Vận dụng mức trọng yếu và tính trọng yếu trong qui trình lập kế hoạch

Một phần của tài liệu Mức trọng yếu và thực tế vận dụng mức trọng yếu trong công ty kiểm toán và tư vấn chuân việt (Trang 43 - 49)

hoạch kiểm toán:

Trong giai đọan lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải xác định mức trọng yếu chấp nhận được cho tổng thể BCTC và cho từng khỏan mục trên BCTC, để căn cứ vào đó thiết kế các thủ tục kiểm toán thích hợp nhằm phát hiện những sai lệch có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. Việc xác lập mức trọng yếu kế hoạch giúp KTV tiết kiệm được thời gian , chi phí và khoanh vùng phạm vi kiểm toán ở những khoản mục có độ rủi ro cao, giảm thiểu rủi ro kiểm toán.

Ví dụ: Khi xác lập mức trọng yếu thấp – nghĩa là sai lệch được phép khá nhỏ - KTV cần phải mở rộng phạm vi kiểm tra như tăng cỡ mẫu các thử nghiệm cơ bản.

2.3.3.2. Vận dụng mức trọng yếu và tính trọng yếu trong thử nghiệm chi tiết - Qui trình lấy mẫu:

Sau khi xác định mức trọng yếu từng khoản mục, KTV sẽ dựa vào đó để thiết kế mẫu và xác định cỡ mẫu, lựa chọn các phần tử của mẫu. Mức trọng yếu càng nhỏ thì cỡ mẫu càng được mở rộng, cỡ mẫu chịu ảnh hưởng bởi mức rủi ro lấy mẫu mà KTV xét thấy chấp nhận được. Tuy nhiên, KTV không chỉ dựa vào mức trọng yếu từng khoản mục để

xác định cỡ mẫu mà còn dựa vào tính trọng yếu của từng khoản mục, điều này chủ yếu dựa vào sự xét đoán và mức độ hiểu biết về khách hàng của KTV

2.3.3.3. Đánh giá sai lệch phát hiện:

Trong thử nghiệm kiểm soát, nếu tỉ lệ sai sót của mẫu cao hơn so với dự kiến, sẽ dẫn đến cần điều chỉnh tăng mức rủi ro kiểm soát trừ khi thu thập được những bằng chứng khác hỗ trợ cho đánh giá trước đây.

Trong thử nghiệm cơ bản, nếu số tiền sai sót của mẫu cao hơn dự kiến, KTV sẽ cho rằng số dư tài khoản hoặc loại nghiệp vụ đã bị sai lệch trọng yếu, trừ khi thu thập được các bằng chứng khác để chứng minh rằng không tồn tại sai lệch trọng yếu nào.

Nếu sai sót của tổng thể cộng với sai sót cá biệt tuy nhỏ hơn nhưng lại gần bằng với mức sai sót có thể chấp nhận, KTV cần xem xét lại tính thuyết phục của kết quả mẫu bằng cách so sánh kết quả với các thủ tục kiểm toán, hoặc có thể quyết định thu thập thêm các bằng chứng kiểm toán khác.

Ở giai đọan thực hiện và hoàn thành kiểmtoán, KTV sẽ đánh giá xem liệu các sai lệch đã được góp ý nhưng đơn vị chưa điều chỉnh có gây ảnh hưởng trọng yếu không để có biện pháp thích hợp. Lúc này ngoài việc dựa trên mức trọng yếu đã nêu, KTV cần phải xem xét về cả bản chất của các sai lệch.

2.3.3.4. Ý kiến kiểm toán

Khi thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên dựa vào mức trọng yếu cho từng khoản mục và mức sai sót có thể bỏ qua như sau:

+ Đối với khoản mục tài sản trên bảng cân đối kế toán: những khoản mục nào nhỏ hơn mức sai sót có thể bỏ qua thì kiểm toán viên sẽ không thiết lập các thủ tục kiểm toán cho các phần hành này.

+ Đối với các khoản thu nhập nhỏ hơn mức sai sót có thể bỏ qua thì kiểm toán viên sẽ không thiết lập các thủ tục kiểm toán cho các phần hành này.

+ Trong chọn mẫu để kiểm tra chi tiết.

+ Được áp dụng để so sánh với các khác biệt kiểm toán mà kiểm toán viên phát hiện được hoặc tính toán được.

Sau khi hoàn thành kiểm toán tất cả các phần hành, kiểm toán viên phụ trách phần hành nào sẽ tập hợp tất cả các sai lệch của phần hành đó vào giấy làm việc (bao gồm nguyên nhân của những sai lệch và đề nghị các bút toán điều chỉnh).

Sau khi hoàn thành giai đoạn thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên chính tiến hành kiểm tra hồ sơ. Kiểm toán viên chính sẽ duyệt xét các ghi chú trên giấy làm việc và bảng tổng hợp các lỗi của các trợ lý kiểm toán, sau đó, kiểm toán viên chính sẽ tập hợp tất cả các lỗi của các phần hành và so mức trọng yếu kế hoạch (MPP) để xem xét và ra quyết định phù hợp.

Khi xem xét sai lệch, kiểm toán viên sẽ xem xét bản chất của sai lệch là gian lận hay sai sót, so sánh sai lệch đó với mức trọng yếu khoản mục và mức trọng yếu kế hoạch. Tùy thuộc vào mức độ trọng yếu của sai lệch phát hiện, kiểm toán viên có cách giải quyết như sau:

• Đối với những khác biệt kiểm toán nhỏ hơn mức sai sót có thể bỏ qua thì kiểm toán viên bỏ qua.

• Đối với những khác biệt kiểm toán nhỏ hơn mức sai sót cho từng khoản mục nhưng lớn hơn mức sai sót có thể bỏ qua thì kiểm toán tập hợp các khác biệt này vào bảng “ Tổng hợp các bút toán không điều chỉnh”, sau đó so sánh với từng chỉ tiêu tương ứng trên báo cáo tài chính, nếu mức sai lệch so với số liệu trên báo cáo tài chính nằm ở tỷ lệ hợp lý (thường là nhỏ hơn 5%) thì kiểm toán viên sẽ không điều chỉnh báo cáo tài chính. Bảng này sau đó sẽ đưa cho khách hàng ký tên đóng dấu cùng với báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

• Đối với những khác biệt kiểm toán mang tính trọng yếu, kiểm toán viên sẽ kiểm tra lại xem các bằng chứng thu thập được có đầy đủ và đáng tin cậy không. Nếu tất cả đã được khẳng định thì kiểm toán viên sẽ lập bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh cho toàn báo cáo tài chính và yêu cầu đơn vị điều chỉnh. Nếu đơn vị chấp nhận điều chỉnh thì kiểm toán viên sẽ phát hành báo cáo chấp nhận toàn phần, nếu đơn vị không chấp nhận điều chỉnh chỉ chấp nhận điều chỉnh một phần thì kiểm toán viên sẽ tùy theo từng trường hợp mà phát hành báo cáo thích hợp.

Sau đây là minh họa cách thức xác lập mức trọng yếu và đưa ra ý kiến kiểm toán:

Auditing and Consulting Co., Ltd.

153, De Tham, District 1, Ho Chi Minh City, Vietnam Tel +84 (8) 3838 9099 Fax + 84 (8) 3838 9119 Email: vietvalues@vnn.vn

Bring Knowledge to Clients

Client Name: Công ty X Date :...

Subject: ... Prepared by:... Financial

Period:

... Reviewed by:...

Ref No:……….

Chỉ tiêu Cơ sở Số tiền Ghi chú

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

3,422,078,759 Mức trọng yếu kế hoạch

MPP

5% Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 171,103,978 Mức trọng yếu cho từng khoản mục (SMT) 75% MPP 128,327,953.5 Mức sai sót có thể bỏ qua (ADPT) 5% MPP 8,555,196.898 Mức sai sót phát hiện 87,721,700 Có sai lệch trọng yếu ở khỏan mục nguyên vật liệu, nhưng doanh nghiệp đã đồng ý điều chỉnh

Ý kiến kiểm toán viên Chấp nhận toàn phần

Auditing and Consulting Co., Ltd.

153, De Tham, District 1, Ho Chi Minh City, Vietnam Tel +84 (8) 3838 9099 Fax + 84 (8) 3838 9119

Client Name: Công ty Y Date :...

Subject: Mức trọng yếu Prepared by:...

Financial Period:

12/3/2008 Reviewed by:...

Ref No:……….

Chỉ tiêu Cơ sở Số tiền Ghi chú

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 4,349,349, 603 Mức trọng yếu kế hoạch (MPP) 5% Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

217,467, 480 Mức trọng yếu cho từng khoản mục (SMT) 75% MPP 163,100, 610 Mức sai sót có thể bỏ qua (ADPT) 5% MPP 10,873, 374 Mức sai sót phát hiện 52,890, 450

Thay đổi phương pháp khấu hao TSCĐ, nhưng doanh nghiệp không điều chỉnh

Ý kiến kiểm toán viên Chấp nhận có ngoại trừ

Auditing and Consulting Co., Ltd.

153, De Tham, District 1, Ho Chi Minh City, Vietnam Tel +84 (8) 3838 9099 Fax + 84 (8) 3838 9119

Email: vietvalues@vnn.vn Bring Knowledge to Clients

Client Name:

Công ty Z Date :...

Subject: ... Prepared by:... Financial

Period:

... Reviewed by:...

Ref No:……….

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

1,386,518,628 Mức trọng yếu kế hoạch

MPP

5% Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

63,023,574 Mức trọng yếu cho từng khoản mục (SMT) 75% MPP 47,267,680.5 Mức sai sót có thể bỏ qua (ADPT) 5% MPP 3,151,178.7 Mức sai sót phát hiện 112,338,650 Sai lệch trọng yếu khoản mục hàng tồn kho, doanh nghiệp chỉ điều chỉnh một phần

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Mức trọng yếu và thực tế vận dụng mức trọng yếu trong công ty kiểm toán và tư vấn chuân việt (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w