Ngân hàng chính sách xã hội là tổ chức tín dụng của Nhà nước, hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế và ổn định xã hội, không vì mục đích lợi nhuận bằng các hình thức tín dụng ưu đãi. Nghiệp vụ tín dụng của NHCSXH nói chung và NHCSXH huyện Đức Thọ nói riêng là huy động vốn và cho vay đối với người nghèo, HSSV và các đối tượng chính sách khác. Đây là hoạt động tín dụng mang tính xã hội, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và cho toàn xã hội.Để cải thiện và phát triển kinh tế và ổn định xã hội thì hoạt động tín dụng của NHCSXH ngày càng phải cải tiến và nâng cao hơn nữa. Hoạt động tín dụng tại NHCSXH huyện Đức Thọ đã thu được những thành tựu lớn trong việc ổn định đời sống của người dân, nâng cao phát triển kinh tế, giúp người dân có được cuộc sống ổn định, tìm kiếm được việc làm để tăng thu nhập, giúp đỡ con em có điều kiện học tập…Tuy nhiên, bên cạnh đó, song song với những thành tựu mà ngân hàng đạt được thì cũng tồn tại những hạn chế trong hoạt động tín dụng mà ngân hàng cần giải quyết và cần phải khắc phục. Nâng cao chất lượng tín dụng là một giải pháp quan trọng và vô cùng cấp thiết trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Đề tài: “Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Đức Thọ” là một hệ thống những lý luận, khái niệm, đánh giá về chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng, mặt khác nó gắn liền với thực tiễn, đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng tín dụng tại ngân hàng từ đó phân tích tìm ra những yếu tố hợp lý, những tồn tại và các căn nguyên để đưa ra những giải pháp khắc phục các tồn tại đó nhằm giúp Ngân hàng hoạt động có hiệu quả.
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1, Lý do chọn đề tài
Ngân hàng chính sách xã hội là tổ chức tín dụng của Nhà nước, hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế và ổn định xã hội, không vì mục đích lợi nhuận bằng các hình thức tín dụng ưu đãi
Nghiệp vụ tín dụng của NHCSXH nói chung và NHCSXH huyện Đức Thọ nói riêng là huy động vốn và cho vay đối với người nghèo, HSSV và các đối tượng chính sách khác Đây là hoạt động tín dụng mang tính xã hội, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và cho toàn xã hội.Để cải thiện và phát triển kinh tế và ổn định xã hội thì hoạt động tín dụng của NHCSXH ngày càng phải cải tiến và nâng cao hơn nữa
Hoạt động tín dụng tại NHCSXH huyện Đức Thọ đã thu được những thành tựu lớn trong việc ổn định đời sống của người dân, nâng cao phát triển kinh tế, giúp người dân có được cuộc sống ổn định, tìm kiếm được việc làm
để tăng thu nhập, giúp đỡ con em có điều kiện học tập…Tuy nhiên, bên cạnh đó, song song với những thành tựu mà ngân hàng đạt được thì cũng tồn tại những hạn chế trong hoạt động tín dụng mà ngân hàng cần giải quyết và cần phải khắc phục Nâng cao chất lượng tín dụng là một giải pháp quan trọng và
vô cùng cấp thiết trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Đề tài: “Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Đức Thọ” là một hệ thống những lý luận, khái niệm, đánh giá về
chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng, mặt khác nó gắn liền với thực tiễn, đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng tín dụng tại ngân hàng từ đó phân tích tìm ra những yếu tố hợp lý, những tồn tại và các căn nguyên để đưa ra những giải pháp khắc phục các tồn tại đó nhằm giúp Ngân hàng hoạt động có hiệu quả
2, Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề nhằm đóng góp những luận cứ khoa học, đề xuất các quan điểm và các giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tại Ngân hàng CSXH huyện Đức Thọ- tỉnh Hà Tĩnh Thực tiễn cho thấy chính sách tín dụng tại Ngân hàng CSXH huyện Đức Thọ có hiệu quả thiết thực, góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội, khẳng định chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước về chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo an sinh
xã hội, nâng cao chất lượng kinh tế và ổn định xã hội
Trang 2Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội huyện Đức Thọ nhằm chỉ ra thực trạng, đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng chính sách XH huyện Đức Thọ.
3, Phạm vi nghiên cứu:
Hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyên Đức Thọ.Sau 10 năm đi vào hoạt động, PGD NHCSXH huyện Đức Thọ đã tiến hành cho vay 8 chương trình: Chương trình cho vay hộ nghèo; Chương trình cho vay vốn giải quyết việc làm; Chương trình cho vay vốn học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi tường; Chương trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh có hoàn cảnh khó khăn; Chương trình cho vay hỗ trợ xây nhà ở theo quyết định 167; Chương trình cho vay hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; Chương trình cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài Đây là một vấn đề nghiên cứu mới, rộng, chuyên đề tập trung phân tích đánh giá hiệu quả tín dụng của NHCSXH huyện Đức Thọ, và đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng
4, Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề vận dụng tổng hợp phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở lý luận và phương pháp luận
Sử dụng các phương pháp lý luận, kết hợp với thực tiễn, phân tích tổng hợp, logic, lịch sử và hệ thống, dùng phương pháp khảo cứu, điều tra, thống
kê, phân tích hoạt động kinh tế và xử lý hệ thống
Phương pháp so sánh, đánh giá và phân tích chỉ tiêu, số liệu
5, Nội dụng chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bản chuyên đề được kết cấu thành 3 phần:
Phần 1 Tổng quan về Ngân hàng chính sách xã hội huyện Đức Thọ Phần 2 Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng chính sách
và các bạn để bài chuyên đề tốt nghiệp được hoàn thiện hơn nữa
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 3PHẦN I TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
Một nguyên nhân nữa hướng đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo của quốc gia,cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cũng hết sức quan trọng khiến cho sự ra đời của một NHCSXH trở nên tất yếu đó là:hiện tượng tín dụng chính sách,vốn tín dụng chính sách được thực hiện chồng chéo theo nhiều kênh khác nhau bởi một số tổ chức tín dụng thương mại Điều này khiến nguồn NSNN cho vay ưu đãi cho người nghèo là hết sức vô lý Dựa trên những lý luận và thực tiễn được đúc rút trong 7 năm hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo,ta có thể khẳng định rằng:Sự ra đời của NHCSXH
là một tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN
Thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 4/2 năm 2002 của chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác cùng ngày Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 131/2002/QĐTT về việc thành lập NHCSXH và ngày 22/1/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định
số 16/2003/QĐTT về việc phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của NHCSXH trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo Theo đó NHCSXH có hội sở chính gồm:
+ Hội đồng quản trị và bộ máy giúp việc
Trang 4+ Ban kiểm soát.
+ Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc
+ Hệ thống kiểm tra,kiểm toán nội bộ
Ngân hàng chính sách xã hội có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước,với vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng và được cấp
bổ sung phù hợp với hoạt động từng thời kỳ,có con dấu,có tài khoản mở tại Ngân hàng nhà nước,kho bạc nhà nước,các Ngân hàng trong nước và ngoài nước Có bảng cân đối tài chính,có các quỹ theo quy đinh của pháp luật Đó là những cơ sở pháp lý quan trọng cho sự ra đời của NHCSXH và đến ngày 11/3/2003 NHCSXH Việt Nam chính thức khai trương và đi vào hoạt động ở thủ đô Hà Nội Ngày 10/5/2003 NHCSXH huyện Đức Thọ chính thức được thành lập theo quyết định QĐ-HĐQT của Chủ tịch hội đồng quản trị NHCSXH với chức năng triển khai nghị định 78/2002 NĐ_CP của chính phủ nhằm thực hiện: “Chính sách ưu đãi tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác” đây là sự kiện hết sức quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu Đảng bộ và nhân dân toàn huyện giúp cho các đối tượng hộ nghèo và đối tượng chính sách khác có điều kiện tiếp xúc với tìn dụng nhà nước và tiến kịp với sự phát triển xã hội: đồng thời khẳng định chủ trương tập trung các nguồn vốn tín dụng có nguồn gốc từ ngồn gốc nhà nước vào đầu tư một mối,tách tín dụng thương mại khỏi tín dụng ưu đãi là đúng đắn,đáp ứng đòi hỏi khách quan phù hợp với ý Đảng,lòng dân
Ngay sau khi đi vào hoạt động,NHCSXH huyện Đức Thọ vừa cho vay mới,vừa tiếp nhận lại toàn bộ nguồn vốn,dư nợ cho vay hộ nghèo từ Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện Đức Thọ,cho vay giải quyết việc làm từ Kho bạc Nhà nước bàn giao sang đúng tiến độ không gây ách tắc,gián đoạn đến việc vay trả của khách hàng Từ 02 chương trình tín dụng ban đầu với dư nợ 21.505 triệu đồng, NHCSXH huyện Đức Thọ đã có 10 chương trình tín dụng ưu đãi với tổng dư nợ đạt 274.880 triệu đồng
Sau 11 năm hoạt động, NHCSXH huyện đức Thọ đã thiết lập được mạng lưới hoạt động rộng khắp trong toàn tỉnh,vươn tới các xã vùng sâu,vùng
xa thông qua các tổ chức chính trị, xã hội,tổ tiết kiệm vay vốn và điểm giao dịch cấp xã NHCSXH huyện Đức Thọ đã thực hiện cho vy theo phương thức
ủy thác từng phần qua hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh
và đoàn thanh niên các cấp;đã phối kết hợp với chính quyền địa phương tổ chức thành lập được 360 tổ tiết kiệm và vay vốn thuộc 4 tổ chức làm ủy thác
Trang 5cấp huyện và 87 ủy thác làm tổ chức cấp xã để tập hợp tạo cầu nối cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu vay vốn NHCSXH; đã thiết lập được 28 điểm giao dịch tại các xã,thị trấn thường xuyên giao dịch định kỳ vào ngày cố định hàng tháng(kể cả thứ 7 và chủ nhật) Các cán bộ tín dụng sẽ tới tận nơi cư trú thụ hưởng để trao vốn vay,tạo điều kiện cho họ được vay vốn,trả nợ,trả lãi một cách kịp thời.
Với sự ra đời và hoạt động của NHCSXH huyện Đức Thọ,các đối tượng cho vay đã được mở rộng,đáp ứng nhu cầu vay vốn cho nhiều đối tượng khác trên lĩnh vực học tập,tạo công ăn việc làm,xuất khẩu lao động,cải thiện điều kiện sinh hoạt
+ Tên giao dịch: Ngân hàng chính sách xã hội huyện Đức Thọ.
+ Tên quốc tế: Viet Nam Bank For Social Polices Duc Tho Town + Trụ sở chính: Thị trấn Đức Thọ- Hà Tĩnh.
+ Số điện Thoại: (039)3 832 994
1.2 Đặc điểm, chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Đức Thọ:
1.2.1 Đặc điểm của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Đức Thọ.
NHCSXH huyện Đức Thọ là ngân hàng có tính chất hoạt động không vì mục đích lợi nhuận
• Khách hàng là những hộ gia đình nghèo, các đối tượng chính sách gặp khó khăn thiếu thốn trong cuộc sống không đủ diều kiện để vay vốn từ các Ngân hàng thương mại, các đối tượng sinh sống tại những xã thuộc vùng khó khăn (theo quyết định số 30/2007/QĐ- TTg ngày 05/03/2007 của thủ tướng chính phủ)
• Mức vay theo quy định của hội đồng quản trị và khả năng đáp ứng theo từng thời kỳ của Ngân hàng chính sách xã hội huyện D
• Phương thức cho vay: NHCSXH huyện Đức Thọ thực hiện phương thức cho vay ủy thác từng phần qua các tổ chức chính trị- xã hội, thông qua tổ TK&VV với thủ tục đơn giản, không phải thế chấp tài sản, người vay được nhận vốn vay, trả nợ, trả lãi, gửi tiết kiệm ngay tại các điểm giao dịch xã trong huyện Tổ giao dịch lưu động của NHCSXH huyện Đức Thọ được tổ chức giao dịch tại các xã được gọi là tổ giao dịch lưu động tại xã nhằm tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng chính sách ưu đãi của chính phủ đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; tiết gảm được các chi phí giao dịch của người vay; thực hiện dân chủ công khai việc sử dụng vốn tín dụng
Trang 6chính sách và tăng cường sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị- xã hội trong việc kiểm tra giám sát và giúp đỡ người vay sử dụng vốn có hiệu quả.
1.2.2 Chức năng của NHCSXH huyện Đức Thọ.
• Tham mưu, giúp việc ban đại diện HĐQT cấp huyện triển khai các hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn
• Cung ứng vốn trong phạm vi kế hoạch được duyệt hàng năm và cùng phối hợp với các tổ chức Hội cho vay đúng đối tượng
• Tạo điều kiện cho các tổ chức Hội thực hiện tốt các nội dung ủy thác
• Thanh toán đầy đủ thuận tiện và đúng kì hạn phí ủy thác theo văn bản thỏa thuận giữa Ngân hàng và các tổ chức Hội
• Kiểm tra, giám sát các đối tượng khách hàng, các tổ chức làm ủy thác cho vay trong việc chấp hành chủ trương chính sách, quy chế nghiệp vụ tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
• Thực hiện 1 số hoạt động nghiệp vụ khi có điếu kiện, được giám đốc chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh giao
1.2.3 Nhiệm vụ của NHCSXH huyện Đức Thọ:
• Ký hợp đồng cụ thể về ủy thác cho vay, hợp đồng nhận ủy thác vốn trên địa bàn cấp huyện
• Tổ chức nhận tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm dân cư
• Tổ chức thu chi nghiệp vụ
• Thực hiện nghiệp vụ thanh toán
• Phối hợp với chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị- xã hội trên địa bàn trong việc triển khai thành lập, đào tạo bồi dưỡng, giám sát các hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn; phối hợp với các ngành chức năng lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư với chương trình cho vay vốn trên địa bàn
• Tổ chức thực hiện và chấp hành chế độ báo cáo thống kê, kế toán và báo cáo các nghiệp vụ, quản lý nghiệp vụ theo quy định của NHCSXH
• Thực hiện các nhiệm vụ khác do hội đồng quản trị cho phép
Các nghiệp vụ cơ bản của NHCSXH huyện Đức Thọ:
Huy động vốn
Cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và ngân quỹ
Trang 7 Tiếp nhận, quản ký, sử dụng và bảo tồn nguồn vốn của Chính phủ dành cho chương trình tín dụng xóa đói giảm nghèo và các chương trình khác.
Tiếp nhận nguồn vốn tài trợ ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay theo các chương trình dự án
=>Từ những đặc điểm, chức năng và nhiệm vụ của NHCSXH cho thấy NHCSXH là ngân hàng đặc thù của Chính phủ, là tổ chức tín dụng của Nhà nước, hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế ổn định xã hội, không vì mục đích lợi nhuận.
1.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động
1.3.1 Sơ đồ tổ chức
Mô hình tổ chức hoạt động của NHCSXH là mô hình đặc thù
Ngân hàng chính sách xã hội Huyện Đức Thọ được thành lập ngày 10/05/2003, cơ cấu tổ chức gồm ban Giám đốc gồm 2 đồng chí, các phòng chức năng gồm: Phòng kế toán có 4 đồng chí; phòng tín dụng cho vay có 4 đồng chí được chia làm 2 tổ; phòng hành chính gồm 2 đồng chí
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu bộ máy của Ngân hàng chính sách huyện Đức Thọ
Giám đốc
Phó giám đốc
Tổ trưởng kế toán- ngân quỹ
Tổ trưởng tín dụng
(Nguồn: Hệ thống văn bản pháp quy Ngân hàng CSXH)
Trang 81.3.2 Chức năng của các phòng ban
1.3.2.1 Chức năng của phòng tín dụng:
Phòng tín dụng của Ngân hàng CSXH huyện Đức Thọ gồm 4 thành viên: 1 tổ trưởng tín dụng và 3 CBTD Đảm nhiệm các nhiệm vụ như:
• Hướng dẫn các đơn vị nhận ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, thành lập các tổ TK&VV, lập danh sách và hoàn thiện hồ sơ vay vốn
• Tập hợp hồ sơ của các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác từ các xã gửi lên; kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ trình thủ trưởng đơn vị phê duyệt cho vay
• Phối hợp với các đơn vị nhận ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thực hiện kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay trước, trong và sau khi cho vay
• Thực hiện công tác cho vay, đôn đốc thu nợ, thu lãi, lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ quá hạn và xử lý nợ rủi ro cho các đối tượng được phân công
• Phối hợp với các viên chức nghiệp vụ khác có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của lãnh đạo trực tiếp
• Hướng dẫn các khách hàng về việc lĩnh và nộp tiền ở Ngân hàng, Bảo quản an toàn quỹ tiền mặt của đơn vị, thực hiện nghiêm chỉnh định mức tồn quỹ tiền mặt của Ngân hàng theo đúng quy định
• Kiểm điểm thu chi tiền mặt chính xác, Ghi chép, cập nhật sổ sách đầy đủ chính xác, Thực hiện kiểm quỹ cuối ngày theo đúng chế độ quy định
• Làm báo cáo thu chi tồn quỹ nghiệp vụ theo đúng chế độ quy định
• Nắm vững các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước và của ngành có liên quan đến công tác tín dụng trong phạm vi quản lý; Nắm vững các phương pháp phân tích năng lực tài chínhcủa dự án và của khschs hàng vay vốn
• Thao tác thành thạo các công việc của cán bộ tín dụng theo đúng quy chế và quy trình tín dụng
• Biết tổng hợp, phân tích, đánh giá và báo cáo tình hình cho vay thu nợ hàng tháng, quý, năm đối với đơn vị và dự án được giao quản lý Thu thập thông tin, thống kê tư liệu, số liệu liên quan đến đơn vị và dự án
1.3.2.2 Chức năng của phòng kế toán
Phòng kế toán- thủ quỹ của Ngân hàng CSXH huyện Đức Thọ gồm 4 người: 01 tổ trưởng kế toán, 01 thủ quỹ và 02 kế toán viên Đảm nhiệm các nhiệm vụ như:
Trang 9• Lập báo cáo nghiệp vụ thuộc các phần hành kế toán và báo cáo kế toán định kỳ, chịu trách nhiệm về sự chính xác, trung thực của số liệu báo cáo.
• Phân tích, đánh giá việc quản lý, chi tiêu của đơn vị; đề xuất biện pháp quản lý, sư dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn vốn hoặc kinh phí
• Soạn thảo các văn bản hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ kế toán đối với các kế toán viên hoặc các bộ phận liên quan Chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ kế toán của viên chức ở ngạch cao hơn
• Thực hiện các công việc kế toán (lập và luân chuyển chứng từ, mở sổ, ghi sổ, cung cấp số liệu, tài liệu, lập báo cáo, bảo quản, lưu trữ… ) thuộc phạm vi các công việc kế toán
• Phân tích, đánh giá kết quả hoạt động tài chính của các đơn vị trực thuộc theo nhiệm vụ được giao, đồng thời đề xuất biện pháp quản lý để sử dụng tiết kiệmcó hiệu quả các nguồn vốn hoặc các kế hoạch tài chính
Đối với thủ quỹ:Tham gia xây dựng hệ thống biểu báo cáo, sổ sách kế toán
và quy định phương pháp kế toán của đơn vị; Tham gia kiểm tra thẩm định báo cáo, thống kê các hoạt động kiểm tra nghiệp vụ; Tổng hợp phân tích số liệu kế toán
• Thực hiện các công việc kế toán: lập và luân chuyển chứng từ, mở sổ, ghi sổ, cung cấp số liệu, tài liệu, lập báo cáo, bảo quản, lưu giữ…
• Phân tích đánh giá kết quả hoạt động tài chính của đơn vị; đề xuất biện pháp quản lý để sử dụng tiết kiệm có hiệu quả các nguồn vốn và kế hoạch tài chính
• Xử lý thành thạo các số liệu trên máy tính trong công tác kế toán
• Thực hiện kiểm tra tiền, thu- chi tiền mặt đúng chế độ quy định trong phạm vitrách nhiệm của người thủ quỹ Ngân hàng
• Ghi chép, cập nhật sổ sách đầy đủ, chính sác các nghiệp vụ phát sinh; Thực hiện kiểm quỹ cuối ngày theo đúng quy định
• Cuối ngày sau khi nhận được tiền từ các cán bộ giao dịch xã, thủ quỹ cần kiểm đếm một cách chính xác để nhập kho
• Phát hiện đúng tiền giả, tiền thật khi nhập kho để có biện pháp xử lý; Bảo quản an toàn quỹ tiền mặt của Ngân hàng theo đúng quy định của Nhà nước và của Ngành
1.3.2.3 Chức năng của phòng hành chính
Phòng hành chính của Ngân hàng CSXH huyện Đức Thọ gồm 2 người thực hiện các nhiệm vụ như:
Trang 10• Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác chuyên môn, kỹ thuật thuộc lính vực công nghệ thông tin được giao.
• Quản lý lưu giữ hồ sơ, tài liệu
• Tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện các công việc được giao
• Phối hợp với các viên chức trong đơn vị để thực hiện công việc
• Nắm và hiểu được các chế độ, quy chế, quy chuẩn, quy phạm, quy định về lĩnh vực công nghệ thông tin và các lĩnh vực được giao
1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng CSXH huyện Đức Thọ.
1.4.1 Tình hình huy động vốn
Nói đến hoạt động của ngân hàng trước hết phải nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác huy động vốn Nhưng với đặc thù của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Đức Thọ là hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, ổn định xã hội.Nguồn vốn cho vay là từ các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi Đến 31/12/2013 tổng nguồn vốn quản lý và huy động: 291.533 triệu đồng Đối với nguồn vốn tăng so với lúc mới tách ra khỏi Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là: 276.939 triệu đồng (Nguồn vốn khi tách ra từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là: 14.594 triệu đồng)
Tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm tăng 41%, trong đó:
-Nguồn vốn điều chuyển từ Trung ương: 280.544 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 96,2%
-Nguồn vốn huy động tại địa phương: 10.989 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 3,8% gồm:
+Nguồn vốn ngân sách tỉnh: 3.386 triệu đồng
+Nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của các thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV): 4.442 triệu đồng
+Tiền gửi của các tổ chức cá nhân khác: 3.161 triệu đồng
Trang 11Bảng 1.1:Diễn biến nguồn vốn của ngân hàng giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2013
2011/2012 2012/2013
1 Nguồn vốn từ
TW 181,279 248,023 280,544 + 66,744 136,8 + 32,521 113
2 Nguồn vốn từ
ngân sách địa
phương
3
Nguồn vốn huy
động tại địa
phương
1,081 3,092 7,603 + 2,011 286 + 4,511 246
Trong đó: Huy
động từ tổ
TK&VV
4 TỔNG 185,560 254,315 291,533
Nguồn: báo cáo tổng kết 11 năm hoạt độngcủa Ngân hàng CSXH Huyện Đức Thọ
1.4.2 Tình hình hoạt động cho vay
Ngân hàng chính sách xã hội huyện Anh Sơn thực hiện tín dụng ưu đãi đối với người nghèovà các đối tượng chính sách khác gồm:
4 Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài
5 Chương trình cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn
6 Cho vay hỗ trợ về nhà ở theo quyết định 167 của Thủ tướng CP
7 Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
8 Chương trình hộ vay hộ dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn
Trang 12Bảng 1.2: Dư nợ các chương trình tín dụng giai đoạn 2011- 2013:
Đơn vị: triệu đồng
TT Tổng dư nợ
của các chương
2 Cho vay học
3 Cho vay giải
4 Cho vay xuất
Cho vay hộ
đồng bào dân
tộc thiểu số
ĐBKK
Nguồn: báo cáo của Ngân hàng CSXH Huyện Đức Thọ
Ngân hàng chính sách xã hội huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh là một tổ chức tín dụng nhà nước hoạt động vì mục tiêu XĐGN, phát triển kinh tế, ổn định xã hội, không vì mục đích lợi nhuận; chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật; thực hiện bảo tồn vốn ban đầu, phát triển vốn và bảo đảm bù đắp các chi phí rủi ro hoạt động tín dụng theo các điều khoản quy định
Trang 13Để có thể thực hiện cho vay các đối tượng chính sách theo lãi suất ưu đãi, Ngân hàng CSXH huyện Đức Thọ-tỉnh Hà Tĩnh được áp dụng cơ chế tài chính riêng, khác với các Ngân hàng thương mại khác như: Ngân hàng CSXH huyện Đức Thọ- tỉnh Hà Tĩnh không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, có tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại ngân hàng nhà nước bằng 0%; được miễn thuế và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước Theo những quy định trên đây thì Ngân hàng CSXH huyện Anh Sơn được hưởng một số chế độ ưu đãi, trên cơ sở đó hại lãi suất cho vay cho các đối tượng chính sách trên địa bàn.
1.4.3 Tình hình hoạt động khác
1.4.3.1.Tình hình hoạt động ủy thác quản lý vốn
-Cùng với cả hệ thống, NHCSXH huyện Đức Thọ đã ký hợp đồng ủy thác với 4 tổ chức hội: Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên để thực hiện 6/9 nội dung cho vay ưu đãi đó là: Công tác thông tin tuyên truyền, chỉ đạo thành lập tổ vay vốn tại các thôn bản, kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay, tiếp nhận hồ sơ vay vốn trình UBND xã, phường, thông báo lịch giải ngân về thôn bản
-Sau 10 năm hoạt động ủy tác, từ chỗ chỉ ủy thác cho vay 1 chương trình hộ nghèo đến nay 8/8 chương trình tín dụng của Ngân hàng CSXH huyện Anh Sơn đều tổ chức ủy thác qua tổ chức hội
Bảng 1.3 Dư nợ các tổ chức nhận ủy thác giai đoạn 2011- 2013
Đơn vị:đồng
Tổng 184.207.201.300 252.819.732.306 290.159.777.104
Nguồn: báo cáo của Ngân hàng CSXH Huyện Đức Thọ
- Các tổ chức hội đã phối hợp hoạt động với Ngân hàng chính sách xã hội một cách có hiệu quả nhất nhằm phát triển hoạt động tín dụng đàu tư của Ngân hàng Với dư nợ lớn, các tổ chức hội đã phát huy được hiệu quả của đồng vốn tới các đối tượng vay một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất Một trong những thành công lớn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng CSXH
Trang 14huyện Đức Thọ là phối hợp tốt với các tổ chức hội trên địa bàn để có cầu nối vững chắc giữa Ngân hàng và khách hàng trong toàn huyện.
Thông qua ủy thác cho vay ưu đãi với 4 tổ chức hội: Khả năng phát huy thế mạnh của các tổ chức trong việc tập hợp lực lượng, hướng dẫn bình xét, quản lý, đôn đốc, kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay, tuyên truyền vận động hội viên trong việc chấp hành đúng quy định về trả nợ, trả lãi Đồng vốn ưu đãi đến với đối tượng thụ hưởng kịp thời, chất lượng, tỷ lệ nợ quá hạn thấp
1.4.3.2 Hoạt động xây dựng mạng lưới tổ TK&VV:
-Tổ TK&VV là nơi tập hợp hộ nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu vay vốn cùng sống trên một địa bàn dân cư do các tổ chức chính trị- xã hội hướng dẫn thành lập, được chính quyền cấp xã chấp thuận Tổ TK&VV được giao nhiệm vụ bình xét công khai dân chủ với những hộ gia đình có đủ điều kiện vay vốn tín dụng ưu đãi, có sự quản lý, hướng dẫn và giám sát của các tổ chức chính trị xã hội, trình UBND cấp xã phê duyệt Tổ TK&VV là “ cánh tay vươn dài” của NHCSXH huyện Đức Thọ, là cầu nối quan trọng giữa Ngân hàng và khách hàng
-Ngân hàng CSXH huyện Đức Thọ đã xây dựng được một hệ thống đội ngũ cán bộ, tổ trưởng có đủ năng lực, quản lý vốn vay có hiệu quả giúp ích cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng, nâng cao chất lượng hiệu quả kinh doanh, rút ngắn được khoảng cách giữa Ngân hàng và khách hàng để tạo sự
uy tín của Ngân hàng với khách hàng trên địa bàn, giảm thiểu chi phí trong hoạt động tín dụng đầu tư cho cả ngân hàng lẫn khách hàng
1.4.4 Kết quả kinh doanh
Trong 10 năm hoạt động, PGD huyện Đức Thọ đã có nhiều nỗ lực
trong hoạt động trên địa bàn, đã đóng góp vào mục tiêu XĐGN, an sinh xã hội trên địa bàn huyện Qua 10 năm hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng đã thu được nhiều kết quả đáng quan tâm trong lính vực kinh tế cùng như trên lĩnh vực xã hội
Từng năm trôi qua là một bước ngoặt quan trọng với tăng trưởng về dư nợ cho vay, tổng thu, tổng chi tài chính và các hoạt động tín dụng của Ngân hàng đã từng bước vươn lên để có được những thành tựu và kết quả tốt nhất trong công tác của ngành
Kết quả hoạt động của Ngân hàng có mang lại hiệu quả hay không phụ thuộc vào mức thu nhập mang lại cho ngân hàng, thông qua lợi nhuận mà ngân hàng thu được qua từng thời kỳ Sự biến động về lợi nhuận thu được thể hiện một cách khái quát kết quả hoạt động tại ngân hàng Cụ thể:
Trang 15Bảng 1.4.Kết quả thu chi tài chính giai đoạn 2011- 2013
Đơn vị tính: đồng
2 Tổng chi Tài
Nguồn: báo cáo kết quả 11 năm hoạt động của Ngân hàng CSXH Huyện Đức Thọ
Thực tế qua bảng kết quả thu chi tài chính của Ngân hàng CSXH huyện Đức Thọ qua các năm đã thể hiện rõ cơ chế đặc thù và tính chất hoạt động của Ngân hàng CSXH huyện Đức Thọ- Tỉnh Hà Tĩnh
Nguồn thu tài chính của Ngân hàng qua từng năm có sự tăng lên rõ rệt, qua 2 năm nhưng đã tăng lên chục tỷ đồng, điều đó thể hiện quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng tăng lên Lợi nhuận mà Ngân hàng thu được ngày càng tăng nhưng trong năm 2012 lợi nhuận thu được của Ngân hàng là 12.468.115.736 đồng, một số tiền rất lớn
Tuy nhiên, bên cạnh đó, cơ chế tài chính của Ngân hàng CSXH huyện Đức Thọ- tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua cũng khá đơn giản, tuy có tổ chức hạch toán nhưng nó không phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động
Công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của Ngân hàng CSXH huyện Đức Thọ- tỉnh Hà Tĩnh luôn được quan tâm đúng mức Hàng năm đều xây dựng chương trình kế hoạch đề ra
Thông qua kiểm tra, giám sát đã khẳng định vốn tín dụng được giải ngân đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn; đa số hộ nghèo và các đối tượng chính sách đã sử dụng vốn vay vào mục đích sản xuất kinh doanh và hoạt động trong đời sống, nhiều hộ đã thpats nghèo và phát triển được đời sống kinh tế, tìm kiếm được việc làm, tăng thu nhập cho người dân, kinh tế ổn định…
Qua kiểm tra đã phát hiện được các vướng mắc thuộc cơ chế chính sách, vướng mắc về quy trình nghiệp vụ để kịp thời điều chỉnh Mặt khác, cũng kịp thời ngăn chặn các hiện tượng làm sai chủ trương, chính sách tín dụng như:
Trang 16-Cá biệt có những xã đã cho vay sai đối tượng hoặc sử dụng vốn vay vào việc xây dựng các công trình phúc lợi của địa phương như trường học, trạm xá, trụ sở ủy ban, làm đường, xây dựng đường điện… không có khả năng để hoàn trả vốn vay.
-Nhiều trường hợp không đủ điều kiện để vay vốn nhưng vẫn xét được vay, trái với quy định của Ngân hàng
Trang 17PHẦN 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHCSXH HUYỆN ĐỨC THỌ 2.1 Thực trạng tín dụng tại ngân hàng CSXHhuyện Đức Thọ:
2.1.1 Về nguồn vốn cho vay:
Trong quá trình hoạt động với nhiều hình thức huy động khác nhau, được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền, các ngành, đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ của ngân hàng CSXH tỉnh Hà Tĩnh, nguồn vốn của Ngân hàng CSXH huyện Đức Thọ không ngừng tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước, đã tạo lập được nguồn vốn lớn đáp ứng nhu câu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
Tổng nguồn vốn đến ngày 28 tháng 12 năm 2013 đạt 291,858 triệu đồng, giảm so với đầu tháng là 1,500 triệu đồng, tăng 37,676 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng trưởng 15.4% so với đầu năm
Trong đó:
• Nguồn vốn cân đối trung ương: 288,323 triệu đồng
• Nguồn vốn cân đối địa phương: 3,386 tiệu đồng.Trong đó: nguồn vốn giải quyết việc làm: 847 triệu đồng, nguồn vốn hộ nghèo: 2,539 triệu đồng
• Nguồn vốn nhận bàn giao:149 triệu đồng
*SỬ DỤNG NGUỒN
- Sử nguồn vốn cân đối từ trung ương:287,828 triệu đồng, tăng so với đầu tháng là 7,382 triệu đồng Dư nợ các chương trình tín dụng có sự tăng lên rõ ràng, nguốn vốn mà Ngân hàng cho vay đối với các chương trình là rất lớn, với mỗi chương trình có mức độ cho vay khác nhauTrong đó, tăng giảm các chương trình như sau:
Trang 18Bảng 1.5 Dư nợ các chương trình tín dụng đến 31/12 hàng năm:
Đơn vị: Triệu đồng
TT Chương trình Dư nợđến
31/12/2012
Thực hiệnđến 31/11/2013
Thực hiệnđến 31/12/2013
Tăng giảm
so với đầu tháng
Tăng giảm so với đầu năm
Nguồn: báo cáo của Ngân hàng CSXH Huyện Đức Thọ
- Sử nguồn vốn địa phương đến ngày 31/12/2013 là 3,358 triệu đồng, giảm so với đầu năm là 8 triệu đồng Trong đó nguồn hộ nghèo địa phương đạt 2,511 triệu đồng, nguồn giải quyết việc làm đạt 847 triệu đồng, hoàn thành 99.8% kế hoạch năm
- Công tác huy động tiền gửi tiết kiệm hộ nghèo thông qua tổ TK&VV được ban lãnh đạo phòng giao dịch NHCSXH huyện Đức Thọ tập trung chỉ đạo quyết liệt cùng với sự vào cuộc của các tổ chực hội cấp huyện, cấp xã và chính quyền địa phương Đến 31/12/2013 thực hiệnhuy động 346/346 tổ, số
dư tiền gửi tiết kiệm qua tổ đạt 4,404 triệu đồng, tăng so với đầu tháng là 248 triệu đồng và tăng so với đầu năm là 2,467 triệu đồng
Tiền gửi tiết kiệm thị trường đạt 3,054 triệu đồng tăng so với đầu tháng
là 338 triệu đồng, tăng so với đầu năm là 1,899 triệu đồng
Trang 19Bảng 1.6 Tiền gửi tiết kiệm tháng 12/2013
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu kế hoạch đến
31/12/2013
Thực kế hoạch đến 31/12/2013
động
TK
qua tổ
Huy động
TK thị trờng
Huy độngT
K qua tổ
Huy động
TK thị trờng
Huy động
TK qua tổ
Huy động
TK thị trờng
Nguồn: báo cáo của Ngân hàng CSXH Huyện Đức Thọ
NHCSXH huyện Đức Thọ- Tỉnh Hà Tĩnh là một ngân hàng để thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm mục tiêu XĐGN, an sinh xã hội- không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện chế độ ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác về lãi suất, điều kiện, thủ tục và thời hạn nên nguồn vốn điều lệ được cấp ngay từ ban đầu với số lượng lớn có ý nghĩa quan trọng trong việc cho vay với lãi suất thấp Số lượng người nghéo và các đối tượng chính sách ở nước ta nói chung và ở địa bàn huyện Đức Thọ nói riêng là rất lớn, muốn thực hiện được việc ưu đãi về lãi suất thì nguồn vốn của NSNN và các nguồn vốn rẻ phải chiếm số lượng lớn mới đảm bảo điều kiện cho Ngân hàng chính sách cho vay đúng đối tượng
Cơ cấu trên thể hiện nguồn vốn NHCSXH được hình thành như một quỹ tập trung; có nguồn gốc chue yếu từ NSNN (vốn điều lệ, vay tái chiết khấu NHNN, ủy thác cho NHNo&PTNT phát hành kỳ phiếu và nhận cấp bù chênh lệch lãi suất từ ngân sách), quy mô phát triển nguồn vốn còn hạn hẹp Trong thực tiễn, hoạt động NHCS mới thực hiện cơ chế huy động vốn thị trường, nhưng do mạng lưới hoạt động còn hạn chế nên việc huy động vốn còn rất khó khăn Nó là tồn tại lớn nhất trong cơ chế huy động vốn của NHCSXH huyện Đức Thọ.
Các chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian sinh ra để huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để thiết lập quỹ cho vay mới có tính bền vững, đương nhiên lãi suất cho vay phải đảm bảo bù đắp đủ chi phí Tuy nhiên đối với NHCSXH, những năm đầu hoạt
Trang 20động cần có sự tài trợ của Nhà nước thông qua chính sách bù lỗ và tổ chức đầu tư theo chương trình chỉ định của Nhà nước là cần thiết.
Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác huy động vốn:
Một là: hiện tại việc huy động vốn trên thi trường có nhiều tổ chức như
các NHTM quốc doanh, NHCP, các tổ chức tài chính tín dụng hoạt độngtheo luật, các doanh nghiệp thực hiện với rất nhiều hình thức phong phú như tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn, kỳ phiếu, trái phiếu, công trái quốc gia, cổ phiếu… với các mức lãi suất hấp dẫn khác nhau tùy theo tình hình thị trường cung cầu vốn NHCSXH huyện Đức Thọ muốn huy động được nguồn vốn trên thị trường cũng phải tuân theo mặt bằng lãi suất chung của thụ trường hiện tại từng thời kỳ Với nguồn vốn huy động từ thị trường thì hoạt động của NHCSXH huyện Đức Thọ sẽ rất khó khăn, nếu không có sự hỗ trợ từ phía NSNN (vì NHCSXH huyện Đức Thọ thực hiện cho vay theo lãi suất
ưu đãi )
Hai là, việc huy động nguồn vốn trong cộng đồng người nghèo và các
hình thức đóng góp của các cá nhân, các doanh nghiệp trên tinh thần nhân ái vì người nghèo rất hạn chế về tài chính
Ba là, về mặt tổ chức do mới thành lập nên chưa có được sự tín nhiệm
từ phía khách hàng như các Ngân hàng thương mại khác thực hiện nghiệp vụ huy động vốn từ lâu, có uy tín với khách hàng nên người gửi tiền tín nhiệm
2.1.2 Tình hình cho vay:
Đặc điểm khách hàng của NHCSXH huyện Đức Thọ là hộ nghèo và các đối tượng chính sách, bên cạnh đó việc cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội lại ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội thông qua thành lập các tổ tiết kiệm và vay vốn để cho vay
Việc cho vay tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Đức Thọ có tính đặc thù hơn so với các Ngân hàng thương mại khác Doanh số cho vay chiếm số lượng lớn
Về doanh số cho vay:
Tăng liên tục hàng năm, đặc biệt là chương trình học sinh sinh viên: năm 2011 là 68.850 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng 37.2%; đến 31/8/2013 là 22.895 tỷ đồng, dự kiến năm 2012 tăng 37.068 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 15%
-Tổng doanh số cho vay là: 424.234 triệu đồng, trong đó:
+Cho vay hộ nghèo là: 174.116 triệu đồng, số lượt hộ nghèo được vay là: 17.248 hộ
Trang 21+Cho vay giải quyết việc làm là: 7.430 triệu đồng, cho 425 hộ, 18 doanh nghiệp nhỏ và vừa.
+Cho vay chương trình học sinh sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn là: 168.801 triệu đồng, 8.647 hộ được vay vốn, trong đó: cho hộ nghèo là 42.206 triệu đồng, hộ cận nghèo là 123,991 triệu đồng, hộ khó khăn đột xuất là 2.476 triệu đồng, lao động nông thôn học nghề, bộ đội xuất ngũ là 128 triệu đồng
+Cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn là 47.611 triệu đồng cho 2.540 lượt hộ
+Cho vay các đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài là 5.865 triệu đồng, 294 lượt hộ được vay vốn đi làm việc tại các nước Malaysia, Bruney, Đài Loan…
+Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là 11.404 triệu đồng, 1.902 lượt hộ được vay vốn
+Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn là 1.239 triệu đồng, 248 lượt hộ được vay vốn
+Cho vay hộ nghèo làm nhà ở (theo Quyết định số: 167/2008/QĐ- TTg của Chính Phủ) là 7.768 triệu đồng, cho 971 lượt hộ
-Tổng doanh số cho vay trong tháng12/2013: 11,972 triệu đồng, lũy
kế năm 64,432 triệu đồng
- Tỏng doanh số thu nợ: đạt 147.642 triệu đồng, hầu hết các món vay
đều tră nợ đúng hạn cho Ngân hàng
- Doanh số thu nợ trong tháng đạt 4,730 triệu đồng, lũy kế trong năm
đạt 29,433 triệu đồng
Trang 22Bảng 1.7 Doanh số cho vay, thu nợ các chương trình
Lũy kế cho vay trong năm
Doanh số
thu nợ
trong tháng
Lũy kế thu nợ trong năm
Nguồn: báo cáo của Ngân hàng CSXH Huyện Đức Thọ
Về tổng dư nợ:
Tổng dư nợ đến ngày 31/12/2013 là: 291.186 triệu đồng, tăng so với khi mới thành lập khai trương đi vào hoạt động 276.592 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tăng 40%
Trong đó:+Dư nợ hộ nghèo: 87.309 triệu đồng, tăng 75.839 triệu đồng, số hộ dang còn dư nợ có 3.856 hộ, bình quân mỗi hộ được vay 22,6 triệu đồng
Trang 23+Dư nợ giải quyết việc làm là: 4.296 triệu đồng, tăng 1.172 triệu đồng, số hộ đang còn dư nợ 231 hộ, bình quân mỗi hộ được vay 18,6 triệu đồng để giải quyết việc làm cho 525 lao động.
+Dư nợ hộ SXKD vùng khó khăn: 28.092 triệu đồng, tăng 28.092 triệu đồng, có 1.206 hộ đang còn dư nợ, bình quân mỗi hộ được vay 23,3 triệu đồng
+Dư nợ HSSV: 152.614 triệu đồng, tăng 152.614 triệu đồng, có 6.478 hộ đang còn dư nợ, bình quân mỗi hộ được vay 23,6 triệu đồng
+Dư nợ xuất khẩu lao động: 1.923 triệu đồng, tăng 1.923 triệu đồng, có
66 hộ đang còn dư nợ, bình quân một hộ vay 29,1 triệu đồng
+Dư nợ nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: 8.461 triệu đồng, tăng 8.461 triệu đồng, số hộ đang còn dư nợ là 1.084 hộ, bình quân mỗi hộ được vay là 7,8 triệu đồng
+Dư nợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn là 937triệu đồng, tăng
937 triệu đồng, số hộ đang còn dư nợ có 189 hộ, bình quân mỗi hộ được vay là 4.96 triệu đồng
+Dư nợ hộ nghèo làm nhà ở (theo Quyết định số: 167/2008/QĐ- TTg của Chính Phủ) là: 7.554 triệu đồng, tăng 7.554 triệu đồng so với ngày thành lập, số hộ đang còn dư nợ là 945 hộ
Tổng dư nợ các chương trình tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội có bước tăng trưởng rõ rệt qua các năm với số lượng lớn, trong đó dư nợ của từng chương trình cũng thể hiện rõ sự tăng lên qua từng năm Trong đó chương trình cho vay Học sinh sinh viên có mức độ tăng trưởng lớn nhất trong các chương trình tín dụng của Ngân hàng
Trang 24Bảng 1.8 Dư nợ các chương trình tín dụng giai đoạn 2010- 2013
Đơn vị: triệu đồng
8 185,182 254.032 291,186
7 Cho vay hộ SXKD vùng khó
8 Cho vay hộ đồng bào DTTT
Nguồn: báo cáo của Ngân hàng CSXH Huyện Đức Thọ
Biểu đồ 1.1 Dư nợ các chương trình tín dụng
Trang 25Bảng 1.9 Dư nợ các chương trình tín dụng đến 31/12/ 2013
Dư nợ 31/12/20 13
Thực hiệnđến 31/11/20 13
Thực hiệnđến 31/12/20 13
Tăng giảm
so với đầu tháng
Nguồ
n vốn còn tồn đọng
so với
kê hoạch năm
Tỷ lệ hoàn thành
kế hoạch năm
Trang 26Nguồn: báo cáo của Ngân hàng CSXH Huyện Đức Thọ
Qua từng năm dư nợ tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội tăng mạnh, với tổng dư nợ năm 2013 so với năm 2012 tăng37.154 triệu đồng Trong đó dư nợ của từng chương trình cũng tăng lên đáng kể Dặc biệt trong tháng 12 năm 2013, dư nợ các chương trình tín dụng tai Ngân hàng rất lớn, chương trình tín dụng nào cũng tăng, duy chỉ có cho vay xuất khẩu lao động là mức dư nơ giảm so với tháng 11 tuy nhiên mức độ giảm cũng không đáng kể so với tổng dư nợ của toàn chương trình tín dụng Điều này chứng tỏ hoạt độngt ín dụng của Ngân hàng CSXH đã đạt hiệu quả cao, đáp ứng được kế hoach đề ra của Ban chỉ đạo Ngân hàng, cụ thể bẩng số liệu dưới đây đã cho thấy tỷ lệ hoàn thành kế hoạch năm mà Ngân hàng CSXH Huyện Đức Thọ đạt được đều trên 99%, một tỷ lệ lớn,Qua bảng trên cho thấy nguồn vốn tồn đọng
so với kế hoạch năm không đáng kể chứng tỏ lượng vốn cho vay mà Ngân hàng cung cấp cho các đối tượng khách hàng đạt tỷ lệ đề ra, hiệu quả tín dụng được khẳng định, chất lượng tín dụng được tăng lên theo từng thời kỳ
Về kết quả thu lãi tháng 12 năm 2013:
- Thực hiện thu lãi trong tháng đạt: 1,899 triệu đồng, luỹ kế từ đầu năm đến 30/11/2012 đạt 18,149 triệu đồng, trong đó thu lãi chương trình HSSV đạt
990 triệu đồng, luỹ kế năm đạt 8,364 triệu đồng, tỷ lệ thu lãi HSSV đạttrên 83% lãi phải thu chương trình HSSV, thu lãi các chương trình khác còn lãi trong tháng đạt: 909 triệu đồng, lũy kế năm đạt: 9,785 triệu đồng
Bảng kết quả thu lãi
Đơn vị: tỷ đồng
Kế hoạch đến
31/12/2013
Thực hiện đến 30/11/2013
Thực hiện đến 31/12/2013
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch năm
Tổng Thu lãi
HSSV
Thu lãi
CT
Tổng Thu
lãi HSS
Thu lãi
CT
Tổng Thu
lãi HSS
Thu lãi
CT
Tổng (%)
Thu lãi HSSV
Thu lãi
CT
Trang 27khác V khác V khác (%) khác
(%) 14.94 4.698 10.24 16.26 7.387 8.88 18.15 8.364 9.78 121.5 178 95.5
2.2 Thực trạng nợ quá hạn các chương trình tín dụng tại NHCSXH huyện Đức Thọ.
Đến ngày 31/12/2013 tổng dư nợ quá hạn là 644 triệu đồng, chiếm 0,22% tổng dư nợ, giảm so với đầu tháng 161 triệu đồng, giảm so với đầu năm là 71 triệu đồng, nợ khoanh 4 triệu đồng
Trong đó:
+Nợ quá hạn hộ nghèo là 128 triệu đồng
+Nợ quá hạn giải quyết việc làm là 410 triệu đồng, đối với nợ GQVL chủ yếu là nợ quá hạn cho vay giải quyết việc làm nhận bàn giao từ kho bạc nhà nước (nợ bàn giao là 390 triệu đồng)
+Nợ quá hạn nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là 8 triệu +Nợ quá hạn xuất khẩu lao động là 20 triệu đồng
+Nợ quá hạn học sinh sinh viên là 66 triệu đồng
+Nợ quá hạn sản xuất kinh doanh là 12 triệu đồng
Bảng 1.10 Dư nợ quá hạn tháng 12/2013
Dư nợ
quá hạn đến 30/11/2013
Dư nợ
quá hạn đến 31/12/2013
Nợ quá
hạn tăng giảm so với đầu tháng
Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2013
Trang 28Nguồn: Đề án nâng cao chất lượng thu hồi nợ đến hạn và xử lý nợ quá hạn
tại Ngân hàng CSXH huyện Đức Thọ.
Cụ thể, trong tháng 12 năm 2013, tình hình nợ quá hạn các chương
trình tín dụng tại Ngân hàng CSXH huyện Đức Thọ đã được giải quyết một cách hiệu quả, làm giảm lượng dư nợ các chương trính tín dụng xuống con số đáng kể Riêng trong tháng 12, nợ quá hạn tăng so với đầu tháng nằm ở con số âm chứng tỏ dư nợ quá hạn không tồn tại làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Để thấy rõ sự hiệu quả trong công tác xử lý nợ quá hạn thì chỉ cần so sánh dư nợ quá hạn giữa 2 tháng cuối năm sẽ làm rõ được
Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng CSXH huyện Đức Thọ cũng như của toàn bộ hệ thống Ngân hàng thì nợ quá hạn là một vấn đề hết sức nan giải, Nợ quá hạn là những món nợ đã đến hạn trả nhưng Ngân hàng vẫn không thu được khoản nợ đó từ phía khách hàng, những khoản nợ mà khách hàng vay trong một thời hạn đã được quyết định nhưng đã vượt qua thời hạn đó
Nợ quá hạn phản ánh một cách toàn diện hoạt động tín dụng của Ngân hàng Cụ thể như:
+Một ngân hàng hoạt động mà để dư nợ quá hạn nhiều chứng tỏ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng đó không tốt, tình hình cho vay và thu nợ tại Ngân hàng không có hiệu quả, việc phân tích tình hình kinh doanh tài chính vềđối tượng vay không chính xác dẫn đến việc hoàn trả vốn vay cho Ngân hàng không đúng với quy định gây ra những tổn thất lớn cho Ngân hàng
+Bên cạnh để xảy ra hiện tượng nợ quá hạn đó mà Ngân hàng không có những biện pháp để thu hồi nợ thì kết quả kinh doanh mà Ngân hàng sẽ bị giảm, hoạt động tín dụng không phát huy tốt chức năng của mình để lại những hậu quả xấu cho tài chính của ngân hàng
Do vậy:Nợ quá hạn cần được thu hồi một cách hiệu quả để cải thiện tình hình tài chính cho Ngân hàng
Trang 29Nợ quá hạn các chương trình tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội đã được giải quyết tốt, giảm thiểu số lượng nợ quá hạn trong các chương trình vay ở mức hiệu quả nhất, Điều đó làm cho hoạt động tín dụng tại ngân hàng được nâng cao Để đạt được kết quả tốt trong việc thu hồi nợ qua hạn, Ngân hàng chính sách xã hội huyện Đức Thọ đã có các giải pháp thực hiện để nâng cao chất lượng tín dụng như:
+Tham mưu kịp thời cho UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo đôn đốc thu hồi nợ quá hạn, thành lập các tổ thu hồi nợ tại các xã, thị trấn để thu hồi nợ quá hạn
+Tăng cường kiểm tra giám sát của ban đại diện NHCSXH và các tổ chức nhận ủy thác của chính quyền các cấp trong công tác quản lý vốn vay
+Ngân hàng CSXH huyện đã phối hợp với các ban ngành kiên quyết xử lý đối với các đối tượng có điều kiện nhưng cố tình chây lỳ không chịu trả nợ
Những năm gần đây, ban lãnh đạo PGD.NHCSXH huyện Đức Thọ chủ trương kiểm soát chặt chẽ hơn nợ quá hạn nên tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng giảm dần hoặc có những thời điểm tăng nhẹ trong năm Năm 2011 là 765 triệu đồng, chiếm 4.1%; năm 2012 là 715 triệu đồng, chiếm 0.28 %; 8 tháng đầu năm 2012 là 632 triệu đồng, chiếm 0.23% Bên cạnh những chương trình thường xuyên được duy trì nợ quá hạn thấp vẫn còn một số chương trình có tỷ
lệ nợ quá hạn cao so với trung bình chung các chương trình đó là: Chương trình cho vay GQVL nhận bàn giao từ Ngân hàng nông nghiệp nợ quá hạn chiếm tỷ lệ 62%/tổng nợ quá hạn, mặc dù PGD đã tập trung xử lý mạnh song đến nay tỷ lệ nợ quá hạn vẫn không giảm
Tuy vậy, 2 chương trình tín dụng có mức dư nợ lớn đó là cho vay hộ nghèo, chương trình HSSV và các chương trình khác có tỷ lệ nợ quá hạn thường xuyên ổn định ở mức thấp Có được kết quả đó là do chất lượng tín dụng chương trình được nâng lên từng bước, tỷ lệ nợ thu hồi đến hạn đạt kết quả cao, việc kiểm soát và xử lý nợ quá hạn được ban lãnh đạo phòng giao dịch đặc biệt quan tâm
Từ năm 2012, công tác thu hồi và xử lý nợ quá hạn được ban lãnh đạo PGD.NHCSXH huyện Đức Thọ ưu tiên quan tâm đặc biệt, trong năm PGD đã chủ động xây dựng và triển khai Đề án 113 xử lý nợ quá hạn Kết hợp với việc thường xuyên bám sát cơ sở, báo cáo kịp thời và thường xuyên về ban lãnh đạo của cán bộ tín dụng khi có phát sinh nợ quá hạn, tham gia các phong
Trang 30trào thi đua do Ngân hàng cấp trên phát động Nhờ đó công tác thu hồi, xử lý
nợ quá hạn trong 2 năm gần đây đã đạt được nhiều kết quả khả quan
Năm 2012 đã thu được trên 1.25 tỷ đồng nợ quá hạn (trong đó 1.2 tỷ đồng phát sinh do tách khế ước HSSV), giảm 50 triêu động so với năm 2010,
tỷ lệ nợ quá hạn 0.28%; đến 31/08/2012 tỷ lệ nợ quá hạn giảm nhẹ còn 0.23%
Bảng 1.11 Dư nợ quá hạn các chương trình tín dụng 2011-2013
Đơn vị: triệu đồng
TT Các chương trình tín dụng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
8 Cho vay hộ đồng bào DTTT
Nguồn: Đề án nâng cao chất lượng thu hồi nợ đến hạn và xử lý nợ quá hạn
tại Ngân hàng CSXH huyện Đức Thọ
Qua bảng trên cho thấy Việc xử lý nợ quá hạn tại Ngân hàng chính sách xã hội được thực hiện một cách có hiệu quả cao, thể hiện ở việc nợ quá hạn của các chương trình tín dụng tại Ngân hàng càng giảm theo từng năm với tỷ trọng nợ quá hạn giảm mạnh trong từng thời kỳ
Ta có tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn / Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này thể hiện chất lượng của những khoản vay Khi tỷ lệ này vượt quá một giới hạn cho phép thì nó thể hiện sự yếu kém của chất lượng
Trang 31tín dụng Qua việc phân loại nợ quá hạn, ta có thể biết rõ những khoản nợ gặp khó khăn hay những khoản nợ không thể thu hồi được để đưa ra những biện pháp hợp lý để mức rủi ro là thấp nhất Trong năm 2013, tỷ lệ nợ quá hạn các chương trình tín dụng tại Ngân hàng CSXH huyện Đức Thọ đang ở mức thấp so với các năm, có chương trình tỷ lệ này còn ở mức 0% như chương trình cho vay hộ nghèo làm nhà ở, cho vay hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn Điều đó thể hiện chất lượng tín dụng tại Ngân hàng đã được từng bước nâng cao.
Trang 32Bảng 1.12 Bảng tỷ lệ nợ quá hạn
Đơn vị: triệu đồng
1 Tổng Dư nợ chương trình
2 Tổng dư nợ quá hạn các
Nguồn: Đề án nâng cao chất lượng thu hồi nợ đến hạn và xử lý nợ quá hạn
tại Ngân hàng CSXH huyện Đức Thọ
2.3 Thực trạng quy trình nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng CSXH huyện Đức Thọ:
2.3.1 Cho vay hộ nghèo:
Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện cho vay hộ nghèo góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và ổn định xã hội
Hộ nghèo sử dụng vốn vay do NHCSXH huyện Đức Thọ cấp nhằm mục đích đầu tư mua sắm các loại vật tư, giống cây trồng, công cụ để lao động….; góp vốn để thực hiện dự án SXKD do cộng đồng người lao động sáng lập và được chính quyền địa phương cho phép; giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, nước sạch, điện thắp sáng và học tập
Hộ nghèo là đối tượng vay vốn được hưởng nhiều ưu đãi từ Ngân hàng khi sử dụng nguồn vốn do Ngân hàng cấp, có quyền sử dụng vốn vay để đạt được những hiệu quả tối ưu cho mục đích vay vốn của mình Quá trình vay vốn tín dụng ưu đãi đầu tư được thực hiện một cách đơn giản, hợp lý và phù hợp với người dân
Trang 33SƠ ĐỒ 1.2 CHO VAY HỘ NGHÈO THÔNG THƯỜNG
(3) - Tổ TK & VV gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới ngân hàng
(4) - Ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báo tới UBND cấp xã theo mẫu 04/TD
(5) - UBND cấp xã thông báo cho tổ chức chính trị cấp xã
(6) - Tổ chức chính trị cấp xã thông báo cho Tổ TK & VV
(7) - Tổ thông báo cho tổ viên/ hộ gia đình vay vốn biết danh sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân
(8) -Ngân hàng tiến hành giải ngân đến người vay
Huyện Anh Sơn là một huyện miền núi kinh tế còn nhiều khó khăn, đời sống nhân dân còn vất vả, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp Số lượng hộ nghèo trên địa bàn huyện đang chiếm số lượng lớn
Cho vay hộ nghèo là một nghiệp vụ hoàn toàn mới, đầy khó khăn và phức tạp vì hộ vay không phải thế chấp tài sản nhưng lại phải thực hiện theo những quy chế riêng chặt chẽ Việc cho vay không chỉ đơn thuần là điều tra, xem xét mà đòi hỏi phải có sự phối hợp của các ban ngành, các cấp, có sự bình xét công khai từ tổ nhóm Như vậy công tác cho vay muốn thực hiện được tốt thì ngay từ đầu phải thành lập được các tổ nhóm tại cơ sở, đặc biệt là
Trang 34việc chọn, bầu tổ trưởng phải là người có năng lực, có trách nhiệm, tâm huyết với người nghèo và có uy tín với nhân dân, đồng thời phải tạo được tinh thần trách nhiệm, tương trợ giúp đõ lẫn nhau trong tổ nhóm.
Tóm lại, thông qua những vấn đề nêu trên, rõ ràng nghiệp vụ cho vay đối với người nghèo khác hẳn nghiệp vụ cho vay thông thường Đối tượng phục vụ là người nghèo, mục tiêu là nhằm xóa đói giảm nghèo Chính vì vậy hộ nghèo được hưởng nhiều ưu đãi trong khi cho vay hơn các đối tượng khác như: ưu đãi về lãi suất, ưu đãi về thời hạn và ưu đãi về thủ tục, mức vốn tự có tham gia…Nhằm giúp đỡ người nghèo có điều kiện để hoàn thiện đời sống và phát huy nền kinh tế cho bản thân và xã hội
Cụ thể:
• Về lãi suất cho vay (%/ tháng)
Lãi suất cho
vay hộ nghèo 2001- 2005 2006- 30/6/2007
1/7/2007- 31/8/2010 1/9/2010- nay
Các xã vùng
• Về thời hạn cho vay:
-Cho vay ngắn hạn: Đến 12 tháng
-Cho vay trung hạn: Trên 12 tháng đến 60 tháng
-Cho vay dài hạn: Trên 60 tháng
Ngoài ra Ngân hàng CSXH huyện Đức Thọ cón áp dụng các hình thức vay lưu vụ, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, cho vay lại cho đến khi hộ nghèo thoát khỏi ngưỡng nghèo, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo sử dụng vốn tín dụng có hiệu quả
• Về mức cho vay:
Mức cho vay tối đa với một hộ nghèo được điều chỉnh tăng dần cho phù hợp với quy mô tăng trưởng nguồn vốn của Ngân hàng CSXH Huyện Đức Thọ và khả năng sử dụng vốn vay của người nghèo Thời kỳ đầu, do nguồn vốn còn hạn chế và để có nhiều người nghèo được vay vốn, tập làm quen với việc sử dụng vốn vay nên quy định mức cho vay tối đa với mỗi hộ nghèo không quá 5 triệu đồng Từ tháng 1/2005, căn cứ vào quyết định điều chỉnh mức cho vay 7 triệu đồng, hiện nay đã điều chỉnh mức vay tối đa lên
30 triệu đồng Quyết định thực hiện cho vay bổ sung đối với các hộ trước