3.2.2.1. Trong quy trình lập kế hoạch:
Việc lập kế hoạch kiểm toán, tìm hiểu khách hàng, đánh giá rủi ro chưa được công ty lên một chương trìng cụ thể, các bước đánh giá rủi ro chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của các nhóm KTV, và giai đoạn này ít được lưu vào hồ sơ kiểm toán, kiểm toán viên tự ghi nhớ là chính, rồi sau đó thảo luận với nhau hoặc với khách hàng trong quá trình kiểm toán. Do đó qui trình vận dụng mức trọng yếu và tính trọng yếu vào giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán đã chưa được công ty áp dụng triết để.
3.2.2.2. Vận dụng mức trọng yếu và tính trọng yếu trong thử nghiệm chi tiết - Qui trình lấy mẫu: tiết - Qui trình lấy mẫu:
Qui trình lấy mẫu kiểm toán của công ty có đáp ứng được các điều kiện trong chuẩn mực kiểm toán 530 là các phần tử trong mẫu được lựa chọn ngẫu nhiên và phương pháp công ty đang áp dụng là lựa chọn bất kì.
Để có thể có một nhận xét đúng về mức độ trung thực của các khoản mục trên BCTC đòi hỏi KTV phải luôn xem xét mức độ rủi ro của từng khoản mục trên cả hai phương diện địng tính và định lượng. Tuy nhiên, hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp chưa được chú trọng và xây dựng hoàn chỉnh, việc lập kế hoạch kiểm toán chưa được công ty Chuẩn Việt lưu trữ vào hồ sơ kiểm toán, điều này đã gây khó khăn cho KTV trong quá trình tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. Do đó, qui trình lấy mẫu của công ty đã chưa thực sự dựa vào thực tế hệ thống kiểm soát của doanh nghiệp, và tính trọng yếu của từng khoản mục chủ yếu dựa vào sự xét đoán nghề nghiệp của KTV điều này có thể dẫn đến kết quả của mẫu không đại diện được cho tổng thể, khiến kiểm toán có thể sa vào những đánh giá thiên lệch.
KTV chủ yếu đi vào kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ để phát hiện các sai lệch, công ty chưa thực sự vận dụng mức trọng yếu và tính trọng yếu để lập quy trình lấy mẫu, các bước trong quy trình lấy mẫu chưa được công ty chú trọng.
Kiểm toán viên của công ty đã thực hiện khá nghiêm túc quy trình đánh giá sai lệch phát hiện, phù hợp với chuẩn mực kiểm toán số 530 của Bộ tài chính.
Việc đánh giá sai lệch phát hiện dựa vào mẫu kiểm toán không đảm bảo sự chính xác tuyệt đối, do đó kiểm toán viên cần thiết phải nhận định, xem xét xem mẫu có đại diện được cho tổng thể không, rủi ro lấy mẫu đã giảm xuống đến mức chấp nhận được chưa? Kiểm toán viên có thể dựa trên sai sót của mẫu để điều chỉnh những nhận định ban đầu của mình về tổng thể.
Để đánh giá sai lệch, đưa ra ý kiến kiểm toán, KTV cần hiểu rõ mức độ sai lệch và bản chất cuả sai lệch, từ đó đưa ra những xét đoán, đánh giá, nhận định những sai lệch đã phát hiện. Tuy nhiên, trong thực tế, khi sai lệch đã được phát hiện, nhưng bản thân KTV vẫn chưa hiểu biết một cách rõ ràng về hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như môi trường kinh doanh của doanh nghiệp vì lí do chủ quan hay khách quan, thì việc đánh giá sai lệch phát hiện để đưa ra ý kiến kiểm toán đôi khi chưa đúng với bản chất của sai lệch.
3.3 Kiến nghị:
3.3.1. Kiến nghị quy trình kiểm toán chung của công ty:
Không dễ dàng để thiết kế quy trình kiểm toán cụ thể cho từng loại hình doanh nghiệp nhưng nếu công ty làm được điều này sẽ tiết kiệm được chi phí, thời gian và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho KTV có thể hoàn thành tốt công việc kiểm toán do đã nắm bắt được quy trình chung.
Công ty nên chú trọng vào chu trình lập kế hoạch kiểm toán vì đây là bước đầu tiên trong cuộc kiểm tóan. Kế họach kiểm toán cần được lưu vào hồ sơ kiểm toán, một kế hoạch kiểm tóan đầy đủ, hợp lý, cụ thể sẽ giúp kiểm tóan viên có thể nắm bắt nhanh tình hình của công ty để từ đó có thể đanh giá rủi ro và thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp với từng phần hành kiểm toán.
Công ty nên xây dựng một bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ cho từng loại hình doanh nghiệp, thủ tục này có thể sẽ làm giảm các thủ tục kiểm soát , tiết kiệm thời gian cho kiểm toán viên
Công ty cần chú trọng trong việc lập kế hoạch kiểm toán, đánh giá rủi ro từ đó đưa ra được các thủ tục kiểm toán phù hợp, tránh tình trạng thiếu các thủ tục kiểm toán.
Công ty cần chú trọng trong thủ tục phân tích để đảm bảo được tính đầy đủ và giảm thiểu khối lượng công việc kiểm tra chi tiết.
Các thủ tục kiểm toán cho từng phần hành cần phải liệt kê và tham chiếu đến từng giấy tờ làm việc, đồng thời phải đánh số tham chiếu giữa các phần hành để thuận tiện cho việc kiểm soát và thuận tiện cho người phụ trách trong khâu kiểm tra soát xét.
3.3.2. Kiến nghị cho việc vận dụng khái niệm trọng yếu trong việc kiểm toán báo cáo tài chính
3.3.2.1. Đối với quá trình xác lập mức trọng yếu kế hoạch (MPP):
Công ty nên xem xét đến hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để đánh giá rủi ro và xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp để xác định mức trọng yếu kế hoạch phù hợp, hạn chế rủi ro kiểm toán.
Kiểm toán viên nên điều chỉnh lợi nhuận (lỗ) trước thuế từ các hoạt động liên tục mang tính chất không thường xuyên bất thường, ra khỏi lợi nhuận (lỗ) trước thuế dùng để xác định mức trọng yếu kế hoạch. Mục đích của việc điều chỉnh này là nhằm xác định mức mà đại diện cho kích cỡ của doanh nghiệp được kiểm toán.
Đối với doanh nghiệp mà lợi nhuận (lỗ) trước thuế từ các hoạt động kinh doanh liên tục không đại diện cho kích cỡ của doanh nghiệp. Chẳng hạn, một doanh nghiệp phân phối có thể tạo ra mức lợi nhuận gộp rất thấp với lượng giao dịch rất lớn. Do đó việc lấy lợi nhuận trước thuế từ các hoạt động kinh doanh liên tục làm cơ sở cho việc xác định mức trọng yếu kế hoạch có thể tạo ra kết quả mà không đại diện được cho doanh nghiệp.
Quy trình xác lập mức trọng yếu đã được các kiểm toán viên chính thực hiện, bước này đòi hỏi chuyên môn cao nên hầu hết các trợ lý kiểm toán chưa thực sự biết đến. Xét thấy công ty kiểm toán Chuẩn Việt nên thực hiện chuẩn hoá quy trình và phổ biến quy trình cho tất cả nhân viên nhằm xây dựng một quy trình làm việc chuyên nghiệp hơn, tiết kiệm thời gian đồng thời cũng giúp tất cả nhân viên đều có được một sự đánh giá chính xác về khái niệm trọng yếu.
3.3.2.2. Đối với quá trình xác lập mức trọng yếu cho từng khoản mục (SMT):
Kiểm toán viên cần xem xét mức trọng yếu trên cả phương diện mức độ sai sót tổng thể trên BCTC trong mối quan hệ mức độ sai sót chi tiết của số dư các khoản mục, của các giao dịch và các thông tin trình bày trên BCTC. Mức trọng yếu cũng có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác như các quy định pháp lý hoặc các vấn đề liên quan đến các khoản mục khác nhau của BCTC và mối liên hệ giữa các khoản mục đó. Quá trình xem
xét có thể đưa ra nhiều mức trọng yếu khác nhau tùy theo tính chất vấn đề đặt ra trong BCTC được kiểm toán.
Ngoài ra, để đưa ra quyết định liệu có cần đưa ra bút toán điều chỉnh hay không, kiểm toán viên cần phải đánh giá tổng chênh lệch phát hiện xem có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính hay không. Quá trình đánh giá phải thực hiện trên cả hai khía cạnh: định tính và định lượng, và đòi hỏi quyết định mang tính chuyên môn.
3.3.2.3. Kiến nghị cho việc vận dụng mức trọng yếu và tính trọng yếu trong việc kiểm toán báo cáo tài chính:
Công ty nên chú trọng đến việc lập kế hoạch kiểm toán một cách chi tiết cho từng loại hình doanh nghiệp. Các bước tiến hành tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ nên được công ty chú trọng hơn nữa vì đây là bước đi vô cùng quan trọng giúp kiểm toán viên có cái nhìn tổng quan về tình hình thực tế của công ty, để từ đây có thể đánh giá rủi ro và đưa ra chương trình kiểm toán phù hợp. Các thông tin liên quan đến giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán nên được lưu vào hồ sơ kiểm toán, để các trợ lý kiểm toán viên có thể nắm bắt một cách nhanh chóng.
Công ty nên thiết lập một quy trình lấy mẫu chuẩn, bao gồm các bước như trong chuẩn mực 530 đã nêu, công ty nên đa dạng cách chọn mẫu, chẳng hạn như kết hợp sử dụng các phương pháp như chọn toàn bộ ( kiểm tra 100%), lựa chọn các phần tử đặc biệt, lấy mẫu kiểm toán., điều này có thể tăng cường phát hiện sai sót đại diện cho tổng thể, giảm thiểu rủi ro kiểm toán. Và quan trọng hơn nữa là quy trình lấy mẫu của công ty nên được tiến hành dựa trên mức trọng yếu đã được thiết lập và sự xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên ở từng khoản mục trên BCTC, khoanh vùng các khỏan mục có độ rủi ro cao.
Trong quá trìng kiểm toán, kiểm toán viên nên luôn cân nhắc về mối quan hệ giữa mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán để xác định nội dung, phạm vi và thời gian của các thử nghiệm cơ bản, sao cho cuối cùng rủi ro báo cáo tài chính còn có những sai lệch trọng yếu đã được giảm xuống thấp ở mức chấp nhận được.
Và KTV phải đảm bảo rằng việc đánh giá sai lệch và đưa ra ý kiến kiểm toán luôn được nhận định dựa trên mức trọng yếu và tính trọng yếu của từng khoản mục.
KẾT LUẬN
Việc vận dụng khái niệm trọng yếu là công đoạn nhỏ trong cuộc kiểm toán, tuy nhiên nó lại đóng góp một phần không nhỏ trong việc ra báo cáo kiểm toán của các kiểm toán viên. Vì thế khái niệm trọng yếu có một ý nghĩa thật sự quan trọng, điều này đã tạo nên một sự thu hút rất lớn đối với người viết và đây cũng là lý do đã thôi thúc người viết tìm hiểu về khái niệm trọng yếu và thực hiện đề tài này.
Qua quá trình tìm tòi và trải nghiệm về việc vận dụng khái niệm trọng yếu vào trong thực tế tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt , người viết nhận thấy việc xác lập và vận dụng khái niệm trọng yếu có ý nghĩa thật sự quan trọng trong việc kiểm toán. Với việc vận dụng khái niệm trọng yếu vào thực tế đã giúp cho kiểm toán viên thực hiện việc kiểm toán của mình một cách tập trung, nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo hợp lý rằng báo cáo tài chính không còn những sai lệch trọng yếu nữa.
Trong suốt thời gian tìm hiểu và thực hiện đề tài này, với quy trình xác lập và vận dụng khái niệm trọng yếu tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt đã giúp người viết tiếp thu và học hỏi rất nhiều điều mới mẻ giữa lý thuyết và thực tế thực hiện.
Tuy nhiên, cũng do hạn chế về mặt thời gian cũng như về mặt kinh nghiệm thực tế còn quá ít ỏi nên với những nhận xét và kiến nghị cũng như những gì được trình bày trong phạm vi đề tài này không thể tránh khỏi những sai sót. Người viết rất mong nhận được sự giúp đỡ từ quý thầy cô cũng như các anh chị trong công ty TNHH kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt.