1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại nhà thuốc tây Đức Tín SKK Bệnh viện Nhân dân Gia Định

84 415 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 5,94 MB

Nội dung

Báo cáo thực tập tốt nghiệp, tại nhà thuốc tây Đức Tín SKK, Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

KHOA DƯỢC



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

NHÀ THUỐC ĐỨC TÍN

Sinh viên thực hiện : Phạm Nguyễn Như Minh

Giáo viên hướng dẫn : Ths.Ds Nguyễn Thị Ngọc Yến

Người hướng dẫn : Ds Nông Thị Nhị

Tp.Hồ Chí Minh, năm 2019

Trang 2

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

NHÀ THUỐC TÂY ĐỨC TÍN SKK

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan kết quả bài cáo thực tập này là của em trong suốt 3 tuần thực tập tại

Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Tp.HCM, ngày 04 tháng 03 năm 2019

Sinh viên ký tên

Phạm Nguyễn Như Minh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Thời gian được học và thực tập tuy không dài, nhưng em đã cơ bản nắm được kiến thức, quy trình về Dược.Để có được điều này là nhờ sự tận tình truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm từ thầy cô bộ môn Dược đến với chúng em Để có được những bứoc

đi chập chứng, bỡ ngỡ đầu tiên khi thực hành tại cái quầy thuốc, em không quên tấm chân tình của Các anh chị đi truớc, của chủ nhà thuốc đã tin yêu tạo điều kiện thuận lợi cho em đến đây thực tập

Câu nói từ nghìn xưa “ Không thầy đố mày làm nên" luôn luôn đúng

Một lần nữa để em có được những buớc đi vững tin như ngày hôm nay, xin tri

ân tất cả quý Thầy Cô đã hứớng dẫn cùng các anh chị nơi quầy thuốc và Chủ Nhà thuốc

Xin cảm ơn tất cả, và em xin hứa sẽ cố gắng xứng đáng với niềm tin yêu ấy

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP

TPHCM, Ngày……… tháng……… năm 2019

Giáo viên hướng dẫn (Ký tên, xác nhận)

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

TPHCM, Ngày……… tháng……… năm 2019

Cơ sở thực tập (Ký tên, xác nhận)

Trang 7

MỤC LỤC

PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN ii

LỜI CẢM ƠN iii

NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP iv

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN v

DANH MỤC HÌNH viii

DANH MỤC BẢNG x

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT xi

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN ĐƠN VỊ THỰC TẬP 12

1.1 TÊN ĐƠN VỊ VÀ ĐỊA CHỈ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 12

1.2 NHIỆM VỤ VÀ QUY MÔ TỔ CHỨC 12

1.2.1 Nhiệm vụ : 12

1.2.2 Quy mô tổ chức: 12

1.2.3 Giấy phép kinh doanh: 12

1.3 NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÁCH TỔ CHỨC VÀ VẬN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ THUỐC 17

CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG THỰC TẬP 19

2.1 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ THUỐC 19

2.1.1 Nhận xét chung về quy mô hoạt động, loại hình kinh doanh, phạm vi hoạt động: 19

2.1.2 Hoạt động chủ yếu của nhà thuốc: 19

2.1.3 Tổ chức nhân sự 20

2.1.4 Cách bố trí và trưng bày trong nhà thuốc 20

2.2 VIỆC SẮP XẾP, PHÂN LOẠI VÀ BẢO QUẢN TẠI NHÀ THUỐC 21

2.2.1 Mô tả và nhận xét về việc sắp xếp, phân loại thuốc ở nhà thuốc 21

2.2.2 Trình bày được cách thức cách thức theo dõi số lượng, chất lượng thuốc, bảo quản, FEFO-FIFO, vai trò và hiệu quả của phần mền quản lý nhà thuốc 22

2.2.3 Nêu danh mục các nhóm thuốc kinh doanh tại nhà thuốc 28

2.2.4 Một số hình ảnh thuốc có ở Nhà Thuốc : 37

2.3 VIỆC THỰC HIỆN GPP TẠI NHÀ THUỐC 54

Trang 8

2.3.1 So sánh, nhận xét những nội dung nhà thuốc đã thực hiện được so với bảng

kiểm GPP của Bộ Y Tế 54

2.3.2 Liệt kê: 59

2.4 TÌNH HÌNH XUẤT/NHẬP THUỐC 64

2.4.1 Mô tả được cách tổ chức nhập thuốc: 64

2.4.2 Nhận xét : 65

2.5 THÔNG TIN GIỚI THIỆU THUỐC VÀ HUỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC: 67 2.5.1 Những quy định chung 67

2.5.2 Thông tin, quảng cáo thuốc 67

2.5.3 Mô tả việc hướng dẫn hoặc tư vấn sử dụng thuốc cho khách hàng 69

2.5.4 Phân tích các đơn thuốc 71

CHƯƠNG 3 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82

3.1 KẾT LUẬN: 82

3.2 KIẾN NGHỊ: 82

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Giấy Chứng Nhận Đủ Điều Kiện Kinh Doanh Thuốc 13

Hình 2: Giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh 14

Hình 3: Giấy đạt chuẩn GPP 15

Hình 4: Chứng chỉ hành nghề dược 16

Hình 5: Sơ đồ nhà thuốc 18

Hình 6: Cephalexin 250mg 37

Hình 7: Amoxicillin 37

Hình 8: Mecefix -B.E 37

Hình 9: Lincomycin 500mg 38

Hình 10: Erythromycin 38

Hình 11: Mobic 7.5mg 38

Hình 12: Cocilone 38

Hình 13: Bividon 39

Hình 14: Voltaren 39

Hình 15: Melosafe - 7.5 39

Hình 16: Miaryl 40

Hình 17: Glucophage 40

Hình 18: Lipistard 40

Hình 19: Glucobay 50 41

Hình 20: Captopril STADA 25mg 41

Hình 21: Domitral 2.5mg 41

Hình 22: Zestril 42

Hình 23: Coversyl 42

Hình 24: Vasranta 42

Hình 25: Acetylcystein 43

Hình 26: Eugica fort 43

Hình 27: Amroxol Capsule 43

Hình 28: Bromhexin 4mg 44

Hình 29: Flixonase aqueous nasal spray 44

Hình 30: Montiget 44

Hình 31: Theophylin 45

Hình 32: Kremil - S 45

Hình 33: Omicap - 20 45

Hình 34: Antacil 46

Hình 35: Lansoprazol STADA 46

Hình 36: Maalox 46

Hình 37: Oresol 46

Hình 38: Hamett 47

Hình 39: Smecta 47

Hình 40: Sorbitol Delalande 47

Hình 41: BisacodylDHG 47

Trang 10

Hình 42: Tylenol 48

Hình 43: Panadol 48

Hình 44: Effemax 48

Hình 45: Hapacol 48

Hình 46: Post - Captoc F 49

Hình 47: AnNa 49

Hình 48: Newlevo 49

Hình 49: Meopristone 50

Hình 50: Marvelon 50

Hình 51: Daktarin 50

Hình 52: Kedermfa 50

Hình 53: Sihiron 50

Hình 54: Gensonmax 51

Hình 55: Dibetalic 51

Hình 56: Thuốc hen P/H 51

Hình 57: Hoạt huyết dưỡng não 51

Hình 58: Kim tiền thảo 52

Hình 59: Bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ 52

Hình 60: Băng keo cá nhân 53

Hình 61: Băng vải 53

Hình 62: Oxy già 53

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: β- LACTAM 29

Bảng 2: Thuốc nhóm Macrolid 29

Bảng 3: Thuốc nhóm Quinolon 29

Bảng 4: Thuốc nhóm Tetracyclin 30

Bảng 5: Thuốc chống Parkinson 30

Bảng 6: Thuốc chống thiếu máu 30

Bảng 7: Thuốc tác dụng lên quá trình đông máu 30

Bảng 8: Thuốc chống đau thắt ngực 31

Bảng 9: Thuốc chống loạn nhịp 31

Bảng 10: Thuốc trị tăng huyết áp 31

Bảng 11:Thuốc hạ lipid máu 31

Bảng 12: Thuốc lợi tiểu 32

Bảng 13: Thuốc đường tiêu hóa 32

Bảng 14: Thuốc điều trị tiêu chảy 32

Bảng 15: Thuốc trị táo bón 32

Bảng 16: Thuốc hạ đường huyết 33

Bảng 17: Hormon tuyến giáp, cận giáp và thuốc kháng giáp 33

Bảng 18: Thuốc chữa hen và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính 33

Bảng 19: Thuốc chữa ho 34

Bảng 20: Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid 34

Bảng 21: Thuốc chữa đau nửa đầu 34

Bảng 22: Nhóm kháng Histamin H1 thế hệ 1 35

Bảng 23: Nhóm kháng Histamin H1 thế hệ 2 35

Bảng 24: Nhóm kháng nấm 35

Bảng 25: Nhóm thuốc nội tiết 36

Bảng 26: Nhóm Vitamin 36

Trang 12

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GPP: Thực hành tốt nhà thuốc (Good Pharmacy Practice) FIFO: Nhập trước xuất trước (First In First Out)

FEFO: Hết hạn trước xuât trước (First Expired First Out)

SOP: Quy trình thao tác chuẩn (Standard Operating Procedure) BYT: Bộ Y TẾ

Trang 13

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1.1 TÊN ĐƠN VỊ VÀ ĐỊA CHỈ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

- Tên đơn vị: NHÀ THUỐC ĐỨC TÍN SKV

- Địa chỉ: 145 Chu Văn An, phuờng 26, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

1.2 NHIỆM VỤ VÀ QUY MÔ TỔ CHỨC

1.2.1 Nhiệm vụ :

- Hướng dẫn, giải thích, cung cấp thông tin và lời khuyên đúng đắn về cách dùng thuốc cho người mua hoặc bệnh nhân và có các tư vấn cần thiết nhằm đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả;

- Đảm bảo cung ứng đủ số lượng thuốc, chất lượng, gía hợp lý cho người sử dụng thuốc

- Theo dõi việc bán lẻ thuốc theo đơn và không theo đơn, nhu cầu điều trị bệnh và các nhu cầu khác

- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP), và thực hành tốt nhà thuốc (GPP)

1.2.2 Quy mô tổ chức:

- Chủ nhà thuốc: Nguyễn Hoàng Vũ

- Dược sĩ phụ trách: Dược sĩ Đại học Nguyễn Văn Liệp

- Số nhân viên: 02

• Dược sĩ Cao đẳng: Nông Thị Nhị

• Dược sĩ Trung học: Đoàn Thị Ngọc Thy

1.2.3 Giấy phép kinh doanh:

(Xin xem các trang tiếp theo)

Trang 14

Giấy Chứng Nhận Đủ Điều Kiện Kinh Doanh Thuốc

Hình 1: Giấy Chứng Nhận Đủ Điều Kiện Kinh Doanh Thuốc

Trang 15

Giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh

Hình 2: Giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh

Trang 16

Giấy đạt chuẩn GPP

Hình 3: Giấy đạt chuẩn GPP

Trang 17

*Chứng chỉ hành nghề dược:

Hình 4: Chứng chỉ hành nghề dược

Trang 18

1.3 NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÁCH TỔ CHỨC VÀ VẬN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ THUỐC

- Nhà thuốc có địa điểm cố định, bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm

- Xây dựng chắc chắn, tường và nền nhà phải dễ làm vệ sinh, đủ ánh sáng nhưng không để thuốc bị tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời

- Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh: 36m2

- Có nội quy nhà thuốc và bảng giá theo quy định

- Có khu vực để trưng bày, bảo quản thuốc và khu vực để người mua thuốc tiếp xúc

và trao đổi thông tin về việc sử dụng thuốc với người bán, có khu vực rửa tay

- Tủ thuốc chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho bày bán, bảo quản thuốc, có cân sức khỏe

- Thuốc được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý, các thuốc kê đơn nếu được bày bán và bảo quản tại khu vực riêng có ghi rõ “Thuốc kê đơn”,việc sắp xếp đảm bảo sự thuận lợi, tránh gây nhầm lẫn

- Các loại mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế có các khu riêng biệt

- Người phụ trách chuyên môn có bằng tốt nghiệp đại học ngành Dược, có Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định hiện hành

- Có tài liệu hoặc có phương tiện tra cứu các tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc cập nhật, các quy chế dược hiện hành, các thông báo có liên quan của cơ quan quản lý dược để người bán lẻ có thể tra cứu và sử dụng khi cần

- Nhà thuốc có nguồn nhân lực thích hợp để đáp ứng quy mô hoạt động

Trang 19

SƠ ĐỒ NHÀ THUỐC

Hình 5: Sơ đồ nhà thuốc

Trang 20

CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG THỰC TẬP

2.1 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ THUỐC

2.1.1 Nhận xét chung về quy mô hoạt động, loại hình kinh doanh, phạm vi hoạt động:

Kinh doanh theo loại hình Nhà thuốc và thực hiện theo hình thức là bán lẻ thuốc

*Nhà thuốc:

- Do Dược sĩ Đại học đứng tên phụ trách

- Phạm vi hoạt động của Nhà thuốc là được bán lẻ thuốc thành phẩm và pha chế thuốc theo đơn

*Quầy thuốc:

- Do Dược sĩ Đại học hoặc Dược sĩ Trung học đứng tên phụ trách

- Phạm vi hoạt động của Quầy thuốc là được bán lẻ thuốc thành phẩm

2.1.2 Hoạt động chủ yếu của nhà thuốc:

Các hoạt động kinh doanh về thuốc đều được lưu giữ, ghi chép trong hồ sơ, sổ sách đầy đủ bao gồm các vấn đề về bảo quản, theo dõi số lô, hạn dùng của thuốc và các vấn đề khác có liên quan như sổ nhập thuốc, hóa đơn chứng từ mua thuốc các loại thuốc được ghi chép trong sổ có các kí hiệu riêng để dễ phân biệt và kiểm tra khi xuất nhập

*Mua thuốc:

- Nguồn thuốc được mua tại các cơ sở kinh doanh thuốc hợp pháp

- Có hồ sơ theo dõi, lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín, đảm bảo chất lượng thuốc trong quá trình kinh doanh;

- Chỉ mua các thuốc được phép lưu hành (thuốc có số đăng ký hoặc thuốc chưa có

số đăng ký được phép nhập khẩu) Thuốc mua còn nguyên vẹn và có đầy đủ bao gói của nhà sản xuất, nhãn đúng quy định theo quy chế hiện hành Có đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ của thuốc mua về;

- Khi nhập thuốc, người bán lẻ kiểm tra hạn dùng, kiểm tra các thông tin trên nhãn thuốc theo quy chế ghi nhãn, kiểm tra chất lượng (bằng cảm quan, nhất là với các thuốc dễ có biến đổi chất lượng) và có kiểm soát trong suốt quá trình bảo quản;

Trang 21

*Bán thuốc:

- Thuốc được niêm yết giá thuốc đúng quy định và không bán cao hơn giá niêm yết

- Người bán lẻ tư vấn cho người mua về lựa chọn thuốc, cách dùng thuốc, hướng dẫn cách sử dụng thuốc

- Khi bán các thuốc theo đơn phải có sự tham gia trực tiếp người bán lẻ có trình độ chuyên môn phù hợp và tuân thủ theo các quy định, quy chế hiện hành của Bộ Y

tế về bán thuốc kê đơn

- Không được tiến hành các hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc tại nơi bán thuốc trái với quy định về thông tin quảng cáo thuốc

*Bảo quản thuốc:

- Thuốc phải được bảo quản theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc

- Thuốc được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý

2.1.3 Tổ chức nhân sự

*Người phụ trách hoặc chủ nhà thuốc:

- Là dược sĩ đại học

- Có chứng chỉ hành nghề dược theo quy định hiện hành

- Thường xuyên có mặt trong suốt quá trình hoạt động của nhà thuốc, trực tiếp bán thuốc , tư vấn cho khách hàng Quản lý, theo dõi, kiểm tra thuốc và nhân viên nhà thuốc

*Nhân viên nhà thuốc:

- Có văn bằng chuyên môn về dược

- Có thời gian thực hành nghề nghiệp phù hợp với công việc được giao

- Đủ sức khỏe

- Thái độ hòa nhã, tận tình trao đổi mua bán, tư vấn cho khách hàng

- Chấp hành tốt các quy định tại nhà thuốc

2.1.4 Cách bố trí và trưng bày trong nhà thuốc

*Phân chia khu vực sắp xếp:

- Sắp xếp thuốc theo từng mặt hàng riêng biệt: Dược phẩm, Thực phẩm chức năng,

Mỹ phẩm, Đông dược, Thiết bị y tế

Trang 22

- Theo yêu cầu bảo quản đặc biệt đối với một số loại thuốc:

✓ Thuốc bảo quản ở điều kiện bình thường

✓ Thuốc cần bảo quản ở điều kiện đặc biệt: Cần bảo quản ở nhiệt độ đặc biệt; cần tránh ánh sáng; hàng dễ bay hơi; có mùi; dễ phân hủy

- Theo yêu cầu của các qui chế, qui định chuyên môn hiện hành:

- Hàng chờ xử lý: Xếp vào khu vực riêng, có nhãn “Hàng chờ xử lý”

*Sắp xếp,trình bày hàng hóa trên các giá, tủ:

Sắp xếp hàng hóa theo các nguyên tắc:

- Theo nhóm tác dụng dược lý, hãng sản xuất; dạng thuốc…

- Sắp xếp đảm bảo: Dễ tìm, dễ lấy, dễ thấy, dễ kiểm tra:

✓ Gọn gàng, ngay ngắn, có thẩm mỹ, không xếp lẫn lộn giữa các mặt hàng…

✓ Nhãn hàng (Chữ, số, hình ảnh…) trên các bao bì: Quay ra ngoài, thuận chiều nhìn của khách hàng

- Sắp xếp theo nguyên tắc FEFO và FIFO

- Chống đổ vỡ hàng:

✓ Hàng nặng để dưới, nhẹ để trên

✓ Các mặt hàng dễ vỡ như chai, lọ, ống tiêm truyền…để ở trong, không xếp chồng lên nhau

*Sắp xếp các tài liệu, văn phòng phẩm, tư trang

- Các sổ, sách, giấy tờ, tài liệu tham khảo chuyên môn:

✓ Được phân loại, bảo quản cẩn thận, ghi nhãn

✓ Sắp xếp trên ngăn tủ riêng

- Các tờ quảng cáo, giới thiệu thuốc (Có phiếu tiếp nhận công văn cho phép quảng cáo) được sắp xếp gọn gàng, để đúng nơi quy định

- Văn phòng phẩm, dụng cụ phục vụ cho bán hàng, vệ sinh, tư trang sắp xếp gọn gàng, để đúng nơi quy định

- Tư trang: Không để trong khu vực quầy thuốc

2.2 VIỆC SẮP XẾP, PHÂN LOẠI VÀ BẢO QUẢN TẠI NHÀ THUỐC

2.2.1 Mô tả và nhận xét về việc sắp xếp, phân loại thuốc ở nhà thuốc

- Các loại thuốc trong nhà thuốc được sắp xếp trên kệ, tủ, cách tường, cách trần nhà một cách ngăn nắp, hợp lý, theo các nguyên tắc chung

- Đảm bảo sắp xếp theo thứ tự hạn dùng, thời gian sản xuất, hoặc lô sản xuất ( nguyên tắc FIFO, FEFO)

Trang 23

- Có sự phân loại thuốc một cách rõ ràng, chính xác, hợp lý, đảm bảo cho hoạt động của nhà thuốc

* Theo nhóm thuốc:

✓ Thuốc được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý: Nhóm Tim Mạch và Huyết Áp, nhóm Đường Huyết, nhóm Tiêu Hoá Đường Ruột, nhóm Vitamin và Bổ Dưỡng, Nhóm Thần Kinh và Tuần Hoàn Não,

✓ Các thuốc chung nhóm được sắp xếp cùng ngăn tủ, cùng tầng, ghi rõ tên nhóm tác dụng dược lý

* Thuốc kê đơn/không kê đơn

✓ Được đặt trong tủ kính, riêng biệt, dễ quan sát

✓ Có ghi chú rõ ràng: Thuốc kê đơn Thuốc không kê đơn

✓ Đồng thời sự sắp xếp kết hợp theo nhóm tác dụng dược lý

*Dược phẩm chức năng, mỹ phẩm

✓ Có tủ kính riêng để trưng bày

✓ Được sắp xếp riêng, có sự ngăn cách với các sản phẩm thuốc chữa bệnh

✓ Ghi rõ “Sản phẩm này không phải là thuốc”

✓ Bố trí các loại theo chức năng, theo công dụng và sự thông dụng của khách hàng

2.2.2 Trình bày được cách thức cách thức theo dõi số lượng, chất lượng thuốc, bảo quản, FEFO-FIFO, vai trò và hiệu quả của phần mền quản lý nhà thuốc

a) Theo dõi số lượng, chất lượng thuốc

- Có sổ sách hoặc máy tính để quản lý việc nhập, xuất, tồn trữ, theo dõi số lô, hạn dùng, nguồn gốc của thuốc và các thông tin khác có liên quan, bao gồm:

✓ Thông tin thuốc: Tên thuốc, số Giấy phép lưu hành/Số Giấy phép nhập khẩu, số

lô, hạn dùng, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, điều kiện bảo quản

✓ Nguồn gốc thuốc:

• Cơ sở cung cấp, ngày tháng mua, số lượng;

• Cơ sở vận chuyển, điều kiện bảo quản trong quá trình vận chuyển;

✓ Số lượng nhập, bán, còn tồn của từng loại thuốc;

✓ Đối với thuốc kê đơn phải thêm số hiệu đơn thuốc, người kê đơn và cơ sở hành nghề

Trang 24

* Nguyên tắc:

- Thuốc trước khi nhập về nhà thuốc (Gồm mua và hàng trả về): Phải được kiểm soát 100%, tránh nhập hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

- Thuốc lưu tại nhà thuốc: Định kỳ kiểm soát tối thiểu 1 lần/ quý Tránh để có hàng

bị biến đổi chất lượng, hết hạn sử dụng

* Cách thức tiến hành:

- Kiểm tra tính hợp pháp, nguồn gốc, xuất xứ của thuốc:

✓ Hóa đơn, chứng từ đầy đủ, hợp pháp theo đúng các quy chế, quy định hiện hành

✓ Kiểm tra cảm quan chất lượng thuốc:

• Kiểm tra bao bì: Phải còn nguyên vẹn, không móp méo, rách, bẩn

• Kiểm tra hạn sử dụng, số kiểm soát, ngày sản xuất

• Kiểm tra sự thống nhất giữa bao bì ngoài và các bao bì bên trong, bao bì trực tiếp

• Kiểm tra chất lượng cảm quan và ghi sổ theo dõi

• So sánh với các mô tả về cảm quan của nhà sản xuất (nếu có)

✓ Nhãn: Đủ, đúng quy chế Hình ảnh, chữ/ số in trên nhãn rõ ràng, không mờ, nhòe, tránh hàng giả, hàng nhái

- Nếu thuốc không đạt yêu cầu:

✓ Phải để ở khu vực riêng, gắn nhãn hàng chờ xử lý

✓ Khẩn trương báo cho Dược sĩ phụ trách nhà thuốc và bộ phận nhập hàng để kịp thời trả hoặc đổi cho nhà cung cấp

- Kiểm tra điều kiện bảo quản của từng loại thuốc :

✓ Kiểm tra về các yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất ghi trên nhãn

✓ Nhập vào dữ liệu máy vi tính những thông tin cần thiết Đối với thuốc lưu kho: Ghi “Sổ kiểm soát chất lượng thuốc định kỳ”: Mô tả chất lượng cảm quan chi tiết các nội dung kiểm soát theo “Hướng dẫn tỉ lệ ghi sổ kiểm soát chất lượng thuốc định kỳ”

• Cột “Ghi chú”: Ghi những thông tin cần lưu ý về thuốc, bao gồm cả điều kiện bảo quản đặc biệt; hoặc khi thuốc có hạn sử dụng ngắn

Trang 25

- Các tủ thuốc được vệ sinh thường xuyên, thuốc được sắp xếp theo nguyên tắc hết hạn trước xuất trước, đảm bảo theo nguyên tắc FIFO

- Nhà thuốc được trang bị đầy đủ các phương tiện thiết bị nhằm phục vụ cho việc đảm bảo việc bảo quản, kiểm soát chất lượng của thuốc

- Thuốc được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý, để dễ dàng trong việc bảo quản

- Bảo quản thuốc theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc

- Các thuốc kê đơn được bày bán và bảo quản tại khu vực riêng, có ghi chú rõ:

“Thuốc kê đơn” hoặc sắp xếp trong cùng một khu vực cũng nên sắp xếp riêng tránh gây nhầm lẫn

- Có nhiệt ẩm kế trong nhà thuốc và được phân công theo dõi thường xuyên

* Ý nghĩa:

- Hoạt động này thường xuyên được thực hiện tại nhà thuốc

- Ghi chép lại số lượng, chất lượng của các loại thuốc Nhằm nâng cao hỗ trợ trong quá trình hoạt động của nhà thuốc

- Theo dõi, kiểm tra thường xuyên, bổ sung các loại thuốc đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hang Cũng như nắm rõ chất lượng của thuốc tại nhà thuốc để có thể đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất và đảm bảo sự hoạt động tốt của nhà thuốc

b) Bảo quản,FEFO-FIFO

*Bảo quản:

- Thuốc phải được bảo quản theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc;

- Thuốc nên được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý;

- Các thuốc kê đơn nếu được bày bán và bảo quản tại khu vực riêng có ghi rõ “Thuốc

kê đơn” hoặc trong cùng một khu vực phải để riêng các thuốc bán theo đơn Việc sắp xếp đảm bảo sự thuận lợi, tránh gây nhầm lẫn

- Thuốc phải kiểm soát đặc biệt (gây nghiện, hướng tâm thần, và tiền chất) và các thuốc độc hại, nhạy cảm và/hoặc nguy hiểm khác cũng như các thuốc có nguy cơ lạm dụng đặc biệt, gây cháy, nổ (như các chất lỏng và chất rắn dễ bắt lửa, dễ cháy

và các loại khí nén) phải được bảo quản ở các khu vực riêng biệt, có các biện pháp bảo đảm an toàn và an ninh theo đúng quy định của pháp luật tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan

Trang 26

- Điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng: nhiệt độ không vượt quá 30°C, độ ẩm không vượt quá 75%

- Có đủ thiết bị để bảo quản thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự ô nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng, bao gồm:

✓ Tủ, quầy, giá kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho bày bán, bảo quản thuốc và đảm bảo thẩm mỹ;

✓ Có đủ ánh sáng để đảm bảo các thao tác, đảm bảo việc kiểm tra các thông tin trên nhãn thuốc và tránh nhầm lẫn

✓ Nhiệt kế, ẩm kế để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm tại cơ sở bán lẻ thuốc Nhiệt kế,

ẩm kế phải được hiệu chuẩn định kỳ theo quy định

✓ Có tủ lạnh hoặc phương tiện bảo quản lạnh phù hợp với các thuốc có yêu cầu bảo quản mát (8-15° C), bảo quản lạnh (2-8° C)

- Cách thức sắp xếp thuốc:

Nhiệt độ 2-150C Ngăn mát tủ lạnh

Tránh ánh sang Để trong chỗ tối

Dễ bay hơi, dễ mốc mọt, dễ phân huỷ Để nơi thoáng, mát

Dễ cháy, có mùi Để tách riêng, tránh xa nguồn nhiệt, nguồn

*FEFO-FIFO:

- FEFO: Hàng có hạn dùng còn lại ngắn hơn xếp ra ngoài, hạn dùng dài hơn xếp vào trong

- FIFO: Hàng sản xuất trước xuất trước, lô nhập trước xuất trước…

- Khi bán lẻ: Bán hết hộp đã mở trước, mở hộp nguyên sau: Tránh tình trạng mở nhiều hộp thuốc một lúc

- Đồng thời cũng cần quan sát, kiểm tra thuốc tại nhà thuốc và ưu tiên thực hiện nguyên tắc: “ Hết hạn trước, xuất trước”

Trang 27

- Công việc này luôn được thực hiện thường xuyên, ghi chép vào sổ Bố trí các thuốc cận hạn dùng dễ lấy, xuất trước

c) Vai trò và hiệu quả của phần mềm quản lý nhà thuốc

- Cửa hàng thuốc là một loại hình kinh doanh dược phẩm rất đặc thù, và cần phải thực sự cẩn trọng trong mọi khâu từ quản lý thuốc đến việc xuất khám, kê đơn, cấp thuốc lại cho khách hàng… tất cả các khâu đều không được sai sót Tuy nhiên, với hàng nghìn loại thuốc khác nhau, làm sao để biết là trong kho còn loại nào hết loại nào, hạn sử dụng của mỗi loại như thế nào? Rất khó để quản lý chặt chẽ các vấn đề này nếu như không có phần mềm quản lý cửa hàng thuốc

Nhà thuốc được trang bị phần mềm quản lý thuốc tốt giúp kiểm kê thuốc xuất nhập một cách chính xác và hiệu quả Bên cạnh đó, phần mềm quản lý thuốc tốt

Còn giúp cho người quản lý biết được lượng thuốc sắp hết hạn để kịp thời tiêu thụ trước hoặc xử lý

- Phần mềm quản lý nhà thuốc GPP áp dụng theo nguyên tắc “Thực hành tốt nhà thuốc” (GPP) của Bộ Y Tế, hỗ trợ quản lý nhà thuốc đạt chuẩn GPP

- Phần mềm quản lý nhà thuốc phù hợp cho mọi loại hình nhà thuốc GPP, hiệu thuốc GPP, từ nhà thuốc nhỏ đến chuỗi nhà thuốc đáp ứng đầy đủ nguyên tắc, hỗ trợ quản lý, bán bàng bằng mã vạch giúp kiểm soát tình hình hoạt động kinh doanh của nhà thuốc GPP chính xác, nhanh chóng và dễ dàng

- Chức năng quản lý cho các nhà thuốc từ khâu nhập hàng, in tem mã vạch, bán hàng, theo dõi doanh số bán hàng, theo dõi quỹ tiền mặt tại quầy, in hóa đơn, theo dõi tồn kho và cảnh báo lượng hàng tồn, cảnh báo hạn sử dụng, kiểm kê kho hàng hóa,…

Trang 28

*Các chức năng của phần mềm quản lý nhà thuốc GPP:

- Chức năng quản lí hệ thống danh mục

- Chức năng quản lí hệ thống phân hệ

- Chức năng quản lí hàng hóa

- Chức năng theo dõi lịch sử thay đổi giá

- Chức năng quản lí nhà cung cấp

- Chức năng quản lí kho hàng

- Chức năng quản lí bán lẻ

- Chức năng quản lí bán sỉ

- Chức năng quản lí bán theo phác đồ

- Chức năng quản lí nhập mua

- Chức năng quản lí công nợ phải thu

- Chức năng quản lí công nợ phải trả

- Chức năng quản lí tiền mặt

- Chức năng quản lí mã vạch

- Chức năng quản lí người dùng

- Chức năng giám sát hành vi người dùng

- Chức năng truy vấn ngược 2 chiều

- Chức năng kiểm tra lỗi dữ liệu

- Hỗ trợ thiết bị và công nghệ

- Chức năng quản lí chuỗi nhà thuốc

- Hệ thống báo cáo

- Chức năng kiểm kê hàng hóa

- Chức năng kiểm kê công nợ

- Chức năng khóa dữ liệu

- Chức năng sao luu dữ liệu

- Hệ thống sổ theo dõi tiêu chuẩn GPP

*Vai trò của phần mềm quản lý nhà thuốc GPP:

- Phục vụ bán hàng:

✓ Cho phép nhập kho bằng mã vạch theo các đơn vị tính chẵn (hộp, chai, lọ…)

và xuất bán theo đơn vị tính lẻ ( vĩ, viên, gói…)

✓ Hỗ trợ bán thuốc cắt liều được thiết lập sẵn

Trang 29

✓ In hóa đơn bán hàng bằng các loại máy in bill ( roll printer)

✓ Quản lý nhập xuất hàng hóa chi tiết theo từng lô, hạn sử dụng

✓ Xem nhanh lượng tồn, hạn sử dụng của từng mặt hàng ngay trên màn hình bán hàng

✓ Chốt doanh số bán hàng, hàng tồn vào cuối ngày

- Phục vụ Quản Trị:

✓ Theo dõi công việc hằng ngày: Doanh số bán hàng hằng ngày, theo dõi lượng tồn hàng hóa, cảnh báo hàng tồn kho, hàng sắp hết hạn sử dụng, hàng bán chạy/ chậm…

✓ Hỗ trợ chức năng tự động tính giá vốn hàng mua cuối kỳ và lên báo cáo doanh

số và lãi lỗ (lãi gộp) cuối kỳ

✓ Xem báo cáo bán hàng hàng ngày/tháng, theo ca, theo nhân viên bán hàng, theo mặt hàng hoặc loại hàng một cách tức thời

✓ Hỗ trợ cập nhật bảng giá, cho phép kiểm tra lại lịch sử giá nhập mua, xuất bán

✓ Kiểm soát ngăn không cho phép nhân viên bán hàng sửa hoặc xóa đơn hàng đã bán Có chức năng sửa xóa đơn hàng dành riêng cho người có thẩm quyền đối với các trường hợp bắt buộc hoặc khách trả lại hàng ngay tại quầy

✓ Kiểm kê hàng hóa định kỳ

✓ Hỗ trợ phân quyền theo từng chức năng và vai trò nhiệm vụ

✓ Hỗ trợ ngưởi có thẩm quyền xem lại toàn bộ xem lại toàn bộ lịch sử cập nhật đơn bán hàng: lập đơn, in, sửa, xóa…với đầy đủ các thông tin đã được được hệ thống lưu vết: ngày giờ chỉnh sửa, người chỉnh sửa, nội dung chỉnh sửa…

2.2.3 Nêu danh mục các nhóm thuốc kinh doanh tại nhà thuốc

Trang 31

1 Levodopa + Benserazid Madopar

4 Trihexyphenidyl Danapha-Trihex 2

Bảng 6: Thuốc chống thiếu máu

1 Folic acid (vitamin B9) Aginfolix 5

2 Sắt sulfat + folic acid Bidiferon

Bảng 7: Thuốc tác dụng lên quá trình đông máu

Trang 32

Bảng 8: Thuốc chống đau thắt ngực

Bảng 9: Thuốc chống loạn nhịp

Bảng 10: Thuốc trị tăng huyết áp

Bảng 11:Thuốc hạ lipid máu

Trang 33

Bảng 12: Thuốc lợi tiểu

Bảng 13: Thuốc đường tiêu hóa

4 Aluminium phosphate Phosphalugel

Bảng 14: Thuốc điều trị tiêu chảy

1 Bacilus claussii Enterogermina

Bảng 15: Thuốc trị táo bón

Trang 34

Bảng 16: Thuốc hạ đường huyết

Bảng 17: Hormon tuyến giáp, cận giáp và thuốc kháng giáp

2 Propylthiouracil Propylthiouracil 50mg

Bảng 18: Thuốc chữa hen và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Trang 35

5 Acetylcystein Acetylcystein Stada

Bảng 20: Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid

Bảng 21: Thuốc chữa đau nửa đầu

Trang 36

Bảng 22: Nhóm kháng Histamin H1 thế hệ 1

Bảng 23: Nhóm kháng Histamin H1 thế hệ 2

Trang 37

Bảng 25: Nhóm thuốc nội tiết

1 Levonorgestrel + Ethinylestradiol Anna

2 Ethinylestradiol + Desogestrel Mercilon

Trang 38

2.2.4 Một số hình ảnh thuốc có ở Nhà Thuốc :

❖ Kháng sinh :

Hoạt chất: Cefalexin

Chỉ định:

Nhiễm trùng do một số vi khuẩn

Gr(-) & Gr(+) kể cả Staphylococcus

sản xuất men penicillinase, nhiễm

trùng đường tiết niệu, hô hấp, da &

mô mềm

Hình 6: Cephalexin 250mg Hoạt chất : Amoxicillin

Chỉ Định:

Cho các nhiễm khuẩn do các vi

khuẩn còn nhạy cảm như:

-Nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường

mật, tiêu hoá, tiết niệu– sinh dục

-Nhiễm khuẩn da

Hình 7: Amoxicillin

Hoạt chất : Cefixim

Chỉ định:

Viêm tai giữa gây bởi Haemophilus

influenzae, Moraxella (Branhamella)

catarrhalis, Streptococcus

pyogenese.-Viêm xoang, viêm hầu họng, viêm

amiđan gây bởi Streptococcus

pyogenese.Viêm phổi, viêm phế quản

cấp và đợt kịch phát cấp của viêm phế

quản mạn tính gây bởi Streptococcus

pneumoniae,Haemophilus

influenzae.Viêm đường mật, viêm túi

mật.Viêm bàng quang, viêm thận - bể

thận, nhiễm khuẩn đường tiểu không

biến chứng gây bởi Escherichia coli,

Proteus mirabilis

Hình 8: Mecefix -B.E

Trang 39

Hoạt chất : Lincomycin

Chỉ định:

Nhiễm trùng đường hô hấp Nhiễm

khuẩn tai mũi họng Nhiễm trùng ổ

bụng Nhiễm trùng sản phụ khoa

Nhiễm trùng xương và khớp Nhiễm

trùng da và mô mềm, nhiễm trùng

răng Nhiễm trùng máu và viêm

màng trong tim

Hình 9: Lincomycin 500mgHoạt chất : Erythromycin

Chỉ định :

Nhiễm trùng tai, mũi, họng, phế

quản - phổi, da và mô mềm Nhiễm

trùng răng miệng, tiết niệu và sinh

dục Hóa dự phòng các đợt tái phát

của thấp khớp cấp Bệnh amip ruột

Hình 10: Erythromycin

❖ Nhóm NSAID :

Hoạt chất : Meloxicam

Chỉ định :

Điều trị triệu chứng dài hạn các cơn

viêm đau mạn tính trong: viêm đau

xương khớp (hư khớp, thoái hóa

khớp), viêm khớp dạng thấp, viêm

cột sống dính khớp

Hình 11: Mobic 7.5mgHoạt chất : Colchicine

Chỉ định :

Đợt cấp của bệnh Gout

Hình 12: Cocilone

Trang 40

Hoạt chất : Ibuprofen

Chỉ định :

Chống viêm, giảm đau từ nhẹ đến

vừa trong một số bệnh như: đau thấp

khớp, đau cơ bắp, đau lưng, đau thần

kinh, đau nửa đầu, đau đầu, đau

răng, đau bụng kinh,… Hạ sốt và

làm giảm các triệu chứng của cảm

lạnh và cúm

Hình 13: BividonHoạt chất : Diclofenac natri

Chỉ định :

Ðiều trị dài ngày viêm khớp mạn

tính, thoái hóa khớp Thống kinh

nguyên phát Ðau cấp (viêm sau

chấn thương, sưng nề) và đau mạn

Viêm đa khớp dạng thấp thiếu niên

Hình 14: VoltarenHoạt chất : Meloxicam

Chỉ định :

Dùng dài ngày trong bệnh thoái hóa

khớp, viêm cột sống dính khớp và

các bệnh khớp mãn tính khác

Hình 15: Melosafe - 7.5

Ngày đăng: 28/09/2019, 11:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w