, an tang, làm tuần, mãn tang… đã trởthành bức bách và chính đáng Cho nên, có thể nói lưu dân đi đến đâu, cóxóm làng cư trú là có chùa, am đến đó
Mặt khác, khi du nhập vào vùng đất mới, đạo Phật đã có những tiền đềlịch sử - xã hội cho sự phát triển của mình Đàng Trong, với khu vực GiaĐịnh - Tân Bình, cùng với sự nhập cư của người Việt, đã sớm trở thành mộttrung tâm thương mại, là đầu mối giao thông qua các cửa sông Sài Gòn, kếotheo sự tụ cư của nhiều dân tộc các nước Từ sự phát triển về kinh tế kéo theo
sự phát triển về văn hoá, trong đó có các tôn giáo, nhưng Phật giáo vẫn làhình thức tín ngưỡng - tôn giáo quan trọng nhất vì là tôn giáo chính của người
Việt Nhiều chùa chiền đã được xây dựng và trùng tu lại Đại Nam nhất thống chí ghi lại có 34 ngôi chùa trong phạm vi Nam Kỳ Lục Tỉnh Con số đó, trên
thực tế có lẽ còn lớn hơn nhiều, nhưng do các ngôi chùa được xây cất khôngkiên cố, chất liệu kiến trúc thô sơ, dễ hư hỏng nên chùa, am đa số bị hư hại
Gia Định thành thông chí và Đại Nam nhất thống chí chỉ còn ghi lại một số
“đại bửu sát” (danh thắng) ở Gia Định thời các chúa Nguyễn như chùa Giác
Lâm, chùa Kim Chương, chùa Từ Ân, chùa Khải Tường… Ngoài ra còn một
số chùa cổ nữa như Sắc Tứ Long Huê (Gia Định), Sắc Tứ Tập Phước (GiaĐịnh)…
Nét nổi bật của Phật giáo thời kỳ này là có sự xuất hiện những chi pháihay hệ phái Đạo Phật khi truyền vào Việt Nam có hai chi phái lớn là Lâm Tế
và Tào Động Chi phái Lâm Tế qua các giai đoạn phát triển cũng chia thànhnhiều dòng phái đó là dòng Lâm Tế Tổ Đạo, dòng đạo Bổn Ngươn, dòng LiễuQuán và dòng Chúc Thánh Trong bốn dòng chính thuộc chi phái Lâm Tế, có
Trang 13ba dòng do người Trung Hoa trực tiếp truyền bá như Lâm Tế Tổ Đạo, dòngĐạo Bổn Ngươn, dòng Chúc Thánh và một dòng do Thiệt Diệu - Liễu Quán
là người Việt sáng lập
Như vậy, có thể thấy vào giai đoạn của cuộc khẩn hoang ở miền Nam,trong chừng mực nhất định, đạo Phật đã tạo được thế đứng trong nhân dân.Tuy là buổi đầu ở vùng đất mới, đạo Phật cũng đã thể hiện được một số đặcđiểm của mình qua thờ cúng, qua sinh hoạt Phật giáo, dù rằng các yếu tố nàycòn khá mờ nhạt, nhưng cũng đã có những nét mới phong phú, đa dạng và làtiền đề cho việc hình thành những đặc điểm mang nét đặc trưng của Phật giáoNam Bộ
1.2.2 Đạo Phật trong người Việt ở Nam Bộ dưới thời thuộc Pháp
1.2.2.1 Đạo Phật trước thời chấn hưng
Khi người Pháp bắt đầu đặt gót chân xâm lược vào Nam Bộ thì đây làgiai đoạn Phật giáo trong người Việt ở Nam Bộ có sự chuyển biến lớn - Phậtgiáo đi vào suy thoái
Ở giai đoạn này, các mặt sinh hoạt tín ngưỡng có phần nào bị phá vỡ do
sự xâm nhập của Pháp vào Việt Nam Từ 1860 đến 1865, một mặt thực dânPháp tăng cường bắt sư đi lính, xâm chiếm, đập phá nhiều ngôi chùa để sửdụng làm phòng tuyến và làm đồn bốt Suốt từ Sài Gòn vào Chợ Lớn, 4 ngôichùa, đền cổ đã bị quân đội viễn chinh chiếm đóng là chùa Khải Tường, đền
Hiển Trung, chùa Kiểng Phước, chùa Cây Mai và đặt tên là “phòng tuyến các chùa”.
Ngoài ra, Pháp còn chiếm và triệt hạ hàng loạt các chùa như: chùa KimChương, chùa Phật Lớn (ông Phúc) bị dỡ vào năm 1865 gần thành Ô Ma(đường Nguyễn Trãi ngày nay); chùa Pháp Võ (Chợ Quán) bị dỡ năm 1863;
Trang 14chùa Phước Hải trong bệnh viện Chợ Rẫy bị dỡ năm 1865; chùa Phước Hưng(đường An Dương Vương ngày nay) bị dỡ năm 1864; chùa Kim Tiên (ChợQuán) bị dỡ năm 1863; chùa Gia Điền (Chợ Quán) bị dỡ năm 1865 Điều đó
đã gây hậu quả nghiêm trọng, nhiều ngôi chùa lớn bị triệt hạ, nhiều kinh sáchquý bị thất lạc, chỉ còn những ngôi chùa nhỏ trong hẻm mới tồn tại được
Mặt khác, thực dân Pháp ra sức phát triển nhà thờ ở đô thị Thực dânPháp quan niệm Phật giáo gắn với dân tộc Việt Nam, theo Phật giáo và hànhtín ngưỡng Phật giáo là hồn dân tộc còn Do vậy, phải thay thế đức tin mớibằng Thiên Chúa giáo, bằng những nhà thờ tráng lệ Một phần nào đó, trongsâu xa, Pháp muốn xóa đi các vết hằn về dân tộc tính đã ăn sâu trong nhữngngười theo đạo phật ở Nam Bộ Sự kiện buộc các sư tăng đi lính, đóng thuếthân, muốn tổ chức lễ trường hương và trường kỳ phải xin phép… khôngngoài mục đích kiểm soát chặt chẽ, tạo khó khăn trong hành đạo, đồng thờicũng muốn qua đó loại bỏ dần sinh hoạt tín ngưỡng này Việc bắt sư tăng đilính điều đó cũng có nghĩa là hoàn tục
Tình trạng suy thoái toàn diện của Phật giáo ở Nam Bộ kéo dài cho đếnnhững năm 20 của thế kỷ XX Từ đó đòi hỏi bức bách trong bản thân Phậtgiáo, trong tâm tư các tăng sĩ hết lòng vì đạo pháp và dân tộc, phải đi đến sựthay đổi, phải bắt tay xây dựng lại một nền Phật giáo mới, mang màu sắc dântộc, và điều đó trước hết đã tạo tiền đề cho công cuộc chấn hưng Phật giáo ởNam Bộ, nơi xuất phát phong trào đầu tiên trong cả nước
1.2.2.2 Đạo Phật thời chấn hưng
Vị tổ mở đầu phong trào chấn hưng Phật giáo trong người Việt ở Nam
Bộ là tổ sư Khánh Hoà (Như Trí) Hoà thượng là người am hiểu cả Việt vănlẫn Hán văn Ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, nhà sư Khánh Hoà đã thao
Trang 15thức về sự suy yếu của hoạt động Phật pháp, nên ngay sau khi về trụ trì tạichùa Tuyên Linh (Bến Tre), hoà thượng đã lập trường giảng dạy chư tăng cácnơi về tu học (1906) Đây là ngôi trường gia giáo đầu tiên ở miền Nam trongphong trào chấn hưng Phật giáo Sau đó các trường ở các nơi khác liên tiếpđược thành lập như tại chùa Phi Lai (Chợ Voi, Châu Đốc) do hoà thượng ChíThiền trụ trì; chùa Giác Hoa (Bạc Liêu)
Năm 1920, hoà thượng đứng ra thành lập tổ chức "Lục Hoà Liên xã" nhằm mục đích tạo điều kiện cho "chư sơn thiền đức" gặp nhau trong những
ngày kỵ tổ để bàn về nội bộ tăng đồ, đoàn kết lại và vận động phong trào chấnhưng Phật giáo Tháng Giêng năm Kỷ Tỵ 1929, hoà thượng Khánh Hoà đíchthân đi vận động hầu hết các chùa lớn ở miền Nam tham gia phong trào chấnhưng Phật giáo Năm Canh Ngọ 1930, các lớp học luân chuyển do hoà thượng
Khánh Hoà khai mở lấy tên là “Phật học Liên Xã" do Lục Hoà Tăng Nam
Việt đảm nhiệm việc học lẫn tiền học tại chùa Long Phước (Trà Ôn), sau đóđến chùa Long Phước (Trà Vinh), chùa Viên Giác (Bến Tre) mỗi khoá duhọc từ 80 đến 100 học tăng
Cùng với hoà thượng Khánh Hoà, tại miền Nam còn có giáo thọ ThiệnChiếu - là một trong những vị tăng trẻ tuổi có tiếng thời bấy giờ Từ 1926 đến
1929 tại chùa Linh Sơn - nơi nhà sư trụ trì, nhiều hoạt động Phật giáo đã đượcthực hiện, nhằm khơi dậy và làm sống lại một Phật giáo chánh tín, mang âmhưởng dân tộc và hơn hết là phát huy tinh thần yêu nước, cho tăng sĩ, Phật tửtrong giai đoạn có thực dân Pháp xâm lược
Ngoài hai tăng sĩ được xem là linh hồn của phong trào chấn hưng Phậtgiáo ở Nam Bộ, thời kỳ phát động phong trào còn có sự giúp sức của hoàthượng Từ Phong (chùa Giác Hải) Với nỗ lực phi thường và lòng quyết tâmkhôi phục lại bộ mặt mới cho Phật giáo Việt Nam của các tăng sĩ, đã góp
Trang 16phần làm cho công cuộc chấn hưng Phật giáo ở Nam Bộ có được kết quả đáng
Tóm lại, trong giai đoạn Pháp, Nhật xâm lược nước ta, đặc biệt là ở
Nam Bộ, Phật giáo đã có những chuyển biến sâu sắc Từ sự khủng hoảng về
tổ chức, giáo lý, kinh sách, nhiều hội Phật giáo đã ra đời; các Phật họcđường cũng được cố gắng duy trì và phát triển; một hệ thống kinh sách quantrọng cũng được phiên dịch như kinh Hoa Nghiêm, Niết Bàn, Pháp Hoa, ĐạiBát Nhã Phật giáo trong người Việt ở Nam Bộ, với một số danh tăng tàiđức, đầy dũng cảm, đã đứng lên khởi xướng, xây dựng phong trào chấn hưngPhật giáo, đem lại cho Phật giáo Nam Bộ một bộ mặt mới Phật giáo Nam Bộ
đã thể hiện một tinh thần nhập thế năng động, thể hiện sự gắn bó giữa đạo và
đời, thể hiện mạnh mẽ tinh thần "bi, trí, dũng" của Phật giáo Đặc biệt, Phật
giáo đã tham gia kháng chiến chống xâm lăng và không ít nhà sư đã âm thầmngã xuống vì sự nghiệp cao cả: đem lại độc lập, tự do cho Tổ quốc
1.2.3 Đạo phật trong cộng đồng người Việt ở Nam Bộ trước ngày giải phóng (1954 - 1975)
Sau thất bại nặng nề ở Điện Biên Phủ, thực dân Pháp buộc phải ký hiệpđịnh Giơnevơ và cuốn cờ về nước Thay chân Pháp nhảy vào Việt Nam, đế
Trang 17quốc Mỹ càng thấy rõ Phật giáo ở miền Nam là một lực lượng cần tranh thủ,bởi chúng đã tìm thấy ở đây không chỉ là một thực lực tôn giáo mà còn là mộtthực lực kinh tế và chính trị quan trọng.
Để thực hiện mục tiêu này, trên cơ sở chính quyền Diệm được thànhlập, mặc dù Thiên Chúa giáo vẫn được thừa nhận là giữ vai trò nòng cốt ởNam Bộ, nhưng hoạt động Phật giáo vẫn được triển khai Chúng đã đầu tưkhá nhiều vào việc củng cố lại lực lượng Phật giáo tại đây
Trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng, Mỹ đã sử dụng cả hai hình thức côngkhai và bí mật nhằm thu hút tổ chức văn hóa tư nhân vào hoạt động phản cách
mạng về mặt tư tưởng Âm mưu của Mỹ lợi dụng Phật giáo vào quỹ đạo “đấu tranh ý thức hệ” của Mỹ Chúng muốn xây dựng “chủ nghĩa quốc gia” chiếm
khối óc và con tim tuổi trẻ miền Nam, đào tạo lớp người phục vụ cho tư bảnMỹ
Về biện pháp, Mỹ đã thông qua cơ quan văn hóa Á Châu tài trợ choViện Đại học Vạn Hạnh (thành lập ngày 17-10-1964) Bên cạnh đó, một hệthống trường Bồ Đề và một hệ thống Phật học viện được phát triển rộng khắp,không chỉ dành riêng cho con em Phật tử, mà đây còn là nơi đào tạo tăng nisinh về đạo đức và văn hóa
Trên thực tế, dù có nhiều nỗ lực của Mỹ đầu tư vào lĩnh vực này, cũngnhư bàn tay của CIA, thông qua cơ quan văn hóa Á Châu, đã tài trợ cùng vớiviệc đào tạo nhanh chóng một đội ngũ trí thức Phật giáo ở nước ngoài (Nhật,
Mỹ, Anh), nhưng trong nhiều năm ảnh hưởng và tác động của Mỹ đến các tổchức giáo dục nói chung và Phật giáo nói riêng chưa đạt những thành quả như
Mỹ mong muốn Lý do chủ yếu nhất đưa đến sự thất bại này chính là phảnứng của giới trí thức thành thị đối với cuộc chiến và sự gia tăng ảnh hưởng
Trang 18của Mỹ vào xã hội miền Nam nói chung.
Bên cạnh chủ trương “hiện đại hóa” Phật giáo, người ta còn thấy song song với kế hoạch này, trong Phật giáo còn được cổ xúy bởi tư tưởng “Hòa bình”, “Hóa giải”, “Về nguồn”, “Cách mạng xã hội chủ nghĩa không cộng sản”, “chủ nghĩa xã hội Phật giáo”, “chủ nghĩa nhân bản”… thực chất, tất cả
các luồng tư tưởng đó được khơi dậy sau năm 1963 và cũng chỉ gây được mộtảnh hưởng nhỏ bé trong vài năm, bởi vì sau phong trào Đồng Khởi, cáchmạng giải phóng dân tộc ở miền Nam bước vào giai đoạn mới Mặt khác,
công tác từ thiện - xã hội mà trường “Thanh niên Phụng sự xã hội” đã đề ra, với các làng “Tình thương”, “Hoa tiêu”… thu hút một số thanh niên trẻ thời
ấy, cũng bị bế tắc, vì người chủ xướng ra nó cũng đã ở nước ngoài và “chỉ đạo từ xa” cho một kế hoạch mà như GS.Trần Văn Giàu nhận định “chắc hẳn
là sau này Nhất Hạnh có thời giờ kiểm lại để thấy rằng “tình thương”, “chí nguyện” và “học thức” của những đoàn Thanh niên Phụng sự xã hội của ông đào tạo bằng giáo lý cải cách của “Đạo Phật hiện đại hóa” cũng không làm
được gì nhiều hơn cái đội bình định vũ trang bằng sung đạn tâm lý chiến và
kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi của Mỹ Các màu sắc ấp chiến lược đều bị phá
sản, kể cả màu sắc “làng tình thương”, “làng tự nguyện” của Nhất Hạnh [11,
241]
Như vậy, có thể thấy rằng, trên mặt trận văn hóa - tư tưởng Mỹ bằng
nhiều cách khác nhau, cố gắng đem lại cho Phật giáo một bộ mặt mới Nhưng
Mỹ đã không thành công vì gặp sức phản kháng mạnh mẽ của dân tộc ViệtNam, đã ý thức được sự sống còn của quốc gia dân tộc, đã vùng lên đấu tranhchống ngoại xâm Trong quá trình đó, không ít người đã đứng vào đội ngũnhững người cách mạng, và cũng không ít người đã âm thầm ngã xuống chonền độc lập hiện nay
Trang 191.3 Đặc điểm của Phật giáo ở Nam Bộ
1.3.1 Phật giáo Nam Bộ không thuần nhất
Sự hòa nhập trong một thời gian dài của Phật giáo với tín ngưỡng bảnđịa và ngược lại, đã đem lại một hệ quả là Phật giáo ở Việt Nam nói chung và
Nam Bộ nói riêng, một minh chứng về sự “tùy thuận” của Phật giáo vào vùng
đất mình cư trú, thể hiện qua cấu trúc, kiến trúc ngôi chùa Với ngôi miếu nhỏthờ thần ở góc sân chùa hoặc bàn thờ thần linh ở trong chùa Các thần nữđược thờ tự phổ biến ở Nam Bộ như Cửu Thiên, Ngũ Hành, Linh Sơn, ChúaXứ… đều thấy hiện diện trong ngôi chùa Phật giáo, bên cạnh tín ngưỡng củangười Khmer với ông Lực, ông Tà… tín ngưỡng của người Hoa với QuanThánh, Trấn Vũ, Thiên Hậu… và một phần nào đó cũng được chuyển hóathành Phật giáo như hình ảnh Già Lam, Thánh Chúng Tàn dư của Lão giáonặng màu sắc mê tín, bùa chú, ma thuật, đức thánh Trần qua hình ảnh củaPhạm Nhan… đều có mặt trong ngôi chùa Phật giáo của người Việt ở NamBộ
Phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian xâm nhập vào các ngôi chùaPhật giáo còn được thể hiện qua việc cúng cô hồn, cúng sao hạn, cúng tamtai… chùa cổ nào cũng có bài vị cúng sao hạn bên cạnh bài vị hành binh,hành khiến, hoặc được khắc chung một bài vị Chùa còn là nơi khắc bản gỗhình bát quái cho Phật tử mang về treo trước của nhà hoặc dán vào cây nêungày Tết
Một trong những đặc trưng của Phật giáo trong người Việt ở Nam Bộqua sinh hoạt tín ngưỡng là môn ứng phú Buổi đầu cư dân đến vùng đất mớicần có thầy cầu an khi đau ốm và cầu siêu khi qua đời nên từ rất sớm mộttầng lớp tăng sĩ đã thường xuyên đến nhà Phật tử cúng bái, phục vụ cho nhucầu tinh thần này Các thầy cúng đám hay các ứng phú sư, một mặt đã đưaPhật giáo dần dần đi vào con đường xa rời với chánh pháp, nhưng mặt khác
Trang 20nó thể hiện tính thực tiễn của cư dân vùng đất mới Ứng phú đã trở thành mộthình thức sinh hoạt văn hóa dân gian Phật giáo, đã đi vào lịch sử, là một trongnhững dấu ấn sâu đậm về đặc điểm của Phật giáo trong người Việt ở Nam Bộ.
Đặc biệt, ở Nam Bộ xuất hiện nhiều giáo phái được hình thành từ yêucầu giữ vững tổ chức Phật giáo để đấu tranh chống ngoại xâm như Đạo BửuSơn Kỳ Hương, Lục Hòa Tăng Nam Việt, Thiên Thai Thiền Giáo Tông, PhậtGiáo Cửu Quốc… Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương đã đặt ơn Tổ quốc trở thành mộttrong bốn trọng ân mà người theo đạo phải thực hiện và đền đáp Chínhtruyền thống yêu nước thương dân là sợi chỉ xuyên suốt, là hạt nhân chỉ đạo
mọi hoạt động bởi vì: “đất nước còn, dân tộc còn, đạo pháp còn” Sự vay
mượn các hình thức đồng bóng, chữa bệnh đầy màu sắc huyền bí và mê tíncủa Bửu Sơn Kỳ Hương, của đạo Lành… xét cho cùng, ngoài mục đíchtruyền bá tín ngưỡng thì còn có một dụng ý nữa là nhằm vào việc vận động,tập hợp những người yêu nước đứng vào tổ chức kháng chiến có quy mô tolớn hơn, chặt chẽ hơn
Tóm lại, trong suốt quá trình phát triển của mình Phật giáo trong người
Việt ở Nam Bộ mang những đặc trưng riêng, thể hiện tính đa dạng phong phú
Đó là một minh chứng về sự “tùy thuận” của Phật giáo vào vùng đất mình cư
trú
1.3.2 Phật giáo Nam Bộ thể hiện một tinh thần nhập thế năng động
Do đặc thù về lịch sử, Nam Bộ cùng với miền Nam là nơi trực tiếp
“đụng đầu” với chủ nghĩa thực dân, với sự xâm lược của đế quốc Điều đó
buộc người dân Việt Nam và nói riêng là cư dân Nam Bộ đã phải thể hiện hếtbản lĩnh và bản sắc của mình trong cuộc đối đầu hàng trăm năm ấy Từ hệ quảtrên trong Phật giáo đã hình thành trong dòng phát triển lịch sử quá nhiều cáchội phật học, các giáo phái, hệ phái… Mỗi giáo phái có yêu cầu, đường
Trang 21hướng, mục tiêu khác nhau Có giáo phái hình thành từ sự chuyển hướng củacác yếu tố nội sinh, từ sự phân nhánh do khác biệt trong quan niệm về giáo lý,nhưng cũng có giáo phái hình thành từ những yêu cầu củng cố tổ chức để hoạtđộng cách mạng tốt hơn Một số ít hình thành từ ý đồ của ngoại bang, cuốicùng cũng đã loại bỏ vì không phù hợp lòng dân, không được sự ủng hộ,không có được sức mạnh tinh thần của nhân dân làm hậu thuẫn Tuy nhiên, xu
hướng “đi với dân tộc và đứng về phía dân tộc” vẫn là xu hướng chủ đạo.
Phật giáo không đứng ngoài dân tộc mà hoà cùng dân tộc, thể hiện một tinhthần nhập thế năng động
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tinh thần nhập thế thamgia chống xâm lăng của Phật giáo được phát huy mạnh mẽ
Tại thành phố, trung tâm đầu não của chính quyền Nguỵ, nhiều chùa đãtrở thành cơ sở cách mạng, là nơi hội họp, nuôi chứa cán bộ Ở một số chùa
đã dùng việc học tập kinh điển để lồng các bài chính trị thường thức, trao đổikinh nghiệm công tác lãnh đạo đấu tranh chống Mỹ - Nguỵ, chùa Đức Lâm(quận Tân Bình) còn có hầm dấu chứa cán bộ, do đồng chí Lê Quốc Sử trựctiếp điều hành chi bộ tại đây với hai chùa sát nhau làm địa bàn hoạt động làGiác Lâm và Đức Lâm
Tại các căn cứ địa phương như Mỹ Tho, hội nghị cũng được khai mở
để phổ biến nội dung, yêu cầu, mục đích các chiến dịch và các chỉ thị củaThành uỷ cho cán bộ đầu mối gồm các thượng tọa, đại đức và một số Phật tử
Đặc biệt, trong phong trào đấu tranh chống Mỹ, giáo hội ni giới Khất Sĩ
đã đóng góp đáng kể Mở đầu cho cao trào này là ni sư Huỳnh Liên, với tịnh
xá Ngọc Phương trung tâm đấu tranh, là hội sở Trung ương của Giáo hội, đãđứng lên đòi hoà bình, đòi quyền sống, đòi công bằng xã hội, chống bắt lính,
Trang 22đòi thả tù chính trị phạm…
Một trong những hành động đưa phong trào đấu tranh của Tăng Ni,Phật tử Nam Bộ lên đỉnh cao giai đoạn 1954 - 1975 là tháng 6-1963, Hoàthượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng và Lê VănDuyệt (tức Cách mạng tháng Tám và Nguyễn Đình Chiểu hiện nay) với lời
đại nguyện cầu mong cho “Phật giáo Việt Nam được trường tồn và đất nước được thanh bình, chúng sanh được an lạc” [16, 218] Giáo sư Trần Văn Giàu
đã dánh giá cao về hành động tự thiêu này và cho rằng: “Đó là một hành động chống chiến tranh, là hành động bảo vệ hòa bình, vì hòa bình mà hi sinh (…) nhà sư là một người yêu nước, Quảng Đức yêu nước theo phong cách một nhà sư [12, 30].
Tiếp nối gương hi sinh này, nhiều cái chết tiếp theo sau đó của cácTăng ni, Phật tử đã góp phần lớn trong việc giành lại nền độc lập của đấtnước
Có thể nói, hoà nhập và cùng với nhân dân Nam Bộ đứng lên chốngngoại xâm, thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn và một tinh thần nhập thếnăng động, là một điểm nổi bật của Phật giáo Nam Bộ Tinh thần ấy xuất phát
từ truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam mà đội ngũ Tăng ni là một bộphận
Tiểu kết
Du nhập vào Việt Nam khoảng đầu công nguyên, trải qua các triều đại,Phật giáo đã có những nét riêng, thể hiện sự thích ứng theo phong tục tậpquán và tín ngưỡng bản địa Từ thế kỷ thứ XVI, với sự phân chia đàng Trong
và đàng Ngoài, lấy sông Gianh làm ranh giới, đây là mốc quan trọng có ảnhhưởng đến lịch sử Phật giáo, làm cho Phật giáo mỗi miền mang những đặc
Trang 23điểm khác nhau Phật giáo từ nhiều hướng khác nhau, nhưng chủ yếu là từ 4hướng chính được truyền vào Nam Bộ, góp phần tạo nên một diện mạo mớicho Phật giáo Nam Bộ - Phật giáo Nam Bộ không thuần nhất mà mang tính
đa dạng, phong phú Mặt khác, do đặc thù về lịch sử, Nam Bộ là nơi trực tiếp
“đụng đầu” với chủ nghĩa thực dân, với sự xâm lược của đế quốc, Phật giáo
Nam Bộ đã hòa cùng dân tộc, tích cực tham gia kháng chiến chống xâm lăng,thể hiện một tinh thần nhập thế năng động
Trang 24Chương 2 VAI TRÒ CỦA PHONG TRÀO PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI
CÁCH MẠNG MIỀN NAM THỜI KỲ 1954 - 1975 2.1 Những nhân tố tác động đến phong trào Phật giáo Miền Nam
2.2.1 Phong trào yêu nước
Trước nguy cơ thất bại của Pháp ở Đông Dương, Mỹ ngày càng canthiệp sâu hơn vào cuộc chiến tranh Đông Dương Ngày 7-5-1954, Pháp thấtbại ở Điện Biên Phủ, Mỹ tăng cường thế lực thay chân Pháp ở Đông Dương.Nhân vật mà Mỹ chọn làm tay sai là Ngô Đình Diệm
Thực hiện chủ trương của Mỹ, ngay sau khi được Mỹ đưa về làm thủtướng bù nhìn ở miền Nam, Ngô Đình Diệm từ chối hiệp thương tổng tuyển
cử, từ chối việc tái lập quan hệ bình thường giữa hai miền Nam - Bắc, tổ chứctổng tuyển cử riêng rẽ, bầu cử Quốc hội lập hiến, ban hành hiến pháp ( 26-10-
1956 ), lập đảng Cần Lao nhân vị, Phong trào cách mạng quốc gia, Thanhniên cộng hòa, Phụ nữ liên đới… Mặt khác, chính quyền Ngô Đình Diệm rasức khủng bố những người tán thành hòa bình, những người tham gia khángchiến và những người đấu tranh đòi thi hành hiệp định Gionevo (1954) Dưới
chiêu bài “chống cộng” coi “chống cộng là quốc sách” chính quyền Ngô
Đình Diệm đã kiện toàn bộ máy đàn áp Tổng ủy “Công dân vụ” thành lập từ
tháng 3-1955 và ngày càng được tăng cường chuyên lo việc đàn áp chính trị.Các luật lệ phát xít được ban hành, trong đó có Dự số 6 ( 11-1-1956 ) về việc
thành lập các trại tập trung để giam giữ những người gọi là "nguy hiểm cho quốc phòng và an ninh”; Dụ số 13 (20-2-1956) nhằm bóp nghẹt quyền tự do
báo chí; Luật 10 / 59 (5-1959) về việc thành lập các tòa án quân sự đặc biệt,
Trang 25đặt những người cộng sản ra ngoài vòng pháp luật Cùng với những chính
sách trên là các chương trình “Cải cách điền địa”, “Khu dinh điền”, “Khu trù mật”, “ấp chiến lược”…
Tất cả những chính sách và biện pháp trên, về thực chất là chống lạikhát vọng hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước của nhân dân miền Nam Đóchính là những nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào đấu tranh cách mạngcủa nhân dân miền Nam
Tháng 8-1954 “Phong trào hòa bình” của trí thức và các tầng lớp nhân
dân miền Nam ra đời tại Sài Gòn - Chợ Lớn Phong trào tổ chức nhiều cuộcmit tinh, hội họp đưa yêu sách đòi chính quyền Ngô Đình Diệm thi hànhnghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ Phong trào lan rộng từ thành thị đến nôngthôn, tiêu biểu là ở Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng
Liên tiếp trong những năm 1956 - 1958, nhiều cuộc đấu tranh của côngnhân đã diễn ra trên khắp các thành phố, thị xã miền Nam, nhất là vào dịp kỷniệm ngày Quốc tế lao động 1-5 hàng năm Đặc biệt, ngày 1-5-1958, gần 50vạn công nhân Sài Gòn xuống đường biểu tình với những khẩu hiệu đấu tranhphù hợp với quyền lợi của mọi tầng lớp nhân dân, như đòi tăng lương, giảiquyết nạn thất nghiệp, hạn chế nhập cảng hàng hóa mà trong nước sản xuất
được, triệt để giảm tô đúng mức, thực hiện đầy đủ khẩu hiệu “người cày có ruộng, thống nhất đất nước”.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào quần chúng, tháng 1-1959Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 họp, xác định con đường phát triển cơbản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhândân bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp lực lượng vũtrang của nhân dân
Sau cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Trà Bồng, miền tây Quảng Ngãi (1959),
Trang 26ngày 17-1-1960, phong trào "Đồng khởi" diễn ra ở Bến Tre Từ Bến Tre,
phong trào lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi miền Trung Trung
Bộ “Đồng khởi” thắng lợi đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng
miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, đưa đến sự rađời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (20-12-1960) Mặt trận chủtrương đoàn kết toàn diện, kiên quyết đấu tranh chống Mỹ xâm lược và chínhquyền tay sai Ngô Đình Diệm, thành lập chính quyền liên minh dân tộc dânchủ rộng rãi ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc, tự do dân chủ, cải thiệndân sinh, giữ vững hòa bình, thống nhất Tổ quốc
Phong trào “Đồng khởi” đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực
dân mới của Mỹ ở miền Nam đã tác động mạnh mẽ làm lung lay chính quyềntay sai Ngô Đình Diệm Mâu thuẫn nội bộ chính quyền Ngô Đình Diệm ngàycàng gia tăng, dẫn tới cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm vàongày 11-11-1960, cuộc đảo chính do đại tá Nguyễn Chánh Thi, tư lệnh lữ
đoàn dù cầm đầu Mặc dù không thành công “nhưng cuộc đảo chính ấy đã đánh một đòn mạnh mẽ vào quyền uy của Mỹ - Diệm, một chế độ mà kẻ thù của nhân dân đinh ninh rằng không một lực lượng nào dưới quyền thống trị của chúng có thể dám động đến” [28, 223].
Về phía phong trào cách mạng, sau "Đồng khởi" quần chúng vẫn tiếp
tục nổi dậy kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang chống Mỹ Diệm
Hòa cùng phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam,cuộc đấu tranh của Tăng ni, Phật tử miền Nam, chống chính quyền Ngô ĐìnhDiệm, lúc bình thường, lúc ẩn hiện và ở những mức độ khác nhau nhưng diễn
ra khá liên tục Tuy chưa tiến đến một cao trào đấu tranh trên quy mô rộnglớn, song cuộc đấu tranh của Tăng ni, Phật tử miền Nam đã góp phần làm suy
Trang 27yếu chính quyền Ngô Đình Diệm, làm cho nội bộ chúng mâu thuẫn, tạo ranhững điều kiện thuận lợi cho phong trào cách mạng miền Nam phát triển.Mặt khác, thông qua những cuộc đấu tranh, Tăng ni, Phật tử miền Nam càngnhận rõ bản chất độc tài, phản dân tộc của chính quyền Ngô Đình Diệm, bướcđầu hình thành, chuẩn bị đội ngũ cho một phong trào rộng lớn và quyết liệthơn.
2.1.2 Chính sách của Ngô Đình Diệm đối với Phật giáo miền Nam.
2.1.2.1 Về tư tưởng - chính trị
Từ sau cách mạng tháng Tám thành công, trước sự lớn mạnh của lựclượng cách mạng, Ngô Đình Nhu cùng một số đồng sự như Bửu Dưỡng,Nguyễn Văn Thích, Lý Văn Lập quyết định phải chính trị hóa giáo hội, màviệc khởi đầu là cho ra đời chủ nghĩa nhân vị Theo Ngô Đình Nhu chỉ có chủnghĩa nhân vị mới bài trừ được lạc hậu và đẩy lùi được chủ nghĩa Mác - xít,tránh được sự dụ dỗ của chủ nghĩa Mác – xít
Sau này, trong phần mở đầu bản Hiến Pháp (1956) chủ nghĩa nhân vịđược lấy làm hệ tư tưởng của chính quyền Ngô Đình Diệm và được ví như là
“linh hồn của chính thể Cộng hòa”.
Từ năm 1956, chủ nghĩa nhân vị được các linh mục giảng dạy tại đạihọc Văn Khoa Sài Gòn và tiếp theo Ngô Đình Diệm cho thành lập trung tâmhuấn luyện nhân vị Vĩnh Long Ban Giám đốc và Ban giảng huấn đều là cáclinh mục hoặc là tín đồ Thiên Chúa giáo đặt dưới quyền quản lý trực tiếp củaNgô Đình Thục (anh của Ngô Đình Diệm) Cán bộ viên chức nhà nước từtrung ương xuống địa phương (tỉnh, quận) đều bị bắt buộc phải về thụ huấntại trung tâm này Thực chất, họ về đây để nghe các linh mục giảng dạy giáo
lý Thiên Chúa giáo và dụ dỗ họ theo Thiên Chúa giáo, đồng thời chỉ tríchgiáo lý Phật giáo
Trang 28Trung tâm còn đảm nhận nhiệm vụ đào tạo những “cán bộ nhân vị”
nòng cốt để làm nhiệm vụ xung kích trong việc tuyên truyền chủ nghĩa nhân
vị xuống tận nhân dân Tính đến ngày 3-2-1961, trung tâm huấn luyện nhân vịVĩnh Long đã đào tạo được 39 khóa cán bộ nhân vị
Khi chủ nghĩa nhân vị xuống tận nông thôn thì chính sách kỳ thị Phậtgiáo càng trở nên khốc liệt và là một thảm trạng đối với nhân dân, nhất là cáctỉnh miền Trung
Tại Quảng Ngãi, bằng việc tổ chức các lớp học chủ nghỉa nhân vị, các
lớp học “tố Cộng, diệt Cộng” chính quyền Ngô Đình Diệm đã bắt ép nhân dân
chủ yếu là tín đồ Phật giáo, bỏ tôn giáo của mình để theo Thiên Chúa giáo, cónơi Phật giáo bị đả kích mạnh Nếu ai phản đối theo Thiên Chúa giáo thì đủmọi thứ tai ương ập đến
Ở Phú Yên, tín đồ Phật giáo cũng bị chính quyền địa phương dùng sức
ép chính trị bắt vào Thiên Chúa giáo Nếu ai không chịu vào Thiên Chúa giáo
bị bắt bớ, giam cầm, bị đánh đập tra tấn Có trường hợp tín đồ Phật giáo bị thủtiêu bằng cách chôn sống, như trường hợp các ông Nguyễn Chuyển, Đỗ Thìn
ở thôn Mậu Lâm, xã Hòa Quang, quận Tuy Hòa
Trên nền tảng của chủ nghĩa nhân vị, gia đình họ Ngô đẩy mạnh việcxây dựng đảng Cần lao Nhân vị nhằm làm đội quân chủ lực cho chế độ Lúcđầu Ngô Đình Nhu chủ trương lấy tín đồ Thiên Chúa giáo làm nòng cốt,nhưng người các tôn giáo khác vẫn được thu nạp vào Đảng Từ cuối năm
1957, sau khi tạm thời vượt qua những khó khăn buổi đầu, chế độ “dường như” đã vững mạnh, gia đình họ Ngô chủ trương cần phải có một chủ lực
thuần nhất, hoàn toàn trung kiên với chế độ để đối đầu với lực lượng cách
mạng, đảng Cần lao Nhân vị biến thành đảng “Cần lao Thiên Chúa giáo” lấy
yếu tố tôn giáo làm yếu tố ưu tiên và độc nhất cho mọi chính sách, nhất làchính sách nhân sự, nên đảng viên hầu hết là tín đồ Thiên Chúa giáo Người
Trang 29vào đảng phải tuyên thệ có sự chứng giám của một vị linh mục, thề chiến đấu
vì Chúa “đem hết thể xác và linh hồn cho đến hơi thở cuối cùng để chống cộng sản vô thần, chống Phật giáo ma quỷ, chống các đảng phái quốc gia”
[17, 165] kẻ có chân trong đảng Cần lao là thể hiện sự trung thành với chế độ,
được chế độ tin tưởng và cân nhắc “Cần lao là con đường duy nhất để đưa người công giáo, và chỉ người công giáo mà thôi vào chính quyền” [17, 196].
Do chính sách trên đây, bộ máy cai trị của “Nhà nước Diệm” thể hiện chính sách “giáo trị” một chiều hết sức cao độ Ở trung ương, quyền lực tối
cao nằm trong tay anh em họ Ngô (Ngô Đình Diệm làm Tổng thống, NgôĐình Nhu vừa là Bí thư đảng Cần lao, vừa là Cố vấn chính trị cho chế độ,Ngô Đình Cẩn là Cố vấn chỉ đạo miền Trung) Chủ tịch quốc hội luôn nằmtrong tay một dân biểu Cần lao Thiên Chúa giáo
Ở các tỉnh, nhất là các tỉnh miền Trung cho đến đầu năm 1963, hầu hếtcác tỉnh trưởng, thị trưởng đều nằm trong tay những người Cần lao ThiênChúa giáo
Ở địa bàn thôn xã, chính quyền Ngô Đình Diệm đã đi ngược lại truyềnthống dân chủ vốn có của làng xã Việt Nam, bằng cách bãi bỏ các hội đồng
dân cử thay vào đó bằng hình thức “chỉ định”.
Bằng biện pháp trên đây chính quyền Ngô Đình Diệm đã nhanh chóng
“Thiên chúa giáo hóa” bộ máy chính quyền thôn xã Cho đến năm 1957, hầu
hết các xã trưởng, thôn trưởng đều nằm trong tay những người Cần lao Thiên
Chúa giáo Do “chế độ chỉ định” nên bộ máy chính quyền thôn xã ra sức bạo
hành, ức hiếp lương dân, mà nạn nhân chủ yếu là những người không cùngtôn giáo với gia đình họ Ngô
Cũng cần thấy thêm rằng, dưới chế độ Ngô Đình Diệm hiện tượng
“linh mục chế” một hình thức “siêu chính phủ” rất phổ biến các linh mục có
một thế lực chính trị rất lớn Họ không ngần ngại tìm cách đưa các con chiên
Trang 30của mình vào thay thế các quận trưởng hay xã trưởng không Thiên Chúa giáo.Mặt khác các linh mục ra sức nhũng lạm, vơ vét tiền của của nhân dân, khôngchỉ linh mục người Việt mà cả linh mục nước ngoài hành đạo tại miền Nam
cũng hành động theo cái “chính sách lộng hành và bất chấp pháp luật” dù
cho họ đã được nhiều đặc quyền
Ở địa bàn thôn xã hiện tượng “linh mục chế” càng trở nên dữ dội Một
số linh mục và tín đồ Thiên Chúa giáo ngang nhiên và thực tế cầm nắm haychi phối hết thảy mọi quyền bính và quyền lợi Do đó, hiện tượng ở nông
thôn, nhất là tại các “khu dinh điền”, “khu trù mật” và đặc biệt là “ấp chiến lược” Phật giáo bị chính quyền Ngô Đình Diệm ngược đãi và tấn công ngày
càng phổ biến
Chính sách “Thiên Chúa giáo hóa” bộ máy nhà nước từ trung ương
xuống địa phương của chế độ Ngô Đình Diệm đã được chính linh mục CaoVăn Luận, nguyên Viện trưởng Viện Đại học Huế, một người thân tín với gia
đình họ Ngô, thừa nhận và xem nó như là “một trong số những nguyên nhân gây bất mãn và chống đối trong quần chúng” [5, 56].
Trong quân đội chính sách kỳ thị Phật giáo càng thể hiện rõ nét Quân
đội Diệm “xây dựng theo nguyên tắc 3Đ” (Đảng, Đạo, Địa phương) [18, 6].
Với nguyên tắc này việc bổ nhiệm các chức vụ quan trọng trong quân đội
thường được nhắm vào tiêu chuẩn “có chân trong đảng Cần lao, có đạo công giáo”.
Từ năm 1957, Diệm thành lập “liên đoàn sỹ quan Thiên Chúa giáo”
khu Sài Gòn, nhằm tập hợp lực lượng Thiên Chúa giáo trong quân đội để làmnòng cốt mục đích để khống chế bộ phận sỹ quan không cùng tín ngưỡng
Trong các cơ quan hay đơn vị quân đội, hầu hết những bộ phận cónhiều quyền thế và dễ tham nhũng đều nằm trong tay những người cùng tínngưỡng với Diệm Ví dụ trong một đơn vị quân đội có 54 nhân viên thì có tới
Trang 3150 người là Thiên Chúa giáo.
Nổi bật nhất trong chính sách kỳ thị Phật giáo trong quân đội là việc
chính quyền Ngô Đình Diệm cho thi hành “chế độ tuyên úy” nhưng chủ yếu là
“Tuyên úy Thiên Chúa giáo” và “Tuyên úy Tin lành” nhưng chủ yếu là Tuyên
úy Thiên Chúa giáo Dù tín đồ Thiên Chúa giáo trong quân đội Diệm chỉ làthiểu số, song các linh mục Thiên Chúa giáo có mặt khắp các đơn vị quân đội
từ cấp trung đoàn trở lên Họ làm nhiệm vụ "tuyên uý" và ở Trung ương thì có
Nha tuyên uý chỉ đạo Trái lại, tín đồ Phật giáo chiếm đa số trong quân độiDiệm, song vẫn không có tuyên uý Cùng với chế độ tuyên uý, nhà thờ ThiênChúa giáo mọc lên khắp các đơn vị quân đội
Trong quân đội, Diệm còn thực hiện chính sách ưu tiên cho một thứ
quân đội, gọi là "quân đội Cần lao" Đây là loại quân đội không nằm trong
định chế, nhưng lại có đặc quyền kiểm soát, điều động và khống chế các bộphận khác Lực lượng này khi ẩn, khi hiện, chỉ chịu mệnh lệnh của văn phòng
"cố vấn" mà thôi.
Bên cạnh những lực lượng trên, NĐD còn cho thành lập nhiều tổ chức
thanh niên Thiên Chúa giáo, như "Thanh niên thôn quê Thiên Chúa giáo",
"Thanh niên Thánh nghiệp", "Sinh viên thánh mẫu", Nhiều linh mục có mặt trong tổ chức "Thanh niên Cộng hoà", một tổ chức "rường cột" của chế độ
Diệm nhằm khống chế thanh niên, khuyến khích thanh niên theo Thiên Chúagiáo
Chính sách kỳ thị tôn giáo, xác định vị trí độc tôn Thiên Chúa giáo
trong quân đội là một mặt trong âm mưu "Thiên Chúa giáo hoá" miền Nam
của CQNĐD Chính sách này đã gây ra sự bất mãn cho những người khôngcùng tôn giáo với Diệm, nhất là đối với tín đồ Phật giáo Nó trở thành mộttrong những nguồn gốc sâu xa đưa đến sự chống đối của quân đội Diệm đối
Trang 32với chế độ.
2.1.2.2 Về kinh tế - xã hội
Trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, ngay từ khi CQNĐD vừa được thành lập,chính sách kỳ thị Phật giáo, độc tôn Thiên Chúa giáo đã được đem ra thựchiện, trước tiên trong vấn đề di cư Để lôi kéo được nhiều tín đồ Thiên Chúagiáo di cư vào Nam, ngay sau khi hiệp định Giơnevơ vừa ký kết, CQNĐD với
sự giúp đỡ của Mỹ thông qua tên trùm gián điệp Spellman, đã dựng lên chiêu
bài "Đức Mẹ đã vào Nam" Thực ra việc cưỡng ép và dụ dỗ tín đồ Thiên Chúa
giáo ở miền Bắc di cư vào Nam của Mỹ - Diệm nhằm nhiều mục đích khácnhau: chính trị, quân sự, kinh tế, cốt làm cho nhân dân ta có ác cảm với cáchmạng, đồng thời để tăng cường lực lượng hậu thuẫn cho CQNĐD
Để đạt được mục đích trên, CQNĐD đã dành cho tín đồ Thiên Chúagiáo di cư nhiều ưu tiên như giúp đỡ phương tiện vận chuyển; phát tiền trợcấp nhanh chóng; được lĩnh lương thực, thực phẩm tốt; được trọng dụng vàcất nhắc vào những chức vụ chủ chốt, quan trọng trong bộ máy chính quyền
từ trung ương đến địa phương… Trong lúc đó Phật tử lại bị kỳ thị đến nỗi
“xuống đến bến tàu còn bị tìm cách đuổi lui; trên đường đi, họ bị ngược đãi, hắt hủi và có kẻ còn bị đuổi trở lại, họ bị đuổi khỏi đoàn người di cư; họ bị tước, bị cắt tất cả phương tiện di chuyển và sự tiếp tế tối thiểu, đến nỗi họ phải giả xưng làm tín đồ Thiên Chúa giáo mới được đi và đi đến nơi đến chốn” [23, 2].
Sự phân biệt đối xử giữa tín đồ Thiên Chúa giáo di cư và tín đồ Phậtgiáo di cư do CQNĐD tạo nên còn diễn ra trong suốt quá trình định cư lậpnghiệp của họ Chính quyền Diệm dành những vùng đất màu mỡ nhất cho tín
đồ Thiên Chúa giáo Trong khi đó tín đồ Phật giáo không có đất để sinh nhai,
Trang 33họ phải viết đơn xin khai phá những vùng đất hoang để trồng trọt Tính chất
kỳ thị tôn giáo này càng trở nên khốc liệt khi đất đai đã được khai phá xongthì họ bị CQNĐD ra lệnh trục xuất, giao đất lại cho một cơ sở Thiên Chúagiáo
Trong vấn đề di dân, chính sách kỳ thị Phật giáo của CQNĐD thể hiện
rất rõ nét thông qua việc thành lập các “khu dinh điền”, “khu trù mật” Theo cách nói của CQNĐD, “quốc sách dinh điền” hay “quốc sách khu trù mật”
nhằm khai khẩn đất đai, giúp người nghèo có điều kiện sinh sống Tuy nhiêntrên thực tế, đối tượng bị cưỡng bức đi di dân chủ yếu là tín đồ Phật giáo,
trước hết là “những tín đồ tích cực hay cốt cán của các tổ chức Phật giáo ở địa phương Bộ phận này dù có nhà to, ruộng nhiều vẫn bị đem ra “bình nghị” bắt đi di dân, một sự bình nghị có bố trí công khai để khủng bố các nạn nhân và dân chúng với đại đa số cùng tín ngưỡng Phật giáo” [22, 2] Để
cưỡng bức họ thi hành quyết định, nạn nhân thường bị thu thẻ kiểm tra, bịtống giam hoặc bị gán tội tình nghi chính trị Trong trường hợp đó, nạn nhânchỉ còn một lối thoát duy nhất là theo Thiên Chúa giáo Nếu họ nhất quyết
không làm như vậy thì “đành nghiến răng, ngậm nước mắt mà đập nhà, bán ruộng, bồng con, cõng cháu ra đi và trở thành tù nhân suốt đường đi cũng như vĩnh viễn tại nơi họ bị đưa đến” [23, 2].
Chính sách ưu tiên về kinh tế - xã hội của CQNĐD dành cho tín đồThiên Chúa giáo không chỉ dừng lại ở thành phố, thị xã mà còn lan xuống tậncác làng mạc CQNĐD ưu tiên những làng Thiên Chúa giáo được hưởng phầnlớn những nguồn viện trợ của Hoa Kỳ, phần lớn những tín dụng nông nghiệp;được quyền khai thác lâm sản trong những khu rừng quốc gia và những độcquyền về sản xuất nông sản Trong lúc đó, hoạt động kinh tế của tín đồ Phậtgiáo bị CQNĐD gây nhiều khó khăn trở ngại Nhiều trường hợp bị chế độ vu
Trang 34khống là tội phạm về chính trị, nạn nhân bị đánh đập tra tấn hết sức tàn nhẫn,
có người bị kết án tù và bị tịch thu gia sản, hoặc buộc phải tống tiền để chuộcmạng, hoặc buộc phải bán tài sản với giá rẻ Cũng có trường hợp bị tra tấn,đánh đập đến chết Nổi bật nhất là từ năm 1957, Ngô Đình Cẩn và tay chân đã
tạo ra “vụ án gián điệp miền Trung” giả tạo, những tín đồ Phật giáo cố thế lực
kinh tế ở miền Trung bị Ngô Đình Cẩn và tay chân ghép vào tội làm gián điệpcho Pháp Nạn nhân bị bắt, bị tra tấn, đánh đập và buộc phải tống tiền mớiđược trả như các ông Nguyễn Đắc Phương (thầu khoán ở Huế), ông NguyễnVăn Yến (chủ khác sạn Morin Huế), ông Bửu Bang (chủ hiệu Rồng vàngHuế)… con số bị Ngô Đình Cẩn sát hại tại miền Trung lên tới 300.000 người
Điều cần chú ý thêm là CQNĐD còn khéo dùng “phép nước” để bắt
nhân dân miền Nam, mà đại đa số là tín đồ Phật giáo, thực hiện những tínđiều của Thiên Chúa giáo bằng cách hạn chế một số hoạt động kinh tế của họ
như: “cấm hạ và bán thịt heo trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa, ba ngày trong tuần lễ: thứ Ba, thứ Sáu và Chủ nhật cho đến khi có lệnh mới… Trong
ba ngày cấm trên đây, thịt heo quay, thịt heo ướp lạnh của những ngày trước còn lại cũng không được phép bán trong các tiệm, các chợ, mặc dầu dưới hình thức nào” [3].
Chính sách kỳ thị Phật giáo, độc tôn Thiên Chúa giáo trong vấn đề di
cư và chính sách ưu tiên về kinh tế - xã hội không chỉ gây bất mãn đối với tín
đồ Phật giáo di cư mà cả với đồng bào miền Nam nói chung
2.1.2.3 Về văn hóa - giáo dục
Trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục, chính sách kỳ thị Phật giáo củaCQNĐD cũng thể hiện rất đậm nét Trước hết, trong việc trùng tu, xây dựngnhà thờ, tượng chúa, CQNĐD dành cho Thiên Chúa giáo nhiều đặc quyền
Trang 35Ngày 24-5-1956, Chánh sở nhà thờ Chánh tòa Sài Gòn đã gửi đơn cho Chínhphủ Nam Việt, xin dựng tượng Đức mẹ Hòa Bình trước nhà thờ Đức Bà SàiGòn Nổi bật nhất là việc CQNĐD cho trùng tu và xây dựng nhà thờ Đức Mẹ
La Vang ở Quảng Trị Ngô Đình Thục đã từng gọi nhà thờ này là “tiền đồn tinh thần của quốc gia” và đã vận động nâng nó lên hàng “Vương cung Thánh đường”.
Trong các ngày lễ Thiên Chúa giáo, CQNĐD đã tạo điều kiện hết sức
to lớn cho việc tổ chức hành lễ, nhất là lễ Giáng sinh hàng năm Năm 1958,tại “Dinh Độc Lập”, CQNĐD tổ chức lễ Giáng sinh với quy mô lớn Để phôtrương tôn giáo của mình, CQNĐD đã huy động hầu hết các viên chức thuộccác chính quyền trung ương và gia đình họ tới dự Chi phí cho buổi lễ lên tớibốn mươi ngàn đồng bạc (40.000$00) Nổi bật hơn cả là việc tổ chức lễ hànhhương tại nhà thờ Đức Mẹ La Vang, ba năm một lần Đây là dịp để CQNĐD
tỏ rõ trách nhiệm của mình trong việc phô trương Thiên Chúa giáo Năm
1961, lễ dâng hiến Trung tâm Thánh Mẫu và khánh thành Trung tâm Thánh
đường tại La Vang được tổ chức rất trọng thể “Những khải hoàn môn trưng bày ảnh tượng Đức Mẹ và cờ Công giáo kéo dài từ thành phố Huế đến thành phố Quảng Trị dọc theo quốc lộ số 1” [13, 403] “Vé xe lửa đi La Vang cho các toán hành hương để dự lễ khánh thành được bớt 50%” [15, 384].
Đối với Phật giáo, chính quyền Ngô Đình Diệm đã đối xử như thế nào?Mới lên nắm quyền, Ngô Đình Diệm đã tìm cách gây trở ngại đối với Phậtgiáo trong việc tổ chức hành lễ Nổi bật nhất là việc Ngô Đình Diệm hủy bỏngày lễ Phật đản của công chức và binh sĩ
Có trường hợp, CQNĐD viện lý do an ninh để ngăn cấm những hoạtđộng tôn giáo của Phật giáo Năm 1959, Tổng hội Phật giáo Việt Nam cử một
phái đoàn đi thăm Phật tử ở các “khu dinh điền” Tuy nhiên, khi phái đoàn với
Trang 36đầy đủ giấy phép vừa rời khỏi Sài Gòn và Huế thì CQNĐD ra lệnh đình chỉ vì
lý do an ninh Ví dụ như ở Quảng Ngãi, năm 1961, vin vào lý do “an ninh”, CQNĐD đã “cấm không cho tổ chức lễ Phật đản như chương trình đã được cho phép, trong khi cũng tại đó một hội chợ của các linh mục đã được tổ chức và đang tiếp tục” [25, 2].
Tại các “khu dinh điền”, “khu trù mật”, sự áp bức Phật giáo càng nặng
nề hơn: “Quyền môn của Phật tử dựng lên để mừng Phật đản, ban đêm bị phá, sáng ngày người dựng bị đánh tàn nhẫn, đến nỗi người được sai bảo triệt hạ (cố nhiên là tín đồ Thiên Chúa giáo) không thể cầm lòng được phải lên tiếng chất vấn và tố cáo: tại sao các ông (cố nhiên là tín đồ Thiên Chúa giáo) bảo tôi hạ của người ta rồi lại bắt, đánh người ta?” [25, 2].
Trong các “ấp chiến lược”, Phật tử trở thành nạn nhân của Thiên Chúa giáo Hàng rào “ấp chiến lược” cố ý và tìm cách bỏ ra ngoài chùa Phật giáo, nhà Phật tử và dĩ nhiên ở ngoài “rào” sẽ bị xem là Việt cộng Lại có trường
hợp tín đồ Phật giáo tụng kinh trong nhà thờ cũng bị CQNĐD phạt vi cảnh.Đối với những tín đồ Phật giáo hăng say, nhiệt thành với công tác của nhàPhật, bị CQNĐD theo dõi và bị giết
Chính sách dành đặc quyền cho Thiên Chúa giáo, kỳ thị Phật giáo củaCQNĐD cũng xâm nhập sâu trong lĩnh vực học đường Diệm dành cho giáohội Thiên Chúa giáo chi phối các trường (kể cả các trường không phải ThiênChúa giáo) về mặt tinh thần, cốt để đảm bảo thực hiện nội dung giáo dục
“duy linh”, “nhân vị” mà thực chất là nội dung thần học theo lối kinh viện trung cổ Toàn miền Nam có “Văn phòng Trung ương giáo dục Thiên Chúa giáo” nằm trong tổ chức “Trung tâm Thiên Chúa giáo” Trực thuộc cơ quan
này là một Viện Đại học Thiên Chúa giáo ở Đà Lạt Miền Nam dưới CQNĐD
có ba viện đại học Các Viện trưởng của các Viện Đại học đều là các linh
Trang 37mục Hầu hết các giáo sư triết học đều là linh mục hoặc tín đồ Thiên Chúagiáo Phần lớn các học bổng đi học nước ngoài đều rơi vào tay các linh mụchoặc sinh viên Thiên Chúa giáo.
Hệ thống trường tư thục Thiên Chúa giáo từ mầm non, mẫu giáo đếntiểu học, trung học, đại học được xây dựng rất sớm Khắp miền Nam, khôngmột thành phố, thị xã nào không có ít nhất từ hai trường trung học ThiênChúa giáo trở lên, có cả hệ thống trường nam lẫn trường nữ Từ cuối nhữngnăm 1950, ở địa bàn cấp huyện (quận), nhiều nơi chưa từng có trường trunghọc đệ nhất cấp (trường phổ thông cơ sở) thì trường tư thục Thiên Chúa giáo
đã được xây dựng Năm 1958, Ngô Đình Thục lập trường đại học Thiên Chúagiáo tại Đà Lạt Trong việc xét chọn các tác phẩm văn chương hàng năm, cáctác phẩm nào nặng lời chỉ trích Phật giáo, đề cao Thiên Chúa giáo đượcCQNĐD đánh giá cao Các tổ chức Thiên Chúa giáo tha hồ xuất bản báo chí,kinh sách, chương trình Thiên Chúa giáo có trên đài phát thanh Trong lúc
đó Phật giáo bị o ép đủ điều, kinh sách của Phật giáo bị kiểm duyệt gắt gaođến nỗi trong gần 10 năm trời Phật giáo không dám ra tờ báo có tính chấtquần chúng
Với chính sách tôn giáo của CQNĐD trên tất cả các lĩnh vực tư tưởng chính trị, kinh tế - xã hội và văn hoá - giáo dục như đã trình bày, cho thấyCQNĐD có chính sách ưu đãi đối với Thiên Chúa giáo rất rõ ràng, hết sức tạođiều kiện thuận lợi - cả về vật chất lẫn tinh thần - cho Giáo hội Thiên Chúa
-giáo Việt Nam hoạt động và phát triển Điều không thể chối cãi được là "bất chấp mọi điều kiện lịch sử và tâm lý dân tộc, Mỹ - Diệm đã có nhiều cố gắng theo hướng "công giáo hoá" nhân dân ta, biến Thiên Chúa giáo thành quốc giáo ở miền Nam" [27, 174] Xét trên thực tế trước mắt, chính sách này là một
sự tấn công quy mô và toàn diện đối với Phật giáo Xét về mục tiêu lâu dài
Trang 38cần đạt được thì chính sách kỳ thị tôn giáo trên đây được CQNĐD xem như làmột trong những biện pháp hữu hiệu để đẩy lùi lực lượng cách mạng, đẩy lùikháng chiến, để giữ chặt miền Nam trong quỹ đạo chủ nghĩa thực dân mới.Chính sách kỳ thị Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm đã gây nên biết baonỗi đau thương, khổ nhục, uất hận đối với nhân dân miền Nam, đối với nhữngngười khác tôn giáo với họ Ngô, nhất là đối với tín đồ Phật giáo Chính sựchồng chất những nỗi đau thương, bất công do chính sách kỳ thị tôn giáo gây
ra, đó là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ phong trào Phật giáo ở miềnNam
2.2 Vai trò của phong trào Phật giáo đối với cách mạng miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954 – 1975
2.2.1 Vai trò của phong trào Phật giáo trong cuộc đấu tranh lật đổ chế
độ Ngô Đình Diệm
Theo dõi quá trình vận động chính trị của Ngô Đình Diệm cũng như
chủ thuyết “Cần lao nhân vị” do Ngô Đình Nhu chủ xướng, ngay từ tháng
6-1954, khi Ngô Đình Diệm vừa mới được Mỹ đưa về làm thủ tướng bù nhìn,
giới lãnh đạo Phật giáo miền Nam đã khẳng định: “Dưới chế độ Diệm cuộc sống sẽ trở nên hiểm nghèo hơn so với bất cứ thời gian nào dưới thời Pháp Chúng ta chắc chắn phải trải qua nhũng ngày tháng khó khăn hơn” [5, 115].
Đúng như giới lãnh đạo Phật giáo miền Nam đã nhận định, liền sau khinắm chính quyền, ở những mức độ khác nhau, Ngô Đình Diệm đã thi hànhchính sách đàn áp hết thảy mọi tầng lớp nhân dân miền Nam nói chung vàđồng bào Phật giáo nói riêng Từ đó làm nảy sinh những cuộc đấu tranh củanhân dân và Tăng ni, Phật tử miền Nam chống CQNĐD