1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận đường lối đổi mới kinh tế được đảng đề ra trong báo cáo chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (121986)

26 6,8K 74

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 142 KB

Nội dung

Đã gần 30 năm kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI12/1986 của Đảng đã trải qua, là đại hội được coi là đại hội đổi mới thì công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước đã có sự chuyển bi

Trang 1

A MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết chặng đường đổi mới cũng không phải là vàcũng không thể là một lộ trình đã tính được trước tất cả Đó là sự chungđúc những trăn trở, những ý tưởng của rất nhiều bộ óc, đó là một quátrình vừa đi, vừa tìm đường, vừa đi vừa điều chỉnh, đấu tranh với cái cũ,đấu tranh với chính mình Trên lộ trình đó có những bộ óc bứt phá, vươnlên trước và từng bước bứt phá và đạt được những thành quả quan trọng,nhưng cũng có những đường lối đã bị sai lầm và dẫn đến thất bại Đã gần

30 năm kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI(12/1986) của Đảng

đã trải qua, là đại hội được coi là đại hội đổi mới thì công cuộc xây dựng

và bảo vệ đất nước đã có sự chuyển biến rõ rệt, vượt qua tình trạng khókhăn, chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, thế

và lực được tăng cường, vị thế quốc tế được nâng cao Nước ta khôngcòn là một nước nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển Nước ta từ quanliêu bao cấp đã trở thành nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hộichủ nghĩa

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI(12/986) đã thay đổi cơ bảnphương thức phát triển của đất nước, mở đầu cho hàng loạt những đổimới toàn diện sau này trên tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp,văn hóa, xã hội, đối ngoại… Đặc biệt trong báo cáo chính trị tại Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đại hội đã chủ trương đổi mớiđất nước trên lĩnh vực kinh vực kinh tế, đại hội đã có một bước ngoặtquan trọng và mạnh dạn, từ việc đổi mới đến việc việc gia nhập WTO làthách thức nhưng cũng là cơ hội lớn để nước ta phát triển, nó cũng khẳngđịnh được những thay đổi đúng hướng của Đảng mà Đại hội Đảng toànquốc lần thứ VI đã mở đầu cho công cuộc đổi mới này

Nhận thấy tầm quan trọng và ý nghĩa lịch sử to lớn của Đại hội VIvới sự đổi mới và phát triển của đất nước trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt

là kinh tế, em đã chọn đề tài “Đường lối đổi mới kinh tế được Đảng đề

ra trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986).” cho tiểu luận của mình

Trang 2

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

- Làm rõ nội dung đường lối đổi mới kinh tế được Đảng đề ratrong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI(12/1986)

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu: Đường lối đổi mới kinh tế của Đảng tạiĐại hội VI

- Phạm vi nghiên cứu: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ VI (12/1986) với đường lối đổi mới kinh tế

4 Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu chung

- Vận dụng tổng hợp những nguyên tắc phương pháp luận của chủnghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lich sử; kế thừa khai thácnhững thành quả khoa học của các công trình được công bố; sử dụngphương pháp lôgic và lịch sử; phương pháp đặc trưng của chính trị học

5 Ý nghĩa của đề tài.

- Những kết quả nghiên cứu có thể là những tài liệu, nguồn thôngtin cho những người nghiên cứu sau

- Tiểu luận có thể được dùng để làm tài liệu tham khảo, nghiêncứu phục vụ giảng dạy ở các trường chính trị, các trường đoàn thể và cáctrường đào tạo khác có liên quan

6 Kết cấu của đề tài.

Ngoài phần mở đầu và kết luận ngắn, danh mục tài liệu thamkhảo, tiểu luận gồm có hai chương:

Chương I: Hoàn cảnh lịch sử và nội dung cơ bản của báo cáochính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI(12/1986)

Chương II: Đường lối đổi mới kinh tế trong báo cáo chính trị tạiĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI(12/1986)

Trang 3

B NỘI DUNG CHƯƠNG I: HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TẠI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN

QUỐC LẦN VI(12/1986)

1.1 Hoàn cảnh lịch sử của đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VI

1.1.1.Tình hình thế giới

- Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển mạnh

mẽ tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống của các quốc gia, dân tộc

- Những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột, tranh chấp vẫn còn, nhưng xu thế chung của thế giới là hoà bình và hợp tác phát triển

- Xu thế toàn cầu hoá và tác động của nó: Dưới góc độ kinh tế, toàn cầu hoá là quá trình lực lượng sản xuất và quan hệ kinh tế quốc tế phát triển vượt qua các rào cản bởi biên giới quốc gia và khu vực, lan toả

ra phạm vi toàn cấu, trong đó hàng hoá, vốn, tiền tệ, thông tin, lao

động…vận động thông thoáng; sự phân công lao động mang tính quốc tế,quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, khu vực đan xen nhau, hình thành mạng lưới quan hệ đa chiều

- Các nước đế quốc, đứng đầu là Mỹ đang tập trung tìm cáchchống phá hệ thống xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa ViệtNam

- Mặt khác, trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, cả Liên Xô và TrungQuốc đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, và họ đang bướcvào cái cách, cải tổ với các hình thức và mức độ khác nhau, có nướcthành công, có nước thất bại Bối cảnh đó cho Đảng ta những bài học đểđịnh hướng được con đường đổi mới đúng đắn nhất cho nước nhà

- Tại Trung Quốc, nước chủ nghĩa xã hội láng giềng Việt Nam,

1978 đã bắt đầu công cuộc cải cách và mở cửa.Năm 1979 Trung Quốcgây chiến với Việt Nam, lúc này Trung Quốc vẫn tiếp tục chính sách thùđịch với Việt Nam

Trang 4

1.1.2 Trong nước.

- Đất nước đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế - xãhội: sản xuất tăng chậm, nhiều chỉ tiêu quan trọng của kế hoạch 5 nămkhông đạt được; tài nguyên bị lãng phí; phân phối lưu thông rối ren,nhiều người lao động chưa có việc làm, hàng tiêu dùng không đủ, nhà ở

và điều kiện vệ sinh thiếu thốn Những mất cân đối trong nền kinh tếchậm được thu hẹp; quan hệ sản xuất của xã hội chủ nghĩa chậm đượccủng cố, vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh bị suy yếu

- Đời sống nhân dân nhất là công nhân viên chức, lực lượng vũtrang gặp nhiều khó khăn

- Tiêu cực trong xã hội phát triển, công bằng xã hội bị vi phạm;quần chúng giảm lòng tin đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hànhcủa Nhà nước Nhìn tổng quát, chúng ta chưa thực hiện được mục tiêu ổnđịnh tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân

Nguyên nhân chủ quan của tình hình trên là những sai lầm nghiêmtrọng về chủ trương, chính sách lớn; về chỉ đạo chiến lược và tổ chứcthực hiện của Đảng và của Nhà nước: Xác định mục tiêu và bước đikhông sát thực tế nước ta, không coi trọng khôi phục kinh tế làm nhiệm

vụ cấp bách; nông nghiệp vẫn chưa thực sự là mặt trận hàng đầu; muốnxoá bỏ ngay các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa trong vòng nămnăm; chưa biết kết hợp kế hoạch hoá với quan hệ hàng hoá - tiền tệ; mắcsai lầm rất nghiêm trọng trong lĩnh vực phân phối, lưu thông

Sai lầm của đợt tổng cải cách giá – lương - tiền cuối năm 1985 làmcho kinh tế nước ta càng trở nên khó khăn Chúng ta không thực hiệnđược mục tiêu để ra là cơ bản ổn định tình hình kinh tế xã hội, ổn địnhđời sống nhân dân Số người bị thiếu đói tăng, bội chi lớn Nền kinh tếnước ta lâm vào khủng hoảng trầm trọng Tình hình này làm cho trongĐảng và ngoài xã hội có nhiều ý kiến tranh luận sôi nổi, xoay quanh thựctrạng của ba vấn đề lớn: cơ cấu sản xuất, cải tạo xã hội chủ nghĩa và cơcấu quản lý kinh tế Thực tế tình hình đặt ra một yêu cầu khách quan cótính sống còn đối với sự nghiệp cách mạng là phải xoay chuyển đượctình thế, tạo ra sự chuyển biến có ý nghĩa quyết định trên con đường đilên và như vậy là phải đổi mới tư duy

Trang 5

Thực trạng đất nước lúc bấy giờ đặt ra một yêu cầu khách quan vàbức thiết là phải đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, phải có những quyết sáchkhoa học để ổn định tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, vượt ra khỏikhủng hoảng để tiến lên.

Trước tình hình đó, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI củaĐảng đã được diễn ra từ ngày 15 đến ngày 18/12/1986 tại Hà Nội DựĐại hội có 1.129 đại biểu thay mặt cho gần 1,9 triệu đảng viên cả nước

và 32 đoàn đại biểu của đảng và tổ chức quốc tế

1.2 Nội dung chủ yếu của báo cáo chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986)

- Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thực, nói

rõ sự thật, Đại hội đã đánh giá đúng mức những thành tựu đạt được sau

10 năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đi sâu phân tích những tồn tại và nghiêm khắc tự phê bình những sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng trong 10 năm (1976-1986)

- Đại hội khẳng định quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng theo tinh thần cách mạng và khoa học và đánh giá cao quá trình dân chủ hóa sinh hoạt chính trị của Đảng và nhân dân ta trong thời gian chuẩn bị và tiến hành Đại hội

- Đại hội đã đánh giá những thành tựu, những khó khăn của đất nước do cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội tạo ra, những sai lầm kéo dài của Đảng về chủ trương, chính sách lớn, về chỉ đạo chiến lược và tổ chứcthực hiện khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm đó, đặc biệt

là sai lầm về kinh tế là bệnh chủ quan duy ý chí, lối suy nghĩ về hành động đơn giản, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan, là khuynh hướng buông lỏng trong quản lý kinh tế, xã hội, không chấp hành

nghiêm chỉnh đường lối và nguyên tắc của Đảng đó là tư tưởng vừa tả khuynh vừa hữu khuynh Báo cáo chính trị tổng kết thành bốn bài học kinh nghiệm lớn:

+ Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng "lấy dân làm gốc"

+ Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo qui luật khách quan

Trang 6

+ Phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.

+ Chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với một đảng cầm quyền lãnhđạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

- Báo cáo xác định nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế- xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo

- Báo cáo chính trị xác định mục tiêu cụ thể về kinh tế - xã hội cho những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là:

+ Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích lũy

+ Bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, trong đó đặc biệt chú trọng ba chương trình kinh tế lớn là: Lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu Làm cho thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa giữ vai trò chi phối, sử dụng mọi khả năng của các thành phần kinh tế khác trong sự liên kết chặt chẽ, dưới sự chỉ đạo của thành phần kinh tế xãhội chủ nghĩa Tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa theo nguyên tắc phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người lao động

+ Xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

+ Tạo sự chuyển biến tốt về mặt xã hội (tạo việc làm, thực hiện công bằng xã hội, chống tiêu cực, mở rộng dân chủ, giữ kỷ cương phép

nước )

+ Bảo đảm nhu cầu củng cố quốc phòng và an ninh

Báo cáo xác định phương hướng đổi mới:

- Đổi mới về Kinh tế:

Về đối nội, Đại hội đã nêu ra năm phương hướng cơ bản của chính sách kinh tế - xã hội và đề ra hệ thống các giải pháp để thực hiện mục tiêu: + Bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư

Trang 7

+ Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng

và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế, coi nền kinh tế có nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ

+ Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, dứt khoát xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển sang cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa

+ Phát huy động lực của khoa học - kỹ thuật

+ Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại

Trong hệ thống các giải pháp, Đại hội nhấn mạnh phải tập trung sức lực vào việc thực hiện được ba chương trình, mục tiêu: Lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dung và hàng xuất khẩu Đây là sự cụ thể hoá nội dung chính của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ

Về huy động sức mạnh của quần chúng, Đại hội xác định phải phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, thực hiện khẩu hiệu "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước là điều kiện tất yếu bảo đảm huy động lực lượng to lớn của quần chúng

- Đổi mới về đối ngoại

+ Nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta trên lĩnh vực đối ngoại là ra sứckết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, phấn đấu giữ vững hoà bình ở Đông Dương, góp phần tích cực giữ vững hoà bình ở Đông Nam Á và trên thế giới, tăng cường quan hệ đặc biệt giữa ba nước Đông Dương, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên

Trang 8

Xô và các nước trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội + Tăng cường đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô luôn luôn

là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta Tăngcường sự phối hợp với Liên Xô và với các nước xã hội chủ nghĩa anh emkhác trong cuộc đấu tranh vì hoà bình và cách mạng trên thế giới, trước hết là ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương

+ Là một đội ngũ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Đảng ta tích cực góp phần vào việc tăng cường đoàn kết của phong trào trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, tăng cường sự hợp tác giữa các đảng anh em trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu chung là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội + Nhà nước ta chủ trương tăng cường và mở rộng quan hệ hữu nghị với Thụy Điển, Phần Lan, Pháp, Ôxtrâylia, Nhật Bản và với các nước phương Tây khác trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi Chính phủ ta tiếp tục bàn bạc với Mỹ giải quyết các vấn đề nhân đạo do chiến tranh để lại

và sẵn sàng cải thiện quan hệ với Mỹ vì lợi ích của hoà bình, ổn định ở Đông Nam Á

+ Trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, thấm nhuần những tư tưởng

và tình cảm cách mạng trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Đảng ta tiếp tục giương cao ngọn cờ hoà bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản, giữ vững độc lập tự chủ, tăng cường hợp tác quốc tế, ra sức làm tròn nhiệm vụ dân tộc và làm tốt nghĩa vụ quốc tế đốivới nhân dân thế giới

- Phát huy quyền làm chủ của tập thể của nhân dân lao động, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa

+ Bài học "cách mạng là sự nghiệp của quần chúng" bao giờ cũng quan trọng Thực tiễn cách mạng chứng minh rằng: ở đâu, nhân dân lao động có ý thức làm chủ và được làm chủ thật sự, thì ở đấy xuất hiện phong trào cách mạng Vận dụng bài học này vào giai đoạn cách mạng mới, Đảng ta coi làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa là bản chất

Trang 9

của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa cần được thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống Chúng ta đã xác định mối quan hệ Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý thành cơ chế chung trong quản lýtoàn bộ xã hội.

+ Quyền làm chủ của nhân dân cần được thể chế hoá bằng pháp luật

và tổ chức Dân chủ đi đôi với kỷ luật, quyền hạn và lợi ích đi đôi với trách nhiệm và nghĩa vụ Mỗi người đều phải làm chủ lao động của mình,làm việc có kỷ luật, với năng suất và hiệu quả cao, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp xây dựng đất nước Mọi công dân phải tham gia việc giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, chống địch phá hoại, bảo vệ Tổ quốc, coi đó là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của mình

+ Lợi ích chính đáng của quần chúng đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết Trước mắt, tập trung sức giải quyết những vấn đề có thể giải quyết được, phù hợp với từng đối tượng

+ Để thiết lập cơ chế quản lý mới, cần thực hiện một cuộc cải cách lớn về tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước theo phương hướng sauđây:

+ Xây dựng và thực hiện một cơ chế quản lý nhà nước thể hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động ở tất cả các cấp Tăng cường bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương và cơ sở thành một hệ thống thống nhất, có sự phân định rành mạch nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm từng cấp theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phân biệt rõ chức năng quản lý hành chính - kinh tế với quản lý sản xuất - kinh doanh, kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội

+ Pháp luật phải được chấp hành nghiêm chỉnh, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật Trong điều kiện đảng cầm quyền, mọi cán bộ, bất cứ ở cương vị nào, đều phải sống và làm việc theo pháp luật, gương mẫu trong việc tôn trọng pháp luật Không cho phép bất cứ ai dựa vào quyền thế để làm trái pháp luật Mọi vi phạm đều phải được

xử lý Bất cứ ai phạm pháp đều đưa ra xét xử theo pháp luật, không được giữ lại để xử lý "nội bộ" Không làm theo kiểu phong kiến: dânthì chịu hình pháp, quan thì xử theo "lễ" Hiến pháp quy định: "Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo

Trang 10

pháp luật" Cấm bao che hành động phạm pháp và người phạm pháp dưới bất cứ hình thức nào.

+ Đổi mới phong cách làm việc Để lãnh đạo và quản lý tốt phải ra quyết định đúng, kịp thời và tổ chức thực hiện các quyết định đó Việc chuẩn bị quyết định và ra quyết định phải tuân theo một quy trình chặt chẽ Chấm dứt chế độ làm việc theo lối quan liêu qua nhiều nấc trung gian không cần thiết Thực hiện phong cách làm việc

có điều tra, nghiên cứu, xử lý công việc nhanh chóng, bãi bỏ những thủ tục phức tạp, gây phiền hà cho nhân dân Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm về những quyết định của mình

- Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng

+ Đổi mới tư duy, nâng cao phẩm chất cách mạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân là nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng

+ Đổi mới đội ngũ cán bộ, kiện toàn các cơ quan lãnh đạo và quản lý + Đổi mới phong cách làm việc, giữ vững các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt trong Đảng

+ Nâng cao chất lượng đảng viên, đấu tranh chống các biểu hiện tiêucực

+ Nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở

+ Tăng cường đoàn kết nhất trí trong Đảng

CHƯƠNG II: ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI KINH TẾ TRONG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TẠI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN

VI(12/1986)

Trang 11

2.1 Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới kinh tế trong báo cáo chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI(12/1986)

1.2.1 Bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư

Muốn đưa nền kinh tế sớm thoát khỏi tình trạng rối ren, mất cânđối, phải dứt khoát sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lý,trong đó các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế, các loại hình sảnxuất có quy mô và trình độ kỹ thuật khác nhau phải được bố trí cân đối,liên kết với nhau, phù hợp với điều kiện thực tế, bảo đảm cho nền kinh tếphát triển ổn định Để thực hiện sự sắp xếp đó, trước hết phải bố trí lại cơcấu sản xuất, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư

Trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên, trước mắt làtrong kế hoạch 5 năm 1986-1990, phải thật sự tập trung sức người, sứccủa vào việc thực hiện cho được ba chương trình mục tiêu về lương thực

- thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, để đến khi kết thúcchặng đường đầu tiên đạt được kết quả như sau:

- Về lương thực, thực phẩm: bảo đảm lương thực đủ ăn cho toàn

xã hội và có dự trữ Đáp ứng một cách ổn định nhu cầu thiết yếu về thựcphẩm Mức tiêu dùng lương thực, thực phẩm phải bảo đảm tái sản xuấtsức lao động

- Về hàng tiêu dùng: sản xuất đáp ứng được nhu cầu bình thườngcủa nhân dân thành thị và nông thôn về những sản phẩm công nghiệpthiết yếu

- Về hàng xuất khẩu: tạo được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực;đạt kim ngạch xuất khẩu đáp ứng được phần lớn nhu cầu nhập khẩu vật

tư, máy móc, phụ tùng và những hàng hoá cần thiết

Yêu cầu cấp bách về lương thực, thực phẩm, về nguyên liệu sảnxuất hàng tiêu dùng, về hàng xuất khẩu quyết định vị trí hàng đầu củanông nghiệp Phải đưa nông nghiệp tiến một bước theo hướng sản xuấtlớn, nhằm yêu cầu chủ yếu là tăng nhanh khối lượng và tỷ suất hàng hoánông sản Nông nghiệp phải được ưu tiên đáp ứng những nhu cầu về đầu

tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, về vật tư, về lao động kỹ thuật;những nguồn đầu tư ấy phải được sử dụng có hiệu quả Đầu tư cho nông

Trang 12

nghiệp phải đồng bộ từ sản xuất đến chế biến, vận chuyển, bảo quản để

có nhiều sản phẩm cuối cùng

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bảo vệ và sử dụng có hiệu quảtài nguyên rừng, tăng thêm vốn rừng, phát triển có trọng điểm việc trồngrừng tập trung chuyên canh, đẩy nhanh nhịp độ phủ xanh đất trống, đồinúi trọc theo phương thức nông - lâm kết hợp; ngăn chặn nạn phá rừng,cháy rừng; phát triển rộng khắp phong trào trồng cây, chú ý cả cây lấy

gỗ, cây làm nguyên liệu và làm củi Tiến hành tích cực việc định canh,định cư, giao đất, giao rừng cho các đơn vị tập thể và nhân dân sử dụnglâu dài để làm chủ đất rừng như làm chủ đất ruộng Xây dựng các khukinh tế tổng hợp lâm - nông - công nghiệp; khai thác, bảo quản, chế biến,

sử dụng gỗ và các loại lâm sản khác với hiệu quả kinh tế ngày càng cao

Hải sản và thuỷ sản nước ngọt, nước lợ là một nguồn lợi lớn Coitrọng cả đánh bắt và nuôi trồng, đi đôi với giải quyết tốt việc chế biến,vận chuyển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và tăng nhanh hàngxuất khẩu Tăng đầu tư và bổ sung chính sách nhằm tận dụng mọi diệntích mặt nước có thể nuôi trồng thuỷ sản Những diện tích mặt nước màcác cơ sở quốc doanh và tập thể quản lý không sử dụng hết, thì giao chonhân dân mượn hoặc nhận khoán để mở rộng sản xuất

Phát triển công nghiệp nhẹ trước hết dựa vào việc tổ chức lại sảnxuất, đầu tư chiều sâu và đầu tư đồng bộ để tận dụng công suất thiết bịcủa các cơ sở hiện có, coi trọng các cơ sở có năng lực và hiệu suất chếbiến cao Sử dụng hợp lý khả năng sản xuất hàng tiêu dùng của các xínghiệp công nghiệp nặng, xí nghiệp quốc phòng Có chính sách đúng đắnhuy động rộng rãi nguồn vốn và kỹ thuật của nhân dân, kể cả của Việtkiều, để phát triển các cơ sở làm ra nguyên liệu và cơ sở chế biến dướinhiều hình thức Phát triển và củng cố các cơ sở kinh tế quốc doanh trongnhững khâu chi phối quá trình sản xuất và lưu thông

Việc phát triển công nghiệp nặng và xây dựng kết cấu hạ tầng phảinhằm phục vụ các mục tiêu kinh tế, quốc phòng trong chặng đường đầutiên, và theo khả năng thực tế, chuẩn bị tiền đề cho sự phát triển kinh tếtrong chặng đường tiếp theo Ưu tiên phát triển công nghiệp năng lượng(điện than, dầu khí) Ngành công nghiệp cơ khí của tất cả các bộ và các

Trang 13

địa phương phải được sắp xếp lại, đồng bộ hoá, chuyên môn hoá, từngbước đổi mới thiết bị Không bố trí xây dựng công nghiệp nặng vượt quáđiều kiện và khả năng thực tế, ngay cả để phục vụ nông nghiệp và côngnghiệp nhẹ.

Theo phương hướng nêu trên, ba chương trình mục tiêu về lươngthực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu phải được xây dựngkhẩn trương để triển khai thực hiện trong kế hoạch 1986-1990 như nhiệm

vụ trung tâm về kinh tế - xã hội của tất cả các ngành và các cấp

Cả ba chương trình phải kết hợp kinh tế với quốc phòng, coi trọngviệc phân bố lực lượng sản xuất trên các vùng lãnh thổ, nhằm phát huythế mạnh của các vùng trong mối quan hệ liên kết, bổ sung cho nhau theoquan điểm phát triển kinh tế hàng hoá, mở rộng trao đổi trong nước vàvới nước ngoài, khắc phục khuynh hướng tự cấp, tự túc Kết hợp chặtchẽ giữa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và công nghiệp, tiểu, thủcông nghiệp, giữa sản xuất và lưu thông, dịch vụ trên địa bàn từnghuyện, từng tỉnh, từng vùng kinh tế

Theo phương hướng bố trí lại cơ cấu kinh tế, phải điều chỉnh lớn

cơ cấu đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước nhằm tập trung cho việcthực hiện ba chương trình mục tiêu nói trên và bảo đảm phát huy hiệuquả Việc xác định hiệu quả đầu tư phải chú ý tới yêu cầu tốn ít vốn, tạo

ra nhiều việc làm, đưa công trình vào sử dụng nhanh

Phải soát xét thật chặt chẽ các công trình xây dựng dở dang, kể cảcông trình trên hạn ngạch và dưới hạn ngạch, của cả trung ương và địaphương, trong tất cả các ngành, cũng như các công trình chưa khởi công,nhưng đã ký nhập thiết bị toàn bộ của nước ngoài Kiên quyết giãn tiến

độ hoặc đình hẳn việc xây dựng những công trình chưa thật sự cấp báchhoặc làm xong sẽ không đủ điều kiện sử dụng có hiệu quả, hoặc xét trongkhả năng cân đối chung, cần dành ưu tiên cho các công trình khác Tậptrung sức hoàn thành nhanh và đồng bộ một số công trình trọng điểm.Cùng với việc lựa chọn chặt chẽ các công trình chuyển tiếp, cần ưu tiênđầu tư đồng bộ và đầu tư chiều sâu cho các cơ sở hiện có

Đi đôi với việc điều chỉnh phương hướng và cơ cấu đầu tư, phảiquy định lại chế độ, thể lệ đầu tư nhằm nêu cao trách nhiệm trong việc

Ngày đăng: 28/03/2016, 14:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bội Giáo dục và Đào tạo (2014), Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam , Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Đường lối cách mạng củaĐảng cộng sản Việt Nam
Tác giả: Bội Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2014
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị của Ban Chấphành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 1986
4. Nguyễn Tấn Hùng (2011), Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà xuất bản kinh tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa
Tác giả: Nguyễn Tấn Hùng
Nhà XB: Nhà xuất bản kinh tế
Năm: 2011
6.Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam – Nhà xuất bản Bách Khoa – Hà Nội 7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – 2006 Khác
9. Đảng cộng Sản Việt Nam, Quá trình đổi mới tư duy lí luận và thực tiễn, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Khác
10. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Báo điện tử Đảng cộng sản Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w