1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP tại đại học tây bắc

44 2,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 696,5 KB

Nội dung

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤCKHOA QUẢN LÝ --- o0o ---BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Địa điểm thực tập: Phòng đào tạo Đại học - Trường Đại học Tây Bắc Vị trí thực tập: Chuyên viên Phòng đào t

Trang 1

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

KHOA QUẢN LÝ

- o0o

-BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Địa điểm thực tập: Phòng đào tạo Đại học - Trường Đại học

Tây Bắc

Vị trí thực tập: Chuyên viên Phòng đào tạo Đại học

Họ và tên sinh viên: Hoàng Văn Đạt

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Lê Vũ Hà

Hà Nội - 2015

Trang 2

HC – THNGƯTGVHD

KT - TCPGSQCQĐQLGDQLĐTVLVH

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Lời nói đầu 3

2 Tổng quan về địa điểm thực tập 5

2.1 Giới thiệu về Trường đại học Tây Bắc 5

2.2 Đôi nét về Phòng đào tạo đại học- Trường Đại học Tây Bắc 11

3 Danh mục nội dung thực tập 14

PHẦN II: NỘI DUNG 15

1 NHỮNG KIẾN THỨC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 15

1.1 Cơ sở pháp lý của việc thực hiện nhiệm vụ một chuyên viên Phòng đào tạo đại học 15

2 KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI PHÒNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC – TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC 20

2.1 Xây dựng kế hoạch thực tập cá nhân tại Phòng Đào tạo đại học – Trường Đại học Tây Bắc 20

2.2 Nghiên cứu, tìm hiểu các văn bản, các tài liệu phục vụ công việc của chuyên viên Phòng đào tạo đại học 23

2.3 Tham gia hỗ trợ công tác quản lý đào tạo của một chuyên viên Phòng Đào tạo đại học – Trường Đại học Tây Bắc 32

1 Kết luận 40

2 Một số khuyến nghị, đề xuất: 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN 43

Trang 4

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lời nói đầu.

Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng là nhân tố chìa khóa, là động lựcthúc đẩy nền kinh tế phát triển Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốcgia khác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội,trước hết cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa Vì thế, nền giáo dụcmới phải đào tạo nên những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồngvừa chuyên!” Người cũng chỉ rõ phương pháp để đào tạo nên những người đức

- tài là: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trườnggắn liền với xã hội!” Học thiếu thực hành là một trong những nguyên nhân dẫntới thực trạng bức xúc hiện nay, đó là nhiều sinh viên ra trường không thể tìmđược việc làm Bởi lẽ những kiến thức mà sinh viên được học trong các nhàtrường và thực tế công việc đòi hỏi còn quá cách xa nhau

Để khắc phục điều đó Bộ giáo dục và đào tạo đã quyết định tất cả cáctrường Cao đẳng, Đại học đều phải tổ chức cho học sinh thực tập trong thời giannhất định trước khi tốt nghiệp ra trường, tạo cơ hội cho sinh viên có thể vậndụng các kiến thức học được ở trương đại học vào thực tế cuộc sống Chiểu theoquyết định đó, Học viện Quản Lý Giáo dục đã bố trí cho sinh viên khóa 5 thựctập tốt nghiệp trong thời gian 2 tháng Đây là khoảng thời gian sinh viên có thểxóa đi phần nào khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn, có cơ hội làm quen vớicông việc sau khi ra trường ngoài ra đợt thực tập còn giúp sinh viên:

+ Hiểu biết cơ bản về hoạt động quản lý của các cơ quan quản lý giáo dục

và các cơ sở giáo dục

+ Vận dụng các kiến thức đã được trang bị vào thực hành một số hoạtđộng quản lý giáo dục

Trang 5

+ Để tiếp cận với môi trường thực tế quản lý giáo dục và nâng cao kiếnthức chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp sắp đến.

Trên tinh thần đó em đã có thời gian thực tập tốt nghiệp với nhiều điều bổích tại Phòng đào tạo đại học – Trường đại học Tây Bắc dưới sự giúp đỡ củacác thầy cô giáo trong học viện và các thầy cô giáo tại cơ sở

Trường Đại học Tây Bắc là trường đại học vùng đa ngành, đa cấp, đa lĩnhvực trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, được thành lập trên cơ

sở Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Bắc Trường có nhiệm vụ đào tạo nguồnnhân lực có trình độ đại học, cao đẳng, đồng thời nghiên cứu, chuyển giao khoahọc - công nghệ cho 7 tỉnh Tây Bắc Việt Nam và các tỉnh lân cận, góp phầntriển khai thực hiện phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du và miền núi Bắc

Bộ Với nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan em đã chọn trường đại họcTây Bắc làm cơ sở thực tập Để đợt thực tập tốt nghiệp thành công như ngàyhôm nay em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới sự quan tâm giúp đỡ của:

Các thầy cô giáo, cán bộ trong học viện quản lý giáo dục nói chung vàtrong khoa Quản lý nói riêng

Cô Lê Vũ Hà là giảng viên hướng dẫn của em tại Học viện Quản lý Giáodục

Thầy Đỗ Hồng Đức là người hướng dẫn em tại Phòng đào tạo đại học –Trường đại học Tây Bắc

Các thầy cô giáo tại Phòng đào tạo đại học – Trường đại học Tây Bắc.Cùng tất mọi người đã tạo điều kiện giúp đỡ em về mọi mặt để em có thểhoàn thành tốt thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua

Với những kiến thức về quản lý và những kiến thức khác có được từ họcviện, từ thực tiễn đã giúp em hoàn thành đợt thực tập cũng như báo cáo thực tậpnày Song với vốn kiến thức còn có hạn trong quá trình làm báo cáo sẽ không

Trang 6

tránh được những sai sót, em mong các thầy cô xem xét giúp đỡ để em hoànthiện tốt hơn đồng thời giúp em định hướng trong công tác báo cáo cũng nhưtrong công việc tương lai.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trong báo cáo này, em sẽ tập trung trình bày, phân tích các hoạt động côngviệc mà em đã trực tiếp tham gia thực hiện trong 7 tuần thực tập ở vị trí chuyênviên phụ trách đào tạo, để từ đó rút ra những bài học cho nghề nghiệp tương lai

2 Tổng quan về địa điểm thực tập

2.1 Giới thiệu về Trường đại học Tây Bắc.

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.

Ngày 06 tháng 04 năm 1981, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số146/CP, nâng cấp Trường Sư phạm cấp II (10+3) Tây Bắc thành Trường Caođẳng Sư phạm Tây Bắc Những điều cơ bản quy định trong Quyết định củaChính phủ như sau:

“Điều 1 Công nhận Trường Sư phạm cấp II 10+3 Tây Bắc là Trường Caođẳng Sư phạm Tây Bắc và giao cho Bộ Giáo dục quản lí

Điều 2 Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Bắc có nhiệm vụ đào tạo và bồidưỡng giáo viên cấp II có trình độ cao đẳng sư phạm phục vụ cho nhu cầu pháttriển của hai tỉnh Sơn La và Lai Châu

Điều 3 Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Bắc thuộc hệ thống giáo dục Đạihọc và Cao đẳng được hưởng các chính sách chế độ mà Nhà nước đã quy địnhcho các trường Đại học và Cao đẳng

Điều 4 Phụ trách Trường do một Hiệu trưởng, giúp việc Hiệu trưởng cómột số Phó Hiệu trưởng…”

Trang 7

Trường Sư phạm cấp II (10+3) Tây Bắc được công nhận là Trường Caođẳng Sư phạm Tây Bắc không chỉ là sự thay đổi thuần tuý về tên gọi mà còn là

sự khẳng định bước phát triển mạnh mẽ về chất của Nhà trường

Bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, khó khăn lớn nhất của cáctỉnh Tây Bắc là thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ cao Vì thế, vấn đề đào tạonguồn nhân lực tại chỗ có trình độ cao, có kỹ thuật nghề nghiệp vững vàng đểtham gia vào quá trình lao động, thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đạihoá ở Tây Bắc trở nên vô cùng cấp bách

Trong bối cảnh lịch sử đó, để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực tạichỗ có trình độ cao (đại học) cho các tỉnh Tây Bắc, phục vụ sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá, ngày 23/03/2001, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định

số 39/2001/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Tây Bắc trên cơ sởTrường Cao đẳng Sư phạm Tây Bắc, một số điều cơ bản trong Quyết định nhưsau:

“Điều 1 Thành lập Trường Đại học Tây Bắc trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Bắc.

Điều 2 Trường Đại học Tây Bắc có nhiệm vụ:

1.Đào tạo nhân lực có trình độ Đại học và Cao đẳng.

2.Bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, công chức.

3.Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, triển khai các dịch

vụ kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tây Bắc.

Điều 3 Trường Đại học Tây Bắc trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Trụ sở của trường đặt tại tỉnh Sơn La; Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng”.

Trang 8

Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ngày 16/05/2001, Lễ công

bố Quyết định thành lập Trường Đại học Tây Bắc được tổ chức tại Trường Caođẳng Sư phạm Tây Bắc (thị trấn Thuận Châu - Sơn La) trước sự chứng kiến củađông đảo đồng bào các dân tộc Tây Bắc, đại biểu Ban Dân tộc Trung ương, BanDân tộc Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và đại biểu của Tỉnh uỷ, Uỷ banNhân dân, Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh Tây Bắc

2.1.2 Sự phát triển của Trường Đại học Tây Bắc từ 2001 đến nay

- Về công tác tổ chức

Sau gần một tháng kể từ khi công bố Quyết định thành lập Trường Đại họcTây Bắc, ngày 12/06/2001, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số3345/QĐ-BGD&ĐT-TCCB bổ nhiệm đồng chí Đặng Quang Việt, nguyên PhóHiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Bắc giữ chức Hiệu trưởng TrườngĐại học Tây Bắc

Cũng trong thời gian này, để ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng trong giaiđoạn mới, dưới sự chỉ đạo của Huyện uỷ Thuận Châu, Đảng bộ Nhà trường tiếnhành Đại hội Nhiệm kỳ XIX (2001 - 2005) Đại hội đã bầu đồng chí ĐặngQuang Việt làm Bí thư Đảng bộ, đồng chí Nguyễn Văn Bao làm Phó Bí thưĐảng bộ, cùng 7 Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng uỷ

Đến tháng 8/2010, Trường có 372 cán bộ, giảng viên (giảng viên là 270,cán bộ 94), trong đó có 1 PGS.Tiến sĩ, 11 Tiến sĩ, 30 Nghiên cứu sinh, 147 Thạcsĩ

Bộ máy tổ chức của Trường Đại học Tây Bắc, bao gồm:

1 Ban Giám hiệu gồm có: Hiệu trưởng và hai Phó Hiệu trưởng

2 Phòng chức năng gồm có: Phòng Quản lí Khoa học và Quan hệ Quốc tế,Phòng Đào tạo, Phòng Tổ chức Cán bộ, Phòng Công tác Chính trị, Phòng Hànhchính - Tổng hợp, Phòng Tài vụ, Trạm xá, Ban Quản lí Khu Nội trú

Trang 9

3 Đơn vị chuyên môn gồm có: khoa Toán - Lí - Tin (2002), khoa Ngữ văn(2002), khoa Sinh - Hoá (2002), khoa Sử - Địa (2002), khoa Tiểu học - Mầmnon (2003), khoa Nông - Lâm - Kinh tế (2006), khoa Ngoại Ngữ (2008), khoa Líluận Chính trị (2009), khoa Kinh tế (2009), khoa Thể dục Thể thao (2010), Bộmôn Tâm lí Giáo dục.

Ngoài các đơn vị trên, bộ máy tổ chức của Trường còn có: Trung tâm Tinhọc - Ngoại ngữ (2006), Ban Chỉ đạo Dự án xây dựng Trường (2006), Trungtâm Nghiên cứu khoa học và Chuyển giao công nghệ (2009)

- Về công tác đào tạo

Ngay từ đầu, Đảng uỷ, Ban Giám hiệu đã xác định công tác đào tạo lànhiệm vụ chính trị trung tâm của Nhà trường, vì thế trong bất kỳ điều kiện hoàncảnh nào, dù khó khăn đến đâu cũng phải giữ vững và không ngừng mở rộng qui

mô, loại hình đào tạo

Năm học 2001 - 2002, Trường có 12 lớp Cao đẳng chính quy, 02 lớp Đạihọc chính quy (khoá đầu tiên) với 64 sinh viên (1 lớp Đại học Sư phạm Ngữvăn, 1 lớp Đại học Sư phạm Toán), 02 lớp Dự bị

Năm học 2009 - 2010, Trường có 29 ngành đào tạo Đại học (tính cả 4ngành liên thông từ trung cấp lên đại học), tróng đó có 8 ngành ngoài Sư phạm.Nhà trường cũng đã liên kết với một số trường đại học: Đại học Sư phạm HàNội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Đại học Lâmnghiệp, Đại học Bách khoa Hà Nội Công tác tạo nguồn thông qua hệ Dự bị đạihọc cho ngành Nông học, Lâm sinh được coi trọng

Mỗi năm có từ 1400 đến 1800 (chiếm 96 - 98%) sinh viên thuộc các ngành Sưphạm, Công nghệ Thông tin, Kinh tế, Nông - Lâm tốt nghiệp ra trường Trong

đó, số lượng sinh viên tốt nghiệp loại Giỏi chiếm từ 0,2 đến 1%

- Về hoạt động nghiên cứu khoa học

Trang 10

Từ năm 2001 đến 2010, Trường đã triển khai thực hiện được 10 đề tài cấpTỉnh; 26 đề tài cấp Bộ; 282 đề tài cấp Trường của cán bộ, giảng viên và 697 đềtài của sinh viên

Từ năm 2001 đến 2010, Nhà trường đã tiến hành triển khai được 05 dự ánđầu tư bằng nguồn vốn trong nước và tài trợ quốc tế cũng như Nhà trường đã tổchức được 15 hội thảo về: “Chiến lược phát triển của Trường Đại học Tây Bắcđến 2010 và tầm nhìn đến 2020”, “Đánh giá thực trạng và nhu cầu nguồn nhânlực các tỉnh Tây Bắc”

- Về công tác xây dựng cơ sở vật chất

Từ năm 2007, cơ sở vật chất của Trường gồm 2 cơ sở: ở Thuận Châu có10,322 ha; tại Thị xã Sơn La diện tích mặt bằng của Nhà trường đã giải phóngđược là 23 ha Hệ thống lớp học, nơi làm việc của Ban Giám hiệu và các đơn vịphòng, ban, khoa, trung tâm đã khang trang hơn và ngày càng được củng cố tăngcường Hiện nay, cơ sở vật chất của Trường tại Thành phố Sơn La đã bao gồmtoà Nhà Điều hành 7 tầng và 3 giảng đường 5 tầng; 5 kí túc xá sinh viên có sứcchứa 2.500 sinh viên đã được đưa vào sử dụng

2.1.3 Cơ cấu tổ chức Trường đại học Tây Bắc

- Ban giám hiệu nhà trường hiện nay:

+ Hiệu trưởng: - NGƯT.TS Nguyễn Văn Bao

+ Các phó Hiệu trưởng: - TS Đinh Thanh Tâm

- TS Đoàn Đức Lân

- TS Nguyễn Triệu Sơn

- Các Khoa – Bộ môn, các phòng ban trong nhà trường

Trang 11

Các Khoa - Bộ môn: Các phòng ban Trung tâm

1 Khoa Nông - Lâm

2 Khoa Toán - Lý - Tin

1 Phòng Đào tạo Đại học

2 Phòng Đào tạo Sau đạihọc

3 Phòng KHCN và Hợptác quốc tế

4 Phòng Công tác chính trị

và Quản lý người học

5 Phòng Khảo thí và Đảmbảo chất lượng giáo dục

6 Phòng Hành chính tổnghợp

7 Phòng Kế toán – Tàichính

8 Phòng Quản trị Cơ sở vậtchất

9 Phòng Tổ chức cán bộ

10 Phòng Thanh tra – Phápchế

4 Trung tâm Nghiêncứu Khoa học vàChuyển giao Côngnghệ

5 Trung tâm Nghiêncứu Vă hóa các dântộc Tây Bắc

6 Trung tâm Giáo dụcQuốc phòng – Anninh sinh viên TâyBắc

Trang 12

2.2 Đôi nét về Phòng đào tạo đại học- Trường Đại học Tây Bắc.

Địa chỉ: Tầng 5, Nhà Điều hành, Trường Đại học Tây Bắc.

2 Th.S Phan Thanh Hải – Phó Trưởng phòng

3 Th.S Cao Đình Sơn – Phó Trưởng phòng

4 Th.S Nguyễn Thị Thanh Huyền – Chuyên viên

5 Th.S Đào Tiến Dũng – Chuyên viên

6 CN Nguyễn Gian Ngọc – Chuyên viên

7 CN Vũ Thị Loan – Chuyên viên

8 CN Hoàng Văn Minh – Chuyên viên

9 CN Phạm Hữu Cường – Chuyên viên

10 CN Giang Hồng Quang– Chuyên viên

- Chức năng nhiệm vụ của Phòng đào tạo: Tham mưu, giúp Hiệu trưởng

quản lý, tổ chức triển khai thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo dục đạihọc của Nhà trường và cấp phát văn bằng, chứng chỉ

Phó Trưởng phòng

Trưởng phòng

Phó Trưởng phòng

Chuyên viên

Trang 13

- Những nhiệm vụ trong năm học 2014 – 2015.

 Công tac giáo dục chính trị, tư tưởng:

- Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước; nhiệt tình tham gia các hoạt động chính trị

xã hội; thực hiện tốt nghĩa vụ công dân

- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

- Yêu nghề, gắn bó, tận tụy với công việc; thưc hiện nghiêm chỉnh Luật giáodục; thực hiện tốt Quy đinh về đạo đức nhà giáo và các quy chế, quy định củangành; có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm; luôn giữ gìn phẩmchất, danh dự, uy tín của các cán bộ ngành giáo dục

- Đoàn kết, biết phối hợp, cộng tác với đồng nghiệp; thực hiện nghiêm nộiquy làm việc của Phòng, luôn có ý thức xây dựng tập thể để cùng thực hiện vàhoàn thành tốt nhiệm vụ của đơn vị; tôn trọng, đối xử công bằng với sinh viên,cán bộ, giảng viên và nhân dân khi giải quyết các công việc liên quan

- Có lối sống lành mạnh, văn minh phù hợp với bản sắc dân tộc và môitrường giáo dục, thường xuyên rèn luyện tác phong mẫu mực; phong cách làmviệc khoa học

 Công tác tổ chức, xây dựng đội ngũ:

- Tiếp tục củng cố, ổn định công tác tổ chức của đơn vị

- Tiếp tục chuyên môn hóa các mảng việc theo từng cá nhân trong đơn vị

- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

 Công tác chuyên môn, nghiệp vụ:

- Tổ chức đào tao theo học chế tín chỉ, tiếp tục đưa công tác dạy – học theođúng bản chất đào tạo theo học chế tín chỉ phù hợp với điều kiện hiện có củaNhà trường

Trang 14

- Tổ chức và quản lý tốt công tác dạy – học chính quy và VLVH

- Xây dựng và thực hiện đề án đào tạo bằng 2; xây dựng chương tình đào tạo

và văn bản quy định của Trường cho sinh viên học cùng lúc 2 chương trình đểđược cấp hai bằng đại học

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển sinh chính quy năm 2015

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển sinh VLVH năm 2015

- Lập các báo cáo chính của Trường liên quan đến công tác đào tạo để báocáo Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Phối hợp với phòng, khoa thực hiện công tác thanh toán chế độ vượt địnhmức giờ chuẩn, kinh phí giảng dạy chi phi chính quy

- Xây dựng và thực hiện các hợp đồng đào tạo, thỉnh giảng

- Thực hiện các công việc nghiệp vụ thường xuyên: Vận hành phần mềmEdusoft đối với tất cả các hệ đào tạo; cung cấp thông tin phục vụ lãnh đạo quảnlý; đăng ký học phần của sinh viên; lập các báo cáo về công tác đào tạo; quản lýcác lớp VLVH, các lớp liên thông, các lớp bồi dưỡng…

- Tổ chức Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo trong đào tạo theo hệ thốngtín chỉ

- Tổ chức Hội thảo về công tác đào tạo dự bị đại học

Trang 15

 Công tác quản lý và sử dụng cơ sở vật chất

- Khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống phòng học, giảng đường, phòng thínghiệm, phòng máy tính phục vụ cho công tác đào tạo

- Sử dụng hiệu quả phần mềm quản lý đào tạo trong công tác quảy lý đào tạo,

- Hưởng ứng tham gia tích cực vào các hoạt động chung để bảo vệ môitrường xanh, sạch, đẹp nhiệt tình tham gia các hoạt động nhân đạo và các hoạtđông từ thiện do nhà trường và các cấp phát động

- Nhiệt tình tham gia các hoạt động thể thao, văn nghệ chung của nhà trường

3 Danh mục nội dung thực tập

3.1 Lập kế hoạch thực tập cá nhân tại Phòng Đào tạo đại học – Trường Đại học Tây Bắc.

3.2 Nghiên cứu hệ thống văn bản, tài liệu về nội quy, quy chế của Trường Đại học Tây Bắc Các văn bản pháp lý nhà nước quy định công tác quản lý đào tạo.

• Nghiên cứu luật GD 2005, Luật GD đại học, Điều lệ trường đại học

Trang 16

• Nghiên cứu QC 25, QC 43 trong quản lý đào tạo của nhà trường.

• Nghiên cứu kế hoạch năm học 2014- 2015 của nhà trường

• Nghiên cứu Bộ Quy định TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ – Trường Đại họcTây Bắc

• Nghiên cứu Quy định, kế hoạch về công tác đào tạo – Trường Đại họcTây Bắc

3.3 Tham gia các hoạt động hỗ trợ công tác quản lý quá trình đào tạo của chuyên viên tại Phòng Đào tạo đại học – Trường Đại học Tây Bắc.

- Tìm hiều các tính năng cơ bản, cách thức quản lý của phần mềm quản lýđào tạo EDUSOFT

- Tham gia hỗ trợ công tác triển khai kiến tập sư phạm cho K53 ĐH vàK54 CĐ

- Tham gia hỗ trợ công tác triển khai đăng ký khóa luận của sinh viên

PHẦN II: NỘI DUNG

1 NHỮNG KIẾN THỨC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

1.1 Cơ sở pháp lý của việc thực hiện nhiệm vụ một chuyên viên Phòng đào

tạo đại học.

- Luật giáo dục 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 ban hành kèm theo Nghị định số75/2006/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật giáo dục;

- Luật giáo dục Đại học số 08/2012/QH 13 ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Trang 17

- Nghị định 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi

bổ sung một số điều của nghị định số 75/2006/NĐ- CP ngày 02 tháng 08 năm

2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật giáo dục;

- Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 sửa đổi điểm bkhoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11/05/2011 sửa đổi bổsung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 08 năm 2006của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật giáo dục;

- Điều lệ trường Đại học ban hành kèm theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTgngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng chính phủ;

- Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2001 – 2010;

- Quyết định số 62/2008/QĐ-BGDĐT ban hành Quy chế về tuyển sinh ĐH vàcao đẳng theo hình thức VHVL;

- Quy chế đào tạo cao đẳng, ĐH chính quy ban hành kèm theo Quyết định số

25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT;

- Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Banhành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo);

- Thông tư 57 - Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo đạihọc và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo;

- Quyết định số 36/2007/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Về việc ban hành “Quy chế đào tạo đại học và caođẳng hình thức vừa làm vừa học”

- Quyết định số 39/2001/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Tây Bắctrên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Bắc;

Trang 18

- Bô Quy đinh TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ – Trường Đại học Tây Bắc;

- Quy định về công tác đào tạo (Ban hành kèm theo QĐ số ĐTĐH ngày 17/9/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc);

994/QĐ-ĐHTB Quy chế số 62/2008/QĐ994/QĐ-ĐHTB BGDĐT quy định về tuyển sinh ĐH và cao đẳng theohình thức VHVL

1.2 Cơ sở lý luận về QLGD và quản lý đào tạo:

a QLGD và các chức năng của QLGD:

* Khái niệm QLGD:

QLGD là hệ thống những tác động có chủ đích, có kế hoạch, hợp quy luậtcủa chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh

và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng

và hiệu quả mục tiêu GD

* Chức năng quản lý GD:

- Chức năng QLGD là một dạng hoạt động quản lý chuyên biệt, thông qua

đó, chủ thể QLGD tác động vào đối tượng quản lý của mình nhằm thực hiện cácmục tiêu QLGD

- QLGD bao gồm bốn chức năng: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra(trong thời gian thực tập, cá nhân được trực tiếp thực hiện ba chức năng: Kếhoạch, tổ chức và kiểm tra)

- Chức năng kế hoạch trong QLGD là quá trình xác định các mục tiêu pháttriển giáo dục và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện các mục tiêuđó

- Chức năng tổ chức trong QLGD là quá trình sắp xếp, phân phối cácnguồn nhân lực và các nguồn lực khác tạo ra một cơ cấu tổ chức thích hợp đảmbảo thực hiện tốt mục tiêu đề ra để tổ chức phát triển

- Chức năng chỉ đạo trong QLGD là quá trình tác động ảnh hưởng tới hành

vi, thái độ của những người khác nhằm đạt tới các mục tiêu với chất lượng cao,

Trang 19

nó còn là cơ sở để phát huy tối đa động lực của đối tượng quản lí trong quá trìnhhoạt động , nhằm tạo ra hiệu quả lao động cao nhất.

- Chức năng kiểm tra: Đây là chức năng quan trọng của nhà quản lý, nóxuyên suốt trong quá trình quản lý và là chức năng của mọi cấp quản lý Kiểmtra là quá trình đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảo cho các hoạt động đạt tớimục tiêu của tổ chức với hiệu quả cao.Bản chất của quá trình kiểm tra chính là hệthống phản hồi về kết quả của các hoạt động và cũng là hệ thống phản hồi dự báo

b Đào tạo và quản lý đào tạo:

Công tác đào tạo và quản lý đào tạo ở cơ sở giáo dục ĐH bao gồm:

* Xây dựng kế hoạch đào tạo:

Kế hoạch đào tạo tại một cơ sở giáo dục ĐH bao gồm: Kế hoạch cho mộtkhóa học, kế hoạch cho một năm học, kế hoạch cho một học kỳ, thời khóa biểu.Trong đó, thời khóa biểu là một loại kế hoạch tác nghiệp đặc biệt của trườnghọc, có tác động nhanh chóng và điều hành trực tiếp tới việc dạy của GV và việchọc của SV Lập thời khóa biểu phải căn cứ vào chương trình và kế hoạch củacác môn học, vào quy chế, các lớp, các ca học, chú ý tới nguyện vọng củaGV…

* Tổ chức đào tạo: Tổ chức dạy, tổ chức học, tổ chức kiểm tra, đánh giá và

tổ chức đào tạo theo niên chế hoặc tín chỉ (đào tạo tại Học viện được tổ chứctheo niên chế)

* Quản lý đào tạo:

Quản lý đào tạo tại cơ sở giáo dục ĐH bao gồm:

- Quản lý quá trình đào tạo: Công tác này cần có chuyên viên theo dõiriêng cho từng hệ chính quy và phi chính quy Các chuyên viên này là người lập

kế hoạch và theo dõi triển khai kế hoạch đào tạo của các hệ tương ứng

- Quản lý kết quả đào tạo, bao gồm: Quản lý hồ sơ và kết quả tuyển sinh,kết quả thi từng học kỳ của từng khóa học, kết quả xét tốt nghiệp, hồ sơ khenthưởng, kỷ luật…

Trang 20

- Việc phân công trách nhiệm trong quản lý kết quả đào tạo là yếu tố tiênquyết và quyết định chất lượng quản lý kết quả đào tạo Trách nhiệm quản lýtừng loại kết quả phải được xác định bằng văn bản, có sổ sách bàn giao và ghichép đầy đủ rõ ràng, có ký nhận và xác nhận đầy đủ.

c Cơ sở thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của một chuyên viên tại Phòng Đào tạo đại học

Thực tập tốt nghiệp tại Phòng Đào tạo đại học – Trường Đại học Tây Bắc được dựa trên một vài đặc điểm, điều kiện về tình hình thực tiễn sau:

- Căn cứ chương trình khung và kế hoạch đào tạo các ngành QLGD đượcban hành kèm theo Quyết định số 10/QĐ-HVQLGD ngày 09/01/2007 và Quyếtđịnh sửa đổi, bổ sung số 480/QĐ-HVQLGD ngày 28/12/2007;

- Căn cứ vào Quy định về chương trình đào tạo Cử nhân QLGD của Họcviện QLGD;

- Căn cứ vào Kế hoạch năm học 2014 -2015 của Học viện QLGD;

- Căn cứ vào Kế hoạch thực tập tốt nghiệp cho SV Khóa 5, Khoa Quản lýcủa Học viện QLGD;

- Căn cứ vào Kế hoạch năm học 2014-2015 của Phòng Đào tạo đại học –Trường Đại học Tây Bắc;

- Căn cứ vào Kế hoạch hoạt động của Phòng Đào tạo đại học – Trường Đạihọc Tây Bắc từ tháng 12/2014 đến tháng 3/2015

Trang 21

2 KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI PHÒNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC – TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC.

Thực tập tốt nghiệp tại Phòng Đào tạo đại học – Trường Đại học Tây Bắcvới một số nội dung công việc cơ bản được mô hình hóa theo sơ đồ:

SƠ ĐỒ CÁC NỘI DUNG THAM GIA THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 2015 2.1 Xây dựng kế hoạch thực tập cá nhân tại Phòng Đào tạo đại học –

Trường Đại học Tây Bắc.

 Mục đích và nội dung của kế hoạch thực tập tốt nghiệp:

+ Mục đích: Kế hoạch thực tập tốt nghiệp giúp định hướng cho mọi hoạt

động thực tập diễn ra tại cơ sở Giúp cho cơ sở thực tập, giảng viên hướng dẫn

và sinh viên hướng dẫn hiểu được vị trí, ý nghĩa và nội dung cụ thể của đợt thựctập tốt nghiệp chuyên ngành QLGD này Từ đó, thuận lợi và dễ dàng hơn cho cá

(2.2) Nghiên cứu hệ thống văn bản quy định về công tác

quản lý đào tạo

Trang 22

nhân sinh viên cũng như cơ sở thực tập trong việc bố trí lịch làm việc, kế hoạchhoạt động, giao nhiệm vụ và đánh giá kết quả cho sinh viên.

+ Nội dung: Kế hoạch bao gồm đầy đủ thời gian, ngày tháng, địa điểm,

phương pháp và phương tiện làm việc và danh sách các công việc, các nhiệm vụ

mà cơ sở có thể được giao nhiệm vụ cho sinh viên thực tập Kế hoạch cũng chỉ

rõ nội dung, các yêu cầu cần đạt và trách nhiệm của sinh viên và GVHD trongquá trình thực tập, tìm hiểu thực tiễn và tham gia hoạt động thực tiễn

 Yêu cầu cụ thể của bản kế hoạch thực tập tốt nghiệp Phòng Đào tạo đại học – Trường Đại học Tây Bắc.– Trường Đại học Tây Bắc.

+ Kế hoạch xây dựng đúng trình tự thời gian, theo đúng kế hoạch về thờigian thực tập tốt nghiệp cho sinh viên ngành QLGD năm học 2014 – 2015;

+ Kế hoạch xây dựng có nội dung, nhiệm vụ khái quát, có nội dung chitiết đến từng tuần, với những công việc đúng chuyên ngành đào tạo, đúng chứcnăng và nhiệm vụ của Phòng Đào tạo đại học;

+ Kế hoạch làm nổi rõ vị trí, nhiệm vụ của một chuyên viên đảm bảo chấtlượng giáo dục trong trường đại học;

+ Hướng tới đúng mục đích của đợt thực tập tốt nghiệp chuyên ngànhQLGD

 Phương pháp, cách thức xây dựng kế hoạch hiệu quả:

+ Căn cứ đúng kế hoạch thực tập tốt nghiệp chuyên ngành QLGD củaKhoa Quản lý, Học viện QLGD;

+ Căn cứ theo kế hoạch hoạt động của Phòng Đào tạo đại học và kế hoạchđào tạo của Trường Đại học Tây Bắc năm học 2014 - 2015;

+ Tham khảo và nhận sự tư vấn, góp ý, giúp đỡ của giảng viên hướng dẫncủa Khoa Quản lý và của Phòng Đào tạo đại học – Trường Đại học Tây Bắc

Ngày đăng: 29/03/2016, 08:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ quy định tổ chức và quản lý (2012), Trường đại học Tây Bắc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ quy định tổ chức và quản lý
Tác giả: Bộ quy định tổ chức và quản lý
Năm: 2012
2. Hà Thế Truyền (2010), Kỹ năng quản lý đào tạo tại các cơ sở GD ĐH (tài liệu lưu hành nội bộ), Học viện QLGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ năng quản lý đào tạo tại các cơ sở GD ĐH(tài liệu lưu hành nội bộ)
Tác giả: Hà Thế Truyền
Năm: 2010
5. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Lê Thị Mai Phương (2010), Khoa học quản lý giáo dục (tài liệu lưu hành nội bộ), Học viện QLGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Lê Thị Mai Phương (2010)", Khoa học quảnlý giáo dục (tài liệu lưu hành nội bộ)
Tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Lê Thị Mai Phương
Năm: 2010
7. Trịnh Anh Cường (2010), Kế hoạch và chiến lược trong quản lý giáo dục (tài liệu lưu hành nội bộ), Học viện QLGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch và chiến lược trong quản lý giáodục (tài liệu lưu hành nội bộ
Tác giả: Trịnh Anh Cường
Năm: 2010
8. Quy chế đào tạo tại các trường ĐH, cao đẳng (Ban hành kèm theo quyết định số 25/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 26 tháng 06 năm 2006 của Bộ trưởng BGD&ĐT) Sách, tạp chí
Tiêu đề: quyết định số 25/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 26 tháng 06 năm 2006
3. Luật giáo dục 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 ban hành kèm theo Nghị định số 75/2006/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục Khác
4. Luật giáo dục Đại học số 08/2012/QH 13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w