Quy trình xác lập mức trọng yếu:

Một phần của tài liệu Mức trọng yếu và thực tế vận dụng mức trọng yếu trong công ty kiểm toán và tư vấn chuân việt (Trang 37 - 38)

Chính sách chung:

Cũng giống như những quy trình kiểm toán khác, việc vận dụng khái niệm trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính đã được công ty trình bày chi tiết trong các văn bản gửi cho từng phòng nghiệp vụ.

Tuy nhiên đây chỉ là chương trình chuẩn chung, do đó việc áp dụng vào từng doanh nghiệp sẽ có những điểm khác biệt, chính vì thế khi kiểm toán, công ty yêu cầu các kiểm toán viên cần phải căn cứ vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để xác định và lựa chọn cho phù hợp.

Quy trình xác lập mức trọng yếu được thực hiện theo các bước sau:

Phần 1: Xác định mức trọng yếu kế hoạch

Dựa trên những bằng chứng ban đầu, kiểm toán viên xác định mức rủi ro kiểm toán, từ đó dựa trên mức rủi ro kiểm toán, kết hợp với việc sử dụng bảng tính cung cấp kiểm toán viên sẽ xác định mức trọng yếu kế hoạch, gọi tắt là MPP (Materiality for Planning Purpose).

Quy trình cũng khẳng định đây là quy trình chuẩn chung, do đó việc áp dụng vào từng doanh nghiệp sẽ có những điểm khác biệt, chính vì thế khi kiểm toán, các kiểm toán viên cũng cần phải căn cứ vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để xác định và lựa chọn cho phù hợp.

Phần 2: Xác lập mức trọng yếu

Mức trọng yếu kế hoạch được xác định cho tổng thể báo cáo tài chính. Hầu hết các thủ tục kiểm toán không áp dụng cho tổng thể báo cáo tài chính, do đó phải phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục khi lập kế hoạch và thực hiện các thủ tục kiểm toán. Theo quy trình của tổng công ty thì việc xác định mức trọng yếu chính là việc xác định ngưỡng sai lệch trọng yếu (Significant Materiality Threshold). Vì thế nên từ đây người viết sẽ dùng thuật ngữ SMT nhằm mục đính thống nhất với quy trình xác định mức trọng yếu của công

ty kiểm toán Chuẩn Việt. Việc xác định mức SMT được tính dựa trên mức MMP đã được xác định ở trên. Mức SMT được xác định bằng cách nhân mức MMP với một tỷ lệ phần trăm nhất định.

Phần 3: Xác định mức sai sót có thể bỏ qua

Theo quy trình của tổng công ty thì việc xác định mức sai sót có thể bỏ qua chính là việc xác định mức sai lệch không trọng yếu cần phái ghi nhận (Audit difference posting thresholds ). Vì thế nên từ đây người viết sẽ dùng thuật ngữ ADPT nhằm mục đính thống nhất với quy trình xác định mức trọng yếu của công ty kiểm toán Chuẩn Việt. Việc xác định mức ADPT được tính dựa trên mức MMP đã được xác định ở trên. Mức ADPT được xác định bằng cách nhân mức MMP với một tỷ lệ phần trăm nhất định.

Khi thực hiện kiểm toán, nếu có các khác biệt kiểm toán lớn hơn mức ADPT và nhỏ hơn SMT thì kiểm toán viên phải tập hợp các khác biệt này vào bảng “Tổng hợp những bút toán không điều chỉnh”, sau đó so sánh với các khoản mục của báo cáo tài chính, nếu tổng hợp mức sai sót này nằm trong mức có thể chấp nhận được thì sẽ không điều chỉnh báo cáo tài chính.

Còn trong trường hợp có các khác biệt kiểm toán nhỏ hơn ADPT thì không cần thiết phải tổng hợp trong bảng “Tổng hợp những bút toán không điều chỉnh” và các khác biệt này có thể bỏ qua. Tuy nhiên, kiểm toán viên phải xem xét đến khía cạnh định tính. Việc xem xét khía cạnh định tính thường được xem xét trong các trường hợp:

- Liên quan đến các bên liên quan hoặc các giao dịch với các bên liên quan. - Có khả năng tồn tại sự gian lận.

- Thể hiện sự kiểm soát kém hiệu quả.

Sau đây là quy trình thực hiện việc vận dụng khái niệm trọng yếu trong việc xác định mức trọng yếu.

Một phần của tài liệu Mức trọng yếu và thực tế vận dụng mức trọng yếu trong công ty kiểm toán và tư vấn chuân việt (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w