1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÀI THU HOẠCH THỰC TẾ CHUYÊN NGÀNH CHÍNH TRỊ HỌC

16 11,1K 30

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 2,01 MB

Nội dung

A.LỜI MỞ ĐẦUĐầu tiên tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo nhà trường, các thầy cô giáo trong khoa GDCT đã tổ chức một chuyến đi thực tế vô cùng ý nghĩa đối với những sinh

Trang 1

Đề tài: NGHĨA TRANG LIỆT SĨ QUỐC GIA TRƯỜNG SƠN TẤM GƯƠNG CHO THẾ HỆ TRẺ VỀ LÒNG YÊU NƯỚC

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

MSSV:

Lớp:

PGS.Ts Nguyễn Thái Sơn Ths Trần Cao Nguyên Nguyễn Chí Công 1255023798

53B – Chính Trị học

Vinh, tháng 1/2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

KHOA GDCT - -BÀI THU HOẠCH THỰC TẾ CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2014 -2015

CHUYÊN NGÀNH CHÍNH TRỊ HỌC

Trang 2

A.LỜI MỞ ĐẦU

Đầu tiên tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo nhà trường, các thầy cô giáo trong khoa GDCT đã tổ chức một chuyến đi thực tế vô cùng ý nghĩa đối với những sinh viên như chúng tôi Tôi cũng muốn gửi lời cảm

ơn đến thầy giáo PGS.TS Nguyễn Thái Sơn, thầy giáo Th.S Trần Cao Nguyên

đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho chúng tôi trong suốt chuyến hành trình

Trên chặng đường hàng trăm km của chuyến đi thực tế miền Trung xuất phát từ thành phố Vinh vào tới thành phố Đà Nẵng, tôi là một trong 44 sinh viên khoa GDCT trường Đại học Vinh có mặt trong đoàn Chuyến đi này thực sự là một chuyến đi thú vị và bổ ích, năm ngày là một chuyến đi không quá dài và cũng không phải là khoảng thời gian quá ngắn, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy cô, được nghe các anh/chị hướng dẫn viên thuyết minh về các khu di tích văn hóa lịch sử đã mang lại cho tôi nhiều trải nghiệm sâu sắc, tôi cảm thấy mình dần trưởng thành hơn trong suy nghĩ và thêm yêu đất nước mình

Đây là lần đầu tiên tôi được đi tham quan nhiều di tích văn hóa lịch sử như thế nên không tránh khỏi cảm giác bồi hồi và xúc động xen lẫn tự hào Bên cạnh đó, chuyến đi cũng là một cơ hội để thắt chặt tình cảm thầy trò, bạn bè trở nên thân thiết và hiểu nhau hơn

Thông qua việc tiếp xúc với các di tích văn hóa lịch sử, sinh viên có cái nhìn trực tiếp để đánh giá, tiếp thu kho văn hóa nhân loại Từ chuyến đi thực tế, chúng tôi còn được mở rộng tầm mắt, hiểu rõ hơn về những kiến thức mình đã được học về lịch sử dân tộc đã trải qua bao thăng trầm, biến cố trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, về triều Nguyễn…, được tự do học hỏi để có thêm kiến thức phục vụ cho công tác sau này

Trang 3

Với hành trình 5 ngày đó, chúng tôi đã đi qua rất nhiều di tích lịch sử, ở mỗi địa danh, tôi đã có những cảm nhận riêng khác nhau, nhưng dường như ở bất kì nơi nào, ở nơi đâu ta cũng thấy tự hào, tự cường về một thời oanh liệt của

lịch sử dân tộc Việt Nam Đặc biệt Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn

- Hàng ngàn ngôi mộ của các anh hùng đã ngã xuống hi sinh cho chúng tôi thế

hệ hôm nay được độc lập – tự do sống trong hòa bình

Trang 4

B.NỘI DUNG CHƯƠNG 1: HÀNH TRÌNH DI TÍCH – ĐỊA DANH

Ngày 27/12 và cũng là ngày đầu tiên của chuyến đi, khoảng 6h 30 phút chúng tôi đã có mặt đầy đủ ở cổng trường Đại học Vinh 6h 50 phút sáng chúng tôi bắt đầu lên xe, tại đây xe đã đón các thầy sẽ đi cùng chúng tôi trong suốt chuyến hành trình 7h phút chúng tôi bắt đầu rời khỏi thành phố Vinh, trải qua một chặng đường khá dài để đến điểm dừng chân đầu tiên là khu mộ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở tỉnh Quảng Bình Tất cả các thành viên trong đoàn viếng mộ Đại tướng ai cũng kính cẩn nghiêng mình thể hiện sự biết ơn, tôn kính đối với vị anh hùng dân tộc

1.1 QUẢNG TRỊ

Rời Quảng Bình theo đường Trường Sơn huyền thoại, đoàn chúng tôi trở

về mảnh đất Quảng Trị kiên cường và anh dũng Xế chiều, đoàn xe chúng tôi đã

có mặt tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn Nghĩa trang liệt sĩ quốc giaTrường Sơn không chỉ là nơi an nghỉ của các anh hùng liệt sỹ mà còn là một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần, ý chí đấu tranh giành độc lập và khát vọng hòa bình của nhân dân ta Đến đó, sao tôi cảm thấy mình nhỏ bé quá, nhỏ bé trước sự hy sinh lớn lao của các anh hùng liệt

sĩ Trên mộ của các anh, các chị có thể có tên, cũng có thể chưa biết tên nhưng các anh đã thành danh, trở thành tên chung và niềm tự hào đất nước Sự mất mát lớn lao của các anh, các chị đã làm nên hạnh phúc của hàng triệu, triệu gia đình

và cao hơn cả là đã làm cho đất nước, cho dân tộc được tự do, hạnh phúc.Trời cũng về tối, trời lại mưa và lạnh, đoàn chúng tôi lên xe để vào với thành phố Huế mộng mơ Khoảng 18h chúng tôi đã có mặt tại thành phố Huế, chúng tôi

Trang 5

nhận hành lý và tư trang cá nhân để trở về phòng khách sạn, chúng tôi có 15 phút để vệ sinh cá nhân để sau đó đi ăn cơm tối cùng đoàn, sau khi ăn cơm xong, dường như ai cũng khá mệt mỏi sau một ngày đi xe đường dài nên đã trở

về phòng nghỉ ngơi, lấy sức lực, tinh thần cho chuyến tham quan ngày mai

1.2 HUẾ

Ngày thứ hai (28/12), đối với tôi đây cũng là ngày khó khăn nhất trong chuyến đi bởi thời gian gấp gáp, nhiều điểm dừng chân Thầy cũng nhắc nhở

chúng tôi rằng “Hôm nay chúng ta phải ghé rất nhiều nơi nên phải nhớ chú ý

sức khỏe và ra xe đúng giờ.” Buổi sáng chúng tôi được đi tới chùa Thiên Mụ,

Đại Nội Huế, điểm dừng chân đầu tiên cho ngày hôm nay là chùa Thiên Mụ Ngôi chùa tọa lạc trên đồi Hà Khê, bên tả ngạn sông Hương, thuộc xã Hương Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Đến với Thiên Mụ, đứng trước vẻ đẹp thiên nhiên, trước công trình đời xưa để lại, nhìn ngọn tháp Phước Duyên-ngọn tháp hùng vĩ đứng soi mình trên dòng sông Hương duyên dáng làm lòng tôi lắng lại như để cảm nhận những giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của ngôi chùa này

Sau gần hai tiếng đồng hồ tham quan, chúng tôi lên xe di chuyển đến Đại Nội Huế Nằm ở bờ Bắc dòng sông Hương thơ mộng, Kinh thành Huế được xây dựng trên một mặt bằng diện tích hơn 500ha, bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, được gọi chung là Đại Nội Nghe anh hướng dẫn viên và quan sát mô hình sa bàn Đại Nội Huế tôi được biết nơi đây chính là trung tâm hành chính, chính trị của triều đình nhà Nguyễn và là nơi sinh hoạt của nhà vua và hoàng gia Công trình Đại Nội Huế là biểu hiện của sự kết tinh về thẩm mỹ nghệ thuật,

ý thức, về sự giao cảm giữa thiên nhiên, môi trường và con người

Đây là lần đầu tiên tôi đặt chân đến cố đô Huế, tôi thực sự rất yêu thích nơi này và bị cuốn hút bởi những họa tiết hoa văn tại các khu lăng tẩm nơi đây, bởi những con người mến khách và những món ăn rất Huế như cơm hến, cháo

Trang 6

hến hay các món chè… Mong sẽ có một ngày không xa tôi lại được đến thăm thành phố Huế mộng mơ một lần nữa Sáng hôm nay, chúng tôi được đi dưới cơn mưa của thành phố Huế, người ta nói rằng, Huế luôn đón du khách bằng những cơn mưa như những giọt nước mắt, và mưa cũng là đặc trưng của thành phố Huế Sau khi ăn cơm trưa xong chúng tôi trở về khách sạn nghỉ ngơi Theo

dự kiến thì chiều hôm đó chúng tôi sẽ được đi thăm khu mộ vua Khải Định và vua Tự Đức nhưng do mưa quá lớn nên chúng tôi phải ở khách sạn, và được đi tham quan một số địa điểm gần khách sạn

1.3 ĐÀ NẴNG

Ngày hôm sau chúng tôi nhận được thông báo của cán bộ lớp là phải dậy sớm chuẩn bị tư trang cá nhân để lên đường đến với thành phố Đà Nẵng phồn hoa, nhộn nhịp Đúng 6h sáng, tất cả chúng tôi đã có mạt trên xe, sau gần 4 xe tiếng lăn bánh, qua mảnh đất dài và thiêng liêng của tỉnh Thừa Thiên – Huế, chúng tôi đã vượt qua đèo Hải Vân để đến với thành phố Đà Nẵng, qua hầm đèo chúng tôi đã được nghe thầy giáo Nguyễn Thái Sơn giới thiệu vài nét về hầm đèo, đây là công trình dài khoảng 6000km, được Nhật Bản cùng xây dựng, hai bên hầm có các cửa thoát hiểm và có thêm một đường hầm chạy song song nhằm mục đích khi gặp sự cố, đây là con đèo chăn cách tỉnh Thừa Thiên – Huế

và thành phố Đà Nẵng Và cuối cùng chúng tôi cũng đã đến thành phố Đà Nẵng, đến núi Ngũ Hành Sơn, Ngũ Hành Sơn hay còn gọi là núi Non Nước, nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km về phía Đông Nam, nay thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam Trong hệ thống năm ngọn núi ở đây, chúng tôi đã được đi thăm Thủy Sơn, đây

là ngọn núi lớn nhất, có nhiều hang động rất đẹp Thực sự leo lên những bậc tam cấp đầu tiên, chân tôi đã bắt đầu hơi mỏi nhưng mà được sự đốc thúc của thầy, tôi đã cố gắng nhanh chóng để theo kịp đoàn, đến nơi tôi được vào thăm những hang động huyền ảo như động Huyền Không, hang thiên đường hay hang âm

Trang 7

phủ Lên đến đỉnh Thủy Sơn, tôi có thể phóng tầm mắt nhìn thành phố Đà Nẵng bên dưới hay quang cảnh bãi biển Non Nước thơ mộng Thật là một khung cảnh non nước hữu tình

Khoảng gần 12h , điểm dừng chân cuối cùng trong ngày là phố cổ Hội

An Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội

An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ XVII và XVIII Đến đây thì dòng người đến thăm phố cổ cũng rất đông, chúng tôi phải đi theo từng nhóm nhỏ để không bị lạc đường Ở đây có rất nhiều trò chơi dân gian như đập niêu đất, trò trả thơ, viết thư pháp… hay những món ẩm thực dân gian như cao lầu, bánh bèo, bánh tráng… thực sự chúng tôi đã được tham quan rất thoải mái

và được ăn nhiều món đặc sản của địa phương Ra khỏi khu phố cổ tôi cũng đã tranh thủ mua được một vài món quà lưu niệm xinh xắn Đến 14h chúng tôi tập trung ra bến xe Sông Hoài để lên đường về khách sạn Trên đường về khách sạn chúng tôi có nghé qua cầu Rồng Trông qua tấm kính cửa xe, từ xa chúng tôi đã nhìn thấy chiếc cầu Rồng với lối kiến trúc độc đáo có hình dáng con rồng vươn mình bay ra biển Cầu Rồng là công trình dựa theo hình tượng rồng thời nhà Lý, triều đại trị vì Việt Nam hơn 1.000 năm trước, qua đó gửi gắm ước vọng vươn lên mạnh mẽ của thành phố trẻ, với tâm thế vươn ra Biển Đông

1.4 TRỞ VỀ HUẾ

Về tới khách sạn, ai cũng đã thấm mệt vì chuyến đi dài hơn 100km, nhưng dường như ai cũng muốn chuẩn bị, ăn tối thật nhanh để có nhiều thời gian hơn đi chơi những cảnh đẹp ở Huế mà chúng tôi đang bỏ sót, đi trên cầu Tràng Tiền, ngắm sông Hương mộng mơ ở đây, tôi đã nhận thấy sự trong lành và yên tĩnh của thành phố

Trang 8

Huế là nơi đã từng là kinh đô xưa của triều Nguyễn- triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam Huế là thành phố tràn ngập cây xanh với không khí thanh bình, yên tĩnh nhưng cũng không kém phần nhộn nhịp, đông đúc Huế nổi tiếng không chỉ vì là nơi tập trung những đền đài lăng tẩm của các Vua triều Nguyễn, nơi có những ngôi chùa, nhà thờ, đền đài nổi danh, nơi có những con người hiền lành, mến khách, mà Huế còn nổi tiếng vì có một thiên nhiên tươi đẹp

Ngày hôm sau chúng tôi được đi tham quan lăng vua Khải Định và vua

Tự Đức Đến thăm lăng Khải Định, tôi cảm nhận được sự uy nghiêm cùng với khung cảnh gợi tình của thiên nhiên, hoa cỏ thể hiện tính cách nghiêm khắc, tri thức uyên bác và tâm hồn lãng mạn của nhà vua

Đến với lăng Khải Định, ta có thể dễ dàng nhận thấy điểm khác biệt giữa lăng Khải Định và lăng của các vị vua khác, không những cảm nhận được cái truyền thống trong nét hiện đại, mà còn thấy được sự phá cách, hài hòa trong từng đồ án trang trí Lăng nằm giữa khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, qua sự biến thiên của thời gian lăng đã ngả màu nhưng nó càng làm cho lăng thêm cổ kính Đây thực sự là một công trình có lối kiến trúc độc đáo pha trộn giữa nét hiện đại của Châu Âu và nét cố điển của Việt Nam

Trang 9

CHƯƠNG II: NGHĨA TRANG LIỆT SĨ TRƯỜNG SƠN

TẤM GƯƠNG CHO THẾ HỆ TRẺ VỀ LÒNG YÊU NƯỚC

Sau 5 ngày tham quan, ấn tượng để lại trong tôi rất đậm đà, dường như tôi

đã trưởng thành hơn rất nhiều, và điều động lại trong tôi là một cảm xúc sâu đậm, cảm xúc không thể viết nên lời Có lẽ rằng, điều tôi ấn tượng nhất vẫn là khi được đi thăm Thành cổ Quảng Trị và đặc biệt là Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, dường như tôi đã được sống lại những thời kì hào hùng của đất nước thời kì bom đạn chiến tranh khốc liệt, được cúi đầu trước các anh chị đã hi sinh vì nền độc lập, để mà tự nhủ bản thân phải làm gì để cho nước nhà ngày càng giàu mạnh hơn

Nghĩa trang Trường Sơn và Thành cổ Quảng Trị là hai địa danh đã gắn liền với tinh thần bất khuất, kiên cường, anh dũng hy sinh của lớp lớp những người con ưu tú đã hy sinh vì độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc Đến Thành cổ hãy bước nhẹ thôi! Bên dưới lớp cỏ xanh tươi hay trong dòng nước ngọt kia còn máu xương của đồng bào, chiến sĩ-những người đã trở thành một phần của quê hương Quảng Trị Nghe chị hướng dẫn viên đọc, tôi cảm nhận được những câu thơ khóc thương đồng đội vô cùng cảm động của tác giả Phạm Đình Lân trong bài “Tấc đất Thành Cổ”:

“…Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ Trời cũng tự trong xanh và lộng gió Dẫu ồn ào đừng lay mạnh hàng cây Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi Thành Cổ rộng sao đồng đội tôi nằm chật Mỗi tấc đất là một cuộc đời có thật

Cho hôm nay tôi đến nghẹn ngào…”

Trang 10

Tôi tin rằng, sự hi sinh lớn lao của chiến sĩ Thành Cổ sẽ mãi mãi được khắc ghi và hình ảnh những nụ cười bất tử sẽ mãi sống trong tim mọi người

Đoàn chúng tôi vào thăm Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn-nơi an nghỉ của hơn 10 nghìn liệt sĩ Chưa tới nơi nhưng ai cũng bồi hồi đến lạ, bồi hồi vì mình sắp được tự tay dâng cho các anh hùng liệt sĩ những đóa hoa tươi thắm, những nén nhang chân tình cầu nguyện cho các anh mỉm cười nơi chín suối

Theo như dự tính kế hoạch ban đầu, chúng tôi sẽ được nghe thuyết minh

về Nghĩa trang nhưng do có sự thay đổi nên chúng tôi đã đi thẳng vào khu Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn trên con đường quanh co, bao quanh là đồi núi và những cây thông cao vút Nhìn qua tấm kính của xe phần nào tôi thấy được những tấm bia lớn có khắc những dòng chữ Khu mộ liệt sĩ tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Thanh Hóa; Khu mộ liệt sĩ Hà Bắc, Thanh Hóa… và rồi đoàn xe của chúng tôi cũng đã dừng lại trước tượng đài chính trong Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn

Theo kiến thức tôi đã tìm hiểu trước chuyến đi thực tế, tôi được biết rằng đây là nghĩa trang có quy mô lớn nhất Việt Nam, có kiến trúc, bố cục độc đáo, không giống nhiều nghĩa trang liệt sĩ khác ở Việt Nam Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là nơi quy tập phần mộ các liệt sĩ của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam, trên tuyến đường Trường Sơn-còn được gọi là đường mòn Hồ Chí Minh

Sau ngày đất nước thống nhất, Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng đã phê chuẩn dự án xây dựng nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn tại địa bàn tỉnh Quảng Trị làm nơi tưởng niệm, tôn vinh những người con thân yêu của Tổ Quốc đã anh dũng hy sinh xương máu của mình trên các nẻo đường Trường Sơn vì sự nghiệp giải phóng dân tộc Nghĩa trang được khởi công xây dựng vào ngày 24/10/1975

và hoàn thành vào ngày 10/4/1977 Chỉ huy xây dựng là Bộ tư lệnh sư đoàn 559 với sự tham gia của hơn 40 đơn vị bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương Ngoài

Trang 11

ra còn có tổ công nhân chuyên khắc chữ vào bia đá xã Hoà Hải, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam

Nghĩa trang được xây dựng trên khu vực Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị; cách thành phố Đông Hà, tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị khoảng 38 km về phía Tây Bắc, cách quốc lộ 1A (đoạn thị trấn huyện lỵ Gio Linh) chừng hơn 20 km về phía Tây Bắc

Nghĩa trang nằm trên ba quả đồi ở cạnh thượng nguồn sông Bến Hải, ranh giới phân đôi đất nước thời chiến tranh Việt Nam Đây là nơi quy tụ 10.333 phần mộ của các liệt sỹ; phần lớn trong số họ là những chàng trai, cô gái đang ở

độ tuổi mười tám đôi mươi, cái tuổi đang xuân thì Họ tuy sinh thành ở khắp ba miền đất nước nhưng giữa họ có chung một hướng đi, một con đường ra trận–đó

là đường mòn Hồ Chí Minh Họ đã chiến đấu, đã hi sinh vì sự nghiệp thống nhất đất nước

Nghĩa trang với tổng diện tích 140.000m2; trong đó, diện tích đất mộ là 23.000m2, khu tượng đài 7.000m2, khu trồng cây xanh 60.000m2, khu hồ cảnh 35.000m2 và mạng đường ô tô rải nhựa trong khuôn viên nghĩa trang 15.000m2 Khu trung tâm nằm trên một ngọn đồi cao 32,4m có đài tưởng niệm bằng đá trắng cao vút uy nghiêm, rỗng ruột và khuyết ba mặt, thể hiện nỗi mất mát vô cùng Ở đây có 6 bức phù điêu được chạm khắc bằng đá ghi lại những hình ảnh các binh chủng của bộ đội Trường Sơn Phía sau tượng đài có một cây bồ đề thiêng tự mọc

Phần đất mộ được phân thành 10 khu vực chính theo địa phương: Hà Nội, Bình Trị Thiên, Hà Nam Ninh, Hà Sơn Bình, Hải Hưng, Thái Bình, Hà Bắc, Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hải Phòng, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn, Hà Tiên là nơi liệt sĩ sinh ra và một khu dành cho 68 liệt sĩ khuyết danh Từ khu tưởng niệm nhìn ra phía trước là hồ nước Nghĩa trang nằm ở vào thế “địa linh” với đồi, núi, sông suối bao quanh

Ngày đăng: 28/03/2016, 14:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w